Tải bản đầy đủ (.docx) (25 trang)

Tiêu luận lich sử báo chí việt nam lục tỉnh tân văn một trong những tờ báo

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (636.2 KB, 25 trang )

TIỂU LUẬN
MƠN: LỊCH SỬ BÁO CHÍ
Đề tài:

LỤC TỈNH TÂN VĂN: MỘT TRONG NHỮNG TỜ BÁO
TIÊU BIỂU CỦA NAM KỲ TRƯỚC NĂM 1945


MỤC LỤC

MỞ ĐẦU...........................................................................................................1
Chương 1: LỊCH SỬ RA ĐỜI VÀ PHÁT TRIỂN CỦA BÁO LỤC TỈNH
TÂN VĂN.........................................................................................................3
1.1. Các khái niệm........................................................................................3
1.1.1. Lục tỉnh.............................................................................................3
1.1.2. Tân văn.............................................................................................3
1.1.3. Lục tỉnh Tân văn...............................................................................3
1.2. Chế độ báo chí ở Nam Kỳ trước năm 1945.........................................3
1.3. Sự ra đời và lịch sử phát triển của “Lục tỉnh Tân văn”.....................5
1.3.1. Sự ra đời của “Lục tỉnh Tân văn”....................................................5
1.3.2. Lịch sử phát triển của Lục tỉnh Tân văn...........................................6
Chương 2: ĐẶC ĐIỂM NỔI BẬT CỦA BÁO LỤC TỈNH TÂN VĂN........12
2.1. Đặc điểm của tờ báo Lục tỉnh Tân văn.............................................12
2.1.1. Về hình thức....................................................................................12
2.1.2. Về nội dung.....................................................................................12
2.2. Người sáng lập Lục tỉnh Tân văn.......................................................13
2.3. Các tác phẩm đăng tải trên “Lục tỉnh Tân văn”.............................15
2.3.1. Về hình thức....................................................................................15
2.3.2. Về nội dung.....................................................................................17
Chương 3: Ý NGHĨA VAI TRÒ CỦA BÁO LỤC TỈNH TÂN VĂN ĐỐI
VỚI NỀN BÁO CHÍ CÁCH MẠNG HIỆN NAY.........................................20


3.1. Ý nghĩa và vai trị của Lục tỉnh Tân văn..........................................20
3.2. Bài học kinh nghiệm...........................................................................21
KẾT LUẬN.....................................................................................................22
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................23


MỞ ĐẦU
Báo chí Việt Nam ngày càng giữ vai trị đặc biệt trong việc nâng cao
trình độ mọi mặt của nhân dân. Báo chí đảm bảo thong tin cho nhân dân về tất
cả các vấn đề, sự kiện của đời sống xã hội và đời sống xung quanh với một
phạm vi rộng lớn, tham gia vào việc hình thành dư luận đúng đắn. Mặt khác,
báo chí tham gia vào quá trình tìm tịi, phát hiện những con đường, phương
pháp hợp lý nhằm giải quyết các nhiệm vụ thực tiễn của cuộc sống.
Nhìn lại nền báo chí Việt Nam từ khởi thủy đến trước năm 1945, chúng
ta có thể thấy rằng giai đoạn khởi nguyên của Báo chí Việt Nam đã phát triển
rất phong phú với đa dạng các phong cách, khuynh hướng khác nhau. Và nếu
như quan điểm rằng: “Lịch sử báo chí như một bộ phận của lịch sử dân tộc…
Báo chí là người thư ký trung thành của cuộc sống, phản ánh toàn bộ những
biến động lịch sử dân tộc” [1] thì giai đoạn này nền báo chí có nhiều biến
động nhất do những nhân tố lịch sử.
Trong suốt thời kỳ phát triển, báo chí Việt Nam trong giai đoạn này đã
để lại cho những người làm báo đời sau nhiều kinh nghiệm quý báu. Đó là bài
học về cách làm báo trong hoàn cảnh chiến tranh, bị bọ thực dân kiểm duyệt
gắt gao; là phương pháp làm báo trong khi những điều kiện cơ sở vật chất,
khoa học kỹ thuật cịn nghèo nàn lạc hậu, thậm chí mới manh nha xuất hiện…
Tất cả những lý do đó cho thấy sự quan trọng khi thực hiện khảo sát, nghiên
cứu và rút ra kinh nghiệm từ giai đoạn báo chí trước năm 1945 qua một tờ báo
cụ thể.
Tiểu luận “Lục tỉnh Tân văn: Một trong những tờ báo tiêu biểu của
Nam Kỳ trước năm 1945” giúp mọi người có cái nhìn sâu sắc và tồn diện

hơn về nền báo chí nước nhà trong thời kỳ đó. Đề tài của tiểu luận không phải
là một vấn đề mới phát hiện mà là tổng hợp từ những điều đã có để rút ra vấn
đề. Trong quá trình nghiên cứu, triệt để sử dụng các phương pháp phân tích,
hệ thống, tổng hợp, so sánh. Hy vọng nhận được lời đóng góp, nhận xét của

1


thầy/ cô giáo cùng các bạn để tiểu luận này thực sự trở thành một tài liệu học
tập được sử dụng trong q trình học tập mơn học.

