Tải bản đầy đủ (.pdf) (70 trang)

Thẩm quyền giải quyết tranh chấp trong giao dịch thương mại điện tử, kinh nghiệm quốc tế và bài học cho việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.12 MB, 70 trang )

BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

HỌC VIỆN CHÍNH SÁCH VÀ PHÁT TRIỂN

TRẦN LƯU HÀ MY

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP
CHUYÊN NGÀNH LUẬT ĐẦU TƯ - KINH DOANH

THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT
TRANH CHẤP TRONG GIAO DỊCH THƯƠNG MẠI
ĐIỆN TỬ, KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VÀ BÀI HỌC CHO
VIỆT NAM.

Hà Nội, 2023


BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

HỌC VIỆN CHÍNH SÁCH VÀ PHÁT TRIỂN

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP
CHUN NGÀNH LUẬT ĐẦU TƯ - KINH DOANH

THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT
TRANH CHẤP TRONG GIAO DỊCH THƯƠNG MẠI
ĐIỆN TỬ, KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VÀ BÀI HỌC CHO


VIỆT NAM

Giảng viên hướng dẫn : TS. Nguyễn Như Hà
Sinh viên thực hiện

: Trần Lưu Hà My

Mã sinh viên

: 7103807044

Lớp

: LUKT10
Hà Nội, 2023


LỜI CAM ĐOAN VÀ XÁC NHẬN CỦA CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
Tôi xin cam đoan đề tài: “Thẩm quyền
giải quyết tranh chấp trong giao dịch
thương mại điện tử, kinh nghiệm quốc
tế và bài học cho Việt Nam” là một
cơng trình nghiên cứu độc lập dưới sự
hướng dẫn khoa học của giảng viên TS. Nguyễn Như Hà. Các nội dung
nghiên cứu trong đề tài “Thẩm quyền
giải quyết tranh chấp trong giao dịch
thương mại điện tử, kinh nghiệm quốc
tế và bài học cho Việt Nam” của tơi là
trung thực, hồn tồn khách quan và
chưa cơng bố dưới bất kỳ hình thức nào

trước đây, tơi chọn đề tài này vì nó thiết
thực và bổ ích cho các bạn sinh viên và
xã hội trong môi trường sống hiện đại
hóa như hiện nay. Những số liệu được
đề cập phục vụ cho việc phân tích, nhận
xét, đánh giá được cá nhân thu thập từ
các nguồn khác nhau có ghi rõ nguồn
gốc. Nếu phát hiện có bất kỳ sự gian lận
nào tơi xin hồn tồn chịu trách nhiệm
về nội dung bài báo cáo của mình.

Xác nhận của cán bộ hướng dẫn

Tác giả khóa luận tốt nghiệp

(Ký và ghi rõ họ tên)

(Ký và ghi rõ họ tên)

Trần Lưu Hà My

i


LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến quý thầy cô trong khoa Luật
kinh tế Trường Học viện Chính sách và Phát triển đã truyền đạt cho tôi nhiều kiến
thức quý báu trong chương trình giảng dạy trên trường lớp.
Đặc biệt, tơi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất đến giảng viên – TS. Nguyễn
Như Hà đã chỉ dạy và truyền đạt rất tâm huyết những kiến thức quý giá cho tôi trong

suốt q trình hồn thành bài báo cáo tốt nghiệp.
Tơi cũng hết lòng biết ơn sự quan tâm và ủng hộ của gia đình và bạn bè. Đó
chính là nguồn động viên và tinh thần rất lớn để tôi theo đuổi và hồn thành luận văn
này.
Lời cuối cùng, với lịng q trọng và biết ơn sâu sắc tơi xin kính chúc thầy dồi
dào sức khỏe, hạnh phúc và thành công trên con đường sự nghiệp giảng dạy.
Trong quá trình thực hiện báo cáo tốt nghiệp, nhận thấy mình đã cố gắng hết
sức nhưng vì kiến thức vẫn cịn hạn hẹp nên vẫn cịn nhiều thiếu sót nhất định, rất
mong nhận được sự đóng góp ý kiến của q thầy, cơ và những người quan tâm về
vấn đề này.
Tôi xin chân thành cảm ơn!

ii


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN VÀ XÁC NHẬN CỦA CÁN BỘ HƯỚNG DẪN .....................i
LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................... ii
BẢNG THỐNG KÊ TRÍCH DẪN TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................v
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ...............................................................................vi
DANH MỤC BẢNG BIỂU ................................................................................... viii
PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài ......................................................................................1
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài ........................................................2
2.1. Trong nước ..........................................................................................................2
2.2. Nước ngồi ..........................................................................................................3
3. Mục đích nghiên cứu của đề tài ...........................................................................4
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................................4
4.1 Đối tượng nghiên cứu ..........................................................................................4
4.2 Phạm vi nghiên cứu .............................................................................................4

5. Phương pháp nghiên cứu......................................................................................5
6. Đóng góp của đề tài ...............................................................................................6
7. Cấu trúc của khóa luận.........................................................................................6
Chương 1 ....................................................................................................................7
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT TRANH
CHẤP TRONG GIAO DỊCH THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ ....................................7
1.1. Tổng quan về thương mại điện tử ....................................................................7
1.1.1. Khái niệm giao dịch thương mại điện tử ........................................................7
1.1.2. Đặc điểm giao dịch thương mại điện tử ..........................................................9
1.2. Tranh chấp trong giao dịch thương mại điện tử ...........................................10
1.2.1. Khái niệm tranh chấp về thương mại điện tử ...............................................10
1.2.2. Đặc điểm tranh chấp về thương mại điện tử ................................................10
1.2.3. Các hình thức giao dịch thương mại điện tử ................................................12
1.2.4. Vai trò của pháp luật trong điều tiết, quản lý các hoạt động giao dịch
thương mại điện tử ...................................................................................................16
1.3. Thẩm quyền giải quyết tranh chấp trong giao dịch thương mại điện tử ....17
1.3.1. Khái niệm về thẩm quyền giải quyết tranh chấp trong thương mại điện tử
17
1.3.2. Đặc điểm của thẩm quyền giải quyết tranh chấp trong giao dịch thương
mại điện tử ................................................................................................................19

iii


1.3.3. Xung đột pháp luật trong giải quyết tranh chấp giao dịch thương mại điện
tử 21
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ........................................................................................23
Chương 2 ..................................................................................................................24
THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT
NAM VỀ THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP TRONG GIAO

