Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Nghiên cứu khoa học " Cần quan tâm đúng mức tới việc bảo tồn đa dạng sinh học hệ sinh thái rừng nhiệt đới " doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (87.43 KB, 4 trang )

Cần quan tâm đúng mức tới việc bảo tồn đa dạng sinh học hệ sinh thái rừng nhiệt
đới

Rừng nhiệt đới đang đứng trước nguy cơ bị biến mất, cần có những biện pháp để
gìn giữ và bảo tồn nguồn tài nguyên này.
Từ đầu thế kỷ 20, nhờ những tiến bộ trong nghiên cứu khoa học, con người đã ý
thức được sự vô tận và phức tạp của thế giới vạn vật, đặc biệt là ở rừng nhiệt đới.
Song song với những chương trình nghiên cứu thì việc khai thác quá mức rừng
nhiệt đới thường phá huỷ vĩnh viễn những thành phần môi trường chủ yếu trước
khi có thể đánh giá, hiểu biết và bảo vệ nó cho thế hệ tương lai. Công ước Rio de
Janeiro – Công ước quốc tế về đa dạng sinh học do UNEP khởi xướng và 150
nước trên thế giới cam kết thực hiện là “Bảo vệ đa dạng sinh học, sử dụng lâu dài
các nhân tố đa dạng sinh học, phân chia hợp lý và công bằng các lợi ích trong quá
trình khai thác các nguồn tài nguyên di truyền”.
Công ước này định nghĩa đa dạng sinh học là: “Tính biến đổi của các cơ thể sống
ở các vùng miền, các hệ sinh thái trên cạn, dưới biển, các hệ sinh thái dưới nước,
các hệ sinh thái phức hợp trong đó bao gồm sự đa dạng giữa các loài, trong các
loài và sự đa dạng của các hệ sinh thái”.
Con người chưa khám phá hết được các loài động thực vật và các hệ sinh thái tập
hợp trên hành tinh này. Đó là một tổng thể khổng lồ mà con người phải bảo vệ và
chỉ được khai thác một cách hợp lý.
Phương pháp luận của công ước đáp ứng cùng một lúc hai mục đích: Bảo tồn cho
thế hệ hiện tại và tương lai, sự nguyên vẹn của “ngân hàng” gen ở tầm cỡ thế giới,
tránh được mất cân bằng sinh thái, bảo đảm cho sự phát triển lành mạnh cuộc sống
trên hành tinh.
Từ hội nghị cấp cao Rio de Janeiro, các phong trào bảo vệ sinh thái rừng nhiệt đới
ngày càng phát triển mạnh mẽ và rừng nhiệt đới được xem như là một trong những
khu bảo tồn đa dạng sinh học quan trọng nhất trên thế giới.

Đa dạng sinh học nào cần bảo tồn?
Danh sách các loài thực vật và động vật trong rừng nhiệt đới không thay đổi trong


các thế kỷ qua. Các số liệu địa chất dựa trên các vật hoá thạch và các thông tin về
cổ khí hậu mang lại vô số bằng chứng: Các loài sinh ra, trưởng thành và mất đi.
Đa dạng sinh học của rừng nhiệt đới được biết đến từ nhiều hiện tượng tiến hoá,
nhất là ở Châu Phi. Theo Aubreville (1949) đa dạng sinh học tiến hoá, trước hết là
do những nguyên nhân khí hậu, hệ thực vật tiếp tục chuyển dịch về phía nam dải
khí hậu xích đạo. Bắt đầu từ kỷ Đệ tam, khi mà xích đạo ở ngang Địa Trung Hải,
sự chuyển dịch này đã kéo theo hệ thực vật qua phần Châu Phi (phía bắc bán cầu),
qua đầu kỷ Đệ tứ thì hình thành tình trạng như hiện nay, lúc này xích đạo ngang
vịnh Ghinê.
Đa dạng sinh học tiếp tục tiến hoá bởi những nguyên nhân do con người, khi mà
con người dùng lửa để khai hoang và săn bắn, khi mà nền nông nghiệp được công
nghiệp hoá và việc phát triển các hạ tầng cơ sở gây nên sự tán phá rừng hàng loạt,
con người không ngừng xâm hại đến cảnh quan rừng nhiệt đới.
Người ta đã nghiên cứu sự tiến hoá của hệ thực vật nguyên thuỷ đến sự hình thành
hệ thực vật thứ sinh thông qua những thành phần thực vật khác nhau. Sự tiến hoá
này đã đạt tới sự phân chia vô cùng phức tạp về đa dạng sinh học trong rừng nhiệt
đới mà Aubreville (1949) đã mô tả: “ Hệ thực vật này thực tế là một tập hợp nhiều
hệ thực vật đã được xắp xếp theo sinh vật học, sinh thái học và địa lý học, chỉ pha
trộn trong những vùng chuyển tiếp”.
Trong những điều kiện này, chúng ta còn có thể nói đến rừng nguyên sinh, rừng
thứ sinh hoặc đa dạng sinh học nguyên thuỷ nữa không? Tính phức tạp của các hệ
sinh thái rừng hiện nay buộc chúng ta phải có một giải pháp đối với những mục
tiêu mà chúng ta có nhiệm vụ giữ gìn.
Những cấu trúc rừng thứ sinh đã thay thế phần lớn rừng nguyên sinh trước kia
cũng cần được quan tâm, các loại rừng ưa sáng có thể tăng cường đa dạng sinh
học.

Cần phải làm gì để bảo tồn đa dạng sinh học rừng nhiệt đới?
Mục tiêu của bảo tồn đa dạng sinh học rừng nhiệt đới là gìn giữ tới mức tối đa
nguồn gen động thực vật trong đó. Hiện nay người ta đã xác định được 50-60%

trong hàng triệu loài động thực vật, trong đó có những loài động thực vật quý hiếm
và thường là chưa xác định được chính xác nguồn gốc địa lý, sự biến động, chưa
đánh giá được những nguy cơ đe doạ sự tồn vong của các loài, đặc biệt là các loài
mất khả năng sinh sản.
Đứng trước một vấn đề nan giải chưa có giải pháp nào có giá trị tuyệt đối, người ta
có thể lựa chọn giữa nhiều giải pháp:
- Đáp ứng nguyên tắc phòng ngừa, bảo tồn tổng thể rừng nhiệt đới, trừ các vùng
không đủ khả năng về dinh dưỡng và phát triển của quần thể động thực vật sống.
- Hạn chế phạm vi bảo tồn ở các diện tích mà ở đó các loài đã được vào danh mục
và đang được xác định, sự tiến hoá của hệ sinh thái đang được nghiên cứu. Vấn đề
là sự lựa chọn chính xác các diện tích này.
- Tiến hành từng bước việc điều chế lâu dài sử dụng nhiều giải pháp trong kỹ thuật
lâm nghiệp, kể cả việc điều tra vật mà ở đó tất cả các loài có thể nhận dạng sẽ
được thống kê và bảo tồn.
Cuối cùng việc bảo tồn đa dạng sinh học cho toàn bộ rừng nhiệt đới cần phải tập
trung nhiều cố gắng có trọng điểm- các diện tích bảo tồn- các vùng rừng được điều
chế, ở đó đa dạng sinh học sẽ được tôn trọng ở mức độ tối đa thông qua các hoạt
động làm giàu rừng và những hoạt động thường xuyên trong điều tra thực vật.
Mai Thành

×