Tải bản đầy đủ (.pdf) (17 trang)

Nghiên cứu khoa học " Nghiên cứu gây trồng cây Vên vên (Anisoptera cochinchinensis) làm nguyên liệu gỗ dán lạng " pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (218.44 KB, 17 trang )

Nghiên cứu gây trồng cây Vên vên (Anisoptera cochinchinensis) làm nguyên liệu
gỗ dán lạng

Bùi Đoàn, Vũ Duy Thông
Trung tâm NC Sinh thái và Môi trường Rừng
Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam
Vên vên (Anisoptera cochinchinensis) thuộc họ Dầu (Dippterocarpaceae) là một
trong những loài cây gỗ có giá trị xuất khẩu trên thị trường quốc tế (đặc biệt ở
vùng Đông Namá). Gỗ vên vên rất được ưa chuộng trong công nghiệp bóc, dán
lạng và đóng tàu thuyền (thân tròn, thẳng, ít u bướu, bạnh vè, gỗ nhẹ, màu sáng
trắng, khi cắt khúc có thể cho những khúc gỗ dài từ 0,7 m- 2 m, đường kính 40- 60
cm). Hiện nay vên vên đang bị khai thác cạn kiệt dần. Qua đánh giá mức độ đe
doạ của một số loại cây rừng Việt Nam theo tiêu chuẩn mới của IUCN năm 1994
(Nguyễn Hoàng Nghĩa- 1998) thì vên vên được coi là loài đang nguy cấp với mức
độ đe doạ rất cao của hoạ tuyệt chủng trong tương lai gần. Vên vên được xếp vào
danh lục các cây quý hiếm cần được bảo tồn. Trong chương trình “ 5 triệu ha rừng
“, vấn đề cây lá rộng bản địa đang là mối quan tâm lớn đối với các nhà lâm nghiệp
nước ta. Vên vên, sao đen, dầu nước là những loài lá rộng bản địa được tuyển
chọn trong cơ cấu cây trồng các vùng phía nam. Cho đến nay vẫn chưa có quy
phạm gây trồng rừng vên vên phục vụ cho sản xuất nên việc nghiên cứu gây trồng
rừng vên vên là một yêu cầu cần thiết và cấp bách.
I. Mục tiêu, nội dung, phương pháp nghiên cứu
1.Mục tiêu nghiên cứu
+ Xây dựng quy phạm gây trồng rừng vên vên phục vụ chương trình “5 triệu ha
rừng”.
+ Góp phần duy trì bảo tồn nguồn gen quý hiếm của cây họ Dầu.
+ Thực hiện từng bước phục hồi “Hệ sinh thái” cây họ Dầu.
2.Nội dung nghiên cứu
+ Nghiên cứu cơ sở sinh thái gây trông rừng vên vên.
+ Hệ thống kỹ thuật lâm sinh trồng rừng vên vên.
+ Xây dựng mô hình thử nghiệm trên một số dạng lập địa chủ yếu.


+ Xây dựng quy phạm trồng rừng vên vên.
3.Phương pháp nghiên cứu
+ Nghiên cứu phân bố tự nhiên của vên vên được xác định trên cơ sở bản đồ phân
bố các loại cây gỗ kinh tế ở Việt Nam (Paul Morand, 1968) đồng thời xác định
giới hạn trên và dưới của vùng phân bố theo độ cao, vĩ độ (phương pháp xây dựng
bản đồ địa thực vật của D. Vusinski).
+ Nghiên cứu tập tính sinh hạt của vên vên thông qua màng lưới theo dõi vật hậu
liên tục 5 năm (1995-1999) của 23 cây mẹ tại những vùng có vên vên (kể cả phân
bố tự nhiên lẫn cây trồng từ Kon Tum- Đắk Lắk đến Vũng Tàu, Bà Rịa).
+ Nghiên cứu “Nhóm sinh thái” trong quần thể theo phương pháp định lượng của
Gounot.M. Để xác định “ Nhóm sinh thái” của vên vên trong rừng tự nhiên, chúng
tôi đã thu thập 32 ô tiêu chuẩn đo đếm địa thực vật (S = 500 m
2
) có vên vên phân
bố tự nhiên tại 4 địa điểm: Lâm trường Nghĩa Trung (Bù Đăng), Lâm trường Tân
Phú (Đồng Nai), Đông Giang (Bình Thuận) và Lâm trường Eatul(Đắc Lắk), sau đó
dùng phép thử c
2
để kiểm tra mối liên hệ và phụ thuộc của các loài trong ô tiêu
chuẩn.
Nghiên cứu tiềm năng động thái tái sinh tự nhiên của vên vên được tiến hành trên
4 khu vực: Tái sinh ở bìa rừng, tái sinh ngay trên khu vực đã khai thác, tái sinh
dưới tán rừng và tái sinh dưới các lỗ trồng trong rừng (nội dung thu thập số liệu
theo các phương pháp lâm học kinh điển).
+ Nghiên cứu kỹ thuật tạo rừng theo 2 phương thức chính:
- Trồng rừng tập trung (theo kiểu trồng rừng công nghiệp) nhằm đi tới xây dựng
lâm phần đồng tuổi.
- Làm giàu rừng theo phương thức kinh doanh rừng khác tuổi.
+ Xây dựng các mô hình thử nghiệm tại 2 vùng để xác định vùng trồng vên vên:
- Trong vùng phân bố tự nhiên: Bầu Bàng, Phức Tân (Đồng Nai).

