Tải bản đầy đủ (.pdf) (68 trang)

Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh hiệu quả Marketing trực tiếp tại công ty TNHH thương mại dịch vụ thi công Tân Thanh Hải

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.71 MB, 68 trang )

Chƣơng dẫn nhập

CHƢƠNG DẪN NHẬP
1. Lý do chọn đề tài
Những năm gần đây nền kinh tế Việt Nam có những thay đổi theo
chiều hướng tích cực. Ngày càng có nhiều loại hình doanh nghiệp thuộc
mọi thành phần kinh tế của các ngành nghề khác nhau gia nhập vào thị
trường. Trong mơi trường đó, nếu muốn tồn tại các doanh nghiệp cần phải
có tầm nhìn bao qt để hoạch định kế hoạch kinh doanh của mình. Ngồi
việc tổ chức thực hiện hàng loạt các khâu như: xây dựng chiến lược, củng
cố các nguồn lực, lên kế hoạch thực hiện cũng như tiến hành phân bổ tài
ngun thì doanh nghiệp cịn phải hoạch định chiến lược Marketing cho
riêng mình để kiểm sốt và đảm bảo hiệu quả từ các chiến lược kinh doanh
của đơn vị.
Đặc biệt trong tình hình thị trường cạnh tranh gay gắt như hiện nay thì
Marketing thực sự là công cụ hữu hiệu trong việc giúp các doanh nghiệp
“đánh bóng” tên tuổi cũng như thương hiệu của mình. Một trong những
công cụ Marketing hiện nay mà các doanh nghiệp thường hay sử dụng là
Marketing trực tiếp. Đây là công cụ tạo ra chiếc cầu nối thu ngắn khoảng
cách giữa doanh nghiệp với khách hàng, giữa nhu cầu của khách hàng với
sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp. Nếu được đầu tư đúng mức thì
Marketing trực tiếp sẽ trở thành vũ khí sắc bén giúp doanh nghiệp xây
dựng thương hiệu, gia tăng thị phần. Qua đó, chúng ta có thể nhận thấy
mức ảnh hưởng rất lớn của hoạt động Marketing nói chung và của
Marketing trực tiếp nói riêng đến hoạt động sản xuất và kinh doanh của
doanh nghiệp.
Với một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thương mại dịch vụ
như cơng ty TNHH TM-DV-TC Tân Thanh Hải thì Marketing trực tiếp lại

SVTH: Trần Ngọc Hòa


1

GVHD: ThS. Phạm Thị Kim Dung


Chƣơng dẫn nhập

càng có vai trị quan trọng. Tuy nhiên vì nhiều lý do khác nhau nên cơng
tác Marketing trực tiếp chưa được công ty quan tâm, đầu tư đúng mức,
điều này đã ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của
Tân Thanh Hải.
Xuất phát từ thực tế của công ty cũng như nhận thức được tầm quan
trọng của công tác Marketing trực tiếp, em đã chọn đề tài: “Một số giải
pháp nhằm đẩy mạnh hiệu quả Marketing trực tiếp tại công ty TNHH
TM-DV-TC Tân Thanh Hải”.
2. Mục tiêu của đề tài
Đề tài đi vào phân tích, đánh giá chung các chương trình khuyến mãi
được thực hiện thông qua các công cụ của Marketing trực tiếp và việc áp
dụng trực tiếp các công cụ này vào công tác bán hàng, xây dựng thương
hiệu. Sau đó rút ra những thành công và tồn tại của công tác Marketing
trực tiếp, và kết hợp với ma trận SWOT để làm căn cứ cho việc đề xuất
các giải pháp, kiến nghị nhằm đẩy mạnh, phát triển hơn nữa công tác
Marketing trực tiếp, đóng góp phần nào đó cho cơng ty trong việc xây
dựng và phát triển thương hiệu tại thị trường Việt Nam đầy cơ hội và thách
thức.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Công ty TNHH TM-DV-TC Tân Thanh Hải
- Phạm vi nghiên cứu: Đề tài này chỉ được nghiên cứu trong phạm vi
của doanh nghiệp, cụ thể là nghiên cứu về công tác Marketing trực tiếp tại
Công ty TNHH TM-DV-TC Tân Thanh Hải từ tháng 10 năm 2008 đến

nay.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Để tiếp cận được các hoạt động Marketing trực tiếp tại công ty TNHH
TM-DV-TC Tân Thanh Hải. Đề tài đã sử dụng một số phương pháp
nghiên cứu sau:
- Phương pháp phân tích dữ liệu
SVTH: Trần Ngọc Hòa

2

GVHD: ThS. Phạm Thị Kim Dung


Chƣơng dẫn nhập

+ Dữ liệu sơ cấp: bằng cách quan sát thực tế trong công ty, phỏng
vấn cá nhân (thường là cán bộ nhân viên trong công ty).
+ Dữ liệu thứ cấp: thu thập thông tin từ các bài báo đăng tin tức có
liên quan đến cơng ty, tài liệu do công ty cung cấp, tài liệu trên internet.
+ Dữ liệu thống kê bằng bảng biểu, sơ đồ: nhằm tìm ra xu hướng
hay đặc điểm của các yếu tố phân tích.
- Sử dụng phương pháp so sánh, tổng hợp: so sánh giữa các kỳ trong
năm rồi đi đến kết luận.
- Sử dụng phương pháp phân tích thống kê: là kỹ thuật để phân tích và
xử lý kết quả nghiên cứu về môi trường, giúp doanh nghiệp đề ra chiến
lược một cách khoa học.
5. Kết cấu đề tài
Ngoài chương mở đầu và phần kết luận, đề tài gồm có 4 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận của Marketing trực tiếp. Nội dung chương
nêu lên khái niệm về Marketing trực tiếp, các ưu điểm và nhược điểm của

Marketing trực tiếp.
Chương 2: Tổng quan về công ty TNHH TM-DV-TC Tân Thanh Hải.
Chương này giới thiệu về quá trình hình thành và phát triển của cơng ty,
lĩnh vực kinh doanh và quy trình kinh doanh của công ty.
Chương 3: Thực trạng công tác Marketing trực tiếp tại công ty TNHH
TM-DV-TC Tân Thanh Hải. Nội dung của chương nêu lên các công cụ
Marketing trực tiếp mà công ty đã áp dụng và hiệu quả đạt được cũng như
các hạn chế.
Chương 4: Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh công tác Marketing trực
tiếp tại công ty TNHH TM-DV-TC Tân Thanh Hải. Chương này nêu lên
một giải pháp nhằm đẩy mạnh công tác Marketing trực tiếp dựa trên ma
trận SWOT.

