Bước đi ban đầu của Trạm thực nghiệm khkt tân lạc – hoà bình thuộc Trung tâm
ứng dụng KHKT lâm nghiệp
Đặng Quang Hưng
Trạm truởng Trạm thực nghiệm KHKT Tân Lạc, Hoà Bình
Trung tâmứng dụng KHKT Lâm nghiệp
Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam
Trạm thực nghiệm KHKT Lâm nghiệp Tân Lạc-Hoà Bình thuộc Trung Tâm ứng
dụng KHKT Lâm nghiệp, Viện KHLN Việt Nam được thành lập tháng 10 năm
2000 với chức năng nhiệm vụ chính là xây dựng hiện trường thí nghiệm cho các
đề tài nghiên cứu khoa học công nghệ thuộc lĩnh vực lâm sinh, xây dựng các mô
hình trình diễn các tiến bộ kỹ thuật lâm sinh của Viện và Trung tâm, chuyển giao
công nghệ cho địa phương về các lĩnh vực lâm sinh, xây dựng rừng, phòng trừ sâu
bệnh, mối mọt, tiết kiệm chất đốt, nấm ăn,…Sau 4 năm hoạt động Trạm đã ổn
định được cơ sở vật chất hạ tầng, định hình được các hoạt động nghiên cứu,
chuyển giao và quy hoạch sử dụng đất. Bước đầu các hoạt động của Trạm đã có
những hiệu quả nhất định, trong bài này chúng tôi xin giới thiệu một số hoạt động
chính của Trạm.
1. Vài nét giới thiệu chung.
- Trụ sở: Trạm đóng tại xã Tử Nê, huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình
- Diện tích đất đai:
+ Đất được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng lâu dài: 3100 m2
+ Đất lâm nghiệp (giao khoán 50 năm): 150 ha (trong đó đất trồng rừng là 100 ha,
rừng tự nhiên là 50 ha)
- Nội dung hoạt động của Trạm:
+ Sản xuất cây con các loài cây bản địa, keo lai, bạch đàn phục vụ cho các đề tài
nghiên cứu khoa học và cung cấp cho các dự án và kế hoạch trồng rừng của địa
phương.
+ Chiết ghép và giâm hom các loài cây đa mục đích phục vụ nghiên cứu và sản
xuất: Trám trắng, trám đen, sấu, xạ đen, chè đắng,
+ Xây dựng các mô hình thí nghiệm cho các đề tài trồng cây bản địa, khảo nghiệm
giống mới, nghiên cứu đặc sản rừng,
+ Thực hiện dự án 661: xây dựng mô hình trình diễn trồng cây bản địa, cây mọc
nhanh, cây đặc sản rừng, làm giàu rừng, sưu tập vườn cây quý hiếm,
+ Chuyển giao kỹ thuật cho người dân địa phương về kỹ thuật làm nấm ăn, phòng
trừ sâu bệnh, nhân giống các loài cây đa mục đích bằng phương pháp ghép, dâm
hom.
+ Xây dựng mô hình sản xuất nấm ăn
- Năng lực của Trạm:
+ Nhân lực: Số biên chế và hợp đồng dài hạn là 6 người, trong đó 4 kỹ sư lâm sinh
(1 đang học cao học), 1 công nhân vườn ươm đang học tại chức Đại học Lâm
nghiệp, 1 công nhân bảo vệ rừng. Ngoài ra từ 8-10 nhân lực hợp đồng theo thời
vụ.
+ Cơ sở vật chất: 300 m2 nhà cấp III, hai tầng có đủ phòng làm việc, phòng hội
thảo, phòng thí nghiệm nhân giống nấm, nhà kho, được xây dựng từ nguồn vốn
ngân sách.
+ Các thiết bị máy móc, văn phòng, phòng thí nghiệm sản xuất giống nấm, đo vẽ
bản đồ, đủ điều kiện để thực hiện nhiệm vụ phục vụ nghiên cứu và chuyển giao.
+ Vườn ươm: 2 nhà giâm hom, 1 vườm lâm sinh rộng 1,2 ha, hệ thống nước tưới
từ giếng khoan công nghiệp, Có khả năng sản xuất 500-800 nghìn cây/năm.