2


Chương 1: LỊCH SỬ RA ĐỜI VÀ PHÁT TRIỂN CỦA
BÁO LỤC TỈNH TÂN VĂN
1.1. Các khái niệm

1.1.1. Lục tỉnh
“Lục tỉnh” là tên gọi miền Nam việt Nam thời kỳ nhà Nguyễn độc lập,
tức là khoảng thời gian từ năm 1832 (cải cách hành chính của Minh Mạng)
tới năm 1862 (khi Pháp chiếm 3 tỉnh miền Đông) và năm 1867 (kh Pháp
chiếm nốt 3 tỉnh miền Tây). Đương thời, người Pháp gọi Nam Kỳ Lục tỉnh
bằng cái tên Basse – Cochinchine (tức là vùng Cochinchine “hạ” hay vùng
Hạ Đàng Trong).
Vua Minh Mạng năm 1832 đã đổi các trấn thành tỉnh, đặt ra Nam Kỳ
và chia đất Nam Kỳ, vốn trước là tổng trấn Gia Định, thành 6 tỉnh tên gọi là
Nam Kỳ Lục tỉnh hay Lục tỉnh. Đó là các tỉnh:
Phiên An, sau đổi thành Gia Định (tỉnh lỵlà tỉnh thành Sài Gòn),
Biên Hòa (tỉnh lỵ là tỉnh thành Biên Hòa),

Định Tường (tỉnh lỵ là tỉnh Mỹ Tho, ở miền Đông),
Vĩnh Long (tỉnh lỵ là tỉnh thành Vĩnh Long),
An Giang (tỉnh lỵ là tỉnh thành Châu Đốc),
Hà Tiên (tỉnh lỵ là tỉnh thành Hà Tiên, ở miền Tây).
Trong dân gian, còn chia thành ba tỉnh miền Đông gồm Gia Định, Định
Tường, Biên Hòa và ba tỉnh miền Tây gồm Vĩnh Long, An Giang, Hà Tiên.
1.1.2. Tân văn
“Tân văn” theo nghĩa Hán Việt nghĩa là báo chí.
1.1.3. Lục tỉnh Tân văn
Ý nghĩa tên Lục tỉnh Tân văn chính là chỉ báo chí chủ yếu đưa tin của 6
tỉnh Nam Kỳ.
1.2. Chế độ báo chí ở Nam Kỳ trước năm 1945

Ngược hẳn với truyền thống chung của văn hóa Việt Nam là truyền từ
Bắc vào Nam, báo chí Việt Nam lại từ Nam truyền ra Bắc. Lịch sử báo chí

3


Việt Nam đã khởi sự từ đất Nam Kỳ Lục Tỉnh; những tờ báo Việt ngữ đầu
tiên của nước ta đều ra đời tại miền Nam, trước những tờ báo đầu tiên ở miền
Bắc khoảng độ 20 năm. Và điều này gắn liền với lịch sử nước Việt.
Trong hơn 80 năm cai trị, thực dân Pháp đã thực thi những chính sách
báo chí khơng đồng nhất ở Tam Kỳ. Với các hiệp ước Harmand (1883) và
Patenôtre (1884), Nam Kỳ thực sự là xứ thuộc địa trực trị, một “hạt” của nước
Pháp ở Viễn Đơng. Điều này có trong âm mưu “tách Nam Kỳ” khỏi vấn đề
Việt Nam ngay trong khi chúng mới nổ súng xâm lược.
Nhưng cũng chính vì thế, xứ Nam Kỳ lẽ ra phải được hưởng luật báo
chí 29-7-1881, luật thừa nhận “tự do báo chí” (tên là “Loi du 29 Juillet 1881,
sur la liberté de la Presse”) [2] vì luật này cho phép áp dụng tại chính quốc

cũng như tại Angiêri và các xứ thuộc địa khác. Các điều 5, 6, 7 của Luật 1881
quy định: dù báo chí xuất bản bằng tiếng Pháp hay tiếng bản xứ đều tự do,
muốn ra báo khơng cần phải có một điều kiện nào ngoài việc viên quản lý
(sau này là Giám đốc báo) phải có quốc tịch Pháp, đã thành niên và có báo,
báo hợp lý với Sở Biện lý.
Nhưng bọn thực dân sớm thấy ngay sự “nguy hiểm” của luật trên. Một
mặt, chúng vẫn thừa nhận cho báo chí tiếng Pháp được tự do xuất bản, mặt
khác chúng tung ra Sắc lệnh ngày 30-12-1898 buộc tất cả các báo tiếng Việt,
chữ Trung Hoa và các tiếng khác phải có giấy phép trước khi xuất bản.
Chính vì sự khắc nghiệt này nên ở Nam Kỳ, nhiều tờ báo đều do người
khác đứng tên, dù cho đó là sự “tính tốn” của giới thực dân, hay chính là sự
khơn khéo của những người yêu nước khi ra báo; từ tờ Gia Định báo (1865)
của E.Poteau, Đại Nam Đồng văn nhật báo (1893) của F.H.Schneider, Nơng
cổ Mín đàm (1901) của Caravaggio, Lục tỉnh Tân văn (1907) của Schneider,

Tất nhiên, việc xuất bản báo, nhất là báo tiếng Việt cịn khó khăn và
phức tạp hơn ở Bắc Kỳ và Trung Kỳ. Từ đó, các cuộc đấu tranh địi tự do báo

4


chí ln ln là mục tiêu chung của các phong trào u nước và của chính
giới báo chí.
Ngồi những người làm báo, các quản lý báo chí là người Pháp như
E.Poteau, Cavanaggio, F.H.Schneider, thì ở Sài Gịn dần xuất hiện những
người làm báo đầu tiên mà phần lớn trong số họ buổi ban đầu là người công
giáo: Trương Vĩnh Ký, Trương Minh Ký, Lương Khắc Ninh, Nguyễn Văn
Của, Trần Chánh Chiếu (Gilbert Chiếu), Lê Văn Trung, Nguyễn Chánh Sắt,
Nguyễn Đồng Trụ...
Tuy nhiên, ngoài lý do luật pháp kể trên cũng còn phải kể đến