SVTH: Trần Ngọc Hòa

3

GVHD: ThS. Phạm Thị Kim Dung


Chƣơng 1: Cơ sở lý luận của Marketing trực tiếp

CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA MARKETING TRỰC TIẾP
1.1. Các định nghĩa về marketing trực tiếp
Có nhiều cách hiểu khác nhau về Marketing trực tiếp. Một số người
cho rằng, Marketing trực tiếp là cách gửi thư mời đặt trực tiếp tới khách
hàng để thuyết phục họ mua. Có ý kiến lại cho rằng, Marketing trực tiếp là
việc gửi thư giới thiệu sản phẩm trực tiếp với khách hàng tiềm năng.
Marketing trực tiếp có thể được định nghĩa là việc thực hiện các

chương trình truyền thơng trực tiếp tới khách hàng nhằm tạo ra phản ứng
trực tiếp như tìm hiểu thơng tin, tới thăm cửa hàng hay đặt hàng trực tiếp
ngay lập tức của khách hàng mục tiêu. Khái niệm này cho thấy, mục tiêu
của Marketing trực tiếp là có được phản ứng nhanh chóng từ khách hàng
bằng các chương trình truyền thơng.
Có quan niệm cho rằng, “ Marketing trực tiếp là tổng thể các chương
trình mà doanh nghiệp thực hiện nhằm tạo ra những cuộc trao đổi có hiệu
quả với người mua, hướng mọi nỗ lực vào khán thính giả mục tiêu qua một
số phương pháp khác nhau nhằm mục đích tạo ra các phản ứng đáp lại
của khách hàng tiềm năng qua điện thoại, thư, email hay một cuộc viếng
thăm nào đó của khách hàng”.
Mỗi cách định nghĩa trên mơ tả những hoạt động cụ thể để đưa sản
phẩm đến cho khách hàng. Cho đến nay, người ta nhận ra rằng, tất cả
những hoạt động đó đều thuộc về Marketing trực tiếp nhưng nó cịn bao
hàm ý nghĩa rộng lớn hơn nhiều.
Sau đây là khái niệm hoàn chỉnh nhất của một tổ chức thương mại
lớn trên thế giới- Hiệp hội Marketing trực tiếp Hoa Kỳ (US DMA) về
Marketing trực tiếp như sau: “Marketing trực tiếp là hệ thống marketing

SVTH: Trần Ngọc Hòa

4

GVHD: ThS. Phạm Thị Kim Dung


Chƣơng 1: Cơ sở lý luận của Marketing trực tiếp

hoạt động thường xuyên có sự tương tác của một số các phương tiện
quảng cáo và truyền thông nhằm tạo ra các phản ứng và giao dịch (có thể

đo lường) của một khu vực thị trường”.
1.2. Những ƣu điểm và nhƣợc điểm của marketing trực tiếp
1.2.1. Ƣu điểm
Hiện nay Marketing trực tiếp đang phát triển với nhịp độ nhanh hơn
cả marketing tại cửa hàng và được các nhà sản xuất, những nhà bán lẻ, các
công ty dịch vụ và các tổ chức khác sử dụng. So với Marketing thơng
thường thì Marketing trực tiếp có nhiều điểm vượt trội như:
1.2.1.1. Đo lƣờng hiệu quả
Marketing trực tiếp dễ đo lường kết quả. Trong khi quảng cáo có
nhiệm vụ làm cho khách hàng biết đến hoặc u thích một nhãn hiệu thì
Marketing trực tiếp lại cho phép đo lường chính xác kết quả của các hành
động thực hiện, giúp dễ dàng đánh giá hơn các hoạt động Marketing khác.
1.2.1.2. Hệ thống tƣơng tác doanh nghiệp - khách hàng
Khi sử dụng Marketing trực tiếp, mọi nỗ lực của doanh nghiệp cho
Marketing trực tiếp đều được tập trung hướng tới đối tượng khách hàng có
nhu cầu và có khả năng mua sản phẩm, do đó hiệu quả sẽ cao cùng với chi
phí thấp. Bên cạnh đó, Marketing trực tiếp cũng giúp doanh nghiệp cá
nhân hóa quan hệ mua bán với khách hàng, nhờ khả năng này mà khách
hàng có xu thế muốn duy trì quan hệ lâu dài với doanh nghiệp.
1.2.1.3. Sử dụng hiệu quả nguồn lực:
Marketing trực tiếp cùng lúc đóng các vai trị sau:
- Là cách thức truyền thông (quan hệ cá nhân)
- Là chiến thuật (mục tiêu là khách hàng nói chung hoặc một
phân khúc thị trường)
- Là cách thức phân phối (không qua trung gian)
- Là cách thức bán hàng (trực tiếp)

SVTH: Trần Ngọc Hòa

5


GVHD: ThS. Phạm Thị Kim Dung


Chƣơng 1: Cơ sở lý luận của Marketing trực tiếp

Như vậy, hoạt động Marketing trực tiếp đã kết hợp sức mạnh của
quảng cáo, kích thích tiêu thụ, bán hàng với chi phí thấp tính trên hiệu quả
thưc tế.
1.2.1.4. Kêu gọi hành động của khách hàng
Marketing trực tiếp khác với hoạt động khuếch trương khác ở chỗ là
nó tìm kiếm các đơn đặt hàng thực cho từng món hàng và thu thập thơng
tin nhanh chóng nhất trong khi các hoạt động khuếch trương truyền thống
tập trung vào việc tìm cách thay đổi thái độ và xây dựng lòng trung thành
của khách hàng qua việc tìm cách lơi cuốn và chế ngự tình cảm của khách
hàng. Khách hàng sẽ hồi đáp lại khơng chỉ bằng đơn hàng mà cịn cung
cấp những thơng tin cần thiết cho các hoạt động sau này của doanh nghiệp.
1.2.1.5. Tính linh hoạt cao
Vì Marketing trực tiếp sử dụng hàng loạt cơng cụ phong phú, có tỉ lệ
thành cơng cao, nên có thể áp dụng hầu hết các loại hình doanh nghiệp (từ
siêu nhỏ đến đa quốc gia…) với các loại sản phẩm (hàng công nghiệpMarketing B2B, hàng tiêu dùng- Marketing B2C, C2C…).
1.2.1.6. Đảm bảo bí mật
Việc cá nhân hóa sự giao tiếp hai chiều giữa khách hàng và doanh
nghiệp khiến cho Marketing trực tiếp có khả năng đảm bảo bí mật về chiến
dịch với các đối thủ cạnh tranh. Với khả năng “tàng hình chiến lược” các
đối thủ cạnh tranh sẽ khó có cơ hội biết được thực sự doanh nghiệp đang
làm gì, và khi nhận ra thì đã q muộn để phản cơng.
1.2.2. Nhƣợc điểm
Marketing trực tiếp không thể thiếu sự hỗ trợ của các công cụ
Marketing khác. Nói cách khác, nó vẫn chỉ là một trong những công cụ

Marketing mà doanh nghiệp nên sử dụng kết hợp với nhau tạo nên một
phối thức marketing hiệu quả. Marketing trực tiếp cần đến sự trợ giúp của
các phương tiện thông tin đại chúng đưa tin về sản phẩm và dịch vụ của

