Tải bản đầy đủ (.pdf) (18 trang)

Tiểu luận môn lý thuyết truyền thông hoàn thiện kỹ năng truyền thông cá nhân

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (694.79 KB, 18 trang )

2

MỤC LỤC
MỤC

NỘI DUNG
LỜI NĨI ĐẦU

TRANG

3

NỘI DUNG

4-18

I.

HIỂU VỀ TRUYỀN THƠNG CÁ NHÂN

4-9

1.

Khái niệm

2

Các yếu tố của q trình truyền thơng cá nhân

4-9



II.

KỸ NĂNG TRUYỀN THÔNG CÁ NHÂN, THỰC TRẠNG
VÀ GIẢI PHÁP

9-18

1.

Gặp gỡ trực tiếp

9-12

2.

Gọi điện thoại

12-13

3.

Viết thư cá nhân

13-15

4.

Vận động hành lang


5.

Tư vấn cá nhân
KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO

4

16
16-17
18-19
19


3

LỜI NĨI ĐẦU
Truyền thơng là q trình liên tục trao đổi thơng tin, kiến thức, tư tưởng, tình
cảm..., chia sẻ kỹ năng và kinh nghiệm giữa hai hoặc nhiều người nhằm tăng cường
hiểu biết lẫn nhau, thay đổi nhận thức, tiến tới điều chỉnh hành vi và thái độ phù hợp
với nhu cầu phát triển của cá nhân/nhóm/cộng đồng/xã hội.
Truyền thông cá nhân là vấn đề gần gũi thường ngày và có ý nghĩa thiết thực
hết sức quan trọng đối với mỗi con người và cũng là vấn đề phức tạp cả về lý thuyết
lẫn kỹ năng bởi sự đa dạng, phong phú của nó. Nhưng đó là cơ sở quan trọng quvết
định chất lượng truyền thơng nhóm, truyền thơng đại chúng, mạng xã hội và báo chí
cơng dân trong môi trường truyền thông số. Trong xu hướng phát triển của xã hội,
nhu cầu của con người trong các lĩnh vực của đời sống ngày càng tăng, trong đó
thơng tin là một trong những nhu cầu đó.
Trong xã hội hiện đại, truyền thơng cá nhân có vai trị rất quan trọng đối với
đời sống xã hội. Q trình truyền thơng khơng chỉ đơn giản là q trình truyền tin mà

thơng qua các hoạt động của nó, hệ thống chân lý, giá trị, chuẩn mực xã hội được xây
dựng và duy trì. Trong phạm vi tiểu luận này, tơi xin trình bày những hiểu biết của
mình về lĩnh vực truyền thơng cá nhân, trong đó tập trung vào việc xây dựng, hồn
thiện và nâng cao kỹ năng truyền thơng cá nhân. Q trình tìm hiểu, làm bài khơng
tránh khỏi những thiếu sót, kính mong các thầy cơ thơng cảm.


4

NỘI DUNG
I. HIỂU VỀ TRUYỀN THÔNG CÁ NHÂN

1. Khái niệm
- Truyền thông cá nhân là một dạng thức hoạt động truyền thơng, trong đó các
cá nhân tham gia tổ chức, thực hiện việc trao đổi thông tin, kiến thức, suy nghĩ, tình
cảm, chia sẻ kỹ năng và kinh nghiệm..., và chịu những ảnh hưởng lẫn nhau về nhận
thức, thái độ, hành vi.
- Ở đây ta có thể hiểu truyền thơng cá nhân gồm có: Truyền thơng nội cá nhân
(dịng thơng tin - tư liệu được xử lý “nội bộ” trong mỗi cá nhân); truyền thông giữa 1
cá nhân này với 1 cá nhân khác và truyền thông giữa 1 cá nhân với một nhóm người
nhưng nó mang tính chất - đặc trưng cá nhân trong việc tham gia và chịu ảnh hưởng
của truyền thơng.
- Mục đích của truyền thơng cá nhân, cũng chủ yếu thuần tuý mang tính chất
cá nhân. Phổ biến nhất trong truyền thông cá nhân là tiếp xúc mặt đối mặt của hai cá
nhân. Có những hoạt động truyền thơng cá nhân có số lượng tham gia trên hai người,
nhưng tính chất tham gia và ảnh hưởng của truyền thơng là cá nhân thì vẫn được coi
là truyền thông cá nhân. Ở đây, dấu ấn và tư cách cá nhân được coi trọng. Do đó, có
người gọi đó là truyền thơng liên cá nhân.
Truyền thơng cá nhân có thể bao gồm cả truyền thơng trực tiếp (gặp gỡ trực
tiếp, tiếp xúc mặt đối mặt) và truyền thông khơng trực tiếp có sự hỗ trợ của cơng nghệ

truyền thông (gọi điện thoại, viết thư , gửi e-mail, Chat...).
2. Các yếu tố của q trình truyền thơng cá nhân
Có thể nêu ra 6 yếu tố cơ bản, quan trọng nhất, tham gia vào q trình truyền
thơng cá nhân là: Các nhân vật tham gia, mục tiêu, nội dung, phương thức, bối cảnh
và kênh truyền thông.
2.1- Yếu tố thứ nhất: Các nhân vật tham gia vào q trình truyền thơng
(nhân vật giao tiếp)
Có thể là hai hay nhiều người tham gia truyền thông trong một không gian và
thời gian xác định với các mục tiêu mang tính cá nhân. Với các hoạt động truyền thơng
cá nhân có nhiều nhân vật tham gia thường được phân chia thành ba nhóm chính:
+ Nhóm có mục tiêu chủ yếu là phát thơng tin (nguồn phát);
+ Nhóm có mục tiêu chủ yếu là tiếp nhận thơng tin (người nhận);
+ Nhóm tham gia do ngẫu nhiên hoặc do các ảnh hưởng từ các cá nhân khác,
hoặc do ép buộc phải tham gia. Với nhóm thứ ba này phải tác động vào nhu cầu thâm


