Tải bản đầy đủ (.pdf) (206 trang)

Nhân sinh quan trong tư tưởng triết học phật giáo thời trần, đặc điểm và giá trị lịch sử

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.25 MB, 206 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
----------

NGUYỄN VĂN HẠNH

NHÂN SINH QUAN
TRONG TƢ TƢỞNG TRIẾT HỌC
PHẬT GIÁO THỜI TRẦN, ĐẶC ĐIỂM
VÀ GIÁ TRỊ LỊCH SỬ

LUẬN ÁN TIẾN SĨ TRIẾT HỌC

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - 2023


ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
----------

NGUYỄN VĂN HẠNH

NHÂN SINH QUAN
TRONG TƢ TƢỞNG TRIẾT HỌC
PHẬT GIÁO THỜI TRẦN, ĐẶC ĐIỂM
VÀ GIÁ TRỊ LỊCH SỬ
Ngành: TRIẾT HỌC
Mã số: 9229001

LUẬN ÁN TIẾN SĨ TRIẾT HỌC
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học:


1. PGS.TS. TRỊNH DỖN CHÍNH
2. TS. NGUYỄN ANH QUỐC

Cán bộ phản biện độc lập:
1. PGS.TS. NGUYỄN HỒNG DƢƠNG
2. PGS.TS. TRẦN THỊ HẠNH
Cán bộ phản biện:
1. PGS.TS. LƢƠNG MINH CỪ
2. PGS.TS. NGUYỄN NGỌC KHÁ
3. PGS.TS. HÀ TRỌNG THÀ

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - 2023


LỜI CÁM ƠN
Để hồn thành luận án này, tơi đã nhận đƣợc sự quan tâm, giúp đỡ hết sức quý
báu của các tập thể và cá nhân.
Trƣớc hết, tôi xin bày tỏ lịng tri ân của tơi đến PGS.TS. Trịnh Dỗn Chính và
TS. Nguyễn Anh Quốc đã tận tâm hƣớng dẫn tôi nghiên cứu và thực hiện luận án.
Tôi xin chân thành cám ơn tập thể quý thầy cô Khoa Triết học, Phòng Sau đại
học Trƣờng Đại học khoa học xã hội và Nhân Văn – Đại học quốc gia Thành phố
Hồ Chí Minh đã tận tình giúp đỡ tơi trong quá trình học tập, nghiên cứu và thực
hiện luận án tại cơ sở đào tạo.
Cuối cùng, tôi xin đƣợc biết ơn sâu sắc đến gia đình, ngƣời thân, bạn bè và
đồng nghiệp đã hỗ trợ, động viên về mọi mặt để tơi hồn thành luận án này.

Tác giả

Nguyễn Văn Hạnh



LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu độc lập. Kết quả nghiên cứu là
trung thực và chƣa từng đƣợc công bố. Các số liệu, tài liệu, trích dẫn trong luận án
chính xác, có nguồn gốc rõ ràng.

Tp. Hồ Chí Minh, ngày

tháng

Tác giả

Nguyễn Văn Hạnh

năm 2023


MỤC LỤC
Trang
PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................ 1
Chƣơng 1: CƠ SỞ XÃ HỘI VÀ TIỀN ĐỀ LÝ LUẬN HÌNH THÀNH NHÂN
SINH QUAN TRONG TƢ TƢỞNG TRIẾT HỌC PHẬT GIÁO THỜI TRẦN... 17
1.1. KHÁI QUÁT ĐẶC ĐIỂM VÀ YÊU CẦU CỦA LỊCH SỬ - XÃ HỘI ĐẠI VIỆT THẾ KỶ
XIII - XIV VỚI SỰ HÌNH THÀNH NHÂN SINH QUAN TRONG TƢ TƢỞNG TRIẾT HỌC
PHẬT GIÁO THỜI TRẦN ........................................................................................... 17

1.1.1. Nhiệm vụ xây dựng một nhà nƣớc Đại Việt độc lập, thống nhất, tự chủ,
hùng mạnh với việc hình thành nhân sinh quan trong tƣ tƣởng triết học Phật giáo
thời Trần ................................................................................................................... 17
1.1.2. Yêu cầu xây dựng một nền văn hóa Đại Việt độc lập, tự chủ với sự hình thành

nhân sinh quan trong tƣ tƣởng triết học Phật giáo thời Trần .................................... 29
1.1.3. Yêu cầu củng cố và phát huy sức mạnh đoàn kết tồn dân tộc chống giặc
Ngun - Mơng, giữ vững nền độc lập dân tộc với sự hình thành, phát triển nhân
sinh quan trong tƣ tƣởng triết học Phật giáo thời Trần ............................................. 34
1.2. TIỀN ĐỀ LÝ LUẬN HÌNH THÀNH NHÂN SINH QUAN TRONG TƢ TƢỞNG TRIẾT
HỌC PHẬT GIÁO THỜI TRẦN ................................................................................................ 40

