Tải bản đầy đủ (.pdf) (208 trang)

Vấn đề chất lượng đội ngũ giảng viên lý luận chính trị trong các trường Đại học, cao đẳng ở nước ta hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.43 MB, 208 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRUNG TÂM ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG GIẢNG VIÊN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ





VŨ THANH BÌNH






VẤN ĐỀ CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN
LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ TRONG CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC,
CAO ĐẲNG Ở NƯỚC TA HIỆN NAY







LUẬN ÁN TIẾN SĨ TRIẾT HỌC
















HÀ NỘI - 2012

1
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRUNG TÂM ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG GIẢNG VIÊN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ




VŨ THANH BÌNH





VẤN ĐỀ CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN
LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ TRONG CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC,
CAO ĐẲNG Ở NƯỚC TA HIỆN NAY





Chuyên ngành: CNDVBC & CNDVLS
Mã số : 62 22 80 05




LUẬN ÁN TIẾN SĨ TRIẾT HỌC




Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS. TS. Phạm Ngọc Anh
2. PGS. TS. Dương Văn Thịnh







HÀ NỘI - 2012


3
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
Chương 1. CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ VÀ
TẦM QUAN TRỌNG CỦA VIỆC NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ
GIẢNG VIÊN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ 23

1.1. Chất lượng đội ngũ giảng viên lý luận chính trị - một số vấn đề lý luận 23
1.1.1. Đội ngũ giảng viên lý luận chính trị 23
1.1.2. Chất lượng đội ngũ giảng viên lý luận chính trị 37
1.1.3. Tiêu chí đánh giá chất lượng đội ngũ giảng viên lý luận chính trị 41
1.2. Tầm quan trọng và những yếu tố ảnh hưởng đến việc nâng cao chất lượng đội ngũ
giảng viên lý luận chính trị 45
1.2.1. Tầm quan trọng của việc nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên lý luận chính
trị 45
1.2.2. Những yếu tố ảnh hưởng đến việc nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên lý
luận chính trị 57
Chương 2. CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ
TRONG CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC, CAO ĐẲNG HIỆN NAY - THỰC
TRẠNG VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA 76
2.1. Thực trạng chất lượng đội ngũ giảng viên lý luận chính trị trong các trường đại học,
cao đẳng ở nước ta hiện nay 76
2.1.1. Về cơ cấu 76
2.1.2. Năng lực chuyên môn 84
2.1.3. Trình độ được đào tạo 99
2.1.4. Phẩm chất đạo đức, bản lĩnh chính trị 104
2.2. Những vấn đề đặt ra từ thực trạng chất lượng đội ngũ giảng viên lý luận chính trị 112
2.2.1. Mâu thuẫn giữa yêu cầu có môi trường kinh tế - văn hóa - xã hội thuận lợi
để nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên lý luận chính trị với những yếu
kém, hạn chế của đời sống kinh tế - văn hóa - xã hội 112
2.2.2. Mâu thuẫn giữa yêu cầu phải có cơ chế chính sách đồng bộ, chiến lược phát
triển hợp lý, quá trình đào tạo hiệu quả cho việc nâng cao chất lượng đội ngũ
giảng viên lý luận chính trị với những bất cập trong chiến lược phát triển, trong
cơ chế chính sách và công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ 115
2.2.3. Mâu thuẫn giữa yêu cầu về điều kiện cơ sở vật chất cho việc nâng cao năng lực
chuyên môn của đội ngũ giảng viên lý luận chính trị với những hạn chế về điều
kiện vật chất 118


4
2.2.4. Mâu thuẫn giữa yêu cầu cao về ý thức tự giáo dục, tự bồi dưỡng, rèn luyện
nâng cao trình độ với sự hạn chế về ý thức tự học, tự bồi dưỡng cũng như sự
nỗ lực vươn lên của một bộ phận giảng viên lý luận chính trị 120
Chương 3. QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ
GIẢNG VIÊN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ TRONG CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC
CAO ĐẲNG Ở NƯỚC TA HIỆN NAY 125
3.1. Những quan điểm cơ bản nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên lý luận chính trị 125
3.1.1. Nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên lý luận chính trị phải gắn với xây
dựng môi trường kinh tế - xã hội, văn hóa lành mạnh 125
3.1.2. Nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên lý luận chính trị phải trên cơ sở một
chiến lược lâu dài, song có lộ trình, bước đi phù hợp và những khâu then chốt,
đột phá 129
3.1.3. Nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên lý luận chính trị phải trên cơ sở đảm
bảo sự cân đối trong cơ cấu, kết hợp hài hòa giữa năng lực chuyên môn, trình độ
được đào tạo và phẩm chất chính trị, đạo đức 131
3.1.4. Nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên lý luận chính trị phải gắn với khắc
phục những hạn chế trong nhận thức của các cơ quan quản lý giáo dục, các cấp ủy
Đảng và chính quyền về vai trò, tầm quan trọng của đội ngũ giảng viên lý luận chính trị
và của chính bản thân đội ngũ 134
3.2. Một số giải pháp chủ yếu nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên lý luận chính trị 137
3.2.1. Nâng cao bản lĩnh chính trị, bản lĩnh nghề nghiệp, tư tưởng, đạo đức cho đội
ngũ giảng viên lý luận chính trị 137
3.2.2. Đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn giảng viên lý luận chính trị theo
hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa 142
3.2.3. Đổi mới, hoàn thiện cơ chế chính sách, tạo động lực khuyến khích đội ngũ
giảng viên lý luận chính trị không ngừng nâng cao năng lực chuyên môn, tu
dưỡng đạo đức nghề nghiệp 147
3.2.4. Phát huy và nâng cao tính tích cực, tính tự giác của bản thân đội ngũ giảng viên

lý luận chính trị trong nâng cao năng lực chuyên môn, rèn luyện nhân cách 153
KẾT LUẬN 159
NHỮNG CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN TỚI LUẬN ÁN 161
TÀI LIỆU THAM KHẢO 162
PHỤ LỤC 172

5

BẢNG QUY ƯỚC CHỮ VIẾT TẮT

BCHTW: Ban chấp hành Trung ương
CMKHCN: Cách mạng khoa học - công nghệ
CMKHKT: Cách mạng khoa học - kỹ thuật
CMVS: Cách mạng vô sản
CNXH: Chủ nghĩa xã hội
CNXHKH: Chủ nghĩa xã hội khoa học
CNH, HĐH: Công nghiệp hóa, hiện đại hóa
CNĐQ: Chủ nghĩa đế quốc
ĐCSVN: Đảng Cộng sản Việt Nam
GDĐH: Giáo dục đại học
GDĐT: Giáo dục - đào tạo
LLCT: Lý luận chính trị
TBCN: Tư bản chủ nghĩa


