BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÌNH DƯƠNG
NGUYỄN MINH TRUNG
20001053
CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN
KHẢ NĂNG TIẾP CẬN VỐN TÍN DỤNG
ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH CÀ MAU
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN QUẢN LÝ KINH TẾ
MÃ NGÀNH: 8310110
Bình Dương, năm 2023
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÌNH DƯƠNG
NGUYỄN MINH TRUNG
20001053
CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN
KHẢ NĂNG TIẾP CẬN VỐN TÍN DỤNG
ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH CÀ MAU
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ
MÃ NGÀNH: 8310110
HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. MAI ĐÌNH LÂM
Bình Dương, năm 2023
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn này “Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận
vốn tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Cà Mau” là bài
nghiên cứu của chính tơi.
Ngoại trừ những tài liệu tham khảo được trích dẫn trong luận văn này, tơi cam
đoan rằng tồn phần hay những phần nhỏ của luận văn này chưa từng được công bố
hoặc sử dụng để nhận bằng cấp ở những nơi khác.
Khơng có sản phẩm/nghiên cứu nào của người khác được sử dụng trong luận văn
này mà khơng được trích dẫn theo đúng quy định.
Luận văn này chưa bao giờ được nộp để nhận bất kỳ bằng cấp nào tại các trường
đại học hoặc cơ sở đào tạo khác.
Bình Dương, ngày 19 tháng 05 năm 2023
Học viên thực hiện Luận văn
Nguyễn Minh Trung
ii
LỜI CẢM ƠN
Để có thể hồn thành luận văn thạc sĩ này, bên cạnh sự nỗ lực và cố gắng của bản
thân, cịn có sự hướng dẫn và hỗ trợ tận tình của q Thầy, Cơ, các cơ quan ban, ngành
ở địa phương, cũng như sự quan tâm, động viên của gia đình, bạn bè trong suốt thời
gian học tập và nghiên cứu. Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc tới:
- Thầy TS. Mai Đình Lâm về những định hướng khoa học, những góp ý sâu sắc
về nội dung nghiên cứu và thầy đã tạo điều kiện tốt nhất để tơi hồn thành luận văn
này.
- Các Q Thầy, Cơ Trường Đại học Bình Dương đã giúp đỡ và truyền đạt kiến
thức trong quá trình học tập để tơi có thể hồn thành khóa học và bảo vệ đề tài.
- Tôi cũng xin trân trọng cảm ơn Ban Giám đốc, Lãnh đạo các phòng, ban
Ngân hàng Thương mại TNHH MTV Đại Dương (OceanBank) - Chi nhánh Cà Mau
đã tạo điều kiện tốt nhất để tơi có thể hoàn thành việc thu thập số liệu và thực hiện
nghiên cứu.
- Cảm ơn gia đình đã ln động viên, ủng hộ tinh thần và hỗ trợ tôi trong suốt
thời gian theo đuổi chương trình học tập. Cảm ơn bạn bè đã giúp đỡ tơi trong q trình
thu thập số liệu và xin cảm ơn tất cả những người đã dành khoảng thời gian quý báu để
giúp tôi trả lời bảng câu hỏi của đề tài.
Do kiến thức và thời gian hạn chế, nên sự sai sót trong bài báo cáo là điều không
thể tránh khỏi. Rất mong nhận được sự góp ý của Q Thầy, Cơ để luận văn của tơi
được hồn thiện tốt hơn.
Xin trân trọng cảm ơn!
iii
TÓM TẮT
Đề tài “Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận vốn tín dụng đối với
doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Cà Mau” được thực hiện nhằm nghiên
cứu các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận vốn tín dụng của các doanh nghiệp
nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Cà Mau; từ đó, khuyến nghị chính sách nhằm nâng cao
khả năng tiếp cận vốn của các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh
Cà Mau.
Các số liệu thứ cấp được thu thập từ các nguồn: B áo cáo của Ngân hàng Nhà
nước chi nhánh tỉnh Cà Mau, và các báo thường niên của các Ngân hàng thương
mại trên địa bàn tỉnh Cà Mau trong giai đoạn từ 2019 - 2021; Niên giám thống kê
tỉnh Cà Mau; Các báo cáo nghiên cứu của các tổ chức; Các luận án, tạp chí, sách
báo, tư liệu liên quan đến mở rộng quy mô và nâng cao chất lượng tín dụng trong
hoạt động ngân hàng; Các trang thơng tin điện tử (website) tin cậy có liên quan.
Bên cạnh đó cịn sử dụng nguồn số liệu sơ cấp được thu thập thông qua việc phát
phiếu điều tra trực tiếp đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh.
Phương pháp xử lý số liệu được sử dụng trong đề tài này bao gồm: thống kê
mô tả, phân tích tần số, phân tích so sánh, phân tích hồi quy nhị phân Binary
Logistic với sự hỗ trợ của phần mềm SPSS.Theo kết quả nghiên cứu lý thuyết tại
chương 4 cho thấy có 6 biến độc lập có ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng,
do có do giá trị Sig.< 5% và cùng dấu với kỳ vọng bao gồm: Tuổi (OLD); Giới tính
(GENDER); Học vấn (EDU); Thu nhập (INCOME); Thủ tục vay vốn (PRO) và Tài
sản thế chấp (COLL). Từ kết quả nghiên cứu tác gỉa đã đề xuất hàm ý chính sách để
nâng cao khả năng tiếp cận vốn của các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh trên địa
bàn tỉnh Cà Mau gồm: (i) Nhóm giải pháp đối với các yếu tố tuổi của người đi vay,
trình độ học vấn và giới tính của chủ doanh nghiệp; (ii) Nhóm giải pháp đối với các
yếu tố tăng doanh thu và lĩnh vực sản xuất kinh doanh; (iii) Nhóm giải pháp về thủ
tục vay vốn; và (iv) Nhóm giải pháp Nâng cao năng lực cạnh tranh các doanh
nghiệp ưu tiên hiện có.