một số nguyên nhân khác nữa để khẳng định “Nam Kỳ là cái nôi đầu tiên của
báo chí Việt Nam”. Có thể thấy, chữ Quốc ngữ vào giai đoạn này đã phát
triển tới trình độ có thể sử dụng để diễn tả được gần như tất cả mọi ý niệm
cũng như mọi hình thức văn chương. Thêm vào đó, nghề in theo lối hoạt bản
– chữ rời đã phát triển khá mạnh ở Nam Kỳ với rất nhiều nhà in mà chủ nhân
phần lớn là người Pháp; người giàu nhất trong giới chủ nhà in này chính là
ông F. H. Schneider, về sau là chủ nhân của nhiều tờ báo Việt ngữ ở Nam Kỳ
(và cả ở Bắc Kỳ ln) trong đó có tờ Lục tỉnh Tân văn.
Nam Kỳ - Sài Gịn trở thành cái nơi đầu tiên của báo chí Việt Nam bởi
lẽ đơn giản, báo chí là “con đẻ” đầu tiên của nền văn minh phương Tây mà
mảnh đất này chịu ách thực dân đầu tiên ở nước ta.
1.3. Sự ra đời và lịch sử phát triển của “Lục tỉnh Tân văn”

1.3.1. Sự ra đời của “Lục tỉnh Tân văn”
Báo Lục tỉnh Tân văn ra số đầu ngày 14-11-1907, do Francois Henri
Schneider sáng lập, đây cũng là một người Pháp từng xuất bản tờ Đại Nam
Đồng văn nhật báo ở Bắc Kỳ, về sau đổi thành Đăng Cổ Tùng báo.[3]
Báo Lục tỉnh Tân văn ra đời với các đặc tính như sau:
- Tồ soạn: số 4 đường Amiral Krantz [4]
- Biên tập: ông Schneider giao cho ông Pierre Jantet, một công chức
Pháp, điều khiển tổng quát. “Ông Pierre Jantet đã cộng tác với một bộ biên
5


tập tồn người Viẹt Nam, gồm các ơng Phạm Duy Tốn, Nguyễn Bá Trạc, Thọ
An, Thiện Đắc, Giác Ngã…” [5]
- Định kỳ: mổi tuần ra một lần vào ngày Thứ Năm
- Khổ giấy: 16 trang, trên giấy khổ 19x28 cm.
- Giá bán:


+ Mua mặc [6]: 12 tháng 5$00

+ 6 tháng 3$00, mua chịu: 12 tháng 8$00
+ 6 tháng 5$00 không bán 3 tháng
+ Giá bán lẻ từ số: 0$10
Lục tỉnh Tân văn thời gian đầu mỗi tuần ra một số. Sau này, báo ra tuần
3 số vào thứ hai, thứ tư và thứ sáu. Năm 1921, khi tờ Nam Trung Nhật báo
sáp nhập vào, chuyển thành nhật báo. Báo ngừng xuất bản khoảng cuối năm
1944.
Ưu điểm nổi bật của Lục tỉnh Tân văn là cổ vũ long yêu nước, chống
Pháp và bọn phong kiến tay sai, chống tư tưởng vong bản.
Tờ báo tỏ ra có nhiều kinh nghiệm trong việc cổ vũ chấn hưng dân trí,
dân khí, hợp quần kinh doanh chống lại sự độc quyền của tư bản Pháp, sự
cạnh tranh của tư bản người Hoa, người Ấn.
Lục tỉnh Tân văn là tờ báo có uy tín nhất ở Nam Kỳ trong bước khởi
đầu của nghề làm báo. Nhiều cây bút của xứ Bắc và Trung đã từng vào Sài
Gòn để học tập nghề làm báo của tờ này, từ Nguyễn Văn Vĩnh, Phan Khôi,
đến Trần Huy Liệu, Tản Đà,…
1.3.2. Lịch sử phát triển của Lục tỉnh Tân văn
Qua đầu năm 1908, ông Schneider đã mời ông Trần Chánh Chiếu làm
Chủ bút cho tờ Lục tỉnh Tân văn (như vậy vào lúc đó ơng Trần Chánh Chiếu
làm Chủ bút cho cả 2 tờ báo, tờ Lục tỉnh Tân văn và tờ Nơng Cổ Mín Đàm).
Ơng Trần Chánh Chiếu, xuất thân từ một gia đình giàu có ở Rạch Giá, sau
một thời gian làm công chức, đã khẩn hoang đất ở huyện Giồng Riềng và trở
thành đại điền chủ. Ông có quốc tịch Pháp nên cũng thường được biết dưới
tên Gilbert Chiếu. Ông là một nhân vật cột trụ của Phong trào Duy Tân và
6


