Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

Lý thuyết vị chủng văn hóa và tương đối văn hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (101.47 KB, 14 trang )

LÝ THUYẾT VỊ CHỦNG VĂN HÓA VÀ TƯƠNG ĐỐI VĂN HÓA
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU.............................................................................................3
CHƯƠNG I: THUYẾT VỊ CHỦNG VĂN HÓA.........................................4
1.1. Các khái niệm: văn hóa, vị chủng văn hóa.........................................4
1.2. Nguồn gốc thuyết vị chủng văn hóa....................................................5
1.3. Sự ảnh hưởng của thuyết vị chủng văn hóa.......................................5
1.4. Nhận xét: tích cực, hạn chế của thuyết vị chủng văn hóa.................6
CHƯƠNG II: THUYẾT TƯƠNG ĐỐI VĂN HĨA....................................8
2.1. Khái niệm thuyết tương đối văn hóa...................................................8
2.2. Nguồn gốc thuyết tương đối văn hóa..................................................8
2.3. Nội dung của thuyết tương đối văn hóa..............................................9
2.4. Sự ảnh hưởng của thuyết tương đối văn hóa...................................10
2.5. Các phương diện tiếp cận của thuyết tương đối văn hóa................10
2.6. Nhận xét: tích cực, hạn chế của thuyết tương đối văn hóa.............11
2.7. Mối quan hệ giữa thuyết vị chủng với thuyết tương đối văn hóa...12
KẾT LUẬN................................................................................................... 14
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................15


PHẦN MỞ ĐẦU
Trên thế giới mà chúng ta đang sống có rất nhiều nền văn hóa và trong
một nền văn hóa tồn tại nhiều tiểu văn hóa. Văn hóa khơng chỉ là cơ sở đối
với nhận thức của con người về thế giới mà còn đối với vấn đề đánh giá
đúng, sai; tốt, xấu…Do vậy một vấn đề đương nhiên phải đặt ra là cá nhân
đánh giá và phản ứng trước những nền văn hóa khác biệt thậm chí rất khác
biệt với nền văn hóa của mình như thế nào. Các nhà xã hội học đã đưa ra hai
khái niệm phân biệt hai cách ứng xử đối với những nền văn hóa.
Thứ nhất, thuyết vị chủng văn hóa là đánh giá văn hóa khác dựa trên
tiêu chuẩn văn hóa của mình. Do sự gắn bó mật thiết của cá nhân trong nền
văn hóa của chính mình nên xảy ra những quan điểm đánh giá phiến diện.


Cũng vì thế, chủ nghĩa vị chủng tồn tại những bất công, sai lệch.
Khái niệm thứ hai là thuyết tương đối văn hóa. Lý thuyết này được đưa
ra nhằm chống lại thuyết vị chủng đưa ra những quan niệm đối lập, nhưng
bản thân nó cũng tồn tại nhiều mặt hạn chế.

2


CHƯƠNG I: THUYẾT VỊ CHỦNG VĂN HÓA
1.1. Các khái niệm: văn hóa, vị chủng văn hóa
1.1.1. Khái niệm văn hóa
Văn hóa là bao gồm tất cả những sản phẩm của con người, và như vậy,
văn hóa bao gồm cả hai khía cạnh: khía cạnh phi vật chất của xã hội như
ngơn ngữ, tư tưởng, giá trị và các khía cạnh vật chất như nhà cửa, quần áo,
các phương tiện, v.v... Cả hai khía cạnh cần thiết để làm ra sản phẩm và đó là
một phần của văn hóa.
Có nhiều định nghĩa khác nhau về văn hóa, mỗi định nghĩa phản ánh
một cách nhìn nhận và đánh giá khác nhau.
Theo GS Trần Ngọc Thêm: “Văn hóa là 1 hệ thống hữu cơ các giá trị
vật chất và tinh thần do con người sáng tạo và tích lũy qua q trình hoạt
động thực tiễn trong sự tương tác giữa con người với Môi trường tự nhiên và
Môi trường xã hội”. Khái niệm này đã nêu ra 4 đặc trưng cơ bản của văn hóa
là tính hệ thống, tính giá trị, tính lịch sử và tính nhân sinh.
Với Từ Chi, ơng cho rằng “Tất cả những gì khơng phải là tự nhiên đều
là văn hóa”, tức nhấn mạnh vào vai trò của con người đối với việc sáng tạo
văn hóa.
Cịn theo chủ tịch HCM, Người lại quan niệm:
” Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, lồi người mới sáng
tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn
giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ phục vụ cho sinh hoạt hàng ngày

