Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Người sở hữu những cây kiểng “độc chiêu” pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (362.22 KB, 5 trang )

Người sở hữu những cây kiểng “độc chiêu”

Các bậc tiền bối chơi cây kiểng rất công phu và lịch lãm. Đối với
họ, mỗi gốc kiểng đều phải có hồn, mang được vẻ đẹp thâm trầm, kín
đáo và tiềm ẩn một triết lý sống như nhà văn quá cố Sơn Nam đã từng
viết: “Non bộ và kiểng bắt nguồn từ một triết lý, nói nôm na là một đạo
nghệ, đạo nghĩa”.
Ngày xưa, thú chơi cây kiểng thường là lãnh vực của những người lớn
tuổi, những người cao sang quyền quý, nhưng ngày nay, bất kể già trẻ, giàu
nghèo, ai cũng say mê thích thú. Điển hình như anh Ngũ Quốc Thông ở
phường An Hòa, thành phố Cần Thơ, ngoài công việc ở cơ quan ra, anh đã
dùng hết thời gian còn lại để chăm chút, chắt chiu cho vườn kiểng của mình.
Lúc đầu anh chỉ chơi vài ba cây cốt để thư giãn, nhưng càng chơi anh càng
say mê. Suốt gần 10 năm qua, anh đã bỏ công lặn lội khắp đó đây để săn tìm
những cây hay, dáng đẹp như săn tìm báu vật, mang về thuần dưỡng, cắt tỉa,
uốn sửa và tạo dáng. Bằng niềm say mê cộng thêm với đôi bàn tay tài hoa
của mình, anh đã tạo dựng được một vườn kiểng thật đáng giá. Tuy không
đồ sộ nhưng cây nào cũng có dáng thế độc đáo với nhiều chủng loại, từ
kiểng nòi như mai vàng, kim quýt, khế, sung, mai chiếu thủy cho đến
kiểng rừng như ổi, vú sữa, bằng lăng, lộc vừng Để tiếp tục đầu tư cho
vườn kiểng, anh vừa chơi vừa kết hợp với kinh doanh. Nhờ vậy mà mỗi năm
anh thu nhập cả trăm triệu đồng từ tiền bán kiểng và một gia tài quý báu với
hàng trăm gốc kiểng đủ loại.
Kiểng nhà anh hầu hết đều là kiểng nghệ thuật, mỗi cây là một tác
phẩm, nhìn vào sẽ có ấn tượng ngay. Anh Thông rất thích những cây có
dáng hình kỳ thú, gốc rễ hùng mạnh, thân cây xù xì, vặn xoắn, tàn nhánh hài
hòa, đặc biệt là cây nu và cây xù, hai dạng cây vô cùng quý hiếm.
Đối với anh, mỗi lần sưu tầm được một cây đẹp, có giá trị anh đều
cảm thấy sung sướng như vừa trúng số. Vì vậy, lúc nào anh cũng khao khát
săn tìm và khám phá những cái mới trong nghệ thuật cây kiểng. Anh nói:
“Tôi muốn bắt chước người xưa chọn những cây có dáng vẻ hài hòa và tự


nhiên, đặc biệt là những cây lâu năm có dáng thế xiêu vẹo, già dặn, phong
sương, tượng trưng cho sự từng trải, lão luyện và vượt qua nhiều sóng gió”.
Đúng vậy, vào vườn kiểng nhà anh, nhìn những cây kiểng được uốn sửa một
cách chuẩn mực theo các nguyên tắc “nhất hình, nhì thế, tam chi, tứ diệp”,
nhất là những gốc mai vàng, sung, mai chiếu thủy với dáng thế hùng kỳ, vặn
xoắn, cổ kính, cây nào cũng có dấu ấn sáng tạo của bàn tay anh khiến ai
cũng say mê và khách hàng đến với anh ngày càng đông.
Vườn kiểng nhà anh phần lớn là kiểng bonsai loại nhỏ và trung, một
số ít là kiểng cổ thụ. Tất cả đều được uốn sửa tương đối hoàn chỉnh và có giá
trị kinh tế cao, trong đó đáng giá nhất là mai vàng, khế, kim quýt, ngâu
Pháp, sung , toàn là những cây lâu năm, tàn nhánh hài hòa, bố cục chặt chẽ,
vừa thể hiện vẻ kiêu kỳ, hùng vĩ vừa hiền hòa mềm mại như một bài thơ siêu
thoát. Có thể nói đó là những cây “độc chiêu” (mỗi cây có giá từ vài chục
triệu đến trăm triệu đồng), có sức thu hút mạnh mẽ người chơi, nhất là đối
với những người “có máu” đam mê cây cảnh.

Anh Thông cho biết, đối với kiểng bonsai, dù nhỏ hay lớn, mỗi chậu,
mỗi dáng thế đều tượng trưng cho hoài bão và ước mơ của người nghệ sĩ.
Do đó, trong quá trình sáng tạo, anh luôn tìm tòi, khám phá những lối chơi
mới, những kỹ thuật uốn sửa hiện đại. Muốn vậy, người chơi phải có lòng
say mê, có kỹ năng và am hiểu về đặc tính của từng loại cây mới có thể tạo
ra được những tác phẩm có hồn để đáp ứng nhu cầu người thưởng thức.

×