Tải bản đầy đủ (.pdf) (23 trang)

Nghiên cứu khoa học " Kết quả bước đầu nghiên cứu về thị trường hàng hóa lâm sản Việt Nam " pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (233.4 KB, 23 trang )

Kết quả bước đầu nghiên cứu về thị trường hàng hóa lâm sản Việt Nam
Võ Nguyên Huân
Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam
Trong xu thế toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, chúng ta phải đẩy
mạnh công tác nghiên cứu thị trường nhằm xác định những ngành hàng, mặt hàng
có lợi thế so sánh, có khả năng cạnh tranh trên thương trường để tập trung nguồn
lực phát triển sản xuất, mang lại hiệu quả kinh tế thiết thực cho đất nước.
Bài viết này đề cập đến thị trường hàng hóa lâm sản Việt Nambao gồm gỗ và các
sản phẩm ngoài gỗ chủ yếu. Bên cạnh việc nghiên cứu thị trường trong nước,
chúng tôi đi sâu nghiên cứu thị trường xuất khẩu hàng hóa lâm sản, đặc biệt là
ngành chế biến đồ gỗ xuất khẩu, một ngành hàng đang có tiềm năng và bước tiến
lớn trong vài năm gần đây.
I. Thị trường hàng hóa lâm sản trong nước
1. Khả năng cung cấp hàng hóa lâm sản của Việt Nam
Theo số liệu thống kê chưa đầy đủ từ nhiều nguồn như Tổng cục Thống kê, Bộ
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Viện Điều tra Quy hoạch rừng,… chúng tôi
tổng hợp được khả năng cung cấp lâm sản của Việt Nam giai đoạn 1995 đến năm
2002 như biểu 1
Biểu 1: Sản lượng khai thác một số lâm sản chủ yếu của Việt Namtừ năm1995 -
2002.
TT

Loại Đơn Năm
sản
phẩm

vị
tính
1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002

1 Gỗ


tròn
1000
m
3

2.793,1

2.833,5

2.480 2.216,8

2.122,5

2.375,6

2.397,2

2.504

2 Nhựa
thông

Tấn 5.350 6.348 6.387 6.776 7.182
3 Vỏ
quế
Tấn 7.790 3.658 3.954 2.100 3.166 3.550 3.880 5.067

4 Tre 1000
cây
67.026 120.858


174.189

172.649

171.000


5 Nứa 1000
cây
108.500

104.779

105.175

248.301

150.000


6 Trúc Triệu
cây
15.600 24.664 26.492 12.197 100.000


7 Song
mây
Tấn 28.500 25.975 25.639 80.097 65.700
8 Quả Tấn 1.870 6.672 9.896 9.500 5.000 3.426


hồi
Nguồn: Tổng cục thống kê, Bộ NN & PTNT
Các con số thống kê chắc còn thấp hơn số lâm sản khai thác hàng năm vì ta không
thống kê được hết các sản phẩm do các hộ gia đình và cá nhân khai thác. Khối
lượng gỗ tròn lưu thông ở thị trường trong nước hiện nay vào khoảng từ 3 triệu m
3

đến 3,5 triệu m
3
. Trong đó gỗ rừng tự nhiên từ 400.000 - 500.000 m
3
, gỗ rừng
trồng từ 1,5 triệu m
3
đến 1,6 triệu m
3
, gỗ nhập khẩu từ 800.000 m
3
đến 1,0 triệu
m
3
. Ngoài khối lượng gỗ tròn khai thác và lưu thông trên đây, hàng năm Việt
Namcòn khai thác khoảng 25 - 30 triệu ste củi.
2. Thị trường tiêu thụ hàng hóa lâm sản chính hiện nay
2.1. Tiêu thụ gỗ
Hiện nay việc tiêu thụ gỗ ở nước ta tập trung ở 1 số lĩnh vực sau:
- Cung cấp cho công nghiệp sản xuất giấy, bột giấy khoảng 860.000 m
3


- Cung cấp cho công nghiệp mỏ khoảng 170.000 m
3

- Cung cấp cho các nhà máy sản xuất ván nhân tạo: 470.000 m
3

- Cung cấp cho các nhà máy dăm mảnh xuất khẩu khoảng 300.000 - 500.000 m
3

- Làm nguyên liệu cho xây dựng cơ bản, dân dụng như làm nhà ở, giàn giáo, cừ
tràm, cừ đước.
- Sử dụng cho chế biến hàng mộc dân dụng và xuất khẩu.
Từ những nhu cầu thiết yếu trên, chúng ta có thể xác định:
Tiêu thụ gỗ trong nước cho sản xuất than, giấy và ván nhân tạo khoảng 60%. Tiêu
thụ gỗ xây dựng cơ bản, dăm mảnh và đồ mộc khoảng 40%. Trong những năm gần
đây, ngành chế biến đồ gỗ xuất khẩu phát triển nhảy vọt, sản lượng gỗ tròn khai
thác trong nước không cung cấp đủ cho ngành sản xuất đồ gỗ xuất khẩu và phục
vụ nhu cầu nội địa. Vì thế, Việt Namđã phải nhập khẩu nhiều gỗ nguyên liệu với
các chủng loại khác nhau từ các nước trên thế giới.
2.2. Tiêu thụ nhựa thông
Nhựa thông được cung cấp cho các nhà máy chế biến và 1 phần xuất khẩu dạng
nhựa thô và Colophan sang các nước Trung Quốc, Nhật Bản và Đức. ở Việt Nam
có 3 nhà máy chế biến nhựa thông liên doanh với nước ngoài, trong đó 2 cơ sở liên
doanh với Nhật (tại Quảng Ninh và Quảng Bình với công suất 7.000 tấn/năm) và 1
cơ sở liên doanh với Trung Quốc tại Hà Tĩnh, công suất 4000 tấn/năm. Ngoài ra
có 1 số nhà máy có công suất nhỏ ở Lạng Sơn, Nghệ An, Lâm Đồng, Quảng
Trị,…
Sản phẩm được chế biến từ nhựa thông (colophan và dầu thông) phần lớn được sử
dụng trong nước cho ngành giấy 1000 tấn colophan/năm, ngành hóa chất 400 tấn
colophan và khoảng 100 tấn dầu thông/năm; xuất khẩu colophan bình quân