về mặt ăn ở và các phương thức sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo và phát
minh đó tức là văn hóa”.
 Định nghĩa của Hồ Chí Minh giúp chúng ta hiểu văn hóa cụ thể và đầy
đủ hơn. Suy cho cùng, mọi hoạt động của con người trước hết đều “vì lẽ sinh
tồn cũng như mục đích của cuộc sống”, những hoạt động sống đó trải qua
thực tiễn và thời gian được lặp đi, lặp lại thành những thói quen, tập quán,
chắt lọc thành những chuẩn mực, những giá trị vật chất và tinh thần được tích
lũy, lưu truyền từ đời này qua đời khác thành kho tàng quý giá mang bản sắc
riêng của mỗi cộng đồng, góp lại mà thành di sản văn hóa của tồn nhân loại.
3


1.1.2. Khái niệm thuyết vị chủng văn hóa
Tính vị chủng (ethnocentrism) là một khái niệm xã hội học, được đề
cập lần đâu tiên cách đây khoảng một thế kỷ. Sumner (1906) (trích dẫn theo
Sharma, Shimp & Shin (1995)) định nghĩa như sau: “Tính vị chủng là cách
nhìn các sự vật của một người, mà cộng đồng của họ được cho trung tâm,
mẫu mực, thước đo cho tất cả sự vật chung quanh…mỗi cộng đồng đều nuôi
dưỡng niềm tự hào, tự tơn, tán dương những thành viên của mình và xem
thường người ngồi cộng đồng đó”.
Nói cách khác, những người có tính vị chủng cao thường tự hào, nâng
cao giá trị, văn hóa và con người thuộc vào nhóm của mình, và có xu hướng
đánh giá thấp các giá trị, chuẩn mực của các nhóm khác.
1.2. Nguồn gốc thuyết vị chủng văn hóa
Thuật ngữ này được đặt ra bởi William Graham Sumner
trong Folkways của ơng (1906) và từ lâu đã đóng vai trị là nền tảng trong
phân tích xã hội về văn hóa. 
Trong khi chủ nghĩa dân tộc được cho là một hiện tượng phổ biến tạo
điều kiện cho sự gắn kết và liên tục ở tất cả các cấp tổ chức xã hội, nó cung
cấp sự hợp lý hóa cho việc tấn cơng vào các nền văn hóa hoặc phụ văn hóa

khác dưới những hình thức cực đoan hơn của nó. Ví dụ, nó có thể thúc đẩy
việc hình sự hóa các hành vi trong các nền văn hóa phụ hoặc được sử dụng để
biện minh cho việc gây chiến với các quốc gia - dân tộc khác.
 Chủ nghĩa dân tộc chủ nghĩa gắn liền với các định nghĩa về sự lệch lạc
một cách phức tạp, trong đó người lệch lạc khơng chỉ được coi là khác biệt,
mà còn là sự thấp kém về mặt đạo đức hoặc thậm chí là xấu xa. Các thành
viên trong nhóm định kiến những người trong nhóm ngồi nhóm là ngu dốt,
xấu hoặc thậm chí là hạ nhân và những đặc điểm này tạo cơ sở cho xung đột
văn hóa.
1.3. Sự ảnh hưởng của thuyết vị chủng văn hóa
Thế kỷ XIX, các nước thực dân phương Tây thường có quan điểm “lấy
châu Âu làm trung tâm” (Eurocentrism), coi châu Âu là thế giới của văn
minh, còn các nước phương Đông Á – Phi mà họ đi chinh phục là các dân tộc
dã man hoặc bán khai với nền văn hóa thấp kém. Đỉnh cao của thuyết vị

