Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

Ôn tập sinh cảm ứng ở thực vật đv x

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (303.69 KB, 19 trang )

CẢM ỨNG Ở THỰC VẬT - ĐỘNG VẬT
Câu 1. Tại sao tốc độ lan truyền của điện thế hoạt động khi qua xinap chậm hơn so với trên sợi thần kinh?
Tốc độ lan truyền của điện thế hoạt động khi qua xinap chậm hơn so với trên sợi thần kinh là do lan truyền qua
xinap phải qua nhiều giai đoạn và sự lan truyền nhờ quá trình khuếch tán chất trung gian hóa học qua 1 dịch lỏng,
trong khi đó lan truyền trên sợi thần kinh gần giống kiểu lan truyền điện trên dây dẫn.
Câu 2
a. Hướng động là gì? Ví dụ minh họa. Vì sao vận động hướng động xảy ra chậm hơn vận động cảm ứng?
b. Xinap là gì? Các thành phần của một xinap hóa học? Tại sao xung thần kinh được dẫn truyền trong một
cung phản xạ chỉ theo một chiều?
a/
- Khái niệm hướng động, ví dụ:
+ Hướng động là hình thức phản ứng của cơ quan thực vật đối với tác nhân kích thích từ một hướng xác định.
+ Ví dụ: Hướng sáng dương của thân và ngọn cây.
- Vận động hướng động xảy ra chậm vì liện quan đến sự phân bố lại hàm lượng auxin và sự sinh trưởng của tế bào,
trong khi vận động cảm ứng chỉ liên quan đến đồng hồ sinh học và sự thay đổi sức căng trương nước.
b/
* Khái niệm xinap và các thành phần của 1 xinap hóa học:
- Xi náp là diện tiếp xúc giữa tế bào thần kinh với tế bào thần kinh, giữa tế bào thần kinh với với loại tế bào khác.
- Các thành phần của một xinap hóa học:
+ Chùy xinap có các bóng chứa chất trung gian hóa học.
+ Màng trước xinap, khe xinap.
+ Màng sau xinap có các thụ thể tiếp nhận chất trung gian hóa học, có enzim phân hủy chất trung gian hóa học.
- Xung thần kinh được dẫn truyền trong 1 cung phản xạ chỉ theo 1 chiều vì các noron trong cung phản xạ liên hệ với
nhau qua xinap, mà xinap chỉ cho xung thần kinh đi theo 1 chiều.
Câu 2
a. Giải thích tại sao ở thực vật, khi cắt bỏ phần ngọn cây rồi chiếu ánh sáng từ một phía ta sẽ khơng quan
sát được rõ hiện tượng hướng sáng nữa?
b. Vì sao các lồi động vật bậc thấp thường hoạt động theo bản năng là chủ yếu?
a/ Sau khi cắt phần ngọn ta sẽ khơng thấy rõ hiện tượng hướng sáng vì:
- Auxin được sản xuất ở đỉnh thân và cành di chuyển từ ngọn xuống rễ, cắt ngọn làm giảm lượng auxin.
- Ở thân các tế bào đã phân hoá, tốc độ phân chia kém


=> sự sinh trưởng 2 phía thân khơng có sự chênh lệch lớn.
b/ Động vật bậc thấp hoạt động theo bản năng là vì:
- Hệ thần kinh có cấu tạo đơn giản, số lượng tế bào thần kinh ít nên khả năng học tập, rút kinh nghiệm rất khó
khăn.
- Tuổi thọ của các động vật này ngắn nên không có nhiều thời gian để học và rút kinh nghiệm.
Câu 3
Ở động vật có hệ thần kinh dạng lưới và hệ thần kinh dạng chuỗi hạch, các tập tính của chúng hầu hết là
tập tính bẩm sinh, tại sao?
Gợi ý
Hệ thần kinh của động vật dạng lưới và dạng hạch có cấu tạo khá đơn giản, số lượng tế bào thần kinh không
nhiều nên khả năng học tập rất thấp, việc học tập và rút kinh nghiệm rất khó khăn. Hơn nữa, tuổi thọ của chúng
thường ngắn nên khơng có nhiều thời gian cho việc học tập. Do khả năng tiếp thu bài học kém và khơng có
nhiều thời gian để học và rút kinh nghiệm( do tuổi thọ ngắn) nên các động vật này sống và tồn tại được chủ yếu
nhờ các tập tính bẩm sinh.
Câu 4
Tại sao người và động vật có hệ thần kinh phát triển có rất nhiều tập tính học được?
Gợi ý
Người và những động vật có hệ thần kinh phát triển rất thuận lợi cho việc học tập và rút kinh nghiệm. Tập tính
ngày càng hoàn thiện do phần học tập được bổ sung ngày càng nhiều và càng chiếm ưu thế so với phần bẩm
sinh. Ngồi ra, động vật có hệ thần kinh phát triển thường có tuổi thọ dài, đặc biệt là giai đoạn sinh trưởng và
phát triển kéo dài cho phép động vật thành lập nhiều phản xạ có điều kiện, hồn thiện các tập tính phức tạp
thích nghi với điều kiện sống ln biến động.
Câu 5 Tập tính ở động vật là gì? Cơ sở thần kinh của tập tính ở động vật?
Gợi ý


- Khái niệm tập tính ở động vật: là 1 chuỗi phản ứng trả lời kích thích của mơi trường, nhờ đó mà động vật tồn
tại và phát triển.
- Cơ sở thần kinh của tập tính: Là các phản xạ (Tập tính bẩm sinh là chuỗi phản xạ khơng điều kiện, tập tính
học được là chuỗi phản xạ có điều kiện).

Câu 6
Sự khác nhau giữa lan truyền xung thần kinh: Trên sợi thần kinh có bao mielin và trên sợi trục thần
kinh khơng có baomielin? Trên sợi thần kinh và trong cung phản xạ?
Gợi ý
Sự khác nhau giữa lan truyền xung thần kinh
*Trên sợi khơng có bao mielin
- Dẫn truyền liên tục trên sợi trục.
- Tốc độ lan truyền chậm
- Khơng tốn năng lượng cho bơm Na+/K+
* Trên sợi có bao mielin
- Dẫn truyền nhảy cóc từ eo ranvie này đến eo ranvie khác.
- Tốc độ lan truyền nhanh
- Tốn năng lượng cho bơm Na+/K+ (0,25đ)
* Trên sợi thần kinh
- Hướng dẫn truyền theo 2 chiều kể từ nơi kích thích
* Trong cung phản xạ
- Hướng dẫn truyền theo một chiều nhất định từ cơ quan thụ cảm đến trung ương thần kinh rồi đến cơ quan trả
lời.
Câu 7
So sánh hiện tượng cảm ứng khép lá của cây trinh nữ và hiện tượng đóng mở khí khổng ở lá cây?
Gợi ý
* Giống: Đều là những phản ứng của cơ thể trước tác nhân của môi trường, đều do sự thay đổi nồng độ ion
trong tế bào làm ảnh hưởng đến áp suất thẩm thấu làm thay đổi sức trương nước của tế bào.
* Khác:
Tác nhân:
- Khép lá cây trinh nữ: Tác nhân cơ học: Vật lạ chạm vào.
- Đóng mở khí khổng:Tác nhân hố học: Lượng nước hấp thụ vào cây nhiều hay ít.
Ý nghĩa:
- Khép lá cây trinh nữ: Giúp cây tự vệ, tránh bị tổn thương cơ học.
- Đóng mở khí khổng: Điều chỉnh sự đóng mở khí khổng → điều tiết sự thoát hơi nước của cây phù hợp với

lượng nước trong tế bào. 0,25
Câu 8
Hãy sắp xếp theo thứ tự từ thấp đến cao trong sự tiến hoá về tổ chức thần kinh của các động vật
sau: Cá sấu, ốc sên, trùng đế giày, sứa. Dựa vào đặc điểm cấu tạo và hiệu quả hoạt động của tổ chức thần
kinh, hãy chứng minh thứ tự trên.
Gợi ý
* Thứ tự: Trùng đế giày→sứa → ốc sên→cá sấu
* Chứng minh: - Trùng đế giày: Chưa có tổ chức thần kinh. Phản ứng lại kích thích bằng chuyển động của cả
cơ thể hoặc co rút chất nguyên sinh.
- Sứa: Hệ thần kinh dạng lưới, các tế bào nằm rải rác. Phản ứng co tồn thân để trả lời kích thích nên chưa
chính xác và tiêu tốn nhiều năng lượng.
- Ốc sên: Các tế bào thần kinh tập trung thành các hạch thần kinh. Các hạch nối với nhau bởi các dây thần kinh
tạo thành dạng chuỗi hạch. Phản ứng có tính chất định khu và ít tiêu tốn năng lượng hơn, phản ứng phức tạp và
có tính chính xác hơn.
- Cá sấu: Thần kinh dạng ống có sự tập trung hoá và đầu hoá cao nhất với 2 thành phần chính là thần kinh trung
ương và thần kinh ngoại biên. Phản ứng mau lẹ, chính xác, đa dạng, phức tạp được thực hiện bởi phản xạ không
điều kiện và phản xạ có điều kiện.