6
MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Tốc độ phát triển nhanh chóng của cuộc CMKHCN hiện đại, sự phát

triển kinh tế tri thức cùng với quá trình toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế
đang tạo những thời cơ, những vận hội to lớn cho các quốc gia lớn, nhỏ trên thế
giới, trong đó có Việt Nam. Tuy nhiên, bên cạnh đó, không ít những khó khăn,
thách thức cũng đang trở thành những rào cản to lớn, nếu các nước không tìm
ra cách thức nhanh chóng vượt qua. Nắm bắt cơ hội, vượt qua thách thức - quá
trình đó phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó trực tiếp là nguồn lực con người.
Nhận thức sâu sắc điều đó, trong công cuộc đổi mới đất nước, Đảng CSVN đã
đặt con người ở vị trí trung tâm. Trong chiến lược phát triển con người, Đảng
khẳng định: phát triển GDĐT cùng với phát triển khoa học - công nghệ là quốc
sách hàng đầu. GDĐT, đặc biệt giáo dục bậc cao (ĐH, CĐ) là chìa khoá mở
cửa tiến tới tương lai; đầu tư cho GDĐT là đầu tư cho sự phát triển.
Trên cơ sở nhận thức vai trò, tầm quan trọng của GDĐT, Hội nghị
Trung ương 2 (Khóa VIII) của Đảng đã xác định nhiệm vụ và mục tiêu cơ bản
của GDĐT là phải xây dựng những con người và thế hệ thiết tha gắn bó với lý
tưởng độc lập dân tộc và CNXH, có đạo đức trong sáng, có nǎng lực tiếp thu
tinh hoa vǎn hoá nhân loại, có tư duy sáng tạo, làm chủ tri thức khoa học và
công nghệ hiện đại, có kỹ nǎng thực hành giỏi, có sức khoẻ… Đó là những
con người, những thế hệ phát triển toàn diện, “vừa hồng, vừa chuyên”.
Đặt con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực trong quá trình đổi mới
đất nước, Đảng luôn xác định vấn đề mấu chốt của công cuộc đổi mới là phải
kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và CNXH trên nền tảng chủ nghĩa Mác-
Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh. Đổi mới không phải từ bỏ mục tiêu CNXH,
mà làm cho CNXH được nhận thức đúng đắn và được xây dựng hiệu quả. Đổi
mới không phải xa rời mà là nhận thức đúng, vận dụng sáng tạo và phát triển
chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, lấy đó làm nền tảng tư tưởng

7
của Đảng và kim chỉ nam cho hành động cách mạng.
Kiên định những mục tiêu nói trên, vấn đề củng cố nền tảng tư tưởng
xã hội ngày càng vững vàng hơn trở nên cấp thiết, trong đó, giáo dục thế hệ

trẻ nhận thức tích cực, đúng đắn về chủ nghĩa Mác-Lênin, về tư tưởng Hồ Chí
Minh, về CNXH… từ đó có những hành động thiết thực, có trách nhiệm đối
với xã hội, đối với cộng đồng, đối với đất nước… vừa là một yêu cầu, vừa là
nhiệm vụ và trách nhiệm của Đảng, Nhà nước và các ban ngành liên quan. Vì
thế, từ hơn 50 năm nay, trong chương trình giáo dục ĐH, CĐ đã luôn có khối
kiến thức thuộc các môn khoa học xã hội - đó là khối kiến thức LLCT. Các
môn học của khối LLCT cung cấp cho sinh viên những kiến thức về tự nhiên,
xã hội và tư duy trên nền tảng chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí
Minh, trên cơ sở đó, hình thành nên những kỹ năng để giải quyết, xử lý những
vấn đề thực tế một cách khoa học, mang tính nhân văn, phù hợp với lợi ích
của cộng đồng, tập thể, chế độ và xã hội.
Với tầm quan trọng đặc biệt, nội dung khoa học của các môn LLCT,
yêu cầu đối với chất lượng đội ngũ truyền tải nội dung kiến thức các môn
LLCT đến người học, đến thế hệ trẻ là rất cao. Đảng, Nhà nước cũng hết sức
quan tâm, bồi dưỡng đội ngũ giảng viên LLCT theo hướng chuẩn hoá, nâng
cao chất lượng, bảo đảm đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, đặc biệt chú
trọng nâng cao bản lĩnh, phẩm chất đạo đức, lối sống, lương tâm nghề nghiệp
và trình độ chuyên môn, năng lực giảng dạy. Song, có một hiện thực không
thể không thừa nhận là đội ngũ giảng viên LLCT trong các trường ĐH, CĐ
nước ta chưa đáp ứng đầy đủ những yêu cầu nêu trên. Chính vì thế, nâng cao
chất lượng đội ngũ giảng viên LLCT trong các trường ĐH, CĐ đang là một
vấn đề thực tiễn bức xúc đặt ra hiện nay. Do vậy, cần phải có các nghiên cứu
khoa học phân tích những vấn đề lý luận, làm rõ thực trạng của đội ngũ giảng
viên LLCT trong các trường ĐH, CĐ; đưa ra những giải pháp nâng cao chất
lượng đội ngũ, đóng góp thiết thực cho sự phát triển của GDĐT trong sự
nghiệp chấn hưng đất nước. Một công trình như vậy vừa có ý nghĩa lý luận và

8
thực tiễn, vừa có tính thời sự nóng hổi. Với những lý do đó, chúng tôi lựa
chọn “Vấn đề chất lượng đội ngũ giảng viên các môn lý luận chính trị

trong các trường đại học, cao đẳng ở nước ta hiện nay” làm đề tài nghiên
cứu của luận án tiến sĩ Triết học, chuyên ngành chủ nghĩa duy vật biện chứng
và chủ nghĩa duy vật lịch sử.
2. Tình hình nghiên cứu vấn đề
Xây dựng đội ngũ giảng viên LLCT nói chung, chú trọng nâng cao chất
lượng đội ngũ nói riêng là một vấn đề được giới nghiên cứu quan tâm và tiếp
cận dưới nhiều góc độ khác nhau. Những năm qua, tuy chưa có một công
trình chuyên luận nào công bố về vấn đề này, song có khá nhiều các công
trình nghiên cứu có liên quan. Có thể phân loại thành những nhóm công trình
như sau:
Các công trình nghiên cứu về lý luận chính trị
“Dân chủ tư sản và dân chủ xã hội chủ nghĩa" (1991), Thái Ninh -
Hoàng Chí Bảo, Nxb Sự thật, Hà Nội; “Thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại
hội VIII của Đảng vững bước tiến vào thế kỷ XXI” (1998), Lê Khả Phiêu, Nxb
Chính trị quốc gia, Hà Nội; “Đổi mới bước phát triển tất yếu đi lên chủ nghĩa
xã hội ở Việt Nam” (1999), Nguyễn Khánh, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội;
“Giáo dục tư tưởng cách mạng cho thế hệ trẻ Việt Nam trong tình hình mới”
(2000), Phạm Đình Nghiệp, Nxb Thanh niên; “Ổn định chính trị - xã hội
trong công cuộc đổi mới ở Việt Nam” (2004), Nguyễn Văn Cư, Nxb Chính trị
quốc gia, Hà Nội; “Đổi mới sâu rộng, phát triển nhanh và bền vững ở Việt
Nam” (2006), Tập I, II, Phan Văn Khải, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội;
“Dân chủ trong nghiên cứu khoa học xã hội - nhân văn - Một số vấn đề lý
luận và thực tiễn” (2010), GS. TS. Hoàng Chí Bảo chủ biên, Nxb Chính trị
quốc gia, Hà Nội; "Bản chất cách mạng và khoa học của chủ nghĩa Mác-
Lênin" (2010), GS. TS. Hoàng Chí Bảo chủ biên, Nxb Chính trị quốc gia, Hà
Nội; "Luận cứ và giải pháp phát triển xã hội và quản lý phát triển xã hội ở
nước ta thời kỳ đổi mới" (2010), GS. TS. Hoàng Chí Bảo chủ biên, Nxb

