Tải bản đầy đủ (.docx) (30 trang)

Tiểu luận cao học môn xây dựng đảng thực trạng và biện pháp tăng cường công tác dân vận của đảng hiện nay tại tỉnh cao bằng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (168.11 KB, 30 trang )

TIỂU LUẬN
Đề tài: 35 - Thực trạng và biện pháp tăng cường công tác dân

vận của Đảng hiện nay tại tỉnh Cao Bằng

1


A. MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Thực tiễn cho thấy rằng, trong quá trình dựng nước và giữ nước vấn đề dân
vận đóng một vai trị rất quan trọng. Công tác dân vận không chỉ là vận động nhân
dân thực hiện các đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà
nước, mà cịn phải tìm mọi các cách giải thích cho dân hiểu, dân tin việc làm đó
là lợi ích cho họ và nhiệm vụ của họ, họ phải hăng hái làm. Tuyên truyền, giáo
dục, vận động, thuyết phục mọi người dân thực hiện đúng chủ trương, đường lối
của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Một đất nước muốn phát triển tồn
diện thì mọi động lực phải xuất phát từ nhân dân. Do đó cơng tác dân vận có hiệu
quả thì động lực ấy mới phát huy mạnh mẽ.
Hiện tại, công tác dân vận tại tỉnh Cao Bằng đang rất được các cấp Đảng
Ủy quan tâm, nghiên cứu và chú trọng phát triển. Là một tỉnh thuộc miền núi phía
bắc với nên kinh tết- văn hóa vẫn đang trên đà phát triển, nhu cầu và chất lượng
sống của người dân đang ngày càng nâng cao, muốn đạt được nhiều thành tựu hơn
nữa đòi hỏi lãnh đạo tỉnh phải dẩy mạnh công tác dân vận. Điều này không chỉ
nâng cao được vị thế và vai trò lãnh đạo của Đảng mà còn thu thập được nhiếu ý
kiến, nguyện vọng của nhân dân từ đó rút ra kinh nghiệm trong công tác lãnh đạo.
Chủ tịch Hồ Chí Minh từng viết “Dân vận là vận động tất cả lực lượng của mỗi
một người dân khơng để sót một người dân nào, góp phần thành lực lượng tồn
dân, để thực hiện những công việc nên làm, những công việc khơng nên làm,
những cơng việc Chính phủ và Đồn thể đã giao cho”, “Dân vận kém thì việc gì
cũng kém. Dân vận khéo thì việc gì cũng thành cơng”, hay câu nói khác của Bác


“Khó trăm lần khơng dân cũng chịu, khó vạn lần dân liệu cũng xong”.
1


2. Tình hình nghiên cứu
Là một trong những chính sách quan trọng góp phần cho sự lãnh đạo của
Đảng và sự phát triển của nhà nước, công tác dân vận đang được rất nhiều người
trong tỉnh quan tâm. Tuy nhiên vẫn chưa có cơng trình nghiên cứu nào đề cập đến
một cách cụ thể và hoàn thiện nhất những giải pháp tăng cường công tác dân vận
tại địa bàn tỉnh. Những nghiên cứu chỉ mang tính tìm hiểu chung, đại ý hoặc trê
hình thức bài viết, bài báo cáo.
3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Mục tiêu
Trên cơ sở lý luận và thực tiễn sẽ có cái nhìn tổng quan nhất về thực trạng
và tình hình cơng tác dân vận. Đưa ra những giải pháp tăng cường và nâng cao
cơng tác dân vận.
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
-Tìm hiểu các khái niệm liên quan đến đề tài như: khái niệm dân, khái
niệm dân vận,…
-Khảo sát, đánh giá thực tiễn tình hình thực hiện cơng tác dân vận tại địa
phương trong tình hình hiện nay.
-Đề xuất một số phương hướng và giải pháp góp phần nâng cao cơng tác
dân vận của địa phương.
4. Đối tượng nghiên cứu
Tình hình thực hiện cơng tác dân vận và biện pháp nâng cao công tác dân
vận.
2


5. Phương pháp nghiên cứu

Bài nghiên cứu sử dụng các phương pháp như:
-Tham khảo tài liệu
-Phương pháp khảo nghiệm thực tiễn
-Phương pháp lịch sử
-Phương pháp phân tích và tổng hợp, quy nạp diễn giải
6. Ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn
a, Ý nghĩa lý luận
- Khẳng định được chủ nghĩa Mác- Leenin và tư tưởng Hồ Chí Minh về
công tác dân vận là đúng đắn
-Củng cố và nâng cao sức mạnh của Đảng, khẳng định quyền lực và sự lãnh
đạo của Đảng trong mọi mặt của xã hội.
-Chứng tỏ được hiệu quả lý luận của Đảng về công tác dân vận từ đó dẫn
đến sự phát triển trong đời sống nhân dân.
b, Ý nghĩa thực tiễn
-Tăng cường sức mạnh quần chúng nhân dân, ngăn cản sự chống phá của
thế lực thù địch
-Nâng cao và cải thiện đời sống nhân dân. Nâng cao năng lực lãnh đạo của
Đảng Ủy các cấp
-Áp dụng cơ sở lý luận vào thực tiễn để nước ta tiến nhanh lên con đường
xã hội chủ nghĩa, dân giàu, nước mạnh, công bằng, dân chủ, văn minh.
3