iv
MỤC LỤC
Trang
Lời cam đoan ................................................................................................................i
Lời cảm ơn ..................................................................................................................ii
Tóm tắt ...................................................................................................................... iii
Mục lục ....................................................................................................................... iv
Danh sách các bảng ................................................................................................. viii
Danh sách các hình.....................................................................................................ix
Danh mục từ viết tắt .................................................................................................... x
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ......................................................................................... 1
1.1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI ....................................................................................... 1
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU................................................................................. 3
1.2.1. Mục tiêu chung ............................................................................................. 3
1.2.2. Mục tiêu cụ thể ............................................................................................. 3
1.3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU VÀ GIẢ THUYẾT CẦN KIỂM ĐỊNH ................... 3
1.3.1. Câu hỏi nghiên cứu ....................................................................................... 3
1.3.2. Giả thuyết lý thuyết cần kiểm định ............................................................... 4
1.4. ĐỐI TƯỢNG VÀPHẠM VI NGHIÊN CỨU ...................................................... 4
1.5. BỐ CỤC CỦA LUẬN VĂN ................................................................................ 5
1.6. Ý NGHĨA THỰC TIỂN CỦA ĐỀ TÀI ............................................................... 5
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU ........................ 6
2.1. KHÁI NIỆM VÀ CƠ SỞ PHÂN LOẠI DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA ..... 6
2.1.1. Khái niệm doanh nghiệp nhỏ và vừa ............................................................ 6
2.1.2. Cơ sở phân loại doanh nghiệp nhỏ và vừa .................................................... 6
2.2. TÍN DỤNG VÀ TÍN DỤNG NGÂN HÀNG ...................................................... 8
2.2.1. Khái niệm về tín dụng và tín dụng ngân hàng .............................................. 8
2.2.2. Chức năng của tín dụng ................................................................................ 8
2.2.2.1. Chức năng tập trung và phân phối lại vốn tiền tệ: ................................ 8
2.2.2.2. Chức năng tiết kiệm tiền mặt và chi phí lưu thơng cho xã hội ............. 9
v
2.2.2.3. Chức năng phản ánh và kiểm soát các hoạt động kinh tế ..................... 9
2.3. LƯỢC KHẢO CÁC NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN VỀ TIẾP CẬN TÍN DỤNG
CHÍNH THỨC ............................................................................................................ 9
2.3.1. Các nghiên cứu nước ngoài ........................................................................ 10
2.3.2. Các nghiên cứu tại Việt Nam ...................................................................... 10
2.4. ĐỀ XUẤT MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐĐĨ ĐẾN KHẢ NĂNG
TIẾP CẬN VỐN TÍN DỤNG CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪATRÊN
ĐỊA BÀN TỈNH CÀ MAU ....................................................................................... 17
2.4.1. Mơ hình nghiên cứu .................................................................................... 17
2.4.2. Giả thuyết nghiên cứu ................................................................................. 19
CHƯƠNG 3 .............................................................................................................. 25
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................................................. 25
3.1. QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU ............................................................................ 25
3.2. DỮ LIỆUNGHIÊN CỨU ................................................................................... 26
3.2.1.Dữ liệu thứ cấp............................................................................................. 26
3.2.2.Dữ liệu sơ cấp .............................................................................................. 26
3.2.2.1. Chọn điểm điều tra .............................................................................. 26
3.2.2.2. Phương pháp thu dữ liệu sơ cấp .......................................................... 26
3.2.2.3. Cỡ mẫu điều tra, phương pháp chọn mẫu và phân bổ mẫu điều tra .... 27
3.2.2.4. Phương pháp phân tích dữ liệu thu thập .............................................. 28
3.2.2.5. Thiết kế bảng câu hỏi .......................................................................... 29
3.3. PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH DỮ LIỆU ........................................................ 29
3.3.1. Phương pháp phân tích thống kê mơ tả ...................................................... 29
3.3.2. Phương pháp so sánh .................................................................................. 30
3.3.3. Phân tích hồi quy nhị phân Binary Logistic ............................................... 31
3.3.4. Phỏng vấn sâu Chuyên gia/Người am hiểu ................................................ 33
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .................................. 34
4.1. GIỚI THIỆU VỀ ĐỊA BÀN .............................................................................. 34
4.1.1. Vị trí địa lý, tự nhiên................................................................................... 34
4.1.2. Vai trò, vị thế của Cà Mau với sự phát triển của vùng ............................... 35
vi
4.1.3. Khái quát tình hình kinh tế - xã hội ............................................................ 36
4.1.3.1. Tổng sản phẩm trong tỉnh (GRDP) ..................................................... 36
4.1.3.2. Thu, chi ngân sách nhà nước ............................................................... 37
4.1.3.3. Hoạt động tín dụng .............................................................................. 37
4.2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH các DOANH
NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA trên đỊa bàn TỈnh Cà Mau ............................................... 38
4.2.1. Số lượng doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Cà Mau ...................................... 38
4.2.2. Cơ cấu lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Cà Mau ... 39
4.2.3. Quy mô sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Cà Mau . 41
4.2.3.1. Quy mô vốn ......................................................................................... 41
4.2.3.2. Quy mô lao động ................................................................................. 43
4.2.4. Thực trạng về doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Cà
Mau............................................................................................................................ 44
4.2.5. Những thuận lợi, khó khăn của các doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn
tỉnh Cà Mau ............................................................................................................... 46
