Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Những con số không nên quá tin trong mùa thi đại học pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (96.71 KB, 3 trang )

Những con số không nên quá tin trong mùa
thi đại học
Kỳ thi tuyển sinh đại học đang đến gần và ngày một nóng lên
cùng với thời tiết của mùa hè tháng 6. Các sĩ tử chắc hẳn đang
rất hồi hộp chuẩn bị cho ngã rẽ quan trọng của cuộc đời mình
phải không? Nhưng cũng đừng vì thế mà để bị lung lay bởi
những thứ không đáng nhé. Đó có thể những con số rất bình
thường thôi nhưng lại làm teens lo lắng hơn đấy.
Điểm thi thử
Các đợt thi thử của các trung tâm luyện thi, kể cả ở trên mạng,
đã xuất hiện từ tầm tháng 3 và ngày càng nhiều, dày đặc hơn sau
khi kỳ thi tốt nghiệp kết thúc, vì đó là lúc các sĩ tử dồn sức cho
kỳ thi đại học.
Trên thực tế, theo nhận định của nhiều cựu học sinh, thì đề thi
thử không thể nào sát hoàn toàn với đề thi thật được. Đề thi thử
luôn mang dấu ấn chủ quan của người làm đề thi, đặc biệt ở
những môn khoa học xã hội như văn, sử. Trâm, cựu học sinh
THPT V.Đ, kể: Năm ngoái bạn ấy đăng ký thi thử ở trung tâm
X. Vào phòng thi, mở đề ra xem thì thấy các bạn xung quanh
bảo nhau: “Đấy, tớ biết ngay ông N. (giáo viên của trung tâm) sẽ
cho đề Hồ Chí Minh mà!” rồi cười hí hửng và làm bài. Mặc dù
như vậy cũng chẳng có gì sai, nhưng khó bao quát được toàn bộ
để có thể đánh giá chuẩn kiến thức của học sinh. Cô bạn còn cho
biết thêm: “Mình cũng đã đi thi thử một lần ở trung tâm mình
luyện thi từ đầu năm. Đề văn giống hệt đề thầy giảng trên lớp,
chỉ có chép thuộc lòng ra thôi, cũng chán!”.
Còn đề thi thử các môn khoa học tự nhiên như toán, lý, hóa,…
của các trường chuyên như Tổng hợp chẳng hạn, thì luôn khó
hơn đề thi thật khá nhiều. Hoàng, cựu học sinh THPT Thăng
Long là thí sinh thi thử tại trường chuyên Tổng hợp, cho biết:
“Mình thi thử ở đây là lần thứ hai rồi, cơ bản là muốn thử sức


nên chọn thi ở đây vì đề khó hơn những đề thi thật của các năm
trước mình tự làm thử ở nhà. Đề những năm trước mình làm
thường được 8, làm đề ở đây chỉ được 6 thôi. Xác định là thi cho
lên tinh thần nên cũng không quan trọng điểm số lắm!”
Có lẽ tốt hơn nên coi những lần thi thử là để quen với không khí
phòng thi và khả năng kiểm soát, phân phối thời gian mà thôi.
Đừng nên để điểm thi thử chi phối sự tự tin của bản thân, điều
đó sẽ ảnh hưởng khá lớn đến kết quả mà bạn đạt được khi bước
vào phòng thi thật đó, teen nhé.
Tỷ lệ “chọi”
Mặc dù từ năm ngoái 2010, Bộ GD ĐT yêu cầu thí sinh đóng lệ
phí thi ngay khi nộp hồ sơ nhằm làm giảm thí sinh “ảo” – mà
trên thực tế cũng giảm thật ấy chứ, nhưng teens thấy đấy, vẫn có
rất nhiều những bạn nộp 2, 3 bộ hồ sơ và thậm chí nhiều hơn
cho một khối thi phải không. Điều đó có nghĩa là số thí sinh
“ảo” vẫn có, và tỷ lệ “chọi” không phản ánh đúng số “đối thủ”
mà các sĩ tử phải đương đầu.
Bên cạnh đó, còn rất nhiều trường hợp học chính một khối
nhưng thi thêm một khối khác, với tư tưởng “thi chơi”, không
phải “tủ” thế nào chả trượt nên đăng ký hẳn những trường top
như Ngoại thương, Bách Khoa, Y,… cũng góp phần đẩy tỷ lệ
chọi lên căng hơn chút ít. Nhưng teen đừng để tâm đến nó nhé,
hãy để dành đầu óc cho những kiến thức và sự bản lĩnh, tự tin
mà các bạn chuẩn bị mang ra để “so tài”.
Các đáp án không chính thức
Trên thực tế, họ chủ yếu đánh vào tâm lý lo lắng, thấp thỏm
muốn biết mình thi tốt hay không của các sĩ tử mà kiếm lợi thôi.
Teen mình thử nghĩ mà xem, đề thi đại học phải có hẳn một hội
đồng ra đề làm việc trong nửa tháng cơ đấy, thế mà chỉ giải
trong thời gian ngắn hơn thời gian cần thiết (vì còn phải sao

chép, mang đến nơi thi để bán cho các bạn; hay để đưa lên
mạng,…) thì khó có thể chính xác hoàn toàn được, đó là còn
chưa kể những cái bẫy đâu đó trong đề bài mà người giải không
phải lúc nào cũng tỉnh táo để nhận ra. Ngoài ra còn những sai
sót do lỗi kỹ thuật như đánh máy chẳng hạn

×