Tải bản đầy đủ (.docx) (26 trang)

Tiểu luận xã hội học nông thôn thực trạng chăm sóc sức khỏe của người cao tuổi tại xã tiến xuân hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (249.77 KB, 26 trang )

BÀI TẬP LỚN
MÔN: XÃ HỘI HỌC NÔNG THÔN

Thực trạng chăm sóc sức khỏe của người cao tuổi tại xã
Tiến Xuân hiện nay


MỤC LỤC

I. Lý do lựa chọn đề tài nghiên cứu.................................................................4
II. Khái quát hóa các khái niệm liên quan đến đề tài.....................................5
1. Khái niệm sức khỏe........................................................................................5
2. Khái niệm người cao tuổi..............................................................................7
3. Khái niệm chăm sóc sức khỏe.......................................................................9
III. Phân tích báo cáo “Thực trạng chăm sóc sức khỏe của người cao tuổi
tại xã Tiến Xuân huyện Thạch Thất thành phố Hà Nội”..............................10
1. Khái lược về địa bàn nghiên cứu................................................................10
2. Các đặc điểm của người cao tuổi................................................................11
3. Tình hình sức khỏe của người cao tuổi tại địa phương.............................13
Biểu đồ 3.1 Chăm sóc sức khỏe cho NCT là vô cùng cần thiết (%)..............14
Biểu đồ 3.2: Tình trạng sức khỏe theo đánh giá của NCT.............................15
Bảng 3.1: Tình trạng sức khỏe thể chất của NCT theo độ tuổi (%).............15
Bảng 3.2: Tình trạng sức khỏe tinh thần của NCT theo độ tuổi (%)...........16
Biểu đồ 3.3. Tỷ lệ mắc bệnh của NTC (%)......................................................18
Biểu đồ 3.4:Lựa chọn của NCT về cách chữa trị khi gặp các vấn đề...........20
Bảng 3.3 Cách lựa chọn khi gặp vấn đề về sức khỏe của NCT theo nhóm
tuổi (%)...............................................................................................................21
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................25


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT



NCT

: Người cao tuổi

CSSK

: Chăm sóc sức khỏe


I.

Lý do lựa chọn đề tài nghiên cứu
Sau hơn 30 năm đổi mới, nơng thơn Việt Nam đang có nhiều thay
đổi về kinh tế, xã hội. Cùng với quá trình phát triển kinh tế - xã hội, tuổi
thọ bình quân của người dân gia tăng, trong khi mức sinh giảm xuống
đã thúc đẩy già hóa dân số ở Việt Nam. Theo số liệu của Tổng cục Dân số
- Kế hoạch hóa gia đình (Bộ Y tế), Việt Nam chính thức bước vào giai
đoạn già hóa dân số từ năm 2011 và hiện có khoảng 10,1 triệu người cao
tuổi (NCT), chiếm 11% dân số; trong đó 65,7% NCT sống ở nơng thôn, là
nông dân và làm nông nghiệp, thu nhập thấp (Dẫn theo: Bộ Lao động
- Thương binh và Xã hội, 2019). Số lượng NCT Việt Nam nói chung và
NCT ở nơng thơn Việt Nam nói riêng hiện đang có xu hướng tăng nhanh,
họ phải đối mặt với nhiều khó khăn trong cuộc sống, đặc biệt là vấn đề
chăm sóc sức khỏe (CSSK). CSSK là một trong những quyền cơ bản của
con người. Phần lớn NCT nơng thơn khơng có lương hưu, sống phụ thuộc
hoặc vẫn phải tự mưu sinh kiếm sống. Trong khi đó, các hình thức tương
trợ giúp đỡ theo mơ hình truyền thống cho người già đang suy yếu, mơ
hình an sinh nhà nước chưa đảm bảo tốt trong việc hỗ trợ cho cuộc sống
của NCT, điều này đặt ra nhiều câu hỏi nghiên cứu liên quan đến thực

trạng sức khỏe thể chất, tinh thần và những cách thức chữa bệnh của NCT
ở nông thôn.
Tiến Xuân là một xã miền núi của huyện Thạch Thất thành phố Hà
Nội, nơi đây đời sống của người dân vẫn còn gặp nhiều khó khăn, đặc biệt
đối với những NCT khi khơng được tiếp cận với nhiều dịch vụ chăm sóc
sức khỏe tốt, kinh tế vẫn còn chưa đủ vẫn phải tiếp tục lao động để kiếm
thêm thu nhập, công việc chủ yếu là nông nghiệp và chân tay vất vả. Mặt
khác dưới sự tác động của nền kinh tế thị trường, tốc độ đơ thị hóa ngày
càng nhanh, người dân sống ở xã có xu hướng di dân vào trung tâm thành
phố để tìm kiếm việc làm đặc biệt là những thanh niên trẻ làm cho quy mơ
gia đình giảm dẫn tới sự hỗ trợ từ phía gia đình trong chăm sóc người cao


tuổi cũng rất hạn chế. Với đặc trưng là một xã miền núi với hơn 90% là
ngươi dân tộc Mường sinh sống, ngồi những cách thức chữa bệnh thơng
thường thì bà con nơi đây cịn có nhiều những cách chữa bệnh khác rất
thú vị.
Xuất phát từ những lý do nêu trên, tác giả lựa chọn đề tài nghiên
cứu “Thực trạng chăm sóc sức khỏe người cao tuổi tại xã Tiến Xn
hiện nay” để tìm hiểu thực trạng chăm sóc sức khỏe cũng như các loại
bệnh và cách chữa trị của người cao tuổi tại Tiến Xuân. Nghiên cứu chỉ sử
dụng kết quả từ cuộc khảo sát thực địa tại xã Tiến Xuân.
II.

