Tải bản đầy đủ (.pdf) (12 trang)

Các biện pháp nâng cao hiệu quả công tác dạy và học môn địa lý 6 (bộ sách kết nối tri thức)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.45 MB, 12 trang )

PHÒNG GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO …
TRƯỜNG TRUNG HỌC ………..
--- – ² ˜ ---

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
ĐỀ TÀI:
CÁC BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC
DẠY VÀ HỌC MÔN ĐỊA LÝ 6
(Bộ sách Kết nối tri thức)

Lĩnh vực: …
Họ và tên tác giả: ….
Đơn vị: ….

Năm học: 20….- 20…


MỤC LỤC
A. MỞ ĐẦU ................................................................................................. 1
1. Lý do chọn đề tài .................................................................................. 1
2. Mục đích nghiên cứu ............................................................................ 2
3. Phạm vi nghiên cứu .............................................................................. 2
4. Đối tượng nghiên cứu ........................................................................... 2
B. NỘI DUNG ............................................................................................. 2
1. Cơ sở lý luận ......................................................................................... 2
2. Cơ sở thực tiễn ...................................................................................... 4
3. Giải pháp thực hiện ............................................................................... 6
Biện pháp 1: Giáo viên chủ động nghiên cứu và soạn giáo án kỹ lưỡng
trước khi đến lớp .......................................................................................... 6
Biện pháp 2: Chọn lọc và đổi mới các hoạt động học tập trong giờ học
Địa lý cho học sinh lớp 6 .............................................................................. 8


Biện pháp 3: Tăng cường tổ chức các hoạt động theo nhóm cho học sinh
trong giờ Địa lý........................................................................................... 11
Biện pháp 4: Vận dụng hiệu quả phương pháp trị chơi học tập trong
q trình dạy học mơn Địa Lý .................................................................... 17
Trò chơi 1: Tự xây dựng lược đồ Việt Nam. .................................. 22
Trị chơi 2: "Ơ chữ kì diệu". ........................................................... 25
Trị chơi 3: Siêu trí tuệ. ................................................................... 27
Trị chơi 4: Chỉ đường giúp tơi với ................................................ 28
Trị chơi 5: Ai nhanh hơn ................................................................ 30
4. Hiệu quả của sáng kiến ....................................................................... 32
C. KẾT LUẬN ........................................................................................... 33
1. Kết luận ............................................................................................... 33
2. Bài học kinh nghiệm ........................................................................... 34
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................ 36


A. MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, là sự nghiệp của Đảng, Nhà nước
và của toàn dân. Đầu tư cho giáo dục là đầu tư phát triển, được ưu tiên đi trước
trong các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội.
Đổi mới căn bản nền giáo dục trước hết phải tích cực đổi mới phương pháp
dạy học, xây dựng nền giáo dục mở, thực học, thực nghiệm, dạy tốt, học tốt, khơi
dậy tiềm năng, trí sáng tạo của học sinh, tránh chạy theo bệnh thành tích. Hội
nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) khẳng định: “Tiếp tục
đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại; phát huy tính
tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của người học; khắc
phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc. Tập trung dạy cách học,
cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri
thức, kỹ năng, phát triển năng lực."

Đổi mới phương pháp dạy học là nhằm nâng cao chất lượng giáo dục. Một
trong những phương pháp đổi mới hiện được các trường THCS đánh giá mang
lại hiệu quả cao là phương pháp thảo luận theo nhóm. Hiện nay, học tập theo
nhóm vừa là một yêu cầu vừa là một phương pháp học được khuyến khích áp
dụng rộng rãi, nhất là đối với học sinh. Trong xu thế hội nhập của đất nước, vai
trò của phương pháp học này càng trở nên quan trọng trong việc góp phần nâng
cao hiệu quả học tập của người học nói riêng và chất lượng giáo dục nói chung.
Hướng đổi mới của phương pháp hiện nay là tích cực hóa hoạt động học tập
của học sinh, khơi dậy và phát triển khả năng tự học nhằm hình thành cho học
sinh tư duy tích cực, độc lập, sáng tạo, nâng cao năng lực phát hiện và giải quyết
vấn đề, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn, tác động đến
tình cảm đem lại niềm tin, hứng thú học tập cho học sinh.
Tuy nhiên, có một thực tế đặt ra hiện nay là làm sao để đổi mới việc học tập
được hiệu quả? Nếu sử dụng phương pháp đổi mới học tập không đúng cách,
không phù hợp với nội dung và thiếu kỹ năng thực hiện thì có thể chỉ mang tính
1


hình thức, gây mất nhiều thời gian, sản phẩm khơng mang tính tập thể, các cá
nhân thiếu tích cực sẽ đùn đẩy cho những người năng nổ, nhiệt tình...Chính vì
vậy, tôi chọn đề tài: “Các biện pháp nâng cao hiệu quả công tác dạy và học môn
Địa Lý 6 ” dựa theo bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống.
2. Mục đích nghiên cứu
- Gây hứng thú trong học tập cho HS, kích thích tính tự giác và say mê học
tập mơn địa lí cho học sinh.
- Rèn kĩ năng sử dụng và phương pháp học tập theo nhóm; trách nhiệm thực
hiện các hoạt động của nhóm.
- Góp phần nâng cao hiệu quả học tập của người học nói riêng và chất lượng
giáo dục nói chung.
3. Phạm vi nghiên cứu

