Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Ăn gì để phòng nhiễm xạ? pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (233.21 KB, 3 trang )

Ăn gì để phòng nhiễm xạ?
Không chỉ các thảm họa hạt nhân mới khiến con người bị nhiễm xạ mà các
tia xạ vẫn thường hiện diện trong cuộc sống hằng ngày, từ quá trình xạ trị trị
ung thư đến phóng xạ phát ra từ các đồ dùng trong nhà, thiết bị y tế….



Nguồn phóng xạ trong cuộc sống hàng ngày:
- Các tia xạ từ các máy móc trị liệu trong bệnh viện như máy chụp X
quang…
- Các mặt đá tự nhiên dùng trang trí trong gia đình…
- Các loại máy vi tính, máy fax, máy in
Thực phẩm nên ăn
Nên ăn nhiều thực phẩm chứa vitamin A, C và protein như cà rốt, giá đỗ, cà
chua, thịt nạc, gan động vật… Các thực phẩm hàm chứa hàm lượng I-ốt cao
như: rong biển, tảo tía hoặc các loại rau có màu tím cũng có tác dụng phòng
trừ phóng xạ.
Nên thường xuyên uống trà xanh. Đồng thời cũng có thể uống rượu vang để
nâng cao khả năng chống oxy hóa cho cơ thể.

Không nên ăn các thực phẩm có hàm lượng chất béo cao, nên tăng cường
các thực phẩm có dầu thực vật. Trong đó, axit oleic có thể tăng cường chức
năng tái tạo máu, giúp phòng chống các tác hại của tia xạ.
Cần tăng lượng cung cấp muối vô cơ (chủ yếu là muối ăn) cho cơ thể, nhờ
đó làm tăng lượng nước nạp vào cơ thể khiến các chất độc hại theo nước
tiểu, phân được bài thải ra ngoài. Từ đó làm giảm tác hại của tia xạ với cơ
thể.
Đảm bảo cung cấp đủ vitamin cho cơ thể. Việc tăng cường lượng vitamin rất
có lợi cho việc phòng tránh nhiễm xạ và hồi phục cơ thể sau khi bị tổn
thương. Vitamin K làm giảm tình trạng mất máu; vitamin PP giảm cảm giác
buồn nôn, nôn mửa; vitamin C thúc đẩy quá trình tái tạo tế bào máu bởi vậy,


nên ăn nhiều các thực phẩm như: mật ong, rong biển, bắp cải, cà rốt, kỳ tử…
Trước khi bị nhiễm phóng xạ hoặc vừa bị nhiễm phóng xạ trong thời gian
ngắn, Kali clorua có thể giúp giảm thấp nguy cơ mắc bệnh ung thư, tuy
nhiên phải sử dụng dưới sự hướng dẫn của bác sỹ.

×