Câu 9
a. Một cây non trồng trong hộp xốp chứa mùn ẩm, có nhiều lỗ thủng ở đáy và được treo nghiêng. Sau một
thời gian thấy cây mọc thẳng, trong khi đó rễ mọc chui ra khỏi lỗ hộp xốp một đoạn rồi lại chui vào lỗ hộp xốp
sau đó lại chui ra và cứ như vậy rễ sinh trưởng uốn lượn kiểu làn sóng. Thí nghiệm này nhằm chứng minh điều
gì?
b. Nói : “ Tính hướng sáng của thực vật giống tính hướng sáng của con thiêu thân” là đúng hay sai?
Giải thích
Gợi ý
a. Ngọn cây mọc thẳng là do hướng trọng lực âm, hướng sáng dương
- Rễ cây phải mọc theo hướng trọng lực dương theo chiều thẳng đứng nhưng nhu cầu về nước và chất dinh
dưỡng nên rễ phải vòng lên qua các lỗ thủng vào nơi chứa đất ẩm, cứ thể tạo nên hình làn sóng của rễ. Thí

nghiệm này thể hiện tính hướng kép: hướng trọng lực và hướng nước.
b. Sai. ở thực vật là hướng động nên phản ứng chậm hơn và chịu ảnh hưởng của yếu tố hoocmon còn ở thiêu
thân là cơ chế phản xạ nên biểu hiện nhanh và chủ yếu chịu ảnh hưởng của yếu tố thần kinh.
Câu 10
a. Lấy ví dụ phân biệt ứng động và hướng động đối với kích thích là ánh sáng. Tính hướng trọng lực của
rễ cây có vai trị gì?
b. Trình bày hướng tiến hóa trong cấu tạo của hệ thần kinh ở các nhóm động vật.
Gợi ý
a/
- Lấy ví dụ phân biệt ứng động và hướng động đối với kích thích là ánh sáng
Ví dụ hướng sáng dương của ngọn cây khi chiếu sáng từ một phía và ứng động nở hoa của bồ cơng anh với ánh
sáng.
- Tính hướng trọng lực của rễ cây có tác dụng cố định cây vào đất, giúp cây hút được nước và muối khoáng
trong đất
- Số lượng tế bào thần kinh ngày càng nhiều.
- Sự tập trung các tế bào thần kinhngày càng cao, não bộ ngày càng lớn.
Câu 11
1. Giải thích tại sao ở thực vật, khi cắt bỏ phần ngọn cây rồi chiếu ánh sáng từ một phía ta sẽ
khơng quan sát được rõ hiện tượng hướng sáng nữa?
2. Ở các loài động vật bậc thấp ta thường thấy các hoạt động mang tính bản năng, hãy giải thích
hiện tượng này?
Gợi ý
a. Sau khi cắt phần ngọn ta sẽ không thấy rõ hiện tượng hướng sáng vì:
- Auxin được sản xuất ở đỉnh thân và cành di chuyển từ ngọn xuống rễ, cắt ngọn làm giảm lượng auxin.
- Ở thân các tế bào đã phân hoá, tốc độ phân chia kém => sự sinh trưởng 2 phía thân khơng có sự chênh lệch
lớn.
b. Các hoạt động bản năng của động vật đều là các tập tính bẩm sinh. Các lồi động vật bậc thấp thường có hệ
thần kinh kém phát triển, vịng đời ngắn. Vì vậy các tập tính của chúng là các tập tính bẩm sinh do:
+ Hệ thần kinh kém phát triển nên khả năng lưu giữ thông tin không nhiều → khả năng hình thành các tập tính
học được là rất hạn chế.

+ Vòng đời ngắn → sự củng cố các tập tính học được cũng khó thực hiện được → Hoạt động của động vật bậc
thấp chủ yếu dựa vào các tập tính bẩm sinh.
Câu 12
1. Trong rừng nhiệt đới có nhiều dây leo quấn quanh những cây gỗ lớn để vươn lên cao, đó là kết quả
của hiện tượng gì? Giải thích cơ chế gây nên hiện tượng này.
2. Ở động vật bậc thấp có hệ thần kinh dạng lưới và hệ thần kinh dạng chuỗi hạch, các tập tính của
chúng hầu hết là tập tính bẩm sinh, tại sao?
Gợi ý
1. Trong rừng nhiệt đới có nhiều dây leo quấn quanh những cây gỗ lớn để vươn lên cao.
* Đó là kết quả của hiện tượng hướng động tiếp xúc.
* Giải thích: Sự tiếp xúc đã kích thích sự phân bố auxin khơng đều ở hai phía (tiếp xúc và không tiếp xúc) làm
cho sự sinh trưởng kéo dài của các tế bào ở phía khơng tiếp xúc của tua cuốn, làm cho nó quấn quanh giá thể.
2. Giải thích


* Động vật bậc thấp hệ thần kinh có cấu trúc đơn giản, số lượng tế bào thần kinh ít, nên khả năng học tập rất
thấp, việc học tập và rút kinh nghiệm rất khó khăn, thêm vào đó tuổi thọ của chúng thường ngắn nên khơng có
nhiều thời gian cho việc học tập.
* Do khả năng học tập kém và khơng có nhiều thời gian để học tập và rút kinh nghiệm nên các động vật này
sống và tồn tại chủ yếu là nhờ tập tính bẩm sinh.
Câu 13
a. Ứng động là gì? Trình bày các kiểu ứng động?
b. Phân biệt ứng động khép lá- xòe lá ở cây phượng vĩ và cây trinh nữ?
Gợi ý
a.Ứng động là hình thức vận động của cây trước một tác nhân kích thích khơng định hướng
- Có 2 kiểu: ứng động khơng sinh trưởng: là các vận động khơng có sự phân chia và lớn lên của tế bào cây, chỉ
liên quan đến sức trương của nước
-Ứng động sinh trưởng: là các vận động liên quan đến sự phân chia và lớn lên của các tế bào cây
- Điểm phân biệt
Vận động cây trinh nữ

Vận động ở cây phượng
- Bản chất Vận động khơng sinh trưởng
- Vận động sinh trưởng
-Tác nhân kích thích Do dự thay đổi sức trương nước - Do tác động của axin ảnh hưởng đến sự sinh
của tế bào chun hóa nằm ở cuống lá
trưởng khơng đều ở mặt trên và mặt dưới lá
- Tính chất biểu hiện nhanh hơn, khơng có tính chu kì - Chậm hơn, có tính chu kì
- Ý nghĩa giup là khơng bị tổn thương
- Giúp lá xịe ra khi khơng có ánh sáng
Câu 14
So sánh hiện tượng cây bồ công anh khi được chiếu sáng từ một phía và hiện tượng nở hoa của của cây
bồ công anh?
Gợi ý
* Giống
- Đều là cử động của cây trước tác nhân kích thích là ánh sáng
- Đều chịu ảnh hưởng của hoocmon sinh trưởng dẫn đến sự sinh trưởng khơng đều ở 2 phía của bộ phận cây
- Giúp sinh vật thích nghi với những biến đổi của môi trường.
* Khác
Điểm phân biệt
Vận động khi chiếu sáng từ một phía
Vận động nở hoa
Dạng cảm ứng
Hướng sáng
Quang ứng động
Tác nhân
Ánh sáng tác động ở một phía
Ánh sáng tác động ở mọi phía
Cách biểu hiện
Chậm hơn
Nhanh hơn

Bộ phận cảm ứng Khơng có tính chu kỳ
Có tính chu kỳ
Tính chất
- chồi, ngọn, thân, rễ, cành (cơ quan hình trụ
- cánh hoa, lá (cơ quan cấu hình
trịn)
dẹp)
- vận động thuận nghịch
- vận động thuận nghịch
Câu 15
Các nhóm động vật ( thủy tức, hải quỳ, giun tròn, giun đốt, thân mềm, cá miệng tròn, lưỡng cư, bò sát,
thỏ) thuộc dạng thần kinh nào? Rút ra chiều hướng tiến hóa của hệ thần kinh?
Gợi ý
*
- thần kinh lưới: thủy tức, hải quỳ; thần kinh chuỗi hạch: giun tròn, giun đốt, thân mềm
- thần kinh ống: cá miệng tròn, lưỡng cư, bị sát, thỏ.
* hướng tiến hóa:
- từ phân tán đến tập trung: thần kinh dạng lưới phân tán sua đó tập trung thành chuỗi hạch rồi định khu tại các
hạch lớn hơn.
- hiện tượng đầu hóa: các tế bào thần kinh tập trung dần thành não.


Câu 16
1. Giải thích tại sao ở thực vật, khi cắt bỏ phần ngọn cây rồi chiếu ánh sáng từ một phía ta sẽ khơng quan
sát được rõ hiện tượng hướng sáng nữa?
2. Vì sao trong một cung phản xạ, xung thần kinh chỉ đi theo một chiều?
Gợi ý
1/ Sau khi cắt phần ngọn ta sẽ không thấy rõ hiện tượng hướng sáng vì:
- Auxin được sản xuất ở đỉnh thân và cành di chuyển từ ngọn xuống rễ, cắt ngọn làm giảm lượng auxin.
- Ở thân các tế bào đã phân hoá, tốc độ phân chia kém