4.2.5.1. Thuận lợi.............................................................................................. 46
4.2.5.2. Tồn tại, khó khăn ................................................................................. 48
4.2.5.3. Nguyên nhân........................................................................................ 49
4.3. THỐNG KÊ MÔ TẢ MẪU PHỎNG VẤN ....................................................... 50
4.3.1. Cơ cấu mẫu khảo sát ................................................................................... 50
4.3.2. Ngành nghề kinh doanh chủ yếu và tuổi đời của các doanh nghiệp........... 51
4.3.3. Tình hình sử dụng các nguồn vốn trong kinh doanh .................................. 53
4.4. PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KHẢ NĂNG TIẾP CẬN
VỐN TÍN DỤNG CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TRÊN ĐỊA BÀN
TỈNH CÀ MAU ........................................................................................................ 54
4.4.1. Thực trạng tiếp cận tín dụng chính thức của doanh nghiệp nhỏ và vừa ..... 54
4.4.2. Phân tích hồi quy các yếu tố ảnh hưởngđến khả năng tiếp cận vốn tín dụng
của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Cà Mau .................................... 58
4.4.3. Kiểm định các giả thuyết nghiên cứu ......................................................... 61
vii
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT HÀM Ý CHÍNH SÁCH ĐỂ NÂNG
CAO KHẢ NĂNG TIẾP CẬN VỐN CỦA CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT
KINH DOANH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH CÀ MAU ................................................. 62
5.1. KẾT LUẬN CHUNG ......................................................................................... 62
5.2. BỐI CẢNH PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TRÊN ĐỊA
BÀN TỈNH CÀ MAU ............................................................................................... 63
5.2.1. Thuận lợi ..................................................................................................... 63
5.2.2. Khó khăn thách thức ................................................................................... 64
5.3. ĐỀ XUẤT HÀM Ý CHÍNH SÁCH ĐỂ NÂNG CAO KHẢ NĂNG TIẾP CẬN
VỐN CỦA CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT KINH DOANH TRÊN ĐỊA BÀN
TỈNH CÀ MAU ........................................................................................................ 65
5.3.1. Nhóm giải pháp đối với các yếu tố tuổi của người đi vay, trình độ học vấn
và giới tính của chủ doanh nghiệp ............................................................................ 65
5.3.2. Nhóm giải pháp đối với các yếu tố tăng doanh thu và lĩnh vực sản xuất
kinh doanh ................................................................................................................. 66
5.3.3. Nhóm giải pháp về thủ tục vay vốn ............................................................ 66
5.3.4. Nhóm giải pháp Nâng cao năng lực cạnh tranh các doanh nghiệp ưu tiên
hiện có ....................................................................................................................... 68
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................... 69
PHỤ LỤC .................................................................................................................... 1
Phụ lục1: Bảng câu hỏi khảo sát ............................................................................. 1
Phụ lục 2: Kết quả xử lý số liệu .............................................................................. 8
viii
DANH SÁCH CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1: Xác định doanh nghiệp nhỏ và vừa theo Nghị định 39/2018/NĐ-CP ........ 6
Bảng 2.2: Xác định doanh nghiệp nhỏ và vừa theo quy định một số nước ................ 7
Bảng 2.3: Tổng hợp tài liệu lược khảo ...................................................................... 13
Bảng 2.4: Các biến trong mơ hình nghiên cứu đề xuất ............................................. 24
Bảng 3.1: Phân bổ mẫu điều tra theo huyện ............................................................. 28
Bảng 4.1: Số lượng doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Cà Mau .................................... 38
Bảng 4.2: Số lượng doanh nghiệp nhỏ và vừa phân theo lĩnh vực kinh doanh ....... 39
Bảng 4.3: Quy mô vốn của doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Cà Mau ........................ 42
Bảng 4.4: Quy mô lao động của doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Cà Mau năm 2021 ....43
Bảng 4.5: Thực trạng về doanh thu của doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Cà Mau ...... 44
Bảng 4.6: Thực trạng về lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Cà
Mau............................................................................................................................ 46
Bảng 4.7: Giới tính và trình độ học vấn của chủ doanh nghiệp nhỏ và vừa ............. 50
Bảng 4.8: Tuổi và kinh nghiệm quản lý của chủ doanh nghiệp ................................ 51
Bảng 4.9: Loại hình sản xuất của các doanh nghiệp nhỏ và vừa .............................. 52
Bảng 4.10: Những loại nguồn vốn của các doanh nghiệp nhỏ và vừa ...................... 53
Bảng 4.11: Tình trạng vốn lưu động của doanh nghiệp kinh tế tư nhân................... 54
Bảng 4.12: Ý kiến của người đi vay đối với các điều kiện vay vốn ......................... 55
Bảng 4.13: Thông tin về khoản vay .......................................................................... 56
Bảng 4.44: Mức độ hài lòng khi vay vốn ngân hàng ................................................ 57
Bảng 4.15: Kết quả hồi quy yếu tố ảnh hưởng đến tiếp cận tín dụng chính thức ..... 59
ix
DANH SÁCH CÁC HÌNH
Trang
Hình 2.1: Mơ hình nghiên cứu đề xuất ..................................................................... 18
Hình 3.1: Quy trình nghiên cứu của đề tài ................................................................ 25
Hình 4.1: Bản đồ hành chính tỉnh Cà Mau ............................................................... 34
Hình 4.2: Nguồn cung cấp thơng tin về tín dụng ...................................................... 55
Hình 4.3: Những lý do cản trở tiếp cận tín dụng chính thức .................................... 58
Hình 4.4: Tổng hợp kết quả kiểm định giả thuyết nghiên cứu ................................. 62
x
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Ký hiệu viết tắt
Diễn giải
CTCP
Công ty cổ phần
CCHC
Cải cách hành chính
DN
Doanh nghiệp
DNNVV
Doanh nghiệp nhỏ và vừa
ĐBSCL
Đồng bằng sông Cửu Long
NHTM
Ngân hàng thương mại
TNHH
Trách nhiệm hữu hạn
1
CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU
1.1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Cà Mau các doanh nghiệp hiện nay hầu hết chịu
chi phí đầu vào cao, thị trường ln biến động, đầu ra không ổn định, nợ lãi vay
Ngân hàng tăng. Nhà nước đã có chính sách hỗ trợ vay vốn tín dụng nhưng việc tiếp
cận nguồn vốn đối với doanh nghiệp vẫn gặp nhiều trở ngại. Nguyên nhân do số
lượng doanh nghiệp của tỉnh chủ yếu là doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV), đối
tượng các doanh nghiệp này thường có quy mơ khơng lớn, bên cạnh đó là nguồn lực
về tài chính cịn rất hạn chế so với các doanh nghiệp vừa và lớn, hơn nữa học còn
thiếu nhiều về kỹ năng quản lý và các mối quan hệ, khả năng am hiểu và thực hiện
các quy định của pháp luật về kế tốn, kiểm tốn, trình tự thủ tục về xây dựng cơ
bản, về cung cấp thông tin của doanh nghiệp cho ngân hàng còn yếu, chưa minh
bạch gây khó khăn cho ngân hàng trong việc thu thập thông tin để giải quyết cho
vay.
Hơn nữa, kinh tế tư nhân được Chính phủ Việt Nam khuyến khích phát triển.