B. NỘI DUNG
Chương I: Tính tất yếu của cơng tác dân vận.
1.1 Một số khái niệm cơ bản
a, Khái niệm dân
Dân là khái niệm rất cơ bản trong tư tưởng chính trị- xã hội phương Đơng,
được sử dụng trong các văn kiện chính thức của Đảng và nhà nước ta. Trong giao
tiếp, khái niệm dân cũng được dung rất phổ biến, tuy nhiên nội hàm của khái

niệm không thuần nhất, bao gồm nhiều nghĩa:
Dân dùng để chỉ dân cư, gồm toàn bộ những người đang ở trong cùng một
khu vực địa lý hoặc hành chính nào đó.
Dân chỉ những người cùng hồn cảnh, cùng nghề nghiệp,…tạo thành một
lớp người có những đặc điểm riêng biệt. Ví dụ: dân chài, dân cày, dân làm gỗ, dân
buôn bán,…
Dân chỉ những người lao động bình thường, đơng đảo khơng có chức quyền
và đối diện với những người cầm quyền cai trị ở các địa bàn, lãnh thổ, các nghề
nghiệp khác nhau trong lĩnh vực sản xuất vật chất và hoạt động tinh thần của một
xã hội nhất định.
Khái niệm dân nhất quán có thể gọi là nhân dân, quần chúng hay là quần
chúng nhân dân.

4


b, Khái niệm dân vận và công tác dân vận
Chủ tịch Hồ Chí Minh từng viết trong Tác phẩm “Dân vận” khái niệm
dân vận như sau: “Vận động tát cả lực lượng của mỗi người dân khơng để sót
một người dân nào; góp thành lực lượng tồn dân, để thực hành những cơng việc
nên làm, những cơng việc Chính phủ và Đồn thể đã giao cho.
Hồ Chí Minh đã nêu ra hai vấn đề.
Thứ nhất, đối tượng dân vận của Đảng là tất cả mọi người dân, không phân
biệt giai cấp, độ tuổi, thành phần, giới tính,...Người dân đang sống tại Việt Nam
hay nước ngoài đều là đối tượng dân vận của Đảng.
Thứ hai, cơng tác dân vận có mục tiêu quy tụ sức mạnh của toàn thể dân tộc,
bao gồm: nhân lực, vật lực, trí lực và tài lực. Giúp dân hiểu rõ việc cần làm, nên
làm và không được làm.
Như vậy ta có thể tóm gọn được, cơng tác dân vận của Đảng là toàn bộ
những hoạt động nhằm tuyên truyền, giáo dục, vận động, thuyết phục, hướng dẫn,

tập hợp và tổ chức người dân thực hiện tốt các chủ trương của Đảng, chính sách,
pháp luật của Nhà nước, phát huy vai trò, tiềm năng to lớn của nhân dân trong việc
xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, thực hiện thắng lợi mục tiêu lí tưởng của Đảng.
1.2 Chủ thể phụ trách công tác dân vận và đối tượng của công tác dân
vận
a, Vậy ai là chủ thể phục trách công tác dân vận?

5


Trước kia theo Bác, đó là tất cả cán bộ chính quyền, tất cả các cán bộ đồn
thể và tất cả các hội viên của các tổ chức nhân dân và những người này phải làm
gương, phải xung phong thi đua làm, để làm kiểu mẫu cho dân, giúp dân làm và
học theo.
Ngày nay cơng tác dân vận có nhiều sự thay đổi hơn so với trước kia.
Nếu trước kia dân vận nhiều khi là phải đến trực tiếp tại nhà để tuyên truyền, để
giải thích cho từng hộ dân hiểu thì nay cơng tác dân vận trở nên đơn giản mà
mang lại hiệu quả cao.
Thông qua sự phát triển của công cụ thông tin, truyền thông mạnh qua báo
đài, ti vi, truyền hình, phát thanh, mạng internet… thì thực sự việc truyền tải thơng
tin, chính sách, tun truyền, giáo dục của Đảng và nhà nước đến với nhân dân rất
nhanh chóng.
Nhưng khơng phải vì thế mà ta qn đi tính chất của cơng tác dân vận về sự
sâu sát, lắng nghe, bàn bạc, trao đổi cùng với người dân. Tùy theo mỗi đối
tượng, tầng lớp mà từ đó Đảng, nhà nước sẽ có những biện pháp, cách thức khác
nhau để phù hợp với nội dung truyền tải.
Tóm lại, chủ thể của cơng tác dân vận chính là Đảng. Đảng lãnh đạo hệ
thống chính trị
b, Đối tượng cơng tác dân vận
Đối tượng cơng tác dân vận của Đảng chính là nhân dân. Nhiệm vụ công tác

dân vận .Công tác dân vận ở thời kì nào cũng mang vai trị hết sức quan trọng với
sự phát triển của cả một dân tộc, một đất nước. Bởi công tác Dân vận kém thì việc
gì cũng kém cịn Dân vận khéo thì việc gì cũng thành cơng. Dân vận tốt thì giữa