=> sự sinh trưởng 2 phía thân khơng có sự chênh lệch lớn.
2/
- Một cung phản xạ gồm 3 bộ phận là: bộ phận tiếp nhận kích thích, bộ phận phân tích và tổng hợp thông tin, bộ
phận thực hiện. Cầu nối giữa các bộ phận này có các xinap.
- Mà xung thần kinh khi truyền qua xinap chỉ theo một chiều từ màng trước tới màng sau.
Câu 17
1. Trình bày những điểm khác nhau giữa 2 hình thức cảm ứng ở thực vật: hướng động và ứng động.
2. So sánh hiện tượng cảm ứng khép lá của cây trinh nữ khi có vật lạ chạm vào với hiện tượng đóng mở
khí khổng của lá cây?
Gợi ý
1. Điểm khác nhau giữa 2 hình thức ứng động và hướng động:
Hướng động
Ứng động
- Hình thức phản ứng của một bộ phận của cây
- Hình thức phản ứng của cây trước một tác nhân
trước một tác nhân kích thích theo một hướng xác
kích thích khơng định hướng.
định.
- Có thể là ứng động khơng sinh trưởng( vận động
- Khi vận động về phía tác nhân kích thích gọi là
theo sức trương nước) hoặc ứng động sinh trưởng
hướng động dương, khi vận động tránh xa tác nhân
(vận động theo chu kì đồng hồ sinh học).
kích thích gọi là hướng động âm.
- Tuỳ tác nhân sẽ có các kiểu như: vận động quấn
- Tuỳ tác nhân sẽ có các kiểu như: hướng đất, hướng vòng, vận động nở hoa theo nhiệt độ ánh sáng; hoạt
sáng, hướng hoá, hướng nước.
động theo sức trương nước.
2/
- Giống nhau:

+ Đều là những phản ứng của cơ thể trước tác nhân của môi trường.
- Khác nhau:
Khép lá cây trinh nữ
Đóng, mở khí khổng
- Tác nhânDo tác nhân cơ học: khi có vật lạ chạm vào - Do tác nhân hóa học: lượng nước hấp thụ vào cây.
- Ý nghĩa: Giúp cây tự vệ, tránh bị tổn thương trước - Điều chỉnh sự đóng mở khí khổngà điều tiết sự
tác động của vật lạ.
thốt hơi nước của cây phù hợp với lượng nước hấp
thu vào tế bào hay theo điều kiện nước có trong tế
bào.
Câu 18. Giải thích vì sao điện thế hoạt động chạy trên dây thần kinh bị mêlin hố có hiệu quả năng lượng
cao hơn.
Gợi ý
- Điện thế hoạt động được lan truyền theo cách nhảy vọt và được hình thành ở eo Ranvie.
- So với dây TK bị miêlin hố thì bơm Na/K ở dây khơng bị miêlin hố sẽ bị hoạt động nhiều hơn
-> tốn nhiều năng lượng hơn
Câu 19
a. Phân biệt hướng động và ứng động ở thực vật về khái niệm và tốc độ phản ứng.


b. Trong trồng trọt, người nông dân thường bắc giàn cho cây bầu, bí. Đây là ứng dụng của hướng động
gì?
Gợi ý
a/ Phân biệt:
Hướng động
- Là hình thức phản ứng của cây trước tác nhân kích thích theo một hướng xác định
- Tốc độ phản ứng chậm
Ứng động
- Là hình thức phản ứng của cây trước tác nhân kích thích không định hướng
- Tốc độ phản ứng nhanh

b/ Bắc giàn cho cây bầu bí:
- Ứng dụng tính hướng sáng, hướng tiếp xúc.
- Ý nghĩa: Giúp cây bám vào giá thể, vươn lên cao lấy ánh sáng, quang hợp tốt và tăng năng suất cây trồng.
Câu 20
1. Tại sao động vật có hệ thần kinh phát triển và người có rất nhiều tập tính học được?
2. Sự vận động nở hoa thuộc loại ứng động nào? Giải thích.
Gợi ý
a/ Tại sao động vật có hệ thần kinh phát triển và người có rất nhiều tập tính học được?
- Động vật có hệ thần kinh phát triển rất thuận lợi cho việc học tập và rút kinh nghiệm. Tập tính ngày càng hoàn
thiện do phần học tập được bổ xung ngày càng nhiều và càng chiếm ưu thế so với bẩm sinh.
- Động vật có hệ thần kinh phát triển thường có tuổi thọ dài, đặc biệt là giai đoạn sinh trưởng và sinh trưởng
kéo dài cho phép động vật thành lập nhiều phản xạ có điều kiện, hồn thiện các tập tính phức tạp thích ứng với
các điều kiện sống ln biến đổi.
b/ Sự vận động nở hoa thuộc loại ứng động nào? Giải thích.
- Thuộc loại ứng động sinh trưởng.
- Nguyên nhân: Các tế bào ở hai phía đối diện nhau có tốc độ sinh trưởng khác nhau do tác động của các kích
thích khơng định hướng của các tác nhân ngoại cảnh ( ánh sáng, nhiệt độ,...).
Câu 21
1. Giải thích tại sao ở thực vật, khi cắt bỏ phần ngọn cây rồi chiếu ánh sáng từ một phía ta sẽ không quan
sát được rõ hiện tượng hướng sáng nữa?
2. Giải thích cơ chế lá cây trinh nữ cụp xuống khi có va chạm cơ học?
Gợi ý
a. Sau khi cắt phần ngọn ta sẽ không thấy rõ hiện tượng hướng sáng vì:
- Auxin được sản xuất ở đỉnh thân và cành di chuyển từ ngọn xuống rễ, cắt ngọn làm giảm lượng auxin.
- Ở thân các tế bào đã phân hoá tốc độ phân chia kém => sự sinh trưởng 2 phía thân ko có sự chênh lệch lớn.
b. Cơ chế lá cây trinh nữ cụp xuống khi có va chạm cơ học hoặc khi trời tối:
- Cây trinh nữ ở cuống lá và gốc lá chét có thể gối, bình thường thể gối ln căng nước làm lá x rộng.
- Khi có sự va chạm, K+ được vận chuyển ra khỏi không bào làm giảm ASTT tế bào thể gối, tế bào thể gối mất
nước làm lá cụp xuống.
Câu 22

1. Tại sao xung thần kinh chỉ được truyền trong một cung phản xạ chỉ theo 1 chiều?
2. Động vật có thể nhận biết, phân biệt được các kích thích khác nhau do đâu?
Gợi ý
a/
-Vì các noron thần kinh liên hệ với nhau qua xinap, mà xi náp chỉ cho xung thần kinh đi theo một chiều.
-Vì chỉ có chùy xinap mới có các bóng xinap chứa các chất trung gian hóa học, chỉ có màng sau xinap mới có
các thụ thể tiếp nhận các chất này.
b/ Do các kích thích khác nhau được các cơ quan thụ cảm tiếp nhận và mã hóa dưới dạng tần số xung thần kinh,
loại tế bào hoặc vị trí của các tế bào thụ cảm nhất định mà chúng có thể cảm nhận , phân biệt được các kích
thích khác nhau
Câu 23


Q trình truyền tin qua xi náp hóa học diễn ra như thế nào? Khi ta kích thích liên tục trên nơ
ron thì sự dẫn truyền xung thần kinh qua xi náp có liên tục khơng , vì sao?
Giả sử ta bơm vào dịch bào trong chùy xi náp Ca+2 thì có hiện tượng gì xảy ra? Giải thích?
Gợi ý
* Q trình truyền tin qua xi náp hóa học : xung TK truyền đến tận cùng của mỗi sợi TK, tới các chuỳ xináp sẽ
làm thay đổi tính thấm đối với Ca2+ -> Ca2+ tràn từ dịch mô vào dịch bào ở chuỳ xináp -> vỡ các bóng chứa
chất trung gian hoá học vào khe xináp đến màng sau xináp -> làm thay đổi tính thấm màng sau xináp tạo thành
xung TK truyền đi tiếp
* Sự dẫn truyền xung thần kinh khơng liên tục vì: bóng xi náp trong cúc tận cùng có giới hạn; chất trung gian
hóa học được giải phóng hết và khơng tổng hợp lại kịp. Do vậy dù vẫn cịn kích thích nhưng khơng có chất
trung gian hóa học giải phóng nên màng sau xi náp không đáp ứng
* Ca2+ tràn vào dịch bào trong chuỳ xináp làm bóng xi náp vỡ giải phóng chất trung gian hóa học -> tăng dẫn
truyền xung qua xi náp.
Câu 24
a, Trong các phản ứng sau phản ứng nào là hướng động, phản ứng nào là ứng động?
1.Cây nắp ấm bắt sâu bọ.
2.Hoa dạ hương nở lúc 7 giờ tối.

3.Rễ cây lan rộng về phía có nguồn nước.
4.Hạt có thể không trao đổi chất trong một thời gian dài.
5. Thân cây sắn dây quấn quanh cây gỗ.
b, Nêu những điểm khác nhau cơ bản giữa động vật và thực vật về khả năng nhận biết và phản ứng với
những thay đổi của điều kiện môi trường?
Gợi ý
a/ Hướng động: 3,5 Ứng động: 1,2,4
b/
Cảm ứng ở thực vật
Cảm ứng ở động vật
- chưa có cơ quan chun hóa
- do hooc mơn thay đổi trạng thái trương nước của tế bào
- Phản ứng chậm, khó nhìn thấy, hình thức kém đa dạng
- Biểu hiện bằng hướng động và ứng động

- Có cơ quan chuyên hóa là hệ thần kinh
- do hoạt động của hệ thần kinh
- Phản ứng nhanh, dễ nhận thấy, hình thức đa dạng.
- Biểu hiện bằng phản xạ

Câu 25. Hãy mô tả vận động nở hoa của cây hoa Súng. Cho biết đây là hình thức ứng động gì? Cơ chế
của hiện tượng này?
Gợi ý
- Hoa súng nở vào buổi sáng, khi chiều đến chúng khép cánh lại và sẽ mở ra tiếp tục vào sáng hôm sau. Đây là
ứng động không sinh trưởng, do sự thay đổi trạng thái trương nước của TB. •
- Cơ chế:
+ Buổi sáng: Ánh sáng và nhiệt độ tăng dần, sự trương nước không đồng bộ ở tế bào mặt trên và mặt dưới cánh
hoa => cánh hoa dẫn mở ra.
+ Buổi chiều: ánh sáng và nhiệt độ giảm dần, các TB mặt trên cánh hoa khơng cịn trương nước như các TB
mặt dưới => cánh hoa khép dần lại.