Khái quát hóa các khái niệm liên quan đến đề tài

1. Khái niệm sức khỏe
Từ xưa đến nay người ta thường quan niệm rằng sức khỏe có nghĩa
là cơ thể khơng có bệnh tât và ngành Y tế là nghành chữa bệnh.
Theo quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh thì sức khỏe bao gồm

sự lãnh mạnh cả về thể xác lẫn tinh thần. Người định nghĩa “ngày nào
cũng tập thể dục thì khí huyết lưu thơng, tinh thần đầy đủ, như vậy là sức
khỏe”
Theo Tổ chức Y tế thế giới WHO đã đưa ra định nghĩa: “Sức khỏe
là một trạng thái sảng khoái đầy đủ về thể chất, tinh thần và các quan hệ
xã hội, nó khơng chỉ bó hẹp vào nghĩa là khơng có thương tật hay bệnh
tật xã hội”. Khái niệm này được dựng trên quan điểm dự phòng, sức khỏe
là yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt, lao động, học tập của
con người, ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất vật chất, tinh thần, sản xuất
nịi giống của xã hội. Khơng có sức khỏe thì khơng thể lao động có năng
suất cao, ngược lại sức khỏe khỏe phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Nó là khái
niệm tổng hợp, địi hỏi sự tham gia đóng góp của tồn xã hội và sự tham
gia của bản thân mỗi cá nhân, của mỗi cộng đồng nhất định. Mỗi cá nhận


phải có kiến thức, hiểu biết để hành động và ứng xử hợp lý, tạo ra sức
khỏe cho bản thân và gia đình.
Như vậy có thể hiểu một người hồn tồn khỏe mạnh phải là một
người có đầy đử sức khỏe về thể chất, tinh thần và các mối quan hệ xã hội
tốt đẹp. Cụ thể: Một người được xem là có sức khỏe thể chất khơng
những khơng có thương tật, bệnh tật mà các hoạt động về thể lực cũng
như tất cả các hoạt động sống đều ở trạng thái tốt nhất và phù hợp với
từng điều kiện hoàn cảnh, lứa tuổi...; sức khỏe tâm thần là một trạng thái
khơng chỉ khơng có rối loạn hay dị tật tâm thần mà cịn là một trạng thái
tâm thần hồn tồn thoải mái, bình an trong tầm hồn và biết chấp nhận
những căng thẳng trong cuộc sống cũng như cần phải có chất lượng ni
sống tốt, có được sự cân bằng và hòa hợp giữa cá nhân, những người xung
quan và mơi trường, để đạt được trạng thái hồn tồn thoải mái về mặt xã
hội tức là phải có thu nhập đủ sống, an sinh xã hội được đảm bảo, thiết lập
và duy trì các mối quan hệ tốt đẹp, thuận lợi với người thân trong gia

đình, bạn bè, đồng nghiệp, hàng xóm rộn hơn là cộng đồng xã hội... kết
hợp hài hịa giữa lợi ích cá nhân và lợi ích của người khác đồng thời được
cống hiến cho cộng đồng, xã hội và được mọi người thừa nhận.
Có được một cơ thể khỏe mạnh là mơ ước- mục tiêu- mục đích mà
mọi người hướng đến và cố gắng thực hiện mọi biện pháp để đạt đến cái
ngưỡng đó. Tất cả những yếu tố về sức khỏe thể chất và sức khỏe tinh
thần, quan hệ xã hội được kết hợp một cách hài hòa và đảm bảo sẽ làm
nên vẻ đẹp sáng ngời của một con người, như cha ông ta đã từng khẳng
đinh “Bàn tay ta làm nên tất cả, có sức người sỏi đá cũng thành cơm”.
Các yếu tố này có mối quan hệ hữu cơ với nhau, tác động qua lại, ảnh
hưởng mạnh mẽ đến nhau, nếu thiếu một trong các thành tố trên sẽ không
làm nên sức khỏe con người. Vì vậy, mỗi chúng ta cần có sự chăm lo phát
triển một cách hợp lý, hài hòa, cân đối giữa các yếu tố để đạt đến một
trạng thái sức khỏe tốt và có cuộc sống lý tưởng nhất.


Dựa vào định nghĩa trên thì sức khỏe được cho là bao gồm tình
trạng của cả tinh thần lẫn thể chất. Để hoàn thiện khái niệm về sức khỏe,
chúng ta cần nhìn nhận rõ ràng mối tương quan tinh thần và thể chất. Do
đó chúng ta có thể bổ sung cho đầy đủ hơn định nghĩa về sức khỏe như
sau: “Sức khỏe của một người là kết quả tổng hòa của tất cả các yếu tố
tạo nên tinh thần và thể chất của con người ấy”.
2. Khái niệm người cao tuổi
Có khá nhiều định nghĩa khác nhau về người cao tuổi. Một số
nghiên cứu về người cao tuổi sử dụng tuổi nghỉ hưu như một tiêu chí để
xác định người cao tuổi. Cách này có thuận lợi là tuổi nghỉ hưu đã được
quy định bởi các văn bản pháp quy ở mỗi nước và lác cái mốc đánh dấu
bước kết thúc của giai đoạn lao động tích cực trong cuộc đời của mỗi
người. Tuy nhiên, điểm bất lợi là đối với nhiều người, chẳng hạn như
những người tự sản xuất kinh doanh và lao động tự do thì tuổi nghỉ hưu

