Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Nghiên cứu khoa học " NHân giống luồng bằng chiết cành " pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (152.85 KB, 7 trang )

NHân giống luồng bằng chiết cành

Lê Quang Liên
Trung tâm NC TN Lâm sinh Cầu Hai
Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam
Luồng (Dendrocalamus membranaceus) là một loài cây thuộc họ Bambusacaea
mọc theo cụm, sinh trưởng nhanh. Sau một ngày đêm măng luồng có thể cao 0,6 –
0,7m, sau 45 ngày cây luồng đã đạt chiều cao 18 - 20m với đường kính ngang
ngực 10 – 12cm, nặng 35 – 40kg. Sau 2 năm có thể khai thác làm nguyên liệu giấy
hoặc làm cột nhà và sử dụng cho các mục đích khác.
Luồng là loài cây bản địa được gây trồng rộng rãi ở các tỉnh Thanh Hoá, Nghệ An
và đang được gây trồng ở vùng nguyên liệu giấy Vĩnh Phúc cùng các tỉnh khác.
Cây luồng không có hạt, nếu có hạt thì cũng nảy mầm rất kém (Phạm Văn Tích,
1964). Khi ra hoa thì cả bụi luồng cũng sẽ bị chết. Vì vậy, việc nhân giống luồng
chủ yếu phải thực hiện bằng phương pháp nhân giống sinh dưỡng.
Phương pháp nhân giống phổ biến trong nhân dân là dùng cây cả gốc, phương
pháp này cho hệ số nhân giống rất thấp. Việc tìm phương pháp nhân giống đơn
giản vừa tận dụng tối đa số cành có trên thân, vừa sử dụng được cây giống ở các
lứa tuổi là một yêu cầu cấp thiết để phát triển giống vào sản xuất.
I. Vật liệu và phương pháp nghiên cứu
Vật liệu nghiên cứu là cành luồng có số tháng tuổi khác nhau lấy từ cây luồng đã
ra lá đầy đủ (dưới 1 năm tuổi). Các công thức thí nghiệm được tiến hành với số
lượng lớn (khoảng 1000 cây hom). Thí nghiệm được tiến hành tại Trung tâm
NCTN Lâm sinh Cầu Hai (Vĩnh Phúc).
II. Kết quả nghiên cứu và thảo luận
1. Tỷ lệ cành có rễ khí sinh trên cây
Các nghiên cứu trước đây cho thấy cành có rễ khí sinh ở phần gốc thì rất dễ ra rễ,
cành không mang rễ khí sinh thì dù xử lý các chất kích thích cũng rất khó ra rễ, vì
vậy xác định tỷ lệ cành mang rễ khí sinh là rất cần thiết. Điều tra, khảo sát 10 cây
(bảng 1) cho thấy mỗi cây chỉ có 2 – 4 cành mang rễ khí sinh, thậm chí có trường
hợp tất cả các cành trên cây đều không có rễ khí sinh. Tỷ lệ cành có rễ khí sinh


trên cây trung bình chỉ đạt 11,6%.
Bảng 1. Số cành rễ khí sinh trên cây luồng
STT Tổng số cành Cành có rễ khí sinh Tỷ lệ cành có rễ khí sinh
1
2
3
4
5
6
7
20
17
14
35
25
29
32
4
2
0
3
4
3
3
20,0
11,8
0
8,5
16,0
10,3

9,4
8
9
10
24
18
27
2
4
3
7,4
22,2
11,1
Trung bình 2,8 11,6
Như vậy, dùng cành có rễ khí sinh để nhân giống thì mặc dù tỷ lệ ra rễ rất cao,
song hệ số nhân giống vẫn thấp.