Đông du tại Nam Kỳ, đã thành lập các cơ sở kinh tài như Nam Trung Khách

Sạn ở Sài Gòn, Minh Tân Khách Sạn và Công Ty Nam Kỳ Minh Tân Công
Nghệ ở Mỹ Tho, Hảng Xà bông Con Vịt (Savon Canard). [7]
Trong 50 số đầu do Trần Chánh Chiếu làm chủ bút, phầnh chính yếu
của Lục tỉnh Tân văn là vận động cho cuộc “Minh Tân” bao gồm những bài
kêu gọi, giải thích, châm biếm, tranh luận, thơ phú và cũng có những bài có
tính chất tranh đấu gián tiếp chống chính quyền thuộc địa và tay sai đắc lực
của thực dân. Vì lập trường này, tờ Lục tỉnh Tân văn bị chính quyền Pháp
theo dõi chặt chẽ và cuối năm 1908, Chủ bút Trần Chánh Chiếu bị nhà cầm
quyền Pháp bắt giam, và tờ Lục tỉnh Tân văn phải chấm dứt đường lối chính
trị tiến bộ đó.
Sau đó, ông Lương Khắc Ninh, người tốc cáo ông Trần Chánh Chiếu
qua thay ông làm chủ bút Lục tỉnh Tân văn. Ông Lương Khắc Ninh sinh năm
1862 tại làng An Hội, tổng Bảo Hựu, Bến Tre; là con của ông Lương Khắc
Huệ, người gốc Quảng Nam nổi tiếng nghề thuốc. Lúc nhỏ ông Ninh học chữ
Hán, về sau học chữ quốc ngữ và chữ Pháp. Năm 1989, ông được bổ thông
ngôn tại tòa án tỉnh, rồi được cử vào Hội đồng tỉnh Bến Tre. Ơng làm chủ bút
Nơng cổ Mín đàm từ khi báo mới xuất bản, ngày 1-8-1901. Năm 1906, ông
Trần Chánh Chiếu thay ông làm chủ bút Nông cổ Mín đàm. Đến khi ơng Trần
Chánh Chiếu bị bắt tháng 10-1908, ông lại thay ông Chiếu làm chủ bút Lục
tỉnh Tân văn.
Kể từ năm thứ tư (1910), số 142, ra ngày Thứ Năm 13-10-1910, nhằm
ngày 11 tháng 9 năm Canh Tuất, tờ Lục tỉnh Tân văn có thêm Phần phụ lục
gồm 12 trang. Qua năm sau, 1911, tòa soạn báo Lục tỉnh Tân văn dọn về nhà
số 7 Boulevard (Đại lộ) Norodom. Trong thời gian này tờ báo càng ngày càng
tăng thêm phần tin tức về kinh tế, với nhiều bài vở về nền canh nông ở Nam
Kỳ, đăng cả bảng thống kê về thương trường của Nam Kỳ, với các con số
xuất cảng về lúa, gạo, tấm, tiêu, vv. Đồng thời tờ báo cũng thay đổi định kỳ,
lúc đầu ra mỗi tuần 2 lần vào các ngày Thứ Năm và Chúa Nhựt, sau đó tăng
7



lên 3 lần, vào các “ngày thứ Hai, thứ Tư và thứ Sáu. Giá bán mỗi số là 0,04
đồng. Đồng thời, trong các trang quảng cáo, báo Lục tỉnh Tân văn bắt đầu cho
in hình đen trắng các món đồ vật được quảng cáo. Vào tháng 7/1913, tờ Lục
tỉnh Tân văn ra thêm một ấn bản cho Bắc Kỳ và đặt tên là Đơng Dương Tạp
Chí, theo như ngun văn tin vui đã đăng trên trang nhứt của số báo 281, ra
ngày 3-7-1913, như sau: “Hỉ Tín. Bổn báo chủ nhơn ra Bắc Kỳ mới thiết lập
tờ phụ Lục Tỉnh Tân Văn đặt tên ĐƠNG DƯƠNG TẠP CHÍ (chữ Quốc ngữ),
ngày thứ năm mỗi tuần phát hành một số. Định giá bán: Mỗi năm là 6$00,
Sáu tháng 4$00, Bán lẽ mỗi số 0$15. Quán tại đường Carreau số 20 Hànội.
Trong Lục-châu ai muốn mua thì gởi bạc cho quán Lục Tỉnh Tân Văn cũng
được.”
Sang đầu năm 1918, toà soạn báo Lục tỉnh Tân văn được dọn về số nhà
162 đường Pellerin. [8]
Năm 1919, tờ LTTV có một vị Chủ bút mới là ông Lê Hoằng Mưu.
Cũng trong năm này, ông Schneider đã già yếu nhiếu, ông quyết định trở về
Pháp để sống những năm cuối đời và nhượng lại tất cả những cơ sở thương
mại của ông ở Bắc và Nam Kỳ cho chính phủ. Từ số báo 630, ngày 16-51919, nhằm ngày 27 tháng 4 năm Kỷ Mùi, trên măng-xét của tờ Lục tỉnh Tân
văn có ghi rõ như sau: Directeur politique (Giám đốc Chính trị) L. Marty. Đến
số báo 633, ra ngày 4-6-1919, nhằm ngày 27 tháng 5 năm Kỷ Mùi, trên măngxét của tờ Lục tỉnh Tân văn, sau tên của L. Marty, có ghi thêm: Adm. Gérant:
Nguyễn Văn Của. (Adm. = viết tắt cho chữ Administrateur; vậy Adm. Gérant
tức là Quản Lý Hành Chánh, tức là Chủ nhiệm). Tòa soạn của báo Lục tỉnh
Tân văn được chuyển về số nhà 157 đường Catinat (1er étage = Lầu 1); địa
chỉ mới nầy chính là nhà in Imprimerie de l’Union của ông Nguyễn Văn Của.
Một năm sau, ông Nguyễn Văn Của điều đình và mua lại của chính phủ
tờ báo Lục tỉnh Tân văn. Từ số 727, ra ngày Thứ Sáu 30-1-1920, nhằm ngày
10 tháng 12 năm Kỷ Mùi, trên măng-xét của tờ Lục tỉnh Tân văn chỉ cịn tên
ơng Nguyễn Văn Của là Adm. Gérant. Vì là chủ nhà in / nhà xuất bản, ông
8



Nguyễn Văn Của quen biết nhiều giới thương gia (nhờ đó số thu về quảng cáo
ngày càng nhiều), ơng lại có giao thiệp rộng với giới cơng chức nên tờ Lục
tỉnh Tân văn phát triển rất mạnh, số độc giả tăng lên rất nhiều, ngay cả số độc
giả mua báo dài hạn. Một phần nữa cũng do một số tờ báo khác ở Nam Kỳ đã
đình bản, sự cạnh tranh thương mại đối với tờ Lục tỉnh Tân văn càng ngày
càng giảm. Ơng Nguyễn Văn Của nhìn thấy cơ hội phát triển mạnh hơn cho tờ
Lục tỉnh Tân văn, và với lợi thế là tờ Lục tỉnh Tân văn được in tại nhà in riêng
của ơng, ơng đã có một quyết định lịch sử: biến tờ Lục tỉnh Tân văn thành
một tờ nhật báo.
Từ ngày 3-10-1921, Lục tỉnh Tân văn hợp nhất với Nam Trung Nhật
báo, lấy tên chung là Lục tỉnh Tân văn, phát hành hàng ngày, in trên giấy khổ
37x64cm, với các chi tiết như sau:
- Giám Đốc – Chủ Nhân (Directeur – Propriétaire): Nguyễn Văn Của
- Chủ bút: Lê Hoằng Mưu
- Toà soạn: 157 đường Catinat, Sài Gòn
- Định kỳ: xuất bản mỗi ngày, trừ ngày lễ và Chủ Nhật
- Số trang: 6 trang
- Giá bán:
Một năm