khơng có ý nghĩa cụ thể, họ có thể vẫn lao động, mức độ nghỉ ngơi có thể
tăng hoặc khơng, phụ thuộc vào điều kiện cụ thể của từng người mà ít liên
quan tới tuổi nghỉ hưu. Ngồi ra, ngay đối với những người làm cơng ăn
lương thì tuổi nghỉ hưu cũng không phù hợp với nhiều trường hợp bởi có
những người về nghỉ trước độ tuổi này hoặc có nhiều người còn làm việc
sau độ tuổi này. Ở Việt Nam, theo Luật lao động, nam giới nghỉ hưu ở
tuổi 60 trong khi nữ giới lại nghỉ trước đó 5 năm, ở tuổi 55.
Thứ hai, xem xét ở góc độ sinh học, NCT là các cá nhân mà sự lão
hóa của cơ thể đã bộc lộ ở các mức khác nhau, thể hiện cụ thể ở tuổi thọ
của họ. Một số quốc gia cơng nghiệp hóa có tuổi thọ trung bình cao như
Nhật Bản, Đức, Mỹ, Thụy Điển, Hàn Quốc,..., người cao tuổi được tính
bắt đầu từ tuổi 65. Ở một số nước công nghiệp kém phát triển hơn như
Trung Quốc, Thái Lan, Malaixia, Ấn Độ..., những người 60 tuổi được coi
là NCT. Tại Việt Nam, Pháp lệnh về NCT (2000) và Luật về người cao


tuổi Việt Nam được Quốc hội thông qua năm 2009 qui định “những
người từ 60 tuổi trở lên là người cao tuổi”
Thứ ba, từ góc độ kinh tế, tuổi già là thời điểm mà người lao động
ít cịn khả năng độc lập về kinh tế và do đó cần được hỗ trợ các dịch vụ xã
hội, có nghĩa là họ trở thành những người phụ thuộc về mặt xã hội. Từ
khía cạnh này, một hệ thống các dịch vụ hay cịn gọi là ngành chăm sóc
sức khỏe dịch vụ phúc lợi đối với NCT ra đời và ngày càng phát triển.
Tiêu chí này có thuận lời là đưa một cơ sở chung đối với người cao tuổi là
nhu cầu được chăm sóc. Tuy nhiên, tiêu chí này nhấn mạnh nhiều hơn đến
nhóm đối tượng có khả năng chi trả cho các dịch vụ chăm sóc. Trong khi
đó, nhóm người khơng có khả năng này và phải dựa vào các hình thức hỗ
trợ khác như từ người thân, gia đình hoặc cộng đồng, thậm chí tự chăm
sóc ở nước ta là khơng nhỏ.
Thứ tư, xem xét từ góc độ các quan hệ xã hội. Cách xác định này có

lợi thế là dựa vào một trong các đặc điểm khá rõ ràng của NCT là giảm
dần các hoạt động kinh tế, chính trị, xã hội nói chung và tăng dần sự phục
thuộc vào các thành viên xã hội khác để đáp ứng các nhu cầu cơ bản của
mình. Tuy nhiên, theo một số nhà nghiên cứu thì việc xem xét các mối
quan hệ xã hội vào giai đoạn sau của cuộc đời từ góc độ của sự lệ thuộc
về bản chất cũng là một hình thức phân biệt tuổi tác. Nói cách khác, cách
xác định này coi người cao tuổi ở mức độ nào đó như những người yếu
thế, bởi vì họ là những thành viên xã hội không đầy đủ, khác với những
người còn tham gia vào lao động sản xuất.
Các cách xác định NCT nêu trên cho thấy việc định nghĩa thế nào
là NCT không đơn giản. Mỗi cách xác định đều có những ưu thế và những
nhược điểm nhất định. Việc sử dụng bất cứ cách xác định nào cũng cần ý
thức một cách đầy đủ đến các nhược điểm hoặc hạn chế của nó để tránh
những hệ quả có thể của các biện pháp can thiệp được xác định dựa trên
định nghĩa này.


Để đơn giản và thống nhất trong nghiên cứu và phân tích số liệu
liên quan đến NCT, tối lấy khái niệm người cao tuổi được định nghĩa
chính thức trong Luật về người cao tuổi Việt Nam được Quốc hội thông
qua năm 2009: “NCT là cơng dân nước Cộng hịa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam từ 60 tuổi trở lên, là người từng trải, có kinh nghiệm và uy tín; là
nguồn lực nội sinh quý giá của dân tộc cần được tiếp tục phát huy; là
người mà thể chất, sức khỏe, tinh thần ngày càng giảm sút theo sự tăng
lên của tuổi tác” .Nhằm nêu bật được các vấn đề xã hội của từng nhóm
tuổi, nghiên cứu tiến hành phân tích các vấn đề của người cao tuổi theo
nhóm tuổi cụ thể, từ 60- 65 tuổi, 66- 71 tuổi và từ 72 tuổi trở lên.
Như vậy, trong phạm vi đề tài này, NCT được xác định dựa trên
tiêu chí tuổi. Cụ thể là tất cả những người từ 60 tuổi trở lên được coi là
NCT. Điều đó phù hợp với luật người cao tuổi và các chính sách hiện