khoảng 4.500 tấn/năm sang các nước Nhật, ấn Độ, Hồng Công, Pháp, Đức,…
2.3. Tiêu thụ quế
Lượng vỏ quế khai thác hàng năm chủ yếu được dùng để xuất khẩu và 1 phần nhỏ
được sử dụng làm dược phẩm, thực phẩm trong nước. Việt Nam xuất khẩu quế ra
14 nước trên thế giới, trong đó xuất khẩu nhiều nhất tới các nước như Đài Loan,
Hàn Quốc, Nhật, Mỹ, Singapo, Hà Lan, Hungary… Sản lượng quế xuất khẩu hàng
năm khoảng 2500 tấn. Ngoài việc xuất khẩu vỏ quế, Việt Nam đã và đang tìm hiểu
thị trường để xuất khẩu cọng lá quế (có ký hiệu là YBC) ra 1 số nước trên thế giới,
hàng năm xuất khẩu được hơn 10 tấn cọng lá quế.
2.4. Tiêu thụ quả hồi
Sản phẩm của cây hồi là quả hồi và tinh dầu hồi (tinh dầu hồi được chưng cất từ
quả hồi). Hàng năm nước ta sản xuất được từ 3 đến 5 ngàn tấn quả hồi. Hồi của
nước ta được xuất sang các thị trường Pháp, Anh, Đức, Hồng Công, Singapo với
khối lượng bình quân hàng năm khoảng 1500 tấn quả khô và 80 tấn tinh dầu hồi.
Quả hồi và tinh dầu hồi tiêu thụ ở trong nước với khối lượng nhỏ cho ngành dược
liệu và làm chất phụ gia cho ngành thực phẩm.
2.5. Tiêu thụ tre, nứa:
ở Việt Nam phần lớn tre nứa được sử dụng làm hàng thủ công, mỹ nghệ, vật liệu
xây dựng và làm nguyên liệu cho công nghiệp giấy.
- Làm hàng thủ công mỹ nghệ: Hàng năm số lượng tre nứa dùng làm hàng thủ
công mỹ nghệ chiếm một tỷ lệ khá lớn. Ngoài những sản phẩm tiêu thụ trong
nước, chúng ta còn sản xuất nhiều mặt hàng mỹ nghệ để xuất khẩu. Hiện tại Việt
Nam có 88 nhà máy, xí nghiệp và hàng trăm làng nghề chế biến tre, nứa, trúc phục
vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu. Hàng tre nứa của Việt Nam đã được xuất ra
94 nước trên thế giới như Nhật bản, Hàn Quốc, Đài Loan, các nước châu Âu…
- Làm vật liệu xây dựng: Hiện nay khoảng 50% vật liệu nhà ở nông thôn và miền
núi làm từ tre nứa, ngoài ra tre nứa đã được đưa vào sản xuất dạng công nghiệp
như: làm ván dăm, ván cót ép, ván sàn, vách ngăn và các dụng cụ thông dụng như
đũa tre, bát đĩa,v.v rất được ưa chuộng. Đặc biệt ván sàn làm từ tre nứa có giá trị
tương đương với ván sàn làm từ các loài cây gỗ quí thuộc nhóm I như Giáng

hương, Sa mu, Đinh hương…
- Dùng làm nguyên liệu trong công nghiệp giấy sợi: Tổng công suất của các nhà
máy sản xuất giấy và bột giấy ở Việt Nam hiện nay khoảng 350.000 tấn/năm.
Trong tương lai, ngành công nghiệp giấy của nước ta sẽ đòi hỏi 1 số lượng tre nứa
và gỗ rất lớn, đến năm 2010 Việt Nam sẽ sản xuất từ 2 đến 2,5 triệu tấn giấy và
bột giấy/năm. Với tỷ lệ 30% nguyên liệu bột giấy từ tre nứa, hàng năm chúng ta
cần 3 - 4 triệu tấn tre nứa cho ngành công nghiệp giấy (5 -6 kg tre nưa tươi cho 1
kg bột giấy).
- Dùng làm thực phẩm: Măng tre nứa được sử dụng làm thực phẩm dưới dạng
tươi, măng muối chua hoặc măng khô. Hầu hết các loài tre nứa đều cho măng ăn
được. Từ năm 1997 Việt Namđã nhập nội 1 số loài tre để trồng lấy măng như:
Điền trúc, Bát độ, Tạp giao, Lục trúc, Mạnh tông cho năng suất măng khá cao.
Điều này đã mở ra một khả năng lớn về xuất khẩu măng tươi.
2.6. Tiêu thụ song mây
Song mây là nguyên liệu để làm nhiều mặt hàng như đồ gia dụng, sản phẩm mỹ
nghệ dùng trong nước và xuất khẩu. Hàng năm ta xuất khoảng 2 triệu sản phẩm
đan lát, 500.000 - 600.000 m
2
mây đan và nhiều mặt hàng khác chế biến từ song
mây (Nguyễn Quốc Dựng, 2000). Hàng song mây của Việt Nam chủ yếu xuất
sang các nước Đức, ý, Nhật, Hồng Công, Singapo và Cu Ba… Nhu cầu của thị
trường ngày càng lớn, chúng ta không có đủ nguyên liệu để cung cấp cho 36 xí
nghiệp và nhiều làng nghề chế biến song mây (làm hàng xuất khẩu) đang hoạt
động ; vì vậy 1 phần nguyên liệu được nhập qua đường tiểu ngạch từ Lào và
Campuchia.
Từ thực tế trên đây ta thấy thị trường trong nước rất có tiềm năng. Nhu cầu sử
dụng gỗ trong nước cho xây dựng và các mặt hàng chế biến từ gỗ (giấy, ván nhân
tạo) sẽ ngày càng tăng, đặc biệt nhu cầu gỗ để chế biến đồ gỗ xuất khẩu tăng đột
biến, nguồn khai thác trong nước không đủ cung cấp, nên đã phải nhập khẩu
khoảng 1 triệu m