9
Chính trị quốc gia, Hà Nội; "Văn hoá và con người Việt Nam trong đổi mới và

hội nhập quốc tế" (2010), GS. TS. Hoàng Chí Bảo, Nxb Chính trị quốc gia,
Hà Nội…
Trong những công trình này, trên cơ sở tổng kết quá trình đổi mới ở
Việt Nam với những thành tựu, hạn chế, thời cơ, thách thức…, các tác giả đã
tập trung làm rõ những vấn đề lý luận về CNXH, về con đường đi lên CNXH,
nghiên cứu và giải quyết hàng loạt những vấn đề lý luận nóng bỏng, gắn lý
luận với tổng kết thực tiễn, đưa ra hàng loạt những nhận thức khoa học mới.
Trong những công trình nêu trên, đáng chú ý là nhóm công trình của
GS. TS. Hoàng Chí Bảo - một trong những nhà khoa học đầu ngành trong giới
nghiên cứu LLCT. Sách “Dân chủ trong nghiên cứu khoa học xã hội - nhân
văn - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn” do GS. TS. Hoàng Chí Bảo chủ
biên, gồm 26 bài viết của các nhà khoa học, cán bộ nghiên cứu thuộc những
viện nghiên cứu các vấn đề về LLCT có uy tín khác nhau. Với 378 trang,
cuốn sách tập trung làm rõ mối quan hệ giữa dân chủ với sự phát triển các
năng lực sáng tạo của người nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn, bước
đầu tìm tòi những vấn đề lý luận và thực tiễn của cơ chế thực hiện dân chủ
trong nghiên cứu khoa học, nhằm tạo động lực, thúc đẩy sự phát triển bền
vững của khoa học xã hội và nhân văn Việt Nam.
Cuốn sách "Bản chất cách mạng và khoa học của chủ nghĩa Mác-
Lênin" là sách chuyên khảo, phục vụ cho việc nghiên cứu lý luận chủ nghĩa
Mác-Lênin. Các tác giả đã trình bày một cách hệ thống quan điểm lý luận của
chủ nghĩa Mác-Lênin, từ chủ nghĩa Mác đến chủ nghĩa Lênin, chủ nghĩa Mác-
Lênin sau V.I.Lênin và hiện nay, từ đó luận lý về bản chất khoa học và cách
mạng của chủ nghĩa Mác-Lênin. Các tác giả cũng phân tích sâu sắc về nhận
thức và vận dụng bản chất khoa học, cách mạng của chủ nghĩa Mác-Lênin
trong thực tiễn lịch sử của CNXH hiện thực ở thế kỷ XX và hiện nay, từ
CNXH hiện thực mô hình Xô viết đến CNXH hiện thực mới trong tiến trình
đổi mới ở Việt Nam. Bên cạnh đó, một trong những đóng góp quan trọng của

10

các tác giả là sự trình bày về phát triển bản chất khoa học và cách mạng của
chủ nghĩa Mác-Lênin trong những điều kiện lịch sử mới của thế giới đương
đại; thế giới đương đại gắn liền với chủ nghĩa Mác-Lênin và CNXH khoa học.
Sách "Luận cứ và giải pháp phát triển xã hội và quản lý phát triển xã
hội ở nước ta thời kỳ đổi mới" là cuốn sách lý luận được tổng kết trên cơ sở
thực tiễn Việt Nam qua 25 năm đổi mới. Giáo sư Hoàng Chí Bảo và các tác
giả đã đưa ra những vấn đề về phương pháp luận và cơ sở lý luận của phát
triển xã hội và quản lý phát triển xã hội ở Việt Nam trong tiến trình đổi mới;
một số lý thuyết về phát triển xã hội và quản lý phát triển xã hội trên thế giới.
Các tác giả đã phân tích một số mô hình phát triển của Đức, Nhật Bản, Thuỵ
Điển; quan điểm phát triển xã hội và quản lý phát triển xã hội của Ngân hàng
thế giới, góp phần làm sáng rõ về biến đổi xã hội và quản lý phát triển xã hội
trên một số lĩnh vực chủ yếu ở nước ta, đưa ra quan điểm định hướng về hệ
giải pháp phát triển xã hội và quản lý phát triển xã hội ở Việt Nam hiện nay.
Cuốn sách "Văn hoá và con người Việt Nam trong đổi mới và hội nhập
quốc tế" là một công trình khoa học công phu, được giới nghiên cứu đánh giá
cao. Trong cuốn sách, GS. Hoàng Chí Bảo không thuyết trình một cách khô
khan mang tính minh hoạ những vấn đề về văn hoá và con người Việt Nam, mà
đi vào phân tích sâu sắc những vấn đề về văn hoá Việt Nam trong đổi mới và
hội nhập quốc tế, khẳng định văn hoá dân tộc Việt Nam là cội nguồn, nền tảng,
mục tiêu của dân tộc ta trong xây dựng nền văn hoá mới, con người mới, bảo
đảm cho dân tộc Việt Nam có vị thế xứng đáng trong cộng đồng văn hoá nhân
loại. Bằng những phân tích, luận lý sắc sảo, GS. Hoàng Chí Bảo nhấn mạnh
đến yếu tố con người sáng tạo ra văn hoá với tư cách là chủ thể của hoạt động
lịch sử và đến lượt nó, văn hoá góp phần phát triển và hoàn thiện con người,
làm cho hoàn cảnh ngày càng có tính người hơn như C.Mác đã từng nói. Đặc
biệt, triết lý nhân sinh và hành động thấm nhuần tính văn hoá đạo đức trong
ứng xử, cơ sở khách quan quy định bản sắc đa dạng của các nền văn hoá; vấn
đề tiếp xúc, giao lưu, đối thoại giữa các nền văn hoá; sự thống nhất giữa mục


11
tiêu và động lực của văn hoá trong phát triển và tiến bộ xã hội… đã được GS
Hoàng Chí Bảo phân tích khá sâu và kỹ. Đây thực sự là một cuốn sách có giá
trị tham khảo tốt về nghiên cứu văn hóa, về nghiên cứu LLCT.
Đóng góp đáng kể cho việc khái quát về những vấn đề liên quan đến
nhận thức của Đảng về CNXH và con đường đi lên CNXH ở Việt Nam phải
kể đến những cuốn sách tham khảo, hoặc chuyên khảo của tác giả Nguyễn
Phú Trọng như: “Sự lãnh đạo và hoạt động của Đảng trong điều kiện cơ chế
thị trường” (1995), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội; “Đổi mới và phát triển -
những vấn đề lý luận và thực tiễn” (2006), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội…
Trong các công trình này, tác giả đã làm rõ nhiều vấn đề lý luận như vai trò
của Đảng thời kỳ đổi mới, xây dựng kinh tế thị trường định hướng XHCN,
đổi mới cơ chế quản lý kinh tế, tiến hành CNH, HĐH đất nước…
Đáng chú ý là cuốn sách của tác giả Đào Duy Tùng: “Quá trình hình
thành con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam” (1994), lưu hành nội
bộ, Nxb. Sự thật, Hà Nội. Trong công trình, tác giả đã tập trung khắc họa về
quá trình hình thành con đường đi lên CNXH ở Việt Nam, từ quan điểm của
Đảng, của Chủ tịch Hồ Chí Minh những năm 1920-1945, đến sự hình thành lý
luận CMDTDCND tiến lên CMXHCN của Đại hội II (2-1951); xây dựng
CNXH trong những năm 1954-1975 và thời kỳ xây dựng CNXH trên phạm vi
cả nước. Tác giả cũng tổng kết một số kinh nghiệm có ý nghĩa lý luận và thực
tiễn trong quá trình xây dựng CNXH thời kỳ này.
Các nhà nghiên cứu Xô viết và Liên bang Nga cũng đã có nhiều công
trình nghiên cứu về lý luận chủ nghĩa Mác-Lênin và khoa học chính trị như
"Nhân cách của sinh viên" (1974), V.L.Lisốp ski và A.V. Mitriev, Nxb Đại học
Tổng hợp Lêningrat; "Thế giới quan khoa học và những vấn đề lý luận của
việc xây dựng thế giới quan khoa học trong xã hội xã hội chủ nghĩa" (1975),
V.I.Vaxilenco, Nxb Matxcova; "Những vấn đề cấp bách của việc hình thành
thế giới quan Mác-Lênin" (1985), T.L.Xmecôp, Tạp chí Giáo dục lý luận, số
3… Trong nhóm công trình này, chuyên luận "Chủ nghĩa xã hội thế giới trên