Đông Pháp
12$00

Ngoại Quốc
15$00

Sáu tháng
Ba tháng
Bán lẻ mỗi số


6$50
3$50
0$50

8$00
4$50

Mua báo thì kể từ ngày mồng 1 mà ngày 16 mỗi tháng và phải trả tiền
trước.
Về sau, Lục tỉnh Tân văn đã nhiều lần thay đổi chủ bút và đường lối
của báo cũng thay đổi theo tân chủ bút. “Càng về sau, Lục tỉnh Tân văn càng
tệ”. Báo được nhận tiền trợ cấp hàng năm của nhà cầm quyền thực dân vì có
cơng dịch ra Tiếng Việt và đăng báo những công văn, nghị quyết của nhà cầm

9


quyền. Báo còn được nhà cầm quyền Pháp cấp phát cho các làng xã ở Nam
Kỳ.
Một vài năm sau, có lẽ do công việc tăng lên quá nhiều, ông Nguyễn
Văn Của quyết định chỉ giữ vai trò Chủ Nhân và Tổng Lý thôi để lo các công
việc chung cho tờ báo, và giao lại vai trò Chủ nhiệm cho một người thân tín
đảm nhiệm, và người Chủ nhiệm mới đó là ơng Lâm Văn Ngọ.
Ơng Lâm Văn Ngọ sẽ giữ vai trò Chủ nhiệm này trong suốt hơn 20
năm cho đến khi tờ Lục tỉnh Tân văn đình bản vĩnh viễn vào năm 1944. Ông
Lê Hoằng Mưu vẫn tiếp tục giữ vai trò Chủ bút. Từ năm 1935, trên măng-xét
ở trang 1, số báo 4935, ra ngày Thứ Ba 2-4-1935, vẫn ghi ơng Lâm Văn Ngọ
là Chủ nhiệm, nhưng có ghi thêm: “Gửi bài vở cho ông Lâm Văn Ngọ.” Có
hai việc cần nhận định về câu ghi chú này: thứ nhất, việc nhận bài vở là công

việc của ông Lê Hoằng Mưu, Chủ bút, như đã từng ghi rõ trong các số báo
trước đó; thứ hai, số báo này khơng cịn ghi tên ơng Lê Hoằng Mưu làm Chủ
bút nữa. Hai điều này có nghĩa là rất có thể ông Lâm Văn Ngọ đã được giao
cho kiêm nhiệm luôn chức vụ Chủ bút của tờ Lục tỉnh Tân văn. Trụ sở cuối
cùng của Tòa soạn báo Lục tỉnh Tân văn là tại số nhà 13 đường Lucien
Mossard, gần bên trường Taberd.
Tờ Lục tỉnh Tân văn tiếp tục phát triển và trở thành tờ nhật báo quan
trọng nhất của Nam Kỳ trong Đức chiếm đóng, chính phủ Pháp dưới quyền
của Thống Chế Philippe Pétain (người anh hùng của trận Verdun trong Thế
Chiến I) chỉ cịn quyền cai trị phần phía Nam lãnh thổ Pháp. Giao thương
giữa thuộc địa Đông Dương và mẫu quốc Pháp ngày càng khó khăn, kinh tế
Đơng Dương bị ảnh hưởng nặng nề. Về phương diện in ấn, xuất bản, giấy in
sách báo ngày càng khan hiếm. Tờ Lục tỉnh Tân văn chỉ cịn ra có 2 trang mỗi
ngày. Sau 5 năm cố gắng cầm cự (trong khi phần lớn những báo khác đã đình
bản), tờ Lục tỉnh Tân văn ra số cuối cùng, số 7741, ngày Thứ Bảy 30-9-1944,
với Kính cáo cùng chư quý bạn đọc như sau: “… Nhưng nạn chiến tranh cứ
kéo dài thêm, vật liệu cần thiết trong xứ càng thấy thiếu hụt. Vì vậy các nền
10


thương-mãi kỷ-nghệ nào khác, cho đến nghề xuất bản báo chí như chúng tơi
cũng đã thấy giải nghiệp lần hồi. Tờ báo Lục-Tỉnh Tân-Văn chúng tôi đã
ráng sức chịu đựng cho đến ngày nay, rồi cũng chẵng không cùng chung một
số phận ấy: cái nạn khan giấy. Vậy chúng tôi kính xin thanh minh cùng các
nhà đăng quảng cáo và quí bạn đọc thân yêu bấy lâu đã giúp cho đứng vững,
chúng tôi tạm biệt một thời gian…”
Lục tỉnh Tân văn phát hành đến tháng 12-1944 thì đình bản. Có thể kể
đến một số tác giả đã cùng viết cho Lục tỉnh Tân văn: Giác Ngã, Thiệu Đắc,
Nguyễn Bá Trạc, Phạm Duy Tốn...