3
từ nước ngoài.
Các mặt hàng thủ công mỹ nghệ từ mây tre đan, các loại đặc sản rừng như nhựa
thông, hồi, quế… phần lớn được xuất khẩu ra thị trường các nước châu á, châu Âu
và châu Mỹ.
Để đáp ứng nhu cầu thị trường lâm sản trong nước cũng như thị trường nước
ngoài, ngành lâm nghiệp Việt Nam cần nghiên cứu và ứng dụng các tiến bộ khoa
học kỹ thuật trong khâu tạo rừng để nâng cao năng suất và chất lượng nguyên liệu
gỗ và lâm sản ngoài gỗ, đảm bảo cung cấp đủ nguyên liệu cho thị trường. Ngành
công nghiệp chế biến lâm sản cần được trang bị các dây chuyền công nghệ và thiết
bị hiện đại để giảm tiêu hao nguyên nhiên vật liệu, nâng cao chất lượng và hạ giá
thành sản phẩm, đủ sức cạnh tranh và cạnh tranh thành công trên thương trường.
3. Các kênh thị trường
Kênh lưu thông phân phối hay còn gọi là kênh thị trường là dòng của một sản
phẩm từ nơi mà sản phẩm đó được sản xuất ra đến người sử dụng cuối cùng: Từ
người sản xuất đến người tiêu dùng. Kênh thị trường lâm sản được thể hiện qua sơ
đồ sau:
Các chủ rừng: Lâm trường, hộ gia đình, cá nhân, trang trại,…
Các đầu mối trung gian: Công ty, đại lý, tư thương
Công ty lâm sản
Cơ sở chế biến, nhà máy

Cửa hàng buôn bán
Người tiêu dùng
Cơ sở xuất khẩu
Những kênh chính tiêu thụ sản phẩm lâm nghiệp như sau:
Kênh số 1:
Các chủ rừng bán lâm sản cho các đầu mối trung gian của Nhà nước và các công
ty tư nhân hay thương nhân. Từ đây họ bán lâm sản cho các công ty lâm sản, tiếp
theo các công ty này bán cho các cơ sở chế biến hoặc các cửa hàng buôn bán lâm

sản. Lâm sản sau khi được chế biến ở các cơ sở và nhà máy, họ bán cho người tiêu
dùng và các công ty xuất khẩu. Hiện nay kênh lưu thông này tiêu thụ khối lượng
lâm sản chiếm tỷ lệ lớn. Đây là biểu hiện sinh động về sự rắc rối và vòng vèo
trong lưu thông phân phối lâm sản vì phải trải qua nhiều khâu trung gian, làm tăng
chi phí dịch vụ thương mại, ảnh hưởng đến giá bán nguyên liệu của các chủ rừng.
Kênh số 2:
Các chủ rừng bán lâm sản cho các công ty lâm sản và sau đó công ty lâm sản bán
cho các cơ sở chế biến hay các cửa hàng buôn bán lâm sản. Nếu là cơ sở chế biến
thì họ sẽ chế biến và nếu là cửa hàng buôn bán thì họ bán ngay. Kênh lưu thông
này tỏ ra thích hợp hơn hiện nay ở Việt Namvì hệ thống giao thông và phương tiện
vận chuyển lâm sản kém. Tuy nhiên, kênh này lại không tiêu thụ được khối lượng
lâm sản nhiều bằng kênh số 1.
Kênh số 3:
Các chủ rừng bán trực tiếp lâm sản cho các cơ sở chế biến và cửa hàng buôn bán.
Sau khi đã chế biến, các nhà máy bán cho người tiêu dùng qua mạng lưới tiêu thụ
của họ hoặc bán cho công ty xuất khẩu. Hiện nay, đây là kênh thị trường rất khó
thực hiện vì cơ sở sản xuất nguyên liệu (chủ rừng) không đủ khả năng tiếp thị và
vận chuyển, hơn nữa nhà máy không muốn mua những khối lượng nhỏ lẻ, rải rác
hàng ngày.
Kênh số 4:
Các chủ rừng(lâm trường, trang trại, hộ gia đình,…) tự chế biến và bán qua mạng
lưới tiêu thụ của họ, kênh tiêu thụ này hiện nay chiếm thị phần rất nhỏ nhưng tránh
được các khâu trung gian. Muốn thực hiện được, người sản xuất (chủ rừng) phải
có vốn lớn và có khả năng cũng như kinh nghiệm sản xuất và tiếp thị.
4. Giá cả hàng hóa lâm sản
Giá cả một số mặt hàng lâm sản chủ yếu được thể hiện ở biểu 2.
Biểu 2: Giá cả 1 số mặt hàng lâm sản chủ yếu hiện nay
TT Mặt hàng Đơn vị tính Mức giá (1000đ)

Đ

1 Nguyên liệu giấy Tấn 420 - 450 Tại nh
à máy
2 Nguyên liệu ván nhân tạo Tấn 280 - 350 Tại nh
à máy
3 Dăm mảnh xuất khẩu Tấn 300 - 320 Tại b
ãi giao
4 Gỗ trụ mỏ m
3
385 - 395 T
ại mỏ than
5 Gỗ xây dựng, giàn giáo, cừ tràm, cừ đước m
3
800 - 1000 Tại b
ãi giao
6 Nhựa thông Kg 3,8 - 4,2 Tại nh
à máy
7 Quế thông Kg 40 T
ại xí nghiệp
8 Quế xô Kg 10 - 14 T
ại xí nghiệp
9 Quế vụn Kg 7 T
ại xí nghiệp
10 Song mây Kg 2,1 - 2,2 T
ại xí nghiệp
11 Quả hồi Kg 20 - 25 T
ại xí nghiệp
12 Tre Cây 5 - 10 Tại chợ