Nhận thấy tầm quan trọng của các doanh nghiệp (DN) sản xuất kinh doanh nhỏ và
vừa, Nhà nước đã tạo rất nhiều thuận lợi từ thủ tục kinh doanh đến cải cách quản lý
thuế đối tượng này theo hình thức khốn, khơng cần tập hợp hóa đơn, ghi chép sổ
sách, đã tạo điều kiện cho các DNNVV phát triển mạnh mẽ. Hơn nữa, do quy mô
các DN sản xuất kinh doanh không lớn (số lượng lao động không quá 10 - 15 người
lại hầu hết là người trong gia đình) nên việc quản lý các đơn vị này cũng không quá
khó khăn, chưa kể đến việc các hộ kinh doanh đăng ký thuế theo hình thức thuế
khốn thì khơng cần tập hợp hóa đơn cũng khơng cần thực hiện các ghi chép sổ
sách, báo cáo tài chính hay báo cáo thuế theo quy định như các loại hình doanh
nghiệp khác. Mặt khác, những điều kiện khách quan từ môi trường và truyền thống
của nền văn hóa Việt Nam cũng tạo điều kiện thuận lợi cho các DN xuất kinh doanh
2
phát triển nhờ tận dụng các bí quyết sản xuất truyền thống và kinh nghiệm tích lũy
qua nhiều thế hệ. Điều này cho phép phát huy những ngành nghề truyền thống để
tạo ra những sản phẩm độc đáo phục vụ cho nhu cầu của xã hội.
Hệ thống ngân hàng không ngừng phát triển, đến nay tỉnh Cà Mau có 36 tổ
chức tín dụng hoạt động với 206 địa điểm có giao dịch ngân hàng. Thực hiện tốt vai
trò trung gian tài chính, huy động vốn, mở rộng cho vay có hiệu quả, đáp ứng tốt
các nhu cầu tiền tệ, thanh toán trên địa bàn. Quan tâm giải quyết các vấn đề bất cập
đối với các doanh nghiệp, tập trung vốn cho các lĩnh vực ưu tiên như cho vay phục
vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn, sản xuất, kinh doanh xuất khẩu, doanh
nghiệp nhỏ và vừa, công nghiệp hỗ trợ. Ước đến cuối năm 2021, tổng vốn huy động
đạt 50.000 tỷ đồng, gấp 2,2 lần so thực hiện năm 2011, tăng bình quân 13,9%/năm.
Tổng dư nợ cho vay của các ngân hàng 90.000 tỷ đồng, gấp 2,5 lần so năm 2011,
tăng bình quân 10,9%/năm. Tỷ lệ nợxấu trên tổng dư nợ của các tổ chức tín dụng
trên địa bàn đã giảm, ước đến năm 2020 còn 1,80% (năm 2011 là 1,92%).
Theo số liệu của Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký DN, trong 6 tháng đầu năm
2020, tại Cà Mau có: 132 DN đăng ký tạm ngừng kinh doanh có thời hạn (chiếm
8,2% vùng Đồng bằng Sơng Cửu Long và chiếm 0,5% cả nước), tăng 21,1% so với
cùng kỳ năm 2019 (cả nước có 29.169 DN tạm ngừng kinh doanh, tăng 38,2% so
cùng kỳ 2019); 98 DN tạm ngừng hoạt động chờ làm thủ tục giải thể (chiếm 4,1%
vùng Đồng bằng Sông Cửu Long và chiếm 0,5% cả nước), giảm 41,0% so với cùng
kỳ năm 2019 (cả nước có 19.625 DN tạm ngừng chờ giải thể, giảm 10,2% so cùng kỳ
2019);50 DNhoàn tất thủ tục giải thể (chiếm 6,7% vùng Đồng bằng Sông Cửu Long
và chiếm 0,7% cả nước), giảm 91,5% so với cùng kỳ năm 2019(cả nước có 7.433
DN giải thể, giảm 5,0% so với cùng kỳ 2019).
Ngoài ra, theo số liệu của Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp,
trong 6 tháng đầu năm 2020, tại Cà Mau có 105 DN khơng hoạt động tại địa chỉ đã
đăng ký (chiếm 6,0% vùng Đồng bằng Sông Cửu Long và 0,5% cả nước), tăng
16,7% so cùng kỳ năm 2019 (cả nước có 22.398 DN khơng hoạt động tại địa chỉ đã
đăng ký, tăng 33,9% so cùng kỳ 2019).
3
Trong thời điểm hiện nay, đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa với nhiều hạn
chế về năng lực tài chính, nguồn nhân lực, chiến lược kinh doanh nên việc tiếp cận
với nguồn vốn đối với nhóm doanh nghiệp này gặp nhiều khó khăn khi học có nhu
cầu tiếp cận. Thêm vào đó, những biến động về tình hình kinh tế - chính trị thế giới
đã tác động mạnh mẽ và trực tiếp đến hoạt động tín dụng ngân hàng tại Việt Nam,
đặc biệt là hoạt động tín dụng doanh nghiệp. Do đó, tín dụng doanh nghiệp ngày
nay càng phải được chú trọng về quy trình, chặt chẽ khi quyết định cho vay. Với
tầm quan trọng đó, tác giả chọn đề tài “Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp
cận vốn tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Cà Mau” làm
luận văn tốt nghiệp thạc sĩ của mình.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu chung
Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận vốn tín dụng của các
doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Cà Mau; từ đó, khuyến nghị chính sách
nhằm nâng cao khả năng tiếp cận vốn của các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh
trên địa bàn tỉnh Cà Mau.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
Mục tiêu 1: Nhận diện các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận vốn tín
dụng của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Cà Mau.
Mục tiêu 2: Phân tích mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đó đến khả năng tiếp
cận vốn tín dụng của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Cà Mau.
Mục tiêu 3: Khuyến nghị một số hàm ý chính sách qua đó giúp nâng cao khả
năng tiếp cận vốn của các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh Cà
Mau.
1.3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU VÀ GIẢ THUYẾT CẦN KIỂM ĐỊNH
1.3.1. Câu hỏi nghiên cứu
Câu hỏi 1: Các yếu tố nào ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận vốn tín dụng của
các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Cà Mau?
4
Câu hỏi 2: Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đó đến khả năng tiếp cận vốn tín
dụng của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Cà Mau như thế nào?
Câu hỏi 3: Những hàm ý chính sách nào cần được đề xuất để nâng cao khả
năng tiếp cận vốn của các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh Cà
Mau?
