Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

Quản trị hàng tồn kho (1)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (73.18 KB, 3 trang )

PHẠM THẾ HUY MSSV : 35231022014
1.Hàng tồn kho là gì?
Theo chuẩn mực số 02, ban hành ngày 31 tháng 12 năm 2001 của Bộ
trưởng Bộ Tài chính, hàng tồn kho là
Hàng được giữ để bán trong kỳ sản xuất, kinh doanh bình thường.
Đang trong quá trình sản xuất, kinh doanh dở dang.
Nguyên liệu vật liệu, công cụ dụng cụ để sử dụng trong quá trình sản xuất
kinh doanh hoặc cung cấp dịch vụ.
Hàng tồn kho là loại tài sản ngắn hạn vì nó thường bán đi trong vịng một
năm hay một chu kỳ hoạt động kinh doanh. Ở các doanh nghiệp thương
mại, hàng tồn trong kho chủ yếu là hàng hóa mua về rồi bán lại. Ở các
đơn vị sản xuất, tồn kho bao gồm: Nguyên vật liệu, sản phẩm dở dang
(bán thành phẩm), và thành phẩm.
Ví dụ về hàng tồn kho
Nguyên vật liệu – Vật liệu và các thành phần dự kiến sử dụng
trongviệc tạo ra một sản phẩm.
Sản phẩm đang chế tạo (WIP) hay bán thành phẩm – Vật liệu và các thành
phần đã bắt đầu quá trình chuyển đổi sang thành phẩm.
Thành phẩm – Hàng sẵn sàng để bán cho khách hàng.
Hàng hóa để bán lại - Hàng trả lại có thể bán được.
Hàng tồn kho trên đường vận chuyển.
Hàng tồn kho ký gửi - Hàng gửi để bán.
Cung cấp duy trì.

2.Lý do chúng ta phải lưu trữ hàng tồn kho .


Quản lý hàng tồn kho hiệu quả giúp doanh nghiệp có thể cân đối tốt
lượng hàng nhập và xuất kho. Doanh nghiệp kiểm sốt hàng tồn kho càng
tốt thì càng tiết kiệm được nhiều chi phí hơn trong hoạt động kinh doanh.
Số lượng hàng tồn lớn doanh nghiệp sẽ bị kẹt ngân sách trong hàng tồn


kho, hạn chế dòng tiền và có khả năng gây thâm hụt ngân sách. Lượng
hàng tồn kho quá mức, còn được gọi là hàng tồn kho chết, thường sẽ nằm
trong kho, không thể bán được và từ đó ảnh hưởng tới lợi nhuận của
doanh nghiệp
Sử dụng hệ thống quản lý hàng tồn kho hiệu quả có thể giúp các doanh
nghiệp đạt được sự cân bằng giữa việc cung cấp thiếu và dư thừa để đạt
được hiệu quả và lợi nhuận tối ưu
5 lý do đến từ các yếu tố chính mà doanh nghiệp phải quản lý hàng
tồn kho ?
Thời gian: Có độ trễ về thời gian trong chuỗi cung ứng (gọi thời gian thực
hiện - tiếng Anh: lead time), từ người cung ứng đến người sử dụng ở mọi
khâu, địi hỏi doanh nghiệp phải tích trữ một lượng hàng nhất định để
đảm bảo nguồn nguyên vật liệu cho sản xuất hoặc đảm bảo có sản phẩm
cung ứng cho người mua.
Nhu cầu theo mùa: Nhu cầu thay đổi theo chu kỳ, nhưng năng lực sản
xuất là cố định. Điều này có thể dẫn đến tích trữ hàng tồn kho, như ví dụ
về hàng hóa tiêu thụ chỉ trong các ngày lễ có thể dẫn đến sự tích trữ hàng
tồn kho lớn với dự đốn tiêu thụ trong tương lai.
Tính bất định: Có những bất trắc nhất định trong nguồn cung, nguồn cầu,
trong giao nhận hàng khiến doanh nghiệp muốn trữ một lượng hàng nhất
định để dự phòng. Trong trường hợp này, hàng tồn kho giống như một cái
giảm sốc.
Tính kinh tế nhờ quy mơ: Để khai thác tính kinh tế nhờ quy mơ. Nếu
khơng có hàng tồn kho, doanh nghiệp sẽ cần tăng cường hoạt động
logistics để nhận hay giao hàng. Điều này khiến cho chi phí logistics tăng
lên. Vì thế, doanh nghiệp có thể muốn trữ hàng đợi đến một lượng nhất
định thì mới giao hàng nhằm giảm chi phí logistics.
Tăng giá trị: Trong một số trường hợp, một số hàng tồn kho đạt được giá
trị yêu cầu khi nó được giữ trong một khoảng thời gian để cho phép nó
đạt được tiêu chuẩn mong muốn để tiêu thụ hoặc sản xuất. Ví

dụ bia trong ngành công nghiệp sản xuất bia.


Tất cả những lý do trên có thể áp dụng cho bất kỳ chủ sở hữu hoặc sản
phẩm nào.



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×