5

nhập xã hội, khơi gợi nhu cầu chia sẻ, hứng thú của họ, tạo ra cho họ hướng mục tiêu
là hoạt động truyền thơng mới trở nên có ý nghĩa và đem lại hiệu quả. Yêu cầu quan
trọng ở nhóm thứ ba này là khả năng hoà nhập vào các nhóm khác.
2.2- Yếu tố thứ hai: Mục tiêu của truyền thơng cá nhân
Có thể nói trong q trình diễn ra các hoạt động truyền thơng cá nhân, mục tiêu
chính đều nằm trong một hay nhiều hơn trong số các dạng mục tiêu sau:
+ Một là tìm hiểu và phát hiện
Mục đích của người làm truyền thơng là tìm hiểu và phát hiện một cái gì đó; là
thu nhận chứ khơng phải là phổ biến thơng tin. Tìm hiểu và phát hiện là mục tiêu lớn
hơn và phức tạp hơn là chỉ lắng nghe hoặc ghi chép.
Với mục tiêu tìm hiểu vấn đề, đặt câu hỏi với đối tượng, nghe, ghi chép... nhằm
thu thập thơng tin, dữ liệu, phân tích, đánh giá và nhận định để phát hiện là những kỹ

năng quan trọng nhất. Người làm truyền thông cần chú ý tới vị trí thu thơng tin, xử lý
nhanh, thẩm định để phát hiện của mục tiêu này, từ đó tránh những hành vi đi ngược
hoặc ảnh hưởng tiêu cực với việc thực hiện mục tiêu chính của truyền thơng.
Ví dụ: Trường hợp nhà báo có tính ba hoa, bốc đồng, xác định mục tiêu là gặp
đối tượng truyền thông để tìm hiểu phát hiện nhưng khi gặp đối tượng “chịu nghe”,
nhà báo có thể nói say sưa quên cả mục tiêu chính là tìm hiểu và phát hiện.
+ Hai là thỏa mãn nhu cầu giao tiếp
Nhu cầu giao tiếp là nhu cầu cơ bản của con người nhằm giúp cho mỗi cá nhân
tồn tại và phát triển với tư cách là một chỉnh thể xã hội. Hầu hết các cuộc tiếp xúc mặt
đối mặt đều có sự tham gia của mục tiêu thoả mãn nhu cầu giao tiếp của các nhân vật
tham gia, ở các mức độ khác nhau, với các nhân vật tham gia truyền thơng khác
nhau. Ví dụ, bạn bè lâu ngày gặp nhau hàn huyên, trao đổi, tiếp xúc làm quen, khơi
gợi nhu cầu thiết lập quan hệ với một đối tác trong công việc...
Tuy nhiên, trong thực tế, truyền thơng có hiệu quả hầu hết đều bắt nguồn từ sự
phối hợp tốt nhằm đạt được các nhóm mục tiêu, trong đó mục tiêu thoả mãn nhu cầu
giao tiếp - tức là thu nhận thông tin, xử lý thông tin cùng với những nhận xét mới về
sự việc, con người trong q trình truyền thơng. Người tham gia truyền thơng có mục
đích thu nhận hiểu biết mới chứ khơng chỉ là phổ biển thơng tin.
Ví dụ: Nhà báo đến hiện trường, quan sát, ghi chép, ghi hình, ghi âm, phịng
vấn các nhân vật, xử lý những thơng tin thu được này để phát hiện ra chủ đề, đề tài
cho tác phẩm của mình. Sự tìm hiểu và phát hiện có thể ở các góc độ khác, chẳng hạn
là phát hiện thái độ của một nhân vật nào đó với sự kiện, những chi tiết thể hiện bản
chất hoặc đánh lừa dư luận về bản chất của sự kiện... Trong trường hợp này thì tìm


6

hiểu và phát hiện là mục tiêu lớn hơn nhiều so với việc lắng nghe một tín hiệu đang
được phát ra.
+ Ba là truyền đạt, giải thích, thuyết phục

Điều ngược lại với tìm hiểu và phát hiện là truyền đạt thơng tin hoặc ý kiến,
giải thích, thuyết phục người khác hiểu, chấp nhận và thừa nhận những thông tin, ý
kiến này. Nhiệm vụ trọng tâm của nhà truyền thông là: làm rõ vấn đề và truyền đạt
thông điệp với các yêu cầu khác nhau về các kỹ năng chuyển tải thông điệp trực tiếp.
Trong trường hợp này, nhà truyền thông có thể biết “câu trả lời”, hay nói cách
khác là vấn đề cần truyền thơng đã nắm vững.
Có nhiều ví dụ cho thấy các cấp độ khác nhau trong việc thực hiện mục tiêu
truyền thơng này. Có mệnh lệnh của người chỉ huy chỉ bao gồm một chữ “Nghiêm”
hay “Nghỉ”, nhưng có những thơng tin địi hỏi những kỹ năng phức tạp hơn như phản
ánh, thông báo về những vấn đề phức tạp hoặc tế nhị...
+ Bốn là cùng nhau giải quyết vấn đề
Đây là mục tiêu phức tạp, khó thực hiện hơn những mục tiêu đã nêu trên, bởi
hai bên tham gia truyền thông cá nhân đều không biết “câu trả lời” trước khi các hoạt
động truyền thông cá nhân diễn ra. Do đó, nhà truyền thơng khơng cần tập trung vào
việc truyền đạt chính xác một hình ảnh từ nhận thức của người này sang nhận thức
của người khác mà cần có sự trao đổi thơng tin để xây dựng một hình ảnh có lợi cho
cả hai bên, mà từng bên không thể đơn phương xây dựng được. Đây là hoạt động có
tính hợp tác, địi hịi sự tin cậy lẫn nhau vì mỗi bên cần ủng hộ phía bên kia trong việc
tìm kiếm một sự hiểu biết.
Ví dụ cho nhóm mục đích này là cuộc phỏng vấn về việc phát triển của cán bộ
trong một nhà trường trong quân đội, trong đó cán bộ phụ trách nhân sự có trách
nhiệm làm cho đối tượng được phỏng vấn có sự đóng góp ý kiến của mình với mục
tiêu phát triển của nhà trường đó nói chung và các cơ quan, tổ chức trong nhà trường
đó nói riêng. Đối tượng được phỏng vấn có thể là một sĩ quan trẻ mới ra trường hoặc
một đồng chí đang đi thực tập tại trường muốn biết mình đã có những tiến bộ gì trên
bậc thang nghề nghiệp, hay là nên thay đổi phần nào đó hướng phát triển nghề nghiệp
của mình (làm giảng viên của trường hay phát triển theo hướng làm cán bộ quản lý
giáo dục). Hai bên phải cùng nhau thảo luận những gì đang xảy ra vì lúc đầu mỗi bên
chỉ biết được một phần của câu chuyện. Họ cần trao đổi thông tin từ hai quan điểm
khác nhau vì chỉ có thể giải quyết được u cầu của cả hai bên nếu có sự phối hợp, cịn

nếu tách ra thì chỉ có thể nhận được những thơng tin không đầy đủ.


