Bài giảng
GIẢI PHẪU VÀ SINH LÝ
HOẠT ĐỘNG THẦN KINH CẤP CAO
ThS. ĐẶNG THỊ NGỌC THANH
ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN
Mục tiêu chung của học phần/môn học
Cung cấp cho người học một hệ thống kiến thức cơ bản và
hiện đại về cấu tạo và chức phận của hệ thần kinh người
cùng với các hiện tượng và quy luật hoạt động thần kinh cấp
cao vốn là cơ sở sinh học cho các hiện tượng tâm lý.
Sau khi học xong, sinh viên có khả năng vận dụng kiến thức
để giải thích cơ chế sinh lý của các hoạt động thần kinh cấp
cao của con người trong đời sống thường ngày, các biểu
hiện bệnh lý trong hoạt động thần kinh cấp cao, cùng một số
hiện tượng tâm lý như trí nhớ, xúc cảm, tư duy, tưởng
tượng, v.v…
Tóm tắt nội dung
Nội dung học phần gồm hai phần chính:
“Giải phẫu học hệ thần kinh và cơ quan
phân tích” cung cấp cho sinh viên kiến
thức về cấu tạo và chức năng cơ bản của
hệ thần kinh và các cơ quan phân tích của
người. Đây là cơ sở vật chất cho các hoạt
động phản xạ, nền tảng của các hoạt động
thần kinh cấp cao của người.
“Sinh lý học hoạt động thần kinh cấp cao” gồm có 8
chương, bao gồm những nội dung:
•Những vấn đề chung trong nghiên cứu sinh lý học
hoạt động thần kinh cấp cao;
•Cơ chế hình thành phản xạ có điều kiện;
•Các q trình ức chế trong hoạt động thần kinh cấp
cao; Các quy luật hoạt động thần kinh cấp cao;
•Hoạt động phân tích và tổng hợp của não bộ;
•Đặc điểm hoạt động thần kinh cấp cao ở người;
•Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động thần kinh cấp
cao;
•Cơ sở sinh lý của tập tính, chú ý, học tập, trí nhớ và
cảm xúc.
ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN
Cách đánh giá
Hình thức thi kết thúc học phần: Tự luận.
Các điểm quá trình và trọng số tương ứng
- Điểm chuyên cần
(hệ số: 0,1)
- Điểm thảo luận trên lớp
(hệ số: 0,2)
- Điểm trung bình cộng
các điểm kiểm tra thường kì
(hệ số: 0,1)
- Điểm thi học phần
(hệ số: 0,6)
Cách đánh giá học phần: Điểm của học phần là điểm trung
bình chung của điểm thi kết thúc học phần và các điểm quá
trình.
Phần 1: GIẢI PHẪU HỌC HỆ THẦN KINH NGƯỜI
1. VAI TRÒ CỦA HỆ THẦN KINH
2. CẤU TẠO VÀ CHỨC NĂNG CỦA TẾ BÀO THẦN KINH
3. CẤU TẠO VÀ CHỨC NĂNG CỦA HỆ THẦN KINH
3.1 Thần kinh trung ương
3.2 Thần kinh ngoại biên
4. ĐẶC ĐiỂM HỆ THẦN KINH TRẺ EM
1. VAI TRỊ CỦA HỆ THẦN KINH
-Thơng qua hệ thần kinh, cơ thể có khả năng tiếp
nhận và phản ứng lại tất cả những biến đổi xảy ra ở
môi trường bên trong và bên ngoài cơ thể.
- Hệ thần kinh thống nhất và điều phối hoạt động tất
cả các cơ quan, làm cho hoạt động của chúng trở
nên thích nghi với những thay đổi của điều kiện mơi
trường bên ngồi trong từng thời điểm cũng như
trong suốt quá trình phát triển cá thể.
- Nhờ hoạt động thần kinh cấp cao mà con người có
được hoạt động tư duy và hoạt động tâm lý.
Như vậy, hệ thần kinh là hệ cơ quan điều khiển cơ
thể, làm cho cơ thể là một khối thống nhất.
2. CẤU TẠO VÀ CHỨC NĂNG TẾ BÀO THẦN KINH
Mơ thần kinh gồm 2 loại tế bào:
• Tế bào thần kinh đệm
• Tế bào thần kinh chính thức (neuron)
Tế bào thần kinh đệm nằm xen kẽ giữa các neuron.
Chúng có khả năng sinh sản nhanh.
Khơng có vai trị dẫn truyền xung thần kinh
Chỉ có tác dụng trong việc hỗ trợ, dinh dưỡng, nâng
đỡ và bảo vệ các neuron.
- Neuron là đơn vị cấu trúc và chức năng của hệ
thần kinh. Đó là những tế bào có cấu tạo đặc trưng,
thích ứng với chức năng tiếp nhận, xử lý và dẫn
truyền xung động thần kinh.
- Theo hình thái, người ta phân neuron làm 3 loại:
Neuron đơn cực, neuron lưỡng cực, neuron đa cực.
- Theo chức năng, phân neuron làm 3 loại: neuron
cảm giác (hướng tâm), neuron trung gian (liên hợp),
neuron vận động (ly tâm).