12
con đường cải tổ" (Tạp chí Người Cộng sản, số 16, tháng 11-1987) của nhà
nghiên cứu O.Bôgômôlốp đã cho một cái nhìn khái quát về quá trình hình,
phát triển và bước đầu cải tổ của hệ thống XHCN. Viết về dân chủ,
O.Bôgômôlốp coi sự phát triển chủ nghĩa đa nguyên chính trị như một giá trị
của sự phát triển hệ thống chính trị của cơ quan dân cử trong CNXH.
Đây là những nghiên cứu xuất bản dưới thời Liên Xô cũ và sau khi
Liên Xô sụp đổ, có những giá trị to lớn trong nghiên cứu so sánh các vấn đề
LLCT trong tiến trình hình thành, đổi mới và phát triển.
Ở Trung Quốc, một số học giả đã công bố một loạt tác phẩm nghiên
cứu LLCT như “Tổng quan lý luận về dân chủ và dân chủ hóa" (Tạp chí
Thông tin lý luận, số 12 -1990); "Cuộc đọ sức giữa hai chế độ xã hội - bàn về
chống diễn biến hòa bình" (1994) của Cốc Văn Khang, Nxb Chính trị quốc
gia, Hà Nội; "Cải cách thể chế chính trị" (1996), Tập thể tác giả (sách tham
khảo), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, "Kiên trì và phát triển dân chủ xã hội
chủ nghĩa" (1997), Lý Lâm và Ngô Ngọc Trương (tài liệu phục vụ nghiên
cứu), Viện Thông tin Khoa học xã hội, Hà Nội… Những công trình này chủ
yếu bàn tới việc xây dựng hệ thống chính trị, xây dựng nhà nước pháp quyền,
thực hiện dân chủ XHCN. Khi bàn tới dân chủ, những nhà nghiên cứu Trung
Quốc luôn khẳng định bản chất giai cấp của dân chủ, trực tiếp là dân chủ trên
lĩnh vực chính trị; khẳng định vai trò của Đảng Cộng sản trong hệ thống chính
trị XHCN. Mặt khác, các tác giả cũng chỉ rõ những thiếu sót trong tổ chức,
vận hành hệ thống chính trị đã làm ảnh hưởng đến vai trò lãnh đạo của Đảng,
làm xuất hiện hàng loạt nguy cơ đối với thực hành dân chủ và từ đó xuất hiện
nguy cơ đối với sự tồn tại của cả hệ thống chính trị.
Sẽ là thiếu sót nếu không kể đến một số công trình nghiên cứu của các học
giả phương Tây như: “Việt Nam từ năm 1975-1995 (1997), Jacques Boudet, P.
Larousse; “Việt Nam thời kỳ mới” (2001), Ralph Smith. N.Y, Cornell
University Press; “Việt Nam: Xã hội, kinh tế, môi trường” (2003), Benedict J.

Tria Kerkvliet, Nxb.Australian National University;… Trọng tâm của các

13
công trình này là nghiên cứu tình hình Việt Nam, những bước chuyển lớn
trong xã hội Việt Nam sau khi đất nước thống nhất, nhất là những năm tháng
Việt Nam tiến hành công cuộc đổi mới. Các tác giả cũng giành một dung
lượng đáng kể trong các công trình cho việc nghiên cứu về CNXH ở Việt
Nam trên cả hai phương diện lý luận và thực tiễn. Tuy nhiên, do những lý do
khách quan, chủ quan, nhiều nhận định, đánh giá còn một chiều, phiến diện.
Nhìn chung, nhóm công trình nghiên cứu về LLCT là nhóm công trình
khá phong phú, khá đa diện nghiên cứu về LLCT. Tuy những công trình này
không trực tiếp nghiên cứu về đội ngũ giảng viên LLCT, song tiếp cận LLCT
với tư cách là một trong những phương tiện trau dồi kiến thức, phương pháp
giảng dạy, nâng cao năng lực nghiên cứu, năng lực chuyên môn của đội ngũ
giảng viên LLCT, tác giả luận án đã tiếp thu, kế thừa từ những nhà khoa học
đi trước những kiến thức, những gợi mở quan trọng cho việc triển khai một số
nội dung của luận án.
Các công trình nghiên cứu về công tác giáo dục lý luận chính trị
- “Năng lực tư duy lý luận trong quá trình đổi mới tư duy” (1987), GS.
TS Nguyễn Ngọc Long, Tạp chí Cộng sản, số 10; “Quan hệ giữa lý luận và
chính trị” (1992), Nguyễn Thế Phấn, Tạp chí Cộng sản, số 8; “Mấy vấn đề
trong công tác lý luận” (1992), Đỗ Nguyên Phương, Tạp chí Công tác tư
tưởng văn hóa, số 7; “Tư tưởng Hồ Chí Minh về vai trò của năng lực trí tuệ
và lý luận” (1995), PGS. TS Trần Đình Huỳnh, Tạp chí Xây dựng Đảng, số 2;
Nguyễn Phú Trọng (1999), “Tạo bước chuyển biến mới trong học tập lý luận
chính trị của cán bộ đảng viên”, Tạp chí Cộng sản, số 11; Nguyễn Khoa
Điềm (2004), “Nâng cao hơn nữa chất lượng, hiệu quả công tác giáo dục lý
luận chính trị trong tình hình mới”, Tạp chí Thông tin công tác tư tưởng lý
luận, số 1…
Các tác giả của nhóm công trình này đã nêu bật tầm quan trọng của việc

giáo dục LLCT cho cán bộ, đảng viên trong điều kiện hiện nay. Các tác giả đã
tập trung phân tích những khó khăn, thuận lợi tác động đến công tác giáo dục

