Tải bản đầy đủ (.doc) (174 trang)

Báo cáo tổng quan khảo sát thực trạng, nhu cầu sử dụng giảng viên lý luận chính trị trong các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng ở việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (900.24 KB, 174 trang )

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH

BÁO CÁO TỔNG HỢP
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨUDỰ ÁN ĐIỀU TRA CƠ BẢN

KHẢO SÁT THỰC TRẠNG, NHU CẦU SỬ DỤNG
GIẢNG VIÊN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ TRONG CÁC CƠ
SỞ ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG Ở VIỆT NAM


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

CNXH
ĐH
GD&ĐT
GD LLCT
GV
GVLLCT
LLCT
NXB
PVS
TLN
TTBDCTCH

Cao đẳng
Chủ nghĩa xã hội
Đại học
Giáo dục và Đào tạo
Giáo dục Lý luận chính trị
Giảng viên
Giảng viên lý luận chính trị


Lý luận chính trị
Nhà xuất bản
Phỏng vấn sâu
Thảo luận nhóm
Trung tâm bồi dưỡng chính trị


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU...............................................................................................................1
Phần thứ nhất:...................................................................................................30
KHUNG PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG, NHU CẦU SỬ DỤNG ĐỘI NGŨ
GIẢNG VIÊN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ TRONG CÁC CƠ SỞ ĐÀO TẠO,
BỒI DƯỠNG Ở VIỆT NAM............................................................................30
1. Khái niệm liên quan.....................................................................................30
2. Những yêu cầu cơ bản của giảng viên lý luận chính trị tại các cơ sở đào tạo,
bồi dưỡng.........................................................................................................44
3. Quan điểm của Đảng, Nhà nước Việt Nam về đào tạo lý luận chính trị và
đội ngũ giảng viên lý luận chính trị.................................................................53
Phần thứ hai:.....................................................................................................68
THỰC TRẠNG ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ TRONG
CÁC CƠ SỞ ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG Ở VIỆT NAM................................68
1. Thực trạng số lượng, cơ cấu và chất lượng đội ngũ giảng viên lý luận chính
trị trong các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng ở Việt Nam..........................................68
2. Chất lượng đội ngũ giảng viên lý luận chính trị..........................................76
3. Thực trạng đội ngũ giảng viên LLCT trong các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng ở
Việt Nam hiện nay - Hạn chế và nguyên nhân................................................97
Phần thứ ba:.....................................................................................................108
THỰC TRẠNG NHU CẦU SỬ DỤNG GIẢNG VIÊN LÝ LUẬN CHÍNH
TRỊ TRONG CÁC CƠ SỞ ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG Ở VIỆT NAM.......108
1. Về nhu cầu về số lượng và cơ cấu đội ngũ giảng viên lý luận chính trị....108

2. Về nhu cầu nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên lý luận chính trị.......113
Phần thứ tư:.....................................................................................................122
GIẢI PHÁP, KIẾN NGHỊ TRONG SỬ DỤNG VÀ NHU CẦU SỬ DỤNG
GIẢNG VIÊN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ TRONG CÁC CƠ SỞ ĐÀO TẠO,
BỒI DƯỠNG Ở VIỆT NAM..........................................................................122
1. Đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên LLCT trong các
cơ sở đào tạo, bồi dưỡng ở Việt Nam............................................................122
2. Một số kiến nghị nâng cao hiệu quả sử dụng giảng viên LLCT................136
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................146
PHỤ LỤC.........................................................................................................154


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Số lượng trung bình GVLLCT theo học phần LLCT.........................74
Bảng 2.2. Mức độ đáp ứng kiến thức chuyên môn của giảng viên LLCT..........77
Bảng 2.3. Mức độ đáp ứng năng lực vận dụng lý luận vào thực tiễn của giảng
viên LLCT...........................................................................................................83
Bảng 2.4. Mức độ lồng ghép kiến thức bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng vào
giảng dạy LLCT..................................................................................................86
Bảng 2.5. Mức độ đáp ứng năng lực nghiên cứu khoa học của..........................88
Bảng 2.6. Đánh giá chung chất lượng giảng viên LLCT..................................100
Bảng 2.7. Rào cản trong quá trình phát triển đội ngũ GVLLCT.......................103
Bảng 2.8. Rào cản trong quá trình phát triển đội ngũ GVLLCT.......................105
Bảng 2.9. Rào cản trong quá trình phát triển đội ngũ GVLLCT.......................107
Bảng 3.1. Thống kê tiêu chí ưu tiên tuyển dụng GVLLCT..............................109


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1. Số lượng trung bình GVLLCT theo khối trường............................68
Biểu đồ 2.2. Đánh giá mức độ đáp ứng giảng viên LLCT theo khối trường.....69