hành đối với nhóm xã hội này. Cách xác định đó có điểm thuận lợi là dựa
trên số liệu về năm sinh, người nghiên cứu có thể nhanh chóng xác định
đối tượng cần điều tra. Tuy nhiên, nó cũng bao hàm một số hạn chế như
đã nêu của cách xác định thuần túy dựa vào tuổi thọ. Để khắc phục phần
nào bất cập này, ở những chỗ thích hợp, các đặc điểm khác biệt của các
nhóm NCT sẽ được lưu ý trong việc phân tích các số liệu điều tra.
3. Khái niệm chăm sóc sức khỏe
Việc chăm sóc, bảo vệ sức khỏe trước hết phải do chính bản thân
mỗi cá nhân thực hiện. Tục ngữ cũng đã dạy: “Tiền bạc là của con, địa vị
là tạm thời, vẻ vang là quá khứ, sức khỏe là chính mình.”
Có rất nhiều quan điểm khác nhau về chăm sóc sức khỏe. Tuy
nhiên có thể hiểu chăm sóc sức khỏe là những hoạt động nhằm nâng cao
sức khỏe của con người.
Khi nói đến chăm sóc sức khỏe NCT, cách hiểu thường là chăm sóc
sức khỏe cả về mặt thể chất lẫn tinh thần. Theo Từ điển bác khoa quốc gia
“Chăm sóc là hoạt động nhằm duy trì, điều chỉnh vào lúc cần thiết để


phục hồi khả năng hoạt động bình thường của cơ thể, tạo được trạng thái
thoải mái về thể chất, tinh thần cho mỗi người dân”.
Như vậy chăm sóc sức khỏe cho NCT là phịng, chống sự già hóa
q sớm, đề phòng và chữa trị các bệnh tuổi già bằng nhiều biện pháp
khác nhau qua đó nhằm cải thiên tình trạng sức khỏe (về cả thể xác lẫn
tinh thần), giảm thiểu các bệnh mãn tính, tàn phế và tử vong khi bước vào
tuổi già. Các nhu cầu chăm sóc của NCT gồm chăm sóc sức khỏe tinh
thần, tâm lý, phục hồi về thính lực và thị lực, chăm sóc vệ sinh răng
miệng, dinh dưỡng đầy đủ, hợp lý và an toàn, phục hồi chức năng. Nhu
cầu chăm sóc sức khỏe là những yêu cầu cấp thiết của NCT không chỉ
phụ thuộc và ý muốn chủ quan mà còn phụ thuộc khá nhiều vào chất
lượng, mức độ bệnh, khoảng cách và khả năng tiếp cận với các cơ sở

chăm sóc sức khỏe của từng người.
Trong phạm vi đề tài này, tôi hướng đến nghiên cứu tổng thể các
hoạt động tự rèn luyện và chăm sóc sức khỏe tinh thần và sức khỏe thể
chất của chính người cao tuồi.
III.

Phân tích báo cáo “Thực trạng chăm sóc sức khỏe của người cao
tuổi tại xã Tiến Xuân huyện Thạch Thất thành phố Hà Nội”

1. Khái lược về địa bàn nghiên cứu
- Xã Tiến Xuân là một xã miền núi chủ yếu sản xuất nông lâm nghiệp;
Tổng giá trị sản xuất năm 2020 là 474.302 triệu đồng đạt 129% kế hoạch năm,
tăng 14,2% so cùng kỳ năm 2019.
- Cơ cấu kinh tế: Nông, lâm nghiệp, thủy sản 35%, giảm 8% KH năm,
thành tiền 166.005 triệu đồng, tăng 16.370 triệu đồng so cùng kỳ năm 2019;
Tiểu thủ công nghiệp- xây dựng 26% tăng 5% KH năm, thành tiền là 123.318
triệu đồng, tăng 56.788 triệu đồng so cùng kỳ năm 2019; Thương Mại- Dịch vụ
39% tăng 3% KH năm, thành tiền 184.978 triệu đồng, tăng 68.555 triệu đồng so
cùng kỳ 2019.


- Thu nhập bình quân đầu người năm 2020 là 62 triệu đồng/người/năm
đạt 132% kế hoạch năm.
- Cả xã hiện nay có 945 người trong Hội người cao tuổi sinh hoạt ở 7 chi
hội và 18 tổ hội.
Người cao tuổi tại xã Tiến Xuân đã tham gia nhiều những hoạt động phát
huy vai trò của NCT. Theo báo cáo “Tổng kết công tác Hội và phong trào thi
đua nhiệm kỳ 2016- 2021” của hội người cao tuổi xã Tiến Xuân NCT đã tham
gia tích cực vào hầu hết tất cả các lĩnh vực:
+ Về lĩnh vực chính trị và cơng tác xã hội: Có 26 NCT tham gia cơng tác

Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, các đồn thể ở cơ sở và công tác xã hội
khác như: Thanh tra nhân dân, an ninh nhân dân, hòa giải cộng đồng... trên các
cương vị cơng tác nào NCT cũng hồn thành tốt nhiệm vụ được đảng, chính
quyền, nhân dân tín nhiệm và tin cậy.
+ Trên lĩnh vực kinh tế: Đến nay có 320 NCT tham gia lao động sản xuất,
có 0 NCT làm chủ doanh nghiệp, có 2 NCT làm chủ trang trại. Hàng năm có 10
NCT đạt sản xuất giỏi. Việc tham gia lao động sản xuất, kinh doanh đã góp phàn
giải quyết việc làm, cải thiện đời sống, đồng thời đóng góp tích cực vào sự
nghiệp phát triển kinh tế địa phương.
+Trên lĩnh vực văn hóa: Trong nhiệm kỳ qua NCT là lực lượng đơng đảo
và có uy tín trong cuộc vận đồng “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn
hóa, cây dựng làng văn hóa, khu dân cư văn hóa, gia đình văn hóa”. Thực hiện
nếp sống văn minh, cưới tiết kiệm, tang văn minh tiến bộ.
2. Các đặc điểm của người cao tuổi
2.1 Cơ cấu giới tính và độ tuổi
Như chúng ta đã biết, dân số cao tuổi hiện đang tăng nhanh cả về số
lượng tương đối và tuyệt đối, và tăng nhanh hơn các nhóm dân số khác.
Chỉ số già hóa tăng nhanh chóng. Bên cạnh đó, dân số cao tuổi Việt Nam
có xu hướng “già” ở nhóm già nhất, tức tỷ lệ NCT ở nhóm lớn tuổi nhất
(từ 80 trở lên) đã và đang tăng nhanh chóng. Người cao tuổi ở xã Tiến