Câu 26
a. Phân biệt hướng động và ứng động khơng sinh trưởng của cây?
b.Vì sao xung thần kinh chỉ truyền qua khe xináp hóa học theo một chiều từ màng trước xináp
đến màng sau xináp? Giải thích tại sao atropin có tác dụng giảm đau đớn ở người.
Gợi ý
a/ *Phân biệt :
Hướng kích thích

Hướng động
Từ một hướng xác định

Ứng động không sinh trưởng
Mọi hướng

Thời gian
Cơ chế

Xảy ra chậm
Do sự sinh trưởng không đồng

Nhanh
Không liên quan đến sinh trưởng mà do sự biến


đều tại hai phía đối diện nhau của
cơ quan tiếp nhận kích thích
ví dụ

đổi sức trương nước trong cấu trúc chun hóa
hoặc do sự lan truyền kích thích cơ học hay hóa

chất
Vận động hướng sáng của thân cây Vận động cụp lá của cây trinh nữ khi va chạm

b/
- Xung thần kinh chỉ truyền qua khe xi náp theo một chiều từ màng trước xináp đến màng sau xináp vì: Ở bóng
xi náp mới chứa chất trung gian hóa học, màng trước xi nap khơng có thụ thể tiếp nhận chất trung gian hóa học;
màng sau xi nap mới có thụ thể tiếp nhân chất trung gian hóa hoc.
- Atropin là loại thuốc giảm đau có tác dụng giảm đau đớn ở người vì nó có khả năng phong bế màng sau
xinap làm mất khả năng tác động của acetyl cholin, do đó làm hạn chế hưng phấn và giảm co thắt => giảm đau.
Câu 27
a. Hoa súng nở ra vào buổi sáng, khép lại vào lúc chạng vạng tối và tiếp tục nở ra vào sáng ngày hôm
sau. Đây là loại vận động gì? Có thể giải thích hiện tượng này như thế nào?
b. Một cây trồng trong hộp xốp có nhiểu lỗ thủng ở đáy và được treo nghiêng. Sau một thời gian thấy
cây mọc thẳng, trong khi đó rễ được mọc chui khỏi lỗ hộp xốp và sinh trưởng uốn lượn kiểu làn sóng.
Thí nghiệm này chứng minh điều gì? Giải thích.
Gợi ý
a. Đây là vận động ứng động không sinh trưởng và dựa trên sự thay đổi của sức trương nước của tế bào.
- Buổi sáng : ánh sáng và nhiệt độ tăng dần,sự trương nước không đồng đề ở mặt trên và mặt dưới cánh hoa →
cánh hoa mở dần ra.
- Buổi chiểu: ánh sáng và nhiệt độ giảm dần, các TB mặt trên của cánh hoa khơng cịn sức trương nước như TB
mặt dưới → cánh hoa khép dần lại.
b. Thí nghiệm chứng minh tính hướng sáng, hướng trọng lực và hướng nước của cây.
- Ngọn cây hướng sáng lên vươn cao thẳng (ánh sáng chiếu đều về mọi phía)
- Rễ cây hướng trọng lực ( đất ) dương→rễ xoay xuống dưới và chui ra khỏi lỗ hộp xốp.
- Rễ cây hướng nước dương → rễ vươn tìm tới nguồn nước len lỏi các khe hở → chui ra → chui vào → uốn
lượn.
Câu 28
Khi để chậu cây ở cửa sổ,ta thấy ngọn cây hướng ra ngoài sáng,rễ cây hướng vào trong tối. Cho biết đó
là tính cảm ứng gì ở thực vật,cơ chế như thế nào?
Gợi ý

- Như vậy ngọn cây hướng sáng dương,rễ cây hướng sáng âm.
- Do sự phân bố Auxin khơng đồng đều ở 2 phía đối diện.
Câu 29
Người ta đặt một hạt đậu đang nảy mầm nằm ngang trong một ống nghiệm thủng hai đầu . Sau 3-5 ngày
hãy cho biết :
a/ Rễ và chồi sẽ mọc như thế nào ? Tác nhân kích thích là gì ?
b/ Tên phản ứng của chồi ? Giai thích .
c/ Ý nghĩa của hình thức cảm ứng này ?
Gợi ý
a/ Rễ quay xuống dưới , chồi mọc hướng lên trên . Tác nhân kích thích là trọng lực.
b/ -Tên phản ứng của chồi là hướng trọng lực âm .
- Giải thích : auxin phân bố không đều ở hai mật của chồi , mặt dưới của chồi có lượng au xin nhiều hơn nên
phân chia tế bào nhanh hơn , sinh trưởng nhanh hơn mặt trên của chồi -> chồi mọc cong lên trên .
c/ Ý nghĩa : Chồi mọc cong lên trên để lấy được nhiều ánh sáng cho quá trình quang hợp . Rễ mọc cong xuống
dưới giúp rễ cây bám chặt vào đất và lấy được chất ding dưỡng .
Câu 30
Vì sao các lồi động vật bậc thấp thường hoạt động theo bản năng là chủ yếu?
Gợi ý


+ Các lồi động vật bậc thấp thường có hệ thần kinh kém phát triển, vòng đời ngắn.
+ Hệ thần kinh kém phát triển nên khả năng lưu giữ thông tin khơng nhiều → khả năng hình thành các tập tính
học được là rất hạn chế.
+ Vịng đời ngắn → sự cũng cố các tập tính học được cũng khó thực hiện được → Hoạt động của động vật bậc
thấp chủ yếu dựa vào các tập tính bẩm sinh.
+ Sử dụng loại tập tính sẽ có ưu điểm là nhanh, đơn giản, không tiêu tốn nhiều năng lượng và không cần phải
học, nhưng có hạn chế là kém linh hoạt → giảm khả năng thích nghi của lồi
Câu 31
a. Giải thích tại sao ở thực vật, khi cắt bỏ phần ngọn cây rồi chiếu ánh sáng từ một phía ta sẽ không
quan sát được rõ hiện tượng hướng sáng nữa?

b. Cho biết phản ứng trả lời kích thích từ mơi trường ở động vật có hệ thần kinh dạng chuỗi hạch và
giải thích
Gợi ý
a. Sau khi cắt phần ngọn ta sẽ khơng thấy rõ hiện tượng hướng sáng vì:
- Auxin được sản xuất ở đỉnh thân và cành di chuyển từ ngọn xuống rễ, cắt ngọn làm giảm lượng auxin =>
khơng có auxin chuyển xuống thân và rễ
- Ở thân các tế bào đã phân hoá, tốc độ phân chia kém => sự sinh trưởng 2 phía thân khơng có sự chênh lệch
lớn do đó khó phát hiện hướng sáng
b.
- Phản ứng của ĐV có hệ thần kinh dạng chuỗi hạch pà phản ứng trả lời cục bộ tức là chỉ co một phần cơ thể
khi bị kích thích
- Giải thích:
+ Do mỗi hạch là một trung tâm điều khiển hoạt động của một vùng xác định của cơ thể
+ Kích thích ở một phần nào đó trên cơ thể sẽ được truyền về hạch thần kinh ở bộ phận tương ứng để phân tích
rồi theo dây thần kinh đến cơ quan thực hiện (co một chân hay một phần cơ thể)
Câu 32
a. Trong cơ thể bên cạnh các sợi thần kinh trần cịn có các sợi thần kinh có bao miêlin. Cho biết cấu tạo,
cách lan truyền xung thần kinh trên sợi thần kinh có bao miêlin và cho biết ưu điểm của chúng?
b. Giải thích cơ chế lá cây trinh nữ cụp xuống khi có va chạm cơ học?
Gợi ý
a.
- Cấu tạo: Sợi trục có bao miêlin bao bọc, bao miêlin có bản chất là phơtpho lipit, có màu trắng và cách điện.
Bao miêlin bao bọc không liên tục, ngắt quãng tạo thành các eo Ranvie.
- Lan truyền xung thần kinh: Xung thần kinh lan truyền theo cách nhảy cóc từ eo Ranvie này sang eo Ranvie
khác
- ưu điểm: Tốc độ lan truyền nhanh, tiêu tốn ít năng lượng
b. Cơ chế lá cây trinh nữ cụp xuống khi có va chạm cơ học:
- Cây trinh nữ ở cuống lá và gốc lá chét có thể gối, bình thường thể gối luôn căng nước làm lá xoè rộng. Khi có
sự va chạm cơ học hoặc khi đến đêm, K+ được vận chuyển ra khỏi không bào làm giảm ASTT tế bào thể gối, tế
bào thể gối mất nước làm lá cụp xuống.

