Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (97.05 KB, 3 trang )
Các PPDH ĐH: PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
DỰA TRÊN VẤN ĐỀ
Phương pháp dạy học dựa trên vấn đề
Phương pháp này có thể được xem như một cách xây dựng tổng
thể một đề cương giảng dạy hoặc là một trong những cách được
người dạy áp dụng để xây dựng đề cương giảng dạy cho một
môn học. Phương pháp này xuất hiện vào năm 1970 tại trường
Đại học Hamilton-Canada, sau đó được phát triển nhanh chóng
tại Trường Đại học Maastricht-Hà Lan.
Phương pháp này ra đời và được áp dụng rộng rãi dựa trên
những lập luận sau:
- Sự phát triển như vũ bão của KHCN trong những thập
niên gần đây, trái ngược với nó là khả năng không thể dạy hết
cho người học mọi điều.
- Kiến thức của người học thì ngày càng hao mòn từ năm
này qua năm khác, cộng thêm là sự chêch lệch giữa kiến thức
thực tế và kiến thức thu được từ nhà trường.
- Việc giảng dạy còn quá nặng về lý thuyết, còn quá coi
trọng vai trò của người dạy, chưa sát thực và chưa đáp ứng được
yêu cầu của thực tế.
- Tính chất thụ động trong học tập của người học so với vai
trò truyền tải của người dạy còn cao khi mà số lượng người học
trong một lớp ngày càng tăng.
- Hoạt động nhận thức còn ở mức độ thấp so với yêu cầu
của thực tế (ví dụ như khả năng đọc và khai thác một cuốn sách
hoặc một công trình nghiên cứu).
- Sự nghèo nàn về phương thức đánh giá người học, việc
đánh giá còn quá nặng về kiểm tra khả năng học thuộc.
Chính vì những lý do trên mà phương pháp dạy học dựa trên
việc giải quyết vấn đề xuất phát từ tình huống thực tế của cuộc