Xuân cũng nằm trong xu thế chung của cả nước, tăng nhanh về số lượng.
Trong tổng cộng 241 mẫu nghiên cứu có sự phân chia tương đối giữa cụ
ơng và cụ bà phù hợp với cơ cấu giới tính của xã, cụ thể là cụ ông chiếm
28,6% và cụ bà chiếm 71,4%. Về tuổi tác, NCT có độ tuổi từ 60-65 chiếm
36,9% trong tổng số mẫu nghiên cứu và chiếm tỷ lệ cao nhất, đây được
xem là “nhóm trẻ” của lớp NCT. Nhóm từ 66-71 chiếm 26,6% và từ 72
tuổi trở lên chiếm 36.6%. Dù ở nhóm tuổi nào thì số lượng cụ bà ln cao
hơn cụ ơng hay nói cách khác là tuổi thọ của cụ bà cao hơn cụ ơng. Sở dĩ

có sự chênh lệch cao về tỷ lệ giới tính trong nhóm dân số cao tuổi ở xã là
do độ tuổi trung bình của phụ nữ cao hơn nam giới. Hơn nữa, phải trai
qua những năm tháng chiến tranh kéo dài, nhiều nam giới hy sinh ngoài
mặt trận. Trong số những người trở về, một số người bị thương, tật
nguyền, di chứng... đã ảnh hưởng không nhỏ đến các nhóm nam cao tuổi
trong xã. Độ chênh lệch tuổi thọ giữa nam và nữ liên quan đến cả lối sống
uống rượu nhiều, hút thuốc, ăn uống làm tăng huyết áp, nguy cơ bệnh tim
và rút ngắn tuổi thọ của con người.
2.2 Trình độ học vấn
Tỷ lệ NCT ở xã có trình độ học vấn cao là rất ít. Trong đó tỷ lệ mù
chữ/tiểu học chiếm tỷ lệ cao nhất gần ½ là 49,6%. Trình độ trung học cơ
sở là 37,8% và từ trung học phổ thông trở lên là 12,5%. Với kết quả thu
được về trình độ học vấn của NCT ở trên ta cũng dễ hiểu được lớp NCT
càng cao sẽ tương ứng với hoàn cảnh lịch sử của đất nước và trong số đó
có nhiều người khơng có cơ hội để học tập. Theo số liệu ở trên thì đa số
NCT có trình độ là tiểu học và trung học cơ sở. Sở dĩ mức độ học vấn của
NCT không được cao là do điều kiện, hồn cảnh gia đình của các cụ khó
khăn, khơng đủ điều kiện để cho các cụ học hành cao.
2.3 Tình trạng hôn nhân


Đời sống gia đình, văn hóa, tinh thần cho biết nhiều hàm ý về phúc
lợi của NCT bởi nó được thể hiện qua tình trạng hơn nhân, việc sống cùng
hay không sống cùng với với ocn chay; điều kiện sống khác. Trong số các
yếu tố thể hiện đời sống của NCT thì tình trạng hơn nhân là yếu tố quan
trọng nhất vì vợ/chồng của NCT có thể là nguồn hỗ trợ và chia sẻ chủ yếu
về vật chất, tinh thần cũng như chăm sóc khi bị đau ốm hoặc dễ tổn
thương. Nói cách khác, đối với NCT thì sống với vợ/chồng, tiếp đó là góa
vợ hoặc chồng, cịn các tình trạng hôn nhân khác (như ly dị, ly thân,
không kết hôn) chiếm tỷ lệ rất nhỏ. Kết quả khảo sát tình trạng hơn nhân

của NCT cho thấy có 67,1% NCT sống với vợ/chồng, 30,4% NCT góa vợ
hoặc chồng. Tỷ lệ người cao tuổi ly thân hay chưa kết hôn chiếm tỷ lệ nhỏ
với 0,4% và 2,1%. Và số NCT nữ sống khơng chồng (chưa kết hơn/góa/ly
hơn) ln cao hơn tỷ lệ này ở nam giới. Việc phải sống một mình là điều
bất lợi đối với NCT, bởi gia đình ln là chỗ dựa khi về già.

2.4 Về đời sống của người cao tuổi
Đa số những người cao tuổi ở xã Tiến Xuân hiện nay đang sống
cùng con cháu trong gia đình, số lượng các cụ sống một mình hoặc sống
cùng anh em là rất ít. Trong đó có tới 93,4% tương đương với 225 cụ
đang sống cùng con cháu trong gia đình, và khơng sống cùng con cháu chỉ
chiếm 6,6%. Những người cao tuổi ở nông thôn với quan niệm “con cái
là của để dành của mình khi về già”, phải có trách nhiệm nơi dưỡng và
chăm sóc cha mẹ khi già yếu “trẻ cậy cha, già cậy con” và sống cùng con
cái cũng là mong muốn ước nguyện khi về già của người cao tuồi. Hạnh
phúc của họ chính là quầy quần cùng con cháu vui vẻ, sum họp an nhàn
những tháng ngày tuổi già không bị cô đơn hay lẻ loi một mình.
3. Tình hình sức khỏe của người cao tuổi tại địa phương
Như một quy luật tự nhiên, chu trình sống của mỗi đời người là
“sinh-lão-bệnh-tử”, “khi tuổi tác càng cao thì sức khỏe càng yếu”. Ơng