2. Một số kết quả bước đầu.
· Xây dựng cơ sở hạ tầng
Được sự đồng ý của Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam và Bộ Nông nghiệp và
Phát triển Nông thôn, Trung tâm ứng dụng KHKT Lâm nghiệp đã lập dự án đầu tư
xây dựng cơ sở nghiên cứu của Trạm và đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển
Nông thôn phê duyệt theo quyết định số 5285/QĐ/BNN-XDCB ngày 30/10/2001.
Sau 2 năm xây dựng, cuối tháng 12/2003 cơ sở của Trạm cơ bản đã được hoàn
thành và đưa vào sử dụng. Các hạng mục chính đã được đầu tư bao gồm: nhà làm
việc, vườn ươm giâm hom, sân và tường rào khuôn viên, hệ thống cấp thoát nước,
hệ thống cấp điện, chòi canh và trạm bảo vệ rừng, một số thiết bị cần thiết cho văn
phòng và chuyển giao công nghệ, nhà gây trồng giống nấm, Sự đầu tư này đã tạo
điều kiện thuận lợi cho Trạm vươn lên đảm đương được nhiệm vụ của Viện,
Trung tâm giao phó và từng bước gây được ảnh hưởng tốt đối với địa phương,
đồng thời cũng là địa chỉ tin cậy để thu hút các cơ quan nghiên cứu khoa học trong
và ngoài ngành đến với Trạm.
· Xây dựng mô hình thí nghiệm của các đề tài
Với quỹ đất không nhiều nhưng rất thuận lợi cho việc đi lại (cách thị xã Hòa Bình
30 km, cách Hà Nội khoảng 100 km), địa hình đồi bát úp, độ dốc trung bình ≤25
0
,
đất tốt nên cũng là địa bàn lý tưởng để bố trí các thí nghiệm lâm sinh. Kết quả
trong 4 năm qua, Trạm đã thu hút được các đề tài trong và ngoài Trung tâm lên
triển khai thí nghiệm tại Trạm, cụ thể là:
- Đề tài "ứng dụng tiến bộ kỹ thuật xây dựng mô hình trồng rừng Trám trắng với
mục tiêu lấy gỗ kết hợp lấy quả" (nguồn vốn 661, do Trung tâm ứng dụng KHKT
Lâm nghiệp chủ trì)
- Đề tài "Nghiên cứu trồng rừng Trám đen với mục đích lấy gỗ và lấy quả" (nguồn
vốn KHCN, Trung tâm ứng dụng KHKT lâm nghiệp chủ trì)
- Đề tài "Khảo nghiệm các dòng bạch đàn lai và keo lai" (nguồn vốn KHCN, do
Trung tâm NC Giống cây rừng chủ trì)
- Ngoài ra Trạm đã Trồng thử nghiệm 2 ha các dòng Bạch đàn Brazin do Vụ
KH&CN, Bộ NN&PTNT đặt hàng.
Các mô hình của các đề tài đều đảm bảo yêu cầu của chủ trì, cây sinh trưởng tốt và
được bảo vệ nghiêm ngặt.