14
LLCT cho cán bộ, đảng viên; thực trạng giáo dục LLCT trong thời gian qua;
trên cơ sở đó, đưa ra một số giải pháp nhằm thực hiện tốt yêu cầu giáo dục lý
luận trong tình hình mới. Các công trình này tuy không đề cập trực tiếp đến đội
ngũ giảng viên LLCT, song những kiến giải về công tác giáo dục LLCT, những
giải pháp thiết thực về đào tạo và đào tạo lại đội ngũ làm công tác LLCT là
những gợi mở tốt cho tác giả luận án.
- Các công trình nghiên cứu về nâng cao chất lượng dạy và học các
môn lý luận chính trị
Đề tài KX 10-08, “Đổi mới phương pháp giảng dạy các môn khoa học
Mác-Lênin ở Việt Nam - Những vấn đề chung”, Hà Nội, 2002, do GS.TS
Nguyễn Hữu Vui, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học
Quốc gia Hà Nội làm chủ nhiệm là một trong những đề tài đầu tư khá công
phu về đổi mới phương pháp giảng dạy các môn khoa học Mác-Lênin. Nghiên
cứu đổi mới phương pháp dưới một góc độ hẹp - “giảng dạy” (phân biệt với
“dạy và học”), đề tài trình bày một cách tổng quát về đội ngũ giảng viên Mác-
Lênin, về những phương pháp giảng dạy truyền thống thường gặp ở đội ngũ
và khẳng định: muốn đổi mới phương pháp giảng dạy các môn khoa học Mác-
Lênin một cách hiệu quả, vấn đề phải được bắt đầu từ chính đổi mới tư duy,
nhận thức của đội ngũ giảng viên về phương pháp giảng dạy, về sự cần thiết
phải đổi mới phương pháp. Muốn vậy, cần thường xuyên bồi dưỡng, nâng cao
năng lực nhận thức, năng lực chuyên môn cho đội ngũ. Đó cũng là một trong
những phương thức nâng cao chất lượng đội ngũ, từ đó, có tác động tích cực
ngược lại đối với đổi mới phương pháp giảng dạy.
- Ban Khoa giáo Trung ương, Đề tài nghiên cứu khoa học, mã số
KHBĐ-2003-20:“Rà soát và đề xuất hướng sửa đổi, bổ sung một số nội dung
giáo dục đạo đức công dân, chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh

trong nhà trường ở từng cấp học”. Đây là một công trình nghiên cứu có mục
tiêu tìm ra các giải pháp, nhằm nâng cao chất lượng dạy và học các môn
LLCT, đạo đức công dân trong các bậc học khác nhau. Để hoàn thành mục

15
đích nêu trên, đề tài đã giành một dung lượng đáng kể để nghiên cứu về thực
trạng của đội ngũ giáo viên, giảng viên giảng dạy các môn học này. Theo
nhóm tác giả, đội ngũ giảng viên Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh trong các
trường ĐH, CĐ nước ta hiện nay tuy tăng nhanh về số lượng, song vẫn chưa
đáp ứng được nhu cầu đào tạo. Tình trạng dạy vượt giờ, quá tải khiến một số
đông đội ngũ không có thời gian đầu tư, hoàn thiện chuyên môn, ảnh hưởng đáng
kể đến chất lượng của đội ngũ.
- Ban Tư tưởng - Văn hoá Trung ương (2003), Hội thảo Khoa học:
“Thực trạng và giải pháp đổi mới, nâng cao chất lượng giảng dạy và học tập
các môn khoa học Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh trong các trường đại
học và cao đẳng”. Hội thảo đã đánh giá, phân tích thực trạng giảng dạy, học
tập các môn khoa học Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh trong các trường
ĐH, CĐ, đồng thời đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng giảng
dạy, học tập các môn khoa học này. Rất nhiều nhà khoa học tham gia Hội
thảo đã tập trung nghiên cứu về đội ngũ giảng viên, đề xuất các giải pháp cụ
thể nâng cao chất lượng đội ngũ, coi đó là một trong những điều kiện quan
trọng để nâng cao một bước chất lượng giảng dạy các môn học khoa học
Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh.
- Ban Tuyên giáo Trung ương, Đề tài nghiên cứu khoa học: “Tình hình
giảng dạy, học tập các môn khoa học Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh
trong các trường đại học, cao đẳng và chủ trương, giải pháp cho thời gian
tới” (10-2007). Nhằm đưa ra các định hướng lớn và giải pháp tổng thể nâng
cao chất lượng giảng dạy, học tập các môn khoa học Mác-Lênin, tư tưởng Hồ
Chí Minh trong các trường ĐH, CĐ, đề tài đã nghiên cứu một cách tổng quát
về đội ngũ giảng dạy các môn khoa học này với tư cách là một trong những

yếu tố quan trọng, trực tiếp tác động đến chất lượng quá trình dạy và học.
Nhóm nghiên cứu cho rằng, bên cạnh hàng loạt các ưu điểm về gia tăng học
hàm, học vị trong đội ngũ, thì hạn chế lớn nhất của một bộ phận của đội ngũ
này là sức ỳ lớn, chậm đổi mới tư duy, ngại trau dồi kiến thức, ít chịu tìm tòi

16
phương pháp giảng dạy phù hợp với những đối tượng khác nhau, chậm đổi
mới phương pháp giảng dạy. Trong quá trình dạy và học, hiện tượng đọc -
chép vẫn là hiện tượng phổ biến. Đặc biệt, tâm lý coi các môn học Mác-
Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh là môn học phụ, nhất là trong các trường kỹ
thuật cũng là một trong những nguyên nhân cản trở đổi mới phương pháp.
Bên cạnh đó, đề tài cũng chỉ rõ rằng, ở một bộ phận hăng hái đổi mới phương
pháp, thì vẫn có nhận thức, quan niệm chưa đúng về phương pháp, đồng nhất
phương pháp với việc ứng dụng kỹ thuật soạn thảo và trình chiếu PowerPoint
(kỹ thuật PowerPoint).
- Cụm đề tài nghiên cứu khoa học về đổi mới phương pháp giảng dạy,
học tập các môn khoa học Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh trong trường
ĐH, CĐ các khối ngành khác nhau:
+ Trường Đại học Nông nghiệp I (2006), Đề tài: “Đổi mới phương
pháp giảng dạy, học tập các môn khoa học Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh
các trường đại học, cao đẳng khối ngành Nông - Lâm - Ngư”.
+ Trường Đại học Sư phạm Hà Nội (2006), Đề tài: “Đổi mới phương
pháp giảng dạy, học tập các môn khoa học Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh
các trường đại học, cao đẳng khối ngành Sư phạm”.
+ Trường Đại học Bách khoa Hà Nội (2006), Đề tài:“Đổi mới phương
pháp giảng dạy, học tập các môn khoa học Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh
các trường đại học, cao đẳng khối ngành kỹ thuật”.
+ Đại học Quốc gia Hà Nội (2006), Đề tài: “Đổi mới phương pháp
giảng dạy, học tập các môn khoa học Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh các
trường đại học, cao đẳng khối ngành Khoa học Xã hội và Nhân văn”.