13 Nứa Cây 2 -3 Tại chợ


Sự hình thành giá:
Thực tiễn ở Việt Nam, giá gỗ và lâm sản khác tại cửa rừng được hình thành theo
cách lấy giá mua của các nhà máy xí nghiệp trừ đi chi phí khâu vận chuyển, lưu
thông, dịch vụ thu gom, các loại thuế và kể cả những lệ phí phát sinh không theo
bất kỳ một qui định nào. Thực tiễn này đã ảnh hưởng đến giá lâm sản của các chủ
rừng, cụ thể như sau:
- Giá mua nguyên liệu (Gỗ và lâm sản khác) do nhà máy, xí nghiệp qui định tại
kho của họ theo từng thời điểm cụ thể, vì vậy giá bán nguyên liệu tại cửa rừng của
các chủ rừng phụ thuộc vào lượng gỗ và lâm sản tiêu dùng cho sản xuất của các
nhà máy, xí nghiệp trong từng thời kỳ. Đây là yếu tố có ảnh hưởng mạnh nhất đến
giá bán lâm sản tại cửa rừng, cho dù giá mua công bố tại nhà máy, xí nghiệp
không thay đổi, nhưng lượng mua hạn chế, lập tức giá lâm sản tại cửa rừng giảm
xuống mạnh.
- Khả năng cung cấp lâm sản của chủ rừng mang tính thời vụ, phụ thuộc vào chu
kỳ kinh doanh của loài cây trồng rừng. Khi diện tích rừng trong vùng trồng rừng
nguyên liệu đến tuổi khai thác còn ít, buộc các nhà máy, xí nghiệp phải nâng giá
mua để thu hút nguyên liệu từ các vùng khác về nhà máy, xí nghiệp, nhưng khi
khả năng cung cấp dồi dào hơn làm cho cung vượt cầu, giá lâm sản tại cửa rừng sẽ
hạ thấp.
- Chi phí của khâu vận chuyển lâm sản từ cửa rừng về nhà máy, xí nghiệp phụ
thuộc vào cự ly vận chuyển, phương tiện vận chuyển (thủy, bộ…) các khoản chi
phí khác phát sinh trên đường vận chuyển, đó là các khoản phí và lệ phí. Các chủ
phương tiện vận chuyển và người buôn chuyến, thông thường muốn có được sự
thuận lợi cho công việc vận chuyển nên họ buộc phải nộp các khoản phí và lệ phí
này, bất kể họ đúng hay sai luật. Họ chấp nhận nộp để không bị lưu lại lâu, không
bị dỡ hàng để kiểm tra, và như vậy có nghĩa là lại cộng thêm chi phí. Những khoản
phí này cuối cùng đều được khấu trừ vào giá mua lâm sản tại cửa rừng, người sản
xuất (chủ rừng) gián tiếp gánh chịu.
- Lệ phí địa phương đã và đang hình thành ở nhiều nơi cũng có ảnh hưởng tới giá
nguyên liệu lâm sản. Trên địa bàn nhiều xã đều có trạm gác thu tiền của tất cả các

xe chở hàng đi qua xã (bình quân 10.000đ/xe không có chứng từ). Chi phí này do
người buôn chi trả và cũng khấu trừ vào giá mua nguyên liệu lâm sản.
- Chi phí thu mua và tiêu thụ nguyên liệu lâm sản: Đây là khoản chi phí phát sinh
trong khâu thương mại, dịch vụ bao gồm chi phí cho bộ máy thực hiện chức năng
thu mua, bán hàng, chi phí trả lãi tiền vay cho dự trữ và tiêu thụ nguyên liệu, nộp
thuế VAT, thuế buôn chuyến, thuế tài nguyên, thuế sử dụng đất (nộp thuế thay cho
chủ rừng), các chi phí này đều được khấu trừ vào giá mua nguyên liệu các loại lâm
sản.
Như vậy, có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng tới giá bán nguyên liệu lâm sản gây nên
sự thua thiệt cho người sản xuất (chủ rừng). Thông thường giá bán nguyên liệu các
loại lâm sản tại cửa rừng (bãi 1) chỉ bằng 2/3 hoặc 1/2 giá mua tại các nhà máy
hay xí nghiệp.
II. Thị trường xuất khẩu hàng hoá lâm sản của Việt Nam
1. Các mặt hàng và kim ngạch xuất khẩu chính
Hàng hoá lâm sản của Việt Namhiện nay đã được xuất khẩu ra hàng trăm nước
trên thế giới ở châu á, châu Âu và châu Mỹ. Các mặt hàng xuất khẩu chính bao
gồm: Gỗ và sản phẩm gỗ, hàng mây tre đan, quế, hồi
Ngoài những mặt hàng chính trên còn xuất khẩu nhiều mặt hàng lâm sản ngoài gỗ
khác như nhựa thông, thảo quả, sa nhân, các loại tinh dầu và động vật rừng.
Biểu 3: Giá trị xuất khẩu hàng hoá lâm sản
Đơn vị tính: Triệu USD
Giá trị xuất khẩu các năm 1995 - 2002
Loại hàng
hoá
1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002
1. Gỗ và sản
phẩm gỗ
114,5 160 187,3 125,1 224 240 343,6 460,2
2, Đồ gỗ mỹ
nghệ

20,7 43,1 74,13 112,13 157,91
3. Hàng mây
tre đan
30,7 44,9 37,7 36,8 21,48 49,68 74,96
*
91,53
*