4


chủng văn hóa là chủ nghĩa phát xít, độc tơn văn hóa của người Aryan được
cho là siêu đẳng, miệt thị các nền văn hóa khác là hạ đẳng, cần phải loại bỏ.
Ở phương Đông, dân tộc Hán của Trung Quốc trong nhiều thế kỷ cũng
có tư tưởng lấy tộc người làm trung tâm và thuyết vị chủng văn hóa. Họ tự
nhận Trung Hoa của dân tộc Hán là trung tâm thiên hạ, trung tâm văn minh,
ngoài ra đều là dân mọi rợ. Đó là quan điểm “Hoa Hạ - Man Di” (Nam man,
Đông di, Tây nhung, Bắc địch). Ở Việt Nam, ơng cha ta khơng chấp nhận cái
nhìn miệt thị đó của người Trung Quốc, đề cao tư tưởng “vô tốn Hoa Hạ”
(không chịu nhường người Trung Hoa), tự hào là một quốc gia văn hiến.
Nhưng mặt khác, các quan liêu nho sĩ lại bị ảnh hưởng của chính quan điểm
vị chủng văn hóa đó, có cái nhìn sai lệch khi gọi một số các quốc gia khác
trong vùng là man di, kể cả các nước phương Tây châu Âu.

Tâm lý tự coi mình là trung tâm là sản phẩm khó tránh khỏi của lịch sử
nhân loại. Với các xã hội phong kiến xa xưa, khi mà sự giao lưu, liên hệ khu
vực và quốc tế chưa phát triển, khi mà sự đối lập giữa các quốc gia, dân tộc là
chuyện thường tình, thì ý thức quốc gia, dân tộc hiển nhiên mang tính độc
tơn, bản vị. Thế nhưng, điều đáng nói là ngay cả trong thời kỳ hiện đại, khi
mà trái đất của chúng ta chỉ được coi như một “làng toàn cầu”, sự chia cắt
giữa các quốc gia, dân tộc khơng cịn như xưa nữa, song tâm lý tự coi mình là
trung tâm vẫn chưa mất đi cùng với cái cơ sở đã hình thành ra nó, và đáng
tiếc là điều này còn bị lạm dụng về mặt chính trị.
1.4. Nhận xét: tích cực, hạn chế của thuyết vị chủng văn hóa
1.4.1. Tích cực:
Thuyết vị chủng văn hóa đề cao niềm tự hào văn hóa dân tộc. Một xã
hội sẽ ổn định và phát triển nếu các thành viên của nó đều có niềm tin rằng
các giá trị và chuẩn mực văn hóa của mình là tốt đẹp và cùng nhau phấn đấu
cho sự tốt đẹp đó.
1.4.2. Hạn chế:
Tuy tích cực là vậy nhưng thuyết vị chủng vẫn có các mặt hạn chế.
Do sự gắn bó mật thiết của cá nhân trong nền văn hóa của chính mình
nên xảy ra những quan điểm đánh giá phiến diện. Cũng vì thế, chủ nghĩa vị
chủng tồn tại những bất công, sai lệch.
5


Tư tưởng vị chủng có sự đánh giá mang tính hai chiều, nếu cá nhân
đánh giá, miệt thị một nền văn hóa khác theo hướng tiêu cực thì ngược lại cá
nhân đó cũng sẽ bị đánh giá như thế.
Chính vì vậy, các nhà xã hội học, các nhà nhân chủng học có quan
điểm phản đối thuyết vị chủng. Vì những nhận xét, đánh giá tiêu cực gây ra
những bất công giữa các nền văn hóa, tạo nên những xung đột văn hóa.
Nếu tự hào một cách thái quá sẽ dẫn đến tự mãn, mà tự mãn thì bao giờ

cũng là điều tai hại. Nếu đẩy thứ tâm lý luôn thấy dân tộc mình là nhất, cái gì
cũng hay cũng tốt đến mức cực đoan lại có thể dẫn đến sự cơ lập xã hội, mà
hậu quả của nó là sự kì thị chủng tộc, tơn giáo và văn hóa. Một lối nhìn như
vậy khơng chỉ lỗi thời, mà cịn sai lầm, tự cầm tù mình trong nền văn hóa
khép kín.
Do vậy, trước đây những tư tưởng tự tôn dân tộc, chủ nghĩa dân tộc cực
đoan và thuyết chủng tộc đã dẫn đến thuyết “vị chủng văn hóa” hay cịn gọi
là thuyết lấy văn hóa tộc người làm trung tâm (cultural ethnocentrism).
Những người theo thuyết này cho rằng văn hóa của dân tộc mình là ưu việt,
cịn văn hóa của những dân tộc khác là thấp kém, mọi đánh giá về các nền
văn hóa đều lấy văn hóa dân tộc mình làm trung tâm, bản vị và do đó thường
thiên lệch.