Điểm chung của các đề tài này là dựa trên thức nhận rằng, sinh viên ở
mỗi khối ngành học đều có đặc thù riêng. Do vậy, giảng dạy các môn khoa
học Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh cho những đối tượng này cũng cần có
phương pháp thích hợp. Trên cơ sở đó, đề tài tập trung đưa ra những giải pháp
nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy các môn khoa học Mác-Lênin, tư tưởng

17
Hồ Chí Minh phù hợp với đặc thù sinh viên của từng khối ngành. Một trong
những giải pháp được các đề tài chú trọng là giải pháp về đội ngũ giảng dạy,
trong đó đặc biệt chú ý vấn đề nâng cao năng lực chuyên môn cho đội ngũ
dựa trên việc nắm bắt những đặc điểm riêng biệt cả về ưu điểm lẫn hạn chế
của đội ngũ trong từng khối ngành khác nhau. Những nhận xét, luận giải về
đặc điểm của giảng viên Mác-Lênin trong các khối ngành khác nhau của các
đề tài gợi mở cho tác giả luận án về hướng tiếp cận nghiên cứu thực trạng đội
ngũ giảng viên LLCT: ngoài nghiên cứu tổng thể về đội ngũ, cần khu biệt
những đối tượng khác nhau trong đội ngũ để có cái nhìn chính xác, cụ thể,
đưa ra những giải pháp sát thực, hiệu quả.
- Các công trình nghiên cứu về đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giảng
viên lý luận chính trị
- Luận án tiễn sĩ Triết học: “Nâng cao năng lực tư duy lý luận cho cán
bộ giảng dạy lý luận Mác-Lênin ở các trường chính trị tỉnh” (2001) của
nghiên cứu sinh Nguyễn Đình Trãi.
Luận án đã chỉ ra đặc thù của công tác giảng dạy lý luận Mác-Lênin,
khảo sát sâu hiện trạng năng lực tư duy lý luận của đội ngũ cán bộ giảng dạy lý
luận Mác-Lênin ở các trường chính trị tỉnh; chỉ ra những nguyên nhân của
những yếu kém về năng lực tư duy lý luận của cán bộ giảng dạy lý luận Mác-
Lênin ở các trường chính trị tỉnh; trên cơ sở đó, đề xuất những phương hướng
và giải pháp cơ bản để nâng cao năng lực tư duy lý luận cho đội ngũ cán bộ
này. Đó là những giải pháp có tính khả thi.
- Đề tài KX 10-09 do GS. Phạm Tất Dong làm chủ nhiệm: “Đổi mới

quy hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ giảng dạy và nghiên cứu khoa
học Mác-Lênin - kiến nghị và giải pháp”. Với mục tiêu đưa ra những giải
pháp nhằm đổi mới đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giảng viên các môn khoa học
Mác-Lênin, đề tài đã làm rõ yêu cầu nâng cao chất lượng giảng dạy các môn
khoa học Mác-Lênin, đánh giá thực trạng của đội ngũ giảng viên các môn
khoa học Mác-Lênin trong các trường ĐH, CĐ của cả nước, chỉ ra ưu điểm,

18
hạn chế của đội ngũ, nguyên nhân hạn chế. Một trong những hạn chế căn bản
của đội ngũ giảng viên các môn khoa học Mác-Lênin mà đề tài chỉ ra là phần
lớn trong các trường ĐH, CĐ, việc giảng dạy và nghiên cứu khoa học tách rời
nhau. Các giảng viên, nhất là giảng viên trẻ hầu như không tham gia nghiên
cứu khoa học và điều đó ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng giảng dạy, làm
cho bài giảng thiếu những kiến thức cập nhật, trở nên khô khan, thiếu sức
thuyết phục. Đề tài cũng liệt kê những nguyên nhân dẫn đến tình trạng nêu
trên và tập trung phân tích những nguyên nhân chủ yếu như kinh phí nghiên
cứu khoa học của các trường hạn hẹp, Ban Giám hiệu một số trường chưa
thực sự quan tâm đến các môn khoa học Mác-Lênin…
Nhìn chung, những đánh giá mạnh dạn mà nhóm tác giả nêu lên đã gợi
mở một hướng tiếp cận về một hiện tượng khá phổ biến trong thực trạng đội
ngũ giảng viên các môn khoa học Mác-Lênin, song ít được chú ý tới. Đó cũng
là một trong những định hướng nghiên cứu, mà khi giải quyết các vấn đề
thuộc về nội dung của luận án chúng tôi hết sức chú trọng.
- Đề tài KX 10-09D do PGS,TS. Tô Huy Rứa chủ trì (2004): “Đổi mới
nội dung, chương trình đào tạo giảng viên lý luận chính trị các trường đại
học, cao đẳng”. Nhóm nghiên cứu đã khảo sát thực trạng đội ngũ giảng viên
LLCT ở các trường đại học lớn ở các khu vực trung tâm (đặc biệt là ở Thủ đô
Hà Nội); phân tích các chương trình đào tạo giảng viên LLCT của một số
trường đại học, học viện khu vực Hà Nội; đồng thời, đánh giá khái quát năng
lực đào tạo lý luận Mác-Lênin của các trường nêu trên; lấy đó làm cơ sở đề

xuất khung chương trình đào tạo đội ngũ giảng viên LLCT với những bổ
sung, thay đổi phù hợp với yêu cầu nâng cao chất lượng dạy và học các môn
LLCT trong thời kỳ hiện tại. Như vậy, ở đề tài này, thực trạng đội ngũ giảng
viên LLCT ở những cơ sở đào tạo lớn đã được nghiên cứu khá kỹ, có những
đánh giá sát thực về ưu, nhược điểm, về xu hướng biến đổi đội ngũ giảng viên
giảng dạy các môn học này. Cũng cần lưu ý rằng, đề tài chủ yếu khảo sát thực
trạng đội ngũ giảng viên LLCT trong phạm vi các trường lớn, thuộc khu vực

19
trung tâm- nơi có điều kiện giảng dạy và nâng cao trình độ chuyên môn tương
đối thuận lợi. Do vậy, dù có những đóng góp mới, song để các kết quả nghiên
cứu thực sự phản ánh đầy đủ về toàn bộ đội ngũ giảng viên LLCT các trường
ĐH, CĐ cả nước, phạm vi khảo sát của đề tài cần được mở rộng hơn nữa. Tuy
nhiên, dựa vào góc độ tiếp cận và những kết quả mà nhóm tác giả đã đạt được
trong không gian nghiên cứu mà đề tài đã xác định, chúng tôi cố gắng kết nối,
hình dung và đưa ra ý tưởng giải quyết một số những nội dung căn bản của
luận án.
- Một số bài viết như: “Nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn
với việc nâng cao năng lực tư duy lý luận cho giảng viên Mác-Lênin ở các
Trường chính trị tỉnh” (1993), Nguyễn Đình Trãi, Tạp chí Triết học, số 1;
“Về giảng viên lý luận chính trị” (2005), Cao Duy Hạ, Báo Nhân dân
(5/5/);“Hội thi giảng viên dạy giỏi - hoạt động đẩy mạnh công tác đào tạo,
bồi dưỡng cán bộ ở trường chính trị” (2005), Nguyễn Văn Sáu, Báo Nhân
dân (20/11)…
Những công trình này đã đánh giá vai trò đội ngũ giảng viên LLCT nói
chung, trong một số trường chính trị tỉnh, thành phố cụ thể nói riêng; qua đó,
chỉ ra những ưu điểm tiêu biểu và một số những hạn chế căn bản của đội ngũ
này. Tuy nhiên, do phạm vi hạn hẹp của một bài báo, nên những nội dung
nghiên cứu nêu trên mới chỉ dừng lại ở mức khái lược.
Một cách tóm lược, khi khảo cứu các công trình đã liệt kê, có thể rút ra

những kết luận cơ bản sau:
- Trước chúng tôi và cùng với chúng tôi đã và đang có những nghiên
cứu về vấn đề chất lượng đội ngũ giảng viên các môn khoa học Mác-Lênin, tư
tưởng Hồ Chí Minh, các môn LLCT trong các trường ĐH, CĐ ở nước ta hiện
nay. Do vậy, các công trình nghiên cứu về đội ngũ giảng viên các môn LLCT
nói chung tương đối đa dạng và có những đóng góp nhất định, đáng ghi nhận.
Ở những khía cạnh khác nhau, những công trình nghiên cứu đó đã cung cấp
kiến thức, những gợi mở cần thiết, quan trọng cho tác giả luận án đi sâu