DỊCH THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ ..........................................................................24
2.1. Thực trạng pháp luật của một số nước trên thế giới về thẩm quyền giải
quyết tranh chấp trong giao dịch thương mại điện tử .........................................24
2.1.1. Pháp luật Hoa Kỳ về thẩm quyền giải quyết tranh chấp trong giao dịch
thương mại điện tử ...................................................................................................24
2.1.2. Pháp luật Liên minh Châu Âu về thẩm quyền giải quyết tranh chấp giao
dịch thương mại điện tử ...........................................................................................32
2.1.3. Pháp luật Canada về thẩm quyền giải quyết tranh chấp giao dịch thương
mại điện tử ................................................................................................................35
2.2. Thực trạng pháp luật và thực tiễn thi hành về giải quyết tranh chấp trong
giao dịch thương mại điện tử tại Việt Nam...........................................................38
2.2.1. Thực trạng pháp luật Việt Nam về giao dịch thương mại điện tử ...............38
2.2.2. Thực tiễn thi hành về giải quyết tranh chấp trong giao dịch thương mại
điện tử tại Việt Nam .................................................................................................43
2.2.3. Một số bất cập, hạn chế trong tương quan so sánh pháp luật Việt Nam với
pháp luật Hoa Kỳ và Liên minh Châu Âu ..............................................................47
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ........................................................................................49
Chương 3 ..................................................................................................................50
MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỀ XUẤT HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ THẨM
QUYỀN GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP TRONG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ
NHẰM GÓP PHẦN NÂNG CAO HIỆU QUẢ VIỆC QUY ĐỊNH THẨN
QUYỀN GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP TRONG GIAO DỊCH THƯƠNG MẠI
ĐIỆN TỬ ..................................................................................................................50
3.1. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam ................................................................50
3.2. Một số kiến nghị giải pháp hoàn thiện pháp luật về thẩm quyền giải quyết
tranh chấp trong giao dịch thương mại điện tử ...................................................52
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 ........................................................................................57
KẾT LUẬN CHUNG ..............................................................................................58
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ...............................................................59


iv


BẢNG THỐNG KÊ TRÍCH DẪN TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tác giả tài liệu trích dẫn

TT

Trang khóa luận

Tần
suất
trích
dẫn

1

Wikipedia (2023)

07; 31; 33; 35

04

2

OECD

07

01


3

European

07

01

4

WTO

08

01

5

APEC

08

01

6

Nguyễn Văn Thoan

08


01

7

Nguyễn Thị Thu Hà

08

01

8

Lê Văn Thiệp (2016)

09

01

9

PCWorld Việt Nam

15

01

10

ICTNews (2009)


21

01

11

Ngân hàng pháp luật

19

01

12

Nguyễn Văn Phi (2020)

19

01

13

Pavlina Ittenlson

19

01

14


Faye Fangfei Wang (2008)

21

01

15

Bộ Công thương

27; 40

02

16

Bimal Raut (2004)

29; 30; 32; 33

04

17

Faye Fangfei Wang

28; 36; 37

03


18

VNETWORK

38

01

v


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

STT

Nội dung, ký hiệu
viết tắt

Chú thích

1

ASEAN

Hiệp hội các quốc gia Đơng Nam Á

2

B2B, C2C, G2G,...


Các hình thức giao dịch thương mại điện tử

3

CISG

Công ước viên 1980

4

CNTT – TT

Công nghệ thông tin – truyền thông

5

EC

Ủy ban Châu Âu

6

EDI

Trao đổi dữ liệu điện tử

7

ESIGN


Chữ ký điện tử

8

EU

Liên minh Châu Âu

9

ID

Nhận dạng/Nhận biết/Nhận diện

10

ISP

Cung cấp dịch vụ internet

11

ITC

Công nghệ Thông tin Liên lạc

12

KD


Kinh doanh

13

KDTM

Kinh doanh thương mại

14

NCCUSL

Hội nghị quốc gia của các ủy viên về
Luật Thống nhất của Bang

15

OECD

Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế

16

TM

Thương mại

17


TTDS

Tố tụng Dân sự

18

UCC

Bộ luật Thương mại thống nhất

19

UCITA

Đạo luật Thống nhất Máy tính Thơng tin
Giao dịch

20

UETA

Đạo luật Thống nhất về Giao dịch điện tử

21

UNCITRAL

Ủy ban Liên Hiệp Quốc về Luật Thương mại
quốc tế


vi


22

USD

Đô la Mỹ

23

WEBSIDE

Trang mạng

24

WTO

Tổ chức Thương mại thế giới

25

TMĐT

Thương mại điện tử

vii



DANH MỤC BẢNG BIỂU

Số liệu bảng

Tên bảng

Hình 1.1

Sơ đồ các hình thức giao dịch thương mại điện
tử

Hình 2.1

Doanh số thương mại điện tử B2C của Hoa Kỳ
tính đến quý 3 năm 2014

viii


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong bối cảnh khoa học công nghệ phát triển, sự tiến bộ vượt bậc của khoa học
kỹ thuật kéo theo sự phát triển của kinh tế, xã hội. Từ đó, nhu cầu sống của con người
ngày càng tăng cao. Trước đây, khi mạng lưới Internet chưa phát triển, chúng ta quen
với việc trao đổi, tìm kiếm thơng tin, mua bán hàng hóa dưới dạng truyền thống thông
qua các tờ rơi, catolog, biển quảng cáo để đưa thông tin sản phẩm tới người tiêu dùng,
đối tác. Ngày nay, Internet phủ sóng tồn cầu, kết hợp với việc áp dụng những thành
tựu của khoa học công nghệ đã tạo ra một bước chuyển lớn trong giao dịch thương
mại, cụ thể là thương mại điện tử hình thành.
Dưới sự hình thành và phát triển ngày càng mạnh mẽ của thương mại điện tử,

bên cạnh những mặt lợi ích mà thương mại điện tử đem lại như nhanh chóng tiện lợi,
tiết kiệm thời gian, xóa bỏ trở ngại khoảng cách địa lý bởi tính chất khơng có sự phân
chia biên giới vùng lãnh thổ, quốc gia, cịn có một số điểm hạn chế cần phải khắc
phục. Đặc biệt là trong tình hình diễn biến phức tạp của dịch Covid gây ảnh hưởng
nghiêm trọng đến tốc độ tăng trưởng nhiều ngành, nghề, lĩnh vực, trên quy mô toàn
cầu. Nhưng thương mại điện tử vẫn tăng trưởng tốt nhờ vào tính đặc thù và những lợi
ích thiết thực rất nhiều doanh nghiệp đã chuyển hình thức kinh doanh từ truyền thống
sang thương mại điện tử để phù hợp với tình hình thực tiễn. Điều này vơ hình trung
đã kéo theo nhiều vấn đề pháp lý phát sinh như: trong giao dịch thương mại điện tử
tồn đọng nhiều rủi ro, độ chính xác của thơng tin hàng hóa và chất lượng của hàng
hóa khơng cao, việc bn bán hàng giả, hàng kém chất lượng diễn ra ngày càng nhiều,
hay việc điều tra truy xuất độ xác thực của thông tin cịn nhiều khó khăn khi mọi
thơng tin điều nằm dưới dạng dữ liệu điện tử, hơn thế nữa tranh chấp phát sinh từ hợp
đồng cũng hoàn toàn khác so với những quy định pháp luật hiện hành điều chỉnh cùng
một vấn đề. Bởi bản chất những thông tin, hợp đồng điện tử hay chủ thể tranh chấp
trong giao dịch thương mại điện tử rất khác so với kinh doanh thương mại truyền
thống. Với thực tiễn như thế, để xác định được thẩm quyền trong giao dịch thương
mại điện tử cịn hết sức khó khăn, địi hỏi nhà nước ta phải có những chính sách, quy
định pháp luật phù hợp về vấn đề này.
Vì những lý lẽ trên, tơi đã lựa chọn đề tài “Thẩm quyền giải quyết tranh chấp
trong giao dịch thương mại điện tử, kinh nghiệm quốc tế và bài học cho Việt Nam”
để nghiên cứu làm rõ thẩm quyền, thực trạng cũng như những kết quả đạt được trong
giải quyết tranh chấp giao dịch thương mại điện tử hiện nay trên cơ sở góc nhìn pháp

