Tải bản đầy đủ (.docx) (40 trang)

NGHIÊN CỨU BIẾN CHỨNG SAU ĐỘT QUỴ THIẾU MÁU NÃO CỤC BỘ CỦA CÁC BỆNH NHÂN ĐIỀU TRỊ NỘI TRÚ TẠI KHOA HỒI SỨC CẤP CỨU BỆNH VIỆN ĐA KHOA HUYỆN PHÚ BÌNH TỪ THÁNG 1 NĂM 2023 ĐẾN THÁNG 9 NĂM 2023

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (366.89 KB, 40 trang )

SỞ Y TẾ TỈNH THÁI NGUYÊN
BỆNH VIỆN ĐA KHOA HUYỆN PHÚ BÌNH

LÊ DƯƠNG MƯỜI
HỨA THỊ KHÁNH LINH

“NGHIÊN CỨU
BIẾN CHỨNG SAU ĐỘT QUỴ THIẾU MÁU NÃO CỤC BỘ
CỦA CÁC BỆNH NHÂN ĐIỀU TRỊ NỘI TRÚ
TẠI KHOA HỒI SỨC CẤP CỨU
BỆNH VIỆN ĐA KHOA HUYỆN PHÚ BÌNH
TỪ THÁNG 1 NĂM 2023 ĐẾN THÁNG 9 NĂM 2023”

Đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở chuyên ngành Y
Mã số: CS/YT/23/52

Thái Nguyên- 2023


SỞ Y TẾ TỈNH THÁI NGUYÊN
BỆNH VIỆN ĐA KHOA HUYỆN PHÚ BÌNH

LÊ DƯƠNG MƯỜI
HỨA THỊ KHÁNH LINH

“NGHIÊN CỨU
BIẾN CHỨNG SAU ĐỘT QUỴ THIẾU MÁU NÃO CỤC BỘ
CỦA CÁC BỆNH NHÂN ĐIỀU TRỊ NỘI TRÚ
TẠI KHOA HỒI SỨC CẤP CỨU
BỆNH VIỆN ĐA KHOA HUYỆN PHÚ BÌNH
TỪ THÁNG 1 NĂM 2023 ĐẾN THÁNG 9 NĂM 2023”



Đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở chuyên ngành Y
Mã số: CS/YT/23/52

Thái Nguyên- 2023


MỤC LỤC
ĐĂT VẤN ĐỀ.......................................................................................................1
Chương 1: TỔNG QUAN.....................................................................................2
1.1. Triệu chứng và Dấu hiệu.............................................................................2
1.1.1. Các động mạch não.....................................................................................2
1.1.2.
Các yếu tố nguy cơ...............................................................................4
1.2. Các triệu chứng và dấu hiệu của đột quỵ....................................................5
1.3. Đánh giá đột quỵ.........................................................................................6
1.4. Điều trị đột quỵ...........................................................................................8
Chương II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.......................10
2.1. Thiết kế nghiên cứu......................................................................................10
Cắt ngang mô tả, tiến cứu....................................................................................10
2.2. Đối tượng nghiên cứu...................................................................................10
2.2.1.Tiêu chuẩn chọn bệnh.................................................................................10
2.2.2.Tiêu chuẩn loại trừ.....................................................................................10
2.3. Phân tích số liệu...........................................................................................10
Chương III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU..............................................................12
3.1. Đặc điểm nhóm BN đột quỵ thiếu máu não cục bộ......................................12
3.2 Các yếu tố nguy cơ........................................................................................13
3.3. Tần suất biến chứng sau đột quỵ vào thời điểm 3 tháng..............................14
3.4 Liên quan giữa các biến chứng sau đột quỵ với các yếu tố nguy cơ tại thời
điểm 3 tháng sau đột quỵ.....................................................................................15