1.2.1. Giá trị truyền thống văn hóa Việt Nam với việc hình thành nhân sinh quan
trong tƣ tƣởng triết học Phật giáo thời Trần ............................................................. 41
1.2.2. Tƣ tƣởng của Tam giáo với việc hình thành nhân sinh quan trong tƣ tƣởng
triết học Phật giáo thời Trần ...................................................................................... 45
Kết luận chƣơng 1 ................................................................................................... 60
Chƣơng 2: NỘI DUNG NHÂN SINH QUAN TRONG TƢ TƢỞNG TRIẾT
HỌC PHẬT GIÁO THỜI TRẦN .......................................................................... 63
2.1. KHÁI QUÁT VỀ NHÂN SINH QUAN VÀ QUAN NIỆM VỀ LÝ TƢỞNG, GIÁ TRỊ
CUỘC SỐNG TRONG NHÂN SINH QUAN CỦA TƢ TƢỞNG TRIẾT HỌC PHẬT
GIÁO THỜI TRẦN .................................................................................................... 63

2.1.1. Khái quát về nhân sinh quan ........................................................................... 63
2.1.2. Quan niệm về lý tƣởng và giá trị cuộc sống con ngƣời trong nhân sinh quan
của tƣ tƣởng triết học Phật giáo thời Trần ................................................................ 69


2.2. QUAN NIỆM VỀ ĐẠO LÝ LÀM NGƢỜI VÀ QUAN NIỆM VỀ ĐẠO ĐỨC CON NGƢỜI
TRONG NHÂN SINH QUAN CỦA TƢ TƢỞNG TRIẾT HỌC PHẬT GIÁO THỜI TRẦN .... 86

2.2.1. Quan niệm về đạo lý làm ngƣời trong nhân sinh quan của tƣ tƣởng triết học
Phật giáo thời Trần .................................................................................................... 86
2.2.2. Quan niệm về đạo đức con ngƣời trong nhân sinh quan của tƣ tƣởng triết học
Phật giáo thời Trần .................................................................................................... 99

2.3. QUAN NIỆM VỀ SỰ SỐNG VÀ CÁI CHẾT TRONG NHÂN SINH QUAN CỦA TƢ
TƢỞNG TRIẾT HỌC PHẬT GIÁO THỜI TRẦN ........................................................ 108

2.3.1. Quan niệm về sự sống và cái chết trong nhân sinh quan của tƣ tƣởng triết học
Phật giáo thời Trần .................................................................................................. 109
2.3.2. Quan niệm đề cao thái độ sống ung dung, tự tại trong nhân sinh quan của tƣ
tƣởng triết học Phật giáo thời Trần ......................................................................... 115
Kết luận chƣơng 2 ................................................................................................. 119
Chƣơng 3: ĐẶC ĐIỂM, GIÁ TRỊ LỊCH SỬ VÀ HẠN CHẾ CỦA NHÂN SINH
QUAN TRONG TƢ TƢỞNG TRIẾT HỌC PHẬT GIÁO THỜI TRẦN ....... 121
3.1. ĐẶC ĐIỂM CỦA NHÂN SINH QUAN TRONG TƢ TƢỞNG TRIẾT HỌC PHẬT GIÁO
THỜI TRẦN.............................................................................................................. 121

3.1.1. Tính kế thừa, dung hợp của nhân sinh quan trong tƣ tƣởng triết học Phật giáo
thời Trần .................................................................................................................. 121
3.1.2. Tinh thần nhập thế tích cực của nhân sinh quan trong tƣ tƣởng triết học Phật
giáo thời Trần .......................................................................................................... 130
3.1.3. Tính nhân văn của nhân sinh quan trong tƣ tƣởng triết học Phật giáo thời Trần . 138
3.2. GIÁ TRỊ LỊCH SỬ VÀ HẠN CHẾ CỦA NHÂN SINH QUAN TRONG TƢ TƢỞNG
TRIẾT HỌC PHẬT GIÁO THỜI TRẦN ..................................................................... 146

