Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Nghiên cứu khoa học " Một số kết quả ứng dụng công nghệ sinh học trong nhân giống cây lâm nghiệp " pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (147.52 KB, 5 trang )

Một số kết quả ứng dụng công nghệ sinh học trong nhân giống cây lâm nghiệp
Đoàn Thị Mai, Lương Thị Hoan, Lê Sơn
Trung tâm Nghiên cứu Giống cây Rừng
Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam
Công nghệ sinh học (CNSH) là một lĩnh vực đang được nhiều người quan tâm,
đây là một công cụ quan trọng trong chương trình cải thiện giống.
Ngày nay, nhờ áp dụng công nghệ sinh học mà việc chọn tạo giống cây trồng được
tiến hành nhanh hơn và có thể khắc phục được một số khó khăn mà các phương
pháp chọn giống truyền thống khó vượt qua.
Trong những năm gần đây, việc nhân nhanh giống cây trồng có phẩm chất di
truyền tốt bằng công nghệ mô hom đang được ứng dụng ngày càng nhiều cho cây
lâm nghiệp. Nhận thức được ?nghĩa to lớn của công nghệ này đối với sản xuất
giống cây lâm nghiệp có phẩm chất tốt, Trung tâm nghiên cứu giống cây rừng
thuộc Viện KHLN- VN đã đầu tư xây dựng cơ sở nhân giống bằng nuôi cấy mô,
giâm hom và sử dụng chỉ thị phân tử vào cải thiện giống cây rừng, đến nay cơ sở
này đã nhân giống thành công cho một số giống cây rừng đã được cải thiện có kết
quả tốt.
1. ứng dụng công nghệ sinh học trong cải thiện giống cây rừng.
Đặc điểm của cây rừng là đời sống dài ngày, lâu ra hoa, kết quả, lâu thu hoạch sản
phẩm, thời gian chọn lọc và khảo nghiệm kéo dài trong nhiều năm. Một thành
công hoặc thất bại trong cải thiện giống cây rừng phải mất 5-7 năm, thậm chí phải
hàng chục năm mới có thể nhận thấy. Vì thế, chọn tạo giống cây lâm nghiệp
không những phải tuân thủ những quy luật chung của biến dị di truyền và những
nguyên tắc cơ bản của chọn giống thực vật và chọn giống cây ngắn ngày, mà còn
phải có những cách đi phù hợp mới mau đạt hiệu quả mong muốn. Trong lâm
nghiệp, công nghệ sinh học đang được phối hợp với các phương pháp chọn giống
truyền thống để rút ngắn thời gian và tăng hiệu quả chọn tạo các giống cây rừng có
năng suất cao, có tính chống chịu bệnh và các điều kiện bất lợi cũng như sự phối
hợp vi nhân giống bằng nuôi cấy mô phân sinh với nhân giống bằng hom trên quy
mô công nghiệp đang được áp dụng rộng rãi ở nhiều nơi trong cả nước. NgoàI ra
việc dùng chỉ thị phân tử để nhận biết và xác định đúng giống cũng đã bắt đầu


được áp dụng cho một số loài.
2. Một số thành tựu về ứng dụng CNSH trong nhân giống cây rừng.
Công nghệ nuôi cấy mô và tế bào, đặc biệt là nuôi cấy mô phân sinh đỉnh sinh
trưởng được áp dụng ngày càng nhiều trong sản xuất nông lâm nghiệp và đã trở
thành một phương tiện để nâng cao sản lượng cũng như hiệu quả cải thiện giống
cây trồng. Nền tảng khoa học và công nghệ của lĩnh vực này là hết sức cần thiết để
phát triển công nghệ sinh học mà đỉnh cao là công nghệ di truyền (công nghệ tái tổ
hợp gen), một trong những ngành công nghệ quan trọng của thế kỷ 21.
Hiện nay ở một số nước, do kết hợp được công tác chọn giống, kĩ thuật tạo cây
con bằng mô-hom và kĩ thuật thâm canh trong trồng rừng dòng vô tính mà đã đưa
được năng suất từ 5 m
3
/ha/năm lên 15 m
3
/ha/năm trên đất xấu. Năng suất trồng
rừng Bạch đàn đạt 30 m
3
/ha/năm ở Zimbabuê, 30 m
3
/ha/năm ở Công gô, ở Brazin
50 m
3
/ha/năm đặc biệt có nơi năng suất đạt 75- 100 m
3
/ha/năm .
ở Việt Nam, nuôi cấy mô phân sinh phối hợp với giâm hom tạo thành công nghệ
mô-hom đang được dùng để nhân nhanh giống cho một số loài cây trồng rừng chủ
yếu. Từ năm 1994, ngành lâm nghiệp đã nhập công nghệ, thiết bị và giống gốc
Bạch đàn để nuôi cấy mô cho một số cơ sở. Đến nay, nhiều cơ sở nuôi cấy mô và
giâm hom cho cây rừng đang hoạt động có kết quả, đã xây dựng các công nghệ