SVTH: Trần Ngọc Hòa

6

GVHD: ThS. Phạm Thị Kim Dung


Chƣơng 1: Cơ sở lý luận của Marketing trực tiếp

doanh nghiệp một cách hiệu quả. Vì vậy, Marketing trực tiếp họat động có
hiệu quả hay khơng cịn phụ thuộc vào các cơng cụ marketing cịn lại.
1.3. Các nhân tố ảnh hƣởng đến công tác marketing trực tiếp
1.3.1. Cơ sở dữ liệu khách hàng (Database)
Điều cần nhớ đầu tiên là cơ sở dữ liệu khách hàng phải dự trên cơ sở
“con người” chứ không phải dựa trên cơ sở “công ty” hay là “thương vụ”.
Phải lập trên cơ sở “con người” vì đó là đối tượng mà doanh nghiệp “giao
lưu”, “thuyết phục”, “lấy cảm tình”, xây dựng lịng trung thành… Nói về
“con người” những thông tin doanh nghiệp cần sẽ nằm trong 4 nhóm dưới
đây:
- Thơng tin cá nhân: họ, tên, tuổi, giới tính, tình trạng hơn nhân,
nghề nghiệp, chức vụ trong công ty.
- Thông tin địa chỉ: số nhà, tên đường, quận, thành phố, địa chỉ công
ty, số điên thoại, số fax, địa chỉ mail.
- Thơng tin tài chính: mức thu nhập, khả năng thanh tốn, số tài
khoản, uy tín trong việc trả tiền, số lần đặt hàng và số lần trả tiền mua
hàng,…

- Thơng tin hoạt động: thói quen mua sắm, những lần tiếp xúc với
doanh nghiệp, các lần khiếu nại, các trường hợp khiếu nại đã được xử lý
như thế nào,…
1.3.2. Lời chào hàng (Offer)
Là lời đề nghị doanh nghiệp đưa ra đối với khách hàng tiềm năng.
Lời chào hàng bao gồm chi tiết về sản phẩm hoặc loại dịch vụ, giá bán, các
ưu đãi đặc biệt, những lợi ích mang lại cho người tiêu dùng.
1.3.3. Tính sáng tạo (Creative)
Sáng tạo là hình thức của lời chào hàng, nó bao gồm cách trình bày,
hình ảnh, lời văn, kỹ thuật in ấn…

SVTH: Trần Ngọc Hòa

7

GVHD: ThS. Phạm Thị Kim Dung


Chƣơng 1: Cơ sở lý luận của Marketing trực tiếp

1.3.4. Phƣơng tiện truyền thông (Media)
Nếu như Marketing truyền thống phương tiện truyền thơng chủ yếu
là báo chí, radio, TV thì trong Marketing trực tiếp chủ yếu dùng cách gửi
thư trực tiếp, gọi điện thoại, và với công nghệ thông tin bây giờ thì cịn có
email và internet…
1.3.5. Tổ chức thực hiện (Organizing)
Tổ chức thực hiện là nói về các cơng việc phải làm, tình tự tiến hành
và tính tốn tiến độ thời gian sao cho mọi việc diễn ra êm xuôi, đúng kế
hoạch. Mọi ý tưởng marketing tuyệt vời sẽ là vô nghĩa nếu không biến
thành hành động, cho nên công việc tổ chức thực hiện là thiết yếu để đưa

các chương trình Marketing trực tiếp đến thành cơng.
1.3.6. Dịch vụ khách hàng (Customer Service)
Mọi nỗ lực, cố gắng của doanh nghiệp nhằm đạt mục tiêu cuối cùng
là khách hàng đồng ý đặt hàng, bỏ tiền ra mua hàng hóa hoặc dịch vụ của
doanh nghiệp. Nếu lúc khách hàng gọi đến cơng ty mà khơng có người bắt
máy hoặc trả lời khơng nhiệt tình, hoặc hàng hóa khơng đủ để giao, hoặc
giao chậm trễ, cách thanh toán tiền nhiêu khê phiền phức thì cơng sức của
doanh nghiệp đã là cho marketing trực tiếp có thể đổ sơng, đổ biển. Tất cả
những điều vừa nêu nằm trong khái niệm gọi là “dịch vụ khách hàng”.
1.4. Các công cụ marketing trực tiếp
1.4.1. Marketing qua điện thoại
1.4.1.1. Khái niệm
Marketing qua điện thoại là doanh nghiệp sử dụng điện thoại để
chào hàng trực tiếp đến những khách hàng đã lựa chọn, đặt một số điện
thoại miễn phí để khách hàng đặt mua những mặt hàng họ cần sau khi có
được thơng tin từ quảng cáo trên truyền hình, truyền thanh, gửi thư trực
tiếp, catalog hoặc thậm chí để nhận những khiếu nại hoặc góp ý của khách
hàng.
1.4.1.2. Cách thức hoạt động Marketing qua điện thoại
SVTH: Trần Ngọc Hòa

8

GVHD: ThS. Phạm Thị Kim Dung


Chƣơng 1: Cơ sở lý luận của Marketing trực tiếp

Nó được chia làm hai phần:
- Đường dây nóng để tiếp nhận cuộc gọi đến: Ưu điểm là chỉ với

một số điện thoại dễ nhớ, nó giúp doanh nghiệp có cơ hội nói chuyện trực
tiếp và trở thành nhà tư vấn đáng tin cậy cho người tiêu dùng mà không
phụ thuộc vào việc đó là một tập đồn lớn hay một cơng ty nhỏ.
- Thăm dị ý kiến và bán hàng qua điện thoại: Hình thức này sử
dụng để bán hàng trực tiếp với sản phẩm không bán tại cửa hàng theo cách
thông thường, mà bán qua điện thoại. Bên cạnh đó, đây là phương tiện tốt
nhất để giải phóng lượng hàng tồn kho.
Sử dụng cách làm này, các công ty tiết kiệm được khoản chi phí để
thuê mặt bằng kinh doanh, cũng như không cần tuyển quá nhiều nhân
công…, chưa kể người bán có thể trình bày rất tỷ mỷ về sản phẩm, điều
khơng thể có được ở các cửa hàng truyền thống với nhiều chủng loại hàng
hóa khác nhau.
1.4.2. Marketing Online (Marketing trực tuyến)
1.4.2.1. Khái niệm
Marketing online là hoạt động ứng dụng mạng internet và các
phương tiện điện tử (web, email, cơ sở dữ liệu,…) để tiến hành các hoạt
động marketing nhằm đạt được các mục tiêu của tổ chức và duy trì quan
hệ khách hàng thơng qua nâng cao hiểu biết về khách hàng (thông tin,
hành vi, mức độ trung thành,…) các hoạt động xúc tiến hướng tới mục
tiêu và các dịch vụ qua mạng hướng tới đáp ứng nhu cầu của khách hàng.
1.4.2.2. Các hình thức của Marketing online
- Email marketing: đây là cách tốt nhất để giao dịch với khách hàng.
Chi phí thấp và khơng mang tính xâm nhập đột ngột như tiếp thị qua điện
thoại. Doanh nghiệp có thể gửi thơng điệp của mình đến nhiều người khác
nhau, ở bất kỳ nơi đâu trong thời gian nhanh nhất.
- Website marketing: giới thiệu các sản phẩm trực tuyến. Các thơng
tin về sản phẩm (hình ảnh, các tính năng, giá cả,…) được hiển thị 24 giờ,
SVTH: Trần Ngọc Hòa