1.3.2. Giả thuyết lý thuyết cần kiểm định
Giả thuyết H0: Khả năng tiếp cận vốn tín dụng của các doanh nghiệp nhỏ và
vừatrên địa bàn tỉnh Cà Mau không chịu ảnh hưởng bởi yếu tố nào.
Giả thuyết H1: Khả năng tiếp cận vốn tín dụng của các doanh nghiệp nhỏ và
vừatrên địa bàn tỉnh Cà Mau chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố.
1.4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
- Đối tượng nghiên cứu:
+ Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp
cận vốn tín dụng của các DNNVV.
+ Đối tượng khảo sát: Đối tượng khảo sát là các DNNVV trên địa bàn tỉnh
Cà Mau.
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Phạm vi về thời gian: Các số liệu thứ cấp sử dụng trong luận văn được thu
thập chủ yếu trong khoảng từ 3 năm, từ 2019 đến 2021, số liệu sơ cấp được thu thập
trong tháng 06 - 09/2022.
+ Phạm vi về không gian: Các DNNVV hoạt động trên địa bàn tỉnh Cà Mau
gồm thành phố Cà Mau và 08 huyện (Thới Bình, Trần Văn Thời, Cái Nước, Phú
Tân, Đầm Dơi, Năm Căn, Ngọc Hiển, U Minh).
- Phạm vi về nội dung: Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp
cận vốn tín dụng đối với các DNNVV trên địa bàn tỉnh Cà Mau.
1.5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối với mục tiêu (1): sử dụng phương pháp thống kê mô tả để đánh giá thực
trạng hoạt động sản xuất kinh doanh các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh
Cà Mau.
5
Đối với mục tiêu (2): Để xác định mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đó đến
khả năng tiếp cận vốn tín dụng của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh
Cà Mau, đề tài sử dụng mơ hình hồi quy Binary Logistic.
Đối với mục tiêu 3: Trên cơ sở kết quả phân tích có được từ mục tiêu 1 và 2,
đề tài đề xuất một số hàm ý chính sách để nâng cao khả năng tiếp cận vốn của các
doanh nghiệp sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh Cà Mau.
1.6. BỐ CỤC CỦA LUẬN VĂN
Ngoài Lời cam đoan; Lời cảm ơn; Tóm tắt; Mục lục; Danh sách bảng; Danh
sách hình; Danh mục từ viết tắt; Tài liệu tham khảo; và Phụ lục, đề tài này được
trình bày trong 5 chươngnhư sau:
- Chương 1. Giới thiệu tổng quan về nghiên cứu.
- Chương 2. Cơ sở lý thuyết và mơ hình nghiên cứu.
- Chương 3. Thiết kế nghiên cứu.
- Chương 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận.
- Chương 5. Kết luận và Hàm ý chính sách.
1.7. Ý NGHĨA THỰC TIỂN CỦA ĐỀ TÀI
Luận văn có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo cho hoạt động nghiên
cứu,giảng dạy. Những quan điểm và giải pháp được đề xuất có thể gợi mở cho các
Cơ quan quản lý nhà nước trong việc thực thi các chính sách, hạn chế tình trạng các
chính sách hỗ trợ DN khó triển khai trong thực tế, một số trường hợp phải chờ các
hướng dẫn từ Trung ương (thời gian kéo dài, quy trình xem xét hỗ trợ phức tạp…).
Đồng thời giúp các DN sử dụng hợp lý nguồn vốn tín dụng ngân hàng nhằm cải
thiện tốc độ tăng trưởng và đạt hiệu quả hoạt động bền vững. Các DN khác có thể
tham khảo và vận dụng phù hợp với điều kiện của mình để hỗ trợ tăng trưởng và
đạt hiệu quả cao hơn.
6
CHƯƠNG 2
CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU
2.1. KHÁI NIỆM VÀ CƠ SỞ PHÂN LOẠI DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA
2.1.1. Khái niệm doanh nghiệp nhỏ và vừa
Theo Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa 2017, DNNVV bao gồm doanh
nghiệp siêu nhỏ, doanh nghiệp nhỏ và doanh nghiệp vừa, có số lao động tham gia
bảo hiểm xã hội bình qn năm khơng q 200 người và đáp ứng một trong hai tiêu
chí sau đây:
- Tổng nguồn vốn khơng quá 100 tỷ đồng.
- Tổng doanh thu của năm trước liền kề không quá 300 tỷ đồng.
2.1.2. Cơ sở phân loại doanh nghiệp nhỏ và vừa
Xác định quy mô DN cần dựa vào lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp. Cụ
thể, Nghị định 39/2018/NĐ-CP quy định:
Bảng 2.1: Xác định doanh nghiệp nhỏ và vừa theo Nghị định 39/2018/NĐ-CP
Lĩnh vực
hoạt động
Doanh nghiệp nhỏ
Doanh nghiệp vừa
Số lao động tham gia
Số lao động tham gia
BHXH bình qn năm: BHXH bình qn năm: từ
Nơng nghiệp, lâm nghiệp, thủy
sản, công nghiệp, xây dựng
từ >10 – 100 người
>100 - 200 người
Tổng doanh thu của
Tổng doanh thu của năm: từ
năm: từ >3 - 50 tỷ đồng >50 - 200 tỷ đồng hoặc tổng
hoặc tổng nguồn vốn: từ nguồn vốn: từ >20 - 100 tỷ
Thương mại, dịch vụ
>3 - 20 tỷ đồng.
đồng.
Số lao động tham gia
Số lao động tham gia
BHXH bình quân năm: BHXH bình quân năm: từ
từ >10 - 50 người
>50 - 100 người
7
Tổng doanh thu của
Tổng doanh thu của năm: từ
năm: từ >10 - 100 tỷ >100 - 300 tỷ đồng hoặc
đồng hoặc tổng nguồn tổng nguồn vốn: từ >50 vốn: từ >3 - 50 tỷ đồng. 100 tỷ đồng.