1


luật thế giới để chọn ra những giải pháp phù hợp nhằm làm hoàn thiện hệ thống pháp
luật Việt Nam.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài

Khoa học cơng nghệ ngày càng bùng nổ, con người có thể nhanh chóng học hỏi,
giao tiếp và kết nối với nhau dễ dàng hơn thông qua nhiều loại dịch vụ internet. Đây
chính là điều kiện thuận lợi cho lĩnh vực Thương mại điện tử ngày càng phát triển
hơn. Ngày nay, Thương mại điện tử đã trở thành một phương tiện giao dịch quen
thuộc của nhiều công ty thương mại lớn trên thế giới. Các giao dịch trong lĩnh vực
Thương mại điện tử giúp ích rất nhiều cho những doanh nghiệp và khách hàng khi
thao tác mua bán trao đổi hiệu quả và thuận lợi hơn. Giao dịch thương mại điện tử
bản chất nó vẫn là hoạt động kinh doanh thương mại nhưng có một số đặc trưng riêng
so với thương mại truyền thống như: thị trường của thương mại điện tử là mạng
Intrernet, trao đổi mua bán hàng hóa, giao kết ký kết hợp đồng đều áp dụng công nghệ
thông tin để thực hiện, tạo ra một số phạm trù mới trong hoạt động thương mại. Do
đó, đã thu hút nhiều sự quan tâm của các nhà nghiên cứu trong và ngồi nước với
nhiều bài viết và cơng trình nghiên cứu khác nhau. Các cơng trình nghiên cứu đều
được nghiên cứu dưới những khía cạnh khác nhau, chủ yếu nghiên cứ về nghiệp vụ,
có góc độ pháp lý nhưng chưa xốy sâu vào thẩm quyền trong giao dịch thương mại
điện tử. Dưới đây là một số cơng trình nghiên cứu của các nhà nghiên cứu liên quan
đến giao dịch thương mại điện tử trong và ngồi nước:
2.1. Trong nước
Các cơng trình nghiên cứu liên quan đến thương mại điện tử ở Việt Nam có thể
kể đến một số cơng trình như:
- Luận án tiến sĩ luật học “Pháp luật thương mại điện tử ở Việt Nam hiện nay”
của tác giả Lê Văn Thiệp được thực hiện tại Học viện Khoa học xã hội năm 2016 đã
làm rõ các vấn đề lý luận của pháp luật về thương mại điện tử và đúc kết được các
bài học kinh nghiệm điều chỉnh pháp luật đối với thương mại điện tử ở một số quốc
gia trên thế giới. Bên cạnh đó, luận án cũng đã đánh giá tổng thể về thực trạng pháp
luật và cơ chế thực hiện pháp luật về thương mại điện tử ở Việt Nam, cho thấy được
những yêu cầu cấp thiết của việc hoàn thiện pháp luật về thương mại điện tử với
những đặc trưng về nội dung cũng như phương thức thực hiện ở Việt Nam hiện nay.
- Luận văn thạc sỹ luật kinh tế “Giải quyết tranh chấp tiêu dùng phát sinh trong
giao dịch thương mại điện tử theo pháp luật Việt Nam ” của tác giả Nguyễn Thị Ngọc

Hà được thực hiện tại Học viện Khoa học xã hội năm 2018 đã làm rõ các vấn đề lý
luận của pháp luật về giải quyết tranh chấp tiêu dùng phát sinh từ các giao dịch thương

2


mại điện tử, các đặc trưng cơ bản cũng như cơ chế thực hiện. Bên cạnh đó, luận văn
cũng đã đánh giá về thực trạng pháp luật và cơ chế thực hiện pháp luật về giải quyết
tranh chấp tiêu dùng phát sinh trong giao dịch thương mại điện tử. Chỉ ra những hạn
chế, bất cập và nguyên nhân là cơ sở thực tiễn hoàn thiện khung pháp lý về giải quyết
tranh chấp trong phát sinh giao dịch thương mại điện tử ở Việt Nam.
Ngồi ra, có một số nghiên cứu khác mang tính liên quan bài viết của LS. Lê
Sưa “Pháp luật về thương mại điện tử, một số bất cập và kiến nghị hoàn thiện” đăng
trên Mục nghiên cứu trao đổi tại website của Bộ tư pháp. Hoặc sách chuyển khảo về
thương mại điện tử như Cẩm nang pháp luật về giao kết hợp đồng điện tử - Tác giả:
Nguyễn Thị Mơ (2006), Hợp đồng điện tử theo pháp luật Việt Nam – Tác giả: Trần
Văn Biên (2012) hoặc luận văn thạc sỹ luật học của Nguyễn Nhất Tư về Hợp đồng
thương mại điện tử theo pháp luật Việt Nam (đã bảo vệ Học viện Khoa học Xã hội
2017)
2.2. Nước ngồi
Một số cơng trình nghiên cứu về lĩnh vực thương mại điện tử của các nhà nghiên
cứu ở một số quốc gia trên thế giới có thể kể đến như:
- Luận văn “Lựa chọn luật pháp và thẩm quyền trong các hợp đồng thương mại
điện tử tập trung vào B2C Các thỏa thuận. Phân tích so sánh các khn khổ pháp lý
của EU, Hoa Kỳ và Trung Quốc” của tác giả Tatiana Balaban được thực hiện tại Đại
học Trung Âu năm 2018 đã trình bày những đặc điểm cơ bản của hợp đồng thương
mại điện tử, cung cấp cái nhìn tổng quan về lựa chọn luật và các luật về quyền tài
phán trong hệ thống pháp luật của Liên minh Châu Âu, Hoa Kỳ và Trung Quốc.
- Soraya Amrani Mekki - Giáo sư trường Đại học Paris Ouest – Nanterre
Ladéfense Trung tâm Pháp luật hình sự và Tội phạm học “Bảo vệ người tiêu dùng

trong thương mại điện tử” đăng trên thông tin pháp luật dân sự ngày 20/01/2019. Nội
dung bài viết chủ yếu xoay quanh vấn đề làm thế nào để bảo vệ người tiêu dùng trong
thương mại điện tử. Từ đó đề xuất những giải pháp để bảo vệ người tiêu dùng trong
những hợp đồng giao kết từ xa.
- Tiến sĩ Faye Fangfei Wang - Giảng viên Luật, Đại học Bournemouth, “Những
trở ngại và giải pháp cho quyền tài phán trên Internet, Phân tích so sánh luật pháp của
EU và Hoa Kỳ” tập 3, số 4, năm 2008. Nội dung bài báo chủ yếu phân tích pháp luật
EU và Hoa Kỳ để nhằm xác định thẩm quyền trong các trường hợp hợp đồng điện tử
và thảo luận về khả năng đề xuất các quy tắc thẩm quyền cụ thể cho các hợp đồng
trực tuyến.