9


GVHD: ThS. Phạm Thị Kim Dung


Chƣơng 1: Cơ sở lý luận của Marketing trực tiếp

sẵn sàng phục vụ người tiêu dùng. Khách hàng có thể đặt mua các sản
phẩm, dịch vụ, và thanh toán trực tiếp trên mạng.
Việc sử dụng hình thức này giúp doanh nghiệp rút ngắn khoảng cách
về vị trí địa lý và giúp doanh nghiệp tiếp thị toàn cầu nhằm tiếp cận với
các thị trường trên toàn thế giới. Điều mà các phương tiện marketing thông
thường khác hầu như không thể. Bên cạnh đó nó giúp tiết kiệm được thời
gian và giảm chi phí. Chỉ với 1/10 chi phí thơng thường, Marketing trực
tuyến có thể mang lại hiệu quả gấp đơi.
1.4.3. Marketing bằng thƣ trực tiếp (Direct Mail)
1.4.3.1. Khái niệm
Marketing bằng thư trực tiếp là doanh nghiệp gửi thư chào hàng, tờ
quảng cáo, tờ gấp và các hình thức chào hàng khác qua bưu điện tới
khách hàng với hy vọng bán hàng, thu thập hay tuyển chọn được danh
sách khách hàng cho lực lượng bán hàng, thông báo thông tin hoặc gửi
quà tặng để cảm ơn khách hàng. Hình thức này được sử dụng khá rộng
rãi tại các nước phát triển và trở thành công cụ marketing chủ lực của
nhiều doanh nghiệp.
1.4.3.2. Ƣu điểm của thƣ trực tiếp
Khi sử dụng thư trực tiếp, doanh nghiệp có thể xác định chính xác
đối tượng nhận thư là khách hàng hay khách hàng tiềm năng của mình.
Gần như bất cứ sản phẩm, dịch vụ nào cũng có thể được bán qua thư trực
tiếp nếu như bạn biết cách áp dụng chiến lược thư trực tiếp phù hợp.
1.4.3.3. Nhƣợc điểm của thƣ trực tiếp
Tiếp thị bằng thư trực tiếp khá hiệu quả nhưng cũng tương đối

“liều lĩnh”, bởi vì rất có khả năng lá thư đó sẽ bị người nhận vứt ngay
vào soạt rác. khoảng cách giữa một bức thư tiếp thị hiệu quả và thư rác
đơi khi rất mong manh. Bên cạnh đó nó tốn chi phí bưu điện và chi phí
cho việc thiết kế.

SVTH: Trần Ngọc Hòa

10

GVHD: ThS. Phạm Thị Kim Dung


Chƣơng 1: Cơ sở lý luận của Marketing trực tiếp

1.4.4. Marketing trên truyền thanh, báo, tạp chí
Các tạp chí, báo, hệ thống truyền thanh cũng được sử dụng để chào
hàng đáp ứng trực tiếp cho khách hàng. Với hình thức này, các nhà
Marketing cũng sẽ lập ra đường dây điện thoại miễn phí để khách hàng
đặt hàng. Hiện nay có rất nhiều công ty sử dụng các kênh thông tin này
để quảng bá hình ảnh của mình đến cơng chúng.
1.4.4.1. Ƣu điểm
Có nhiều người biết đến, do tầng lớp trong xã hội quan tâm vì nó
phổ biến và có từ lâu đời.
1.4.4.2. Nhƣợc điểm
Tốn chi phí khá lớn cho việc đăng báo, tạp chí và truyền thanh.
Có nhiều người biết đến nhưng chưa đánh đúng khách hàng mục tiêu.
1.4.5. Marketing bằng Catalog
Đây là hình thức mà những người làm Marketing trực tiếp tạo ra
các loại catalog được minh họa bằng hình ảnh màu sắc hấp dẫn và bắt
mắt về tất cả các chủng loại sản phẩm và dịch vụ hiện có của cơng ty, sau

đó sẽ gửi cho khách hàng có chọn lọc bằng đường bưu điện.
1.4.5.1. Ƣu điểm
Dễ chiếm được tình cảm của khách hàng do tính thân thiện khi sử
dụng catalog. Có thể gửi cho nhiều người, ở nhiều nơi, trong nước cũng
như ở ngoài nước.
1.4.5.2. Nhƣợc điểm
Phải mất nhiều thời gian để gửi cho khách hàng. Tốn chi phí cho
việc thiết kế, in ấn Catalog và gửi thư. Khơng có khả năng bảo mật thơng
tin. Gửi catalog với số lượng nhiều thì cồng kềnh, rườm rà.
 Chính vì lý do đó mà ngày nay nhiều doanh nghiệp đã sử dụng email
catalog thay cho catalog giấy.
1.4.6. Marketing trên truyền hình

SVTH: Trần Ngọc Hịa

11

GVHD: ThS. Phạm Thị Kim Dung


Chƣơng 1: Cơ sở lý luận của Marketing trực tiếp

Ngày nay với sự phát triển của truyền hình cáp cũng như truyền
hình mạng thì truyền hình đã trở thành phương tiện phục vụ marketing
trực tiếp một cách có hiệu quả.
1.4.6.1. Ƣu điểm
Được nhiều người biết đến do hiện nay truyền hình trở thành một
phương tiện giải trí phổ biến và nó có từ lâu đời.
1.4.6.2. Nhƣợc điểm
Tốn chi phí rất lớn cho việc đưa các sản phẩm lên phát sóng và chi

phí cho việc thiết kế cũng rất cao. Có nhiều người biết đến nhưng chưa
đánh giá đúng những thông điệp quảng cáo, và họ chưa chắc là khách
hàng mục tiêu của doanh nghiệp.
1.5. Những sai lầm thƣờng mắc phải trong Marketing trực tiếp
1.5.1. Khơng vƣợt qua đƣợc sự hồi nghi và sức ì của ngƣời tiêu
dùng
Chúng ta đang sống trong thời đại mà người tiêu dùng luôn tỏ ra hồi
nghi. Thống kê cho thấy chỉ có 10% người tiêu dùng tin vào các chương
trình tiếp thị. Hơn một nửa sinh viên hiện nay đều tham gia vào các khóa
học tiếp thị nên họ biết khá rõ các thủ thuật của các công ty quảng cáo.
Nhiều doanh nghiệp làm tiếp thị đều nhận thức rằng dối trá là điều cấm kỵ,
nhưng họ đã không nhận ra rằng cần phải chủ động và tích cực vượt qua
sự hồi nghi của cơng chúng.
Các cơng ty thường nghĩ rằng hai từ “miễn phí” và “mới” là những từ
đắt trong tiếp thị. Nhưng các chuyên gia tiếp thị cho rằng, điều quan trọng
là doanh nghiệp phải giải thích được lý do tại sao lại có những lời quảng
cáo đó. Đừng nên nghĩ rằng thơng điệp quảng cáo của doanh nghiệp có thể
dễ dàng tác động khách hàng mà không cần biết đến những nỗ lực để vượt
qua sức ì và sự hồi nghi của khách hàng mà nguyên nhân họ phải tiếp
nhận hàng ngàn thông điệp tiếp thị và quảng cáo mỗi ngày.