3.4.1. Liên quan giữa biến chứng sa sút trí tuệ sau đột quỵ với các yếu tố nguy
cơ......................................................................................................................... 15
3.4.1.1 . Liên quan giữa biến chứng SSTT và nhóm tuổi.....................................15
3.4.1.2. Liên quan giữa biến chứng SSTT theo giới............................................15
3.4.1.3 Liên quan giữa biến chứng SSTT với trình độ học vấn...........................16
3.4.1.4 Liên quan giữa biến chứng SSTT và THA...............................................16
3.4.1.5. Liên quan giữa biến chứng SSTT và đái tháo đường.............................17
3.4.1.6. Liên quan giữa biến chứng SSTT và RLLP máu.....................................17
3.4.1.7. Liên quan giữ biến chứng SSTT và hút thuốc lá.....................................17
3.4.1.8. Liên quan giữa biến chứng SSTT và xơ vữa động mạch........................18


3.4.2. Liên quan giữa biến chứng trầm cảm và sau đột quỵ với các yếu tố nguy
cơ......................................................................................................................... 18
3.4.2.1. Liên quan giữa biến chứng trầm cảm và nhóm tuổi...............................18
3.4.2.2. Liên Liên quan giữa biến chứng trầm cảm và giới.................................19
3.4.2.3. Liên quan giữa biến chứng trầm cảm và THA.......................................19
3.4.2.4. Liên quan giữa biến chứng trầm cảm và ĐTĐ.......................................20
3.4.2.5. Liên quan giữ biến chứng trầm cảm và RLLP máu................................20
3.4.2.6. Liên quan giữa biến chứng trầm cảm và uống rượu nhiều....................21
3.4.2.7. Liên quan giữa biến chứng trầm cảm và hút thuốc lá............................21
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN..................................................................................22
4.1 Các yếu tố nguy cơ........................................................................................22
4.1.1. Tăng huyết áp............................................................................................22
4.1.2. Đái tháo đường.........................................................................................22
4.1.3. Lipid máu (RLLP)......................................................................................22
4.1.4. Hút thuốc...................................................................................................22
4.2. Liên quan giữa biến chứng SSTT sau đột quỵ với các yếu tố nguy cơ.......23
4.2.1. Liên quan giữa biến chứng SSTT và nhóm tuổi........................................23
4.2.2. Liên Liên quan giữa biến chứng SSTT và giới.........................................23

4.2.3. Liên quan giữa biến chứng SSTT và THA................................................24
4.2.4. Liên quan giữa biến chứng SSTT và ĐTĐ.................................................24
4.2.5. Liên quan giữ biến chứng SSTT và RLLP máu..........................................24
4.3. Liên quan giữa biến chứng trầm cảm sau đột quỵ với các yếu tố nguy cơ..24
4.3.1. Liên quan giữa biến chứng trầm cảm và nhóm tuổi..................................24
4.3.2. Liên Liên quan giữa biến chứng trầm cảm và giới....................................24
4.3.3. Liên quan giữa biến chứng trầm cảm và THA..........................................25
4.3.4. Liên quan giữa biến chứng trầm cảm và ĐTĐ..........................................25
4.3.5. Liên quan giữ biến chứng trầm cảm và RLLP máu...................................25
4.3.6. Liên quan giữa biến chứng trầm cảm và uống rượu nhiều.......................25
4.3.7. Liên quan giữa biến chứng trầm cảm và hút thuốc lá...............................25
KẾT LUẬN......................................................................................................... 26
KHUYẾN NGHỊ.................................................................................................27
TÀI LIỆU KHAM KHẢO..................................................................................28


