Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Nghiên cứu khoa học " Nhân giống một số loài cây rừng bằng phương pháp giâm hom và triển vọng trồng rừng của chúng " pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (122.54 KB, 6 trang )

Nhân giống một số loài cây rừng bằng phương pháp giâm hom và triển vọng trồng
rừng của chúng
Nhân giống vô tính bằng phương pháp giâm hom đã và đang đưa vào sử dụng
ngày một nhiều và đóng một vai trò không thể thiếu được trong công tác chọn
giống, bảo tồn lài nguyên di truyền ở trên thế giới nói chung và nước ta nói
riêng. Chính vì thế việc nghiên cứu nhân giống bằng hom là việc làm thiết
thực nhằm góp phần đẩy nhanh sản xuất cây con bằng hom phục vụ cho việc
trồng rừng.
Đối với phương pháp giâm hom thì dễ dàng thực hiện, ít tốn kém đầu tư, dễ
dàng mở rộng và chuyển giao cộng nghệ cho các cơ sở sản xuất. Các phương
pháp chủ yếu là từ cành hoặc chồi được cắt thành từng đoạn dài 10- 15cm,
nhúng vào thuốc bột và cắm vào giá thể bằng cát hay trong túi bầu. Hom được
phun mù thẹo định kỳ để giữ ẩm cho hom giâm không bị quá khô hay quá ẩm.
Kết quả của hom giâm được xác định bởi thời gian ngắn và tỷ lệ ra rễ cao. Có
nhiều yếu tố ảnh hưởng đến kết quả của việc giâm hom, nhưng phụ thuộc bởi
ba yếu tố chính là: khả năng ra rễ của hom giâm (cá thể, giai đoạn và vị trí của
hom), môi trường giâm hom và các chất kích thích ra rễ.
Giâm hom là công việc được áp dụng và đã thu được những kết quả bước
đầu, có thể đưa vào sản xuất đại trà cho một số đối tượng cây trồng chính
phục vụ cho bảo tồn và chọn giống.
1. Một Số loài cây bảo tồn:
Đa số các loài cây bản địa quí hiếm vừa phân bố rải rác, số lượng cá thể mẹ
ít, khó thu hái hạt, mùa hoa quả không ổn định và năng xuất thấp. Do đó việc
nhân giống sinh dưỡng bằng phương pháp giâm hom là giải pháp tích cực
nhằm phục vụ cho bảo tồn và mở rộng qui mô trồng rừng khôi phục lại nguồn
tài nguyên quí hiếm này.
a. Cây Pơ mu (Fokienia hodgisii):
Cây gỗ, cao to, thường xanh, phân bố ở độ cao 1300m trở lên, mọc hỗn
giao trong rừng lá rộng thường xanh. Gỗ bền, đẹp, được sử dụng làm đồ mỹ
nghệ, đồ mộc gia dụng trong những năm qua loài cây quí hiếm này đã bị
khai thác quá mức để xuất khẩu làm giảm khả năng phục hồi lại rừng bằng


con đường nhân giống bằng hạt.
Cây Pơ mu được giâm hom thành công ở những cá thể từ 2-8 tuổi, bằng
cành của cây trưởng thành hoặc đã qua tạo chồi. Hom ra rễ đạt 80-90% khi
xử lý bằng NAA 1,5%, với giá thể bằng cát hay trực liếp trong túi bầu.
Cây Pơmu trồng bằng hom có tiềm năng sinh trưởng tốt và có thể mở ra triển
vọng trồng phục hồi rừng.
b. Cây Bách xanh (Calocedrus macrolepis):
Cây gỗ, thân thẳng cao to, thường xanh, có khả năng phát triển mạnh độ
cao 1000m trở lên, trong các khoảng trống và rừng thưa trên đất dốc thoát
nước. Gỗ bền đẹp sử dụng làm đồ mộc gia dụng và ngoài ra gỗ có mùi thơm
dễ chịu dùng làm nguyên liệu làm nhang. Loài này cũng bị khai thác quá
mức dẫn đến làm giảm khả năng phục hồi rừng bằng hạt.
Cây Bách xanh giâm hom thành công ở những cá thể từ 2- 10 tuổi, bằng
cành của cây trưởng thành hoặc đã qua tạo chồi. Hom ra rễ đạt 85-95% khi
xử lý bằng IBA 1% trên cát hay trực tiếp trong túi bầu.
Cây Bách xanh trồng bằng hom tuy sinh trưởng chậm hơn cây Pơ mu
nhưng có khả năng phát triển tốt ở những nơi khô hạn. Đặc biệt với tán lá
đẹp và thường xanh nên có khả năng trồng làm cây xanh đường phố.
c. Cây Hồng tùng (Dacrydium elatum):
Cây gỗ, thân thẳng, cao, to, phân bố độ cao từ 1200m trở lên, mọc hỗn giao
trong rừng lá rộng thường xanh. Gỗ bền đẹp, sử dụng trong đồ mộc gia dụng
và mỹ nghệ.
Cây Hồng tùng giâm hom thành công ở các giai đoạn có độ tuổi khác
nhau, bằng chồi vượt ở cây trưởng thành hoặc đã qua tạo chồi. Hom ra rễ đạt
80-85% khi xử lý bằng IBA 1,5% trên giá thể bằng cát.
d. Cây Bạch tùng (Podocarpus imbricatus)
Cây gỗ lớn, phân bố ở độ cao từ 700m trở lên, mọc hỗn giao trong rừng lá
rộng thường xanh. Gỗ mềm và trắng, dễ gia công và sử dụng chủ yếu làm đồ
mỹ nghệ.
Cây Bạch tùng giâm hom thành công ở các giai đoạn có độ tuổi khác