7

+ Năm là giải quyết các xung đột
Đây là loại tác động lẫn nhau phức tạp nhất trong truyền thông, vì thế cũng là
nhóm mục tiêu địi hỏi cao nhất với những người tham gia truyền thông cá nhân.
Giống như giải quyết vấn đề hai bên cùng khơng có “câu trả lời”. Điểm khác biệt là
quyền lợi chung ở mức thấp, vì cả hai bên cùng tìm cách đạt những mục tiêu mà
trong một phạm vi nào đó đi ngược lại quyền lợi của bên kia.
Theo Pepa Homo Goicoecheva (Tổ chức Cứu trợ trẻ em Tây Ban Nha), những
điểm then chốt để giải quyết xung đột (chẳng hạn xung đột giữa các thành viên trong
gia đình, giữa cha mẹ và con cái) là: Làm cho các thành viên thực sự có mong muốn
giải quyết xung đột hoặc sẽ khơng có một giải pháp duy nhất cho việc giải quyết xung
đột mà phải cố gắng tìm ra được nhóm giải pháp thích hợp nhất.
2.3- Yếu tố thứ ba: Nội dung các thông điệp trong truyền thông cá nhân (nội
dung giao tiếp)
Trong truyền thông cá nhân, hầu hết các thành viên tham gia truyền thơng đều
đóng hai vai là cả người phát và người nhận các thông điệp khác nhau. Yêu cầu tối thiếu
của thơng điệp trong truyền thơng cá nhân có hiệu quả là:
+ Nội dung thông điệp phải rõ ràng, cụ thể và chính xác
Điều này cũng có nghĩa là phải trả lời được các câu hỏi sau: Thông tin có thuộc
một sự việc, vấn đề cụ thể khơng? Nguồn thơng tin có đáng tin cậy khơng? Nội dung
thơng tin có phản ánh đúng vấn đề khơng?
+ Nội dung thơng điệp phải liên quan đến nhu cầu của đối tượng
Nhu cầu là cơ sở để hình thành động cơ và tính tích cực của đối tượng trong các
mối quan hệ giao tiếp cá nhân. Vì vậy, muốn cho đối tượng có thể tiểp nhận thơng tin
một cách dễ dàng và thích thú, thậm chí chủ động tham gia hoạt động truyền thơng, nội
dung thơng điệp phải có sự liên quan với nhu cầu của đối tượng tham gia.

Những yêu cầu của các thông điệp trong truyền thông cá nhân là: Gần gũi với
những mong đợi, những nhu cầu thường trực của họ; phải thỏa mãn một nhu cầu thiết
thực nào đó của đối tượng; phải góp phần hình thành nhu cầu cho đối tượng (ví dụ
một đồng chí hạ sĩ quan chuẩn bị xuất ngũ chưa biết sau khi xuất ngũ sẽ làm gì, được
một thành viên ở trung tâm dạy nghề tư vấn về một số nghề phù hợp với đồng chí đó,
điều này làm xuất hiện nhu cầu học nghề của đồng chí này).
+ Tạo ra sự tin cậy và tin tưởng cho người phát thông điệp
Nếu nội dung thơng điệp nhất qn, có cơ sở vững chắc cả về logic lập luận và
tình cảm, lại được khẳng định bởi những nguồn tin đáng tin cậy thì bản thân nội dung
thông điệp đã tạo sự tin cậy để người tiếp nhận thông tin tin tưởng vào nguồn phát


8

thông điệp.
+ Tạo sự trao đổi các thông điệp trong truyền thơng cá nhân
Một cuộc đối thoại có thể ví như một cái thùng không đáy chứa tin: tiến hành
đối thoại là mà vẫn cho tin từ bình này chảy sang bình kia (theo ngun tắc bình thơng
nhau). Chừng nào tin ở hai bình ngang nhau (vấn đề cần trao đổi đã hết) thì đối thoại
có thể dừng lại hoặc chuyển sang một giai đoạn khác, chủ đề khác. Chính vì vậy, thơng
điệp đưa ra phải mang nội dung thăm dò, khơi gợi nhu cầu về “tin” để đưa ra các thông
điệp tiếp theo, cùng như gợi ý để được nhận các thơng điệp có ích cho mình.
2.4- Yếu tố thứ tư: Công cụ hay phương tiện truyền thông cá nhân (công cụ
hay phương tiện giao tiếp)
Công cụ chủ yếu của truyền thơng nói chung và truyền thơng cá nhân nói riêng
là các yếu tố ngơn ngữ (nói, viết) và phi ngôn ngữ (nét mặt, cử chỉ, trang phục,
khoảng cách thân...) với sự hỗ trợ của người trung gian và các cơng cụ kỹ thuật hỗ trợ
khác. Ví dụ như thư từ, điện thoại, máy fax, băng đĩa âm thanh, hình ảnh, Internet...).
Trong đó hai loại cơng cụ quan trọng nhất là ngôn ngữ và phi ngôn ngữ:
- Ngôn ngữ: bao gồm ngơn ngữ nói (lời nói) và ngơn ngữ viết (chữ viết) là

công cụ quan trọng nhất của con người trong hoạt động truyền thông, thể hiện bởi
những chức năng chủ yếu là thông báo, diễn cảm và tác động.
Trong truyền thông cá nhân, việc lựa chọn ngôn ngữ rất quan trọng, để sử dụng
ngơn ngữ hiệu quả thì cần chú ý đến một số yếu tố đó là: Quan hệ vai giữa những
người tham gia truyền thơng; hồn cảnh giao tiếp; mục đích truyền thơng; trình độ và
ưu thế trong việc sử dụng ngơn ngữ nói hoặc viết của người tham gia truyền thông; đặc
điểm nhận thức, văn hóa và thái độ của đối tượng trong truyền thơng cá nhân.
- Đọc và sử dụng các phương tiện phi ngôn ngữ
Trong truyền thông cá nhân, kỹ năng đọc và sử dụng các phương tiện phi ngôn
ngữ chiếm một vị trí quan trọng khơng kém so với việc sử dụng phương tiện ngơn
ngữ, bởi nó giúp cho việc đánh giá tính chân thực của thơng tin từ ngơn ngữ, đồng
thời giúp chúng ta có sự tinh tế trong việc chuyển tài các thông điệp một cách tinh tế,
nhất là những vấn đề nhạy cảm. Các nhà nghiên cứu đã ước lượng, tác động của từ
ngữ đến hiệu quả trong giao thiệp chiếm từ 7 đến 35% (Mehrabian, 1972), phần còn
lại là cách diễn đạt của cơ thể hoặc là giao tiếp thông qua vẻ mặt, động tác, đáng điệu
và các tín hiệu khác.
Nhóm các biểu hiện với tư cách là các phương tiện phi ngôn ngữ quan trọng
nhất cần phải tìm hiểu trong truyền thơng trực tiếp là: dáng diệu/tư thế; cử chỉ/điệu
bộ; mắt nhìn; tiếp xúc cơ thể...