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Ý nghĩa

BN

Bệnh nhân

SSTT

Sa sút trí tuệ

THA


Tăng huyết áp

ĐTĐ

Đái tháo đường

TIA

Cơn thiếu máu não cục bộ thoáng qua

CLSN

Cắt lớp sọ não

MRI

Cộng hưởng từ

RLLP
UBND

Rối loạn li pít
Ủy ban nhân dân


DANH MỤC CÁC HÌNH

DANH MỤC CÁC BẢNG



ĐĂT VẤN ĐỀ
Bệnh nhân (BN) sau đột quỵ ngày càng được quan tâm ở các nước trên
thế giới bởi có rất nhiều biến chứng ảnh hưởng chất lượng cuộc sống như
trầm cảm, sa sút trí tuệ (SSTT) và đặc biệt là BN cịn tiếp tục tử vong. Theo
một số cơng trình nghiên cứu cho thấy, biến chứng sau đột quỵ gia tăng hơn
nữa do liên quan với những yếu tố nguy cơ như tăng huyết áp (THA), đái tháo
đường (ĐTĐ), hút thuốc lá … và dịch tễ học như tuổi thọ ngày một tăng cao
thì sa sút trí tuệ cũng ngày càng nhiều.
Đã có nhiều cơng trình nghiên cứu trong và ngoài nước về đột quỵ
thiếu máu não chung cho mọi lứa tuổi về các phương diện như yếu tố nguy
cơ, tiên lượng, tử vong … Nhưng rất ít cơng trình nghiên cứu về lĩnh vực này.
Ở nước ngồi thì có cơng trình của Freddi Segal-Gidan và cộng sự về sự suy
giảm tâm thần và thể chất; cơng trình của Helena C. Chui và cộng sự nghiên
cứu suy giảm nhận thức từ nhẹ đến nặng của bệnh nhân đột quỵ thiếu máu
não nhưng cũng chỉ nghiên cứu một vài biến chứng. Tuy nhiên cũng đã có
cơng trình nghiên cứu tồn diện hơn đó là cơng trình của Langhorne P và
cộng sự đã nghiên cứu hàng loạt các biến chứng sau đột quỵ ở các thời điểm
1 tháng, 3 tháng, 6 tháng, 1 năm…
Ở nước ta có vài cơng trình nghiên cứu về biến chứng sau đột quỵ nhưng
chỉ nghiên cứu vài biến chứng. Chính vì những lý do trên chúng tôi tiến hành
đề tài: “Nghiên cứu biến chứng sau đột quỵ thiếu máu não cục bộ của các
bệnh nhân điều trị nội trú tại Khoa Hồi sức cấp cứu - Bệnh viện Đa khoa
huyện Phú Bình từ tháng 1 năm 2023 đến tháng 9 năm 2023” với mục
tiêu sau:
1. Khảo sát biến chứng sau đột quỵ
2. Mối liên quan giữa một số biến chứng với các yếu tố nguy cơ cũng
như tổn thương mạch máu trong não.

1



Chương 1: TỔNG QUAN
1.1. Triệu chứng và Dấu hiệu
Đột quỵ là một nhóm bệnh khơng đồng nhất liên quan đến sự gián đoạn
đột ngột và cục bộ của dòng máu não gây ra tổn thương thần kinh. Đột quỵ
có thể là:
Thiếu máu cục bộ (80%), điển hình là do huyết khối hoặc cục máu
đông gây tắc mạch.
Chảy máu (20%), do vỡ mạch (ví dụ, chảy máu dưới nhện, chảy máu
trong não sọ).
Các triệu chứng đột quỵ thống qua (điển hình là kéo dài < 1 giờ) mà
khơng có bằng chứng nhồi máu não cấp (dựa trên MRI xung khuếch tán)
được gọi là cơn thiếu máu não cục bộ thoáng qua (TIA).
Ở Mỹ, đột quỵ là nguyên nhân thường gặp thứ 5 gây tử vong và là
nguyên nhân phổ biến nhất của tình trạng khuyết tật thần kinh ở người lớn.