4. Quế 6,76 5,1 3,76 4,48 5,63
5. Hồi 6,5 8,5 - 1,42 2,51
Tổng cộng 238,9 281,7 239,8 363,7 445,7
Nguồn: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
*
Phan Sinh (Bản tin LSNG
7/2004)
Trong các mặt hàng xuất khẩu trên thì gỗ và sản phẩm gỗ chiếm tỷ trọng lớn nhất
(trên 50%) và hiện nay đang nổi lên như 1 ngành hàng xuất khẩu chủ lực của Việt
Nam.
2. Thực trạng ngành chế biến đồ gỗ xuất khẩu
Theo thống kê tính đến đầu tháng 10/2003 cả nước có khoảng 2000 doanh nghiệp
chế biến gỗ, trong đó có hơn 300 doanh nghiệp sản xuất đồ gỗ xuất khẩu. Trong số
các doanh nghiệp sản xuất đồ gỗ xuất khẩu có 60 doanh nghiệp có vốn đầu tư
nước ngoài, thu hút 170.000 lao động trên cả nước, với nhiều nghệ nhân có trình
độ tay nghề cao. Một số trung tâm như thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Bình
Dương, Bình Định, Đồng Nai đã hình thành các khu liên hợp chế biến gỗ tầm cỡ.
Bên cạnh các doanh nghiệp còn có 342 làng nghề gỗ mỹ nghệ, tập trung ở 1 số
tỉnh, thành phố như Bắc Ninh, Hà Tây, Nam Hà, Bình Dương, An Giang.
Đồ gỗ Việt Nam đã xuất khẩu ra trên 120 nước và vùng lãnh thổ, lớn nhất là Nhật
Bản, EU, Đài Loan và Mỹ, trong đó Mỹ là thị trường có tốc độ phát triển cao nhất,
dự kiến tăng tới 150% trong năm 2004 với tỷ trọng chiếm khoảng 20% tổng kim

ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ của Việt Nam.
Theo Bộ Thương mại, kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ Việt Nam năm 2003 đạt 560
triệu USD, sáu tháng đầu năm 2004 đã đạt 600 triệu USD và dự kiến cả năm 2004
có khả năng đạt khoảng 1 tỷ USD.
Nhìn ở tầm trung và dài hạn, đồ gỗ xuất khẩu ở nước ta có triển vọng phát triển
nhanh và ổn định vì thị phần đồ gỗ xuất khẩu Việt Nam chỉ chiếm 0,2% kim ngạch
nhập khẩu của EU, 0,86% của Mỹ và 7,3% của Nhật Bản, nghĩa là giới hạn an
toàn phát triển thị trường còn rất rộng (xấp xỉ 20% thị phần mới bị các nước nhập
khẩu dè chừng). Tuy nhiên, bên cạnh tăng trưởng kim ngạch, thị trường, ngành
chế biến đồ gỗ xuất khẩu còn bị hạn chế từ nguyên liệu. Theo tính toán cứ 500
triệu USD xuất khẩu cần có khoảng 1.3 triệu m
3
gỗ tròn nguyên liệu, nếu đặt mục
tiêu 1 tỷ USD xuất khẩu năm nay thì cần có 2,6 triệu m
3
gỗ tròn, trong khi khả
năng cung cấp trong nước có hạn nên phải nhập khẩu, (biểu 1).
Hiệp hội gỗ và lâm sản Việt Namước tính rằng, các nhà sản xuất trong nước phải
nhập khẩu khoảng 80% nguyên liệu cho nhu cầu. Đối với sản phẩm đồ gỗ cho sân
vườn ngoài trời thì Việt Nam phải nhập 100% nguyên liệu gỗ xẻ từ nước ngoài từ
úc, New Zealand, Campuchia, Indonesia. Còn hàng nội thất thì nguyên liệu gỗ nội
địa cũng chỉ đáp ứng được 50%.
Nhận định chung: Mặc dù cả nước đã có hàng nghìn doanh nghiệp chế biến đồ gỗ,
nhưng chủ yếu là doanh nghiệp nhỏ, thiết bị lạc hậu, sản phẩm còn mang nặng đặc
điểm gia công, giá trị thấp, mẫu mã còn đơn điệu, chưa có thương hiệu, rất ít
doanh nghiệp xây dựng được hệ thống quản lý chất lượng ISO. Vì vậy, để theo kịp
với yêu cầu chất lượng sản phảm ngày càng cao, số lượng đơn hàng ngày càng
lớn, đòi hỏi phải có sự nỗ lực chung của toàn ngành và sự giúp đỡ hỗ trợ của các
ngành các cấp khác và của Chính phủ.
3. Lợi thế cạnh tranh