6


Đảng nhà nước và nhân dân mới có sự gắn kết, bền chặt, đồng lịng cùng chí
hướng, đất nước mới giàu mạnh, phát triển.
Để công tác dân vận thành công thì người thực hiện cơng tác dân vận phải
ln chú trọng trong việc tuyên truyền, giáo dục, thuyết phục, động viên kịp thời,
ban dân vận phải biết lắng nghe, quan tâm chăm lo nâng cao đời sống vật chất, tinh
thần cho nhân dân.
Đồng thời mỗi người thực hiện nhiệm vụ công tác dân vận hay trong các
hoạt động ứng xử, tiếp xúc, đối thoại với nhân dân thì tất cả những người có chức
trách nhiệm vụ cần thể hiện sự cầu thị, lắng nghe, tôn trọng, hiểu biết, chia sẻ thì
dân vận sẽ ngày càng khéo, sự đồng thuận ủng hộ chính quyền sẽ ngày càng cao.

1.3 Vài trị của công tác dân vận
Xác định rõ công tác Dân vận có vai trị quan trọng việc tạo sự đồng thuận,
đồn kết, củng cố vững chắc lòng tin của nhân dân đối với sự lãnh đạo của Đảng,
phát huy sức mạnh tổng hợp của nhân dân trong thực hiện các chủ trương, chính
sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội
của tỉnh nên ngay từ những tháng đầu năm công tác Dân vận trên tồn nước ta đã
ln được đẩy mạnh.
a, Cơng tác dân vận phát huy hết vai trò của nhân dân trong cách mạng.
Cách mạng là của nhân dân, là sự nghiệp của nhân dân. Cách mạng muốn
thắng lợi thì buộc nhân dân phải đứng dậy đấu tranh.
Trong kháng chiến chống Pháp (1945-1954), sau khi thành lập Nước, đối
mặt với vơ vàn khó khăn, thử thách của “thù trong, giặc ngoài”, Đảng đã xác định

những vấn đề cơ bản về đường lối kháng chiến toàn dân, toàn diện, lâu dài, dựa
7


vào sức mình là chính, từ đó đề ra chủ trương phải huy động được sức mạnh của
toàn dân tộc, lãnh đạo toàn dân vừa kháng chiến ở miền Nam, vừa xây dựng thực
lực mọi mặt cho Nhà nước Dân chủ Cộng hòa.
Vận động nhân dân tham gia kháng chiến trên mọi mặt trận, vừa huy
động, vừa bồi dưỡng sức dân, Đảng thực hiện chính sách khuyến khích các thành
phần kinh tế sản xuất, kinh doanh, tiến hành giảm tô, giảm tức, giải quyết một
phần quan trọng yêu cầu ruộng đất cho nơng dân, nâng cao dân trí. Các hình thức
và biện pháp đại đoàn kết toàn dân tộc được mở rộng hơn với sự thành lập Hội
Liên hiệp quốc dân Việt Nam (Hội Liên - Việt) vào 29/5/1946, thu hút thêm các
đảng phái yêu nước và đồng bào yêu nước không đảng phái, không phân biệt giai
cấp, tôn giáo, sắc tộc, xu hướng chính trị.
Trong kháng chiến chống Mỹ, cứu mước (1954-1975): Sau khi Hiệp định
Giơnevơ được ký kết, miền Bắc hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân
dân, dân bước con đường quá độ lên chủ xã hội với nhiều nhiệm vụ nặng nề, đó
là củng cố chính quyền, khơi phục đất nước, ổn định kinh tế, xã hội, đời sống
nhân dân, an ninh trật tự, đoàn kết dân tộc... sau chiến tranh. Miền Nam tiếp tục
tiến hành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ trong điều kiện khó khăn, phải xây dựng
thế và lực cho cách mạng; chống các chiến lược chiến tranh của đế quốc Mỹ
và chính quyền Việt Nam Cộng hịa; tiến tới giải phóng miền Nam, thống nhất
đất nước.
Trong điều kiện đất nước tạm thời bị chia cắt hai miền, Đảng ta luôn quan
tâm củng cố, phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, xây dựng Mặt trận và
các đoàn thể nhân dân vững mạnh, thực sự là cầu nối giữa Đảng, Nhà nước với
Nhân dân. Ngày 10/9/1955, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam ra đời, tăng cường đoàn
kết mọi lực lượng dân tộc và dân chủ, động viên đồng bào, chiến sĩ nêu cao chủ