MƠ HÌNH 3D
Hình 1.1 Mạch máu não
Đột quỵ liên quan đến các động mạch của não, hoặc vịng tuần hồn
trước (các nhánh của động mạch cảnh trong) hoặc vịng tuần hồn sau (các
nhánh của động mạch nền và động mạch đốt sống).
1.1.1. Các động mạch não
Động mạch não trước cấp máu cho các phần trong của thùy trán và
thùy đỉnh và thể chai. Động mạch não giữa cấp máu cho phần lớn bề mặt
2


thùy trán, thùy đỉnh và thùy thái dương. Các nhánh của động mạch não
trước và não giữa (các động mạch bèo vân) cấp máu cho hạch nền và trụ

trước bao trong.
Các động mạch đốt sống và động mạch nền cấp máu cho thân não, tiểu
não, vỏ não phía sau và thùy thái dương giữa. Các động mạch não sau tách
ra từ động mạch nền để cấp máu cho thùy thái dương giữa (bao gồm hồi hải
mã) và thùy chẩm, đồi thị, và các thể vú và thể gối. Vòng tuần hồn trước và
vịng tuần hồn tiếp nối với nhau tại vịng đa giác Willis.

Hình 1.2. Các động mạch não
1.1.2. Các yếu tố nguy cơ
3


Dưới đây là các yếu tố có thể thay đổi được góp phần làm tăng nguy cơ
đột quỵ:


Tăng huyết áp



Hút thuốc lá



Rối loạn lipid máu



Bệnh tiểu đường




Kháng Insulin(1)



Béo bụng



Lạm dụng rượu



Thiếu hoạt động thể lực

 Chế độ ăn nguy cơ cao (ví dụ: giàu chất béo bão hịa, chất béo chuyển
dạng và năng lượng).


Căng thẳng tâm lý và xã hội (ví dụ, trầm cảm)



Bệnh tim (đặc biệt là những bệnh lý tạo thuận cho tắc mạch, như nhồi

máu cơ tim cấp, viêm nội tâm mạc nhiễm trùng, và rung nhĩ)


Tăng đơng (chỉ đột quỵ do huyết khối tắc mạch)




Phình mạch trong sọ (chỉ chảy máu dưới nhện)



Sử dụng một số chất nhất định (ví dụ, cocaine, amphetamines)



Viêm mạch

Các yếu tố nguy cơ không thể thay đổi được bao gồm:


Đột quỵ trước đó



Tuổi cao



Tiền sử gia đình có đột quỵ



Yếu tố di truyền.


4


1.2.

Các triệu chứng và dấu hiệu của đột quỵ

Các triệu chứng ban đầu của đột quỵ xuất hiện đột ngột. Các triệu
chứng phụ thuộc vào vị trí nhồi máu (xem hình Các khu vực của não theo
chức năng).
Triệu chứng bao gồm tê, yếu các chi và mặt đối bên; thất ngôn; lú lẫn;
rối loạn thị giác ở một hoặc cả hai mắt (ví dụ, mù một mắt thống qua);
chóng mặt hoặc mất thăng bằng phối hợp động tác; đau đầu.

Hình 1.3. Các vùng chức năng của não.
Thiếu sót thần kinh được sử dụng để xác định vị trí của đột quỵ (xem
bảng Các hội chứng đột quỵ chọn lọc). Đột quỵ vịng tuần hồn trước
thường gây ra các triệu chứng một bên. Đột quỵ vịng tuần hồn sau có thể
gây ra những thâm sót một bên hoặc hai bên và nhiều khả năng ảnh hưởng
đến ý thức, đặc biệt khi có liên quan đến động mạch nền.
Đơi khi có thể có rối loạn tồn thân hoặc thần kinh tự chủ (ví dụ, tăng
huyết áp, sốt).Các biểu hiện khác, ngồi các triệu chứng thần kinh, thường
gợi ý thể đột quỵ.
Ví dụ:


Đau đầu nặng, đột ngột gợi ý chảy máu dưới nhện.