Biểu đồ 2.3. Số lượng trung bình GVLLCT theo độ tuổi...................................71
Biểu đồ 2.4. Số lượng trung bình GVLLCT theo trình độ chun mơn.............73
Biểu đồ 2.5. Mức độ thường xuyên.....................................................................80
Biểu đồ 2.6. Mức độ đáp ứng năng lực sử dụng công nghệ................................92
Biểu đồ 2.7. Trình độ LLCT của giảng viên LLCT............................................96
Biểu đồ 2.8. Đánh giá mức độ đáp ứng số lượng giảng viên LLCT...................98
Biểu đồ 3.1. Yêu cầu về phương pháp giảng dạy đối với GV LLCT9..............118


0


MỞ ĐẦU
1. Luận giải về sự cần thiết của dự án
Đội ngũ giảng viên LLCT trong các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng ở Việt
Nam có vai trị quan trọng góp phần vào sự phát triển của các cơ sở đào tạo,
bồi dưỡng. Họ trực tiếp tham gia vào quá trình đào tạo, cung cấp những tri
thức khoa học nhằm hình thành, phát triển thế giới quan khoa học, nhân sinh
quan cách mạng cho người học thông qua việc truyền thụ những nguyên lý, lý
luận của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, Xây dựng Đảng, Lịch
sử Đảng Cộng sản Việt Nam, Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt
Nam và một số môn học thuộc lĩnh vực chính trị khác. Chính vì vậy, đội ngũ
giảng viên LLCT phải được xây dựng, phát triển cả về số lượng, chất lượng
và cơ cấu, có trình độ chun mơn, nghiệp vụ, phẩm chất đạo đức đáp ứng
yêu cầu cơ ngày càng cao của hoạt động giảng dạy có tính đặc thù này.
Thực tiễn cho thấy, hiện nay hệ thống đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính
trị của Đảng Cộng sản Việt Nam, gọi tắt là trường Đảng, bao gồm: Học viện
Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, các Học viện chính trị khu vực, các trường
chính trị tỉnh, thành phố thuộc Trung ương và các trung tâm chính trị huyện,
quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh. Trong các cơ sở đào tạo nói chung và đào

tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị cho đội ngũ cán bộ nói riêng, đội ngũ giảng
viên luôn là yếu tố quyết định chất lượng đào tạo, bồi dưỡng. Vì vậy, để nâng
cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị của trung tâm tất yếu phải
chú trọng đào tạo đội ngũ giảng viên LLCT
Trên thực tế giảng viên giảng dạy lý luận chính trị tại các trường cao
đẳng, đại học, các trường Đảng, các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng cán bộ của các
bộ, ngành, lực lượng vũ trang, nhất là các trường chính trị tỉnh, thành phố trực
thuộc Trung ương và các trung tâm chính trị huyện, quận, thị xã, thành phố
thuộc tỉnh đều thiếu về số lượng, không đồng đều về chất lượng và mất cân
đối về cơ cấu. Số lượng giảng viên chuyên trách không được quy định rõ ràng
1


và cơ bản khơng đáp ứng u cầu vì tiêu chuẩn phải có trình độ lý luận cao
cấp. Đa số giảng viên kiêm chức là lãnh đạo các phòng, ban cấp huyện, chủ
yếu là lãnh đạo các ban Đảng và đội ngũ báo cáo viên, được lựa chọn theo cơ
cấu, không được đào tạo cơ bản về nghiệp vụ sư phạm.
Kết quả khảo sát của Ban Tuyên giáo Trung ương tháng 6 năm 2021 ở
585 trung tâm chính trị cấp huyện, có 2.812 cán bộ, nhân viên. Trong đó,
giảng viên chuyên trách là 1.257, giảng viên đồng thời là lãnh đạo ban tuyên
giáo cấp ủy cấp huyện là: 1.243, còn lại là nhân viên. Về trình độ lý luận
chính trị, chỉ có 43,6% cao cấp, 32,7% trung cấp, cịn lại là sơ cấp. Hầu hết
giảng viên chuyên trách chưa được đào tạo về nghiệp vụ sư phạm.
Thực trạng này cho thấy các cơ sở đào tạo đều rất cần nguồn nhân lực
có kiến thức chun sâu về lý luận chính trị theo các chuyên ngành cụ thể, có
kỹ năng chung, kỹ năng chuyên biệt của ngành và năng lực tự chủ, chịu trách
nhiệm để làm giảng viên chuyên trách tại các trường chính trị tỉnh, trung tâm
chính trị huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh
Trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế hiện nay đặt ra cho Đảng
ta rất nhiều thách thức. Một trong số đó là công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng của

Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch. Ngày 22-10-2018, Bộ
Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII đã ban hành Nghị quyết số
35-NQ/TW về “Tăng cường bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản
bác các quan điểm sai trái, thù địch trong tình hình mới”. Nghị quyết nêu rõ:
“Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Ðảng là bảo vệ Ðảng, bảo vệ Cương lĩnh chính
trị, đường lối lãnh đạo của Ðảng; bảo vệ nhân dân, Nhà nước pháp quyền xã hội
chủ nghĩa Việt Nam; bảo vệ công cuộc đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa
đất nước và hội nhập quốc tế; bảo vệ lợi ích quốc gia, dân tộc; giữ gìn mơi
trường hịa bình, ổn định để phát triển đất nước”. Đây là một nhiệm vụ cấp bách,
hệ trọng của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta. Đội ngũ giảng viên LLCT bằng
chính những hoạt động giảng dạy, nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực chun
mơn đặc thù của mình ở các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng là một lực lượng tham gia
2


đắc lực vào công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các
quan điểm sai trái, thù địch.
Trong bối cảnh hiện nay, trước sự tấn công không ngừng, thường xuyên
của các thế lực chống đối, việc tăng cường bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng,
đấu tranh, phản bác các quan điểm sai trái, thù địch nhằm bảo vệ công cuộc đổi
mới, bảo vệ lợi ích quốc gia, dân tộc càng được chú trọng. Hơn bao giờ hết,
yêu cầu nâng cao chất lượng giảng dạy LLCT và đào tạo giảng viên LLCT đã
được thể hiện trong các quan điểm chỉ đạo được nêu tại Nghị Quyết Trung
ương 4 khóa XI, XII, Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII, XIII, các
bài phát biểu của đồng chí Tổng Bí thư, Quyết định, Quy định của Bộ Chính
trị, Ban Bí thư và các văn bản hướng dẫn khác về đào tạo LLCT. Thêm vào đó,
một bộ phận cán bộ lười học, ngại học LLCT, học đối phó, xem nhẹ cơng tác
đào tạo LLCT; coi học LLCT chỉ để lấy tấm bằng nhằm có đủ điều kiện được
đề bạt, bổ nhiệm chứ không phải học để nhằm trau dồi và củng cố nền tảng tư
tưởng, để hồn thiện nhận thức của những người làm cơng tác lãnh đạo, quản

lý. Đây cũng chính là một trong những biểu hiện của sự suy thối về tư tưởng
chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận cán bộ, đảng viên trong hệ thống
chính trị, thậm chí là nhận thức chưa đầy đủ của cấp ủy đảng, chính quyền của
một số địa phương về giáo dục LLCT.
Giảng viên LLCT là nhà giáo, nhà khoa học, đồng thời là chiến sỹ trên
mặt trận tư tưởng - lý luận của Đảng. Đấu tranh trên mặt trận tư tưởng cũng vô
cùng quyết liệt. Để vạch rõ âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch thì
người đấu tranh khơng những phải vững vàng về chuyên môn, nắm chắc,
nhuần nhuyễn về lý luận mà đòi hỏi bản lĩnh và sự dấn thân. Đổi mới mạnh mẽ
công tác đào tạo giảng viên LLCT chính là cơ sở vững chắc để xây dựng, phát
triển đội ngũ giảng viên này ngày càng có chất lượng, hoàn thành tốt nhiệm vụ
giảng dạy, nghiên cứu ở các nhà trường đồng thời họ góp phần tham gia đắc
lực vào công cuộc đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch, bảo vệ
nền tảng tư tưởng của Đảng.
3


Xây dựng đội ngũ giảng viên LLCT đáp ứng yêu cầu phát triển mới
là góp phần nâng cao sức mạnh lực lượng tham gia nghiên cứu, tư vấn
chính sách cho Đảng, Nhà nước. Đội ngũ giảng viên LLCT trong các
trường đại học, cao đẳng, nhất là trong các học viện, các trường đại học lớn
là một bộ phận của giới nghiên cứu lý luận Việt Nam, đã đang tích cực
tham gia nghiên cứu, đưa ra những luận cứ khoa học cho việc xây dựng
đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, góp phần thúc đẩy sự nghiệp
đổi mới phát triển thắng lợi. Tuy nhiên, hầu hết các trường ĐH, CĐ còn
thiếu giảng viên LLCT, chưa đáp ứng tốt yêu cầu giảng dạy các môn
LLCT. Theo thống kê chưa đầy đủ, đến năm 2020, cả nước có 460 trường
ĐH, CĐ (224 trường ĐH, 236 trường CĐ). Số lượng giảng viên LLCT là
3395 người. Như vậy, trung bình chung, mỗi trường ĐH hoặc CĐ có
khoảng hơn 7 giảng viên LLCT, cùng với đó về chất lượng và cơ cấu đội