nhau, bằng chồi vượt ở cây trưởng thành hoặc đã qua tạo chồi, nhưng ở giai
đoạn từ 2- 10 tuổi thì thời gian ra rễ được rút ngắn. Hom ra rễ đạt 80-85%
khi xử lý bằng IBA 1 % trên giá thể bằng cát.
Cây Bạch tùng trồng bằng hom có khả năng sinh trưởng và phát triển tốt, có
triển vọng trồng phục hồi rừng.
c. Cây Xá xị (Vù hương) (Cinnamomum parthenoxxylon):
Cày gỗ lớn, thường xanh mọc hỗn giao trong rừng lá rộng thường xanh.
Gỗ bền, đẹp, sử dụng trong đồ mộc gia dụng và dỗ mỹ nghệ. Đặc biệt có tinh
dầu thơm-tập trung chủ yếu ở gốc và rễ, được sử dụng trong giải khát. Do đó
loài này bị khai thác quá mức, có khả năng bị đe doạ cao.
Hom giâm cây Xá xị thành công ở các ở độ tuổi khác nhau, bằng chồi vượt ở
cây trưởng thành hoặc qua giai đoạn tạo chồi. Tỷ lệ ra rễ dạt 60-65 % khi xử lý
bằng IBA 10% trên giá thể bằng cát.
Cây Xá vị trồng rừng bằng hom có khả năng sinh trưởng và phát triển tốt,
có triển vọng trồng rừng phục hồi rừng bằng hom.
2. Một số loại cây trồng rừng sản xuất
Trong sản xuất bên cạnh việc chọn lọc các dòng tốt thì việc dùng biện pháp
giâm hom nhằm lưu giữ và đưa ra sản xuất một số lượng lớn cây con để phục
vụ trồng rừng là giải pháp tích cực.
a. Thông ba lá (Pinus kesiva):
Cây gỗ lớn, phân bố tự nhiên rất rộng. Gỗ tốt được sử dụng trong đồ mộc
gia dụng, ngoài ra còn sử dụng làm nguyên liệu giấy rất tốt.
Hom giâm Thông ba lá tốt nhất ở giai đoạn 2-7
tuổi, bằng chồi đã qua giai đoạn tạo chồi. Tỷ lệ ra rễ từ 80-90% khi xử lý
bằng IBA 0,5-1% (hoặc không xử lý khi chọn hom tốt) trên giá thể bằng cát
hay lúi bầu.
Kết quả của giâm hom Thông Ba lá có thể đưa vào sản xuất đại trà với
một số lượng lớn để phục vụ trồng rừng. .
b. Thông Caribae (Pinus caribaea):
Đây là loài thông nhập nội, có khả năng sinh trưởng rất tốt và được đưa

vào chương trình trồng rừng. Nhưng tính bất thụ rất cao, do đó không thể
nhân giống bằng con đường từ hạt mà bằng nhân giống sinh dưỡng trong đó
phương pháp giâm hom là sự lựa chọn tốt nhất.
Hom giâm của Thông Caribaea tốt nhất ở giai đoạn 2-8 tuổi, bằng chồi đã
qua giai đoạn tạo chồi. Tỷ lệ ra rễ từ 80-90% khi xử lý bằng IBA 0,5-1 %
(hoặc không xử lý khi chọn hom tốt) lên giá thể bằng cát hay túi bầu.
Kết quả này có thể đưa vào sản xuất với số lượng lớn phục vụ cho việc
trồng rừng và phát triển loài này.
3. Một số ý kiến đề xuất và triển vọng trồng rừng bằng hom:
Cho tới nay việc nghiên cứu nhân giống vô tính bằng phương pháp giâm
hom đối với một số cây rừng không còn là vấn đề khó khăn nữa nếu biết sử
dụng loại hom, chất kích thích ra rễ và tạo được môi trường thích hợp. Điều
cần quan tâm ở đây phải có những hiểu biết nhất định về kỹ thuật, xây dựng
các vườn vật liệu kết hợp chương trình chọn giống, đầu tư cho việc mở rộng
qui mô tới các cơ sở sản xuất.
Các loài cây quí hiếm như Bách xanh, Pơ mu có khả năng phát triển tốt, nhưng
nguồn hạt hiếm hoặc không có, không đủ đáp ứng dủ nhu cầu, do đó cần phát
triển trồng rừng trên diện rộng bằng hom.
Công nghệ giâm hom các loài cây trồng rừng sản xuất như Thông ba lá
Caribaea dễ dàng thực hiện, ít tốnkém đầu tư vì có thể giâm trực tiếp vào
bầu, không cần thiết sử dụng chất kích thích ra rễ nếu tạo chồi và chọn chồi
thích hợp. Do đó cần mở rộng và phát triển trồng rừng sản xuất các loài này
bằng hom.

×