- Đề tài xoay quanh việc nghiên cứu giảng dạy và học tập với việc tìm tịi và
áp dụng thực nghiệm đưa ra một số biện pháp từ kinh nghiệm giảng dạy qua nhiều
năm công tác để giúp học sinh THCS nói chung cũng như học sinh Trường THCS
............ nói riêng học tốt mơn Địa lí
4. Đối tượng nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu là học sinh trung học cơ sở - Lớp 6.
- Vấn đề “Các biện pháp nâng cao hiệu quả công tác dạy và học môn Địa Lý
6"
B. NỘI DUNG
1. Cơ sở lý luận
Đổi mới phương pháp dạy học theo định hướng tích cực hóa hoạt động học
tập của học sinh khơng có nghĩa là loại bỏ các phương pháp dạy học hiện có và
thay vào đó là các phương pháp mới hiện đại, bởi các phương pháp hiện có như
thuyết trình, giảng giải, vấn đáp... vẫn rất cần thiết trong quá trình dạy học. Vấn
đề là phải tìm ra cách vận dụng và phối hợp các PPDH một cách linh hoạt nhằm
phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh trong học tập. Cần kế thừa
và phát huy những mặt tích cực các phương pháp dạy học truyền thống đồng thời
2


phải học hỏi, vận dụng một số PPDH mới phù hợp với hoàn cảnh, điều kiện dạy
học ở nước ta hiện nay.Để đạt được mục đích đó thì người giáo viên và học sinh
cần phải thực hiện tốt các vấn đề sau:
* Đối với giáo viên
Trong soạn, giảng phải có sự vận dụng linh hoạt các PPDH, phải biết kết hợp
nhuần nhuyễn các PPDH mới sao cho phù hợp, logic, thể hiện được vai trị của
người giáo viên khơng phải đơn thuần là truyền đạt kiến thức mà phải trở thành
người thiết kế, phải hình dung được thiết kế bài dạy của mình một cách tường
tận, chi tiết.
Tuỳ vào từng nội dung tiết học để giáo viên có một cách thiết kế giáo án

riêng. Phải biết cách tổ chức lớp học như hoạt động cá nhân, hoạt động chung cả
lớp, hoạt động theo nhóm nhỏ... Là người dẫn dắt học sinh giải quyết những tình
huống có vấn đề, biết khơi dậy và kích thích trí tị mị, lịng ham muốn các kiến
thức địa lí. Bên cạnh đó, trong q trình dạy học cũng phải sử dụng nhiều phương
tiện dạy học phù hợp với nội dung bài dạy, đồng thời hướng dẫn học sinh cách
khai thác kiến thức từ các phương tiện học tập địa lí khác nhau như bản đồ, biểu
đồ, tranh ảnh, băng hình..., khuyến khích, động viên thành tích học tập của học
sinh.
* Đối với học sinh:
Cần phải có sự đổi mới trong cách học, phải giác ngộ mục đích học tập, chủ
động, sáng tạo, có ý thức trách nhiệm về hoạt động học tập của mình, phải biết tự
học và học mọi nơi, mọi lúc khi cảm thấy cần thiết.
Cần biết rõ mục đích, yêu cầu của giờ học, khơng chỉ về kiến thức mà cịn
cả về kĩ năng địa lí và những thao tác tư duy cần vận dụng như tư duy biện chứng,
tư duy logic, nắm bắt được các sự vật hiện tượng, mối quan hệ nhân quả... Phải
làm quen dần với cách độc lập suy nghĩ để chiếm lĩnh kiến thức bài học.
Dành thời gian thích đáng để tự làm việc, nghiên cứu với SGK (kênh hình,
kênh chữ), với tập bản đồ, qua các thông tin đại chúng như tranh ảnh, đài báo và

3


3. Giải pháp thực hiện
Biện pháp 1: Giáo viên chủ động nghiên cứu và soạn giáo án kỹ lưỡng
trước khi đến lớp
- Xây dựng được kế hoạch hoạt động của giáo viên và học sinh một cách hợp
lí, kế hoạch này được thể hiện ở giáo án của giáo viên. Việc soạn giáo án phải
theo một quy trình gồm nhiều bước nhằm định ra các hoạt động và dự kiến thực
hiện các hoạt động đó.
- Trước hết giáo viên cứu kĩ bài học trong SGK (cả kênh hình và kênh chữ)