ngũ giảng này cũng cịn có những bất cập.
Chính vì những lý do đó cần thiết phải Khảo sát thực trạng, nhu cầu sử
dụng giảng viên LLCT trong các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng ở Việt Nam, từ đó
đưa ra những giải pháp nhằm phát triển, nâng cao chất lượng đội ngũ; sử
dụng hiệu quả đội ngũ GVLLCT tại các cơ sở đào tạo bồi dưỡng ở Việt Nam.
2. Mục đích, nhiệm vụ của dự án
2.1. Mục đích của dự án
Khảo sát thực trạng giảng viên LLCT hiện nay trong các cơ sở đào tạo,
bồi dưỡng ở Việt Nam và nhu cầu sử dụng giảng viên LLCT trong các cơ sở
này từ đó đưa ra giải pháp, kiến nghị phát triển đội ngũ giảng viên LLCT; sử
dụng hiệu quả đội ngũ giảng viên LLCT trong các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng ở
Việt Nam.
2.2. Nhiệm vụ của dự án
- Phân tích, làm rõ một số vấn đề lý luận về giảng viên đội ngũ giảng
viên LLCT; những yêu cầu đối với đội ngũ giảng viên LLCT trong các cơ sở
đào tạo, bồi dưỡng ở Việt Nam.
4


- Khảo sát và phân tích đúng thực trạng giảng viên lý luận chính trị
trong các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng ở Việt Nam; nhu cầu sử dụng giảng viên
viên LLCT trong các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng ở Việt Nam.
- Đề xuất những giải pháp, kiến nghị nhằm phát triển đội ngũ giảng
viên LLCT và sử dụng hiệu quả giảng viên LLCT trong các cơ sở đào tạo, bồi
dưỡng ở Việt Nam.
3. Đối tượng, khách thể và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Thực trạng, nhu cầu sử dụng giảng viên LLCT trong các cơ sở đào tạo,
bồi dưỡng ở Việt Nam.
3.2. Khách thể nghiên cứu

- Lãnh đạo các khoa trực tiếp đào tạo, giảng dạy các mơn lý luận
chính trị
- Giảng viên giảng dạy lý luận chính trị trong các cơ sở đào tạo, bồi
dưỡng.
3.3. Phạm vi nghiên cứu
3.3.1. Phạm vi thời gian
Khảo sát trong hai năm 2022 và 2023, từ tháng 10/ 2022 đến tháng
8/2023 về thực trạng, nhu cầu sử dụng giảng viên LLCT của các cơ sở đào
tạo, bồi dưỡng ở Việt Nam.
3.3.2. Phạm vi không gian
Khảo sát 33 cơ sở đào tạo, bồi dưỡng tại 8 tỉnh/ thành phố, bao gồm: 1.
Hà Nội; 2. Thái Nguyên; 3. Bắc Ninh; 4. Nghệ An; 5. Đà Nẵng; 6. Cần Thơ;
7. Thành phố Hồ Chí Minh; 8. Bình Dương.
3.3.3. Phạm vi nội dung
Dự án tập trung khảo sát hai nội dung sau:
- Thực trạng sử dụng giảng viên LLCT: về cơ cấu, vị trí việc làm, năng
lực (giảng dạy, nghiên cứu khoa học, khác), khả năng đáp ứng yêu cầu trong
thời đại công nghệ,…
5


- Thực trạng nhu cầu sử dụng giảng viên LLCT: về cơ cấu (cơ hữu,
kiêm nhiệm, thỉnh giảng), số lượng, chất lượng, mức độ đáp ứng trong thời
gian tới,…
4. Phương pháp nghiên cứu
4.1. Phương pháp điều tra, khảo sát
Việc điều tra, khảo sát được thực hiện theo hai phương pháp là định
lượng và định tính.
Với phương pháp điều tra, khảo sát định lượng, có 02 mẫu bảng hỏi
được thiết kế để thu thập thơng tin của 02 nhóm đại diện cho các đối tượng

bao gồm: lãnh đạo khoa; và Giảng viên giảng dạy LLCT. Các mẫu bảng hỏi
bao gồm (có mẫu bảng hỏi kèm theo):
- 01 mẫu bảng hỏi dành cho đối tượng là quản lý lãnh đạo cấp khoa;
- 01 mẫu bảng hỏi dành cho đối tượng là giảng viên giảng dạy LLCT.
Với phương pháp điều tra, khảo sát định tính, có 02 mẫu hướng
dẫn phỏng vấn sâu được soạn để thu thập thơng tin với 02 nhóm đại diện
cho các đối tượng bao gồm: lãnh đạo khoa và Giảng viên giảng dạy
LLCT; mẫu thảo luận nhóm dành cho lãnh đạo khoa. Các mẫu hướng dẫn
phỏng vấn sâu (PVS), thảo luận nhóm (TLN) bao gồm (có mẫu hướng
dẫn kèm theo)
4.2. Quy mô khảo sát
4.2.1. Địa bàn điều tra, khảo sát
Địa bàn điều tra, khảo sát được tiến hành tại 8 tỉnh/ thành phố, bao
gồm: 1. Hà Nội; 2. Thái Nguyên; 3. Bắc Ninh; 4. Nghệ An; 5. Đà Nẵng; 6.
Cần Thơ; 7. Thành phố Hồ Chí Minh; 8. Bình Dương.
4.2.2. Quy mô khảo sát
Với khảo sát định lượng, đề tài tiến hành khảo sát tổng thể với toàn bộ
cán bộ công chức, viên chức đang công tác tại 33 cơ sở đào tạo, bồi dưỡng có
đào tạo chuyên ngành LLCT ở Việt Nam. Tổng số cán bộ công chức, viên
chức tham gia trả lời bảng hỏi là 893 người.
6