3


- Ban thư ký ASEAN và UNCTAD tại Hội nghị Liên hợp quốc về Thương mại
và Phát triển năm 2013 đã có bài đánh giá “Rà sốt về hài hịa pháp luật thương mại
điện tử trong Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á”. Bài đánh giá này cung cấp những
thơng tin về việc đánh giá cập nhật về tình trạng hiện tại của luật pháp thương mại
điện tử, lập bản đồ các lổ hổng phổ biến, xác định các thách thức đang nổi lên và đưa
ra các khuyến nghị cụ thể nhằm tăng cường sự hài hòa trong các lĩnh vực khác nhau.
Trên cơ sở lựa chọn và kế thừa những vấn đề lý luận về thẩm quyền giải quyết
tranh chấp trong giao dịch thương mại điện tử cũng như pháp luật về giao dịch thương
mại điện tử của các cơng trình nghiên cứu trong và ngồi nước để xây dựng hướng
nghiên cứu riêng của đề tài, đánh giá thực trạng các quy định pháp luật về thẩm quyền
giải quyết tranh chấp trong giao dịch thương mại điện tử theo quy định pháp luật Việt
Nam và một số nước trên thế giới như Hoa Kỳ và EU. Từ đó, tác giả đề xuất giải pháp
hoàn thiện pháp luật, đồng thời đóng góp ý kiến để nâng cao hiệu quả thực thi pháp
luật về thẩm quyền giải quyết tranh chấp trong giao dịch thương mại điện tử nói riêng
và cho hệ thống pháp luật Việt Nam nói chung.
3. Mục đích nghiên cứu của đề tài

Nghiên cứu lý luận và thực trạng pháp luật về thẩm quyền giải quyết tranh chấp
trong giao dịch thương mại điện tử trong sự tương quan với pháp luật một số nước
trên thế giới, tạo lập những tri thức về lý luận cũng như những luận cứ khoa học cho
việc hoàn thiện pháp luật về thẩm quyền giải quyết tranh chấp trong giao dịch thương
mại điện tử, đưa ra những đánh giá về thực trạng các quy định pháp luật về thẩm
quyền giải quyết tranh chấp trong giao dịch thương mại điện tử trong và ngoài nước.
Trên cơ sở đó tác giả rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam, đồng thời đề xuất giải
pháp hồn thiện pháp luật, đóng góp ý kiến cụ thể để nâng cao hiệu quả thi hành pháp
luật về thẩm quyền giải quyết tranh chấp trong giao dịch thương mại điện tử.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài bao gồm các cơ sở lý luận, quy định của pháp
luật về thẩm quyền giải quyết tranh chấp trong giao dịch thương mại điện tử, thực
tiễn áp dụng các quy định này để thấy những ưu điểm cũng như là những bất cập hạn
chế và nguyên nhân dẫn tới những bất cập, hạn chế trong giải quyết tranh chấp giao
dịch thương mại điện tử hiện nay.
4.2 Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu được giới hạn bởi hai phần:
Thứ nhất, về phạm vi nội dung nghiên cứu.

4


Đề tài nghiên cứu phân tích kết hợp với so sánh về lý luận và thực tiễn thẩm
quyền giải quyết tranh chấp trong giao dịch thương mại điện tử theo pháp luật Việt
Nam và quy định pháp luật của một số quốc gia trên thế giới như luật Mỹ, một số
nước Châu Âu. Trên cơ sở những hạn chế, bất cập trong sự tương quan pháp luật một
số quốc gia trên thế giới về giao dịch thương mại điện tử, đề tài cũng đưa ra một số
giải pháp và kiến nghị để hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam trong lĩnh vực này.
Thứ hai, về phạm vi thời gian nghiên cứu.

Đề tài không hạn chế về mặt thời gian do có nghiên cứu một số án lệ liên quan
đến đề tài của một số nước trên thế giới và những quy định của pháp luật Việt Nam
về hoạt động thương mại điện tử trong thời gian qua.
5. Phương pháp nghiên cứu
Trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác – Lênin, việc nghiên cứu đề
tài khóa luận cịn sử dụng một số phương pháp nghiên cứu phổ biến như:
Thứ nhất, phương pháp phân tích và tổng hợp lý thuyết. Phân tích là nghiên cứu
các tài liệu, lý luận khác nhau bằng cách phân tích thẩm quyền giải quyết tranh chấp
trong giao dịch thương mại điện tử thành từng bộ phận để tìm hiểu sâu sắc về đối
tượng. Tổng hợp là liên kết từng mặt, từng bộ phận thông tin đã được phân tích tạo
ra một hệ thống lý thuyết mới đầy đủ và sâu sắc về đối tượng. Phương pháp này được
thể hiện chủ yếu ở Chương 1.
Thứ hai, phương pháp so sánh, phân tích, bình luận, đánh giá được sử dụng chủ
yếu trong chương 2 khi đi sâu và nghiên cứu thực trạng pháp luật và thực tiễn áp dụng
pháp luật về thẩm quyền giải quyết tranh chấp trong giao dịch thương mại điện tử
nhằm đưa ra các kết quả đạt được cũng như bất cập, hạn chế, từ đó tạo lập những luận
cứ khoa học cho việc hoàn thiện pháp luật về thẩm quyền giải quyết tranh chấp trong
giao dịch thương mại điện tử.
Thứ ba, phương pháp nghiên cứu đã tổng kết là phương pháp phân chia các nội
dung khái quát làm từng nhóm vấn đề riêng biệt và các mặt khác nhau. Thông qua
phương pháp phân tích cho phép hiểu sâu hơn nữa, rõ ràng và cụ thể hơn nữa những
yêu cầu đặt ra và nhận diện rõ mức độ phức tạp của từng loại quan hệ. Phương pháp
phân tích được sử dụng phổ biến đối với quá trình xây dựng và nghiên cứu quy phạm
pháp lý. Phương pháp phân tích và đánh giá trực tiếp các kết quả thực tế qua thời gian
nhằm đưa đến kết quả hữu ích về thực tế. Phương pháp phân tích được áp dụng phổ
biến tại Chương 2.
Thứ tư, phương pháp phân tích, tổng hợp được sử dụng ở Chương 3 khi đưa ra
định hướng và những đề xuất, giải pháp hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả áp

5



dụng pháp luật về thẩm quyền giải quyết tranh chấp trong giao dịch thương mại điện
tử.
Bởi vậy, hệ thống các phương pháp nêu trên được sử dụng một cách linh hoạt,
có sự kết hợp giữa các phương pháp tùy vào từng nội dung nghiên cứu. Các phương
pháp trên tương hỗ lẫn nhau, khơng rời rạc hay tách biệt nhau.
6. Đóng góp của đề tài
Kết quả nghiên cứu của đề tài này là hệ thống hóa các vấn đề lý luận về thẩm
quyền giải quyết tranh chấp trong giao dịch thương mại điện tử; chỉ rõ những hạn
chế, bất cập của pháp luật hiện hành về thẩm quyền giải quyết tranh chấp trong giao
dịch thương mại điện tử. Trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp cũng như những kiến
nghị nhằm hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật về thẩm
quyền giải quyết tranh chấp trong giao dịch thương mại điện tử ở Việt Nam hiện nay.
7. Cấu trúc của khóa luận
Ngồi phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo thì khóa luận tốt
nghiệp gồm 3 chương như sau:
Chương 1: Một số vấn đề lý luận và khái lược pháp luật về thẩm quyền giải
quyết tranh chấp trong giao dịch thương mại điện tử
Chương 2: Thực trạng pháp luật một số nước trên thế giới và Việt Nam về thẩm
quyền giải quyết tranh chấp trong giao dịch thương mại điện tử
Chương 3: Một số giải pháp đề xuất hoàn thiện pháp luật về thẩm quyền giải
quyết tranh chấp trong giao dịch thương mại điện tử nhằm góp phần nâng cao hiệu
quả việc quy định thẩm quyền giải quyết tranh chấp trong giao dịch thương mại điện
tử