· Thực hiện dự án 661
Năm 2002 Trạm cũng đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt
dự án 661 "Xây dựng cơ sở nghiên cứu tại Trạm thực nghiệm Lâm sinh Tân Lạc,
Hòa Bình" với các nội dung chính: xây dựng các mô hình trình diễn về trồng cây
bản địa, cây mọc nhanh, cây đặc sản rừng, vườn sưu tập cây quý hiếm và một số
hạng mục phù trợ khác như chòi canh rừng, hàng rào bảo vệ, Kết quả sau 2 năm
đã thực hiện được:
- Mô hình cây bản địa: đã trồng được 10 ha các loài Lim xanh, Trám, Giẻ, Re, Lim
xẹt, Đinh
- Mô hình cây mọc nhanh: đã trồng được 10 ha gồm các loài Bạch đàn, Keo lai,
Lát Mêhico
- Mô hình làm giàu rừng bằng các loài cây bản địa: 6 ha
- Mô hình Luồng Thanh Hóa: 5 ha
- Mô hình Tre lấy măng Đại Loan: 4 ha
- Vườn sưu tập cây quý hiếm: 6 ha
- Mô hình trồng cây đặc sản dưới tán rừng: 4 ha
Sản xuất và cung ứng cây giống
Với sự đầu tư của nguồn ngân sách nhà nước kết hợp với hỗ trợ của dự án "Phục
hồi rừng tự nhiên vùng phòng hộ đầu nguồn bị suy thoái tại miền Bắc Việt Nam
(RENFODA) do Chính phủ Nhật Bản tài trợ Trạm đã có được hệ thống vườn ươm
khá hoàn chỉnh: 2 vườn giâm hom rộng 300 m
2
, một khu vườn cây mẹ và huấn
luyện cây hom rộng 2000 m
2
, một vườn sản xuất cây con rộng 1 ha. Các hệ thống
điện, nước tưới khá đầy đủ để đảm bảo cho vườn phát huy hết công suất. Trong
năm 2003-2004 Trạm đã sản xuất được trên 200.000 cây con các loại trong đó cây
bản địa chiếm trên 50% số lượng. Số lượng cây con này đã cung cấp cho dự án
RENFODA Hòa Bình, dự án KFW4, kế hoạch trồng rừng của Trạm và địa
phương. Hầu hết các loài cây xuất vườn đều đảm bảo tiêu chuẩn và được các đối
tác đánh giá cao.
Các hoạt động khác
Ngoài những nhiệm vụ chuyên môn về lâm sinh, Trạm đã triển khai một số mô
hình gây trồng nấm ăn như: nấm linh chi, nấm sò, nấm mộc nhĩ nhằm phục vụ cho
chuyển giao công nghệ và tham quan thực tập cho người dân địa phương. Bước
đầu các mô hình này đều có hiệu quả thiết thực. Trạm cũng đã tổ chức chuyển
giao 2 lớp về kỹ thuật ghép Trám, Sấu, Xoài cho các hộ nông dân thuộc vùng dự
án EU tại Cao Bằng do dự án "Phát triển nông thôn Cao Bằng -Bắc Kạn" đặt
hàng,
3. Định hướng phát triển của Trạm trong những năm tới
Nhằm góp phần thực hiện tốt định hướng phát triển của Trung tâm ứng dụng
KHKT Lâm nghiệp đến năm 2020, trong thời gian tới Trạm Thực nghiệm KHKT
Lâm nghiệp Tân Lạc, Hòa Bình sẽ:
- Hoàn thiện việc xây dựng cơ sở hạ tầng bao gồm các thiết bị cho phòng làm việc,
phòng thí nghiệm dã ngoại, phòng nhân giống nấm và hệ thống vườn ươm giâm
hom đủ điều kiện để thực hiện nhiệm vụ xây dựng mô hình lâm sinh, sản xuất cây
giống chất lượng cao và chuyển giao KHCN cho địa phương.
- Đào tạo đội ngũ cán bộ chuyên sâu, giỏi thực hành về các lĩnh vực: chọn giống,
chiết ghép, giâm hom, kỹ thuật lâm sinh để thực hiện đề tài và chuyển giao kỹ
thuật
- Xây dựng được một số mô hình trình diễn về trồng rừng cây bản địa, cây mọc
nhanh, cây đặc sản, cây quý hiếm và mô hình phục hồi rừng tự nhiên nhằm giới
thiệu các kết quả nghiên cứu về lâm sinh của Trung tâm và của Viện Khoa học
Lâm nghiệp Việt Nam ở vùng Tây Bắc.
Ngoài ra, một nhiệm vụ hết sức quan trọng của Trạm trong thời gian tới là tạo các
nguồn thu thông qua các hoạt động dịch vụ và chuyển giao khoa học, sản xuất và
cung ứng giống mới, cây con chất lượng cao, các sản phẩm lâm nghiệp để góp
phần nâng cao đời sống cho cán bộ công chức của Trung tâm.