Cây vạng trứng (Endospermum sinensis Benth)
Đặc điểm hình thái
Cây vạng trứng (Endospermum sinensis Benth) là một loài cây lá rộng, phân bố
trong các dạng rừng thứ sinh khá phổ biến ở Việt Nam. Gỗ có màu sáng, tỷ trọng
0,51, dùng để xẻ ván, gỗ bóc làm ván dán, diêm, bút chì gỗ không có lõi. Cây gỗ
lớn, có thể cao tới 35m, đường kính đạt tới 90-120cm, thân thẳng tròn thịt vỏ
trắng, vỏ nứt dọc có màu vàng nhạt, tán lá rộng, thoáng.
Cành và cuống lá có phủ lông hình sao.
Lá đơn mọc cách, cuống lá dài bằng lá. Lá non hình tim, dài 10-25cm, màu xanh
vàng, lá già nhỏ hơn, hình trứng gần tròn, về phía đuôi lá ở mặt dưới 2 bên đỉnh
cuống và đuôi các gân bên có tuyến hình mắt cua.
Hoa đơn tính khác gốc, hoa tự chùm, hoa không có cánh tràng. Hoa đực thường
tập trung ở nách lá bắc. Hoa cái mọc lẻ ở nách lá bắc, vòi nhuỵ rất ngắn, đầu nhuỵ
xẻ 2-3 thuỳ hình cầu.
Quả mọng, hình cầu, đường kính 10-15mm, phủ lông màu hung vàng, cuống quả
ngắn. Hạt màu đen, tròn dẹt.
Phân bố địa lý sinh thái
Phân bố rải rác ở độ cao 50-500m, mọc hỗn giao với các loài Re, Xoan đào, Chắp,
Mò, Trám… tái sinh hạt dưới tàn che 0,5-0,6. Vạng trứng phân bố ở các tỉnh
Tuyên Quang, Hà Giang, Yên Bái, Thái Nguyên, Quảng Ninh, Phú Thọ, Hòa
Bình, Sơn La, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, các tỉnh
Tây Nguyên, phân bố những vùng có độ cao từ 800m trở xuống.
Từ những năm 1970, các nhà khoa học đã thử nghiệm thăm dò và đã có kinh
nghiệm gieo, ươm, gây trồng, nhưng chưa có chương trình thí nghiệm và chưa
được trồng trên diện rộng. Lâm trường Ba Rền, Quảng Bình, có trồng thử nghiệm
một diện tích nhỏ, lâm trường Yên Thế-Bắc Giang có trồng một số diện tích để
làm giống, song để có một hệ thống kỹ thuật hoàn chỉnh cần được thực nghiệm để
có các chỉ tiêu cần thiết.
Đặc điểm sinh thái
Vạng trứng thích nghi với vùng có lượng mưa hàng năm từ 1.300-2.500mm/năm.
Nhiệt độ trung bình từ 20-23
oC
, độ ẩm 80-85%. Là loài cây ưa sáng, thích hợp với
đất ẩm, sâu, nhóm loại đất đỏ vàng trên mac ma axít, đá cát, đá biến chất, đất đỏ
bazan. Thường gặp vạng trứng trong rừng thứ sinh, rừng phục hồi, sống hỗn loài
với re, xoan đào, trám, lim xanh hoặc với gội, giẻ, ngát, kháo, chẹo Có khi mọc
từng đám sau các đám cây rừng bị chặt hoặc sau nương rẫy, thường vươn lên khi
mới rụng, hạt nảy mầm tốt, cây mạ nhiều, nhưng bị tầng cây lớn che bóng nên dần
bị chết, hoặc còi cọc không vươn lên được tầng trên của rừng. Ra hoa tháng 5-6.
Quả chín tháng 11-12.
Gây trồng rừng
a.Giống: Vạng trứng ra hoa từ tháng 3-4, quả chín từ tháng 8-9 hàng năm. Mỗi kg
quả có 4.800-5.000 quả, có 12.000 đến 14.000 hạt.