để xác định kiến thức và kĩ năng cơ bản của bài, xác định được mục tiêu bài học.
Mục tiêu đề ra là cho học sinh, do học sinh thực hiện, chính học sinh thơng qua
các hoạt động học tập tích cực phải đạt được những mục tiêu áy. Giáo viên là
người chỉ đạo, tổ chức, hướng dẫn, trợ giúp học sinh đạt tới đích dự kiến của bài
học.
- Căn cứ vào mục tiêu, nội dung của bài, trình độ của học sinh và các phương
tiện dạy học hiện có, giáo viên cần dự kiến các hoạt động giúp học sinh tự lực
chiếm lĩnh nội dung bài học. Trước hết giáo viên cần xem xét nội dung nào có
thể cho học sinh tự lực tìm tịi, khai thác để đi đến kiến thức mới. Để có thể phát
huy tính tích cực học tập của học sinh trong khâu soạn bài cần coi trọng việc
chuẩn bị các câu hỏi, cần tránh khuynh hướng hình thức, đặt các câu hỏi dễ, vụn
vặt hoặc các câu hỏi quá khó.
- Giáo viên dự kiến các hoạt động của học sinh (sử dụng bản đồ, lược đồ, mơ
hình...) để giải quyết các vấn đề, trả lời các câu hỏi, hình thành các bài tập do giáo
viên nêu ra. Dự kiến những gợi ý để học sinh có thể tiếp cận và phát hiện kiến
thức mới.
- Dự kiến hình thức tổ chức học tập của học sinh (cá nhân hay theo nhóm,
lớp...) và thời gian làm việc của học sinh. Tùy theo nội dung các vấn đề, các bài
tập, các câu hỏi đặt ra dễ hay khó, đơn giản hay phức tạp mà giáo viên yêu cầu
học sinh làm việc cá nhân hay theo nhóm và thời gian dành cho mỗi hoạt động
nhiều hay ít.
6


Ví dụ: Bài 13 “Các dạng địa hình chính trên Trái Đất. Khống sản”
(trang 135 Địa lí 6 sách Kết nối tri thức với cuộc sống)

Bài này gồm hai phần:
1. Phân biệt được các dạng địa hình chính trên Trái Đất
2. Kể tên được một số loại khoáng sản

Cả hai phần này đều có thể hướng dẫn học sinh tự lực khai thác và chiếm
lĩnh kiến
Phần 1: Phân biệt được các dạng địa hình chính trên Trái Đất
- Vấn đề đặt ra cho học sinh: xác định các dạng địa hình chính của châu Á
trên bản đồ.
- Dự kiến hoạt động của học sinh: Xác định các dạng địa hình chính của châu
Á, các điểm cực Bắc, Nam, Đơng, Tây trên lược đồ SGK và trên bản đồ treo
tường.
- Dự kiến hình thức hoạt động: Học sinh làm việc cá nhân, thời gian 3 phút
Phần 2: Đặc điểm khoáng sản:
- Câu hỏi đặt ra cho học sinh: Đặc điểm khoáng sản châu Á?

7


- Dự kiến hoạt động của học sinh: Tìm hiểu đặc điểm khống sản qua hình
5 sách Kết nối tri thức với cuộc sống.
- Dự kiến hình thức hoạt động: Học sinh làm việc theo nhóm, thời gian 5
phút.
Tóm lại: Bài soạn của giáo viên được thể hiện ở giáo án gồm ba phần: (Mục
tiêu bài học, phương tiện dạy học, hoạt động của giáo viên và học sinh trên lớp).
Biện pháp 2: Chọn lọc và đổi mới các hoạt động học tập trong giờ học
Địa lý cho học sinh lớp 6
Dạy học thông qua tổ chức các hoạt động của học sinh
* Tổ chức và hướng dẫn học sinh hoạt động với các phương tiện dạy học địa
lí như bản đồ, mơ hình, tranh ảnh địa lí, băng hình..., giáo viên hướng dẫn học
sinh khai thác kiến thức từ các phương tiện dạy học qua đó học sinh vừa rèn luyện
các kỹ năng, vừa có kiến thức mới:
Cụ thể:
- Đối với bản đồ, lược đồ: đó là nguồn kiến thức quan trọng và được coi như