Câu 33
Phân biệt hướng động và ứng động khơng sinh trưởng ở thực vật? Cho một ví dụ về ứng động
khơng sinh trưởng và giải thích cơ chế của ứng động đó? Cho biết hiện tượng hướng động của cây có ứng
dụng gì trong thực tiễn?
Gợi ý
hướng động
ứng động không sinh trưởng
- KN. Phản ứng của cơ quan thực vật đối với tác
- KN. Phản ứng của thực vật đối với tác nhân kích
nhân kích thích từ một hướng xác định.
thích khơng định hướng.
- Cơ chế: Do sự sinh trưởng không đồng đều tại
- Cơ chế: không phải do sinh trưởng mà do sự biến đổi
hai phía của cơ quan. ( phía bị kích thích và phía
trương nước trong tế bào và trong cấu trúc chun hóa
khơng bị kích thích)
hoặc xảy ra do sự lan truyền do kích thích cơ học hay
- Phản ứng diễn ra chậm
hóa chất.
- VD. Tính hướng sáng của thân
- Phản ứng diễn ra nhanh


- VD cây trinh nữ cụp lá khi bị va chạm.
- Ví dụ cụp lá ở cây trinh nữ khi va chạm là sức trương
nước của nửa dưới chỗ phình ở cuống lá và gốc lá chét
bị giảm do nước di chuyển sang mô lân cận.
- Ứng dụng:
+ Hướng trọng lực: Làm đất tơi xốp, thống khí đủ ẩm rễ cây sinh trưởng ăn sâu.
+ Hướng sáng: Trồng nhiều loại cây, chú ý mật độ từng loại cây không che lấp nhau để lá vươn theo ánh sáng à

quang hợp tốt. ( Học sinh có thể nêu ứng dụng từ sự hướng hoá chất, hướng nước)
Câu 34
Sự khác nhau giữa lan truyền xung thần kinh trên sợi thần kinh và trong cung phản xạ. Hãy mô
tả đường đi của xung thần kinh trong cung phản xạ (chân co lại khi bị dẫm phải gai nhọn).
Gợi ý
Sự khác nhau giữa lan truyền xung thần kinh trên sợi thần kinh và trong cung phản xạ. Hãy mô tả đường đi của
xung thần kinh trong cung phản xạ ( chân co lại khi bị dẫm phải gai nhọn).
* Sự khác nhau giữa lan truyền xung thần kinh trên sợi thần kinh và trong cung phản xạ.
Trên sợi thần kinh
Trong cung phản xạ
- Hướng dẫn truyền theo hai chiều kể từ điểm kích - Hướng dẫn truyền theo một chiều từ cơ quan thụ cảm
thích
đến trung ương thần kinh rồi đến cơ quan trả lời.
- Tốc độ lan truyền nhanh
- Tốc đọ dẫn truyền chậm hơn
- Cường độ xung thần kinh tại vị trí khác nhau là
- Cường độ xung thần kinh tại các vị trí khác nhau có
giống nhau.
thể khác nhau
* Đường đi của xung thần kinh trong cung phản xạ:
Kích thích gai nhọn  cơ quan thụ cảm (da chân)  nơron cảm giác  Tủy sống  nơron trung gian
 nơron vận động  cơ quan đáp ứng (cơ chân) làm chân co lại.
Câu 35
1. tại sao xung thần kinh truyền qua xi nap chỉ một chiều?
2. Phân biệt phản xạ có điều kiện và phản xạ khơng điều kiện ?
Gợi ý
a/
-Yếu tố cấu tạo:Ở màng trước xinap có chứa bóng xinap chứa chất trung gian hóa học cịn màng sau chứa các
thụ thể tiếp nhận chất trung gian hóa học
-Yếu tố cơ chế:Chất trung gian hóa học chỉ truyền từ màng trước qua màng sau

b/ Phân biệt phản xạ có điều kiện và phản xạ khơng điều kiện
phản xạ có điều kiện
phản xạ không điều kiện
- Là phản xạ phức tạp có sự tham gia của nhiều tế bào - Là phản xạ đơn giản có ít tế bào thần kinh tham gia
thần kinh
- Phản xạ học được ,khơng có tính di truyền, kém bền - Phản xạ bẩm sinh, di truyền, bền vững
Câu 36
a. Nêu những điểm khác biệt giữa sự dẫn truyền xung thần kinh trên sợi trục với sự dẫn truyền xung
thần kinh qua xináp hóa học.
b. Trong lúc nơron đang nghỉ ngơi, nếu dùng 1 vi điện cực kích thích vào bao miêlin của sợi trục hoặc
vào điểm giữa sợi trục khơng có bao miêlin thì xung thần kinh sẽ dẫn truyền như thế nào? Vì sao?
Gợi ý
a. Phân biệt dẫn truyền xung thần kinh trên sợi trục và dẫn truyền xung thần kinh qua xinap


b. Kết quả của kích thích:
- Kích thích vào bao miêlin của sợi trục: Không xuất hiện xung thần kinh vì bao mielin có tính chất cách điện
nên khơng có khả năng hưng phấn
- Với sợi trục khơng có bao mielin: Xung thần kinh sẽ truyền đi theo 2 hướng vì nơron thần kinh đang ở trạng
thái nghỉ ngơi nên khơng có vùng trơ tuyệt đối ngăn cản........
Câu 37
1. Tại sao xung thần kinh truyền qua xi nap chỉ một chiều?
2. Phân biệt phản xạ có điều kiện và phản xạ khơng điều kiện ?
Gợi ý
1. Giải thích xung thần kinh truyền qua xi nap chỉ một chiều
- Yếu tố cấu tạo:Ở màng trước xinap có chứa bóng xinap chứa chất trung gian hóa học cịn màng sau chứa các
thụ thể tiếp nhận chất trung gian hóa học
-Yếu tố cơ chế:Chất trung gian hóa học chỉ truyền từ màng trước qua màng sau
2. Phân biệt phản xạ có điều kiện và phản xạ không điều kiện


Câu 38
a. Nêu những điểm khác biệt giữa sự dẫn truyền xung thần kinh trên sợi trục với sự dẫn truyền xung
thần kinh qua xináp hóa học.
b. Trong lúc nơron đang nghỉ ngơi, nếu dùng 1 vi điện cực kích thích vào bao miêlin của sợi trục hoặc
vào điểm giữa sợi trục khơng có bao miêlin thì xung thần kinh sẽ dẫn truyền như thế nào? Vì sao?
Gợi ý
a. Phân biệt dẫn truyền xung thần kinh trên sợi trục và dẫn truyền xung thần kinh qua xinap
Dẫn truyền xung thần kinh trên sợi trục
Dẫn truyền xung thần kinh qua xináp
- Tốc độ nhanh
- Tốc độ chậm hơn
- Có thể dẫn truyền theo hai hướng ngược nhau bắt
- Luôn dẫn truyền theo một chiều từ màng trước ra
đầu từ một điểm kích thích
màng sau xináp
- Dẫn truyền theo cơ chế điện ....
- Dẫn truyền theo cơ chế điện - hóa - điện
- Cường độ xung thần kinh luôn ổn định suốt chiều
- Cường độ xung thần kinh có thể bị thay đổi khi đi
dài sợi trục.
qua xináp.
- Kích thích liên tục khơng làm ngừng xung thần kinh - Kích thích liên tục có thể làm cho xung thần kinh
qua xináp bị ngừng (mỏi xináp)
* Kết quả của kích thích:
- Kích thích vào bao miêlin của sợi trục: Khơng xuất hiện xung thần kinh vì bao mielin có tính chất cách điện
nên khơng có khả năng hưng phấn
- Với sợi trục khơng có bao mielin: Xung thần kinh sẽ truyền đi theo 2 hướng vì nơron thần kinh đang ở trạng
thái nghỉ ngơi nên khơng có vùng trơ tuyệt đối ngăn cản



Câu 39. Các loại phản xạ sau đây thuộc phản xạ gì? Hãy mơ tả đường đi của xung thần kinh trong các
cung phản xạ đó:
- Da bị tím tái khi trời lạnh.
- Chân co lại khi dẫm phải gai nhọn
Gợi ý
- Cả hai phản xạ đều là phản xạ khơng điều kiện:
+ Trời lạnh da tím tái: phản xạ sinh dưỡng
+ Chân co lại khi dẫm phải gai: Phản xạ vận động
- Đường đi của xung thần kinh trong các cung phản xạ:
+ Kích thích gai nhọn -> cơ quan thụ cảm(da chân) -> noron cảm giác -> Tủy sống -> noron trung gian
noron vận động -> cơ quan đáp ứng (gai nhọn) -> chân co lại.
+ Kích thích lạnh -> cơ quan thụ cảm (da) -> noron cảm giác -> Tủy sống -> noron trung gian -> noron vận
động -> hạch thần kinh sinh dưỡng -> cơ quan đáp ứng (mạch máu) -> mạch máu co lại.
Câu 40
1. Tại sao khi đặt cây trong môi trường chiếu sáng từ 1 phía thì thân cây mọc cong về phía có ánh sáng?
Thân cây hướng sáng có vai trị gì?
2. Tại sao khi có va chạm cơ học thì lá của cây trinh nữ cụp lại?
Gợi ý
1.
- Hiện tượng này được giải thích là do chất kích thích sinh trưởng auxin quy định. Chất này phân bố chủ yếu ở
vùng chóp (ngọn hay rễ).
- Ở ngọn, dưới tác dụng của ánh sáng mặt trời làm cho phía bị chiếu sáng auxin bị phân hủy hay di chuyển về
phía bên kia (phía tối) và như thế phần tối tập trung nhiều auxin và auxin có vai trị kích thích sự phát triển kéo
dài tế bào và sẽ làm cho cây dài thêm về phía đối diện (phía sáng).
- Vai trị của hiện tượng hướng về phía có ánh sáng của của thân, cành cây là tìm đến nguồn sáng để quang hợp
cung cấp dinh dưỡng cho cây.
2.
- Hiện tượng cụp lá của cây trinh nữ khi có va chạm cơ học là do biến động sức trương nước của các tế bào ở
thể gối.
- Khi ta chạm vào cây lập tức các tế bào này bị mất nước làm cho nó xẹp lại dẫn đến cuống lá bị gập xuống.