- Ngoài vùng phân bố tự nhiên: Kon Hà Nừng (Gia Lai).
II.Kết quả nghiên cứu

1.Cơ sở sinh thái gây trồng vên vên
· Vùng phân bố tự nhiên của vên vên ở Việt Nam:
Vên vên phân bố chủ yếu trong rừng nguyên sinh, trong các đai chuyển tiếp từ
rừng lá rộng thường xanh sang rừng cây họ Dầu tại các tỉnh ở miền nam Việt Nam
(từ vĩ tuyến 15 trở xuống) như Sa Thầy (Kon Tum), Đức Cơ, Chư Phả (Gia Lai),
Easup, Eatul, Bản Đôn (Đắk Lăk), Lộc Minh, Bù Đăng, Đồng Phú (Sông Bé),
Xuyên Mộc, Tân Phú, Cát Tiên (Đồng Nai), Tân Biên (Tây Ninh), Hàm Tân (Bình
Thuận)
· Các điều kiện lập địa:
Cây vên vên là một trong những loài đặc hữu ở miền nam Việt Nam, chỉ phân bố ở
một số dạng lập địa nhất định với các loại điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng như sau
(xem bảng 1 và 2).
· Đặc điểm tái sinh của vên vên:
Vên vên là loài cây gỗ có tập tính sinh hạt không đều (chu kỳ ra hoa thất thường).
Qua 5 năm quan sát trên 23 cây mẹ tại một số vùng sinh thái cho thấy như sau
(bảng 3).
Bảng 1.Chế độ nhiệt ẩm độ ở một số vùng phân bố vên vên.
TT

Địa
Phương
Nhiệt
độ b
ình
quân
năm
(

0
C)
Nhi
ệt độ
không
khí cao
nhất
(
0
C)
Nhi
ệt độ
không
khí thấp
nhất
(
0
C)
Biên
độ
nhiệt
trung
bình
(
0
C)
Lượng
mưa
bình
quân

năm
(mm)
Số
tháng
khô
hạn (t)

Độ ẩm
tương
đối
trung
bình
(%)
Xếp
loại
1 Kon Tum 23.4 39 5.5 > 10 1805 4-6 < 85 Hơi
ẩm
2 Gia Lai 21.8 36 5.7 > 10 2172 4-6 < 85 Hơi
ẩm
3 Đắc Lắc 23.7 38.1 7.4 > 10 1773 4-6 < 85 Hơi
khô
4 Đồng Nai

27.0 38.3 13.2 > 10 2141 4-6 < 85 Hơi
ẩm
5 Sông Bé 25.3 38.5 10.7 > 10 2140 4-6 < 85 Hơi
ẩm
6 Bình
Thuận
26.6 37.6 12.4 > 10 1152 4-6 < 85 Hơi

khô
Bảng 2. Đặc điểm lý hoá tính của đất có vên vên phân bố tự nhiên.
Địa điểm

PHH
2O

Mùn
(%)
Dễ tiêu
(mg/ 100g)

