Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Chế tạo thiết bị tự động hóa giúp người trồng thanh long pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (106.77 KB, 4 trang )

Chế tạo thiết bị tự động hóa giúp người trồng
thanh long

Người nông dân chong đèn cho thanh long ra hoa luôn đối mặt với nạn
trộm dây điện hoành hành, điện giật, canh tắt - mở hoặc bóng đèn phát nổ khi
mưa bất ngờ gây nhiều thiệt hại. Anh Đào Phi Hải, ở Bình Thuận, đã nghiên
cứu và chế tạo thành công “Tủ điều khiển chong đèn thanh long tự động”
khắc phục những bất lợi trên. Ngoài ra, người trồng thanh long có thể điều
khiển thiết bị từ xa bằng điện thoại di động…
Sáng tạo do bức xúc
Sau khi tốt nghiệp đại học ngành kinh tế, anh Đào Phi Hải (SN 1984) trở về
vùng quê biển Bình Thuận (thôn Văn Lâm, xã Hàm Mỹ, huyện Hàm Thuận Nam).
Gia đình Hải trồng thanh long, thấu hiểu khó khăn lúc chong đèn và bức xúc trước
nạn trộm hoành hành, Hải nảy sinh ý tưởng thiết lập hệ thống điều khiển tự động
và báo trộm. Bắt tay nghiên cứu suốt hai năm liền cùng với sự hỗ trợ của hai người
bạn, tủ điều khiển chong đèn thanh long tự động ra đời năm 2010. Kết quả thử
nghiệm vượt mong đợi, hiện đã có hơn 10 vườn thanh long ứng dụng và đang triển
khai lắp đặt cho nhiều nơi.
Hải cho biết, đây là thiết bị hoàn toàn được nghiên cứu thiết kế, chế tạo tại Việt
Nam. Thiết bị có bộ phận đo đếm sẽ hiển thị mức điện áp và dòng điện của hệ
thống, căn cứ vào đó người sử dụng lắp đặt số lượng bóng (công suất tải điện) phù
hợp, tránh việc quá tải làm hư hỏng máy biến áp đắt tiền. Hệ thống điều khiển hoàn
toàn bằng tiếng Việt, giao diện rất trực quan, áp dụng cho vườn nhỏ đến trang trại
lớn. Ngoài ra, thiết bị còn có thể áp dụng điều khiển hẹn giờ hệ thống tưới phun tự
động, tưới nhỏ giọt đối với vườn thanh long. Không chỉ cảnh báo, phát tín hiệu mất
trộm dây điện mà còn cảnh báo mất trộm tủ điện (chính bản thân nó) cả trong hai
trường hợp có điện hoặc cúp điện (trạm biến áp mất điện). Khi bị cúp điện, hệ
thống cảnh báo trộm sẽ chuyển sang dùng nguồn điện từ ắc quy gắn sẵn, có thể
hoạt động được 24 giờ. Do đó, ngay cả khi bị cúp điện, hệ thống vẫn sẽ hoạt động
bình thường. Nhờ tính linh hoạt và tiện ích, lắp đặt thiết bị này giúp nông dân trồng
thanh long giảm nỗi lo cũng như không mất thời gian canh chừng hàng đêm suốt


vụ chong đèn.
Khả năng tự vận hành
Ngoài chức năng chong đèn cho cây thanh long ra hoa nghịch vụ, thiết bị còn
được tự động hóa cao. Anh Đào Phi Hải cho biết, chỉ cần điều chỉnh trước giờ tắt
mở và các chức năng, sau đó thiết bị tự làm việc liên tục (chính xác giờ hẹn 100%),
không cần đến người, hạn chế nguy hiểm do tiếp xúc với công tắc điện. Thiết bị
điều chỉnh tự động tắt đèn khi có trời mưa có thể tùy mưa nhỏ, mưa lớn. Khi có
trộm hay đứt cầu chì, thiết bị cảm biến sẽ theo dõi tình trạng dây điện và bóng đèn.
Phát hiện có sự thay đổi như dây bị cắt trộm, cháy cầu chì, cháy bóng thiết bị lập
tức phát cảnh báo bằng âm thanh - hú còi (báo động tại chỗ) hoặc thông báo qua
điện thoại (báo động từ xa) cho người sử dụng biết để có phương án ứng phó kịp
thời. Ngoài chức năng tự động vận hành, người dân dễ dàng điều khiển bật, tắt hệ
thống đèn bằng điện thoại di động dù họ đang ở bất cứ đâu.
Thiết bị giúp người dân không cần thuê công nhân điều khiển hệ thống đèn như
trước đây (tiết kiệm 9 triệu đồng/vụ, tương ứng với thuê một người chong đèn suốt
vụ khoảng 9 tháng). Vườn thanh long chong 500 - 800 bóng đèn, khi mưa bất chợt
không ngắt điện kịp, chỉ trong một đêm số bóng bị hư (nổ) khoảng 100 bóng, thiệt
hại khoảng 470.000 đồng. Suốt vụ, nếu gặp mưa nhiều lần có thể thiệt hại nhiều
triệu đồng. Trộm dây điện chong đèn xuất hiện hầu hết vườn trồng thanh long ở
Bình Thuận, Long An, Tiền Giang. Giá của một cuộn dây điện khoảng 800.000
đồng, mỗi vườn cần từ 20 đến 50 cuộn. Do vậy khi xảy ra mất cắp, người dân phải
chịu thiệt hại rất lớn. Với mức đầu tư ban đầu là 12.200.000 đồng (lắp đặt miễn phí,
bảo hành 18 tháng), thiết bị có thể sử dụng trong 10 năm. So với áp dụng chong
đèn thủ công, mỗi năm người dân sẽ tiết kiệm trên 10 triệu đồng.

×