8


nghĩa anh hùng cách mạng đánh thắng chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ và hết
lòng đáp ứng các yêu cầu của cuộc đấu tranh yêu nước của đồng bào miền Nam.
Dưới sự chỉ đạo của Trung ương, đảng bộ và các cấp chính quyền, đồn thể
bằng nhiều cách thức, phương pháp vận động khác nhau đã đẩy mạnh tuyên truyền,
động viên, cổ vũ nhân dân thi đua sản xuất, nỗ lực chiến đấu, ngày đêm đem sức
người, sức của ủng hộ chiến sĩ nơi tiền tuyến; khơi dậy trong mỗi cán bộ, đảng
viên và nhân dân tinh thần dũng cảm, ý chí cách mạng, nhiệt huyết phấn đấu, hy
sinh vì Tổ quốc. Sức mạnh của cơng tác dân vận đã vận động toàn quân, toàn dân
quyết tâm chiến đấu, lao động, sản xuất, đồng thời, tăng cường công tác địch vận,
làm tan rã hàng ngũ ngụy quân, ngụy quyền, chống địch lập tề; động viên thanh
niên viết đơn xung phong ra chiến trường, hàng chục ngàn dân công đi tiền tuyến
vận tải lương thực, thực phẩm, vũ khí phục vụ các chiến dịch, cao điểm là thắng lợi
chiến dịch Điện Biên Phủ tạo nên sức mạnh, tiền đề vững chắc dễ kế thừa, phát
huy trong các giai đoạn cách mạng tiếp theo.
b, Công tác dân vận quyết định đến sự sống còn của Đảng
Từ thực tiễn cách mạng nước ta cho thấy rằng, ai nắm được dân thì người
đó sẽ thắng. Đảng muốn có được thắng lợi thì phải thu phục được nhân dân, tập
hợp được sức mạnh tổng lực của nhân dân.
c, Công tác dân vận quyết định đến lợi ích của nhân dân
Đem sức dân mà giải phóng nhân dân. Khơng ai có thể giải phóng được
nhân dân bằng chính họ. Nhưng nhân dân chỉ có thể đứng lên giải phóng mình, đấu
tranh bảo vệ lợi ích của chính mình khi họ được tuyên truyền giác ngộ, được tổ
chức lại. Công tác dân vận của Đảng đảm nhận trọng trách và nhiệm vụ đó. Lợi ích
của nhân dân chính là mục tiêu đường lối của Đảng. Nhưng mục tiêu, đường lối
9



của Đảng chỉ có thể trở thành thực tiễn trong đời sống của nhân dân khi Đảng huy
động được mọi nguồn lực trong nhân dân, được nhân dân đồng tình và tự giác
thực hiện. Nhân lực, tài lực, vật lực, trí lực ... của nhân dân được khơi dậy, được
nhân lên thành sức mạnh để hiện thực hóa lợi ích của nhân dân khi Đảng làm tốt
công tác dân vận. Nếu dân vận kém, Đảng xa dân, dân không hiểu Đảng, đường
lối, mục tiêu của Đảng chỉ ở trên giấy tờ, lợi ích của nhân dân chỉ ở trên ý tưởng.
Đảng Cộng sản Việt Nam là đảng cầm quyền. Năng lực cầm quyền của Đảng có
ảnh hưởng đến lợi ích của nhân dân. Lợi ích của nhân dân chỉ có thể đảm bảo khi
Đảng làm tốt công tác dân vận.
1.4 Nội dung của công tác dân vận
Một là, thường xuyên nâng cao nhận thức, xác định rõ vai trò, trách nhiệm
của các cấp ủy, lãnh đạo cơ quan, đơn vị, ban chấp hành các đoàn thể, của mỗi cán
bộ, đảng viên, cơng chức, viên chức, đồn viên, hội viên và người lao động đối
với công tác dân vận.
Hai là, đổi mới và nâng cao hiệu quả công tác dân vận. Xác định nội dung
và phương thức tiến hành công tác dân vận phù hợp với từng đối tượng cấp ủy và
tổ chức đảng, của cơ quan, của đoàn thể quần chúng trong Đảng bộ Khối các
cơ quan Trung ương.
Chú trọng làm tốt công tác dân vậntrong nội bộ cơ quan, đơn vị, góp phần
nâng cao chất lượng, hiệu quả cơng tác dân vận của ngành, thiết thực đóng góp vào
cơng tác dân vận trên phạm vi cả nước.
Ba là, nâng cao chất lượng công tác dân vận của cơ quan nhà nước. Tuyên
truyền, vận động cán bộ, công chức, viên chức thực hiện tốt trách nhiệm vận động
nhân dân.
10