Tỉnh/

Cơ sở

Thành phố

Số

lượng

Tỷ lệ

Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh
Trường Đại học KHXHNV, Đại học Quốc

Hà Nội

Thái
Nguyên

Bắc Ninh
Nghệ An
Đà Nẵng
Cần Thơ
Thành phố
Hồ Chí
Minh

gia Hà Nội
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Trường Đại học Thủ Đô Hà Nội
Trường Đại học Phương Đông
Viện Đại học Mở
Học viện Chính trị Cơng an Nhân dân
Trường Đại học Tài nguyên Môi trường
Trường Đại học Thương mại
Trường Cao đẳng Sư phạm Trung ương

Trường Cao đẳng Cộng đồng Hà Tây
Học viện Chính trị khu vực I
Trường Đào tạo Cán bộ Lê Hồng Phong
Trường Đại học Sư phạm, Đại học Thái
Ngun
Trường Chính trị tỉnh Thái Ngun
Đại học Kỹ thuật Cơng nghiệp, Đại học Thái

497

55,7

62

7

37

4,1

50

5,6

45

5

44


4,9

145

16,2

Nguyên
Trường Đại học Khoa học, Đại học Thái
Nguyên
Trường Chính trị tỉnh Bắc Ninh
Trường Đại học Vinh
Trường Cao đẳng Sư phạm Vinh
Trường Chính trị tỉnh Nghệ An
Trường Chính trị Đà Nẵng
Học viện Chính trị khu vực III
Trường Chính trị thành phố Cần Thơ
Học viện Chính trị khu vực IV
Trường Đại học KHXHNV, Đại học Quốc
gia Thành phố Hồ Chí Minh
Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí
Minh
Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí
Minh
7


Trường Cao đẳng Sư phạm Trung ương 3
Thành phố Hồ Chí Minh
Học viện Cán bộ Thành phố Hồ Chí Minh
Học viện Chính trị khu vực II

Bình
Dương

Trường Chính trị tỉnh Bình Dương
Tổng

13

1,5

893

100%

Với khảo sát định tính, có 68 cuộc PVS và thảo luận nhóm. Đối
tượng được mời tham gia các cuộc TLN và PVS bao gồm lãnh đạo các
khoa, giảng viên giảng dạy LLCT nhằm thu được thông tin, ý kiến của đầy
đủ các thành phần.
4.2.3. Thời gian thực hiện điều tra, khảo sát
Nhiệm vụ điều tra, khảo sát được tiến hành từ tháng 10/2022 đến tháng
8/2023.
4.3. Thành phần tham gia
4.3.1. Đối tượng thực hiện điều tra
Thành viên của đề tài
4.3.2. Đối tượng được điều tra, khảo sát
Lãnh đạo các khoa trực tiếp đào tạo LLCT và đội ngũ giảng viên giảng
dạy LLCT trong các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng.
4.4. Tổ chức điều tra, khảo sát
4.4.1. Công tác chuẩn bị và phổ biến kế hoạch
- Chủ nhiệm, thư ký nhiệm vụ: Liên hệ với các Học viện, trường Chính

trị, Đại học, Cao đẳng để gửi công văn và kế hoạch dự kiến khảo sát;
- Chủ nhiệm và tổ chuyên môn xây dựng mẫu phiếu điều tra định lượng
và các bản hướng dẫn PVS, TLN;
- Các đoàn điều tra, khảo sát lập kế hoạch khảo sát tại các Học viện,
trường Chính trị, Đại học, Cao đẳng theo mẫu được chọn. Trưởng đoàn và thư
ký liên hệ đầu mối các Học viện, trường Chính trị, Đại học, Cao đẳng để gửi
kế hoạch khảo sát ít nhất 01 tuần trước khi khảo sát chính thức;
8