6


Chương 1

MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT
TRANH CHẤP TRONG GIAO DỊCH THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ
1.1. Tổng quan về thương mại điện tử
1.1.1. Khái niệm giao dịch thương mại điện tử
Để định nghĩa được giao dịch thương mại điện tử là gì, trước tiên cần định nghĩa
giao dịch là gì? Thương mại điện tử là gì?
Theo từ điển bách khoa tồn thư mở thì giao dịch là “một giao kèo hay giao
thiệp do nhiều đối tác hay đối tượng riêng biệt cùng tiến hành”.1
Có rất nhiều định nghĩa khác nhau về thương mại điện tử. Hiện nay các tổ chức
quốc tế đưa ra khái niệm thương mại điện tử trên sự phân tích về nghĩa rộng và nghĩa
hẹp của thương mại điện tử. Về nghĩa rộng, theo Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh
tế (OECD), “Thương mại điện tử là việc làm kinh doanh thông qua mạng Internet,
bán những hàng hố và dịch vụ có thể được phân phối không thông qua mạng hoặc
những hàng hố có thể mã hố bằng kỹ thuật số và được phân phối thông qua mạng
hoặc không thông qua mạng” 2. Theo Ủy ban Châu Âu: “Thương mại điện tử có thể
định nghĩa chung là sự mua bán, trao đổi hàng hóa hay dịch vụ giữa các doanh
nghiệp, gia đình, cá nhân, tổ chức tư nhân bằng các giao dịch điện tử thơng qua
mạng Internet hay các mạng máy tính trung gian (thông tin liên lạc trực tuyến). Thật
ngữ bao gồm việc đặt hàng và dịch thông qua mạng máy tính, nhưng thanh tốn và
q trình vận chuyển hàng hay dịch vụ cuối cùng có thể thực hiện trực tuyến hoặc
bằng phương pháp thủ công” 3. Như vậy, theo nghĩa rộng, phạm vi của thương mại
điện tử rất rộng, việc mua bán hàng hóa và dịch vụ chỉ là một trong hàng ngàn lĩnh
vực áp dụng của Thương mại điện tử. Thương mại điện tử bao quát được hầu hết các
lĩnh vực hoạt động kinh tế. Thương mại điện tử, “hiểu theo nghĩa rộng, thông thường
nhất là giao dịch thương mại thông qua môi trường điện tử bao gồm tất cả các loại
giao dịch thương mại mà trong đó các đối tác giao dịch sử dụng các kỹ thuật thông
tin trong khuôn khổ chào mời, thỏa thuận hay cung cấp dịch vụ.”. Chiến dịch quảng
cáo của IBM trong năm 1998 dựa trên khái niệm "E-Commerce" được phát triển từ
khoảng năm 1995 – khái niệm mà ngày nay được coi là một lĩnh vực quan trọng trong
Wikipedia (2023), Giao dịch, truy cập ngày

20/6/2023
2
OECD, Definition: E-Commerce, truy cập ngày 16/6/2023
3
European Commission, Glossary:E-commerce,
/>%BB%AD#cite_note-22, truy cập 16/6/2023
1

7


doanh nghiệp điện tử. Các quy trình kinh doanh điện tử có thể được xem xét từ
phương diện trong nội bộ của một doanh nghiệp hay từ phương diện ngoài doanh
nghiệp.
Về nghĩa hẹp, theo Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), “Thương mại điện tử
bao gồm việc sản xuất, quảng cáo, bán hàng và phân phối sản phẩm được mua bán
và thanh toán trên mạng Internet, nhưng được giao nhận một cách hữu hình, cả các
sản phẩm giao nhận cũng như những thơng tin số hố thơng qua mạng Internet”4.
Hay theo Ủy ban Thương mại điện tử của Tổ chức Hợp tác kinh tế châu Á - Thái
Bình Dương (APEC) định nghĩa: “Thương mại điện tử liên quan đến các giao dịch
thương mại trao đổi hàng hóa và dịch vụ giữa các nhóm (cá nhân) mang tính điện tử
chủ yếu thơng qua các hệ thống có nền tảng dựa trên Internet. 5” , theo Cục Thống
kê Hoa Kỳ năm 2000 định nghĩa thương mại điện tử như sau: “Thương mại điện tử
là việc hoàn thành bất kỳ một giao dịch nào thơng qua một mạng máy tính làm trung
gian mà bao gồm việc chuyển giao quyền sở hữu hay quyền sử dụng hàng hoá và dịch
vụ”6. Theo nghĩa hẹp, phạm vi của thương mại điện tử bó hẹp trong việc mua bán
hàng hóa và dịch vụ thơng qua các phương tiện điện tử, nhất là qua mạng Internet.
Dù là được định nghĩa theo nghĩa rộng hay nghĩa hẹp thì với những cách hiểu
này, xem hầu hết các hoạt động kinh doanh từ đơn giản như một cú điện thoại giao
dịch đến những hoạt động trao đổi thông tin EDI (Electronic Data Interchange) phức

tạp đều là thương mại điện tử.
Theo pháp luật Việt Nam, hiện nay Việt Nam chưa có đạo luật điều chỉnh về
thương mại điện tử, do đó căn cứ tại khoản 1 Điều 3 Nghị định số 52/2013/NĐ-CP
về thương mại điện tử thì thương mại điện tử được định nghĩa như sau: “Hoạt động
thương mại điện tử là việc tiến hành một phần hoặc tồn bộ quy trình của hoạt động
thương mại bằng phương tiện điện tử có kết nối với mạng Internet, mạng viễn thông
di động hoặc các mạng mở khác.”
Tuy Việt Nam chưa có đạo luật điều chỉnh nhưng với những cơng trình nghiên
cứu của các nhà nghiên cứu Việt Nam thì khái niệm thương mại điện tử được các nhà
nghiên cứu đưa ra phần nào đã nhìn nhận một cách tổng thể nhất về thương mại điện
tử. Cụ thể, theo tác giả Nguyễn Thị Thu Hà, “Thương mại điện tử là việc tiến hành
4

WTO, Electronic commerce, />%BA%A1i,ho%C3%A1%20th%C3%B4ng%20qua%20m%E1%BA%A1ng%20Internet%E2%80%9D, truy
cập ngày 16/6/2023
5
APEC, Definition: E – Commerce, />truy cập ngày 16/6/2023
6
Nguyễn Văn Thoan, Bài giảng thương mại điện tử, truy cập ngày 16/6/2023