Khi kích thích qua đi, các tế bào cuống lá lại hút no nước làm cho lá trở lại vị trí bình thường.
Câu 41
a. Nêu sự khác nhau cơ bản về cách lan truyền của xung thần kinh trên sợi thần kinh có bao miêlin so
với sợi thần kinh khơng có bao miêlin.
b. Giải thích tại sao ở thực vật, khi cắt bỏ phần ngọn cây rồi chiếu ánh sáng từ một phía ta sẽ khơng
quan sát được rõ hiện tượng hướng sáng nữa?
Gợi ý
a. * Điểm khác nhau cơ bản:
- Xung thần kinh trên sợi thần kinh có bao miêlin lan truyền theo kiểu nhảy cóc từ eo Ranvie này sang eo
Ranvie khác (tốc độ nhanh).
- Xung thần kinh trên sợi thần kinh khơng có bao miêlin lan truyền liên tiếp từ vùng này sang vùng khác kề bên
(tốc độ chậm).
b. Sau khi cắt phần ngọn ta sẽ không thấy rõ hiện tượng hướng sáng vì:
- Auxin được sản xuất ở đỉnh thân và cành di chuyển từ ngọn xuống rễ, cắt ngọn làm giảm lượng auxin.
Ở thân các tế bào đã phân hoá, tốc độ phân chia kém => sự sinh trưởng 2 phía thân khơng có sự chênh lệch lớn.
Câu 42
a) Chất trung gian hóa học có vai trị như thế nào trong truyền tin qua xináp?
b) Vận động viên bơi lội có thể bị chuột rút trong khi bơi, hãy giải thích điều đó trên phương diện
truyền tin qua xinap?


Gợi ý
a. Chất trung gian hóa học làm thay đổi tính thấm ở màng sau khe xináp và làm xuất hiện điện thế hoạt động lan
truyền đi tiếp.
b. Do hệ thần kinh của thủy tức có dạng lưới, các tế bào thần kinh phân bố khắp cơ thể và liên hệ với nhau qua
sợi thần kinh. Khi kích thích tại một điểm toàn bộ các tế bào thần kinh cùng trả lời kích thích => co rút tồn bộ
cơ thể
+ Ưu điểm: tránh được kích thích
+ Nhược điểm: Tiêu tốn năng lượng
Câu 43

Xináp là gì? Các thành phần của một xináp hóa học? Sự khác nhau giữa lan truyền xung thần kinh
trên sợi thần kinh có bao miêlin và trên sợi thần kinh khơng có bao miêlin?
Gợi ý
- Xináp là diện tiếp xúc giữa tế bào thần kinh với tế bào thần kinh, giữa tế bào thần kinh với tế bào khác như tế
bào cơ, tế bào tuyến
- Thành phần cấu tạo xináp hoá học: Màng trước, màng sau, khe xináp, chùy xináp có các túi chứa các chất
trung gian hố học.
Trên sợi khơng có bao miêlin
Trên sợi có bao miêlin
- Dẫn truyền liên tục trên sợi trục, tốc độ lan truyền - Dẫn truyền nhảy cóc từ eo ranvie này đến eo
chậm.
ranvie khác, tốc độ lan truyền nhanh.
+
+
- Tốn nhiều năng lượng cho bơm Na /K
- Tốn ít năng lượng cho bơm Na+/K+......
Câu 44
Điểm khác nhau giữa vận động khép lá, xòe lá ở cây phượng vĩ khi trời tối và sáng với vận động
khép lá, xòe lá của cây trinh nữ khi có va chạm cơ học?
Gợi ý
* Khác nhau:
Cử động của lá cây phượng
Cử động của lá cây trinh nữ
- Là kiểu ứng động không sinh trưởng
- Bản chất Là loại ứng động sinh trưởng
- Sự va chạm cơ học
- Tác nhân kích thích Ánh sáng
- Do sự thay đổi sức trương nước của tế bào chuyên
- Cơ chế Do tác động của auxin dẫn đến sự sinh
hóa nằm ở cuống lá, khơng liên quan tới sinh

trưởng không đồng đều ở mặt trên và mặt dưới lá.
trưởng.
- Tính chất biểu hiện Biểu hiện chậm, có tính chu kỳ - Biểu hiện nhanh hơn, khơng có tính chu kỳ.
Câu 45. Phân biệt ứng động sinh trưởng và ứng động không sinh trưởng.
Gợi ý
+ Ứng động sinh trưởng xuất hiện do tốc độ sinh trưởng không đồng đều tại mặt trên và mặt dưới của cơ quan
như phiến lá, cánh hoa dưới tác động của kích thích khơng định hướng của ngoại cảnh gây nên.
+ Ứng động không sinh trưởng xuất hiện không phải do sinh trưởng mà do biến đổi sức trương nước trong các
tế bào và trong các cấu trúc chuyên hóa hoặc do sự lan truyền kích thích cơ học hay do hóa chất gây ra.
Câu 46
Xi náp là gì? Quá trình truyền tin qua xináp diễn ra như thế nào? Nếu kích thích vào màng sau xináp
thì có tạo xung thần kinh để tiếp tục lan truyền nữa khơng?
Gợi ý
* Xi náp là gì? Q trình truyền tin qua xináp diễn ra như thế nào?
- Xináp là giao diện tiếp xúc giữa tế bào thần kinh với tế bào thần kinh, giữa tế bào thần kinh với các tế bào
khác.
- Quá trình truyền tin qua xináp :
+ Xung thần kinh lan truyền đến chùy xináp làm mở kênh Ca2+ => Ca2+ đi vào chùy xináp.
+ Ca2+ làm vỡ các bóng chứa chất trung gian hóa học (acêtylcôlin) => chất này đi qua khe xináp đến màng sau.
+ Acêtylcôlin gắn vào thụ thể của màng sau xináp của nơron tiếp theo => xuất hiện điện thế hoạt động ở màng
sau xináp => xung thần kinh được hình thành tiếp tục lan truyền dọc sợi thần kinh cứ như vậy cho đến cơ quan
đáp ứng.


* Nếu kích thích vào màng sau xináp thì có tạo xung thần kinh để tiếp tục lan truyền nữa không?
- Xung thần kinh không tiếp tục lan truyền được vì màng sau khơng có chất trung gian hóa học để đi về phía
màng trước, ở màng trước khơng có các thụ thể tiếp nhận chất trung gian hóa học.
Câu 47.
Phân biệt cử động lá ở cây trinh nữ về tác nhân kích thích,cơ chế, tính chất biểu hiện, ý nghĩa trong 2
trường hợp sau:

- Khi va chạm cơ học
- Buổi sáng- buổi chiều
Gợi ý
Tiêu chí so
Cử động buổi sáng và chiều tối
Cử động lá va chạm cơ học
sánh
Tác nhân
Ánh sáng
Va chạm tác động cơ học
kích thích
Do sự thay đổi sức trương nước của tế bào
Do tác động của Auxin dẫn đến sự sinh trưởng chuyển hóa (tế bào thể gối) nằm ở cuống lá
Cơ chế
không đồng đều ở mặt trên và mặt dưới của lá
và gốc lá chét, không liên quan đến sựu
sinh trưởng.
Tính chất
Biểu hiện chậm hơn, có tính chu kì
Biểu hiện nhanh hơn, khơng có tính chu kì
biểu hiện
Giúp lá xịe ra khi có ánh sáng để quang hợp và Giúp lá không bị tổn thương khi có tác
Ý nghĩa
khép lại vào đêm để giải thốt hơi nước
động cơ học.
Câu 48
Hiện tượng xếp lá cây trinh nữ khi có va chạm và hiện tượng xếp lá “thức, ngủ” của cây có gì
giống và khác nhau?
Gợi ý
* Giống nhau: Đều thực hiện do sự thay đổi trạng thái trương nước của các tế bào thể gối, khi tế bào trương

nước lá sẽ mở, khi tế bào không trương nước lá sẽ khép lại
* Khác nhau:
- Khép lá của cây Trinh nữ: thuộc loại ứng động không sinh trưởng, do va chạm cơ học.
- Sự xếp lá “thức, ngủ” của cây thuộc loại ứng động sinh trưởng, bởi sự thay đổi ánh sáng theo chu kì.
Câu 49
Vì sao trong một cung phản xạ, xung thần kinh chỉ đi theo một chiều từ cơ quan thụ cảm đến cơ quan trả
lời?
Gợi ý vì:
- Cung phản xạ được cấu tạo bởi: thụ quan, nơron cảm giác, nơron trung gian, nơron vận động, cơ quan trả lời.
Giữa các nơron có các synap hóa học.
- Thụ quan chỉ làm nhiệm vụ thu nhận kích thích của mơi trường và phát xung trên nơron cảm giác.
- Cơ quan trả lời chỉ làm nhiệm vụ trả lời kích thích.
- Theo chiều từ thụ quan đến cơ quan trả lời, tại mỗi synap bắt đầu là màng trước - khe synap - màng sau.
- Tại synap hóa học xung thần kinh chỉ dẫn truyền theo một chiều từ màng trước (có chất mơi giới) sang màng
sau (có thụ quan tiếp nhận chất mơi giới).
Câu 50
Dựa vào cơ chế truyền xung thần kinh có thể giải thích các trường hợp sau như thế nào:
- Khi bị nhện cắn, con mồi vẫn cịn sống nhưng khơng di chuyển được?
- Khi bị thương, đắp đá lạnh lên vết thương sẽ giảm đau.
Gợi ý
* Khi bị nhện cắn, con mồi vẫn cịn sống nhưng khơng di chuyển được. Dịch đốt có chất làm cho kênh Ca++
trên màng khơng hoạt động. Khi bị đốt Ca++ khơng vào chùy synap nên bóng synap khơng được đẩy và khơng
vỡ ra do đó xung khơng truyền đi được, vì vậy con mồi bị tê liệt.
* Khi bị thương, đắp đá lạnh lên vết thương sẽ giảm đau? Đắp đá lạnh, giảm nhiệt độ chỗ bị thương, nơron tại
chỗ giảm chuyển hóa, giảm khả năng truyền xung nên giảm đau.
Câu 51