- Thư ký hành chính và kế tốn đề tài:
+ Bố trí phịng họp, th phương tiện di chuyển để phục vụ công tác
điều tra, khảo sát.
+ Thực hiện thủ tục thanh toán, quyết toán kịp thời và đúng quy định.
+ Hướng dẫn các thủ tục về mặt hành chính và tài chính đến các điều
tra viên biết và thực hiện.
4.4.2. Thực hiện điều tra, khảo sát
- Trưởng đoàn
+ Phổ biến phương án khảo sát cho các thành viên trong tổ công
tác biết;
+ Điều hành tổ công tác thực hiện các nội dung điều tra, khảo sát
theo kế hoạch này và báo cáo kết quả kiểm tra cho chủ nhiệm và cơ quan
chủ trì biết;
+ Tổ chức họp các thành viên để trao đổi tình hình thực hiện điều tra,
khảo sát và thống nhất hướng giải quyết các vấn đề bất cập trong quá trình
thực hiện (khi cần thiết). Trong q trình tổ chức điều tra, khảo sát nếu có
phát sinh những vấn đề vượt thẩm quyền; báo cáo, đề xuất giải pháp thực
hiện, trình xin ý kiến chỉ đạo của cơ quan chủ trì;
+ Báo cáo chủ nhiệm và cơ quan chủ trì về kết quả điều tra, khảo sát và
những vấn đề phát sinh, khó khăn vướng mắc, nội dung cần điều chỉnh (nếu

có) để thực hiện bước điều tra, khảo sát chi tiết.
- Các thành viên:
+ Thực hiện PVS, TLN các đối tượng theo sự phân công của Trưởng đoàn;
+ Hướng dẫn các đối tượng điều tra, khảo sát điền thông tin vào phiếu
điều tra, khảo sát;
+ Ghi chép những thơng tin chính liên quan đến nội dung của từng
cuộc phỏng vấn cũng như những lưu ý nhằm rút kinh nghiệm trong suốt quá
trình điều tra, khảo sát tại thực địa;
+ Thông báo kịp thời cho Trưởng đồn và các thành viên khác nếu có
sự thay đổi thời gian, địa điểm, đối tượng thực hiện điều tra, khảo sát;
9


+ Viết báo cáo tóm tắt về chuyến điều tra, khảo sát;
+ Lưu giữ hóa đơn, chứng từ về các chi phí thực hiện trong q trình
điều tra, khảo sát theo hồ sơ tạm ứng và thanh toán theo quy định.
- Người trả lời tại các địa bàn điều tra, khảo sát:
Cung cấp thơng tin một cách chân thực, chính xác theo những nội dung
mà đề tài đưa ra. Được đảm bảo quyền về tự nguyện tham gia trả lời và được
giữ bí mật các thơng tin cá nhân quan trọng.
- Các Học viện, trường Chính trị, Đại học, Cao đẳng:
+ Chuẩn bị địa điểm làm việc tại cơ sở, phân cơng người đại diện, bố trí
nhân sự có liên quan để làm việc với các thành viên tổ công tác thực hiện
chương trình điều tra, khảo sát;
+ Nghiên cứu, chuẩn bị trước các thông tin, phối hợp với các thành
viên tổ công tác để cung cấp đầy đủ thông tin theo phiếu điều tra, khảo sát;
+ Chịu trách nhiệm về tính chính xác của các thơng tin do đơn vị cung
cấp tại phiếu điều tra, khảo sát.
4.5. Xử lý phiếu và phân tích số liệu, viết báo cáo
Kết quả điều tra, khảo sát được nhập và xử lý bằng các chương trình

phần mềm chuyên xử lý dữ liệu định lượng và định tính.
Cụ thể, kết quả khảo sát bằng bảng hỏi định lượng được nhập và xử lý
bằng chương trình phần mềm SPSS 26.0. Kết quả được kết xuất ra dưới dạng
các bảng số liệu để phục vụ cho nhóm nghiên cứu phân tích và viết báo cáo.
Với kết quả khảo sát định tính, thơng tin ghi nhận được từ mỗi cuộc
PVS, TLN được đánh vào 01 file word, sau đó được tổng hợp và xử lý bằng
phần mềm Nvivo.
Trên cơ sở các kết quả khảo sát thu được, chủ nhiệm đề tài phân công
các thành viên nghiên cứu chủ chốt viết báo cáo. Có 01 báo cáo chính tổng
hợp tồn bộ kết quả khảo sát định tính và định lượng.
5. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của dự án

10


Đề tài góp phần hệ thống hố những vấn đề lý luận về đào tạo, sử dụng
giảng viên LLCT; đánh giá thực trạng, nhu cầu sử dụng giảng viên LLCT
trong các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng ở Việt Nam, từ đó đưa ra những giải pháp,
kiến nghị nhằm nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên LLCT; hiệu
quả sử dụng giảng viên LLCT trong các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng ở Việt Nam.
Đề tài góp phần cung cơ sở khoa học và thực tiễn cho việc rà sốt, sửa
đổi chương trình đào tạo hoặc đề án mở ngành đào tạo giảng viên lý luận
chính trị cho các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng ở Việt Nam.
6. Tổng quan các cơng trình nghiên cứu liên quan đến dự án
Vấn đề nâng cao chất lượng giáo dục LLCT nói chung cũng như vấn đề
nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng giảng viên LLCT nói riêng là một vấn
đề được Đảng và Nhà nước hết sức quan tâm. Đã có nhiều cơng trình khoa
học nghiên cứu liên quan đến vấn đề này, trong số đó có thể kể đến một số
nhóm loại cơng trình sau:
Thứ nhất: Nhóm cơng trình nghiên cứu công tác đào tạo, bồi dưỡng