11


Chương 2: ĐẶC ĐIỂM NỔI BẬT CỦA BÁO LỤC TỈNH TÂN VĂN
2.1. Đặc điểm của tờ báo Lục tỉnh Tân văn

2.1.1. Về hình thức
Lục tỉnh Tân văn ra số đầu ngày 14-11-1907, gồm 16 trang, khổ
19x28cm, mỗi trang 2 cột giống các tờ báo tiếng Việt đầu tiên, thời gian đầu
sẽ mỗi tuần ra một số.
Kể từ số 142, ra ngày Thứ Năm 13-10-1910, nhằm ngày 11 tháng 9
năm Canh Tuất (Hình số 2), tờ Lục tỉnh Tân văn có thêm Phần phụ lục gồm
12 trang. Đồng thời tờ báo cũng thay đổi định kỳ, lúc đầu ra mỗi tuần 2 lần
vào các ngày Thứ Năm và Chủ Nhât, sau đó tăng lên 3 lần, vào các “ngày thứ
Hai, thứ Tư và thứ Sáu. Giá bán mỗi số là 0,04 đồng.” Đồng thời, trong các
trang quảng cáo, báo Lục tỉnh Tân văn bắt đầu cho in hình đen trắng các món
đồ vật được quảng cáo.
Sau này, với số báo 996, ra ngày 1-10-1921, nhằm ngày Mùng Một
tháng 9 năm Tân Dậu, tờ Lục tỉnh Tân văn kết hợp với tờ Nam Trung Nhật
Báo, nhưng vẫn giữ tên Lục tỉnh Tân văn, xuất bản mỗi ngày 6 trang trừ ngày
lễ và Chủ Nhật.
Báo khơng coi trọng kỹ thuật trình bày, các bài được xếp nối tiếp nhau,
hết bài này đến bài khác. Có khi mục quảng cáo lại được xếp bên cạnh những
tin tức, tiểu thuyết hoặc mục “phân ưu” lại đăng cạnh những tin tức quan trọng
ở ngay trang nhất. Ví dụ như: Lục tỉnh Tân văn số 531, ra ngày 9-5-1918 có
hình thức: chia nhiều cột, các bài nối tiếp nhau, hết bài này đến bài khác.
2.1.2. Về nội dung
Mục đích hoạt động báo Lục tỉnh Tân văn, là đăng các văn kiện chính
thức của nhà cầm quyền Pháp, ngồi ra cịn đăng tin trong nước và nước
ngồi, những “tạp trở”, hoặc tiểu thuyết, thơ phú, tranh luận.

Nội dung của tờ báo Lục tỉnh Tân văn sẽ có sự thay đổi qua các thời
kỳ, gắn với sự thay đổi của chủ bút và tình hình lịch sử.
12


Trong 50 số đầu do Trần Chánh Chiếu làm chủ bút, phầnh chính yếu
của Lục tỉnh Tân văn là vận động cho cuộc “Minh Tân” bao gồm những bài
kêu gọi, giải thích, châm biếm, tranh luận, thơ phú và cũng có những bài có
tính chất tranh đấu gián tiếp chống chính quyền thuộc địa và tay sai đắc lực
của thực dân.
Trong bài “Phụng đáp Duy Tân”, Lục tỉnh Tân văn vừa tranh luận với
ơng chủ bút Nơng Cổ Mín Đàm về vấn đề Duy Tân, vừa giải nghĩa Duy Tân
là gì? Để đấu tranh chống lại áp bức của thực dân Pháp, Lục tỉnh Tân văn đã
dùng lối nói bóng gió, mượn việc này để ám chỉ một cách khơn khéo, để tố
cáo những hành vi ăn cướp bất nhân, bất nghĩa, vơ lý thất tín của chúng đối
với đất nước và nhân dân.
Đối với hủ tục, Lục tỉnh Tân văn chống rất mạnh những tệ nạn mê tín,
cờ bạc, á phiên, rượu chè say sưa mất nhân cách, với những bài Xã cựu tùng
tân; Cải tà, quy chánh; Tử táng minh luận; Á phiện; Đề 36 con; Đòi uống
rượu mãi… [9]
Kể từ năm 1910, với vị chủ bút mới là ông Lương Khắc Ninh tờ báo
ngày càng tăng thêm phần tin tức về kinh tế, với nhiều bài vở về nền canh
nông ở Nam Kỳ, đăng cả bảng thống kê về thương trường của Nam Kỳ, với
các con số xuất cảng về lúa, gạo, tấm, tiêu,…
Từ năm 1921, Lục tỉnh Tân văn trở thành tờ nhật báo với nội dung: xã
luận, tin tức về chính trị (Việt Nam, Đơng dương và thế giới), tin tức về kinh
tế (canh nông, thương mại, công kỹ nghệ), văn nghệ (thơ văn, tiểu thuyết dịch
và tiểu thuyết Việt ngữ,…), kiến thức tổng quát (lịch sử, địa lý, khoa học
thường thức,…), giải trí (câu đó, chuyện cười, vè,…), và quảng cáo,…
Lục tỉnh Tân văn đăng nhiều thơ, phú, bài ca và cũng thảo luận về văn

chương, ngôn ngữ. Thỉnh thoảng báo cũng đưa tin tức nước ngoài.
2.2. Người sáng lập Lục tỉnh Tân văn

Báo Lục tỉnh Tân văn ra đời do Francois Henri Schneider sáng lập, đây
cũng là một người Pháp từng xuất bản tờ Đại Nam Đồng Văn nhật báo ở Bắc
Kỳ, về sau đổi thành Đăng Cổ Tùng báo.
13