6


CHƯƠNG II: THUYẾT TƯƠNG ĐỐI VĂN HÓA
2.1. Khái niệm thuyết tương đối văn hóa
Thuyết tương đối văn hóa là thơng lệ đánh giá văn hóa khác bằng tiêu
chuẩn của chính mình hay nói một cách khác là đánh giá văn hóa khác trong
cảnh quan văn hóa của chính nó. Đánh giá theo cách này có thể hạn chế hoặc
loại trừ được những bất công, sai lệch cũng như phản ứng tiêu cực trước văn
hóa khác biệt nhưng lại là thái độ khó đạt được. Muốn đánh giá văn hóa khác
bằng tiêu chuẩn của chính bản thân mình, cá nhân phải hiểu được giá trị, tiêu
chuẩn của văn hóa khác cũng như không bị lệ thuộc bởi những giá trị, tiêu
chuẩn của nền văn hóa của chính mình. Thuyết này cũng nhấn mạnh rằng các
bối cảnh xã hội khác nhau làm nảy sinh các giá trị và tiêu chuẩn khác nhau.
Tuy vậy, điều này khơng có nghĩa là chúng ta chấp nhận một cách khơng
điều kiện các mẫu văn hóa khác mà đánh giá một cách không định kiến hoặc
thiên vị trong bối cảnh văn hóa của chúng. Thuyết tương đối văn hóa đang

được hỗ trợ bởi sự phát triển của cơng nghệ, truyền thơng khiến cho sự phổ
biến văn hóa nhanh chóng hơn cũng như nhu cầu tìm hiểu văn hóa khác tăng
lên. Một trường hợp của thuyết tương đối văn hóa là chủ nghĩa duy ngoại
(xeno-centrism), đó là sự tin rằng những gì (sản phẩm, kiểu cách, ý tưởng...)
thuộc về nền văn hóa của bản thân mình đều ở dưới tầm so với những thứ
tương tự nhưng ở nền văn hóa mà nó phát tích.
Nó được thiết lập như tiên đề trong nghiên cứu nhân học bởi Franz
Boas trong vài thập kỷ đầu tiên của thế kỷ 20 và sau đó được phát triển bởi
các sinh viên của ơng. Franz Boas lần đầu tiên nêu ra ý tưởng vào năm 1887:
“văn minh khơng phải là một cái gì tuyệt đối, mà chỉ mang tính chất tương
đối”.  Tuy nhiên, Boas chưa đưa ra thuật ngữ về thuyết tương đối văn hóa.
Ví dụ: Người Mỹ tin rằng đồ điện tử của họ không tốt bằng của Nhật
bản, người Việt nam tin rằng dầu gội đầu sản xuất tại Việt nam không tốt
bằng của châu Âu mặc dù cũng do chính hãng đó sản xuất...
2.2. Nguồn gốc thuyết tương đối văn hóa
Thuyết tương đối văn hóa được đề cập lần đầu tiên trong nghiên cứu
nhân học của Franz Boas trong vài thập kỷ đầu của thế kỷ 20 và sau đó được
phổ biến bởi các sinh viên của ông. Boas lần đầu tiên nêu ra ý tưởng vào năm
1887: “... văn minh không phải là một cái gì đó tuyệt đối, mà chỉ mang tính
7


chất tương đối”. Tuy nhiên, Boas chưa đưa ra thuật ngữ về thuyết tương đối
văn hóa.
Thuật ngữ này lần đầu tiên được sử dụng trong Từ điển Tiếng Anh
Oxford bởi triết gia và lý thuyết xã hội Alain Locke vào năm 1924 để mô tả
"Thuyết tương đối văn hóa cực đoan" của Robert Lowie, tìm thấy vào năm
1917 trong cuốn "Văn hóa và Dân tộc học". Thuật ngữ này đã trở nên phổ
biến giữa các nhà nhân chủng học sau khi Boas qua đời vào năm 1942, thể
hiện sự tổng hợp của họ về một số ý tưởng Boas đã phát triển. Boas tin rằng