Nguồn: Nghị định 39/2018/NĐ-CP (2018)
Tuy nhiên, phân loại DNNVV cũng dựa trên độ lớn hay qui mô của DN và
phụ thuộc vào nhiều tiêu thức. Theo tiêu chuẩn của Ngân hàng Thế Giới (WB) và
Cơng ty Tài Chính Quốc Tế (IFC) các DN được chia theo qui mô sau:
Bảng 2.2: Xác định doanh nghiệp nhỏ và vừa theo quy định một số nước
Phân
loại
Quốc gia
DNNVV
Số lao động
Các tiêu chí áp
dụng: Tổng số vốn
hoặc giá trị tài sản
Doanh thu /năm
Úc
DN nhỏ
DN vừa
1-99 người
100- 499 người
Không quy định
Không quy định
Đức
DN nhỏ
DN vừa
< 49 người
< 499 người
Không quy định
Dưới 1 triệu mác
1-100 triệu mác
Indo
DN nhỏ
DN vừa
5-19 người
20-29 người
Khoảng 70 triệu
Rupi
Không quy định
Nhật Bản
DN nhỏ
và vừa
<100 người:bán buôn
<50 người : bán lẻ
<300 người: chế tạo
<30 triệu Yên
<10 triệu Yên
<100 triệu Yên
Không quy định
Singapore
DN nhỏ
và vừa
Không quy định
<10 triệu $
Không quy định
Thái Lan
DN nhỏ
và vừa
<50 người
<20 triệu Baht
Không quy định
Malaysia
DN nhỏ
và vừa
<250 người
<1 triệu Ringis
Không quy định
Mỹ
DN nhỏ
và vừa
< 500 người/chế tạo
<80.000$/bán lẻ
Không quy định
<220.000$/bán buôn
<1triệu$/nông nghiệp
Nguồn: Theo tổng hợp của tác giả (2022)
8
2.2. TÍN DỤNG VÀ TÍN DỤNG NGÂN HÀNG
2.2.1. Khái niệm về tín dụng và tín dụng ngân hàng
Theo Hội nghị thượng đỉnh tồn cầu về tín dụng vi mơ tại Washington tháng 2
năm 1997 thì “Tín dụng vi mơ là việc cung cấp các khoản vay quy mô nhỏ đến đối
tượng người nghèo với mục đích giúp những người thụ hưởng thực hiện các dự án
sản xuất kinh doanh để tạo thuận lợi từ đó nâng cao chất lượng đời sống cho cả
người vay vốn và gia đình của họ”.
Theo quan điểm của Ngân hàng phát triển châu Á (ADB): “Tài chính vi mơ là
việc cung cấp một phạm vi rộng các dịch vụ tài chính như tiền gửi, tài khoản tiết
kiệm thanh toán, bảo hiểm, chuyển tiền cho người nghèo hoặc các hộ gia đình có
thu nhập thấp, cho những hoạt động kinh doanh cá thể hoặc doanh nghiệp rất nhỏ”.
Tóm lại tín dụng là sự chuyển nhượng tạm thời quyền sử dụng một lượng giá
trị nhất định dưới hình thức hiện vật hoặc tiền tệ trong một thời gian nhất định từ
người cho vay sang người đi vay và đến hạn phải trả lại với một lượng giá trị lớn
hơn lượng ban đầu.
2.2.2. Chức năng của tín dụng
2.2.2.1. Chức năng tập trung và phân phối lại vốn tiền tệ:
Đây là chức năng cơ bản nhất của tín dụng, nhờ chức năng này của tín dụng
mà các nguồn vốn tiền tệ trong xã hội được điều tiết từ nơi “thừa” sang nơi “thiếu”
để sử dụng nhằm phát triển nền kinh tế.
Tập trung và phân phối lại vốn tiền tệ là yếu tố quan trọng để thực hiện chức
năng quan trọng của tín dụng. Cả hai mặt tập trung và phân phối lại vốn điều lệ
được thực hiện theo nguyên tắc hồn trả. Vì vậy, tín dụng có ưu thế rõ rệt, nó kích
thích mặt tập trung vốn, thúc đẩy việc sử dụng vốn có hiệu quả.
Nhờ chức năng tập trung và phân phối lại vốn tiền tệ của tín dụng mà phần lớn
nguồn tiền trong xã hội từ chỗ tiền “nhàn rỗi” một cách tương đối đã được huy động
và để đáp ứng cho các yêu cầu trong kinh doanh bao gồm sản xuất và đáp ứng nhu
cầu của các cá nhân, qua đó giúp cho dịng vốn có thể quay vòng tránh để vốn nhà rỗi
quá lâu làm giảm hiệu quả của các nguồn vốn xã hội.
9
2.2.2.2. Chức năng tiết kiệm tiền mặt và chi phí lưu thơng cho xã hội
Nhờ hoạt động của tín dụng mà nó có thể phát huy chức năng tiết kiệm tiền
mặt và chi phí lưu thơng cho xã hội, điều này thể hiện qua các mặt sau đây:
- Hoạt động tín dụng, trước hết nó tạo điều kiện cho sự ra đời của các cơng cụ
lưu thơng tín dụng như thương phiếu, kỳ phiếu ngân hàng, các loại séc, các phương
tiện thanh tốn hiện đại như thẻ tín dụng, thẻ thanh toán,… cho phép thay thế một
số lượng lớn tiền mặt lưu hành (kể cả tiền đúc bằng kim loại quý như trước đây và
tiền giấy hiện nay), nhờ đó làm giảm bớt các chi phí có liên quan như in tiền, đúc
tiền, vận chuyển, bảo quản tiền,…
- Với hoạt động của tín dụng, đặc biệt là tín dụng ngân hàng đã mở ra một khả
năng lớn trong việc mở tài khoản và giao dịch thanh tốn thơng qua ngân hàng dưới
các hình thức chuyển khoản hoặc bù trừ cho nhau.
- Nhờ hoạt động của tín dụng, mà các nguồn vốn trong đang nằm trong xã hội
được huy động để sử dụng cho các nhu cầu của sản xuất và lưu thơng hàng hóa sẽ
có tác dụng tăng tốc độ chu chuyển vốn trong phạm vi an toàn xã hội.
2.2.2.3. Chức năng phản ánh và kiểm soát các hoạt động kinh tế
Đây là chức năng phát sinh, hệ quả của hai chức năng trên.