Chưa trao
đổi
Mg
++


Thành phần cơ giới
(% cấp hạt)
P
2
O
5


K
2
O


Al
+++


H
+

Ca
++


2-0.02

0.02
-0.002

<0.002

Lâm
trường
Nghĩa
Trung
4.6 2.29

1.8 1.13

1.01 0.1 0.79

0.45 25.60


34.20

40.20
Lâm
trường
Tân Phú
(Đồng
Nai)
4.2 3.31

4.4 18.7

0.52 0.01

2.55

0.68 30.53

18.83

50.63
Rừng
giống
Đông
Giang
(Bình
Thuận)
4.4 1.51

1.1 2.5 0.33 0.08


0.45

0.15 46.60

25.19

28.21
Bảng 3. Chukỳ ra hoa vên vên ở một số vùng sinh thái.
TT
Địa điểm D
1.3
Hl Dt 1995 1996 1997 1998 1999
1 Thị xã Kon Tum 98 35 16.4 +++ - - - ++
2 Thị xã Kon Tum 85 30 12 +++ - - - +
3 Thị xã Kon Tum 82 35 13.2 ++ - + +
4 Trà Bá (Gia Lai) 36 19 6.2 - - + - +
5 Trà Bá (Gia Lai) 44 20 5.4 - - + - +
6 Trà Bá (Gia Lai) 38 19 4.2 - - + - +
7 Trà Bá (Gia Lai) 41 19 6.0 - - - - +
8 Eatu (Đắc Lắc) 42 25 6.8 +++ - - - ++
9 Eatu (Đắc Lắc) 48 25 10.2 +++ - - - ++
10 Bản Đôn (Đắc Lắc) 57 30 10.6 ++ + - - -
11 Trảng Bom (Đồng
Nai)
40 25 6.4 +++ - - - ++
12 Trảng Bom (Đồng
Nai)
58 25 8.8 +++ - - - ++
13 Long Thành (Đồng

Nai)
23 15 4.6 +++ - - - +++
14 Long Thành (Đồng
Nai)
46 15 6.2 ++ + - - ++
15 Long Thành (Đồng
Nai)
55 20 7.2 ++ - - - +++
16 Bình Dương (Sông
Bé)
53 30 8.6 ++ - - - ++
17 Bình Dương (Sông
Bé)
57 25 10.1 +++ - - - +++
18 Nghĩa Trung (Bù
Đăng)
63 30 8.7 +++ - - - ++
19 Bình Dương (Sông
Bé)
72 30 10.5 +++ - - - +
20 Bình Dương (Sông
Bé)
49 25 8.2 +++ - - - +++
21 Long Hải (Bà Rịa) 64 30 12.4 + - - - +
22 Đông Giang (Bình
Thuận)
45 22 6.4 ++ - - (+) (+)
23 Đông Giang (Bình 51 25 6.8 ++ - - - (+)
Thuận)
Ghi chú: +++ : nhiều ; ++ : trung bình ; + : ít ; - : không có

Hạt vên vên mất sức nảy mầm rất nhanh và khó bảo quản (Bảng 4)
Bảng 4.Khả năng nảy mầm của hạt Vên vên sau từng thời gian bảo quản.
Thời gian bảo quản
(ngày)
2 4 8 12 16 20 24 28 32 36
Năng lực nảy mầm (%)

93 84 57 52 28 15 15 2 - -
Đối chứng (%) 89 89 45 35 23 8 5 - - -
* Tiềm năng, động thái tái sinh: Đánh giá số lượng, chất lượng cây tái sinh tại 4
địa điểm khảo sát (vùng bìa rừng, dưới tán rừng, lỗ trống trong rừng, trên khu khai
thác) cho thấy tái sinh Vên vên ở vùng bìa rừng là tốt hơn cả (Bảng 5).

Bảng 5. Bảng phân bố mật độ cây tái sinh vên vên theo cấp chiều cao H.
(Ghi chú: Trị số trong ngoặc đơn là số lượng của các loài nói chung).
TT Địa điểm Mật độ/ha Cấp H (cm)
Hiện trạng

å < 50 51-99 100-
149
150-
200
>200
1 Nghĩa
Trung
(Bù Đăng)

Rừng khép
tán
160

(2560)

80
(800)
-
(1360)
40
(160)
-
(120)
40
(120)
2 Lỗ trống
trong rừng

320
(3320)

40
(1000)
80
(1080)
80
(440)
80
(440
40
(360)
3 Bìa rừng 720
(4640)


280
(2600)
200
(880)
120
(280)
80
(240)
40
(640)
4 Đông
Giang
(Bình
Thuận)
Khu khai
thác
(5 năm)
2040
(6800)