ranh giới của các nền văn hóa, được tìm thấy trong liên kết với bất kì phân
lồi nào, là rất rộng và phổ biến đến mức khơng hề có mối quan hệ nào giữa
các nền văn hóa và chủng tộc. Thuyết tương đối văn hóa liên quan đến những
tuyên bố về nhận thức luận và phương pháp luận cụ thể. Những tuyên bố này
có cần một lập trường đạo đức cụ thể hay khơng vẫn cịn là một vấn đề gây
tranh cãi. Không nên nhầm lẫn học thuyết này với thuyết tương đối đạo đức.
Ý tưởng rằng mỗi nền văn hóa đã được hình thành thơng qua sự thích
nghi với bản chất cá nhân và mơi trường xã hội, có giá trị riêng của nó, và do
đó khơng vượt trội hoặc kém hơn nhau. Trong hồn cảnh thế giới như phản
ánh về những bi kịch của con người như chiến tranh và diệt chủng do tình
cảm xấu với các nhóm sắc tộc khác, sự độc lập của các quốc gia mới nổi từ
các thuộc địa cũ, hình thành quốc gia đa sắc tộc, nó đã xuất hiện thay mặt
cho chủ nghĩa dân tộc, nó trở thành một ý tưởng quan trọng trong tư tưởng
của con người trong thế kỷ 20. Chẳng hạn, để quốc gia phát huy đa văn
hóa, điều kiện tiên quyết là phải có địa vị tương đối và bình đẳng cho mỗi
quốc gia và văn hóa. Phong trào nhằm tự quyết và cải thiện địa vị của các dân
tộc cũng kêu gọi phẩm giá dân tộc thông qua thuyết tương đối văn hóa.
2.3. Nội dung của thuyết tương đối văn hóa
2.3.1. Nét đặc trưng.
Điều này có nghĩa là khơng có chân lý đạo đức tuyệt đối hoặc phổ quát
hay các nguyên tắc đạo đức, mà mỗi cá nhân đắm mình trong nền văn hóa
của họ sẽ có một hệ thống hành động cụ thể của riêng họ.
Khi phân tích một nền văn hóa hoặc một cá nhân cụ thể, thuyết tương
đối văn hóa đề xuất rằng động cơ cho hành động của họ cần được xem xét.
Tại sao nền văn hóa đó lại làm một điều nhất định và tránh điều khác? Bằng
cách đi sâu vào các lý do, bạn có thể tìm ra các giải thích, ln cẩn thận
khơng phán xét.
8



Theo nghĩa này, những người gắn bó với hiện tại của thuyết tương đối
văn hóa khẳng định rằng một số nền văn hóa khơng thể được phân loại hoặc
đánh giá là cao cấp và những nền văn hóa khác là thấp hơn, vì khơng có tiêu
chuẩn dứt khốt về "tốt" và "xấu", vì mọi thứ sẽ phụ thuộc của nền văn hóa
mà cá nhân đó di chuyển.
2.3.2. Khai mở tinh thần.
Là một phương pháp nghiên cứu nhân học, thuyết tương đối văn hóa
cung cấp cho nhà nghiên cứu sự cởi mở về tinh thần để thực hiện một bài tập
hòa mình vào đối tượng nghiên cứu của mình và do đó có thể hiểu một chút
bản chất của nó mà khơng rơi vào các phán đốn giá trị. Điều này là do nó
cung cấp hướng dẫn về cách hiểu một nền văn hóa nhất định.
Việc áp dụng triệt để chủ nghĩa tương đối văn hóa như một logic và
triết lý sống dẫn đến việc chấp nhận các hành vi mà đa số cho rằng vi phạm
nhân quyền, chẳng hạn như ném đá phụ nữ.
2.4. Sự ảnh hưởng của thuyết tương đối văn hóa
Một số quốc gia đã sử dụng thuyết tương đối văn hóa như một sự biện
hộ cho việc hạn chế các quyền trong Tuyên ngôn Nhân quyền, mặc dù Hội
nghị Thế giới về Nhân quyền từ chối nó như một người tị nạn đối với vi
phạm nhân quyền.
Một nghiên cứu năm 2011 do chuyên gia luật quốc tế Roger Lloret
Blackburn, thực hiện Đánh giá định kì tồn cầu, phân biệt các nhóm khác
nhau của các quốc gia. Một nhóm bao gồm các quốc gia nơi mà chế độ hiện
hành đã được thiết lập bằng cách mạng và phủ nhận sự cần thiết của đa
nguyên chính trị gồm: Trung Quốc, Việt Nam, Myanmar, Cuba và Iran.
Một nhóm khác là những quốc gia Hồi giáo vẫn phủ nhận quyền bình
đẳng cho phụ nữ và nam giới, tuân theo luật Sharia và tập quán truyền thống
nhất định: Yemen, Iran, Pakistan.
Một nhóm thứ ba, là những quốc gia mà trao quyền đặc biệt cho các
nhóm thiểu số như:. Malaysia, Mexico, Indonesia và Colombia.
2.5. Các phương diện tiếp cận của thuyết tương đối văn hóa

