BÀI THUYẾT TRÌNH NHĨM 2
RỬA TIỀN
Câu hỏi mở đầu:
Thế nào là tiền “sạch”?
-Tiền sạch là tiền do lao động chân chính và tích lũy mà có
Thế nào là tiền “bẩn”?
-Tiền bẩn là tiền kiếm ra từ những hoạt động phi pháp mà có (vd: bn lậu,
bn ma túy,…)
1. Khái niệm
a)Thế nào là rửa tiền?
-Rửa tiền là việc biến đổi thu nhập phi pháp thành tài sản mà các cơ quan
công quyền không thể truy ra nguồn gốc phi pháp ấy. Rửa tiền không phải
là một hiện tượng mới. Theo nhiều sử gia, thương nhân Trung Quốc đã
biết “rửa tiền” hơn ba ngàn năm trước để tránh thuế của triều đình. Tuy
nhiên, hoạt động này đã bùng nổ với toàn cầu hóa, gây nhiều hậu quả
nghiêm trọng về kinh tế và xã hội, đặc biệt ở các nước đang phát triển
hoặc chuyển tiếp.
b)Mục đích của việc rửa tiền?
-Trốn thuế
-Tránh sự chú ý của cơ quan kiểm tốn, phịng chóng tham nhũng
-Hợp thức hóa tài sản từ phạm pháp mà có
2.Thực trạng
a)Các công đoạn rửa tiền
Công đoạn 1: Địa điểm (Placement)
-Ở giai đoạn này các quỹ có nguồn gốc tội phạm được giới thiệu trong hệ
thống tài chính, hay nói cách khác là gửi tiền. Đây là thao tác đầu tiên của
hoạt động rửa tiền, nhằm chuyển đổi các khoản tiền do phạm tội mà có
sang các hình thức hợp pháp khác và đưa vào các chu trình kinh tế tài
chính.
Giai đoạn này được coi là khó khăn nhất đối với bọn tội phạm vì tiền và tài
sản có được là bất hợp pháp và đang được cơ quan điều tra theo dõi. Hơn
nữa, các cơ quan chức năng đặt ra các quy chế, quy định pháp luật để “bắt
thóp” bọn tội phạm rửa tiền, ví dụ như quy định lượng tiền mặt được đưa
qua biên giới, được phép thanh tốn, các quy định về khai báo ngân hàng.
Cơng đoan 2:Rửa tiền(layering)
Giai đoạn tiền bẩn được rửa sạch, quyền sở hữu và nguồn tiên bẩn được
ngụy trang.Đây là quá trình tích tụ và quay vịng các khoản tiền sau khi
chúng đã thâm nhập hệ thống tài chính, hay nói cách khác khoản tiền đã
chuyển dịch và sắp xếp. Trong công đoạn này, hàng nghìn thao tác nghiệp
vụ được thực hiện làm cho đồng tiền chuyển dịch khắp nơi, quay vòng
nhiều lần để xoá đi dấu vết tội phạm, cắt đứt một cách “giả tạo” mối liên hệ
giữa tài sản và tổ chức tội phạm.
Quốc gia nào có hệ thống Luật Doanh nghiệp càng thơng thống càng dễ
bị lợi dụng thơng qua việc thành lập công ty “ma”. Ở Việt Nam, tình trạng
các tổ chức, doanh nghiệp lợi dụng thành lập doanh nghiệp “ma” chủ yếu
để mua bán hóa đơn, cịn phục vụ cho mục đích rửa tiền cịn ít.
Các giao dịch tài chính tinh vi như tham gia vào thị trường tài chính thứ
cấp gắn liền với việc sử dụng công nghệ ngân hàng tiên tiến như internet
banking cũng gây khó khăn cho hoạt động điều tra.
Cơng đoạn 3: Hơi nhập(Integration)
Ở công đoạn này, bọn tội phạm sử dụng tiền, tài sản đã được tẩy rửa để
đầu tư một cách hợp pháp vào hoạt động sản xuất kinh doanh dưới các
hình thức như vốn đầu tư cho các doanh nghiệp, các khoản vay cá nhân,
cổ phiếu, tín phiếu, bất động sản...
Việc đầu tư vào các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh sẽ làm gia tăng giá
trị đồng tiền phạm tội, trộn lẫn đồng tiền hợp pháp và bất hợp pháp, đây
cũng là cơng đoạn khó khăn để có thể xác định hành vi cấu thành tội phạm .
b)Các hình thức rửa tiền phổ biến ở Việt Nam
-Chia tiền ra để sử dụng và mở nhiều tài khoản ngấn hàng: đây là cách
thông dụng và đơn giản nhất. Cách này không chỉ để tránh tai mắt người
xung quanh mà thường được sử dụng ở các quốc gia mà luật pháp yêu
cầu phải báo cáo cách giao dịch tiền mặt vượt 1 ngưỡng nào đó (VD: ở VN
giao dịch hơn 300 triệu phải có báo cáo). Vì vậy, phải cần thật nhiều tài
khoản ngân hàng và mỗi tài khoản giữ 1 ít tiền để sử dụng dần. Tuy vậy
chỉ có thể áp dụng với một lượng tiền “Bẩn” ít
-Kinh doanh và đầu tư ảo: lập con ty “ma” và báo lãi to vì giấy tờ sổ sách
hiện nay bị làm giả, ghi khống rất nhiều, rất khó để Nhà nước có thể kiểm
tra và quản lí cho tất cả những cty mọc lên. Ngồi ra cịn kinh doanh bất
động sản, biến việc mua bán đất thành lí do hợp pháp hóa tiền bẩn
-Gửi tiền cho người khác giữ: Mua thật nhiều tài sản có giá trị như nhà
cửa, đất đai, xe hơi,… rồi để những người than hay người tin tưởng đứng
tên hộ.