20
nghiên cứu vấn đề. Nhìn chung, các công trình nghiên cứu đã liệt kê là những
tư liệu quý, những cơ sở quan trọng để tác giả luận án tham khảo, kế thừa
trong quá trình hoàn thành mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của luận án.
- Các nhà nghiên cứu đi trước phần lớn và chủ yếu nghiên cứu về đội
ngũ giảng viên các môn khoa học Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh - có
nghĩa là nghiên cứu về đội ngũ trong trạng thái khá ổn định khi các giảng viên
đảm nhận giảng dạy theo chương trình chưa tích hợp năm môn LLCT thành
ba môn, trong đó có môn mới là môn “Đường lối cách mạng của Đảng Cộng
sản Việt Nam”.
- Do mỗi công trình có mục tiêu nghiên cứu khác nhau, cho nên vấn đề
chất lượng đội ngũ giảng viên các môn khoa học Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí
Minh, các môn khoa học Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh cũng được trình
bày ở những mức độ nông, sâu khác nhau. Vẫn tồn tại rất nhiều khoảng trống
trong nghiên cứu, hoặc có rất nhiều nội dung nghiên cứu mới chỉ được đề cập
khá sơ sài, ở mức độ đặt vấn đề; hoặc có những nội dung nghiên cứu chưa
được đặt trong một hệ thống, một chỉnh thể để nhận biết những mối quan hệ
bản chất, chi phối, quy định, ràng buộc
- Trong các nghiên cứu nêu trên, cho đến nay, chưa có một công trình
nào nghiên cứu đầy đủ, hệ thống, toàn diện về vấn đề chất lượng đội ngũ
giảng viên các môn LLCT trong các trường ĐH, CĐ ở nước ta như đề tài luận

án mà chúng tôi đã lựa chọn. Do đó, chúng tôi mạnh tiến hành nghiên cứu về
vấn đề này trên cơ sở tiếp thu những thành quả nghiên cứu đã có, tiếp tục
khỏa lấp các khoảng trống, nhận chân, làm rõ những gì cần tiếp tục đi sâu
phân tích, luận giải, nhằm đưa ra những những giải pháp căn bản, cốt yếu, có
giá trị đối với việc nâng cao chất lượng đội ngũ.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở làm rõ những vấn đề lý luận cơ bản về chất lượng đội ngũ
giảng viên LLCT; thực trạng chất lượng đội ngũ giảng viên LLCT trong các

21
trường ĐH, CĐ ở nước ta hiện nay, đề xuất một số quan điểm, giải pháp nâng
cao chất lượng của đội ngũ này.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Làm rõ những vấn đề lý luận cơ bản về chất lượng đội ngũ giảng viên
LLCT trong các trường ĐH, CĐ ở nước ta.
- Phân tích thực trạng chất lượng của đội ngũ giảng viên LLCT trong
các trường ĐH, CĐ ở nước ta hiện nay; đánh giá ưu điểm, hạn chế của đội
ngũ và chỉ ra nguyên nhân hạn chế.
- Đề xuất một số quan điểm, giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ
giảng viên các môn LLCT trong các trường ĐH, CĐ ở Việt Nam thời gian tới.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
- Chất lượng đội ngũ giảng viên các môn LLCT trong các trường ĐH,
CĐ ở Việt Nam.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung khoa học: luận án nghiên cứu những yếu tố, những điều
kiện làm nên và quy định chất lượng đội ngũ giảng viên LLCT.
- Về phạm vi thời gian: từ năm 2001 đến nay.
- Về không gian nghiên cứu: các trường ĐH, CĐ trên phạm vi cả nước.

5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
Luận án được nghiên cứu dựa trên những quan điểm của chủ nghĩa
Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, các quan điểm, đường lối chủ trương của
Đảng, Nhà nước về GDĐT, về đội ngũ giảng viên, về chất lượng đội ngũ
giảng viên; về giảng dạy LLCT …
Luận án được triển khai, nghiên cứu trên cơ sở phương pháp luận duy
vật biện chứng và các phương pháp nghiên cứu như: Phương pháp lịch sử -
logíc; phương pháp trừu tượng - cụ thể; phương pháp phân tích - tổng hợp;
phương pháp so sánh và hệ thống hoá. Ngoài ra, các phương pháp khác như

22
đối chiếu, thống kê, điều tra xã hội học cũng được vận dụng phù hợp với
từng nội dung của luận án.
6. Đóng góp khoa học của luận án
- Luận án góp phần làm rõ những khái niệm cơ bản liên quan đến chất
lượng đội ngũ giảng viên LLCT; tiêu chí xác định chất lượng và những yêu
cầu về chất lượng đội ngũ giảng viên LLCT các trường ĐH, CĐ ở nước ta
trong giai đoạn hiện nay.
- Đánh giá một cách khoa học thực trạng chất lượng đội ngũ giảng viên
LLCT trong các trường ĐH, CĐ ở nước ta. Dựa trên những phân tích lý luận
và thực tiễn, luận án nêu lên một số phương hướng, giải pháp, nhằm nâng cao
chất lượng đội ngũ giảng viên LLCT trong các trường ĐH, CĐ ở nước ta thời
gian tới.
- Luận án có thể sử dụng làm tài liệu nghiên cứu hoặc phục vụ công tác
giảng dạy cho những vấn đề có liên quan.
- Kết quả nghiên cứu của luận án cũng có thể là căn cứ cho công tác chỉ
đạo việc đào tạo, bồi dưỡng, quản lý xây dựng chương trình, kế hoạch định kỳ
bồi dưỡng giảng viên LLCT, đáp ứng yêu cầu phát triển đội ngũ giảng viên
các môn LLCT trong các trường ĐH, CĐ ở Việt Nam từ năm 2011 đến năm
2020.

7. Kết cấu lớn của luận án
Ngoài Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo, Phụ lục, luận án
được cấu trúc thành 3 chương, 6 tiết:
Chương 1. Chất lượng đội ngũ giảng viên lý luận chính trị và và tầm
quan trọng của việc nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên lý luận chính trị.
Chương 2. Chất lượng đội ngũ giảng viên lý luận chính trị trong các
trường đại học, cao đẳng ở nước ta hiện nay - thực trạng và những vấn đề đặt ra.
Chương 3. Quan điểm và giải pháp chủ yếu nâng cao chất lượng đội
ngũ giảng viên lý luận chính trị trong các trường đại học, cao đẳng ở nước ta
hiện nay.