cán bộ tư tưởng, giáo dục LLCT
Một trong những vấn đề cần thiết trong việc nâng cao chất lượng đội
ngũ làm tuyên giáo theo Trần Thị Anh Đào (2014) là cần phải nâng cao vấn
đề phẩm chất và năng lực cán bộ làm cơng tác tư tưởng. Để đạt được điều
đó nhiều nghiên cứu cũng đánh giá cao vai trị của cơng tác đào tạo. Theo
Hồng Đình Cúc (2008) để nâng cao chất lượng đội ngũ làm cơng tác giảng
dạy LLCT thì chất lượng công tác đào tạo LLCT là yếu tố quyết định.
Cùng quan tâm đến công tác đào tạo LLCT Trần Ngọc Hiên (2015) đã chỉ
ra những tiêu chí hợp thành chất lượng đào tạo LLCT phù hợp đó là: (1)
Chất lượng LLCT là cơ sở cho việc soạn giáo trình giảng dạy; (2) Chất
lượng của học viên được đào tạo thành giảng viên LLCT; (3) Chất lượng
của hoạt động quản lý đào tạo giảng viên LLCT nhằm tạo ra môi trường
chủ động, sáng tạo, tự giác của những người học và người dạy, cũng như
đánh giá chất lượng đào tạo để kịp thời nâng cao kết quả đào tạo. Tác giả
11


đặc biệt nhấn mạnh đến chất lượng của các thầy cơ tham gia đào tạo có ảnh
hưởng lớn đến cơng tác đào tạo LLCT. Hoặc theo Lương Ngọc Vĩnh
(2016) thì công tác đào tạo cần định hướng sang phát triển tồn diện phẩm
chất và năng lực nghề nghiệp đó là tiếp tục đổi mới nội dung, chương trình
đào tạo theo hướng tinh giản lý thuyết, tăng thực hành, phục vụ mục tiêu
bồi dưỡng phẩm chất và kỹ năng nghề cho người học; ứng dụng mạnh mẽ
phương pháp giảng dạy mới vào quá trình đào tạo.
Để nâng cao trình độ lý luận và thực tiễn cho người làm công tác tư
tưởng thì bên cạnh chú trọng cơng tác đào tạo, cơng tác nghiên cứu LLCT,
hoặc chú trọng đến các cơ chế chính sách cũng là nội dung được quan tâm.
Tác giả Dương Xuân Ngọc (2013), đã đưa ra những giải pháp nhằm nâng
cao chất lượng hoạt động nghiên cứu khoa học LLCT trong thời kỳ phát
triển mới của đất nước, ông đã chỉ ra 5 giải pháp cho hoạt động này trong

đó có nhấn mạnh đến vấn đề: mở rộng và thực hành dân chủ, tự do tư
tưởng trong hoạt động nghiên cứu, đổi mới mạnh mẽ cơ chế quản lý khoa
học đặc biệt là cơ chế đấu thầu, đánh giá kết quả nghiên cứu theo hướng
gắn với thực tiễn.
Theo quan điểm của Phạm Thị Hạnh (2015) thì ngồi những giải pháp
về nâng cao phẩm chất chính trị, tư tưởng, đạo đức thì cần chú trọng đến chế
độ, chính sách đối với đội ngũ làm công tác giáo dục LLCT cũng như cần
hiện đại hóa cơ sở vật chất để nâng cao hiệu quả và chất lượng giáo dục.
Nói đến cơng tác giáo dục LLCT khơng thể khơng nói tới vai trò của
các giảng viên LLCT của các trường đại học, cao đẳng và các trường chinh
trị. Đã có nhiều cơng trình nghiên cứu về cơng tác giáo dục LLCT liên quan
đến các trường đại học cao đẳng bàn đến vai trò trách nhiệm của người giảng
viên LLCT cũng như những giải pháp, tiêu chí nâng cao năng lực của giảng
viên LLCT.
Khẳng định tầm quan trọng của giảng viên đối với việc nâng cao chất
lượng giáo dục LLCT theo Trần Thị Anh Đào (2010), Nguyễn Tiến Sơn
12