Sự vận động của vốn tín dụng phần lớn là sự vận động gắn liền với sự vận
động của vật tư, hàng hóa, chi phí trong các xí nghiệp các tổ chức kinh tế, vì vậy
qua đó tín dụng khơng những là tấm gương phản ánh hoạt động kinh tế của doanh
nghiệp mà cịn thơng qua đó thực hiện việc kiểm soát các hoạt động nhằm ngăn
chặn các hiện tượng tiêu cực lãng phí, vi phạm luật pháp trong hoạt động sản xuất
kinh doanh của các doanh nghiệp.
2.3. LƯỢC KHẢO CÁC NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN VỀ TIẾP CẬN TÍN
DỤNG CHÍNH THỨC
Phần tổng quan tài liệu này tác giả lược khảo và trình bày một số nghiên cứu
có liên quan đến nội dung nghiên cứu lý luận chung về tiếp cận tín dụng chính thức,
các nhân tố ảnh hưởng đến tiếp cận tín dụng chính thức, làm cơ sở cho việc thiết kế
các nội dung nghiên cứu.
10
2.3.1. Các nghiên cứu nước ngoài
Zhu & De’Armond (2005) đã tiến hành nghiên cứu ảnh hưởng của các yếu tố
nhân khẩu học, kinh tế đến cho vay tiêu dùng.Nghiên cứu sử dụng thông tin từ khảo
sát chi tiêu tiêu dùng của 7.579 hộ gia đình ở Hoa Kỳ năm 2001, tác giả sử dụng mơ
hình hồi quy logit, đã kết luận được các yếu tố có ý nghĩa thống kê tới khả năng tiếp
cận tín dụng tiêu dùng của hộ bao gồm: Chủng tộc, tình trạng hơn nhân, tình trạng
việc làm và trình độ học vấn của chủ hộ, thu nhập.Các yếu tố tác động cùng chiều
đến khả năng tiếp cận tín dụng chính thức gồm có: chủng tộc là người da trắng sẽ có
khả năng tiếp cận tín dụng cao hơn so với người da vàng (hệ số hồi quy là 0,432);
Trình độ học vấn là đại học sẽ làm tăng khả năng tiếp cận tín dụng (hệ số hồi quy là
0,290); Thu nhập trước thuế tăng làm tăng khả năng tiếp cận tín dụng (hệ số hồi quy
là 0,007). Các yếu tố có ảnh hưởng ngược chiều đến khả năng tiếp cận tín dụng
chính thức gồm có: Chủ hộ độc thân, thất nghiệp.
Nhóm tác giả: John E.Akten; Yasuyuki Sawada; Keijiro Otsuka, (2006), ‘‘The
Determinants of Credit Access and Its Impacts on Micro and Small Enterprises: The
case of Garment producers in Kenya’’ (Các yếu tố quyết định đến việc tiếp cận
nguồn tín dụng và những tác động của nó đến các doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ:
Trường hợp những nhà sản xuất y phục tại Kenya). Nghiên cứu phát hiện và phân
tích những nhân tố ảnh hưởng đến việc tiếp cận vốn tín dụng của các doanh nghiệp
nhỏ và siêu nhỏ. Nghiên cứu chỉ ra rằng: (i) Các nhà sản xuất kinh doanh giải quyết
tình trạng thiếu vốn tín dụng bằng cách vay mượn từ các nguồn tín dụng khác nhau,
trong đó có ROSCA(Đây là hình thức tín dụng tập thể giống như Hụi (ở miền Nam)
hay Hội (ở miền Bắc)); (ii) Trình độ chun mơn cũng như học vấn của người quản
lý ảnh hưởng đến việc vay vốn (khả năng tiếp cận vốn) của các DNNVV.
2.3.2. Các nghiên cứu tại Việt Nam
Võ Thành Danh (2008) đã nghiên cứu về khả năng tiếp cận tín dụng ngân
hàng của các doanh nghiệp tư nhân ở ĐBSCL. Trong nghiên cứu này, tác giả dựa
trên lý thuyết quản trị tài chính: tiêu chuẩn 5C để đề xuất mơ hình phân tích các yếu
tố ảnh hưởng đến số tiền thực tế mà ngân hàng cho doanh nghiệp vay. Cụ thể, mô
11
hình các yếu tố ảnh hưởng đến số tiền thực tế mà ngân hàng cho doanh nghiệp vay
được chia thành 3 nhóm yếu tố, bao gồm: (1) mức độ tín nhiệm của ngân hàng, (2)
tài sản thế chấp vay và (3) các yếu tố thuộc về công ty (như: loại hình cơng ty,
ngành nghề kinh doanh, mục đích vay, khả năng thanh toán nợ vay và các yếu tố về
quy mô công ty như tổng tài sản, tổng vốn chủ sở hữu, tổng doanh thu). Số liệu thứ
cấp được thu thập từ 121 bộ hồ sơ vay vốn của doanh nghiệp, do 13 NHTM/chi
nhánh NHTM cung cấp. Mơ hình hồi quy tuyến tính bội đã được sử dụng trong
nghiên cứu. Kết quả phân tích hồi quy cho thấy, các yếu tố: (1) loại hình doanh
nghiệp, (2) ngành nghề kinh doanh, (3) khả năng thanh tốn, (4) mức độ tín nhiệm
của ngân hàng đối với doanh nghiệp và (5) tổng vốn chủ sở hữu là những yếu tố ảnh
hưởng đến số tiền vay được của doanh nghiệp. Kết quả nghiên cứu cịn cho thấy,
các cơng ty tư nhân thường được xét vay ít hơn so với các doanh nghiệp khác. Các
doanh nghiệp tư nhân thuộc lĩnh vực nông-lâm-ngư thường được xét vay nhiều hơn
so với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh khác. Doanh nghiệp
có tỷ số khả năng thanh tốn càng cao thì được xét vay nhiều hơn. Nếu mức độ tín
nhiệm của ngân hàng tăng lên thì, số tiền được xét vay sẽ nhiều hơn. Tổng vốn tự
có càng nhiều thì, doanh nghiệp có thể được xét vay nhiều hơn. Cuối cùng, mặc dù
hai yếu tố tổng tài sản và tổng doanh thu có ảnh hưởng có ý nghĩa thống kê lên số
tiền được xét vay, nhưng mức độ ảnh hưởng của chúng hầu như rất nhỏ và không
đáng kể.