2. ảnhhưởng của tuổi cành đến tỷ lệ ra rễ
Thí nghiệm này được tiến hành theo phương pháp dùng đoạn thân có cành khí sinh
vạt nhọn, đóng chặt vào đất. Đây là phương pháp được nhân dân sử dụng để trồng
luồng và cho tỷ lệ sống cao. Kết quả thí nghiệm cho thấy:
- Đoạn thân có cành 2 – 4 tháng tuổi: Trong 700 đoạn có 23 đoạn ra rễ, tỷ lệ ra rễ
là 3,3%.
- Đoạn thân có cành 6 – 8 tháng tuổi: Trong 1.196 đoạn có 727 đoạn ra rễ, tỷ lệ ra
rễ là 60,8%.
Như vậy, đoạn thân có cành 6 – 8 tháng tuổi là thích hợp nhất để nhân giống sinh
dưỡng. Tuy nhiên, trong thực tế, thành công của giâm hom không những phụ
thuộc vào tuổi cành mà còn phụ thuộc vào điều kiện thời tiết, song giâm cành từ
tháng 4 đến tháng 8 thường có tỷ lệ ra rễ cao nhất.
3. Nhân giống bằng phương pháp chiết cành

Phương pháp chiết cành nghĩa là vẫn để cành ở trên cây khi kích thích ra rễ.
Tiến hành cắt đứt 2/ 3 tiết diện của cành, chỉ để 1/ 3 tiết diện cành chính trên cây,
đồng thời cắt bớt phần trên của cành, mỗi cành cũng chỉ để 4 đốt sát thân cây.
Việc chiết cành được thực hiện bằng cách bó hỗn hợp bùn + rơm vào phần gốc
cành (phần sát thân), sau 25 ngày thì kiểm tra ra rễ.
Các công thức thí nghiệm chính là:
a.Chỉ chiết những cành có rễ khí sinh, cành chiết được bọc bằng hỗn hợp bùn +
rơm.
b.Chiết tất cả các cành (có và không có rễ khí sinh), cành chiết được bọc bằng hỗn
hợp bùn rơm.
c.Chiết tất cả cành, (có và không có rễ khí sinh), cành chiết được bọc bằng hỗn
hợp bùn rơm sau đó bao nilon phía ngoài để giữ ẩm.
Kết quả thí nghiệm (bảng 2)
Bảng 2. Tỷ lệ ra rễ ở các công thức chiết cành của cây luồng tại Cầu Hai
Công thức Số cành
chiết
Số cành
ra rễ
T
ỷ lệ ra
rễ
a.Chỉ chiết những cành có rễ khí sinh, cành chiết đư
ợc
bọc bằng hỗn hợp bùn + rơm.
b.Chiết tất cả các cành (có và không có rễ khí sinh),
1.700
7.000
528
1615
490

515
95,0
7,0
97,5
cành chiết được bọc bằng hỗn hợp bùn rơm.
c.Chiết tất cả cành, (có và không có rễ khí sinh), cành
chiết được bọc bằng hỗn hợp bùn rơm sau đó bao
nilon phía ngoài để giữ ẩm.
- Công thức a có tỷ lệ ra rễ 95,0%. Tuy nhiên, do chỉ dùng cành có rễ khí sinh nên
hệ số nhân giống thấp và chỉ thích hợp cho việc lấy giống từ rừng sản xuất, không
làm ảnh hưởng đến cây mẹ.
- Công thức b tỷ lệ ra rễ chỉ đạt 7,0%.
- Công thức c do giữ được ẩm trong thời gian dài nên tạo điều kiện ra rễ cho tất cả
các loại cành, tỷ lệ ra rễ đạt 97,5%.
Dùng phương pháp chiết cành còn có ưu điểm là có thể tiến hành chiết quanh năm,
song tốt nhất vẫn là từ tháng 1 – 3 và từ tháng 7 – 9.
Trong trường hợp cành già hơn 10 tháng tuổi thì làm trẻ hoá bằng cách chặt bỏ
đoạn cành già vào sát bầu gốc của cành chính để có thể mọc cành thứ sinh, sau đó
tiến hành chiết cho cành thứ sinh đã được trẻ hoá như những cành chính còn trẻ.
4. Chăm sóc trong và sau khi chiết
Để việc chiết cành thu được kết quả cao nhất cần thực hiện tốt kỹ thuật chiết và
chăm sóc cây sau khi chiết.
- Tỷ lệ bùn và rơm được dùng để bó cành chiết là 2 phần bùn, 1 phần rơm (đã băm
nhỏ).
- Lượng hỗn hợp bùn + rơm cho mỗi cành chiết là 250 – 300 g/ cành.
- Hỗn hợp bùn + rơm được bó quanh phần gốc cành, có độ ẩm không quá ướt.
- Dùng nilon tấm có kích thước 60cm x 12cm (hoặc 14cm) bọc bầu đất và buộc 2
đầu.
Sau khi chiết 20 – 30 ngày cành chiết đã ra rễ, tiến hành cắt cành có cả bầu đất,
sau đó ươm thêm 4 – 6 tháng mới đưa đi trồng.