(2016) trong nghiên cứu của mình cho rằng, giải pháp để nâng cao chất lượng
công tác giáo dục LLCT là nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ giảng dạy
LLCT trong các trường đại học.
Tác giả Đào Duy Quát trong cơng trình “Về cơng tác tư tưởng của
Đảng Cộng sản Việt Nam” (2004) đã đưa ra khái niệm về giáo dục LLCT và
khẳng định, giáo dục LLCT là một nhiệm vụ của công tác tư tưởng. Theo tác
giả: Giáo dục LLCT là việc truyền bá những nguyên lý của chủ nghĩa Mác Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, quan điểm của Đảng cho cán bộ,
đảng viên và quần chúng nhân dân. Đó là q trình tác động vào đối tượng
giáo dục bằng cách trình bày, giải thích một cách khoa học, những khái niệm
những quan điểm, nhằm làm cho cán bộ, đảng viên và nhân dân nhận thức
đúng đắn những nguyên lý của chủ nghĩa Mác – Lênin, kiên định mục tiêu, lý

tưởng độc lập dân tộc gắn liền với CNXH, nhất trí cao với đường lối, quan
điểm của Đảng, nâng cao phẩm chất cách mạng và khả năng hoạt động thực
tiễn, hướng dẫn họ vận dụng những hiểu biết ấy vào cuộc sống.
Cơng trình “Nâng cao chất lượng giảng dạy, học tập các mơn lý luận
chính trị trong các trường đại học, cao đẳng”, do Nhà xuất bản Chính trị
quốc gia ấn hành năm 2015 đã luận giải khá rõ về vị trí, vai trị, mục tiêu, mục
đích của giáo dục LLCT trong các trường đại học, cao đẳng trong cả nước.
Theo các tác giả, giáo dục LLCT không chỉ là truyền bá hệ tư tưởng, là sự
phổ biến thế giới quan, phương pháp luận và nhân sinh quan tiên tiến, quan
điểm, đường lối khoa học và cách mạng của Đảng đến toàn xã hội, mà giáo
dục LLCT cịn góp phần đáng kể vào việc vận dụng sáng tạo và phát triển
những luận điểm nền tảng của chủ nghĩa Mác - Lênin vào điều kiện Việt
Nam,… Công trình cũng đã phản ánh khá rõ về tình hình giảng dạy và học tập
LLCT; bàn, luận giải về các giải pháp để nâng cao chất lượng giảng dạy các
môn LLCT tại các trường cao đẳng, đại học theo các khối ngành, nghề khác
nhau (khoa học kỹ thuật, khoa học xã hội nhân văn, trường cao đẳng nghề…).

13


Đề án: “Nâng cao nhận thức về ý nghĩa, vai trò, tầm quan trọng, sự
cần thiết và nội dung học tập, nghiên cứu, vận dụng sáng tạo và phát triển
chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh trong tồn Đảng” do Ban
Tun giáo Trung ương chủ trì báo cáo Bộ Chính trị khóa XII. Đối tượng
nghiên cứu của Đề án này bao gồm cả các trường trong hệ thống giáo dục
quốc dân và hệ thống trường Đảng. Đề án đã nêu lên ý nghĩa, vai trò, tầm
quan trọng của giáo dục LLCT trong việc học tập, nghiên cứu, vận dụng sáng
tạo và phát triển chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh; chỉ ra thực
trạng của việc học LLCT và nguyên nhân của việc ngại học LLCT, đề xuất
một số giải pháp cơ bản để nâng cao chất lượng giáo dục LLCT. Đóng góp

của Đề án không chỉ là việc nêu lên được thực trạng của việc học tập chủ
nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh mà với những điều tra, khảo sát
khá bài bản, mặt thành cơng của đề án này cịn là ở việc phân tích, chỉ rõ
nguyên nhân chủ yếu của những hạn chế, gây nên “bệnh” ngại học LLCT.
Theo Đề án, nguyên nhân của “bệnh” ngại học LLCT là do: nhận thức về vị
trí, vai trị, tầm quan trọng của cơng tác giáo dục LLCT cịn hạn chế; nội dung
giáo dục LLCT vẫn còn áp đặt, chưa gắn với thực tiễn, chưa tạo sự hứng thú
thực sự cho người học, chưa thể hiện được vai trò của chủ nghĩa Mác - Lênin,
tư tưởng Hồ Chí Minh trong dịng chảy trí tuệ của nhân loại; chưa thực sự gắn
kết, theo kịp, giải đáp được những vấn đề cuộc sống đang đặt ra hiện nay; nội
dung, chương trình giảng dạy chưa thực sự tinh gọn, cịn có sự trùng lặp,
chồng chéo về nội dung giữa các chương trình cho các đối tượng, cấp học
khác nhau, chưa tạo được sự thống nhất, đồng bộ, tính liên tục, liên thơng
giữa các chương trình, gây lãng phí khơng nhỏ về thời gian, sức lực cho cả
người dạy và người học;… Có thể nói, các nguyên nhân mà Đề án đưa ra là
đúng, trúng và khá tồn diện; số liệu khảo sát, điều tra cơng phu, khoa học,
đánh giá sát thực. Đề án cũng đã khẳng định: Tư tưởng Hồ Chí Minh chính là
căn cứ để chúng ta vận dụng, phát triển công tác giáo dục LLCT.

14



×