Đổi mới lề lối làm việc, chú trọng thái độ đúng mực khi phục vụ nhân dân,
đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, cơng khai các quy định cụ thể về quy trình
thực hiện nhiệm vụ, theo phong cách: “trọng dân, gần dân, hiểu dân, học dân và có

trách nhiệm với dân”, “nghe dân nói, nói dân hiểu, làm dân tin”.
Bốn là, tổ chức thực hiện tốt dân chủ ở cơ sở trong hoạt động của cơ quan,
đơn vị. Xác định rõ trách nhiệm của tổ chức và cá nhân, trong đó, thủ trưởng cơ
quan, đơn vị có trách nhiệm xây dựng và tổ chức thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ
sở.
1.5 Khẩu hiệu của công tác dân vận
Khẩu hiệu trong công tác dân vận đến tận bây giờ vẫn được nhà nước ta áp
dụng theo những đúc kết từ chủ tịch Hồ Chí Minh đó là: óc nghĩ, mắt trơng, tai
nghe, chân đi, miệng nói, tay làm. Đây là phương pháp dân vận rất hiệu quả và bắt
buộc những cán bộ dân vận phải nắm được và thực hiện đúng theo phương pháp
về:
– Óc nghĩ: Người làm cơng tác dân vận phải có trí tuệ, phải biết tìm tịi để
phân tích chính xác tình hình, cuộc sống của nhân dân và luôn tỉnh táo, biết suy
nghĩ biết vận động sáng tạo kết hợp giữa lý luận và thực tiễn để mang lại hiệu quả
dân vận.
– Mắt trông: Người thực hiện công tác dân vận điều quan trọng là phải biết
quan sát mọi sự việc để từ đó hiểu bản chất, xác định được đúng, sai, để có thể
tham mưu, đưa ra các giải pháp đúng đắn kịp thời xử lý, khắc phục tình trạng.
– Tai nghe: Người làm công tác dân vận phải nắm được các nguồn tin từ
nhân dân, tức là phải biết nghe dân nói, từ đó hiểu những tâm tư, nguyện vọng
chính đáng của dân.
11


– Chân đi: Người làm công tác dân vận phải dành thời gian đi khảo sát tình
hình thực tế, để lắng nghe ý kiến của dân và trực tiếp tháo gỡ những khó khăn nảy
sinh trong dân.
– Miệng nói: Người cán bộ dân vận phải có trách nhiệm tuyên truyền, động
viên nhân dân thực hiện các nhiệm vụ chính trị, kinh tế, pháp luật, văn hóa, xã hội
và an ninh quốc phòng theo đúng chủ trương của nhà nước.

– Tay làm: Người thực hiện công tác dân vận trước hết phải gương mẫu,
phải thiết thực, miệng nói thì tay làm để từ đó làm gương cho nhân dân học theo,
tránh kiểu chỉ nói hay mà khơng làm thì chỉ là nói xng, khơng có giá trị.

Chương II: Mục tiêu, quan điểm của Đảng về cơng tác dận vận thời kì
cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa

2.1 Mục tiêu công tác dận vận của Đảng
Trong thời kì cơng nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước, mục tiêu công tác dân
vận của Đảng cần đạt tới các mục tiêu sau:
- Củng cố và giữ vững niềm tin của nhân dân với Đảng.
- Tăng cường khối đại đoàn kết dân tộc và mối quan hệ mật thiết của Đảng
với nhân dân.
- Phát huy sức mạnh tổng hợp của nhân dân, nhằm giữ vững độc lập, thống
nhất của Tổ quốc, thực hiện thắng lợi sự nghiệp cơng nghiệp hóa hiện đại hóa, vì
mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.
2.2 Quan điểm công tác dân vận của Đảng
12


Một là, cách mạng là sự nghiệp của nhân dân, do dân, vì dân, nhân dân là
chủ, nhân dân làm chủ.
Cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước là sự nghiệp của nhân dân dưới sự
lãnh đạo của Đảng. Chỉ có lực lượng của nhân dân thì mới thực hiện được cơng
nghiệp hóa hiện đại hóa. Vì vậy hơn lúc nào hết, Đảng phải đổi mới và tăng cường
công tác dân vận trong thời kỳ đổi mới. Tôn trọng và phát huy quyền làm chủ của
nhân dân, tạo niềm tin và tôn trọng ý kiến của nhân dân. Thực hiện “dân biết, dân
làm, dân bàn, dân kiểm tra”.
Hai là, động lực thúc đẩy phong trào nhân dân là phát huy quyền làm chủ,
đáp ứng lợi ích thiết thực của nhân dân; kết hợp hài hịa các lợi ích; quyền lợi phải

đi đôi với nghĩa vụ công dân; chú trọng lợi ích trực tiếp của người dân; huy động
sức dân phải đi đơi với bồi dưỡng sức dân; những gì có lợi cho dân thì hết sức làm,
những gì có hại cho dân thì hết sức tránh.
Ba là, phương thức lãnh đạo công tác dân vận của Đảng phải gắn liền với
công tác xây dựng Đảng, Nhà nước trong sạch, vững mạnh. Mọi quan điểm, chủ
trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước phải phù hợp với lợi ích của
nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Mỗi cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức
phải gương mẫu để nhân dân tin tưởng và noi theo.
Dân là gốc. Lợi ích của nhân dân là điểm xuất phát của quan điểm, chủ
trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Các tổ chức Đảng, Nhà
nước phải đi sâu, đi sát trong nhân dân, gắn bó mật thiết với nhân dân, nắm được
nhu cầu, nguyện vọng của họ, kịp thời đưa ra chủ trương, biện pháp giải quyết
đúng đắn. Dân tin Đảng, Nhà nước khơng chỉ vì Đảng, Nhà nước có đường lối chủ
trương đúng, mà cịn vì Đảng, Nhà nước có đội ngũ cán bộ, đảng viên, cơng chức,
viên chức gương mẫu, liêm chính, chí cơng, vơ tư. Cơng tác dân vận của Đảng
13