Từ thực tiễn nghiên cứu, người ta đã tổng kết cách tiếp cận của thuyết
tương đối văn hóa trên mấy phương diện sau:

9


Về mặt lý luận: cần khẳng định rằng trên thế giới có nhiều nền văn hóa
khác nhau, do đó chỉ có sự khác biệt văn hóa chứ khơng có nền văn hóa nào
cao hơn nền văn hóa nào. Cũng do có nhiều nền văn hóa khác nhau và quan
hệ giữa các nền văn hóa là bình đẳng nên tất yếu phải có nhiều khuynh hướng
phát triển, chứ khơng thể có sự thống trị của bất kì một khuynh hướng nào.
Về mặt phương pháp luận: mỗi nền văn hóa cần được hiểu từ bên trong
và phải miêu tả hoạt động sống của các thành viên ở đó bằng các thuật ngữ,
giá trị, chuẩn mực và biểu tượng của chính nó. Phải thấy được tính độc lập
của mỗi nền văn hóa. Người ta chỉ có thể mơ tả so sánh để thấy được sự khác
biệt của một nền văn hóa nào đó chứ khơng thể phán xét về nó từ bên ngồi,
trên lập trường của một nền văn hóa khác.
Về mặt thực tiễn: mỗi nền văn hóa đều là sự kết tinh của sức lao động,
trí tuệ và năng lực sáng tạo của nhiều thế hệ con người trên một môi trường
sinh thái nhân văn cụ thể. Do đó, việc tơn trọng và am hiểu các nền văn hóa
khác nhau làm chúng ta giàu có thêm khơng chỉ về những tri thức mới mà
còn về những kinh ngiệm sáng tạo và những khn mẫu ứng xử mới.
2.6. Nhận xét: tích cực, hạn chế của thuyết tương đối văn hóa
2.6.1. Tích cực:
Điểm mạnh của thuyết tương đối văn hóa là nó thúc đẩy sự đa dạng
hơn và hiểu biết về những khác biệt đạo đức và giảm khả năng chủ nghĩa đế
quốc áp đặt các giá trị.
Bằng cách nhận ra chủ nghĩa tương đối văn hóa, một người nhận ra
rằng văn hóa của mình hình thành nên những gì được coi là đẹp hay nói cách
khác, hài hước hay gớm ghiếc, tốt hay xấu, trang nhã hay tẻ nhạt. Hiểu được

thuyết tương đối văn hóa cho phép người ta thốt khỏi sự ràng buộc vơ thức
của văn hóa của họ, điều này làm sai lệch nhận thức và phản ứng của họ đối
với thế giới. Nó cũng giúp người ta có ý nghĩa về một nền văn hóa khác.
Thuyết tương đối văn hóa khiến mọi người phải thừa nhận rằng mặc dù các
nguyên tắc và giá trị đạo đức của họ có vẻ hiển nhiên là đúng và có thể là cơ
sở để truyền phán xét cho người khác, bằng chứng của các nguyên tắc đạo
đức này chỉ là ảo tưởng.
2.6.1. Hạn chế:
Nhà bác học Nga X.A.Tokarep, một trong những người ủng hộ nhiệt
thành đối với thuyết tương đối văn hóa đã viết: “Sự tơn trọng đối với văn hóa
10