9

2.5- Yếu tố thứ năm: Bối cảnh truyền thông
Là nhân vật thứ 3 trong hoạt động truyền thông mặt đối mặt, là yếu tố chi phối
mạnh mẽ cách thức tổ chức hoạt động truyền thơng, nội dung, hình thức và tính chất
của thơng điệp, cơng cụ truyền thơng. Điều này chúng ta dễ dàng nhận thấy ở chỗ là
cùng một nội dung truyền thông nhưng ở mỗi không gian khác nhau lại hồn tồn có
hiệu quả khác nhau. Ví dụ cùng là một nhiệm vụ nhưng khi người chỉ huy triển khai
nhiệm vụ cho quân nhân ở bàn uống trà hiệu quả đạt được sẽ thấp hơn so với việc

giao nhiệm vụ cho quân nhân ấy trước tập thể quân nhân.
2.6- Yếu tố thứ sáu: Kênh truyền thông cá nhân
Kênh là đường liên lạc giữa các nhân vật, giữa chủ thể và khách thể. Kênh
truyền thông cá nhân phổ biến gồm năm giác quan của con người, mà chủ yếu là
thính giác và thị giác với sự hỗ trợ của nhân vật trung gian và các phương tiện kỹ
thuật khác như, điện thoại, thư tín, fax, các dịch vụ truyền tin qua mạng Internet...
II. KỸ NĂNG TRUYỀN THÔNG CÁ NHÂN, THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP

1. Gặp gỡ trực tiếp
- Khái niệm
Gặp gỡ trực tiếp là hoạt động trong đó diễn ra sự gặp gỡ và tiếp xúc mặt đối
mặt của các nhân vật tham gia truyền thơng, từ đó tạo không gian gần gũi nhất cho
việc chuyển tải thông điệp trong một bối cảnh xác định về không gian và thời gian.
- Ưu thế và hạn chế của gặp gỡ trực tiếp
Đây là giao tiếp mặt đối mặt nên thông tin được trao đổi qua lại, có sự bàn bạc,
tranh luận đi đến sự chấp nhận hay không chấp nhận, đồng tình hay khơng đồng tình.
Có thể sử dụng các yếu tố kỹ thuật và thủ thuật tâm lý để tạo hiệu ứng truyền thông.
Qua trao đổi thông tin được phản hồi và kết quả thể hiện ngay.
Tuy nhiên tính bền vững, mức độ sâu sắc, chính xác và chín chắn của thơng tin
có phần bị hạn chế. Để phát huy được ưu thế của việc gặp gỡ trực tiếp phụ thuộc
nhiều vào khả năng kiềm chế, tính linh hoạt và khả năng xử lý tình huống, sức cảm
hố, tính nhạy cảm của nhà truyền thông. Hơn nữa việc gặp gỡ trực tiếp không lưu lại
bằng văn bản.
- Một số vấn đề đặt ra hiện nay
+ Một là không phải là nhà truyền thông nào cũng biết nhiều ngôn ngữ, tiếng
nước ngoài;
+ Hai là trong bối cảnh dịch bệnh, việc thiết lập một cuộc hẹn gặp trực tiếp sẽ
khó khăn hơn nhiều.
+ Ba là vốn kiến thức, kỹ năng giao tiếp, khả năng cảm hóa, thuyết phục … của



10

một số nhà báo, người truyền thông chưa đáp ứng được u cầu …
+ Bốn là hình thức bên ngồi của người làm truyền thông cũng là một vấn đề
cần quan tâm.
- Để hoàn thiện và nâng cao kỹ năng gặp gỡ trực tiếp của người làm truyền
thông cần thực hiện một số nguyên tắc và chú ý những vấn đề sau:
+ Để cuộc gặp gỡ diễn ra thuận lợi cần chuẩn bị tốt về kế hoạch, tài liệu, nội
dung, hình thức (cách ăn mặc, trang điểm), khơng gian và thời gian nhất là trong bối
cảnh dịch bệnh Covid-19.
+ Phải nghiên cứu kỹ đối tượng trước khi gặp gỡ, chú ý những vấn đề nhạy
cảm đối tượng truyền thông không muốn đề cập tới.
+ Khi gặp gỡ cần phải có thái độ gần gũi, phù hợp với hoàn cảnh. Bắt đầu từ
những vấn đề đơn giản, hấp dẫn, dễ chấp nhận, dễ giải quyết. Tránh việc bắt đầu với
những quan điểm đối lập dễ dẫn đến xung đột về suy nghĩ làm mất đi thiện cảm giữa
những người tham gia truyền thông.
+ Khi xuất hiện những điểm đối lập, phải phân ra những mức độ và tính chất
khác nhau để có đối sách trong ứng xử. Sử dụng cách mở rộng các điểm tương đồng,
hoặc chia nhỏ các bất đồng để giải quyết từng phần.
+ Q trình truyền thơng cần phối hợp hài hịa hai cách tác động đó là tình cảm
và lý lẽ. Đồng thời phải khéo léo tranh thủ yếu tố thời gian, tránh trường hợp không
tập trung vào mục tiêu truyền thông mà lại lạc chủ đề sang chuyện khác khơng cịn
thời gian cho vấn đề chính.
+ Giữ đúng chữ tín và biết cảm ơn đúng lúc, đúng chỗ, đúng người cũng là
những vấn đề người làm truyền thông phải hết sức coi trọng.
+ Điểm quan trọng cuối cùng là người làm truyền thông phải kịp thời rút kinh
nghiệm sau mỗi lần gặp gỡ, không ngừng học tập nâng cao kiến thức, kỹ năng mềm
để nâng cao hiệu quả truyền thơng.
Ví dụ về bài học từ cuộc gặp gỡ trực tiếp trong ngoại giao của Bà Tôn Nữ

Thị Ninh.
Bà Tơn Nữ Thị Ninh - Phó Chủ tịch ủy ban đối ngoại của Quốc hội - kết thúc
bài phát biếu dài 3 phút giới thiệu về Việt Nam tại hội nghị lớn ở Mỹ, với lời mời:
“Các bạn hãy đến Việt Nam và tự phát hiện về đất nước này. Nếu các bạn cần gì, tơi
sẵn sàng giúp”.
Sau đó, bà nhận được e-mail từ đại diện các tập đồn quốc gia có mặt tại hội
nghị, ngỏ lời muốn làm ăn với Việt Nam.