Chủ bút đầu tiên của báo Lục tỉnh Tân văn là ông Trần Chánh Chiếu
(1867-1919) – nhà văn, nhà báo, nhà yêu nước cận đại, biệt hiệu Đông Sơ,
hiệu Quang Huy, bút danh Kỳ Lân Các, Nhật Thăng, Thiên Trung. Quê làng
Vân Tập (sau làng này sáp nhập với 2 làng Thanh Lương, Vĩnh Huề nên gọi
là làng Vĩnh Thanh Vân), tỉnh Rạch Giá (nay là tỉnh Kiên Giang).
Ông xuất thân trong một gia đình giàu có, lúc nhỏ học tại trường
Collège d’Adran (Sài Gịn). Tốt nghiệp ơng được bổ về Rạch Giá làm giáo
học, làm xã trưởng, rồi làm thơng ngơn cho Tham biện (chủ tỉnh) Rạch Giá.
Vì giữ chức vụ lớn gần như bí thư cho chủ tịch, nên ơng có điều kiện khai
khẩn đất hoang ở vùng Tràm Chẹt nhỏ thuộc huyện Giồng Riềng và trở nên
một nhà giàu lớn hồi đó, rồi được vào quốc tịch Pháp nên gọi là Gilbert
Chiếu. Có một thời gian ơng làm xã trưởng xã Vĩnh Thanh Vân và tại đây ông
là người đầu tiên thiết kế, xây dựng chợ Rạch Giá.
Năm 1906, ông liên lạc với các nhà yêu nước: Nguyễn Thần Hiến,
Nguyễn Quang Diệu, Nguyễn An Khương, Phan Bội Châu... Từ đó, ơng được
đồng bào miền Nam xem như một nhân vật trụ cột của phong trào Duy Tân
Đông Du ở Nam Kỳ. Có lần ơng sang Hongkong, Nhật Bản gặp Phan Bội
Châu và các đồng chí khác.
Năm 1906, ông làm chủ bút tờ báo Nông cổ Min đàm. Năm 1907, ông
làm chủ bút báo Lục tỉnh Tân văn, công khai hô hào quốc dân duy tân cứu
nước. Quan điểm, chủ trương của ông được thấy rõ qua chủ đích của tờ báo

này, cùng việc thành lập hội Minh Tân và các cơ sở kinh tài như: Chiêu Nam
Lầu, Minh Tân khách sạn, hãng xà bông Canard (con vịt)... Năm 1908 ông bị
thực dân Pháp bắt giam với các tội thành lập các cơ sở Duy Tân. Khi đó tờ
Lục tỉnh Tân văn số 50 ra ngày 29-10-1908 chỉ loan tin đại khái như thế này:
“Chủ bút Lục tỉnh Tân văn đã bị giam cầm vì tội đại ác. Vậy chủ nhơn
kính tỏ cùng tơn bằng q khách đặng rõ rằng bổn quán thiệt vô cùng không
hay không biết những việc Chủ bút (Gibert Chiếu) phản bạn, giao thông với
người ngoại quốc. Nhà nước cũng cho bổn quán biết nhà nước chẳng chút nào
14


tin dạ trung nghĩa của Gibert Chiếu, cho nên đã có ra lịnh kiềm thúc thám sát
(ơng) q đỗi nhặt nghiêm...” Trần Chánh Chiếu làm chủ bút tờ Lục tỉnh Tân
văn từ số 1 (5-11-1907) đến số 50 (29-10-1908). Năm 1910 ra tù, ông về
Rạch Giá bán hết ruộng đất, gia tài lên Sài Gịn lập tiệm bn bán hàng bách
hóa lấy tiền lời giúp Phan Bội Châu đang ở nước ngồi. Năm 1917, ơng lại bị
tịa án qn sự Sài Gịn bắt giam một lần nữa vì cho ơng là người ám trợ Phan
Phát Sanh (tức Phan Xích Long) khởi nghĩa chống Pháp. Bị giam một thời
gian ông mới được trả tự do.
Ơng mất năm 1919 tại Sài Gịn, an táng tại đất thánh họ Tân Định (nay
thuộc quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh). Ngồi là một nhà yêu nước, Trần
Chánh Chiếu còn là một nhà văn sáng giá của miền Nam vào buổi đầu.
2.3. Các tác phẩm đăng tải trên “Lục tỉnh Tân văn”

Qua khảo sát trang 1, tờ Lục tỉnh Tân văn (số 1888, ra ngày 26-111927), tác giả có những nhận định sau:
2.3.1. Về hình thức
Trang nhất luôn nhận được sự quan tâm, “trau chuốt” đặc biệt hơn so
với các trang còn lại của tờ báo. Với vai trò “tiếp thị”, “mặt tiền” – quyết định
một phần thành công của sản phẩm, trang nhất phải là tinh hoa của cả tờ báo
về mặt hình thức, nơi thể hiện rõ ràng và hấp dẫn nhất nội dung chính của số

báo.
Khi “quy hoạch” trang nhất, người thiết kế định dạng mẫu cần đặc biệt
lưu ý đến các “vùng ưu tiên” trong trang: đầu trang và cột lề trái. Bởi lẽ, bên
cạnh trình tự đọc thơng thường “từ trái sang phải và từ trên xuống dưới”,
những thông tin, hình ảnh được đặt phía trên và bên trái sẽ có nhiều “cơ may”
đến được với độc giả hơn khi báo được bày trên sạp, tờ nọ chồng tờ kia theo
chiều dọc hoặc chiều ngang. [10] Điều này cũng đã được thể hiện rõ trong
trang nhất của số báo Lục tỉnh Tân văn này.
Trong đa số các trường hợp, trang nhất dành phần lớn diện tích phục vụ
cho các cấp độ đọc lướt và đọc nhanh, tức là ưu tiên ho ảnh, text ngắn (tít, lời
15