Ở một số lồi chó sói, các cá thể thường sống thành từng đàn chiếm cứ một vùng lãnh thổ nhất
định, chúng cùng nhau săn mồi và bảo vệ lãnh thổ, mỗi đàn đều có một con chó sói đầu đàn. Con đầu

đàn này có đầy quyền lực như được ăn con mồi trước sau đó cịn thừa mới đến con có thứ bậc kế tiếp.
Khơng những thế, chỉ con đầu đàn mới được quyền sinh sản. Khi con đầu đàn chết đi hoặc quá già yếu
thì con khoẻ mạnh thứ 2 đứng kế tiếp con đầu đàn sẽ lên thay thế. Các hiện tượng trên mô tả hai loại tập
tính xã hội quan trọng của lồi sói. Hãy cho biết đó là những loại tập tính gì và những tập tính này mang
lại lợi ích gì cho lồi?
Gợi ý
- Cả hai loại tập tính đó là tập tính lãnh thổ và tập tính thứ bậc (tập tính XH) đều góp phần hạn chế sự tăng
trưởng quá mức của quần thể.
+ Tập tính bảo vệ lãnh thổ: bảo vệ nguồn thức ăn, nơi ở và sinh sản à đảm bảo phân bố cá thể hợp lí (sự tăng
trưởng của quần thể ở mức bằng hoặc dưới sức mang của môi trường) để tồn tại.
+ Tập tính thứ bậc: làm giảm tỷ lệ sinh bằng cách hạn chế số con đực được phép tham gia sinh sản.
- Tập tính thứ bậc cịn có ý nghĩa quan trọng đối với quần thể là đảm bảo duy trì vốn gen tốt tập trung ở con đầu
đàn.
Câu 52
1. Các hiện tượng sau đây là loại phản xạ gì? Trình bày cơ chế của loại phản xạ đó?
- Khi chạm vào vật nóng rụt tay lại
- Nổi da gà khi bị lạnh
2. Tại sao trong cung phản xạ, xung thần kinh chỉ truyền theo một chiều nhất định từ các cơ quan thụ
cảm đến cơ quan đáp ứng qua trung ương thần kinh?
Gợi ý
1. Các hiện tượng sau đây là loại phản xạ gì? Trình bày cơ chế của loại phản xạ đó?
- Khi chạm vào vật nóng rụt tay lại
- Nổi da gà khi bị lạnh
+ Khi chạm vào vật nóng rụt tay lại là phản xạ khơng điều kiện, sinh ra đã có, di truyền được
+ Nổi da gà khi bị lạnh là phản xạ có điều kiện, được hình thành trong q trình sống, thơng qua học tập và rút
kinh nghiệm.
2. Tại sao trong cung phản xạ, xung thần kinh chỉ truyền theo một chiều nhất định từ các cơ quan thụ cảm đến
cơ quan đáp ứng qua trung ương thần kinh?
+ Vì khi qua xinap, xung thần kinh chỉ truyền theo một chiều nhất định nhờ chất trung gian hóa học được giải
phóng từ chùy xinap sẽ được các thụ thể ở màng sau xinap tiếp nhận và xung thần kinh tiếp tục truyền đi

Câu 53
Đối với một số lồi chó sói, các cá thể thường sống thành từng đàn chiếm cứ một vùng lãnh thổ nhất
định, chúng cùng nhau săn mồi và bảo vệ lãnh thổ. Mỗi đàn đều có một con chó sói đầu đàn. Con đầu
đàn này có đầy quyền lực như được ăn con mồi trước sau đó cịn thừa mới đến con có thứ bậc kế tiếp.
Không những thế chỉ con đầu đàn mới được quyền sinh sản. Khi con đầu đàn chết đi hoặc già yếu thì con
khỏe mạnh thứ hai đứng kế tiếp con đầu đàn sẽ lên thay thế.
Đoạn văn trên đã nói đến những loại tập tính gì? Lợi ích của những loại tập tính này đối với lồi?
Gợi ý
- Hai tập tính đó là: tập tính bảo vệ lãnh thổ và tập tính thứ bậc
- Lợi ích:
+ Bảo vệ thức ăn, nơi ở, sinh sản cho quần thể
+ Hạn chế sự gia tăng quá mức của quàn thể: Làm cho quần thể tăng trưởng trong mức bằng hoặc dưới sức
mang của môi trường, giảm tỉ lệ sinh bằng cách hạn chế số con đực được phép tham gia sinh sản
Câu 54
a. Nêu những điểm khác biệt giữa sự dẫn truyền xung thần kinh trên sợi trục với sụ dẫn truyền xung
thần kinh qua xinap?
b. Vì sao ở động vật có hệ thần kinh dạng lưới và dạng chuỗi hạch các tập tính của chúng chủ yếu là tập
tính bẩm sinh, cịn ở sinh vật có hệ thần kinh dạng ống có nhiều tập tính học được?
Gợi ý
a. Khác nhau


b. Ở động vật bậc thấp hệ thần kinh đơn giản, số lượng tế bào thần kinh không nhiều nên khả năng học tập rất
thấp, việc học tập và rút kinh nghiệm rất khó khăn. Hơn nữa, tuổi thọ thường ngắn nên khơng có nhiều thời
gian cho việc học tập.
Người và những ĐV có hệ thần kinh ống phát triển thuận lợi cho việc học tập và rút kinh nghiệm. Tập tính
ngày càng hồn thiện do phần học tập được bổ sung ngày càng nhiều và càng chiếm ưu thế so với phần bẩm
sinh.
Ngồi ra ĐV có hệ thần kinh phát triển thường có tuổi thọ dài, giai đoạn sinh trưởng - phát triển kéo dài →
thành lập nhiều phản xạ có điều kiện, hồn thiện các tập tính phức tạp thích ứng với điều kiện sống ln thay

đổi.
Câu 55
Q trình truyền tin qua xináp diễn ra như thế nào? Tại sao quá trình truyền tin qua xináp chỉ truyền
theo một chiều từ màng trước sang màng sau mà không theo chiều ngược lại?
Gợi ý
* Quá trình truyền tin qua xináp gồm:
- Xung thần kinh đi đến làm Ca2+ đi vào trong chùy xinap.
- Ca2+ đi vào làm bóng chứa chất trung gian hóa học gắn vào màng trước và vỡ ra. Chất trung gian hóa học đi
qua khe xinap đến màng sau.
- Chất trung gian hóa học gắn vào thụ thể ở màng sau xinap làm xuất hiện điện thế hoạt động ở màng sau và lan
truyền đi tiếp.
* Truyền tin qua xinap chỉ theo một chiều từ màng trước qua màng sau vì: Chỉ ở chùy xinap mới có các bóng
chứa chất trung gian hóa học, chỉ ở màng sau xinap mới có các thụ quan tiếp nhận các chất này. Vì vậy xung
thần kinh chỉ truyền theo một chiều từ cơ quan thụ cảm đến cơ quan đáp ứng.
Câu 56
1. Xung thần kinh là gì? Xung thần kinh được lan truyền trên sợi thần kinh có bao miêlin và khơng có
bao miêlin khác nhau ở những điểm nào ?
2. Khi kích thích tại một điểm trên sợi thần kinh thì xung thần kinh sẽ lan truyền theo hướng nào?
Gợi ý
* Xung thần kinh là điện thế hoạt động khi xuất hiện.
* Sự khác nhau giữa lan truyền xung thần kinh trên sợi thần kinh có bao miêlin và khơng có bao miêlin :
Sợi TK có bao miêlin
- Xung TK lan truyền liên tục từ vùng này sang vùng khác kề bên.
- Chậm hơn sợi bao mielin.
Sợi TK khơng có bao miêlin
- Xung TK nhảy cóc từ eo ranvie này sang eo ranvie khác
- Lan truyền nhanh hơn sợi khơng có bao mielin.
* Khi kích thích tại một điểm trên sợi thần kinh, xung thần kinh sẽ xuất hiện và được lan truyền cả về hai phía
kể từ điểm mà xung thần kinh được hình thành.
Câu 57.