Thu hái hạt bằng cách nhặt quả đã rụng hoặc hái quả đã chín trên cây, nếu hạt đã
chín thì xát và đãi hạt cho sạch, phơi khô tróng nắng nhẹ. Tỷ lệ nẩy mầm hạt mới
thu hái đạt 80-85%, có thể bảo quản hạt trong cát ẩm, độ ẩm của hạt khi đưa vào
bảo quản từ 20-25% trộn đều với cát ẩm 15-16% theo tỷ lệ 1 hạt + 2 cát (theo khối
lượng).
Hạt được bảo quản đánh thành luống cao không quá 20cm, bề rộng luống từ 80-
100cm. Không để luống hạt bị nắng hoặc mưa dột. Cứ 3-5 ngày đảo hạt lên một
lần, cát khô phải tưới thêm nước cho đủ ẩm. Bảo quản theo cách này, hạt vạng
trứng sau 1-2 tháng giảm tỷ lệ nảy mầm xuống 10%. Bảo quản hạt ở nhiệt độ thấp,
khi đưa hạt vào bảo quản có độ ẩm từ 20-25% hạt được trộn với cát ẩm theo tỷ lệ
như trên đựng trong chum vại hoặc thùng tôn và phủ một lớp cát dày 30cm. Thư-
ờng xuyên kiểm tra tưới nước để duy trì độ ẩm, giữ nhiệt độ thường xuyên 5-10
oC
.
Gieo ươm:Hạt sau khi thu hái được làm sạch, gieo vào cát ẩm, sau 7 ngày hạt nảy
mầm. Lấy những hạt này để cấy vào bầu (hạt mới lấy không cần xử lý). Bầu có đ-
ường kính từ 7-8cm, chiều cao 12-15cm.
Thành phần ruột bầu là đất màu 80% + 20% phân chuồng hoại, bầu xếp thành
luống như các cây rừng lá rộng khác. Sau 12 ngày mới có lá thật, 35 ngày mới có
đôi lá thứ 3. Cần chú ý phòng chống kiến, dế cắn cây. Trong 3 tháng đầu cần che
nhẹ cho cây, che bớt 30% ánh sáng, sau 3 tháng cất bỏ dàn che. Thường xuyên tới
đủ ẩm cho cây con, phòng chống sâu phá hại cây con.
Tùy theo thời vụ trồng, tiêu chuẩn cây con khác nhau: Trồng vụ xuân, cây xuất v-
ườn đạt 5-6 tháng tuổi, chiều cao 35-40cm, Dg = 0,4-0,5cm. Trồng vụ thu, tuổi
cây con 10-12 tháng tuổi, chiều cao 80-100cm, Dg = 7-10cm.
b) Trồng rừng:Đất trồng vạng trứng là nơi còn tính chất đất rừng, đất rừng kiệt,
đất sau nương rẫy, đất còn giữ độ ẩm, đất còn tốt.
Phương thức trồng:Trong tự nhiên vạng thường sống hỗn loài với các cây lá rộng
khác. Vì vậy, trồng hỗn loài là phù hợp nhất, song trồng hỗn loài gặp rất nhiều khó
khăn trong việc chọn cây và phương thức hỗn loài. Để giảm thiểu những ảnh h-
ưởng của phương thức trồng thuần loài có thể trồng theo đám, theo băng.
Làm đất: Nếu đất còn thực bì (các cây bụi), dọn sạch thực bì trên diện tích trồng
hoặc băng trồng. Nếu trồng theo băng nên mở băng 15-20m, băng chứa rộng 10m.
Trồng theo đám, đường kính đám không quá 5m, cự ly cây cách cây 3m, kích th-
ước hố trồng 30 x 30 x 30cm, có thể bón lót 30-50g NPK.
Mùa trồng, tùy theo việc tạo cây con và thời vụ trồng từng nơi để quyết định thời
vụ trồng thích hợp. Có thể trồng vụ Xuân hoặc vụ Thu tùy theo vùng. Hàng năm
phải tiến hành chăm sóc cho rừng trồng, thông thường mỗi năm sau khi trồng
chăm sóc 3-4 lần.