SVTH: Trần Ngọc Hòa

12

GVHD: ThS. Phạm Thị Kim Dung


Chƣơng 1: Cơ sở lý luận của Marketing trực tiếp


1.5.2. Không tạo ra sự khác biệt cho sản phẩm, dịch vụ hay lời chào
hàng
Đây là hệ quả tất yếu của sai lầm nói trên. Doanh nghiệp khơng thể
tháo bỏ được sức ì trong suy nghĩ của khách hàng nếu khơng tạo ra được
sự khác biệt cho sản phẩm hay dịch vụ của mình. Doanh nhiệp cịn phải
sáng tạo ra lời mời chào thu hút và khác biệt khiến khách hàng phải dùng
thử dịch vụ hay sản phẩm đề hiểu được sự khác biệt của chúng. Nhưng nên
nhớ rằng, dù có khác biệt thế nào thì lời mời chào cũng phải đơn giản, thể
hiện được cái mà khách hàng thực sự mong muốn và không giống với cách
làm của các đối thủ cạnh tranh.
1.5.3. Không thử nghiệm đầy đủ
Một công ty không thể thu được thành công một sớm một chiều khi
thực hiện các hoạt đồng Marketing trực tiếp. Đã vậy, một số doanh nghiệp
đã phạm phải một sai lầm lớn là khơng thử nghiệm một chương trình
Marketing trực tiếp một cách thích đáng. Nếu gửi đi một danh sách tiếp
thị bằng thư trực tiếp hay thư chào hàng chỉ một lần thì khơng thể kết luận
hoạt động hay chương trình đó thành cơng hay khơng. Sai lầm khác trong
thử nghiệm các chương trình Marketing trực tiếp là khơng nghiên cứu kỹ
kênh truyền thông để tiếp thị. Không phải sản phẩm hay dịch vụ nào cũng
đều có thể được tiếp thị thành công trên mạng Internet hay thông qua con
đường gửi thư trực tiếp.
1.5.4. Khơng hƣớng đến khách hàng
Có thể nói mọi sai lầm đều bắt đầu từ đây. Mọi hoạt động, chương
trình tiếp thị phải dựa trên việc nghiên cứu những suy nghĩ của khách hàng
hiện tại và khách hàng tiềm năng. Nếu làm được điều này, doanh nghiệp sẽ
hiểu được đời sống và hoàn cảnh của khách hàng, từ đó chọn lựa kênh
truyền thơng tốt nhất để tương tác với khách hàng. Khi hiểu được khách
hàng, doanh nghiệp cũng sẽ có thể biết cách đưa ra những lời mời chào
hấp dẫn.
SVTH: Trần Ngọc Hòa


13

GVHD: ThS. Phạm Thị Kim Dung


Chƣơng 2: Tổng quan về công ty TNHH TM-DV-TC Tân Thanh Hải

CHƢƠNG 2
TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CÔNG TY TNHH TM – DV- TC
TÂN THANH HẢI
2.1. Quá trình hình thành và phát triển công ty
2.1.1. Giới thiệu chung về công ty
 Tên công ty bằng tiếng việt: Công Ty TNHH THƢƠNG MẠI DỊCH
VỤ THI CƠNG TÂN THANH HẢI
 Tên cơng ty bằng tiếng nƣớc ngoài: TAN THANH HAI
COMPANY LIMITED
 Tên viết tắt: Công Ty TNHH TM-DV-TC TÂN THANH HẢI
 Giám đốc: TRẦN NGỌC HÀ
 Thành lập ngày 05 tháng 09 năm 2004- GĐKKD số: 4102064795
 Vốn điều lệ: 1.000.000.000 (một tỷ đồng)
 Tổng số nhân viên: trên 50 ngƣời
 Lĩnh vực hoạt động: Sản xuất, bán buôn sơn, véc ni. Bán bn hóa
chất (trừ hóa chất có tính độc hại mạnh). Hồn thiện cơng trình xây dựng.
Bảo dƣỡng, sửa chữa ơtơ và xe có động cơ.
 Trụ sở chính: 147/1 Khu phố 2, Phƣờng Tân Thới Hiệp, Quận 12,
Tp.HCM
 Điện thoại: 083.7173655- Fax: 083.7177817
 Email: , Website: www.tanthanhhai.vn
2.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển cơng ty

Năm 2004, xuất phát từ ý tƣởng mang lại cho ngƣời tiêu dùng thuộc
“Mọi tầng lớp trong xã hội đƣợc quyền hƣởng những tiện ích từ các sản
phẩm có chất lƣợng cao”. Cơng ty Tân Thanh Hải đƣợc thành lập nhằm
thực hiện sứ mệnh đó. Với chỉ vỏn vẹn 3-4 nhân viên đầy tâm huyết,

SVTH: Trần Ngọc Hòa

14

GVHD: ThS. Phạm Thị Kim Dung


Chƣơng 2: Tổng quan về công ty TNHH TM-DV-TC Tân Thanh Hải

Tân Thanh Hải đã bƣớc những bƣớc đi đầu tiên trên con đƣờng kinh
doanh đầy khó khăn và thử thách.
Với sự góp sức của nhân viên và khách hàng, cơng ty Tân Thanh
Hải đã vƣợt qua những khó khăn ban đầu để trở thành công ty cung cấp
các sản phẩn sơn có uy tín tại Tp.HCM. Hiện nay Tân Thanh Hải đã có
đƣợc một đội ngũ nhân viên đầy nhiệt huyết với trên 50 ngƣời và 2 chi
nhánh trực thuộc cơng ty.
Tân Thanh Hải ln khuyến khích và động viên nhân viên cùng
nhau góp sức thực hiện hồi bão thở thành “Hệ thống với nhiều chi
nhánh khắp các tỉnh thành” nhằm mang đến sự tiện nghi và bảo vệ
quyền lợi của ngƣời tiêu dùng đƣợc sử dụng những sản phẩm có thƣơng
hiệu đảm bảo chất lƣợng với giá thành thấp. Ln tn thủ theo sứ
mệnh mà mình đặt ra nên hiện nay Tân Thanh Hải đã trở thành đối tác
của rất nhiều Tập đồn cũng nhƣ các cơng ty sơn lớn tại Việt Nam nhƣ:
Toa Group, Asia paint (VietNam) Co.LTD, URAI PHANICH co.,LTD
(THAILAND), ICI Paint (VietNam)LTD, Công ty MôTô Kiều, Công ty