phải đi liền với công tác xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên, viên chức, công chức
của Đảng, Nhà nước. Đội ngũ cán bộ đảng viên phải thật sự tin dân, trọng dân, gần
dân, hiểu dân, học dân, dựa vào dân, có trách nhiệm với dân. Giải quyết kịp
thời, có hiệu quả những bức xúc, những kiến nghị chính đáng của nhân dân và
khiếu nại, tố cáo của công dân.
Bốn là, công tác dân vận là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, của cán
bộ, đảng viên, cơng chức, viên chức, đoàn viên, hội viên các đoàn thể nhân dân,
cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang. Trong đó Đảng lãnh đạo, chính quyền tổ
chức thực hiện, Mặt trận, đồn thể làm tham mưu và nịng cốt.
Đối với Đảng: Dân vận là chức năng của Đảng, là nhiệm vụ quan trọng nhất
của Đảng trong mọi thời kỳ cách mạng. Đảng tồn tại và lãnh đạo được nhân dân
hay không phụ thuộc chủ yếu vào khả năng dân vận của Đảng.

Đối với Nhà nước: Bản chất của Nhà nước ta là Nhà nước của dân, do dân,
vì dân dưới sự lãnh đạo của Đảng. Để làm tròn chức năng của mình, Nhà nước
phải tiến hành cơng tác dân vận. Nhà nước cũng là công cụ, phương tiện được
Đảng sử dụng để tiến hành vận động nhân dân. Như vậy, Nhà nước không chỉ quản
lý xã hội bằng pháp luật mà cịn bằng cơng tác tổ chức, tun truyền vận động
nhân dân. Nhà nước thể chế hóa đường lối, chính sách của Đảng thành hệ thống
pháp luật. Luật pháp quy định rõ quyền và nghĩa vụ của công dân.
Đối với Mặt trận và các đoàn thể nhân dân: Mặt trận Tổ quốc Việt Nam giữ
vai trò to lớn trong việc củng cố và tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân, vận
động nhân dân xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Năm là, Nhà nước thể chế hóa cơ chế “ Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý,
nhân dân làm chủ ” thành quy chế, quy định để các tổ chức trong hệ thống chính
14


trị, cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức và cán bộ chiến sĩ lực lượng vũ trang
thực hiện công tác dân vận. Các hình thức tập hợp nhân dân phải phong phú, đa
dạng, khoa học, hiệu quả.
Tóm lại, năm quan điểm của Đảng về công tác dân vận trong thời kỳ mới có
quan hệ chặt chẽ, biện chứng với nhau, tác động qua lại và thống nhất với nhau.
Năm quan điểm trên là những vấn đề cơ bản vừa có tính lý luận, vừa có tính thực
tiễn và đã được kiểm định trong quá trình đổi mới đất nước. Công tác dân vận
của Đảng trong giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước cần phải quán
triệt và thực hiện nghiêm túc, đem lại hiệu quả thiết thực.
Chương III: Thực tế tình hình cơng tác dân vận của Đảng tại tỉnh Cao Bằng

3.1: Tình hình cơng tác dân vận của Đảng tại tỉnh Cao Bằng

a, Điều kiện địa lý
Cao Bằng là tỉnh miền núi nằm ở vùng Đông Bắc Việt Nam; phía Bắc giáp

khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây (Trung Quốc), với đường biên giới dài
333,125km; phía Tây giáp tỉnh Hà Giang, Tuyên Quang; phía Nam giáp tỉnh Bắc
Kạn và Lạng Sơn
Cao Bằng có khí hậu mang tính chất đặc thù của dạng khí hậu lục địa miền
núi cao (khí hậu Châu Á nhiệt đới) thể hiện 4 mùa trong năm, nhưng rõ rệt nhất là
vào mùa hè và mùa đông, biên độ nhiệt độ thay đổi lớn, lượng mưa ít và phân bố
khơng đồng đều.
Cao Bằng có diện tích tự nhiên 6.690,72 km2 , là cao ngun đá vơi xen lẫn
núi đất, có độ cao trung bình trên 200 m, vùng sát biên có độ cao từ 600 - 1.300 m
15