cuốn sách Địa lí thứ hai của học sinh. Tổ chức cho học sinh làm việc với bản đồ,
biểu đồ, giáo viên cần lưu ý hướng dẫn học sinh khai thác kiến thức từ bản đồ,
biểu đồ: như đọc tên trên bản đồ để biết đối tượng địa lí thể hiện trên bản đồ là
gì. Đọc bảng chú giải để biết người ta thể hiện đối tượng đó trên bản đồ như thế
nào. Dựa vào các ký hiệu, màu sắc trên bản đồ để xác định vị trí các đối tượng
địa lí. Dựa vào bản đồ kết hợp với các kiến thức địa lí, vận dụng các thao tác tư
duy để phát hiện mối quan hệ địa lí khơng thể hiện trực tiếp trên bản đồ:
Ví dụ: Hướng dẫn học sinh khai thác kiến thức từ bản đồ bài 14 "Thực
hành: Đọc lược đồ địa hình tỷ lệ lớn và lát cắt địa hình đơn giản" (trang 139
Địa lí 6 sách Kết nối tri thức với cuộc sống)
- Tên bản đồ: Lược đồ địa hình tỉ lệ lớn

8


ra phương án thích hợp nhất thì mới sơi nổi, có sự cạnh tranh, điều này kích thích
được khả năng tư duy, tìm tịi, sáng tạo của học sinh.
* Cách chia nhóm.
- Chia nhóm theo mức độ.
Có nhiều cách chia nhóm khác, nhưng tơi chỉ nêu ra một số cách điển hình
mà bản thân đã áp dụng có hiệu quả.
+ Nhóm tương trợ: Xếp những học sinh có trình độ và năng lực khác nhau
(khá giỏi và trung bình- yếu) vào một nhóm, để học sinh khá giỏi có thể hỗ
trợ cho học sinh yếu.
+ Nhóm theo trình độ: Những học sinh cùng năng lực và trình độ sẽ ngồi
một nhóm. Nhiệm vụ của các nhóm này là thảo luận những vấn khó, cần có sự tư
duy, suy luận, lí giải. (dạng câu hỏi tư duy lãnh thổ).
Chẳng hạn: Khi dạy bài 2 “Bản đồ. Một số lưới kinh, vĩ tuyến. Phương
hướng trên bản đồ” (trang 104 Địa lí 6 sách Kết nối tri thức với cuộc sống)
GV có thể đặt các câu hỏi thảo luận cho các nhóm như sau:

- Nhóm HS trung bình - yếu: Vĩ tuyến nào dài nhất? Vĩ tuyến nào ngắn nhất?
- Nhóm khá - giỏi: Độ dài kinh tuyến gốc so với các kinh tuyến khác như thế
nào?
- Ưu điểm: Giáo viên có thời gian giúp đỡ, hỗ trợ những nhóm có trình độ
yếu và phát huy tính tự lập cho nhóm khá giỏi. Hạn chế: Trong các tiết dạy trên
lớp sự thay đổi nhóm sẽ liên quan đến vị trí ngồi của học sinh trong lớp, làm mất
trật tự, tốn nhiều thời gian.
Bên cạnh đó, cịn 2 cách để chia nhóm đang được áp dụng rộng rãi đó là chia
nhóm để cho mỗi nhóm nghiên cứu chuyên sâu một nội dung vấn đề hoặc tất cả
các nhóm cùng nghiên cứu một nội dung vấn đề mà ta vẫn thường quen gọi là
cách chia nhóm chuyên sâu và nhóm đồng việc.
+ Nhóm chuyên sâu: là mỗi nhóm chỉ nghiên cứu chuyên sâu 1 vấn đề, một
nội dung của bài học.
12


Ví dụ: Khi dạy bài 2 “Bản đồ. Một số lưới kinh, vĩ tuyến. Phương hướng
trên bản đồ” (trang 104 Địa lí 6 sách Kết nối tri thức với cuộc sống)

13


Giáo viên chia lớp thành 5 nhóm, mỗi nhóm nghiên cứu sâu đặc điểm của
mỗi yếu tố cơ bản của bản đồ. Cụ thể:
Nhóm 1: Một số lưới kinh vĩ tuyến của bản đồ thế giới
Nhóm 2: Kí hiệu bản đồ và chú giải bản đồ
Nhóm 3: Tỉ lệ bản đồ
Nhóm 4: Phương hướng bản đồ
Nhóm 5: Một số bản đồ thơng dụng
+ Nhóm đồng việc: là giao nhiệm vụ cho tất cả các nhóm nghiên cứu cùng

một vấn đề.
Ví dụ: Khi dạy bài 5 “Lược đồ trí nhớ” (trang 113 Địa lí 6 sách Kết nối tri
thức với cuộc sống)
Giáo viên chia lớp thành 6 nhóm nhỏ trong đó tất cả các nhóm đều cùng thảo
luận, trả lời các câu hỏi sau:

14


37



×