11

Bà nói “Họ mời tơi dự hội nghị khơng phải vì chức vụ của tơi mà vì tơi có điều
kiện làm cầu nối. Tôi giới thiệu được về Việt Nam và lắng nghe họ để về nói lại được”.
Daniel Sneider, một nhà báo kỳ cựu của Mercury News (Mỹ) nhận xét rằng, bà
Ninh là một người được tiếng là giải thích rất tốt các chính sách của Việt Nam mà
khơng dùng thứ ngơn ngữ quan phương khơ cứng.
Sneider cịn viết, bà nói một thứ tiếng Anh “quý phái” và nói tiếng Pháp cịn
tốt hơn. “Nhưng dù nói bằng thứ tiếng gì, bà Ninh đều bộc lộ những suy nghĩ sắc
bén, hùng biện một cách thẳng thắn. Điều này khiến bà Ninh trở thành một người
phát ngôn rất hiệu quả cho Việt Nam".
Với một dáng vẻ lịch lãm, bà Ninh không kém phần thẳng thắn khi tranh luận
với một quan chức của chính quyền Bush khi ơng này chỉ trích Việt Nam đã không
ủng hộ Mỹ trong cuộc chiến tranh Iraq.
Bà Ninh nói, “khơng thể phủ nhận rằng Việt Nam là một quốc gia “nổi tiếng”
trên trường quốc tế. Nhưng để sự “nổi tiếng” đó trở thành ủng hộ cho Việt Nam
trong quá trình phát triển thì vẫn là một thách thức”.
Một hình ảnh méo mó về Việt Nam hiện tại không chỉ ảnh hưởng xấu về mặt
tinh thần, như người Việt bị coi thường khi ra nước ngồi, mà cịn gây hại cho kinh tế
và hội nhập, như hàng hóa đề chữ “Made in Vietnam” khó bán hơn. Những chi trích
về nhân quyền khơng được giải thích thành cơng cũng dẫn đến bất lợi trong giao

thương quốc tế.
Từng là người tháp tùng Thủ tưởng Phan Văn Khải dự những hội nghị quốc tế
lớn, bà Ninh báo khơng thể nói các quan chức Việt Nam đã không thay đổi phong
cách tiếp xúc với giới truyền thông trong 20 năm qua. “Nhưng để đáp ứng với thế
giới bên ngồi thì đúng là chưa đủ".
Một trong những hạn chế lớn nhất là ngôn ngữ. Bà Ninh cho rằng trong giao
tiếp quốc tế mà phải thơng qua phiên dịch thì khơng cịn sức hấp dẫn và truyền tải
chỉ được một nửa thông điệp mà thôi. “Tôi day dứt lắm. Trách ai? Giới truyền thông
hay người truyền đạt tin cho giới truyền thông, hay trách đào tạo truyền thông của
ta? Hãy coi đây là một thách thức tập thể”.
Qua ví dụ trên chúng ta thấy được tầm quan trọng của ngôn ngữ và yếu tố phi
ngơn ngữ trong giao tiếp, cùng với đó là hình ảnh của người làm truyền thông trước
đối tượng truyền thông. Vấn đề đặt ra ở đây là nếu trường hợp bà Ninh không thông
thạo tiếng Anh và tiếng Pháp mà phải thông qua phiên dịch, nếu bà Ninh xuất hiện
trong hội nghị với hình ảnh khơng lịch lãm thì điều gì sẽ xảy ra trong câu chuyện
truyền thơng của Bà, chắc chắn là hiệu quả của việc truyền thông sẽ không đạt được


12

như mong muốn. Hình ảnh sự xuất hiện của bà tác động trực tiếp vào thị giác của đối
tượng tượng truyền thông, cách diễn thuyết của bà vừa tác động đến thị giác và thính
giác của người nghe, vì vậy bà nhanh chóng lấy được cảm tình và sự tin tưởng của
người nghe. Bà Ninh đã vận dụng một cách linh hoạt, khéo léo các kỹ năng truyền
thông cá nhân của mình để đạt được mục đích truyền thơng đề ra.
2. Gọi điện thoại
- Khái niệm
Điện thoại là một phương tiện truyền thơng để đảm bảo truyền thơng bằng lời
nói (thậm chí ngày nay bằng cả hình ảnh động) khi các nhân vật tham gia truyền thông
ở cách xa nhau, không thể gặp gỡ trực tiếp. Do sự phát triển của công nghệ điện tử,

điện thoại ngày nay đã được hiện đại hoá với sự xuất hiện của các bàn phím, màn hình
và khả năng điều chỉnh chất lượng thoại, nhắc nhở, ghi nhớ và trả lời tự động.
- Ưu thế và hạn chế
Đây là phương thức truyền thơng có khả năng truyền đạt thơng tin nhanh
chóng, chính xác; nó có thể truyền thơng tiếng nói giữa các đối tượng di động, ở cách
xa nhau hoặc truyền văn bản và hình ảnh từ đối tượng này sang đối tượng khác; nhờ
việc lắp đặt hệ thống nhắn tin và trả lời tự động, thơng tin có thể đến với đối tượng
ngay cả khi họ đi vắng, đang bận việc, với tần suất và số lượng lớn và kết quả truyền
thông được thể hiện ngay.
Tuy nhiên để thực hiện phương thức gọi điện thoại địi hỏi người làm truyền
thơng phải có kỹ năng mềm và văn hóa giao tiếp tốt. Về hiệu quả kinh tế của kênh
thông tin này phụ thuộc vào khoảng cách về không gian, độ dài và dung lượng của
cuộc đàm thoại hoặc tin nhắn và kết quả thường khó được lưu lại bằng văn bản.
- Một số vấn đề đặt ra hiện nay
+ Khi sử dụng phương thức gọi điện thoại người làm truyền thông không biết
được người tham gia truyền thơng đang làm gì, ở đâu, có tập trung vào cuộc điện
thoại không, không thể nhận thấy được thái độ, cảm xúc của người tham gia truyền
thông một cách trực tiếp như tiếp xúc bên ngoài.
+ Người tham gia truyền thơng khơng thể có những trải nghiệm thực tế về vấn
đề truyền thông, nhất là những nội dung truyền thơng có tính chất tư vấn sản phẩm
hoặc dịch vụ.
+ Không phải người làm truyền thông nào cũng có kỹ năng giao tiếp, xử lý tình
huống tốt qua điện thoại. Trong khi đó việc sử dụng phương thức truyền thơng qua
điện thoại để có hiệu quả cao địi hỏi rất nhiều kỹ năng giao tiếp, lắng nghe, thuyết
phục của người làm truyền thông.