4 oranges…
2.2. Cơ cấu mặt hàng
Sản phẩm của công ty Tân Thanh Hải khá đa dạng về chủng loại
và kiểu mẫu đến nguồn gốc hàng hóa. Hiện cơng ty có trên 500 mặt hàng
khác nhau chia làm các nhóm cơ bản sau:
 Sơn nƣớc
- Sơn nội thất: Dulux 5 in 1, Maxilite, Expo, Newpoint,
Homecote, Toa 4 season.
- Sơn ngoại thất: Dulux weather shield, Maxilite, Expo, Newpoint,
Homecote, Toa 4 season.
- Sơn lót chống kiềm: Dulux (Interier Primer), Maxilite,
Newpoint, Toa 4 season.
- Sơn chống thấm: Toa 4 season, Newpoint.
SVTH: Trần Ngọc Hòa

15

GVHD: ThS. Phạm Thị Kim Dung


Chƣơng 2: Tổng quan về công ty TNHH TM-DV-TC Tân Thanh Hải

 Sơn thơm
- Sơn thơm công nghiệp: Asia, Toa, Expo, Loster, Redsun.
- Sơn vi tính: Nexa (ICI), Stada, Unic.
 Sơn dầu
- Sơn lót chống rỉ: Galant, ATM, TV, Bạch tuyết, Expo.
- Sơn màu: Galant, Homcote, Bạch tuyết, Expo, Maxilite.
Bột trét tƣờng
- Bột nội thất: Joton, USA, Newpoint, Maxcoat.

- Bột ngoại thất: Joton, USA, Newpoint, Maxcoat.
 Bột trét xe (Matic)
- Trét láng: Môtô Kiều, Unic, Evercoat.
- Trét đắp: Morolac, 380, 928, 228, ATM.
 Sơn vân bông, sơn gỗ
- Sơn vân bơng: Kova, Mơtơ Kiều.
- Sơn gỗ:
+ Lót: NC, PU.
+ Bóng: NC, PU.
+ Cứng: NC, PU.
 Dầu bóng
- 1 K: APM, ASIA, PYLAC.
- 2 K: NEXA, ASIA, APM, MIKA, STADA, NEWSUN.
 Sơn phun
- ATM, TV, WIN, EXPO.
 Dung môi
- Xăng Nhật: Butyl
- Xăng Công Nghiệp: Methanol, Xylene
- Xăng PU: PU
- Xăng Kem: Toluene
- Xăng AC: Acetone
SVTH: Trần Ngọc Hòa

16

GVHD: ThS. Phạm Thị Kim Dung


Chƣơng 2: Tổng quan về công ty TNHH TM-DV-TC Tân Thanh Hải


Biểu đồ 2.1. Thứ tự các mặt hàng bán chạy tại Tân Thanh Hải

Sơn nước

5%

3%

14%

33%

Sơn thơm
Sơn dầu
Bột trét xe, trét
tường
Sơn vân bơng,
gỗ, 2K
Sơn xịt, dung
mơi

20%
25%

Nguồn:Phịng Kinh Doanh -Tân Thanh Hải (Năm 2009)
Nhận xét:
Nhìn chung cơ cấu mặt hàng của Tân Thanh Hải khá đẩy đủ. Hiện
nay cơng ty có các sản phẩm bán chạy nhất nằm trong nhóm sơn nƣớc là
Dulux, Maxilite, Newpoint. Những sản phẩm này ln có trong kho, đặt
biệt là sơn Newpoint công ty luôn nhập hàng thƣờng xun với số lƣợng

lớn vì giá của nó tƣơng đối thấp rất phù hợp với nhu cầu của ngƣời tiêu
dùng hiện nay.
Tuy nhiên những sản phẩm khác có số lƣợng trƣng bày cũng nhƣ tồn
kho rất ít nhƣ: Sơn Vân Bơng, Sơn vi tính UNIC, STADA, Xăng. Đối
với sản phẩm sơn Expo thì cơng ty ít lƣu kho, thậm chí là khơng có,
thƣờng chỉ lƣu kho khi có đợt khuyến mãi vì sản phẩm khơng đƣợc ƣa
thích trong thị trƣờng cạnh tranh hiện nay.

SVTH: Trần Ngọc Hòa

17

GVHD: ThS. Phạm Thị Kim Dung


Chƣơng 2: Tổng quan về công ty TNHH TM-DV-TC Tân Thanh Hải

2.3. Cơ cấu tổ chức và bộ máy quản lý của cơng ty
2.3.1. Sơ đồ tổ chức

GIÁM ĐỐC
ĐIỀU HÀNH

PHĨ GIÁM ĐỐC
PHỊNG GIÁM ĐỊNH (QA)

P. KẾ
TỐN

BP.HÀNH CHÁNH


BP. BẢO VỆ

P.HC
NHÂN SỰ

BP. KT CÔNG NỢ

BP. KT SỔ SÁCH

BP. BẢO HÀNH

BP. MARKETING

BP. KỸ THUẬT

P. KỸ
THUẬT

P. KINH
DOANH

BP. PHÂN PHỐI

BP. GIAO NHẬN

BP. KHO

P. THU
MUA


Sơ đồ 2.1. Sơ đồ tổ chức của Công Ty Tân Thanh Hải
Nguồn: P. Hành Chánh – Nhân Sự (Năm 2009)
2.3.2. Nhiệm vụ và chức năng của các phòng ban
 Ban Giám Đốc
- Giám đốc: là ngƣời đứng đầu công ty, chịu trách nhiệm hoạch
định các chiến lƣợc cho công ty, phổ biến cho từng phòng ban thực
hiện các kế hoạch cho phù hợp với các chiến lƣợc đề ra, chịu trách
nhiệm giám sát và kiểm định các kết quả cuối cùng của các hoạt động.
SVTH: Trần Ngọc Hòa

18

GVHD: ThS. Phạm Thị Kim Dung


Chƣơng 2: Tổng quan về công ty TNHH TM-DV-TC Tân Thanh Hải

Là ngƣời chịu trách nhiệm cao nhất về tất cả các hoạt động kinh doanh
của công ty và chịu trách nhiệm đối với những quyết định của mình
trƣớc pháp luật. Là ngƣời chỉ đạo trực tiếp cho các phòng ban.
- Phó giám đốc: là ngƣời điều hành và thực hiện các kế hoạch
của công ty, trực tiếp chỉ đạo các phòng ban và chịu trách nhiệm về các
hoạt động kinh doanh đƣợc phân cơng. Họ có thể thay mặt khi giám
đốc đi vắng.
 Phòng Giám định (Quality Assurance)
Giám sát hoạt động của các bộ phận chức năng của công ty
nhằm đảo bảo các quy trình làm việc và quy trình bảo mật thơng tin
đƣợc thực hiện. Họ sẽ giúp công ty phát hiện ra sớm và giải quyết các
vấn đề trƣớc khi hậu quả nghiêm trọng xảy ra. Để đảm bảo chất lƣợng

sản phẩm cuối cùng, họ kiểm tra chất lƣợng cơng việc trong q trình
thực hiện. Xem xét ý kiến phản hồi của khách hàng và của các bộ phận,
sau đó có trách nhiệm báo cho giám đốc hoặc các phòng ban.
 Phòng kinh doanh
Lập các kế hoạch kinh doanh theo mục tiêu chiến lƣợc của công
ty và triển khai thực hiện với sự giám sát của giám đốc.
Thực hiện các hoạt động tiếp thị, bán hàng nhằm đạt mục tiêu
về doanh số, lợi nhuận, thị phần,…
Thiết lập, giao dịch với hệ thống khách hàng, hệ thống các đại
lý.
 Phịng hành chính - nhân sự
Thực hiện cơng tác tuyển dụng nhân sự đảm bảo chất lƣợng
theo yêu cầu, chiến lƣợc của công ty.
Tổ chức quản lý nhân sự toàn diện.
Xây dựng thực hiện quy chế lƣơng thƣởng, các biện pháp
khuyến khích, kích thích nhân viên.