5





Suy giảm ý thức hoặc hôn mê, thường kèm theo đau đầu, buồn nôn, và

nôn, gợi ý tăng áp lực nội sọ, có thể xảy ra 48 đến 72 giờ sau đột quỵ thiếu
máu não diện rộng và sớm hơn trong đột quỵ chảy máu não; có thể có thốt
vị não dẫn đến tử vong.
Các biến chứng
Các biến chứng của đột quỵ có thể bao gồm rối loạn giấc ngủ, lú lẫn,
trầm cảm, cơ trịn khơng tự chủ, xẹp phổi, viêm phổi, và rối loạn nuốt, có thể
dẫn đến sặc, mất nước, hoặc thiếu dinh dưỡng. Bất động có thể dẫn đến bệnh
lý huyết khối tắc mạch, suy kiệt, mất khối cơ, nhiễm trùng tiết niệu, loét tỳ
đè, và co cứng cơ.
Chức năng sinh hoạt hàng ngày (bao gồm cả khả năng đi bộ, nhìn, cảm
nhận, nhớ, suy nghĩ và nói) có thể suy giảm.
1.3.

Đánh giá đột quỵ

Đánh giá nhằm mục đích xác định những vấn đề sau:


Có hay khơng có đột quỵ



Đột quỵ thiếu máu não cục bộ hay chảu máu não




Có cần điều trị cấp cứu khơng



Những chiến lược tốt nhất để dự phòng đột quỵ tái phát là gì



Phục hồi chức năng có cần hay khơng và thực hiện như thế nào
Nghi ngờ đột quỵ khi có bất kỳ dấu hiệu sau đây:



Triệu chứng thần kinh đột ngột tương ứng với tổn thương não ở một
diện động mạch chi phối



Cơn đau đầu nhiều xuất hiện đột ngột



Hôn mê đột ngột, khơng giải thích được



Suy giảm ý thức đột ngột
Đo đường máu tại gường để loại trừ tình trạng hạ đường máu.


6


Nếu vẫn nghi ngờ đột quỵ, yêu cầu tiến hành ngay chẩn đốn hình ảnh
thần kinh để phân biệt đột quỵ thiếu máu não cục bộ và chảy máu não và để
phát hiện các dấu hiệu tăng áp lực nội sọ. CT nhạy với chảy máu trong sọ
nhưng có thể bình thường hoặc chỉ có những thay đổi kín đáo trong những
giờ đầu của đột quỵ thiếu máu não cục bộ vịng tuần hồn trước. CT cũng bỏ
lỡ một số trường hợp đột qụy vịng tuần hồn sau. MRI nhạy với chảy máu
trong sọ và có thể phát hiện các dấu hiệu đột quỵ thiếu máu não cục bộ bị
CT bỏ sót, nhưng CT thường có thể được thực hiện nhanh hơn. Nếu CT
khơng xác định chẩn đốn đột quỵ mà vẫn có nghi ngờ trên lâm sàng, MRI
xung khuếch tán thường có thể phát hiện đột quỵ thiếu máu não cục bộ.

Hình 1.4 Hình ảnh đột quỵ do thiếu máu não cục bộ
Nếu suy giảm ý thức và các dấu hiệu thần kinh khu trú khơng có hoặc khơng
rõ ràng, cần thực hiện các thăm dò sâu hơn để tìm các nguyên nhân khác.

7


Sau khi đột quỵ được xác định là thiếu máu não cục bộ hay chảy máu
não, các xét nghiệm được thực hiện để xác định nguyên nhân. Bệnh nhân
cũng được đánh giá về những tình trạng cấp tính chung (như nhiễm trùng,
mất nước, giảm oxy máu, tăng đường máu, tăng huyết áp). Bệnh nhân được
hỏi bệnh đánh giá trầm cảm, thường xảy ra sau đột quỵ. Một đội chuyên về
nuốt khó sẽ đánh giá nuốt; đơi khi.
1.4.