3.1. Việt Nam chủ động mở cửa hội nhập kinh tế, tìm kiếm thị trường xuất khẩu
lâm sản
Sự mở cửa và hội nhập vào nền kinh tế thế giới của Việt Namở các mức độ như
sau: Hội nhập toàn cầu, khu vực ASEAN và hội nhập với các nước cũng như cùng
các công ty quốc tế. Hiện nay, Việt Nam đang tham gia vào các tổ chức và các
quốc gia như: Khu vực mậu dịch tự do ASEAN, Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu á
Thái Bình Dương (APEC) và ký với Hoa Kỳ hiệp định thương mại, giành cho
nhau những ưu đãi trong hợp tác cũng như trao đổi hàng hoá với Nhật Bản, Pháp,
Cộng đồng Châu Âu (EU) và đang tích cực chuẩn bị gia nhập Tổ chức Thương
mại Thế giới (WTO). Thông qua các hiệp định thương mại đa phương, song
phương, tham gia vào các định chế kinh tế quốc tế và khu vực, tạo nên cơ hội lớn
để đưa nông sản hàng hoá thâm nhập vào nhiều quốc gia, khu vực và trên thị
trường quốc tế, từ đó mở ra khả năng mở rộng thị trường xuất khẩu lâm sản.
3.2. Chính phủ đã có nhiều chính sách và giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng
hoá lâm sản
Chính phủ đã thành lập quỹ hỗ trợ xuất khẩu nhằm cấp tín dụng xuất khẩu ưu đãi,
bảo lãnh tín dụng xuất khẩu để hỗ trợ doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu, thực
hiện kinh doanh xuất khẩu, mở rộng thị trường xuất khẩu. Hạn mức tín dụng xuất
khẩu ưu đãi và hạn mức tín dụng bảo lãnh xuất khẩu được qui định cho các doanh
nghiệp tham gia xuất khẩu ở các lĩnh vực ngành hàng thuộc đối tượng được hưởng
chính sách ưu đãi của Nhà nước.
Chính phủ đã cho phép các doanh nghiệp được chế biến, xuất khẩu không hạn chế
về số lượng, giá trị; khi xuất khẩu doanh nghiệp chỉ phải làm thủ tục tại hải quan
cửa khẩu và không phải xuất trình nguồn gốc (riêng xuất khẩu gỗ tròn, gỗ xẻ cần
có xác nhận của hạt kiểm lâm sở tại).
Gỗ rừng trồng được xuất khẩu ở mọi dạng sản phẩm, kể cả gỗ cây, tháo gỡ tối đa
những vướng mắc về thủ tục kiểm tra, kiểm soát trong lưu thông vận chuyển, tiêu
thụ và xuất khẩu.
Các khu công nghiệp gỗ cũng đang được xây dựng giúp các doanh nghiệp tự sắp
xếp, đổi mới công nghệ, chia sẻ kinh nghiệm. Bên cạnh công tác xúc tiến thương

mại nhắm tới cá thị trường lớn như EU, Mỹ, Nhật… Hiệp hội Đồ gỗ cũng được
kiện toàn nhằm phát huy vai trò, thế mạnh của các doanh nghiệp, tạo điều kiện cho
các doanh nghiệp nhỏ cũng được tiếp cận thị trường lớn hoặc trở thành mạng lưới
cho các tập đoàn lớn.
Thủ tướng Chính phủ và Bộ trưởng Thương mại đã chính thức phê duyệt 4
chương trình xúc tiến thương mại trọng điểm quốc gia năm 2004 của Hiệp hội Gỗ
và Lâm sản Việt Nam, thực hiện trong năm 2004 với tổng kinh phí 3,7 tỷ đồng.
Các chương trình này gồm quảng bá thương hiệu; đào tạo năng lực; tham gia triển
lãm quốc tế sản phẩm gỗ và máy chế biến gỗ 2004 tại Mỹ, kết hợp khảo sát thị
trường Mỹ; triển lãm các sản phẩm gỗ làm từ gỗ xẻ và ván nhân tạo 2004 tại Nga,
kết hợp khảo sát thị trường Nga.
3.3. Việt Nam có nhiều tiềm năng về xuất khẩu đồ gỗ
Hàng đồ gỗ gia dụng Việt Nam đã thâm nhập thị trường 120 nước, vùng lãnh thổ
và đang có cơ hội vượt qua các nước trong khu vực như Malaixia, Indonexia, Thái
Lan để vào thị trường giầu tiềm năng Hoa Kỳ, nơi hàng năm kim ngạch nhập khẩu
đồ gỗ lên tới 15 tỷ USD. Với giá rẻ hơn 10% so với đồ gỗ Trung Quốc, nước xuất
khẩu đồ gỗ hàng đầu thế giới, hàng đồ gỗ Việt Nam đang được các công ty nhập
khẩu và các công ty bán lẻ đồ gỗ Mỹ tìm kiếm để nhập khẩu.
Với lợi thế có nguồn nhân lực dồi dào, tay nghề cao, có thể sản xuất các mặt hàng
gỗ với giá cạnh tranh, khả năng kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ Việt Namtiếp tục đạt
tốc độ tăng trưởng cao hơn nữa trong các năm tới là hoàn toàn có cơ sở.
Một thuận lợi nữa cho việc xuất khẩu đồ gỗ Việt Namhiện nay là từ ngày
1/5/2004. Mỹ đánh thuế chống bán phá giá rất cao đối với mặt hàng đồ gỗ của
Trung Quốc với mức thuế phá giá từ 4,9 – 198%. Đây chính là điều kiện thuận lợi
để các doanh nghiệp sản xuất chế biến đồ gỗ Việt Nam tăng cường xuất khẩu vào
Mỹ. Nhiều nhà nhập khẩu Mỹ đã bắt đầu tìm đến các doanh nghiệp chế biến xuất
khẩu Việt Nam tìm hiểu khả năng sản xuất và đặt hàng lấp vào khoảng trống của
các doanh nghiệp Trung Quốc.
Hiệp hội Gỗ mỹ nghệ TP. Hồ Chí Minh (Hawa) cho hay: Nhờ khả năng có thể
đảm nhận được những đơn hàng phức tạp, sắc sảo về kiểu dáng, hoa văn, sản