so với mặt nước biển. Núi non trùng điệp. Rừng núi chiếm hơn 90% diện tích tồn
tỉnh. Từ đó hình thành nên 3 vùng rõ rệt: Miền đơng có nhiều núi đá, miền tây núi
đất xen núi đá, miền tây nam phần lớn là núi đất có nhiều rừng rậm.
Đa số diện tích đất Cao Bằng được che phủ bởi rừng, vì thế khơng khí khá trong
sạch ở các vùng nông thôn, các khu dân cư và ở trung tâm thị xã. Tuy nhiên do sản
lượng quặng lớn, việc khai thác khoáng sản tràn lan và khai thác cát đã làm cho các
dịng sơng ở đây bị ơ nhiễm thu hẹp dòng chảy, hệ sinh thái bị ảnh hưởng. khá
nghiêm trọng. Đặc biệt ở các khu vực chợ và khu đơng dân cư, nước sơng có hiện
tượng bốc mùi hơi thối. Các phương tiện giao thông trong tỉnh chủ yếu là xe máy,
phương tiện ít làm cho mức tiêu thụ nhiên liệu không cao, Cao Bằng không bị ô
nhiểm bởi các khí thải nhà kính và nhiều khí độc khác nên so với nhiều địa phương
khác của Việt Nam, Cao Bằng vẫn là một trong những tỉnh có khí hậu trong lành
và ít ơ nhiễm hơnVị trí địa lí thuận lợi trong việc giao lưu với các tỉnh, thành phố
lân cận, trao đổi hàng hóa với các cảng biển, giao lưu với các tỉnh phía Nam giáp
biên giới của Trung Quốc. Tuy nhiên do vị trí địa lý cịn nhiều khó khăn như địa
hình hiểm trở, đường giao thơng chỉ yếu là đường bộ còn kém phát triển nên việc
phát triển kinh tế vẫn còn nhiều trở ngại.
b, Kinh tế

Tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh Cao Bằng (GRDP) 6 tháng đầu năm 2020
ước tính tăng 4,52% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, khu vực nơng, lâm
nghiệp và thủy sản tăng 2,32%; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 7,51%; khu
vực dịch vụ tăng 4,45%; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm tăng 2,3%. Trong bối
cảnh dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp ảnh hưởng tiêu cực tới mọi lĩnh vực
kinh tế - xã hội, nền kinh tế của tỉnh duy trì tăng trưởng, khơng rơi vào tình trạng
tăng trưởng âm là thắng lợi của các cấp, các ngành, cộng đồng doanh nghiệp và
người dân.
16


Về cơ cấu nền kinh tế, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm tỷ trọng
21,93%; khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 18,93% (riêng công nghiệp
chiếm 8,58%); khu vực dịch vụ chiếm 55,32% và thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản
phẩm chiếm 3,82%. Sản xuất lâm nghiệp chủ yếu là duy trì tốt cơng tác chăm sóc,
khoanh ni rừng. Tổng diện tích rừng trồng mới tập trung ước đạt 776,78 ha, tăng
0,33% so với cùng kỳ năm trước. Diện tích rừng trồng được chăm sóc 3.628,722
ha, tăng 1,66% so với cùng kỳ năm trước. Số cây lâm nghiệp trồng phân tán trồng
được 317,76 nghìn cây, bao gồm các loại như lát, sa mộc, xoan, bạch đàn, keo, mỡ,
nghiến... Ươm giống cây lâm nghiệp được 1.640 nghìn cây, giảm 14,89%. Khai
thác gỗ được 11.733,77 m3, giảm 5,37%; Sản lượng củi khai thác được 355.727
Ste, tăng 0,8% so với cùng kỳ.
Tổng diện tích ni trồng thủy sản khơng sử dụng lồng, bè, bể bồn là 346,7 ha tăng
3,22% so với cùng kỳ năm 2019; Tổng sản lượng thủy sản ước thu được 253,31
tấn, tăng 9,79% so với cùng kỳ năm trước.
c, Văn hóa- xã hội
Cao Bằng được tạo hóa ban tặng cho những tuyệt tác thiên nhiên làm say
đắm lòng người như động Ngườm Ngao, thác Bản Giốc, hồ Thang Hen,... mỗi năm
đều đón rất nhiều lượt khách đến tham quan khơng chỉ có khách trong nước mà
cịn có cả khách du lịch nước ngồi. Cao Bằng cịn có sự phong phú, đa dạng về

các tập tục văn hóa truyền thống.
Bên cạnh đó các hoạt động văn hóa như các lễ hội cũng thu hút được rất
nhiều du khách đên tham gia. Tuy nhiên cơ sở vật chất vẫn còn hạn chế, ảnh hưởng
đến điều kiện để phát triển của các ngành du lịch dịch vụ, yêu cầu các sở, ban,
ngành cần phải có cách chính sách đầu tư và phát triển.
3.2 Những khó khăn trong việc tuyên truyền và thực hiện công tác dân vận.
17