cha ta cũng từng đúc kết “khôn đâu tới trẻ, khỏe đâu tới già”. Già là một
quá trình suy giảm từ từ và âm ỉ mọi chức năng sinh lý cơ thể và tất yếu
sức khỏe giảm sút so với lúc trẻ. Già tuy không phải là bệnh nhưng già tạo
điều kiện cho bệnh phát sinh và phát triển. Hạn chế q trình lão hóa, kéo
dài cuộc sống khỏe mạnh, hữu ích ln là ước vọng của con người. Từ
thời xã xư con người đã đấu tranh để sinh tồn, phát triển, đã đúc kết từ
kinh nghiệm thực tế tìm ra nhiều phương pháp để giữ gìn, nâng cao sức
khỏe. Nhờ những thành tựu khoa học tự nhiên và khoa học xã hội trong

mấy thập kỷ qua làm cho tuổi thọ con người ngày càng cao, số người già
ngày càng nhiều với tốc độ chưa từng thấy. Khảo sát và đánh giá tình hình
sức khỏe của NCT tại xã Tiến Xuân để xây dựng những chính sách hỗ trợ
phù hợp vừa là trách nhiệm đền ơn, báo hiếu với lớp NCT với cả cuộc đời
đã cống hiến của họ, vừa là thể hiện sự quan tâm chăm sóc của gia đình,
cộng đồng và xã hội đến lớp người này, qua đó cũng là để phát huy vai
trị, những đóng góp mới của họ phù hợp với khả năng và sức khỏe điều
kiện của mỗi người.
Thực tế hiện nay cho thấy, NCT ở xã Tiến Xuân vẫn còn tiếp tục
lao động để kiếm thêm thu nhập nhưng lại khơng có cơ hội tiếp cận đầy
đủ các dịch vụ y tế như NCT ở thành thị. Đây là một trong những yếu tố
tác động khơng nhỏ tới tình trạng sức khỏe của NCT ở xã Tiến Xuân
3.1 Tình hình sức khỏe thể chất và tinh thần của NCT
Có tới 99,2% những NCT ở đây đồng ý với việc cho rằng chăm sóc
sức khỏe cho người cao tuổi là cần thiết. Trong đó vô cùng cần thiết là
chiếm tỷ lệ cao nhất với 58,5% và đồng ý là 40,7%. Khảo sát cũng ghi
nhận chỉ có một số lượng rất nhỏ chiếm 0,8% khơng đồng ý với việc
chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi là cần thiết. Qua đó chúng ta có thể
thấy những người cao tuổi tại xã Tiến Xuân đã có những nhận thức đúng
đắn và hiểu rõ tầm quan trọng trong việc chăm sóc sức khỏe cho người
cao tuổi.


70
58.5

60
50
40


40.7

30
20
10
0

0.8
Đồng ý

Vô cùng cần thiết

Không đồng ý

Biểu đồ 3.1 Chăm sóc sức khỏe cho NCT là vơ cùng cần thiết (%)
Những NCT cho rằng việc chăm sóc sức khỏe là vô cùng cần thiết bởi khi tuổi
càng cao sức chống chịu của con người kém đi, cơ thể và sức đề kháng của
người già sẽ yếu hơn, là đối tượng dễ tổn thương và mắc nhiều bệnh. Đa số
những NCT tại xã Tiến Xuân lựa chọn lý do là vì người cao tuổi dễ mắc các
bệnh mãn tính như: xương khớp, tim mạch, hay huyết áp chiếm tới 83%. Đây là
những bệnh phổ biến thường gặp ở người già, đặc biệt là những người già ở
nông thôn.
Qua khảo sát 241 mẫu NCT tại địa bàn nghiên cứu về đánh giá cá
nhân NCT với tình trạng sức khỏe hiện tại. Nhận thấy, đa số NCT trong
mẫu khảo sát đầu cho rằng sức khỏe của mình hiện tại đang ở mức bình
thường chiếm 57,7%. “Bà thấy thì sức khỏe bà vẫn bình thường, làm
được mọi việc trong nhà. Vẫn đi ra đồng làm cỏ lúa được chỉ thỉnh
thoảng trở giời thì bà hơi bị đau đầu với đau khớp gối thôi. Tuổi già rồi
mà cũng khơng có bệnh gì được”[PVS_Nữ_62 tuổi_làm ruộng]
Tiếp đến là mức độ tốt chiếm 33,6%, mức độ kém là 7,1% và mức

độ rất kém chiếm tỷ lệ rất ít là 1,7% trong tổng cố NCT.


70
57.7

60
50
40

33.6

30
20
7.1

10

1.7

0

Tốt

Bình thường

Kém

Rất yếu


Biểu đồ 3.2: Tình trạng sức khỏe theo đánh giá của NCT
tại địa bàn khảo sát (%)
Rõ ràng chúng ta thấy là sức khỏe của NCT có liên quan mật thiết
với đô tuổi của NCT. Ở độ tuổi càng cao thì sức khở của NCT càng có sự
suy giảm hơn so với ở độ tuổi trẻ
Bảng 3.1: Tình trạng sức khỏe thể chất của NCT theo độ tuổi (%)
Tốt, khỏe mạnh Bình thường, tự Kém, phải nhờ Rất yếu, hoàn
và tự làm được làm được phần người khác giúp toàn phụ thuộc
mọi việc
60 – 65 tuổi
66 – 71 tuổi
Từ 72 tuổi trở lên