Cho các hiện tượng sau: vận động khép lá, xòe lá của cây trinh nữ khi có va chạm cơ học; vận động nở
hoa của cây bồ công anh khi sáng và chạng vạng tối.
1. Các hiện tượng trên thuộc những kiểu vận động cảm ứng nào ở thực vật?
2. Nêu sự khác nhau giữa các kiểu vận động cảm ứng đó?
Gợi ý


1.
- Ứng động sinh trưởng: vận động nở hoa của cây bồ công anh khi sáng và chạng vạng tối
- Ứng động khơng sinh trưởng: vận động khép lá, xịe lá của cây trinh nữ khi có va chạm cơ học.
2. Phân biệt:
Ứng động sinh trưởng
Ứng động không sinh trưởng
- điểm Các tế bào ở hai phía đối diện nhau ở cơ quan (lá, - Khơng có sự phân chia và lớn lên của các tế bào
cánh hoa,...) có tốc độ sinh trưởng khác nhau.
- Cơ chế Do tác động của auxin dẫn đến sự sinh trưởng
- Do sự thay đổi sức trương nước của tế bào
không đồng đều ở các bộ phận trên cơ thể thực vật
chuyên hóa nằm ở cuống lá
- Tính chất biểu hiện Biểu hiện chậm, có tính chu kỳ
- Biểu hiện nhanh hơn, khơng có tính chu kỳ
Câu 58
Cho một số ví dụ về phản xạ không điều kiện ở người. Thiết lập sơ đồ cung phản xạ của một trong số
những phản xạ đó.
Gợi ý
- Ví dụ về phản xạ khơng điều kiện ở người:
+ Ngón tay co lại khi chạm vào vật nóng.
+ Hiện tượng “nổi da gà” vào mùa đông lạnh.
+ Đi dưới trời nắng cơ thể tiết nhiều mồ hôi,…
- Sơ đồ cung phản xạ khi tay chạm vào vật nóng và co lại:

-

Câu 59
a. Khi bị kích thích, phản ứng của động vật có hệ thần kinh dạng ống có gì khác với động vật có hệ
thần kinh dạng lưới và hệ thần kinh dạng chuỗi hạch?
b. Tại sao xung thần kinh được dẫn truyền trong một cung phản xạ chỉ theo một chiều.
Gợi ý
a
- Do bộ não phát triển nên động vật có hệ thần kinh dạng ống xử lí thơng tin ở mức cao hơn như phân tích, tổng
hợp, so sánh thơng tin.
- Động vật có hệ thần kinh dạng ống có các phương án trả lời thích hợp và hiệu quả hơn.
b.
- Các nơ ron trong cung phản xạ liên hệ với nhau qua xinap, mà xinap chỉ cho xung thần kinh đi theo một chiều
-> xung thần kinh được dẫn truyền trong một cung phản xạ chỉ theo một chiều.
Câu 60 Hãy nêu chiều hướng tiến hóa của các hình thức cảm ứng ở động vật ?
Gợi ý
+ Từ phản xạ không điều kiện ( đơn giản ) -> phản xạ có điều kiện (phức tạp )
+ Từ khơng chính xác -> phản ứng chính xác hơn.
+ Từ phản ứng chậm -> phản ứng nhanh.
+ Từ phản ứng tiêu tốn năng lượng -> tiết kiệm năng lượng.
Câu 61
Tại sao quá trình vận động hướng động và vận động cảm ứng lại có sự khác nhau về thời gian phản ứng
với các yếu tố tác động của mơi trường?
Gợi ý
- Q trình vận động hướng động: xảy ra chậm vì liên quan đến sự phân bố lại hàm lượng các chất điều hồ
sinh trưởng ở hai phía cơ quan ,cơ thể. Liên quan đến sự sinh trưởng tế bào hai phía bị tác động và khơng bị tác
động của yếu tố mơi trường.
Ví dụ : tính hướng sáng



- Quá trình vận động cảm ứng :Xảy ra nhanh vì liên quan đến đồng hồ sinh học ,đến sức căng trương nước ở
các tế bào.Những vận động này xảy ra theo nhịp sinh học và theo hoạt động của các bơm ion.
Ví dụ : Vận động ngủ của lá, cây bắt mồi,cây xấu hổ...
Câu 62
Xináp là gì? Các thành phần của một xináp hóa học? Sự khác nhau giữa lan truyền xung thần kinh trên
sợi thần kinh có bao miêlin và trên sợi thần kinh khơng có bao miêlin?
Gợi ý
- Xináp là diện tiếp xúc giữa tế bào thần kinh với tế bào thần kinh, giữa tế bào thần kinh với tế bào khác như tế
bào cơ, tế bào tuyến
- Thành phần cấu tạo xináp hoá học: Màng trước, màng sau, khe xináp, chùy xináp có các túi chứa các chất
trung gian hố học
Trên sợi khơng có bao miêlin
- Dẫn truyền liên tục trên sợi trục, tốc độ lan truyền chậm
- Tốn nhiều năng lượng cho bơm Na+/K+
Trên sợi có bao miêlin
- Dẫn truyền nhảy cóc từ eo ranvie này đến eo ranvie khác, tốc độ lan truyền nhanh
- Tốn ít năng lượng cho bơm Na+/K+
Câu 63
Điểm khác nhau giữa vận động khép lá, xòe lá ở cây phượng vĩ khi trời tối và sáng với vận động khép lá,
xịe lá của cây trinh nữ khi có va chạm cơ học ?
Gợi ý
Cử động của lá cây phượng
Cử động của lá cây trinh nữ
Bản chất
Là loại ứng động sinh trưởng
Là kiểu ứng động khơng sinh trưởng
Tác nhân kích thích

Ánh sáng


Sự va chạm cơ học

Cơ chế

Do tác động của auxin dẫn đến sự
sinh trưởng không đồng đều ở
mặt trên và mặt dưới lá
Biểu hiện chậm, có tính chu kỳ

Do sự thay đổi sức trương nước của tế bào
chuyên hóa nằm ở cuống lá, không liên quan
tới sinh trưởng
Biểu hiện nhanh hơn, khơng có tính chu kỳ

Tính chất biểu hiện

Câu 64 Vì sao trong một cung phản xạ xung thần kinh chỉ đi theo một chiều từ cơ quan thụ cảm đến cơ
quan trả lời.
Gợi ý
Trong một cung phản xạ, xung thần kinh chỉ đi theo một chiều từ cơ quan thụ cảm đến cơ quan trả lời
- Cung phản xạ gồm:Thụ quan - nơron cảm giác- nơ ron trung gian- nơron vận động- cơ quan trả lời. Giữa các
nơron có các xinap hóa học.
- Thụ quan chỉ làm nhiệm vụ thu nhận kích thích từ mơi trường và phát xung thần kinh trên nơ ron cảm giác.
- Cơ quan trả lời chỉ làm nhiệm vụ trả lời kích thích
- Tại mỗi xinap, xung thần kinh chỉ dẫn truyền theo một chiều : từ màng trước ( có chất mơi giới) sang màng
sau(có thụ quan tiếp nhận chất mơi giới).
Câu 65
a. Cơ sở thần kinh của tập tính?
b. Lợn ni cơng nghiệp thường uống nước bằng van nước tự động có trong chuồng( Đầu van nước là 1
đầu nốc trắng). Hỏi Nhà sáng chế dựa tập tính gì giúp lợn uống nước?và tập tính đó là tập tính gì?

Gợi ý
a.Cơ sở thần kinh của tập tính:
- Cơ sở thần kinh của tập tính là các phản xạ khơng điều kiện và phản xạ có điều kiện
-Tập tính bẩm sinh cơ sở là chuỗi phản xạ không điều kiện,do kiểu gen qui định,bền vững,khơng thay đổi.
- Tập tính học được cơ sở là chuỗi phản xạ có điều kiện, khơng do kiểu gen qui định, không bền vững, thay đổi.
- Khi số lượng các xi náp trong các cung phản xạ tăng lên thì mức độ phức tạp của tập tính cũng tăng lên.


Sự hình thành tập tính học được phụ thuộc vào mức độ tiến hóa của hệ thân kinh và tuổi thọ.
b. Nhà sáng chế dựa vào đặc tính lợn khi kiếm ăn,kiếm uống thường dùng miệng dũi. khi dũi vào vật trắng thì
lợn được 1 phần thưởng là nước mát (Lợn ni cơng nghiệp ăn cám cị nên rất khát nước).
Từ đó lợn tự lặp lại hành vi đó. Vây tập tính là: Điều kiện hóa đáp ứng.
Câu 66
a. Phân biệt sự lan truyền xung thần kinh trên 2 loại sợi thần kinh ?
b. Cho các hình dưới đây mơ tả cảm ứng của thực vật. Quan sát hình và cho biết đó là hình thức cảm
ứng nào ? Giải thích hình thức cảm ứng ở hình b và hình e ?

a
b
c
d
e
g
h
Gợi ý
a. Phân biệt sự lan truyền xung thần kinh trên 2 loại sợi thần kinh : Lan truyền xung thần kinh
* Trên sợi khơng có bao miêlin
- Liên tục từ vùng này sang vùng khác kề bên
- Cơ chế Do mất phân cực, đảo cực và tái phân cực liên tiếp từ vùng này sang vùng khác
- Tốc độ Chậm (1-5 m/s)

* Trên sợi có bao miêlin
- Lan truyền theo "nhảy cóc" từ eo Ranvie này sang eo Ranvie khác
- Do mất phân cực, đảo cực và tái phân cực chỉ xảy ra tại các eo
- Nhanh (100 m/s)
b.
* Các hình thức cảm ứng tương ứng với các hình vẽ đã cho :
- Hướng sáng của cây : b.
- Hướng đất của cây (hướng trọng lực) : a, c, h và i.
- Hướng tiếp xúc : d.
- Ứng động tiếp xúc - sức trương: e, g.
* Giải thích hình thức cảm ứng ở hình b và hình e:
- Ứng động tiếp xúc - sức trương - hình e: Lá khép cụp xuống do thể gối ở cuống lá và gốc lá chét giảm sút sức
trương với sự chuyển vận ion K+ đi ra khỏi không bào gây sự mất nước, giảm áp suất thẩm thấu.
- Hướng sáng - hình b: Ngọn cây sinh trưởng về hướng ánh sáng là do sự phân bố auxin. Auxin vận chuyển chủ
động về phía ít ánh sáng. Lượng auxin nhiều đã kích thích sự kéo dài và phân chia nhanh hơn của các tế bào ở
phía ít ánh sáng so với phía thân cây hướng ánh sáng. Kết quả, ngọn và thân cây sinh trưởng uốn cong về phía
ánh sáng.



×