nhân giống và trực tiếp sản xuất hàng triệu cây hom và cây mô một số loài làm vật
liệu trồng rừng. Những cơ sở này bao gồm cả các cơ quan nghiên cứu và cơ quan
sản xuất như Trung tâm Nghiên cứu Giống cây Rừng (Keo lai, Bạch đàn lai, Lát
hoa, Bao đồng, Tếch, Trầm hương…). Trung tâm Khoa học và Sản xuất Lâm
nghiệp Đông Nam Bộ (Keo lai), Xí nghiệp giống Thành phố Hồ Chí Minh (Bạch
đàn, Keo lai), Nông lâm trường thực nghiệm Yên Lập - Quảng Ninh (Bạch đàn,
Keo lai). Đặc biệt Trung tâm Bảo vệ rừng số II Thanh Hoá (nhận chuyển giao
công nghệ giâm hom trong dung dịch) đã thành công trong nhân giống Phi lao.
Ngoài ra, nhiều cơ sở sản xuất lâm nghiệp ở các tỉnh đã nhân giống hom hàng loạt
cho cây Keo lai và đang bước đầu nuôi cấy mô có hiệu quả.
Riêng Trung tâm nghiên cứu Giống cây rừng thuộc Viện KHLN Việt Nam sau khi
nhân giống cho các dòng Keo lai tự nhiên và Bạch đàn cao sản bằng công nghệ
mô- hom thành công, đã chuyển giao công nghệ này và giống gốc cho một số cơ
sở trong nước và trao đổi với nước ngoài. Trung tâm đã nuôi cấy mô thành công
cho một số cây rừng chủ lực khác như: Phi lao, Keo tai tượng, Keo lá tràm, Bao
đồng, Tếch, Trầm hương, Lát hoa…và cũng là đơn vị đầu tiên nhân giống thành
công cho Keo dậu lai KX2, Chè đắng, cũng như các loài cây kinh tế, các loài qúy?
hiếm khác như: Thông Caribe, Sao, Dầu, Bách xanh, Bách tán…Trung tâm cũng
đã nghiên cứu ứng dụng thành công công nghệ mô- hom cho một số giống cây
rừng bằng phương pháp ra rễ trực tiếp từ các mầm nuôi cấy invitro chấm thuốc bột
( TTG), cấy vào giá thể bầu đất và cát ẩm cho tỷ lệ ra rễ cao như: Keo lai, Trầm
hương, Tếch, Lát hoa. áp dụng thành công công nghệ này có ý ?nghĩa rất lớn trong
sản xuất, một mặt giảm được nhân công, vật tư hoá chất, mặt khác rút ngắn thời
gian sản xuất nên đã giảm được giá thành cây giống và được nhiều cơ sở sản xuất
tiếp nhận. Ngoài ra, Trung tâm cũng đã hợp tác với CSIRO bước đầu thí nghiệm
đánh giá mức độ đa dạng di truyền của hạt giống được tạo ra từ các rừng giống,
vườn giống Keo tai tượng bằng chỉ thị phân tử, đánh giá đa dạng di truyền các
xuất xứ Lát hoa của Lào, Thái Lan, Việt Nam. Một kết quả đáng ghi nhận từ các
hoóc môn thông thường như IAA (Indol acetic acide), IBA (Indol Butyric acide)
Trung tâm đã tìm ra các loại chất nền để pha chế thành công thuốc bột (TTG) vừa

rẻ tiền, vừa thuận tiện, hiệu quả ra rễ cao nên được nhiều cơ sở trong nước và
ngoài nước sử dụng.
Kết luận.
Công nghệ sinh học là một lĩnh vực mới đang được áp dụng trong cải thiện cây
rừng ở Việt Nam. Tuy vậy, nuôi cây mô và giâm hom đã được áp dụng có kết quả
tốt và đang phát triển mạnh trong cả nước. Song cần phải nhận thức rõ là các biện
pháp nhân giống bằng mô- hom chỉ là công cụ của chọn giống, nó chỉ có ý nghĩa
kinh tế khi được gắn liền với một chương trình chọn giống nghiêm túc. Định
hướng của ứng dụng công nghệ sinh học trong thời gian tới là nghiên cứu chuyển
nạp gen, lai giống mới có tính ưu việt. Để có hiệu quả công nghệ này trước hết cần
nghiên cứu hoàn thiện công nghệ sản xuất cây giống bằng nuôi cấy mô và giâm
hom, phối hợp giữa công nghệ sinh học hiện đại và phương pháp chọn tạo giống
truyền thống sẽ góp phần thúc đẩy nhanh các chương trình cải thiện giống cây
rừng, tạo ra các giống cây mới có năng suất, chất lượng tốt phục vụ trồng rừng
kinh tế đạt hiệu quả cao.
Tài liệu tham khảo.
1. Lê Trần Bình, Hồ Hữu Nhị, Lê Thị Muội (1984). CNSH trong cải thiện giống
cây trồng, NXB Nông Nghiệp Hà Nội.
2. Dương Mộng Hùng (1977), Hội thảo khoa học ứng dụng khoa học công nghệ
nuôi cấy mô và giâm hom trong lâm nghiệp, TPHCM 1997.
3. Lê Đình Khả, Tạp Chí khoa học công nghệ của bộ Nông nghiệp Phát triển nông
thôn 2002
4. Phạm văn Tuấn, Hội thảo khoa học ứng dụng khoa học công nghệ nuôi cấy mô
và giâm trong lâm nghiệp, TPHCM 1997.
5. Nguyễn Quang Thạch (1996). CNSH thực vật, Trường ĐH Nông nghiệp 1 Hà
Nội
6. Đỗ Năng Vịnh, 2002. CNSH cây trồng NXB Nông Nghiệp Hà Nội.
Some results of application of biotechnology in forest tree propagation
Summary
Applications of biotechnology are micro-propagation by tissue culture, transgenic

technology, molecular makers and cutting propagation. Integration of
biotechnology in forest tree propagation had created high yield forest species and
increased effectiveness of forest tree breeding to make economic forest planting
effective.

×