của mỗi cư dân hiện còn bị coi là lạc hậu, thái độ quan tâm đối với các cư dân
đã sáng tạo ra nền văn hóa này, sự phủ nhận thái độ tự tôn kiêu ngạo của
những người Âu và Mỹ tự coi mình là kẻ mang vác các giá trị tuyệt đối và có
thẩm quyền phán xét người khác – tất cả những điều đó đều là những ý tưởng
khoa học lành mạnh, xứng đáng được quan tâm nghiêm túc nhất.
Dù được nhiều người tán thành nhưng thuyết tương đối văn hóa cũng
khơng phải là chìa khóa vạn năng để nhà nghiên cứu có thể mở toang mọi
cánh cửa của các lâu đài văn hóa. Trong khi nhấn mạnh tính độc lập và các
giá trị tự thân của mỗi nền văn hóa, lý thuyết này chưa làm rõ một vấn đề
quan trọng: vậy chúng ta cần có thái độ như thế nào đối với các hiện tượng có
thể gọi là “truyền thống mù qng”, khơng có thơng số chung về quyền con
người đã và đang tồn tại ở nền văn hóa này hay nền văn hóa khác (như chiếm
hữu nô lệ, giết trẻ sơ sinh, săn đầu người, ném đá cho đến chết đối với phụ nữ
ngoại tình, cấm phụ nữ đi học và làm việc… )
Thuyết tương đối văn hóa cũng chưa đưa ra những giải pháp khả thi
trong việc nghiên cứu các nền văn hóa cịn giữ lại dấu vết của người nguyên
thủy (canh tác theo phong tục đốt rừng làm nương rẫy, gieo hạt bằng cách

dùng gậy để chọc lỗ…). Ngoài ra những người theo thuyết tương đối văn hóa
cịn lúng túng rất nhiều khi quốc gia mối quan hệ vừa thống nhất vừa đa dạng
của văn hóa. Cách tư duy siêu hình đã dẫn họ tới chỗ coi mỗi nền văn hóa
như một thực thể duy nhất, trong đó khơng có chỗ cho cái chung. Do quá
nhấn mạnh đến sự khác biệt và tính độc lập của mỗi nền văn hóa nên họ cũng
khơng thấy được mối liên hệ giữa các nền văn hóa. Lý thuyết này không thừa
nhận và không giành chỗ cho các giá trị mang tính phổ biến tồn nhân loại,
do đó khơng có những chuẩn mực, những tiêu chí chung để phân tích và lý
giải về tính thống nhất của văn hóa trên phạm vi tồn cầu. Cịn những người
sống trong các nền văn hóa khép kín ấy thì vì tư tưởng bị đúc khuôn trong
một thế giới quan duy nhất nên “bị mù” theo hệ thống và không thể sáng tạo
được những gì khác hơn so với quan điểm chính thống đó.
2.7. Mối quan hệ giữa thuyết vị chủng với thuyết tương đối văn hóa
Thuyết tương đối văn hóa có thể hạn chế, loại trừ được những bất công,
sai lệch, những phản ứng tiêu cực trước những nền văn hóa khác biệt. Nhưng
trên thực tế vẫn khó đạt được thái độ như mong muốn.
Mỗi cá nhân nên hiểu rõ muốn đánh giá được những văn hóa khác bằng
tiêu chuẩn của chính mình thì chúng ta phải hiểu giá trị, tiêu chuẩn của văn
11


hóa khác. Đồng thời khơng bị chi phối bởi giá trị văn hóa, tiêu chuẩn trong
nền văn hóa của mình.
Thuyết tương đối văn hóa cũng nhấn mạnh trong các bối cảnh xã hội
khác nhau sẽ  làm nảy sinh các giá trị, tiêu chuẩn văn hóa khác nhau. Nhưng
khơng có nghĩa là chúng ta chấp nhận các mẫu văn hóa khác một cách không
điều kiện, và đánh giá không định kiến hoặc thiên vị trong bối cảnh văn hóa
đó.
Chống lại quan niệm coi dân tộc mình là trung tâm, đại đa số các nhà
nghiên cứu đều cho rằng thế giới của chúng ta vốn tồn tại nhiều nền văn hóa