1560
(3600)
280
(1280)
40
(600)
80
(320)
80

(200)
2. Xây dựng mô hình thử nghiệm
Mô hình thử nghiêm được xây dựng trên một số dạng lập địa chủ yếu theo hai
phương thức kỹ thuật gây trồng (bảng 6).
Bảng 6. Điều kiện lập địa các vùng xây dựng mô hình
Lập địa
Thổ nhưỡng
Địa
điểm
Loại
đất
Thành
phần cơ
giới
Độ
sâu
tầng
đất
(cm)

Độ
thoát
nước
Mùn
(%)
PH
Khí hậu Thảm
rừng
Phương
thức

lâm sinh
Phú
Bình
(Sông
Bé)
Đất
xám
phát
triển
trên
phiến
thạch
sét
Nhẹ-
trung
bình,cấp
độ dốc I
(<5
0
)
> 50

Tốt 1.58 4-
4.5
Điều kiện
nhiệt phong
phú, lượng
mưa bq năm
2000- 2200
mm, t

ập trung
vào các tháng
6,7,8 cả 2
mùa đều đủ
ẩm
Rừng
kiệt chỉ
còn cây
bụi,
thảm
tươi, dây
leo, chất

ợng tái
sinh
kém
Làm
giàu
rừng
Bầu
Bằng
(Sông
Bé)
Đất
xám
bạc
màu
trên
Nhẹ-
trung

bình,
cấp độ
dốc I
> 50

tốt 0.88 4-
4.2
Điều kiện
nhiệt phong
phú, nhiệt độ
bq tháng lạnh
nhất 20
0
-22
0.
Cỏ lông
lợn, dây
leo, sau
khai
thác
Cải tạo
theo
băng và
cải tạo
phù sa
cổ
(<5
0
) Lượng mưa
bq hàng năm

1800-2000
mm
,
tập trung vào
các tháng
7,8,9, mùa hạ
đủ ẩm, mùa
đông thiếu
ẩm
trắng
Bạch
Đàn
trắng
Kon Hà
Nừng
(Gia
Lai)
Feralit
đỏ
vàng
trên
Bazan

Trung
bình cấp
độ dốc I
(<5
0
)
> 50


Trung
bình
3.50 5-
5.5
Điều kiện
nhiệt khá
phong phú,
nhiệt độ bq
tháng lạnh
nhất 18-
20
0
C. Lượng
mưa bq năm
2000-2400
mm. 3 tháng
mưa nhiều
nhất IX-XI.
Nhìn chung
cả 2 mùa đủ
ẩm
Rừng
nghèo
còn lác
đác cây
gỗ, dây
leo, chất

ợng tái

sinh
không
đảm bảo
Làm
giàu
rừng
- Cải tạo theo băng: Băng rộng 15 m (mật độ trồng: 1000c/ ha).
- Làm giàu rừng theo rạch: Rạch mở 3 m- 5 m, rạch chừa 5 m và 10 m (mật độ
trồng: 400c/ ha và 250c/ ha).
Bảng 7. Sinh trưởng của vên vên qua các phương thức gây trồng rừng.
( Tài liệu thu thâp 6/ 2000).
Phương thức
lâm
sinh
Sinh trưởng cây trồng (cm) Địa điểm
(năm trồng)


Sau khi
trồng
(tháng)

H
0
Hn DH HMax

HMin

Năng lực
sinh trư

ởng
Bầu Bàng
(8/95)
Cải tạo theo
băng dưới tán
đậu tràm
57 45 538

98.6 870 330 Tốt, rừng
non đã
khép tán
Bầu Bàng
(8/96)
Cải tạo trắng
(hỗn giao với
dầu nước)
45 72 391

79.8 540 260 Tốt
Phú Bình
(6/97)
Làm giàu rừng
dưới tán cây
bụi
37 50 249

70.71 285 215 Tốt
Kon Hà
N
ừng (6/97)