13

- Để sử dụng phương thức gọi điện thoại đạt được hiệu quả truyền thông cao,

người làm truyền thông cần phải lưu ý những vấn đề sau:
+ Biết lắng nghe, thái độ cầu thị, tơn trọng.
+ Q trình trao đổi cần đặt thêm các câu hỏi để tìm hiểu và khám phá nhu cầu
của người tham gia truyền thông.
+ Thường xun kiểm nghiệm tính chính xác của thơng tin vừa nhận bằng cách
nhắc lại những ý kiến (hay thông tin) chính của người đang nói chuyện. Điều này cịn
có tác dụng vừa tơn trọng vừa khẳng định những gì mà họ đã nói, đã chấp nhận.
+ Chú ý tìm ra ý nghĩa thực của lời nói khi nghe, đây là vấn đề hết sức quan
trọng giúp người làm truyền thông có sự điều chỉnh, ứng xử tốt hơn.
+ Trong khi nói chuyện cần bình tĩnh trước những phản ứng của người đối
thoại. Phải biết kiềm chế cảm xúc, đặc biệt là không làm cho cuộc đối thoại bị bế tắc
do tranh luận căng thẳng hoặc nổi nóng, bực tức.
+ Tập trung vào mục đích truyền thơng, khéo léo lái cuộc nói chuyện vào nội
dung chính, chủ để chính, khơng để cuộc nói chuyện sa đã vào chủ để khác, đi chệch
mục đích.
+ Nắm vững các tiêu chuẩn của lời nói qua điện thoại: giọng nói giàu âm diệu,
có sức truyền cảm, thuyết phục. Nói rõ ràng, chính xác, phát âm chuẩn, tránh trường
hợp phát âm sai chính tả.
+ Biết kết thúc cuộc đàm thoại đúng lúc, hợp lý và lịch sự, điều này sẽ để lại ấn
tượng tốt đối với người tham gia truyền thông.
3. Viết thư cá nhân
Trước đây khi internet chưa phổ biến, chưa có các phương tiện thông tin như
máy nhắn tin, điện thoại, facebook, zalo … thì việc trao đổi thơng tin chủ yếu sử
dụng hình thức viết thư và truyền miệng. Trong thời đại ngày nay, cơng nghệ thơng
tin phát triển như vũ bão, có nhiều hình thức truyền tải thơng tin nhanh chóng, việc sử
dụng hình thức viết thư đã giảm đáng kể.
Tuy nhiên khơng thể phủ nhận vai trị và hiệu quả của việc sử dụng phương
thức viết thư để truyền tải thông tin. Vậy viết thư là gì? Khi nào thì viết thư? Viết thư
như thế nào để đạt hiệu quả cao nhất trong truyền thơng?
- Khái niệm

Viết thư là hình thức dùng thư để trình bày nội dung thơng điệp, nhằm truyền
đạt, trình bày, thuyết phục đối tượng hay thơng qua đó đưa ra những đề nghị chia sẻ,
cộng tác trong q trình truyền thơng hướng tới một mục đích nào đó.


14

- Khi nào thì nên viết thư
+ Khi muốn nói thẳng một vấn đề mà vì một lý do nào đó khơng thể hoặc khó
chuyển tải được qua giao tiếp trực tiếp.
+ Khi người làm truyền thơng có nhược điểm về truyền thơng qua ngơn ngữ
nói, như khiếm thính hoặc hạn chế về thời gian gặp gỡ trực tiếp.
+ Khi muốn vận động, có những kiến nghị với các vị lãnh đạo, các nhà hoạch
định chính sách, những người có uy tín trong cộng đồng...
+ Khi muốn tận dụng lợi thế của dạng viết thư để chuyển tải những thông điệp
nhằm tác động vào cả mặt lý trí và tình cảm của đối tượng.
- Viết thư như thế nào?
+ Trước khi viết thư cần tìm hiểu đối tượng nhận thư: họ là ai, tính cách thế
nào, vai trị, sở thích, tâm lý và thị hiếu của họ...
+ Thư cần được viết ngắn gọn, trực tiếp và tập trung vào vấn đề chủ yếu để làm
rõ mục đích viết thư.
+ Ngơn ngữ trong thư phải chính xác, trang trọng, thể hiện tình cảm chân thật,
xưng hơ nhã nhặn, đúng quan hệ, tránh viết theo lối khoa trương hoặc mệnh lệnh.
+ Qua thư, cần làm cho người nhận thu thấy được vai trò quan trọng của họ
trong việc giải quyết những vấn đề mà người làm truyền thông đề nghị, cần bày tỏ
lòng biết ơn nếu được quan tâm đán các vấn đề đã nêu trong thư.
+ Mạnh dạn đề nghị đối tượng trực tiếp trả lời các yêu cầu đã viết trong thư.
+ Có thể viết thư nhiều lần nhằm tạo sự thân thiện và nhắc lại các yêu cầu với
mong đợi giải quyết.
- Để phát huy hiệu quả của việc truyền thơng bằng hình thức viết thư thì người

làm truyền thông cần phải lưu ý thực hiện tốt một số vấn đề đó là:
+ Sau khi viết thư, có thể gọi điện thoại, đến thăm nhà hoặc viết thư khác nếu
chưa nhận được thông tin phản hồi.
+ Không nhất thiết phải quá cầu kỳ, nhưng sau khi viết thư phải bỏ thư vào phong
bì, có dán tem và ghi rõ địa chỉ người gửi để người nhận thư thuận tiện trong việc trả lời.
Có thể gửi thư qua bưu điện hoặc qua thư ký, trợ lý... để đến tay người nhận.
Ví dụ dưới đây về một bức thư được cho là của Tổng thống Abraham Lincoln
gửi thầy giáo của con trai mình.
"Tơi biết, rồi con tơi sẽ phải học rằng không phải tất cả mọi người đều công
bằng, không phải tất cả mọi người đều đúng. Nhưng xin thầy hãy dạy cho cháu biết


15

rằng cứ mỗi tên bất lương ta lại có một người anh hùng, cứ mỗi chính trị gia ích kỷ,
ta sẽ cỏ một nhà lãnh đạo tận tâm. Xin thầy hãy dạy cho cháu biết rằng cứ mỗi kẻ thù
ta lại có một người bạn.
Bài học này sẽ tốn nhiều thời gian, tơi biết, nhưng nếu có thể, xin thầy hãy dạy
cho cháu, là một đơ la kiếm được cịn quý giả hơn nhiều so với năm đô la nhặt được...
Xin thầy hãy dạy cho cháu biết cách chấp nhận thất bại... và cách tận hưởng thành
công. Xin thầy hướng cho cháu tránh xa sự ghen tị, nếu thầy có thể, hãy dạy cho cháu
biết được bí quyết cười thầm. Hãy dạy cho cháu sớm biết rằng kẻ hay bắt nạt người
khác lại là kẻ để bị đánh bại nhất...Hãy dạy cho cháu, nếu thầy có thể, là thế giới
sách rất kỹ diệu. Nhưng hãy cho cháu những khoảnh khắc n tĩnh để suy tư về sự bí
ẩn mn thuở của những cánh chim trên bầu trời, của những chú ong trong ánh
nắng và của những bông hoa trên đồi xanh. Xin thầy hãy dạy cho cháu biết rằng thà
thất bại trong trung thực còn hơn là gian lận... Xin thầy hãy dạy cho cháu có niềm tin
vào chính kiến của mình, dù tất cả mọi người đều cho rằng ý kiến đó là sai... Hãy dậy
cho cháu biết từ tể với những người từ tế và không nhượng bộ với những kẻ hung
bạo. Xin thầy hãy dạy cho con trai tơi sức mạnh để nó khơng chạy theo đám đông khi