8


một phần hay toàn bộ hoạt động thương mại sử dụng thông điệp dữ liệu.” 7. Theo tác
giả Nguyễn Hữu Anh, thương mại điện tử là hình thái sử dụng các phương tiện và
phương pháp điện tử để thực hiện các hoạt động thương mại không cần đến giấy tờ
tại bất kỳ cơng đoạn nào của q trình giao dịch (cịn được gọi là thương mại khơng
giấy tờ - paperless trade). Cịn theo tác giả Mai Anh thì thương mại điện tử bao gồm
mọi giao dịch được thực hiện nhờ công nghệ số, nhất là việc dùng Internet, các mạng
riêng để trao đổi thơng tin (EDI) và thẻ tín dụng. 8

Như vậy, từ các khái niệm trên về giao dịch và thương mại điện tử, tôi đưa ra
khái niệm về giao dịch thương mại điện tử như sau: Giao dịch thương mại điện tử là
những hoạt động giao dịch kinh doanh, phân phối, mua bán hàng hóa với thị trường
là mạng lưới internet cùng sự hỗ trợ của phương tiện điện tử được tiến hành giữa các
chủ thể với nhau nhằm cùng tạo ra một giá trị nhất định.
1.1.2. Đặc điểm giao dịch thương mại điện tử
Thương mại điện tử có một số đặc điểm như sau:
Thứ nhất, về hình thức: TMĐT được thực hiện thông qua các phương tiện điện
tử có kết nối mạng viễn thơng.
Thứ hai, về phạm vi hoạt động: Thị trường trong TMĐT là thị trường phi biên
giới. Trong TMĐT, các cá nhân từ tất cả các quốc gia không cần di chuyển đến bất
kỳ địa điểm nào mà vẫn có thể thực hiện việc trao đổi thơng tin thơng qua mạng máy
tính tồn cầu.
Thứ ba, về thời gian giao dịch: Các bên tham gia hoạt động TMĐT có thể tiến
hành các giao dịch suốt 24 giờ 7 ngày trong vòng 365 ngày liên tục ở bất kỳ nơi nào
có mạng viễn thơng và các phương tiện điện tử kết nối các mạng này.
Thứ tư, về hệ thống thơng tin trong TMĐT: Các cá nhân có thể truy cập trực
tiếp vào hệ thống thông tin để thực hiện việc đàm phán ký kết hợp đồng.
Thứ năm, TMĐT có tốc độ nhanh: Các phương tiện điện tử như máy tính xử lý
dữ liệu cho phép truyền, gửi, nhận các thơng điệp dữ liệu nhanh chóng trong một thời
gian rất ngắn nên các bước trong quá trình giao dịch đều được tiến hành nhanh hơn.
Thứ sáu, TMĐT yêu cầu trình độ nhất định về ứng dụng cơng nghệ thông tin
vào quản lý và kinh doanh. Để triển khai TMĐT cần có hạ tầng cơ sở cơng nghệ
Nguyễn Thị Thu Hà, Một số biện pháp tăng cường phát triển thương mại điện tử cho doanh nghiệp tại
thành phố Hải Phòng, truy cập ngày 16/6/2023
8
Lê Văn Thiệp (2016), Pháp luật thương mại điện tử ở Việt Nam hiện nay,
trang 26, truy cập ngày
20/6/2023
7


9


thông tin phát triển, đội ngũ cán bộ, chuyên gia thành thạo về công nghệ, kỹ năng về
thương mại, ngoại ngữ và pháp lý.
1.2. Tranh chấp trong giao dịch thương mại điện tử
1.2.1. Khái niệm tranh chấp về thương mại điện tử
Trên thế giới hiện nay có đưa ra nhiều quan điểm khác nhau đối với tranh chấp
thương mại, tuy nhiên phần lớn các cách tiếp cận đưa ra quan điểm tranh chấp thương
mại là sự mâu thuẫn, bất đồng hoặc xung đột về quyền và nghĩa vụ giữa các bên trong
quá trình thực hiện các hoạt động thương mại.
Trong hệ thống pháp luật Việt Nam cũng có đề cập vấn đề này thông qua các
quy định trong một số văn bản pháp luật.
Tại Điều 3 Luật thương mại 2005 quy định: “Hoạt động thương mại là hoạt
động nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm mua bán hàng hóa cung ứng dịch vụ, đầu tư,
xúc tiến thương mại và các hoạt động có mục đích sinh lời”. Từ cách thức tiếp nhận
của Luật thương mại cho thấy, khái niệm về hoạt động thương mại thể hiện sự tương
đồng với khái niệm về hoạt động thương mại thể hiện sự tương đồng với khái niệm
kinh doanh trong luật doanh nghiệp những năm trước cũng như Luật doanh nghiệp
2020. Tại khoản 21 Điều 4 Luật doanh nghiệp 2020 quy định “Kinh doanh là việc
thực hiện liên tục một, một số hoặc tất cả cơng đoạn của q trình đầu tư, sản xuất
đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ thị trường nhằm mục đích tìm kiếm lợi
nhuận”.
Điều 15 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 có liệt kê những tranh chấp về kinh
doanh, thương mại thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án. Những nội dung được
liệt kê trong quy định này cũng tương đồng trong hướng tiếp cận của Luật thương
mại năm 2005. Từ đó cho thấy, quan niệm về hoạt động thương mại và tranh chấp
thương mại được thể hiện qua các quy định văn bản pháp luật khá nhất quán và có sự
tương đồng với cách tiếp cận thế giới.

Từ việc tiếp cận khái niệm về tranh chấp thương mại thì tranh chấp về thương
mại điện tử được hiểu là sự bất đồng hoặc xung đột về quyền và nghĩa vụ của mỗi
chủ thể khi thực hiện hoạt động giao dịch thương mại điện tử.
1.2.2. Đặc điểm tranh chấp về thương mại điện tử
So với những hoạt động thương mại khác thì thương mại điện tử có một số đặc
trưng khác so với thương mại truyền thống như về hình thức, về phạm vi hoạt động,
về chủ thể, về tốc độ giao dịch, về tính rủi ro,... dẫn đến những đặc điểm khác biệt
của tranh chấp về thương mại điện tử.

10


Thứ nhất, về hình thức: TMĐT sử dụng các phương tiện điện tử có kết nối
mạng viễn thơng, chủ yếu là internet, các bên tham gia giao dịch thương mại điện tử
không tiếp xúc trực tiếp với nhau và không cần phải có quan hệ từ trước. Vì vậy, việc
phát sinh tranh chấp cũng diễn ra trong môi trường điện tử, các bên tham gia phát
sinh xung đột về quyền và nghĩa vụ trong quá trình thực hiện các giao dịch như: ký
kết hợp đồng điện tử, thanh tốn, hóa đơn, tình trạng hàng hóa,... Trong thương mại
truyền thống thì các bên có thể gặp mặt nhau để thực hiện thương lượng, thỏa thuận
và ký các giao dịch. Từ khi có mạng máy tính và Internet thì việc trao đổi thơng tin
trong những hoạt động thương mại tồn cầu đã phát triển mạnh mẽ trên quy mô cả
thế giới với số lượng lượng người tham gia ngày một gia tăng. Những người tham gia
là cá nhân hoặc doanh nghiệp và có thể đã gặp hoặc thậm chí chưa quen nhau bao
giờ.
Thứ hai, về phạm vi hoạt động: thương mại điện tử được thực hiện tại một thị
trường khơng có biên giới hay theo một cách đơn giản thì thương mại điện tử được
thực hiện trên một thị trường duy nhất trên toàn cầu. Trong nền kinh tế thị trường
điện tử, thơng tin được số hố thành những byte được khơng lưu giữ trong máy tính
cá nhân rồi đưa lên mạng với vận tốc cao. Điều này mở ra những cơ hội kinh doanh
mới làm biến đổi tập quán tiêu thụ và mua bán của con người, mà tại đó người bán