23
Chương 1
CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ
VÀ TẦM QUAN TRỌNG CỦA VIỆC NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG
ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

1.1. Chất lượng đội ngũ giảng viên lý luận chính trị - một số vấn đề
lý luận
1.1.1. Đội ngũ giảng viên lý luận chính trị
1.1.1.1. Khái niệm "giảng viên", "giảng viên lý luận chính trị"
* Khái niệm "giảng viên"
Giáo dục với tư cách là một hiện tượng xã hội, đã xuất hiện và tồn tại
cùng với sự xuất hiện và tồn tại của xã hội loài người. Nhiệm vụ cơ bản của
giáo dục là chuẩn bị cho thế hệ trẻ đi vào cuộc sống trên cơ sở tiếp thu, kế thừa
và phát triển những kinh nghiệm, tri thức mà nhân loại đã tích lũy được. Nhiệm
vụ đặc biệt đó từ thời cổ đại đến nay đã trở thành một chức năng chuyên biệt và
được giao cho các nhà giáo. Ngành giáo dục với bề dày lịch sử của mình đã
cho những dữ liệu phong phú để tiếp cận, làm rõ khái niệm “nhà giáo” như là
cơ sở để làm rõ khái niệm “giảng viên”. Chịu ảnh hưởng của văn hóa Trung

Quốc, lúc đầu ở Việt Nam, nhân dân cũng gọi người làm nghề dạy học là “Sư”
và trân trọng "Sư" - “nhất tự vi sư, bán tự vi sư”. Sau khi có chữ Nôm, nhân
dân gọi những người làm nghề dạy học bằng "Thầy" - thầy Đồ, thầy Nho, đến
khi tiếp xúc với văn minh phương Tây, thì gọi là “Thầy giáo”. Trong nhận thức
và trong đời sống tinh thần của nhân dân Việt Nam, nhà giáo là một chức danh
xã hội được xếp đầu tiên và không hàm nghĩa giới tính. Theo Từ điển Tiếng
Việt, nhà giáo là “những người làm nghề dạy học” [113, tr.516]. Để làm rõ hơn
khái niệm nhà giáo, đồng thời quy định địa vị pháp lý của nhà giáo, tại Điều 70
của Luật Giáo dục nước CHXHCN Việt Nam đã đưa ra định nghĩa pháp lý đầy
đủ về nhà giáo: “Nhà giáo là những người làm nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục
trong nhà trường, cơ sở giáo dục khác” [89]. Trong hệ thống giáo dục quốc
dân, “nhà giáo giảng dạy ở cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo

24
dục nghề nghiệp gọi là giáo viên; những người làm nhiệm vụ giảng dạy, giáo
dục trong hệ thống giáo dục nói chung được gọi là nhà giáo; ở cơ sở giáo dục
đại học gọi là giảng viên” [89]. Như vậy, “giảng viên là khái niệm chỉ những
người làm công tác giảng dạy, nghiên cứu trong các học viện, các trường đại
học, cao đẳng”.
Hiện nay, theo quan niệm của giáo dục hiện đại, khái niệm "giảng viên"
cũng như vai trò giảng viên đã được mở rộng hơn, theo đó, giảng viên thực
hiện vai trò trong quá trình đào tạo:
1). Vai trò của người thúc đẩy: Đây là vai trò rất quan trọng của giảng
viên, phù hợp với nguyên tắc lấy người học làm trung tâm, trong đó nhiệm vụ
của giảng viên là gợi mở, khuyến khích, giúp đỡ, thúc đẩy sinh viên từng
bước tự nhận thức, từ đó rút ra phương pháp và những kiến thức cần thiết áp
dụng trong thực tiễn, giải quyết công việc hiệu quả.
Để làm tốt vai trò của người thúc đẩy, giảng viên phải có phương pháp
tốt, nhạy bén nghề nghiệp, nắm bắt được khả năng, đặc điểm tâm lý, điểm
mạnh cũng như hạn chế của người học, từ đó tìm ra những điểm mấu chốt,

khơi gợi, thúc đẩy mong muốn, khả năng tự học, tự nghiên cứu của người
học, hình thành kỹ năng xử lý vấn đề cho người học.
2). Vai trò của người tổ chức: Giảng viên cần tổ chức tốt từng khâu
cũng như toàn bộ quá trình giảng dạy của mình, từ xác định nhu cầu, thiết kế
đào tạo đến chuẩn bị bài giảng và tiến hành công việc giảng dạy. Tổ chức quá
trình giảng dạy hiệu quả, giảng viên phải chú ý đến tính tương tác giữa người
dạy và người học, trong đó, người học được coi là trung tâm.
Với vai trò của người tổ chức, giảng viên phải có phương pháp làm
việc khoa học, có tinh thần tận tụy, phong cách sư phạm, thái độ cởi mở, sẵn
sàng trao đổi, lắng nghe ý kiến của người học. Trong vai trò của người tổ
chức, ba yếu tố: Kiến thức, phương pháp, đạo đức nghề nghiệp được kết hợp
nhuần nhuyễn, đạt tới trình độ cao.

25
Ở nước ta, yêu cầu đối với giảng viên được xác định cụ thể: Về trình độ
đào tạo, giảng viên ít nhất là có trình độ từ đại học trở lên. Trong quá trình
phát triển, yêu cầu đặt ra với giảng viên là phải từng bước chuẩn hoá để đạt
trình độ văn bằng thạc sỹ, tiến sỹ. Nhìn chung, giảng dạy ĐH, CĐ là một hoạt
động mang tính nghề nghiệp bậc cao; giảng viên là tầng lớp trí thức có năng
lực chuyên môn, kỹ năng, kinh nghiệm để tham gia giảng dạy tốt một môn
học (hoặc một số môn học).
* Khái niệm "giảng viên lý luận chính trị"
Theo tiếng Hy lạp, "Theorie"/lý luận - với nghĩa sơ khai của nó là quan
sát, nghiên cứu. Cùng với sự phát triển của xã hội, của tri thức con người,
khái niệm lý luận càng ngày càng được hiểu đầy đủ hơn.
Lý luận là phạm trù rộng lớn, tồn tại và phát triển cùng với sự phát triển
của tri thức loài người. Theo sự phát triển của lịch sử, có rất nhiều cách định
nghĩa và khái niệm lý luận ngày càng được hiểu một cách đầy đủ, phong phú
hơn. Nói về lý luận, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã định nghĩa một cách rất đơn
giản, ngắn gọn, song đầy đủ: "Đem thực tế trong lịch sử, trong kinh nghiệm,

trong các cuộc tranh đấu, xem xét, so sánh thật kỹ lưỡng rõ ràng, làm thành
kết luận. Rồi lại đem nó chứng minh với thực tế. Đó là lý luận chân chính"
[75, tr.233]. Từ khái niệm đó, Chủ tịch Hồ Chí Minh khái quát về lý luận ở
mức độ sâu sắc hơn: “Lý luận là sự tổng kết những kinh nghiệm của loài
người, là tổng hợp những tri thức về tự nhiên và xã hội tích trữ lại trong quá
trình lịch sử” [77, tr.497]. Định nghĩa của Chủ tịch Hồ Chí Minh không
những làm sáng tỏ quan niệm triết học về lý luận mà còn làm sáng tỏ nguồn
gốc, cách thức hình thành lý luận. Về thực chất, lý luận chính là hệ thống
những tri thức đã được khái quát tạo ra một quan niệm hoàn chỉnh về các quy
luật và mối liên hệ cơ bản của hiện thực. Để tồn tại và phát triển, con người
buộc phải tìm hiểu thế giới xung quanh, phải có tri thức nhất định về nó. Tuy
nhiên, những tri thức đó không phải tự nhiên mà có, nó chỉ được hình thành,
được thu nhận thông qua hoạt động thực tiễn (qua cải tạo thế giới tự nhiên,

×