-Đánh bạc: lời lỗ trong sịng bài sẽ khơng có giấy tờ kê khai rõ ràng
-Hối lộ cán bộ, nhân viên quan chức: để thực hiên những giao dịch tiền
mặt lớn nhưng sẽ không bị báo cáo theo quy định pháp luật hoặc là sẽ
giúp đỡ tội phạm lập các tài khoản ngân hàng với tên giả, chứng từ giả để
chuyển tiền qua ngân hàng
c)Hậu quả với nên kinh tế
-Gián đoạn sự ổn định của kinh tế
Không những phá vỡ sự ổn định mà rửa tiền cũng để lại những mối
nguy nghiêm trọng cho toàn bộ nền kinh tế. Rửa tiền gây ảnh hưởng
đến từng cá thể trong nền kinh tế, đặc biệt là ở các nước mới nổi.
Thậm chí, nó cịn có thể tàn phá kinh tế của một đất nước bằng việc
hợp thức hóa tài sản có nguồn gốc từ các hoạt động phi pháp.
-Thị trường tài chính – tiền tệ gặp nhiều bất ổn
Rửa tiền tạo ra sự lưu chuyển của các nguồn tiền tệ trong thế giới
ngầm, sinh ra sự đột biến trong nhu cầu tiền tệ và sự không ổn định
trong lãi suất cũng như tỷ suất hối đoái. Việc điều hành kinh tế vĩ mơ
sẽ càng trở nên khó khăn và phức tạp hơn.
-Kìm hãm tốc độ tăng trưởng kinh tế trong khu vực
Rửa tiền tạo ra những tác động tiêu cực tới xu hướng đầu tư. Tiền có
nguồn gốc không rõ ràng sẽ được đầu tư vào các tài sản mang tính
chất che đậy thay vì các khoản đầu tư phát triển kinh tế. Các giao dịch
ngầm này có thể làm suy giảm hiệu quả kinh tế của các giao dịch hợp
pháp trên thị trường.
-Hệ thống tài chính bị “giật dây”
Hệ thống tài chính có thể bị thao túng và nắm thóp bởi một nhóm tội
phạm. Rửa tiền khiến ngân hàng mất uy tín, làm giảm chất lượng dịch
vụ,… từ đó gây mất cân bằng cơ cấu nguồn vốn của hệ thống các
ngân hàng nói chung.
Biện pháp phòng chống rửa tiền
-Thứ nhất, việc cho phép các tổ chức tín dụng nhận tiền gửi bằng USD
cũng như việc sử dụng tràn lan USD tại Việt Nam đã làm gia tăng q trình
đơ la hóa. Đơ la hóa sẽ làm tăng nạn rửa tiền qua ngoại tệ. Bởi vậy, cần có
các giải pháp nhằm hạn chế tình trạng đơ la hóa trên thị trường tiền tệ Việt
Nam.
- Thứ hai, tăng cường phối hợp giữa các cơ quan nhà nước có liên quan
trong lĩnh vực phịng chống rửa tiền như: Ngân hàng Nhà nước, Bộ Cơng
an, Bộ Tài chính, Bộ Công Thương, Bộ Tư pháp, Bộ Xây dựng… trong
việc hướng dẫn, kiểm tra chấp hành các biện pháp phòng chống rửa tiền
của các tổ chức thuộc thầm quyền quản lý.
-Thứ ba, cần ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại theo chuẩn mực và
thông lệ quốc tế. Đây là giải pháp hữu hiệu nhất nhằm nâng cao năng lực
phòng, chống rửa tiền của các ngân hàng thương mại.
-Thứ tư, các tổ chức tín dụng cần xây dựng cơ chế sàng lọc các giao dịch
tiền mặt lớn và giao dịch tiền mặt nhiều lần liên tục có chú ý và xây d ựng
báo cáo tự động có thể báo cáo kịp thời trong nội bộ và cho cơ quan quản
lý. Các ngân hàng thương mại phải báo cáo với Cục Phòng chống rửa tiền
những giao dịch đáng ngờ và giao dịch bằng tiền mặt hoặc bằng ngoại tệ,
vàng.
-Thứ năm, cần xử lý nghiêm và tăng chế tài, tiền phạt đối với các cơ quan
tài chính khơng tn thủ quy định, báo cáo giao dịch đáng ngờ, thiết lập
hình phạt nặng với cán bộ và nhân viên vi phạm.
-Thứ sáu, ngăn chặn rửa tiền trong lĩnh vực chứng khoán bằng cách u
cầu các cơng ty chứng khốn phải có nghĩa vụ báo cáo giao dịch đáng ngờ
cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền bằng văn bản; phải tuyệt đối tuân
thủ quy tắc không tiết lộ cho khách hàng về việc báo cáo giao dịch nhằm
tránh khả năng giúp người rửa tiền có thể có cách trốn tránh hoặc gây
hoang mang cho các khách hàng khơng có mục đích rửa tiền; cần phải có
hệ thống lưu trữ hồ sơ chứng khoán theo quy định của pháp luật.
-Thứ bảy, cần tăng cường kiểm tra các nhà hàng, sòng bạc, sàn nhảy, khu
du lịch và đặc biệt là các công ty mới thành lập để tránh việc bỏ sót cơng ty
“ma”…
Như vậy, phòng chống rửa tiền trong bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay
là rất cần thiết và cấp bách, đòi hỏi các cơ quan của Chính phủ, các cấp
các ngành phối hợp chặt chẽ với nhau để ngăn chặn và xử lý kịp thời các
vụ việc có liên quan đến rửa tiền và tài trợ khủng bố.