và người mua đều có thể giao dịch với nhau tại bất kỳ đâu trên thế giới. Các tranh
chấp phát sinh không chỉ giới hạn trong phạm vi quốc gia mà còn giữa các bên giữa
các quốc gia với nhau.
Thứ ba, về phạm vi hoạt động: ngoài những chủ thể tham gia quan hệ giao dịch
thương truyền thơng thì quan hệ giao dịch thương mại điện tử xuất hiện cả một bên
thứ ba là những nhà cung cấp dịch vụ trên mạng hoặc những cơ quan chứng thực và
quản lý. Đây là nhóm người cung cấp mơi trường nơi những giao dịch thương mại
điện tử được thực hiện. Nhà cung cấp dịch vụ mạng và cơ quan xác thực hoặc quản
lý có trách nhiệm truyền nhận và khơng lưu giữ các thông tin của những bên tham gia
giao dịch thương mại điện tử và mặt khác họ cũng xác nhận sự tồn tại của những
thông tin tham gia giao dịch thương mại điện tử.
Thứ tư, về tính rủi ro: hoạt động thương mại điện tử có tính rủi ro cao do lệ
thuộc vào các yếu tố kỹ thuật. Hoạt động thương mại điện tử được thực hiện qua các
phương tiện điện tử có kết nối mạng internet, mạng viễn thơng di động hoặc các mạng
mở khác, do vậy, tiềm ẩn nhiều rủi ro như: Thơng tin có thể bị đánh cắp hoặc bị tiết
lộ phục vụ mục đích khác, an tồn hệ thống có thể bị ảnh hưởng do các nguyên nhân
khách quan như trục trặc kỹ thuật, hệ thống hoạt động khơng ổn định v.v... Như vậy,
có thể nói đây là đặc điểm quan trọng của thương mại điện tử so với thương mại

11


truyền thống. Việc xác định các yếu tố liên quan đến hợp đồng như xác định chất
lượng hàng hóa, cách thức thanh tốn, giao nhận hàng hóa sẽ rất khó khăn dễ dàng
dẫn đến tranh chấp trong quá trình thực hiện.
Thứ năm, về phương thức giải quyết tranh chấp: Cũng giống như tranh chấp
trong thương mại, các hình thức giải quyết tranh chấp bao gồm: thương lượng, hòa
giải, giải quyết tại Tòa án hoặc Trọng tài. Hiện nay, giải quyết tranh chấp về thương
mại điện tử bằng phương thức trực tuyến đang phát triển mạnh.
1.2.3. Các hình thức giao dịch thương mại điện tử

Hiện nay, trên thế giới có 9 hình thức giao dịch thương mại điện tử điển hình.
Dù có nhiều tranh cãi về sự phân chia này nhưng đây cũng là cách phân chia tương
đối nhất. Theo đó, đối tượng tham gia thì có các đối tượng chính bao gồm: chính phủ
(G - Goverment), doanh nghiệp (B - Business), khách hàng (C - Customer hay
Consumer), nhân viên (E - Employee) và công dân (C- Citizen). Kết hợp các chủ thể
này lại với nhau từng đôi một ta sẽ có sơ đồ mơ hình các hình thức giao dịch thương
mại điện tử sau:
B

E

C

B: Business (Doanh nghiệp)

C: Consumer (Khách hàng)

B

C

E: Employee (Nhân viên)

G

G

G: Government (Chính phủ)

C1


C1: Citizen (Cơng dân)

Hình 1.1. Sơ đồ các hình thức giao dịch thương mại điện tử
Dựa vào sơ đồ trên, các hình thức giao dịch thương mại điện tử được trình bày
với những nội dung sau:

12


Thứ nhất, doanh nghiệp với doanh nghiệp (B2B): Doanh nghiệp với doanh
nghiệp (B2B hoặc Doanh nghiệp với doanh nghiệp) mô tả các giao dịch thương mại
giữa các doanh nghiệp, chẳng hạn như giữa nhà sản xuất và nhà bán buôn hoặc giữa
nhà bán buôn và nhà bán lẻ. So sánh doanh nghiệp với người tiêu dùng (B2C) và
doanh nghiệp với chính phủ (B2G). Xây dựng thương hiệu B2B là một thuật ngữ
được sử dụng trong thế giới tiếp thị.
Tổng khối lượng giao dịch B2B cao hơn nhiều so với giao dịch B2C. Lý do
chính là trong một chuỗi cung ứng điển hình sẽ có nhiều giao dịch B2B liên quan đến
các thành phần phụ và chỉ có một giao dịch B2C, đặc biệt là bán thành phẩm đến
khách hàng cuối cùng. Ví dụ: một nhà sản xuất ơ tơ thực hiện một số giao dịch B2B
như mua lốp xe, kính chắn gió và ống cao su cho xe của mình. Giao dịch cuối cùng
là bán chiếc xe thành phẩm cho người tiêu dùng, một giao dịch đơn lẻ (B2C).
B2B cũng được sử dụng trong bối cảnh truyền thông và phối hợp làm việc.
Nhiều doanh nghiệp hiện tại sử dụng phương tiện truyền thông xã hội để kết nối với
người tiêu dùng (B2C), tuy nhiên, họ sử dụng các công cụ tương tự như trong kinh
doanh để nhân viên có thể kết nối với nhau. Khi truyền thông diễn ra giữa các nhân
viên, điều này có thể được gọi là “B2B” truyền thông.
Thứ hai, doanh nghiệp với khách hàng (B2C): doanh nghiệp với khách hàng hay
còn gọi là B2C (Business-to-Consumer) là hình thức thương mại điện tử giao dịch
giữa cơng ty và người tiêu dùng (khách hàng). Đây còn gọi là dịch vụ bán lẻ trực

tuyến của các công ty qua mạng Internet, thường được thực hiện qua thông qua các
chương trình Tiếp thị liên kết.
Thứ ba, doanh nghiệp với nhân viên (B2E): doanh nghiệp với nhân viên (viết
tắt là B2E) là một trong những hình thức thương mại điện tử sử dụng mạng máy tính
cho phép doanh nghiệp (cơng ty, tập đoàn, nhà máy) cung cấp sản phẩm và (hoặc)
dịch vụ tới nhân viên trong doanh nghiệp (công ty, tập đồn, nhà máy). Thơng thường,
các cơng ty sẽ dùng mạng B2E để tự động hóa q trình này.
Thứ tư, doanh nghiệp với chính phủ (B2G): thương mại điện tử giữa doanh
nghiệp với chính phủ (B2G) được định nghĩa chung là thương mại giữa cơng ty và
khối hành chính cơng. Nó bao hàm việc sử dụng Internet cho mua bán công, thủ tục
cấp phép và các hoạt động khác liên quan tới chính phủ. Hình thái này của thương
mại điện tử có hai đặc tính: thứ nhất, khu vực hành chính cơng có vai trị dẫn đầu
trong việc; thiết lập thương mại điện tử, thứ hai, người ta cho rằng khu vực này có
nhu cầu lớn nhất trong việc biến các hệ thống mua bán trở nên hiệu quả hơn.