phẩm chuyên sâu… mà doanh nghiệp Việt Namđã khẳng định được vị trí của
mình. Nhiều hợp đồng đã được chuyển địa chỉ đến các doanh nghiệp Việt Nam,
chính vì vậy các doanh nghiệp chế biến gỗ đang nhộn nhịp đầu tư máy móc, mở
rộng nhà xưởng để đáp ứng khối lượng đơn đặt hàng tăng nhanh.
3.4. Mở rộng khả năng thu hút đầu tư nước ngoài vào sản xuất lâm nghiệp nói
chung và chế biến lâm sản nói riêng
Trong những năm qua đã có nhiều tổ chức quốc tế đầu tư hỗ trợ cho ngành lâm
nghiệp Việt Nam như Ngân hàng Thế giới (WB), Ngân hàng phát triển Châu á
(ADB), các nước Hà Lan, Thuỵ Điển, Đức, Nhật Bản… để trồng rừng và bảo vệ
rừng. Bên cạnh đó đã có gần chục liên doanh đầu tư vào trồng rừng và xuất khẩu
dăm mảnh như Haitaico, Habico, Vijachip, Pisico, Vitaico, Viko, công ty Kiên
Tài, Phú Đông. Hiện nay đã có hơn 20 tổ chức quốc tế cam kết đầu tư hỗ trợ dự án
trồng mới 5 triệu ha rừng, tạo tiền đề quan trọng để ngành lâm nghiệp Việt
Namphát triển bền vững.
Trong lĩnh vực chế biến gỗ lần đầu tiên có sự quan tâm của giới đầu tư quốc tế. Cụ
thể tập đoàn Shinghoa của Trung Quốc đang có 1 dự án trị giá 50 triệu USD
chuyên sản xuất đồ gỗ ở tỉnh Đồng Nai. Dự án dự kiến tuyển dụng 20.000 công
nhân viên Việt Nam. Khi hoàn tất vào tháng 10/2004 dự án Shinghoavina sẽ đạt
80 triệu USD lợi nhuận/năm nhờ xuất khẩu. ởBình Dương có dự án Kaizevina của
Đài Loan đầu tư hơn 40 triệu USD sản xuất đồ gỗ cao cấp, thu hút 4000 thợ và
nghệ nhân Việt Nam. Dự án này dự kiến xuất khẩu 300 – 400 côngtennơ bàn ghế
gỗ cao cấp/tháng.
Ngoài các nhà đầu tư Trung Quốc và Đài Loan thì nhiều Việt kiều ở Mỹ cũng về
Việt Nam hợp tác đầu tư mở nhà xưởng để sản xuất các mặt hàng trang trí nội thất
bằng gỗ ngay tại Việt Nam.
Thông qua các chương trình hợp tác khoa học công nghệ đa phương, song
phương, các dự án phát triển, các nguồn hỗ trợ quốc tế cho dự án trồng mới 5 triệu
ha rừng… ngành lâm nghiệp Việt Nam có nhiều khả năng và cơ hội học hỏi tiếp
cận công nghệ sản xuất và nghệ thuật quản lý tiên tiến. Đó là nhân tố rất quan
trọng cho việc phát triển sản xuất và nâng cao khả năng cạnh tranh cho lâm sản

hàng hoá.
4. Khó khăn cạnh tranh
Bên cạnh những lợi thế trên đây thì việc xuất khẩu hàng hoá lâm sản nói chung và
đồ gỗ nói riêng của Việt Namcũng còn không ít khó khăn và thách thức về quy
mô, thiết bị, vốn đầu tư, nguyên liệu và con người.
4.1. Quy mô, công nghệ và thiết bị
Quy mô của các xí nghiệp sản xuất đồ gỗ xuất khẩu của Việt Nam phần lớn còn
nhỏ, kỹ thuật lạc hậu không đáp ứng được các đơn hàng lớn yêu cầu cao về chất
lượng và thời hạn giao hàng. Sự liên kết giữa các xí nghiệp sản xuất đồ gỗ xuất
khẩu với nhau và cơ sở gia công nguyên liệu thiếu chặt chẽ. Sản phẩm đồ gỗ xuất
khẩu của các xí nghiệp chủ yếu sản xuất bằng 100% gỗ, tỷ lệ kết hợp nguyên liệu
gỗ với các nguyên liệu khác như inox, nhựa, kính, da và vải còn thấp. Trình độ
sáng tạo mẫu mã còn hạn chế, chủ yếu sản xuất theo mẫu mã của người đặt hàng
nước ngoài. Bên cạnh đó ngành sản xuất chế biến đồ gỗ chưa xây dựng được hệ
thống tiêu chuẩn để các doanh nghiệp theo đó tổ chức sản xuất, nên mạnh ai nấy
làm, vừa tốn công sức, vừa hiệu quả thấp.
4.2. Vốn đầu tư
Hiện nay hầu hết các doanh nghiệp chế biến gỗ xuất khẩu của Việt Namđều rơi
vào tình trạng chung là thiếu vốn đầu tư. Tính trung bình để đầu tư cho 1 nhà
xưởng có diện tích khoảng 4000 m
2
với đủ máy móc thiết bị cần thiết thì cần phải
có khoảng 1 triệu USD. Đây là một số vốn đầu tư khá lớn mà không phải doanh
nghiệp nào cũng đáp ứng được. Vì vậy để giải quyết khó khăn này, bên cạnh việc
vay ưu đãi từ quỹ hỗ trợ đầu tư của Nhà nước, cách tốt nhất là các doanh nghiệp
sản xuất, chế biến trên cùng 1 địa bàn nên liên kết, hợp tác với nhau để có đủ vốn
đầu tư mở rộng sản xuất.
4.3. Nguyên liệu
Sản xuất đồ gỗ gia dụng xuất khẩu phát triển mạnh ở Việt Namtrong mấy năm vừa
qua, trong những năm đầu thị trường nguyên liệu còn dồi dào, nhưng hiện nay