người đời chỉ chạy theo thời thế. Xin thầy dạy cho cháu biết lắng nghe tất cả mọi
người... Nhưng thầy cũng dạy cho cháu biết lọc những gì nghe được qua lăng kính
của trung thực và chỉ đón nhận điều hay lẽ phải. Xin thầy hãy dạy cho cháu biết cách
mỉm cười khi cháu buồn bã... Hãy dạy cho cháu biết rằng khóc chẳng có gì phải xấu
hổ. Xin thầy hãy dạy cho cháu biết chế giễu những kẻ hay nhạo báng người khác và
cẩn thận trước cạm bẫy ngọt ngào. Xin thầy hãy dạy cho cháu biết bán thể lực và trí
tuệ cho những người trả giá cao nhất, nhưng không bao giờ bán linh hồn và trái tim
của mình. Xin thầy hãy dạy cho cháu biết ngoảnh tai làm ngơ trước đám đông đang
chế nhạo và đứng thằng người bảo vệ những gì cháu cho là đúng. Xin hãy đối xử nhẹ
nhàng với cháu, nhưng đừng nâng niu chiều chuộng cháu, vì chì có “lửa thử vàng
gian nan thứ sức” mới làm cho cháu trưởng thành. Xin hãy giúp cháu có lịng can
đảm để khơng chần chừ... Hãy giúp cháu có được kiên nhẫn để can đảm lên. Xin thầy
hãy dạy cho cháu biết rằng cháu phải ln có niềm tin tuyệt đối vào bản thân, vì khi
đó cháu sẽ có niềm tin tuyệt đối vào nhân loại.
Đây quả là một yêu cầu quá lớn, nhưng xem những gì thầy có thể làm được
cho con trai tơi... Cháu quá là một cậu bé may mắn, phải không thầy".
Abraham Lincoln.
Có thể dễ dàng nhận thấy rằng, bức thư rất ngắn gọn, xúc tích, ngơn từ rõ ràng,
mạch lạc. Đặc biệt là nội dung bức thư đã thể hiện được gần như toàn bộ những điều
mà Tổng thống Lincoln muốn truyền đạt đến người thầy của con trai mình.


16

4. Vận động hành lang
- Khái niệm
Vận động hành lang là nghệ thuật lợi dụng, khai thác các khả năng, các cơ may
để thuyết phục các nhà hoạch định chính sách, các quan chức Chính phủ, các đại biểu
Quốc hội, các nhà hoạt động văn hóa - xã hội có uy tín hoặc các nhà báo ủng hộ cho
các mục tiêu truyền thơng, từ đó có những tác động làm thay đổi chính sách theo

hướng có lợi cho mục tiêu truvền thơng đã đặt ra.
- Mục đích của vận động hành lang
Vận động hành lang là tác động nhằm thay đổi các chính sách, các chương
trình hành động mang tầm cỡ quốc gia, khu vực, hay tồn cầu, từ đó tác động tích cực
đến việc thực hiện các mục tiêu lớn liên quan đến sự nghiệp hay vấn đề mà các
chương trình truyền thơng theo đuổi.
- Đối tượng của vận động hành lang
Đối tượng của vận động hành lang là các nhà hoạch định chính sách, những
người có khả năng ra quyết định và những người có uy tín, trong cộng đồng hoặc có khả
năng ảnh hưởng đến các nhân vật quan trọng liên quan đến mục tiêu truyền thông.
- Các quy tắc cơ bản của vận động hành lang
+ Xác định rõ mục đích vận động: hướng vào đối tượng nào, nhằm tác động
vào vấn đề cụ thể nào, ở đâu. Ví dụ: cán bộ truyền thơng của một trung tâm truyền
thông và vận động xã hội về dân số, gia đình và trẻ em hướng mục đích vận động
hành lang vào các đại biểu Quốc hội khi Quốc hội đang thảo luận để có các quyết
định trong việc sửa đổi Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.
- Nắm vững đối tượng: cần tìm hiểu kỹ về đối tượng trước khi gặp gỡ, vì cơ hội
và thời gian gặp gỡ là rất ít, người vận động hành lang phải tìm cách để đối tượng
quan tâm, lắng nghe và có thay đổi trong nhận thức, thái độ và đặc biệt là phải làm
cho họ thay đổi các quyết định theo những mục tiêu của nhà truyền thông. Sẽ rất khó
thành cơng nếu khơng có sự chuẩn bị trong khâu nghiên cứu đối tượng.
+ Chuẩn bị tài liệu và cung cấp thông tin cho đối tượng vận động hành lang.
Chú ý tính chính xác, tính thời sự và cơ sở pháp lý của các tài liệu.
+ Chủ động tạo thời gian và thời cơ cho các cuộc tiếp xúc.
5. Tư vấn cá nhân
- Khái niệm
Tư vấn là quá trình tương tác mặt đối mặt giữa người làm cơng tác truyền
thơng với đối tượng nhằm giúp họ có khả năng đưa ra những quyết định lựa chọn các



17

giải pháp cho vấn đề của chính họ, sau khi đã được cung cấp thông tin khách quan,
đồng thời hỗ trợ về mặt tình cảm và phương pháp tiếp cận.
- Các chức năng của tư vấn cá nhân
+ Cung cấp thơng tin: tư vấn góp phần cung cấp thơng tin chính xác, rõ ràng
nhằm nâng cao nhận thức, hoặc thay đổi những quan niệm lệch lạc của đối tượng.
+ Hỗ trợ: tư vấn là quá trình hỗ trợ, giúp đỡ về mặt nhận thức, tâm lý và tình
cảm, hiểu và làm yên lòng đối tượng cần tư vấn.
+ Giải quyết mâu thuẫn: giúp đối tượng giải quyết mâu thuẫn trong vấn đề cụ
thể, với người khác hoặc trong chính bản thân họ.
+ Giải quyết vấn đề: giúp đối tượng phân tích khó khăn, tìm ra những giải
pháp hành động và lựa chọn giải pháp hiệu quả để giải quyết vấn đề, có thể là một gợi
ý thơng qua câu chuyện tương tự của người khác, từ đó đối tượng tư vấn liên tưởng
và tự rút ra những kinh nghiệm cần thiết.
+ Thay đổi hành vi: trang bị các kỹ năng phù hợp, trên cơ sở đó họ có các quyết
định liên quan đến thay đổi hành vi.
- Các bước của tiến trình tư vấn
Bước 1 Tiếp đón niềm nở, tập trung sự chủ ý vào đối tượng với thái độ thân
thiện, lắng nghe và sẵn sàng chia sẻ.
Bước 2 Hỏi thăm tình hình, hồn cảnh của đối tượng bằng những câu hỏi thân
mật, ngắn gọn, dễ hiểu.
Bước 3 Ân cần hướng dẫn những điều mà đối tượng quan tâm.
Bước 4 Kiên trì giúp đỡ, giải thích, thuyết phục đối tượng để họ lựa chọn các
quyết định và các giải pháp.
Bước 5 Giảm sự căng thẳng của đối tượng bằng cách an ủi, giải thích rõ mọi
vấn đề, khuyến khích việc đưa ra các câu hỏi và trà lời dầy đủ, chính xác để đối tượng
yên tâm thực hiện quyết định và giải pháp.
Bước 6 Dặn dò đối tượng những điều cần chú ý khi thực hiện quyết định,
hướng dẫn liên hệ phản hồi và các dịch vụ liên quan đến các quyết định thực hiện.