13


Các chính sách mua bán trên web tăng cường tính minh bạch của quá trình mua
hàng (và giảm rủi ro của việc không đúng quy cách). Tuy nhiên, tới nay, kích cỡ của
thị trường thương mại điện tử B2G như là một thành tố của tổng thương mại điện tử
thì không đáng kể, khi mà hệ thống mua bán của chính phủ cịn chưa phát triển.
Thứ năm, chính phủ với doanh nghiệp (G2B): chính phủ với doanh nghiệp (viết
tắt G2B) là hình thức tương tác trực tuyến khơng mang tính thương mại giữa chính
phủ (địa phương và trung ương) và thành phần doanh nghiệp thương mại. 9 Đây là
một trong ba yếu tố chính trong Chính phủ điện tử. Một số hình thức giao dịch điển
hình đó là: cung cấp các thơng tin về luật, quy chế, chính sách và các dịch vụ hành
chính cơng trực tuyến cho doanh nghiệp chủ yếu thơng qua Internet.
Thứ sáu, chính phủ với chính phủ (G2G): chính phủ với chính phủ (viết tắt G2G)
là hình thức giao dịch trực tuyến khơng mang tính thương mại giữa các tổ chức chính

phủ, phịng ban và chính quyền với các tổ chức chính phủ, phịng ban và chính quyền
khác với nhau. Hình thức này sử dụng nhiều ở nước Anh.
Thứ bảy, chính phủ với cơng dân (G2C): chính phủ với cơng dân (viết tắt G2C
của từ Government-to-citizen) là mối liên kết thơng tin giữa chính phủ và các cơng
dân hoặc cá nhân riêng lẻ. Mơ hình này thường xảy ra thông qua các Công nghệ
Thông tin Liên lạc (ITC) nhưng cũng bao gồm gửi thư trực tiếp và các chiến dịch
truyền thơng. G2C có thể xảy ra trong các mức độ như đảng phái, bang và địa phương.
G2C ngược với G2B, hay cịn gọi là mạng Chính phủ với Doanh nghiệp.
Thứ tám, khách hàng với khách hàng (C2C): khách hàng với khách hàng hay
còn gọi là C2C (viết tắt của Consumer-to-Consumer) là hình thức thương mại điện tử
giữa những người tiêu dùng với nhau. Loại hình thương mại điện tử này được phân
loại bởi sự tăng trưởng của thị trường điện tử và đấu giá trên mạng, đặc biệt với các
ngành theo trục dọc nơi các công ty hoặc doanh nghiệp có thể đấu thầu cho những
cái họ muốn từ các nhà cung cấp khác nhau. Đây là tiềm năng lớn nhất cho việc phát
triển các thị trường mới.
Thứ chín, khách hàng với doanh nghiệp (C2B): Consumer-to-business (C2B) là
một mơ hình kinh doanh trong đó người tiêu dùng (cá nhân) tạo ra giá trị và doanh
nghiệp tiêu thụ giá trị đó. Ví dụ: khi người tiêu dùng viết đánh giá hoặc khi người
tiêu dùng đưa ra ý tưởng hữu ích cho phát triển sản phẩm mới thì người tiêu dùng đó

PCWorld Việt Nam, Triển khai CPĐT tại Việt Nam và vai trị của nhà lãnh đạo thơng tin (CIO),
/>87p#cite_note-1, truy cập ngày 16/6/2023.
9

14


đang tạo ra giá trị cho doanh nghiệp nếu doanh nghiệp sử dụng thông tin đầu vào.
Các khái niệm ngoại trừ là tìm nguồn cung ứng đám đơng và đồng sáng tạo.
Mơ hình C2B, cịn được gọi là một phiên đấu giá ngược hoặc mơ hình thu thập

nhu cầu, cho phép người mua đặt tên hoặc yêu cầu giá của riêng họ, thường là ràng
buộc, cho một hàng hóa hoặc dịch vụ cụ thể. Trang web thu thập giá thầu nhu cầu sau
đó cung cấp giá thầu cho người bán tham gia.
Như vậy, tương ứng với mỗi loại hình giao dịch thương mại điện tử trên sẽ có
nảy sinh các loại tranh chấp về giao dịch thương mại điện tử tương ứng. Cụ thể là:
tranh chấp giao dịch thương mại điện tử giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp, tranh
chấp giữa doanh nghiệp với người tiêu dùng, tranh chấp giữa người tiêu dùng với
doanh nghiệp, tranh chấp giữa người tiêu dùng với người tiêu dùng, tranh chấp giữa
chính phủ với doanh nghiệp, tranh chấp giữa chính phủ với doanh nghiệp, tranh chấp
giữa chính phủ với chính phủ, tranh chấp giữa doanh nghiệp với chính phủ và tranh
chấp giữa doanh nghiệp với nhân viên.
Với các hình thức đặc thù riêng của giao dịch thương mại điện tử cần phải có
hệ thống pháp luật cụ thể và phù hợp. Hiện nay, ở những nước phát triển trên toàn
cầu như Anh, Pháp, Hoa Kỳ, .... giao dịch thương mại điện tử phát triển mạnh, theo
luật pháp của những nước sở tại về vấn đề quản lý điều tiết hoạt động và tranh chấp
giao dịch thương mại điện tử khá chặt và tiên tiến. Điển hình như Pháp có khá nhiều
bộ luật qui định về các giao dịch thương mại điện tử bao gồm: Bộ luật Dân sự, Bộ
luật Tiêu dùng, Bộ luật Báo chí và thông tin điện tử, Đạo luật số 2004-575 ngày 21
tháng 06 năm 2004 đề cập về niềm tin đối với thương mại điện tử v.v. ..
Bên cạnh các nước phát triển, những quy định của pháp luật Việt Nam điều
chỉnh hoạt động giao dịch thương mại điện tử được thể hiện qua các văn bản dưới
luật, cụ thể tại Điều 76 Nghị định số 52/2013/NĐ-CP quy định về giải quyết tranh
chấp trong thương mại điện tử, theo đó: thương nhân, tổ chức, cá nhân sở hữu website
thương mại điện tử bán hàng có trách nhiệm tiếp nhận và xử lý khiếu nại của khách
hàng liên quan đến hợp đồng được giao kết trên website thương mại điện tử của mình.
Tranh chấp giữa thương nhân, tổ chức, cá nhân bán hàng và cung cấp dịch vụ với
khách hàng trong quá trình thực hiện hợp đồng phải được giải quyết trên cơ sở các
điều khoản của hợp đồng công bố tại website vào thời điểm giao kết hợp đồng và quy
định của pháp luật có liên quan. Thương nhân, tổ chức, cá nhân bán hàng hóa và cung
ứng dịch vụ khơng được lợi dụng các ưu thế của mình trên mơi trường điện tử để đơn

phương giải quyết những vấn đề tranh chấp khi chưa có sự đồng ý của khách hàng.

15


×