Làm giàu rừng
dưới tán rừng
nghèo kiệt
37 45 240

65.20 265 225 TB
IV.Kết luận

1. Cơ sở sinh thái trồng rừng vên vên
+ Vên vên không phải là loại ra hoa hàng năm như dầu nước, sao đen. Chukỳ ra
hoa rất thất thường và không ổn định. Theo dõi số liệu vật hậu trong năm cho thấy
chu kỳ sai quả của vên vên từ 4- 5 năm.
+ Mặc dù Vên vên là cây trồng gỗ lớn, quả có cánh có thể phát tán xa tới hàng
trăm mét nhưng tái sinh tự nhiên không thuận lợi (Hạt giống mất sức nảy mầm rất
nhanh, khó bảo quản và thường bị côn trùng, sâu bọ phá hoại).
+ Vên vên là một loại có biên độ sinh thái hẹp, khó có thể trồng thành rừng ở
ngoài vùng phân bố tự nhiên. Điều kiện lập địa thích hợp để trồng rừng ên vên
(Vùng trồng chủ yếu là các tỉnh miền Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ).

2. Kỹ thuật tạo rừng
+ Vên vên có khả năng trồng thành rừng nhằm từng bước phục hồi hệ sinh thái
cây họ Dầu ở Việt Nam. Điều kiện kỹ thuật đem lại thành công trong trồng rừng
là:
-Chọn đúng lập địa.
-Đảm bảo tiêu chuẩn cây con (cây con 8 tháng đến 1 năm tuổi, có H từ 0,6- 0,8 m).
-Chăm sóc kịp thời và liên tục trong 5 năm đầu.
+ Vên vên rất thích hợp trồng xen cùng với đậu tràm trên loại đất xám phát triển
trên đất phù sa cổ.
+ Vên vên trồng theo băng hoặc trồng toàn diện (trồng công nghiệp), có nhiều khả
năng thành công hơn so với phương thức làm giàu rừng theo rạch vì Vên vên là

loại cây rất ưa sáng. Nếu sử dụng phương thức làm giàu rừng theo rạch thì độ mở
của rạch trồng không được dưới 5 m.

3. Thảo luận
Do thời gian và kinh phí có hạn nên trong quá trình triển khai đề tài vẫn còn một
số tồn tại sau:
+ Nghiên cứu nấm rễ cộng sinh cây vên vên nhằm tăng sản lượng, chất lượng rừng
trồng.
+ Nghiên cứu tăng trưởng của vên vên qua các giai đoạn tuổi nhằm xác định tương
quan mật độ trong các cấp thế hệ.
+ Tỉa thưa nuôi dưỡng rừng trồng nhằm cung cấp sản phẩm gỗ dán lạng.
+ Nghiên cứu gây trồng vên vên ngoài vùng phân bố tự nhiên thông qua giai đoạn
chuyển tiếp (di thực).

Tài liệu tham khảo
1. Thái Văn Trừng. Thảm thực vật rừng ở Việt Nam. NXB KHKT 1968.
2. G. BEAU. Cơ sở sinh thái của kinh doanh rừng mưa (Vương Tấn Nhị dịch-
NXB KHKT 1976).
3. Trần Đình Lý. 1900 loài cây có ích ở Việt Nam. NXB thế giới 1993.
4. FIPI. Việt Nam Forest Trees- NXB nông nghiệp 1996.
5. Thái Văn Trừng. Triển vọng phục hồi sinh thái họ Sao- Dầu. Tập san
KHLN/1996.
6. Tài liệu KHKTLN- Phân Viện phía Namcác số từ 1995- 1996.
7. S.T.MOK. Artificial regeneration of Dipterocarps, 1995
8. Kantarli. Vegetative propagation of Dipterocarps by cutting in ASEAN region,
1996.9.
9. Paul Maurand. Politique forestiere à enviasager au Vietnamdans l’apere’s la
guerre, 1968.
10. Appanah and J.M. Turnbull. A review of Dipterocarps (Taxonomy, ecology
and silviculture). CIFOR 1998.

Research on planting of Anisoptera conchinchinensis for raw material
supply to plywood production
Summary: Anisoptera chochinchinensis is one of the species in Dipterocarpaceae
familly that has high economic value in plywood industry and ship biulding. At
present this species is being threatened to extinction and its protection and
expandsion is a must. Through research on A.cochichinensis planting it is found
that this species has small distribution range, only from latitude 15
0
N Southward.
Flowering and fruiting of tihs species is irregular, seed is hard to be stored. A.
cochinchinensis can be used for industrial forest enrichment planting in closed,
moist forest. The research subject has established 4 ha of demonstration models in
Bau Bang (Song Be province). The models have been and are being maintained till
the technological maturity age is reached.

×