dẫn,…) và có rất ít văn bản dài. Tuy nhiên, cũng có một số tờ nhật báo đưa
nhiều “chữ” ra trang nhất. Báo Lục tỉnh Tân văn cũng là một tờ báo điển hình
cho việc này. Trên trang nhất của Lục tỉnh Tân văn có rất ít hình minh họa,
hầu như là khơng có hình minh họa; tuy nhiên, tồn bộ văn bản trên trang
nhất của Lục tỉnh Tân văn đều là những đơn vị thơng tin hồn chỉnh (tin, bài
ngắn, lời dẫn cho bài dài…), khơng hề có những đoạn đầu của bài báo, với
“phần tiếp theo” ở trang trong. Việc bắt độc giả phải lật đi lật lại tờ báo để tìm
thơng tin (khi khơng xác định được “phần tiếp theo” đó là của bài báo nào) đi
ngược hoàn toàn với mục tiêu tạo ra “tiện nghi đọc” cho tờ báo.
Cho dù là báo hay tạp chí, tin nhanh xã hội (với ưu tiên cho tin, bài)
hay chuyên đề giải trí (với nhiều hình minh họa), trang nhất đều có những đặc
điểm cơ bản, phân biệt với các trang trong của một tờ báo. Đó là măng sét và
mục lục. Nếu như măng sét báo ln có vị trí trang trọng và ổn định (đầu
trang), phần mục lục lại rất dễ bị coi nhẹ: trình bày khơng thống nhất, vị trí
khơng ổn định, thậm chí... bỏ qua ln khơng dành chỗ cho mục lục. Mỗi tờ
báo có thể chọn cho mình một kiểu mục lục khác nhau (có hoặc khơng có ảnh
kèm theo tít, độ dài của phần giới thiệu, mức độ nhấn mạnh vào các tên

chuyên mục...) và dành diện tích cũng như vị trí khác nhau cho mục lục (toàn
bộ hoặc một phần cột trái hoặc cột phải, đầu trang - bên trên hoặc ngay dưới
măng sét, hoặc chân trang...).
Tuy nhiên, trong số báo 1888 của Lục tỉnh Tân văn chỉ có măng sét mà
khơng có mục lục. Việc khơng có mục lục rất khó cho độc giả trong việc nắm
bắt nhanh nội dung số báo. Thay vào đó, số báo này cịn thêm cả phần quảng
cáo ngay trên trang nhất, trải từ đầu tới cuối trang, ngay cả trên phần ben cạnh
măng sét báo.
Bên cạnh đó, tác giả nhận ra rằng có một điểm khá đặc trong việc thiết
kế trình bày số báo này, chính là tít của mỗi bài lại mang một kiểu chữ (font
chữ) khác nhau, kích thước chữ cũng khơng đồng đều. (Hình 1)

16


Ưu điểm là dễ nhận dạng tít mỗi bài báo, dễ nắm bắt nội dung; tuy
nhiên nhược điểm lớn nhất chính là dễ gây rối mắt cho bạn đọc khi không
đồng nhất một kiểu chữ nhất định, phù hợp. Việc chọn kiểu chữ phù hợp có
vai trị rất quan trọng trong trình bày, thiết kế tờ báo; bởi lẽ, đơi khi việc sử
dụng font chữ ấy cũng giống như một cơng cụ đồ họa chủ yếu cho trang bìa
(tít to, ấn tượng, kết hợp với màu sắc tương phản,…) mà không cần dùng đến
những bức ảnh cầu kỳ, đắt tiền.
Về văn phong, xét thấy Lục Tỉnh tân văn sử dụng khá nhiều từ HánViệt trong các bài báo, ngoài ra các câu châm ngôn chữ Hán cũng được sử
dụng nhiều, và thậm chí có khi là liên tục. Theo Nguyễn Văn Trung, nhiều bài
báo đặt dấu chấm câu rất linh tinh và các câu văn thì "thiếu mạch lạc", đơi khi
có nhiều bài báo cịn dùng cả các câu nói xuôi chữ Hán ra chữ Quốc ngữ và
Lục Tỉnh tân văn do được viết theo ngơn ngữ nói nên có nhiều lỗi chính tả.
[11]
2.3.2. Về nội dung
Trong trang nhất số báo 1888, ra ngày 26-11-1927 bao gồm các bài viết

như sau: “Hương Đãn tiểu Triều đình, Phong hóa nhà Nam sau nầy chỉ nhờ
nơi hướng đãn mà vượng lại”của Lê Hoằng Mưu, “Ngụ ngơn” của Liêu
Dương, “Nói về bão lụt Trung Kỳ” của Hồ Văn Lang, “Vô Tuyến điện”, “Gả
con đòi của” của L.Q.V và các bài quảng cáo.
Trong trang báo này xét thấy nội dung khá đa dạng, từ các bài viết xã
luận, tin tức thời sự đến các câu chuyện đời thường, quảng cáo,… Đặc biệt có
chuyên mục “Vô tuyến – điện” với nhiều các tin ngắn xuất hiện mang đến
thông tin cập nhật cho công chúng bao gồm cả các tin trong nước và ngoài
nước. Việc đưa ra các tin tức cập nhật ngắn gọn, mang tính thời sự này giúp
cho công chúng dễ dàng nắm bắt được thông tin quan trọng đang xảy ra trong
xã hội, đồng thời đọc hiểu nhanh chóng, tiết kiệm thời gian. Đặc biệt, việc các
tin này được sắp xếp trong một chuyên mục cụ thể rất khoa học, lại xuất hiện
trên trang nhất của báo sẽ giúp bạn đọc có thói quen nắm bắt thông tin dễ
17


dàng, thuận tiện hơn. Việc này cịn tạo thói quen cho độc giả để độc giả khi
đọc các số báo sau, quen thuộc với vị trí mà mình có thể lấy được thơng tin.
Một số tin tiêu biểu như sau:
“Ơng Herriot tiếp sứ thần A-lơ-măng về sự thượng nghị lập nghị ước
thương mại. Ngày nay sẽ khởi sự thương nghị lại.” (Thương nghị)
“Tại thành Napels lửa phát cháy kho trử dây hát bóng và các nhà kế
cận. Cuộc hư hao rất nhiều. (Nhà cháy, Ngày 22 và 23 Novembre 1924)
“Quốc hội mật nghị tỏ long tin cậy ông Zaglont Pacha Taeo lời nhật
báo nói, thời Ê-gýp chịu tiền bồi thường và trừng trị phạm nhân chứ không
ưng tùng mấy khoản khác. (Ê-gýp)

18




×