a,Khó khăn về kinh tế
Những năm gần đây kinh tế của tỉnh đã có sự khởi sắc ở nhiều mặt, tuy
nhiên tỉnh vẫn cịn gặp rất nhiều khó khăn trong việc phát triển kinh tế. Do điều
kiện địa lí, địa hình đồi núi nên nên kinh tế chủ yếu là nông nghiệp và lâm nghiệp.
Người dân lấy sản xuất nông nghiệp cịn mang tính tự cung tự cấp. Nơng nghiệp
xuất khẩu vẫn chưa phát triển. Những năm gần đây có một số mơ hình trồng cây
dược liệu được thành lập nhưng sản phẩm vẫn chưa thật sự nổi trội trên thị trường.
Trình độ phát triển kinh tế của tỉnh vẫn chưa đồng đều do đó cơng tác đổi
mới về mọi mặt của Đảng trên địa luôn được đẩy mạnh. Do kinh tế hạn hẹp và điều
kiện khó khăn nên cơng tác đổi mới vẫn cịn nhiều bất cập. Những chính sách đổi
mới đưa ra nhưng nhiều địa phương vẫn chưa đáp ứng và chưa thể bắt kịp nhịp độ
từ đó dẫn đến khơng có hiệu quả trong cơng tác vận động mà cịn ra những khó
khăn khác cho người dân. Việc đổi mới khơng có hiệu quả khiến người dân rất khó
có điều kiện để tiếp tục thực hiện chính sách đổi mới.
Từ thực tế này cho thấy rằng những khó khăn về kinh tế cũng là một trong
những nguyên nhân dẫn đến khó khăn trong việc tuyên truyền người dân. Tuy
nhiên Đảng bộ tại địa bàn tỉnh luôn cố gắng đưa ra những chính sách phù hợp nhất
và nâng cao công tác dân vận để đạt hiệu quả tốt hơn.
b, Khó khăn về văn hóa- xã hội
Là một tình miền núi đông dân tộc thiểu số, công tác dân vận của tỉnh Cao
Bằng cũng có những đặc thù nhất định. Với sự hòa trộn của nhiều dân tộc thiểu số

nếp sống văn hóa của các dân tộc tại tỉnh cũng rất đa dạng. Mỗi dân tộc lại có một
phong tục, tập quán riêng, một nét văn hóa riêng. Các dân tộc trên địa bàn tỉnh
chung sống hòa thuận với nhau từ nhiều đời nay. Từ khi Đảng và Nhà nước có các

18


chính sách quan tâm hỗ trợ đến các dân tộc thiểu số tại địa bàn tỉnh, đời sống của
nhân dân được nâng cao rõ rệt.
Tuy nhiên đời sống nhiều luồng văn hóa cũng dẫn đến nhiều tư tưởng, quan
niệm thậm chí là những hủ tục cổ hủ cản trở cơng tác dân vận của địa
phương. Điển hình là trong cuộc vận động người dân thực hiện kế hoạch hóa gia
đình, không kết hôn cận huyết, không tảo hôn, mỗi gia đình chỉ sinh hai con cán
bộ tuyên truyền vẫn gặp rất nhiều trở ngại. Nhiều hộ gia đình dân tộc thiểu số
vẫn cịn tình trạng kết hơn cận huyết, sinh nhiều con trong khi tình hình kinh tế
vẫn chưa ổn định dẫn đến nhiều hệ lụy. Nhà đông con, thiếu thốn lương thực,
khơng có điều kiện cho con đi học, con cái dễ lâm vào con đường phạm tội. Một số
hộ dân có tư tưởng bảo thủ vậy nên cán bộ làm công tác dân vận phải hết sức nỗ
lực để tuyên truyền tư tư tưởng.
3.3 Kế hoạch công tác dân vận của Đảng bộ Cao Bằng
Qua 10 năm triển khai thực hiện Quyết định số 290-QĐ/TW, cấp ủy, chính
quyền các cấp tỉnh Cao Bằng đã tổ chức được 299 cuộc đối thoại với nhân dân.
Các đơn vị chức năng đã tiếp 11.680 lượt công dân tại trụ sở; tiếp nhận 6.860 đơn
thư, khiếu nại tố cáo và giải quyết trên 87% đơn thư. Tỉnh ủy Cao Bằng đã thành
lập 11 đồn kiểm tra cơng tác dân vận tại 37 đơn vị, địa phương. Ban Dân vận Tỉnh
ủy thành lập 30 đồn cơng tác trực tiếp kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện công
tác dân vận tại 74 đơn vị. Qua kiểm tra, các huyện, thành ủy, đảng ủy trực thuộc
Tỉnh ủy đã xây dựng quy chế công tác dân vận trong hệ thống chính trị của địa
phương, đơn vị và hằng năm có chỉnh sửa bổ sung, hồn thiện quy chế...
Tỉnh Cao Bằng kiến nghị, đề xuất với Trung ương tiếp tục quan tâm, lãnh đạo, chỉ

đạo triển khai Quy chế công tác dân vận của hệ thống chính trị gắn với thực hiện
Nghị quyết số 25–NQ/TW, ngày 3/6/2013 của Ban Chấp hành Trung ương khóa
XI về tăng cường và đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với cơng tác dân vận trong
tình hình mới; lãnh đạo, chỉ đạo tiếp tục thực hiện Quyết định số 290-QĐ/TW,
ngày 25/02/2010 của Bộ Chính trị trong giai đoạn mới để nâng cao hiệu quả công
tác dân vận, phát huy quyền làm chủ của nhân dân, tăng cường khối đại đoàn kết
dân tộc.

19



×