Điều trị đột quỵ




Ổn định



Tái tưới máu cho một số trường hợp đột quỵ thiếu máu não cục bộ



Các biện pháp hỗ trợ và điều trị các biến chứng



Chiến lược dự phòng đột quỵ về sau
Cần ổn định tình trạng bệnh nhân trước khi tiến hành đánh giá tồn

diện. Bệnh nhân hơn mê hoặc trơ (ví dụ, Glasgow Coma Score ≤ 8) có thể
địi hỏi hỗ trợ đường thở. Nếu nghi ngờ tăng áp lực nội sọ, theo dõi áp lực
nội sọ và các biện pháp giảm phù não có thể cần thiết.
Các phương pháp điều trị cấp tính cụ thể khác nhau tùy thuộc vào thể
đột quỵ. Chúng có thể bao gồm tái tưới máu (ví dụ, chất hoạt hóa
plasminogen mơ tái tổ hợp, tiêu huyết khối, lấy huyết khối cơ học) cho một
số trường hợp đột quỵ thiếu máu não cục bộ.
Chăm sóc hỗ trợ, điều chỉnh các tình trạng bệnh đi kèm (ví dụ như sốt,
thiếu oxy máu, mất nước, tăng đường máu, đơi khi tăng huyết áp) và phịng
và điều trị các biến chứng là rất quan trọng trong giai đoạn cấp tính cũng
như giai đoạn hồi phục (Xem bảng Các chiến lược để ngăn ngừa và điều trị
các biến chứng đột quỵ); những biện pháp này cải thiện rõ ràng kết cục lâm

sàng. Trong quá trình hồi phục, các biện pháp phịng hít phải, huyết khối
tĩnh mạch sâu, nhiễm trùng đường tiết niệu, loét tỳ đè và suy dinh dưỡng có

8


thể cần thiết. Các bài tập thụ động, đặc biệt là chân tay bên liệt, và các bài
tập thở được bắt đầu sớm để phòng co cứng cơ, suy kiệt, và viêm phổi.
Sau đột quỵ, hầu hết bệnh nhân đều cần phục hồi chức năng (liệu pháp
nghề nghiệp và thể chất) để tối đa hóa sự hồi phục chức năng. Một số liệu
pháp bổ sung cần thiết (ví dụ, liệu pháp nói, hạn chế ni dưỡng thụ động).
Để phục hồi, phương pháp tiếp cận đa ngành là tốt nhất.
Trầm cảm sau đột quỵ có thể cần dùng thuốc chống trầm cảm; nhiều
bệnh nhân được hưởng lợi nhờ các biện pháp tư vấn.
Thay đổi các yếu tố nguy cơ thông qua thay đổi lối sống (ví dụ, ngừng
hút thuốc lá) và điều trị dùng thuốc (ví dụ, tăng huyết áp) có thể giúp trì
hỗn hoặc dự phịng đột quỵ tái phát. Các chiến lược dự phòng đột quỵ khác
được lựa chọn dựa trên các yếu tố nguy cơ của bệnh nhân. Đối với dự phịng
đột quỵ, các chiến lược có thể bao gồm các phẫu thuật hay thủ thuật can
thiệp (ví dụ, phẫu thuật bóc nội mạc động mạch cảnh, đặt stent động mạch),
liệu pháp chống tiểu cầu, và chống đông.