Luống ươm dài 10m, rộng 1m, cao 15 – 20cm. Bón phân chuồng hoai (5kg/ m
2
)
hoặc NPK (0,5kg/ m
2
).
Cành đã ra rễ, bóc vỏ nilon, giâm tạm theo khoảng cách 25 x 40cm, để nghiêng
60
0
, chôn sâu 15 – 20cm. Cây chiết được chăm sóc theo kỹ thuật vườn ươm thông
thường. Khi cây chiết có măng đã phát triển đủ lá là đạt tiêu chuẩn đem trồng.
III. Kết Luận
1. Luồng là một loài cây có thể nhân giống bằng cành. Trong một cây mẹ chỉ có
11,6% số cành mang rễ khí sinh.
2. Giâm bằng phương pháp đóng đoạn thân có cành mang rễ khí sinh (cành 6 – 8
tháng tuổi) vào đất có thể cho tỷ lệ ra rễ hơn 90%.
3. Chiết cành có mang rễ khí sinh đạt tỷ lệ ra rễ hơn 90%. Đây là phương pháp
thích hợp để tận dụng các cành phía dưới cây để làm giống.
4. Phương pháp bọc bầu đất thông thường (không bao nilon) chỉ có thể dùng để
chiết cành mang rễ khí sinh. Dùng nilon bao bọc bầu đất + bùn có thể chiết cho
cành mang rễ khí sinh và cả cho cành không mang rễ khí sinh (tỷ lệ ra rễ 97%).
5. Khi cây chiết đã ra rễ phải gây ươm và chăm sóc trong 4 – 6 tháng mới đủ tiêu
chuẩn đem trồng.
Summary:Dendrocalamus membranaceus is a species capable of being
propagated by branch layering. In a mother plant only 11% of the branches have
aerial roots.
Inserting the culm sections with a branch (6 - 8 month old) having aerial roots into
the ground will obtain the rooting in over 90% of these branches.
Layering of branches with aerial roots will obtain rooting in over 90% of the
branches. This is a suitable method to make full use of the branches lower in the

culm for planting stock.
The ordinary method of using a ball of earth (without nylon sheet wrapping) can
be used only for branches having no aerial roots. method of using nylon sheet to
wrap the ball of earth + mud can be used for layering both types branch, with and
without aerial roots.
When the layering branch has produced roots, its further raising and tending in 4 -
6 months is needed to meet the planting stock standard.
Tài liệu tham khảo

1. Hoàng Vĩnh Tường, 1977. Nghiên cứu tác dụng của một số chất kích thích sinh
trưởng đến việc nhân giống luồng bằng cành.
2. Nguyễn Thị Phi Anh, 1967. Kỹ thuật trồng Tre diễn ở Cầu Hai – Báo cáo khoa
học.
3. Phạm Văn Tích, 1964. Cây vầu.

×