- Các điều kiện đảm bảo tư vấn có hiệu quả
+ Đảm bảo các điều kiện về nguồn lực: nhân lực, tài chính, tài liệu truyền
thơng và hệ thông dịch vụ đi kèm cho việc thực hiện các quyết định của đối tượng sau
khi được tư vấn. Đây là điều kiện cơ bản nhất, đảm bảo cho các hoạt động tư vấn cá
nhân được thực hiện thành công.
Thực tế việc bảo đảm các điều kiện trên hiện nay còn nhiều nơi chưa đáp ứng


18

được. Trong đó đáng quan tâm là kiến thức, chuyên môn và nghiệp vụ tư vấn của
người làm truyền thông mới chỉ đáp ứng được phần nào nhu cầu, yêu cầu của thực
tiễn. Điều này làm ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả của nội dung truyền thơng.
Ví dụ như việc việc tư vấn về việc sử dụng bao cao su trong phòng tránh thai đối
với một số đồng bào dân tộc thiểu số. Nếu người tư vấn khơng nói rõ cách sử dụng như
thế nào, lấy ví dụ minh họa nhưng ngại khơng nói rõ là phải đeo vào dương vật trước
khi quan hệ, mà chỉ dùng ngón tay minh họa. Kết quả là người được tư vấn dùng bao
cao su đeo vào ngón tay trước khi quan hệ và hiệu quả tránh thai là khơng có.
Vì vậy để nâng cao trình độ chun mơn và nghiệp vụ tư vấn cho người làm
truyền thơng cần phải có sự đồng bộ trong công tác đào tạo và cũng cần phát huy thế
mạnh chuyên sâu về lĩnh vực người làm truyền thông đảm nhiệm. Nâng cao chất
lượng các lớp tập huấn về kỹ năng tư vấn, đồng thời bản thân người làm truyền thông
phải thường xuyên nghiên cứu, tự học hỏi, trau dồi kiến thức, biết rút kinh nghiệm
sau mỗi lần thực hiện một nội dung tư vấn.
- Tạo môi trường tư vấn thuận lợi (về không gian), thời gian. Tư vấn thường
hướng vào các vấn đề mang tính chuyên biệt, hoặc riêng tư, tế nhị, kín đáo. Vì vậy mơi
trường tư vấn thuận lợi (các phòng tư vấn cách biệt, đảm bảo không bị người khác nghe
thấy các câu chuyện...,) là diều kiện vô cùng quan trọng trong tư vấn cá nhân.
- Thực hiện tính bảo mật trong tư vấn cá nhân. Người làm công tác tư vấn cân
tuân thù nguyên tắc bảo mật những thông tin cá nhân - biết lắng nghe, chia sẻ và ln

giữ kín chuyện.
- Người làm tư vấn phải nắm vững các kỹ năng truyền thơng trực tiếp cơ bản như
kỹ năng tìm hiểu, kỹ năng lắng nghe, quan sát, kỹ năng truyền đạt, kỹ năng động viên.
KẾT LUẬN
Truyền thơng nói chung, truyền thơng cá nhân nói riêng có vị trí, vai trị rất
quan trọng trong sự phát triển xã hội ngày nay. Nó tác động vào ý thức xã hội để hình
thành và củng cố một hệ thống tư tưởng chính trị lãnh đạo đối với xã hội; liên kết các
thành viên trong xã hội thành một khối đoàn kết, một chỉnh thể trên cơ sở lập trường,
thái độ chính trị chung. Xã hội càng hiện đại thì truyền thơng càng phát triển mạnh
mẽ, vai trị của nó càng quan trọng hơn bao giờ hết. Chính điều này địi hỏi người làm
truyền thơng cần phải có đạo đức, trình độ, kỹ năng tốt mới có thể đáp ứng được yêu
cầu ngày càng cao của cơng chúng. Vì kỹ năng truyền thơng cá nhân là một trong
những kỹ năng quan trọng bậc nhất, nó là cơ sở quan trọng quvết định chất lượng
truyền thơng nhóm, truyền thơng đại chúng, mạng xã hội và báo chí trong môi trường


19

truyền thơng số. Để hồn thiện và nâng cao kỹ năng truyền thơng cá nhân thì người
làm truyền thơng cần phải trang bị cho mình đầy đủ kiến thức về các phương thức
truyền thông, nắm chắc nguyên tắc và vận dụng linh hoạt, khéo léo các kỹ năng khi
tiến hành một hoạt động truyền thông cá nhân. Trong các kỹ năng nói trên, người làm
truyền thơng khơng được xem nhẹ kỹ năng nào, tuy nhiên người làm truyền thông
cũng cần chú ý, biết khai thác những thế mạnh của mình trong q trình truyền thơng
cá nhân, khơng nên q cầu tồn và vận dụng một cách cứng nhắc sẽ khơng đem lại
hiệu quả cao nhất./.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Truyền thông lý thuyết và kỹ năng cơ bản, PGS, TS Nguyễn Văn Dững (chủ
biên), PGS, TS Đỗ Thị Thu Hằng, NXB Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội, Năm
2012.

2. Lý thuyết truyền thông, PGS, TS Nguyễn Văn Dững (chủ biên), PGS, TS
Đỗ Thị Thu Hằng, Hà Nội 2017.
3. Giáo trình Lý thuyết truyền thơng, PGS, TS Lương Khắc Hiếu, NXB Chính
trị quốc gia – sự thật, Hà Nội 2013.
4. Tài liệu đọc môn lý thuyết truyền thông, Tiến sĩ Vũ Thị Thu Hồng và Tiến sĩ
Trần Thị Hòa.



×