47,2
37,5
17
Tình trạng sức khỏe

lớn cơng việc

đỡ

vào người khác

49,4
3,4
56,2
6,2
67
11,4

4,5
của NCT có mối quan hệ mật thiết với các

nhóm tổi. Khi bước sang độ tuổi ngồi 60, tình trạng sức khỏe của con
người có dự suy giảm rõ rệt và ở độ tuổi càng cao, sức khỏe của NCT
càng có sự suy giảm. Những người ở độ tuổi 60-65 và độ tuổi từ 66-71 có
sức khỏe tốt hơn so với nhóm từ 72 tuổi trở lên với tỷ lệ lần lượt là
47,2%; 37,5%; 17%. Rõ ràng chúng ta thấy là ở độ tuổi càng cao thì sức
khỏe của NCT càng kém đi. Cụ thể là tỷ lệ NCT có sức khỏe kém, rất yếu
tăng dân theo độ tuổi của NCT. Nếu như ở nhóm tuổi từ 60-65 tỷ lệ NCT
có sức khỏe kém là 3,4% và khơng có sức khỏe yếu thì đến nhóm tuổi từ
66- 71 đã tăng lên là 6,2%. Và đến độ tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất bao gồm


có cả người sức khỏe rất yếu là nhóm tuổi từ 75% trở lên chiếm 11,4% có
sức khỏe kém và 4,5% là sức khỏe yếu.
Bên cạnh sức khỏe thể chất thì sức khỏe tình thần của NCT cũng
đóng một vai trị hết sức quan trọng. Trí nhớ và khả năng hồi tưởng của
NCT là một trong những biến số phnr ánh về sức khỏe tinh thần của NCT.
Các nhà khoa học nghiên cứu hoạt động tinh thần của những NCT cho
thấy, sự suy giảm khả năng trí tuệ ở họ chủ yếu là do bệnh tật, những khó
khăn về kinh tế, sự tách biệt với mặt xã hội chứ không phải do mức độ lão
hóa. Bộ não càng được làm việc, càng thêm linh hoạt. Từ xa xưa, loài
người vẫn quan niệm tuổi già là giai đoạn thơng thái, trí tuệ, mà trên một
phương diện nào đó, chính những người trẻ tuổi có khi gặp bất lợi hơn vì
họ chỉ có một đầu óc nhanh nhẹn, trong khi đó, lại thiếu hụt thơng tin
sống, kinh nghiệm và trí khơn như những bậc lão thành. Với những NCT
có trạng thái tinh thần khỏe mạnh hơn đồng nghĩa với việc họ có trí nhớ
tốt và khả năng hồi tưởng tốt hơn.
Bảng 3.2: Tình trạng sức khỏe tinh thần của NCT theo độ tuổi (%)

Khỏe

mạnh, Đôi khi hay Lúc nhớ, lúc Hay nhầm lẫn,

minh mẫn, trí bị quên

quên

thiếu minh mẫn

nhớ tốt
60 – 65 tuổi
66 – 71 tuổi
Từ 72 tuổi trở lên

60,7
28,1
50
29,7
37,9
29,9
Theo kết quả khảo sát, chúng ta thấy

11,2
18,8
1,6
26,4
5,7
là sự minh mẫn về trí óc của


NCT ngày càng giảm đi theo độ tuổi. Ở nhóm NCT có độ tuổi trẻ từ 6065 và từ 66-71 tuổi thì tỷ lệ có trí nhớ tốt, khỏe mạnh, minh mẫn cao với
lần lượt 60,7% và 50%. Trong khi đó tỷ lệ này ở nhóm những NCT từ 72
tuổi trở lên chỉ là 37,9%. Những NCT ở độ ti cao từ 72 tuổi trở lên có
tỷ lệ lúc nhớ lúc quên nhầm lẫn, thiếu minh mẫn cao với 26,4% và 5,7%
trong khi đó tỷ lệ này ở nhóm trẻ thấp. Tuổi càng cao, trí nhớ gần về
người và các sự việc mới xảy ra có phần giảm xuống.


“ Sức khỏe tinh thần là ông cảm thấy vui vẻ, hàng ngày cùng con
cháu là hạnh phúc. Thỉnh thoảng thì nó cũng nhớ nhớ qn qn rồi đấy
nhưng chưa đến mức nghiêm trọng lắm. Mình cũng có tuổi rồi đâu được
như ngày xưa nữa đâu” [PVS_Nam_65 tuổi_nghỉ hưu]
Mặc dù chúng ta thấy là sự minh mẫn về trí óc của NCT ngày càng giảm
đi theo độ tuổi nhưng NCT vẫn ln có thái độ lạc quan và tinh thần sảng khối.
Họ lúc nào cũng rèn luyện và duy trì được lối sống tích cực.
Như vậy, qua việc phân tích trên chúng ta đã có cái nhìn khái qt hơn về tình
hình sức khỏe thể chất và tinh thần của người cao tuổi tại xã Tiến Xuân. Tình
trạng sức khỏe thể chất và tinh thần của NCT bị ảnh hưởng bởi các yếu tố độ
tuổi, mức sống. Khi bước sang độ tuổi ngồi 60, tình trạng sức khỏe của con
người có sự suy giảm rõ rệt và ở độ tuổi càng cao, sức khỏe của NCT càng có sự
suy giảm. Sự minh mẫn về trí óc của NCT ngày càng giảm đi theo độ tuổi.
III.2. Tình trạng bệnh tật của người cao tuổi
NCT và bệnh tật có mối liên quan chặt chẽ với nhau. Khi tuổi càng
cao, sức chống đỡ và sự chịu đựng của con người trước các yếu tố và tác
nhân bên ngoài cũng như bên trong kém đi rất nhiều. Đó chính là điều
kiện thuận lời để bệnh tật phát sinh và phát triển. Ở NCT, bệnh thường
phát triển âm thầm khó phát hiện và thường mắc nhiều bệnh một lúc, gây
suy sụp sức khỏe nhanh chóng.
Phân tích sâu về tình trạng bệnh tật của NCT trong kết quả điều tra
tại xã cho thấy tỷ lệ NCT mắc ít nhất 1 bệnh khá cao. Có tới 82,4% người

cao tuổi tại xã đang mắc ít nhất 1 loại bệnh trong đó có 65% NCT chỉ mắc
1 bệnh, 17,4% NCT mắc từ 2 loại bệnh trở lên. Số NCT khơng mắc bệnh
chỉ chiếm 5,3% và có 12,3% NCT khơng biết mình đang mắc bệnh gì.