9


Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Thiết kế nghiên cứu
Cắt ngang mô tả, tiến cứu
2.2. Đối tượng nghiên cứu
Dân số mục tiêu: Tất cả các trường hợp đột quỵ thiếu máu não cấp tại

Bệnh viện Đa khoa Phú Bình.
Dân số nghiên cứu: Tất cả các trường hợp đột quỵ thiếu máu não cấp tại
khoa Hối sức cấp cứu - Bệnh viện Đa khoa Phú Bình Từ tháng 01/2023 đến
tháng 09/2023 thỏa mãn các tiêu chuẩn sau:
2.2.1.Tiêu chuẩn chọn bệnh
Bệnh nhân được chẩn đoán đột quỵ thiếu máu não cấp, khi thỏa mãn các
tiêu chuẩn chẩn đoán đột quỵ của Tổ chức Y tế Thế giới: Khởi phát đột ngột
với các biểu hiện lâm sàng của rối loạn chức năng thần kinh khu trú hoặc toàn
thể của não kéo dài hơn 24 giờ hoặc dẫn đến tử vong mà khơng có ngun
nhân rõ ràng nào ngồi tổn thương mạch máu não.
Nhập viện trong thời gian nghiên cứu, được chọn liên tiếp.
Nhập viện trong vòng 3 tháng sau đột quỵ.
Có hình ảnh chụp cắt lớp sọ não (CT Scan) hoặc hình ảnh cộng hưởng từ
(MRI) để chẩn đốn xác định.
2.2.2.Tiêu chuẩn loại trừ
Bệnh nhân bị huyết khối tĩnh mạch não.
Bệnh nhân bị xuất huyết não, xuất huyết khoang dưới nhện.
Bệnh nhân không được theo dõi đầy đủ trong khi nằm viện và sau khi
xuất viện.
2.3. Phân tích số liệu
Số liệu được lưu trữ và xử lý bằng phần mềm SPSS 26.
Bước 1: + Đầu tiên thống kê mô tả chung các biến số nghiên cứu.

10


Chia mẫu ra thành nhiều nhóm thiếu máu não cục bộ: Nhóm tuổi <46; 46
– 59; 60 – 80; > 80. Chúng tơi tìm những biến chứng sau đột quỵ tại thời điểm
3 tháng.
Bước 2: Tìm mối liên quan giữa yếu tố nguy cơ với các biến chứng

cũng như liên quan tổn thương mạch máu, dùng phép kiểm chi bình phương
để thực hiện các biến số định tính này.

11


Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Từ tháng 01 năm 2023 đến tháng 09 năm 2023, tại khoa Hồi sức cấp
cứu - Bệnh viện đa khoa huyện Phú Bình , chúng tôi thu thập được 54 bệnh
nhân trường hợp đột quỵ thiếu máu não cục bộ cấp thỏa tiêu chí chọn mẫu.
Sau khi phân tích số liệu chúng tơi đạt được kết quả như sau:
3.1. Đặc điểm nhóm BN đột quỵ thiếu máu não cục bộ
3.1. Các yếu tố dịch tễ
3.1.1. Tuổi
Bảng 3.1 Độ tuổi BN đột quỵ thiếu máu não cục bộ
Độ tuổi

Số lượng bệnh nhân

Tỷ lệ %

Từ 20 – 45 tuổi
Từ 46 – 60 tuổi
Từ 61 – 80 tuổi
Trên 80 tuổi
Tổng

6
9
23

16
54

11,11
16,67
42,59
29,63
100

Nhận xét: Trong mẫu nghiên cứu của chúng tôi có 54 bệnh nhân bị đột
quỵ thiếu máu não cục bộ. Tỷ lệ người mắc có độ tuổi 61 – 80 tuổi chiếm tỷ
lệ cao nhất 42,59%, tiếp đến là độ tuổi trên 80 tuổi chiếm 29,63%, độ tuổi từ
46 – 60 tuổi chiếm 16,67%, độ tuổi từ 20 – 45 tuổi chiếm tỷ lệ nhỏ nhất là
11,11%. Điều này phù hợp với yếu tố nguy cơ sinh bệnh của bệnh nhân theo
tuổi.
3.1.2.Giới
Bảng 3.2 Giới tính BN đột quỵ thiếu máu não cục bộ
Giới tính