nguồn cung cấp không thể đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của nhà sản xuất. Hiệp
hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam ước tính rằng, các nhà sản xuất trong nước phải
nhập khẩu khoảng 80% nguyên liệu cho nhu cầu. Điều đáng nói ở đây là việc nhập
khẩu gỗ sẽ còn kéo dài khoảng 15 năm nữa, cho tới khi chương trình trồng rừng
kinh tế của Việt Nam thành công và có đủ nguyên liệu cung cấp cho chế biến.
Sự phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu nước ngoài khiến các doanh nghiệp ngành gỗ
bị động trong sản xuất. Sự bị động của các doanh nghiệp thể hiện rất rõ khi giá
nguyên liệu tăng. Trong nửa đầu năm 2004, giá gỗ nguyên liệu nhập khẩu tăng từ
15 – 20% so với cùng kỳ năm trước. Giá nguyên liệu nhập khẩu gia tăng làm cho
lợi nhuận của các doanh nghiệp chế biến hàng gỗ xuất khẩu giảm. Khi giá gỗ
nguyên liệu thế giới tăng thì nhập khẩu về Việt Namcòn cao hơn do doanh nghiệp
nhập nhỏ lẻ, cước phí vận tải cao.
4.4. Nhân lực
Với mức tăng trưởng nhanh chóng, các doanh nghiệp chế biến đồ gỗ nói chung và
đồ gỗ xuất khẩu nói riêng đang rơi vào tình trạng thiếu công nhân có tay nghề cao,
thiếu kỹ sư chế biến lâm sản và cán bộ quản lý giỏi. Chẳng hạn ở Bình Dương
hiện có trên 100 doanh nghiệp chế biến lâm sản đang hoạt động, nhưng tất cả chỉ
có khoảng 50 kỹ sư chế biến lâm sản, bình quân cứ hơn 2 doanh nghiệp mới có 1
kỹ sư (Hoàng Xuân Niên).
Để có đủ kỹ sư, cán bộ quản lý và công nhân chế biến cung cấp cho các doanh
nghiệp trực thuộc, các cơ sở tư nhân và làng nghề thì phải tăng cường công tác đào
tạo cả về số lượng cũng như chất lượng. Theo kế hoạch trong giai đoạn 2005 –
2010 cần đào tạo 1800 kỹ sư chế biến và cán bộ quản lý, 3300 công nhân chế biến,
song với tốc độ đào tạo quá chậm như hiện nay ở các trường lâm nghiệp thì khó
đáp ứng được yêu cầu trên.
Đứng trước thực tế này, một số doanh nghiệp đã đưa người đi tu nghiệp, đào tạo ở
nước ngoài và họ còn tính đến chuyện tuyển dụng nhân sự người nước ngoài để
đáp ứng được các yêu cầu khắt khe trong quản lý khi phải tăng cường sản xuất
hàng hoá với khối lượng lớn.
5. Đề xuất giải pháp cạnh tranh

Kinh tế hàng hoá, kinh tế thị trường lấy thị trường làm mục tiêu đạt tới và là động
lực để thúc đẩy phát triển sản xuất, đồng thời phải lấy thị trường làm đối tượng
phục vụ, thoả mãn mọi yêu cầu ngày càng cao của nhu cầu tiêu thụ trong nước
cũng như ngoài nước. Để hàng hoá lâm sản Việt Namcó khả năng cạnh tranh và
cạnh tranh thành công trên thương trường, chúng ta cần thực hiện các giải pháp
sau:
5.1. Xây dựng chính sách, chiến lược phát triển hàng hoá lâm sản
Tuy muộn nhưng chúng tôi đề nghị Nhà nước và Bộ Nông nghiệp và PTNT cần
đầu tư và chỉ đạo sát sao để xây dựng chính sách vĩ mô, chiến lược phát triển sản
xuất hàng hoá lâm sản có khả năng cạnh tranh trên thị trường. Việc làm này cần cụ
thể đến từng loại sản phẩm chính và có đi nghiên cứu thị trường thế giới để có giải
pháp đúng.
Trong chiến lược phát triển hàng hoá lâm sản chúng ta phải xác định được nhu cầu
đầu tư vốn, nhu cầu trang thiết bị và công nghệ hiện đại, nhu cầu và khả năng cung
cấp nguyên liệu, nhu cầu nhân lực,… và đưa ra được những chính sách hợp lý để
thúc đẩy sản xuất, lưu thông hàng thuận lợi.
2.5.2 Xây dựng những vùng sản xuất hàng hoá lâm sản xuất khẩu trọng điểm
Căn cứ vào tiềm năng của lâm nghiệp Việt Nam, căn cứ vào nhu cầu thị trường
trong nước cũng như thế giới để chúng ta xác định loại sản phẩm chính tiêu thụ
trong nước cũng như xuất khẩu và giải quyết tổng thể các vấn đề được đặt ra.
Phân tích về tiềm năng và thực tế hiện nay ở Việt Nam, ngành lâm nghiệp cần đầu
tư vào các khu vực sau để tạo nên động lực mới phát triển sản xuất hàng hoá lâm
sản phục vụ cho xuất khẩu là: Khu vực thành phố Hồ Chí Minh – Biên Hoà - Bình
Dương; Khu vực Bình Định và Tây Nguyên; Khu vực Hà Nội; Khu vực Nghệ An;
Khu vực Nam Hà, Bắc Ninh và Hà Tây.
Những mặt hàng lâm sản xuất khẩu của Việt Nam là đồ gỗ ngoài trời, đồ gỗ nội
thất, đồ gỗ mỹ nghệ, hàng mây tre đan, hồi, quế, nhựa thông và các loại tinh dầu.
Những nội dung cần phải làm trong các khu vực trọng điểm sản xuất hàng hoá
xuất khẩu là: Quy hoạch phát triển, đầu tư xây dựng vùng nguyên liệu và cơ sở hạ
tầng, mua sắm và lắp đặt dây chuyền công nghệ thiết bị, liên kết hợp tác và chuyên

môn hoá trong sản xuất, xúc tiến thương mại v.v…
5.3. Đổi mới quản lý, ổn định thị trường sản xuất lâm sản
Đổi mới vai trò quản lý Nhà nước trong việc ổn định thị trường, hỗ trợ cho sản
xuất và xuất khẩu lâm sản hàng hoá là vấn đề có ý nghĩa đặc biệt quan trọng hiện
nay:
- Nhà nước định

×