Nội dung chăm sóc bao gồm: Phát dọn thực bì theo băng hoặc đám trồng, cuốc xới
vun gốc, bảo đảm vạng trứng không bị cỏ dại, cây bụi che sáng. Đến năm thứ 3,
thứ 4 rừng bắt đầu trồng khép tán, nơi đất trung bình cây trồng có đường kính
1,3m đạt 7-8cm, chiều cao 6-7m. Khi rừng đã khép cần tiến hành tỉa thưa, tuyển
chọn loại bỏ bớt cây xấu và có thể tỉa cành nhằm tạo hình thân cây thẳng đẹp.
ở Lâm trường Ba Rền, Quảng Bình trồng vạng trứng theo rạch, những cây không
bị cây trong băng chừa che bóng, sinh trưởng bình thường, sau 6 năm cao 9m, D
1,3
đạt 10-11cm. Cây bị che bóng sinh trưởng kém, dần sẽ chết. Tại lâm trường Yên
Thế, Bắc Giang do chọn đất trồng là cây rừng cây bụi, tầng đất quá nông mỏng,
trồng rừng theo băng, tuy tỷ lệ sống cao, nhưng sinh trưởng không đạt yêu cầu.
Vạng trứng trồng 1995, đo đếm tháng 12 năm 2000, tỷ lệ sống 85%, sinh trưởng
bình quân 8,7cm, cao 6,8-7,2m. Nhưng vỏ cây, sắc lá, hình dáng tán cho thấy cây
có tốc độ sinh trưởng chậm lại. Chúng tôi dự báo diện tích vạng trứng này không
đạt yêu cầu trồng rừng cung cấp gỗ bóc.
Thực tiễn cho thấy vấn đề đất trồng cũng như phương thức trồng ảnh hưởng rõ rệt
tới sinh trưởng cây trồng, đặc biệt là những loài cây lá rộng có nguồn gốc từ rừng
tự nhiên, quen sống trong vùng có hoàn cảnh sinh thái phù hợp do các quần thể
rừng mang lại. Đặc biệt cây vạng trứng vừa ưa ẩm vừa ưa sáng, cần chọn đất và xử
lý thực bì, xử lý mối quan hệ với cây xung quanh có ý nghĩa quyết định.
Kết luận
Cây vạng trứng là loài cây gỗ có giá trị trong các rừng thứ sinh. Kinh nghiệm cho
thấy chọn đất, chọn cách xử lý thực bì toàn diện hay rạch có ảnh hưởng tới quá
trình thành bại khi gây trồng vạng trứng. Điều cần chú ý khâu thu hái giống, xác
định thời vụ quả chín ở từng vùng cần chính xác. Bởi thời vụ chín của vạng trứng
ngắn, cây mọc rải rác, nếu không thu hoạch kịp thời, quả sẽ rơi rụng, các loài động
vật và côn trùng sẽ phá hại.
Đây là một loài cây, có giá trị trong việc cung cấp nguyên liệu, nếu có kỹ thuật
gây trồng chăm sóc bảo đảm, chỉ 15-20 năm là có thể tạo được rừng vạng trứng có
đường kính 25-30cm, bảo đảm cung cấp gỗ công nghiệp rất tốt. Vì vậy cần có sự
hỗ trợ của Nhà nước để thử nghiệm gây trồng trên quy mô đủ để bảo đảm có kỹ
thuật để phát triển một cách đáng tin cậy. Đẩy mạnh công tác nghiên cứu, thực
nghiệm. Nhanh chóng đúc rút kinh nghiệm nhằm bổ sung một loài cây lá rộng bản
địa có giá trị vào cơ cấu cây trồng rừng, phục vụ thiết thực cho chương trình trồng
mới 5 triệu ha rừng.
(Nguồn: Cây gỗ rừng miền Băc Vn, tậpI.NXB Nông thôn. Nông nghiệp và Phát
triển Nông thôn, 2002, Số 12, tr. 900,903)