SVTH: Trần Ngọc Hịa

19

GVHD: ThS. Phạm Thị Kim Dung


Chƣơng 2: Tổng quan về công ty TNHH TM-DV-TC Tân Thanh Hải

Quản lý và sử dụng các loại tài sản của cơng ty, đảm bảo an
ninh trật tự, an tồn lao động, vệ sinh lao động và phòng chống cháy nổ
trong cơng ty.
 Phịng kỹ thuật

Pha màu sơn và xử lý các sự cố, lỗi về sản phẩm.
Tƣ vấn và hƣớng dẫn cho khách hàng về cách sử dụng sản
phẩm.
Nghiên cứu các sản phẩm mới để biết đƣợc tính năng cũng nhƣ
chất lƣợng của sản phẩm.
 Phịng kế tốn
Tham mƣu cho ban lãnh đạo trong lĩnh vực quản lý các hoạt
động tài chính- kế tốn, trong đánh giá sử dụng tài sản, tiền vốn theo
đúng chế độ quản lý tài chính của Nhà nƣớc.
Xây dựng kế hoạch tài chính của tồn cơng ty. Tổ chức theo dõi
và đơn đốc các đơn vị thực hiện kế hoạch tài chính đƣợc giao.
Tổ chức quản lý kế toán. Kiểm tra việc hạch toán kế toán theo
đúng chế độ kế toán Nhà nƣớc ban hành.
Hạch toán kế toán trực tiếp hoạt động kinh doanh. Tiếp nhận và
phân phối các nguồn tài trợ. Đồng thời thanh toán, quyết toán với Nhà
nƣớc, các cấp, các ngành.
 Phòng thu mua
Thiết lập hệ thống kế hoạch mua hàng theo từng chu kỳ hàng
năm, hàng quý, hàng tháng với các nhà phân phối, điều phối việc mua
hàng của công ty theo kế hoạch kinh doanh, đảm bảo hàng mua đạt chất
lƣợng theo đúng tiêu chuẩn chất lƣợng của từng nhà sản xuất.
Tạo lập dữ liệu để tiến hành giao dịch, đàm phán thực hiện các
thƣơng vụ mua bán với các nhà cung cấp có đƣợc giá cả tốt nhất, quyết
định giá mua sau khi xin chủ trƣơng của Ban giám đốc.

SVTH: Trần Ngọc Hòa

20

GVHD: ThS. Phạm Thị Kim Dung



Chƣơng 2: Tổng quan về công ty TNHH TM-DV-TC Tân Thanh Hải

Giám sát công tác bảo vệ giá, chiết khấu, quản lý quy trình vận
chuyển hàng mua về, điều phối việc mua hàng theo kế hoạch.
Vận chuyển và phân phối sản phẩm cho khách hàng.
 Cơ cấu lao động của cơng ty
STT

Trình độ

Số lƣợng

Tỷ lệ

1

Đại học

8

14.29%

2

Cao đẳng, trung cấp, sơ cấp

21


37.50%

3

Học vấn 12/12

27

48.21%

Tổng

56

100%

Bảng 2.1. Cơ cấu lao động của công ty
Nguồn: Phịng hành chính nhân sự (Năm 2009)

 Nhận xét:
Nhìn chung trình độ lao động của cơng ty Tân Thanh Hải ở mức
trung bình. Đa số trình độ lao động ở bậc cao đẳng, trung cấp và lao
động phổ thông.
2.4. Khách hàng mục tiêu của công ty
Trong thị trƣờng về sản phẩm sơn nhƣ hiện nay, có rất nhiều đối
tƣợng khách hàng. Những khách hàng trong thị trƣờng đều mang tính
đồng chất, có thể phân thành nhiều nhóm khác nhau và khối lƣợng tiêu
thụ sản phẩm của họ cũng khác nhau. Vì vậy để hoạt động kinh doanh
đƣợc thuận lợi, mang lại lợi nhuận tối đa, đồng thời phù hợp với mơ hình
kinh doanh của cơng ty, ngay từ đầu, công ty đã xác định rõ hai đối

tƣợng khách hàng mục tiêu là: Đại lý cấp 2 (Dealer) và ngƣời tiêu dùng
cuối cùng (End user). Đó là hai đối tƣợng khách hàng mà Tân Thanh Hải
luôn hƣớng tới để cung cấp một cách tốt nhất các sản phẩm và dịch vụ
của mình.
Đại lý cấp 2 (Dealer) chủ yếu đến từ các tỉnh miền Tây và
Tp.HCM, họ lấy hàng từ Tân Thanh Hải (Đại lý cấp 1- Master Dealer),
SVTH: Trần Ngọc Hòa

21

GVHD: ThS. Phạm Thị Kim Dung


Chƣơng 2: Tổng quan về công ty TNHH TM-DV-TC Tân Thanh Hải

sau đó sẽ bán lại cho ngƣời tiêu dùng cuối cùng. Doanh thu của Tân
Thanh Hải chủ yếu xuất phát từ đối tƣợng khách hàng này.
Theo thống kê hàng năm, trong số hai đối tƣợng khách hàng mục
tiêu này thì có tới 70% khách hàng là Đại lý cấp 2. Số lƣợng hàng hóa
mỗi lần giao dịch là rất lớn.
Ngƣời tiêu dùng cuối cùng (End user) chủ yếu là khách hàng lẻ ở
TP.HCM, số lƣợng khách hàng này tƣơng đối ít (chỉ chiếm khoảng 30%
lƣợng khách hàng mục tiêu).
Biểu đồ 2.2. Tỷ trọng khách hàng mục tiêu của Tân Thanh Hải

30%
Người tiêu dùng
Đại lý cấp 2
70%


Nguồn: Bộ Phận Marketing – Tân Thanh Hải(Năm 2009)
2.5. Đối thủ cạnh tranh
Trong thị trƣờng về sản phẩm sơn tại TP.HCM, Tân Thanh Hải phải
cạnh tranh trực tiếp với một số doanh nghiệp cùng ngành sau:
 Công Ty TNHH MTV-TM-DV-XNK ĐỨC TÀI
Đƣợc coi là một trong số các doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực
mua bán sơn. Ngoài việc phân phối và mua bán sơn, thế mạnh của Đức
Tài là pha màu sơn vi tính theo tiêu chuẩn và cơng nghệ của nƣớc ngồi.