70

65

60
50
40
30
17.4

20

12.3

10
0

5.3
Chỉ mắc 1 bệnh

Mắc nhiều bệnh

Không mắc bệnh

Không biết mắc bệnh gì


Biểu đồ 3.3. Tỷ lệ mắc bệnh của NTC (%)
Như vậy qua đây chúng ta thấy hầu hết NCT tại xã đều mắc ít nhất là 1
loại bệnh, tỷ lệ NCT không mắc bệnh nào là rất thấp.
Tuổi càng cao sức khỏe yếu đồng nghĩa với việc chức năng của cơ thể
bị suy giảm, trong đó có hệ miễn dịch. Sự suy giảm chức năng ở mỗi
người thường không giống nhau. Nhưng có một điều thường giống nhau ở
NCT là tuổi càng cao thì càng dễ mắc bệnh và bễnh mạn tính cũng thường
hay bị tái phát. Đa số những NCT tại xã Tiến Xuân hiện nay đang mắc
nhiều các bệnh về xương khớp và huyết áp. Trong đó số người mắc bệnh
về xương khớp chiếm 27,4% và bệnh về huyết áp là 24,9%. Bệnh về
xương khớp là loại bệnh có tỷ lệ mắc cao ở các khu vực nơng thơn
ngun nhân chủ yếu là do điều kiện khí hậu ẩm ướt, điều kiện làm việc
nặng nhọc, mang vác nhiều chủ yếu là những công việc tay chân vô cùng
vất vả. Tuy nhiên tỷ lệ mắc bệnh xương khớp ở người cao tuổi càng giảm
dần khi điều kiện kinh tế phát triển. Nếu như những NCT ở nông thôn
thường có tỷ lệ cao mắc các bệnh về xương khớp thì ở đơ thị NCT lại dễ
mắc các bệnh về hô hấp, tim mạch- những căn bệnh nguy hiểm và dễ hây
tử vong. Như vậy chúng ta có thể thấy nơi cư trú cũng là một trong những
yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe của NCT.
3.3 Cách thức tự chăm sóc sức khỏe của người cao tuổi


Sức khỏe là một trong những vấn đề ưu tiên hàng đầu của NCT.
Vậy hiện nay tại xã Tiến Xuân NCT đang tự chăm sóc sức khỏe như thế
nào? Khi được hỏi về cách thức rèn luyện sức khỏe hàng ngày của bản
thân thì có tới 157 cụ lựa chọn phương pháp tập thể dục, trong đó có 36
cụ chỉ tập thể dục còn lại sẽ kết hợp với ăn uống đầy đủ và những phương
pháp khác. Thể dục là lựa chọn nhiều nhất bởi những NCT ở đây được sự
quan tâm của các cấp chính quyền xã đã cho xây dựng thơn nào cũng đều

có những sân bóng, có những câu lạc bộ thể dục thể thao, bóng chuyền
hơi hay câu lạc bộ dưỡng sinh của người cao tuổi để các cụ tham gia.
“ Tập thể dục, xem trên mạng. Tập vào buổi sáng 4 bài thể dục.
Tập từ 5 giờ, khơng biết bài gì, cứ xem trên mạng đầu tiên họ bảo như thế
này xong thì như thế này. Tập 1 mình trên tầng, làm 500 động tác, tập
dưỡng sinh. Tập xong nghe khỏe hơn, nghe tốt hơn. Trước ở xã cũng tập
rồi bây giờ thì tơi nhớ là tôi tập thôi. Tập theo băng này này.Tập xong là
khỏe hơn trước” [PVS_Nữ_65 tuổi_bán hàng tạo hóa]
Khám sức khỏe định kỳ là kiểm tra và đánh giá tổng quát tình trạng
sức khỏe, giúp phát hiện sớm các vấn đề sức khỏe trước khi có biểu hiện
bệnh, khi đó, khả năng khỏi bệnh cao hơn, tiết kiệm thời gian, tiền bạc,
tránh được các biến chứng do bệnh gây ra. Tuy nhiên trong 241 cụ thì chỉ
có 15,7% tương đương với 38 cụ. Nhưng NCT không đăng ký khám sức
khỏe định kỳ chủ yếu NCT còn chủ quan về sức khỏe của mình, cảm thấy
khám sức khỏe định kỳ chưa thực sự cần thiết, cảm thấy sức khỏe của
mình vẫn tốt, chỉ đến khi nào có dấu hiểu khơng ổn về sức khỏe thì NCT
mới đi khám bệnh. Một số nghiên cứu cho thấy, nhìn chung NCT ở nơng
thơn vẫn cịn gặp khó khăn trong vấn đề tựchăm sóc sức khỏe cho bản
thân bởi họ chưa nhận thức được rõ tầm quan trọng của việc điều trị sớm
các loại bệnh thông thường và bệnh mãn tính ở tuổi già. Bước sang tuổi
60, NCT cần được khám sức khỏe định kỳ tại các cơ sở y tế để kịp thời
xác định các yếu tố nguy cơ, phòng tránh và phát hiện sớm bệnh tật để



×