Nguyễn Hồng Hà và ctg (2013) đã phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến khả
năng tiếp cận vốn tín dụng của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Trà
Vinh. Số liệu sử dụng trong nghiên cứu được thu thập từ 120 doanh nghiệp và 10
NHTM tại tỉnh Trà Vinh. Các phương pháp phân tích như thống kê mơ tả, mơ hình
hồi quy đa biến đã được sử dụng trong nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu cho thấy,
các nhân tố ảnh hưởng khả năng tiếp cận vốn tín dụng của các doanh nghiệp nhỏ và
vừa gồm: (1) uy tín doanh nghiệp, (2) tài sản đảm bảo, (3) tính minh bạch báo cáo
tài chính, (4) năng lực quản lý, (5) khả năng lập phương án kinh doanh, (6) chính
12
sách cho vay, (7) lãi suất. Trong đó, nhân tố uy tín doanh nghiệp tác động mạnh
nhất đến khả năng tiếp cận vốn tín dụng tại Trà Vinh.
Bùi Văn Trịnh và Trần Thị Ngọc Quyên (2016) đã nghiên cứu các giải pháp
nâng cao khả năng tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng của DNNVV tại thành phố Cần
Thơ. Trong nghiên cứu này, nhóm tác giả tập trung phân tích các nhân tố ảnh hưởng
đến khả năng vay vốn ngân hàng; từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao
khả năng tiếp cận vốn của các DNNVV. Số liệu nghiên cứu được thu thập từ 206
DNNVV đang hoạt động tại quận Ninh Kiều, quận Bình Thủy, huyện Phong Điền
trên địa bàn thành phố Cần Thơ. Bằng phương pháp phân tích bằng mơ hình Probit,
Tobit, nghiên cứu đã chỉ ra những nhân tố ảnh hưởng đến khả năng vay vốn ngân
hàng của DNNVV là: kinh nghiệm của người quản lý doanh nghiệp, thời gian phát
sinh quan hệ nghiệp vụ với ngân hàng, tỷ số sinh lời ROE, tỷ lệ nợ của doanh
nghiệp, mục đích vay vốn của doanh nghiệp và tài sản thế chấp. Những nhân tố ảnh
hưởng đến quy mô lượng vốn vay ngân hàng của DNNVV là: kinh nghiệm của
người quản lý doanh nghiệp, thời gian phát sinh quan hệ nghiệp vụ với ngân hàng,
quy mô của doanh nghiệp, tỷ số sinh lời ROE, mục đích vay vốn của doanh nghiệp
và tài sản thế chấp.
Nguyễn Trần Xuân Linh (2016) đã nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến khả
năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng chính thức của DNNVV trên địa bàn thành phố
Hồ Chí Minh. Với dữ liệu khảo sát từ 165 DNNVV trên địa bàn thành phố Hồ Chí
Minh, thơng qua kiểm định độ tin cậy thang đo với hệ số Cronbach’s Alpha, phân
tích nhân tố khám phá và mơ hình hồi quy tuyến tính bội, nghiên cứu đã góp phần
bổ sung cho các nghiên cứu trước đây theo hướng lượng hóa một số biến định tính
như tính minh bạch của báo cáo tài chính, hóa đơn chứng từ hợp lệ, thiện chí trả nợ
của doanh nghiệp,... nhằm đo lường tác động của các nhân tố này ảnh hưởng như
thế nào đến khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng chính thức của các DNNVV trên
địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. Kết quả nghiên cứu cho thấy có 4 nhóm nhân tố
ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận vốn tín dụng chính thức của DNNVV là năng lực
13
của doanh nghiệp, bất cân xứng thông tin giữa tổ chức tín dụng và doanh nghiệp,
rào cản từ tổ chức tín dụng, khả năng tiếp cận thơng tin của doanh nghiệp hạn chế,
trong đó năng lực của DNNVV được xem là nhân tố tác động mạnh nhất đến khả
năng tiếp cận vốn của doanh nghiệp nhỏ và vừa. Về khả năng tiếp cận vốn tín dụng
chính thức của các DNNVV hiện nay được đánh giá ở mức thấp.
Trần Quốc Hoàn (2018) cũng đã phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến khả
năng tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng của các DNNVV tại tỉnh Phú Thọ. Kết quả
nghiên cứu cho thấy chi phí vay vốn và lịch sử vay nợ có tác động ngược chiều và
là hai nhân tố ảnh hưởng lớn nhất đến khả năng tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng của
các DNNVV; các nhân tố năng lực của lãnh đạo doanh nghiệp và đội ngũ cố vấn,
mối quan hệ của doanh nghiệp, tài sản đảm bảo, khả năng trả nợ, chính sách tín
dụng của ngân hàng, và chính sách hỗ trợ của Chính phủ và địa phương là những
nhân tố có tác động thuận chiều đến khả năng tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng của
các DNNVV.
Huỳnh Bảo Trân (2016) đã phân tích khả năng tiếp cận tín dụng chính thức
của doanh nghiệp nhỏ và vừa tại thành phố Bến Tre. Tác giả đã tiến hành khảo sát
131 doanh nghiệp có nộp hồ sơ vay vốn tại 3 ngân hàng trên địa bàn dựa vào số liệu
thứ cấp thu thập được từ các ngân hàng và số liệu sơ cấp phỏng vấn các nhà quản lý
doanh nghiệp. Các phương pháp phân tích như thống kê mơ tả và mơ hình hồi quy
nhị phân đã được sử dụng trong nghiên cứu, nhằm tìm các nhân tố ảnh hưởng đến
khả năng tiếp cận tín dụng tại thành phố Bến Tre. Kết quả nghiên cứu cho thấy, có 3
nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng của doanh nghiệp nhỏ và vừalà
(1) lợi nhuận của doanh nghiệp, (2) tỷ lệ tài sản đảm bảo và (3) số lượng ngân hàng
tiếp thị.
Võ Thị Thu và cộng sự (2020) đã phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến tiếp
cận tín dụng chính thức của hộ kinh doanh cá thể trên địa bàn thành phố Cần Thơ,
đo lường mức độ tác động và tầm quan trọng của các yếu tố đến khả năng tiếp cận
vốn, đề xuất các giải pháp nhằm giúp các hộ kinh doanh có thể tiếp cận nguồn vốn
chính thức được dễ dàng. Nghiên cứu sử dụng các phương pháp thu thập số liệu