SVTH: Trần Ngọc Hòa

22

GVHD: ThS. Phạm Thị Kim Dung


Chƣơng 2: Tổng quan về công ty TNHH TM-DV-TC Tân Thanh Hải

Màu sắc theo yêu cầu của khách hàng vì vậy mà uy tín và thƣơng hiệu
ngày càng đƣợc khẳng định .
Do ra đời từ rất sớm vào tháng 4 năm 1995 nên Đức Tài có lƣợng
khách hàng rất lớn và ổn định. Dịch vụ chăm sóc khách hàng đƣợc cơng
ty quan tâm, nhân viên cơng ty có kinh nghiệm trong lĩnh vực sơn và
luôn tâm huyết với nghề.
Hiện tại Đức Tài có trụ sở chính đặt tại 95A Nguyễn Văn Nghi, Quận
Gò Vấp, TP.HCM và 2 chi nhánh ở các địa chỉ: 147 Quang Trung,
Phƣờng 10, Quận Gò Vấp, TP.HCM và 2B Nguyễn Oanh, Quận Gị Vấp,
TP.HCM.
 Cơng Ty TNHH TM-XNK Sơn THANH ĐANG
Chuyên sản xuất, mua bán các loại sơn, nguyên liệu ngành sơn, pha

màu vi tính các loại sơn xe ôtô, môtô,…
Với lợi thế của ngƣời đi đầu, Thanh Đang có mối quan hệ rộng khắp
với các nhà cung cấp, các hãng sơn lớn. Mạng lƣới tiêu thụ của Thanh
Đang rộng khắp toàn quốc.
Ngoài ra, do tự sản xuất sản phẩm sơn của riêng mình nên Thanh
Đang ngày càng khẳng định thƣơng hiêu cũng nhƣ vị thế của mình trên
thƣơng trƣờng. Khách hàng của Thanh Đang ngày càng nhiều và lòng tin
của họ dành cho Thanh Đang rất cao.
Hiện tại trụ sở chính của Thanh Đang tọa lạc tại 146C/3 Kha Vạn
Cân, Phƣờng Hiệp Bình Chánh, Quận Thủ Đức, TP.HCM và 1 chi nhánh
tại 78/5m. Bis Quốc lộ 13, Phƣờng 26, Quận bình Thạnh, TP.HCM.
Ngồi ra Thanh Đang vừa xây dựng xong nhà máy sản xuất tại số 40
KCN Việt Nam Singapore Thuận An, Bình Dƣơng.
 Cơng Ty TNHH TM-DV HÙNG NGA
Công ty đƣợc thành lập vào tháng 10 năm 1998 có trụ sở tại 90 Lý
Thái Tổ, Quận 3 TP.HCM. Chuyên về phân phối và pha màu các loại
sơn.
SVTH: Trần Ngọc Hòa

23

GVHD: ThS. Phạm Thị Kim Dung


Chƣơng 2: Tổng quan về công ty TNHH TM-DV-TC Tân Thanh Hải

Quy mô hoạt động từ một công ty nhỏ chỉ với 5 thành viên đến nay
Hùng Nga đã có hơn 30 nhân viên. Hùng Nga đƣợc khách hàng đánh giá
là cơng ty có uy tín trên thị trƣờng khơng chỉ vì giá cá phù hợp mà cịn
phong cách phục vụ khách hàng rất chuyên nghiệp.

 CÔNG TY TNHH QUẢNG NAM
Tọa lạc tại số 60 Lê Văn Khƣơng, Phƣờng Thới An, Quận 12,
TP.HCM. Đây là công ty rất mạnh về thị trƣờng bán lẻ tại TP.HCM.
Do chỉ tập trung vào thị trƣờng mục tiêu là ngƣời tiêu dùng nên sản
phẩm của Quảng Nam mang tính cạnh tranh rất cao. Đội ngũ nhân viên
và quản lý của Quảng Nam nhiệt tình trong việc tƣ vấn cho khách hàng,
quan tâm tới nhu cầu của khách hàng khi họ đến mua sản phẩm vì vậy
mà cơng ty rất đƣợc khách hàng ƣa thích.
Đƣợc thành lập vào tháng 5 năm 2005 cho đến nay Quảng Nam
đƣợc biết đến nhƣ công ty chuyên bán lẻ có uy tín trên thị trƣờng.
Ngồi 4 đối thủ cạnh tranh lớn trên, Tân Thanh Hải còn phải cạnh
tranh với một số nhà phân phối, bán lẻ sản phẩm sơn khác nhƣ : Phong
Phú, Trí Tài, Minh Tâm, Đức Tiến, Gia Lâm, Thanh Trúc, Gia Tuệ,
Thiên Cƣờng, Hoàng Sơn, Thái Châu,…

SVTH: Trần Ngọc Hòa

24

GVHD: ThS. Phạm Thị Kim Dung


Chƣơng 2: Tổng quan về công ty TNHH TM-DV-TC Tân Thanh Hải

2.6. Quy trình kinh doanh
Sơ đồ 2.2. Nguồn hàng của Tân Thanh Hải

Đại lý cấp 2
(Dealer)


Nhà sản xuất
Manufacturer

Đại lý cấp 1
(Master
Dealer)

Nhà phân
phối
(Distributor)

Tân Thanh Hải

Ngƣời bán lẻ
(Retailer)

Ngƣời tiêu
dùng
(End User)

Nguồn: Bộ phận Marketing – Tân Thanh Hải(Năm 2009)
Nguồn hàng của công ty chủ yếu lấy lại từ các nhà phân phối hoặc
các nhà nhập khẩu trực tiếp từ các hãng sản xuất.
Hiện nay, Tân Thanh Hải nhập hàng từ rất nhiều nhà phân phối,
tính tổng cộng gần 20 nhà phân phối. Các nhà phân phối của Tân Thanh
Hải nhƣ: TOA, ICI, ASIA, HƢƠNG GIANG, TMT, EVERCOAT, TỨ
QUÝ, MÔTÔ KIỀU, TẤN THỊNH,…Mỗi nhà phân phối sẽ cung cấp
một số mặt hàng chính. Chẳng hạn nhƣ Toa cung cấp sơn dầu Homecote,
sơn nƣớc Toa 4 season…; Hãng ICI cung cấp sơn nƣớc Dulux, Maxilite,
Nexa (Autocolor)…; Urai Phanich thì cung cấp sơn dầu Galant, sơn

ATM, sơn TV…; Hãng Asia cung cấp các loại sơn thơm Asia, APM…;
Hãng Môtô Kiều cung cấp sơn Redsun, Newpoint, Xăng; Expo thì cung
SVTH: Trần Ngọc Hịa

25

GVHD: ThS. Phạm Thị Kim Dung


×