và mỗi nền văn hóa đều là một vũ trụ vừa kì ảo vừa độc đáo. Đi vào vũ trụ
này mỗi người sẽ phát hiện ra cho mình những thế giới khác, mà ở đó con
người sinh sống và ứng xử hồn tồn khơng giống với lối sống và ứng xử của
bản thân mình. Vì vậy mỗi người cũng như mỗi dân tộc đều khơng nên tuyệt
đối hóa nền văn hóa và hệ giá trị của riêng mình, vì nếu làm như vậy sẽ
không tránh khỏi rơi vào thuyết “lấy dân tộc mình làm trung tâm”. Cịn khi
cần phân tích về văn hóa thì ngun tắc đầu tiên là mỗi văn hóa phải được
xem xét cụ thể trên các thuật ngữ, các giá trị và chuẩn mực của chính nó. Nói
cách khác, người ta không thể dùng các câu hỏi, thước đo và các đơn vị quan
sát giống nhau để áp dụng chung cho mọi nền văn hóa. Nguyên tắc này được
xem như linh hồn của thuyết tương đối văn hóa. Như vậy, thuyết tương đối
văn hóa ra đời chính làm nhằm chống lại quan điểm tuyệt đối văn hóa, mà cụ
thể là chống lại quan điểm tuyệt đối hóa văn hóa châu Âu.
Quan điểm này cho rằng trên thế giới, “văn minh khơng phải là một cái
gì tuyệt đối, mà chỉ mang tính chất tương đối” (Franz Boas), và vì vậy mọi
nền văn hóa đều bình đẳng. Có thể có quốc gia lớn, quốc gia nhỏ, nước giàu
nước nghèo nhưng không hề có những nền văn hóa được cho là thượng đẳng
cùng những nền văn hóa bị coi là hạ đẳng. Mỗi nền văn hóa đều có bản sắc,
căn cước (identity) và hệ giá trị của riêng mình, và cũng như sở thích khẩu vị,
khơng thể đánh giá một cách áp đặt, tùy tiện. Về phương diện giá trị và đạo
đức, mọi nền văn hóa đều pha trộn những yếu tố tích cực và tiêu cực, những
điểm mạnh và những điểm yếu, tùy theo cách nhìn của từng người.

12


KẾT LUẬN
Thế giới hiện nay bao gồm một loạt các nền văn hóa độc đáo. Sự khác
biệt và tương đồng quan sát được giữa các nền văn hóa khác nhau quyết định
cách người dân của các nền văn hóa đó tương tác với nhau. Cách các cá nhân

nhận thức các thực hành văn hóa khác có thể được chia thành hai loại - thuyết
tương đối văn hóa và thuyết vị chủng.
Một nền văn hóa bao gồm một nhóm người sở hữu những truyền thống,
ngơn ngữ, hệ thống tín ngưỡng, phong tục, thứ bậc, ẩm thực, âm nhạc và văn
học cụ thể. Nó cũng có thể sở hữu các nền văn hóa con bên trong nó, với
những đặc điểm độc đáo và khác biệt của riêng họ. Mặc dù mỗi nền văn hóa
có những đặc điểm cụ thể và độc đáo, nhưng có một số đặc điểm được tìm
thấy phổ biến ở tất cả các nền văn hóa trên thế giới. Những nhân vật như vậy
được gọi là phổ qt văn hóa. Một số ví dụ về những điểm chung như vậy
bao gồm trang trí cơ thể của một người bằng đồ trang trí, các khái niệm về
quyền riêng tư, sự tôn trọng và đạo đức, v.v.
Những phẩm chất độc đáo của mỗi nền văn hóa ảnh hưởng đến lý luận
của một cá nhân và đóng một vai trị trong việc hình thành cách mà cá nhân
đó nhận thức thế giới và các nền văn hóa khác trong đó. Dựa trên nhận thức
chủ quan này về các nền văn hóa khác, hai loại quan điểm xuất hiện khi
người ta so sánh hai hoặc nhiều nền văn hóa. Đó là thuyết tương đối về văn
hóa và thuyết vị chủng. Những quan điểm này dựa trên cách một người đánh
giá các nền văn hóa khác khơng phải của riêng ai và các tập quán và phong
tục có bản chất ngoại lai. Với chúng ta hơm nay, trong bối cảnh mới cần hết
sức bình tĩnh, mạnh dạn trong giao lưu tiếp xúc, hòa nhập nhưng khơng hịa
tan, giữ một thái độ, một thế cân bằng bình đẳng là cần thiết nhất.

13


14




×