Số lượng bệnh nhân

Tỷ lệ %

Nam

26

48,15

Nữ


28

51,85

12


Tổng

54

100

Nhận xét: Tỷ lệ mắc bệnh của bệnh nhân nam và nữ là tương tương
nhau, trong đó nữ chiếm 51,85% và Nam chiếm 48,15%.
3.1.3. Trình độ học vấn
Bảng 3.3 Trình độ học vấn BN đột quỵ thiếu máu não cục bộ
Trình độ học vấn

Số lượng bệnh nhân

Tỷ lệ %

Trung cấp trở lên

12

22,22


THCS,THPT

37

68,52

Mù chữ, tiểu học

5

9,26

54

100

Tổng

Nhận xét: Trình độ học vấn cũng quyết định rất nhiều đối với các bệnh
nhân mắc bệnh, cụ thể là trình độ học vấn THCS,THPT chiếm tỷ lệ cao
68,52%, tiếp đó là trình độ Trung cấp trở lên chiếm 22,22%, thấp nhất là trình
độ học vấn Mù chữ, tiểu học chiếm tỷ lệ 9,26%.
3.2 Các yếu tố nguy cơ
Bảng 3.4 Các yếu tố nguy cơ
Các yếu tố nguy cơ

Số lượng bệnh nhân

Tỷ lệ %


Tăng huyết áp

29

53,70

Đái tháo đường

17

31,48

Lipid máu (RLLP)

11

20,37

Hút thuốc

6

11,11

Xơ vữa động mạch

7

12,96


Nhận xét: Với tổng 54 bệnh nhân mắc bệnh đều có các yếu tố nguy cơ,
trong đó yếu tố nguy cơ “ Tăng huyết áp” là cao nhất chiếm tỷ lệ 53,7%, sau
đó là “ Đái tháo đường” chiếm tỷ lệ 31,48%. Tiếp theo là “Lipid máu

13


(RLLP)” chiếm tỷ lệ 20,37%, “ Xơ vữa động mạch” chiếm tỷ lệ 13,96% “ Hút
thuốc” có tỷ lệ thấp nhất chiếm tỷ lệ 11,11%.
3.3. Tần suất biến chứng sau đột quỵ vào thời điểm 3 tháng
Biến chứng sau đột quỵ tại thời điểm 3 tháng chiếm tỷ lệ cao đứng hàng
thứ nhì của biến chứng sau đột quỵ ở tuần đầu, theo tác giả Indredavik B và
cộng sự thì cho rằng biến chứng sau đột quỵ ở tuần đầu là cao nhất kể kế đến
là biến chứng sau đột quỵ tại thời điểm 3 tháng và 6 tháng. Nghiên cứu của
chúng tôi tại thời điểm 3 tháng:
Bảng 3.5 Tần suất biến chứng sau đột quỵ vào thời điểm 3 tháng
Biến chứng
Tử vong
Đột quỵ tái phát
Trầm cảm
Co giật
Sa sút trí tuệ
Nhiễm trùng đường tiểu
Viêm phổi
Loét tì đè
Tổng

Số lượng bệnh nhân
0
9

12
4
13
7
3
6
54

Tỷ lệ %
0
16,67
22,22
7,41
24,07
12,96
5,56
11,11
100

Nhận xét: Với tổng 54 bệnh nhân mắc bệnh được chúng tơi khảo sát
thì biến chứng sau đột quỵ vào thời điểm 3 tháng thì “ Bệnh nhân tử vong”
chiếm 0%, chiếm tỷ lệ cao nhất là biến chứng “Sa sút trí tuệ” chiếm 24,07%,
“Trầm cảm” chiếm 22,22%, Đột quỵ tái phát” chiếm tỷ lệ 16,67%, “Nhiễm
trùng đường tiết niệu” chiếm tỷ lệ 12,96% “Loét tì đè” chiếm tỷ lệ 11,11%,
“Co giật” chiếm tỷ lệ 7,41%, “ Viêm phổi” chiếm tỷ lệ thấp là 5,56%.

14




×