3.2.1. Giá trị lịch sử của nhân sinh quan trong tƣ tƣởng triết học Phật giáo thời Trần... 146
3.2.2. Hạn chế của nhân sinh quan trong tƣ tƣởng triết học Phật giáo thời Trần ... 175
Kết luận chƣơng 3 ................................................................................................. 182
KẾT LUẬN CHUNG ............................................................................................ 185
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................. 192
DANH MỤC CÁC CƠNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN
ĐẾN ĐỀ TÀI CỦA LUẬN ÁN ............................................................................. 200



1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Xây dựng nhân sinh quan cho con ngƣời Việt Nam là một vấn đề có vai trị
và ý nghĩa quan trọng đặc biệt đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nƣớc Việt
Nam. Bởi nó góp phần đào tạo nên những con ngƣời Việt Nam phát triển toàn diện
cả về phẩm chất và năng lực, là nhân tố quyết định trong sự nghiệp xây dựng và bảo
vệ đất nƣớc. Nhận thức sâu sắc tầm quan trọng của vấn đề này, trong suốt quá trình
lãnh đạo cách mạng Việt Nam, cùng với việc chăm lo phát triển đời sống vật chất
và tinh thần cho nhân dân, Đảng Cộng sản Việt Nam luôn quan tâm, chú trọng đặc
biệt đến giáo dục, bồi dƣỡng nhân sinh quan cho mỗi con ngƣời Việt Nam.
Xây dựng nhân sinh quan cho con ngƣời Việt Nam - một vấn đề khơng chỉ
mang tính thời sự cấp bách mà còn là chiến lƣợc lâu dài của dân tộc Việt Nam, vì
thế Chủ tịch Hồ Chí Minh ln ln quan tâm đề cao vai trò của giáo dục, bồi
dƣỡng quan điểm, lý tƣởng, phẩm chất đạo đức và lối sống cao đẹp cho mỗi con
ngƣời Việt Nam. Đặc biệt, Ngƣời luôn xem trọng việc giáo dục cán bộ đảng viên,
đặt nhiệm vụ xây dựng con ngƣời Việt Nam phát triển toàn diện lên thành nhiệm vụ
hàng đầu, tiên quyết trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội: “Muốn xây dựng
chủ nghĩa xã hội, trƣớc hết cần có những con ngƣời xã hội chủ nghĩa” (Hồ Chí
Minh, 2011, tr. 222).
Nhận thức sâu sắc tầm quan trọng của việc giáo dục, bồi dƣỡng, xây dựng
nhân sinh quan cao đẹp cho con ngƣời Việt Nam, trong suốt quá trình lãnh đạo cách
mạng Việt Nam, cùng với việc chăm lo phát triển cả đời sống vật chất lẫn đời sống
tinh thần, nâng cao trình độ học vấn, trình độ khoa học, trình độ chuyên môn nghiệp
vụ cho nhân dân, Đảng ta luôn quan tâm, chú trọng đặc biệt đến giáo dục, xây dựng
nhân sinh quan cho mỗi ngƣời Việt Nam, nhằm bồi dƣỡng, đào tạo những ngƣời
Việt Nam phát triển toàn diện, là nguồn nhân lực to lớn trong sự nghiệp xây dựng
và phát triển bền vững đất nƣớc. Chính vì thế, chúng ta đã đạt đƣợc những thành
tựu to lớn về nhiều mặt, không chỉ trong xây dựng phát triển kinh tế - xã hội, mà
còn cả trong phát triển tƣ tƣởng, văn hóa, giáo dục; xây dựng đƣợc lớp ngƣời Việt

Nam phát triển toàn diện:


2
“Xây dựng con ngƣời Việt Nam phát triển toàn diện, có sức khỏe, năng lực,
trình độ, có ý thức, trách nhiệm cao đối với bản thân, gia đình, xã hội và Tổ
quốc. Đẩy mạnh phát triển nguồn nhân lực, nhất là nhân lực phát triển cao,
đáp ứng yêu cầu của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tƣ và hội nhập
quốc tế” (Đảng Cộng sản Việt Nam, 2021, tập I, tr. 231).
Tuy nhiên, trƣớc sự tác động bởi mặt trái của nền kinh tế thị trƣờng cùng với
sự ảnh hƣởng nhiều mặt của q trình tồn cầu hóa, hội nhập quốc tế và sự giao lƣu,
tiếp biến giữa các nền văn hóa trên thế giới, đã ảnh hƣởng, tác động khá sâu rộng
đến con ngƣời và xã hội Việt Nam. Bên cạnh những con ngƣời Việt Nam chân
chính, có lý tƣởng và mục đích sống cao đẹp, có tình u quê hƣơng đất nƣớc, có
tinh thần dân tộc cao cả, có trách nhiệm đối với nhân dân và đất nƣớc… thì vẫn cịn
những ngƣời có quan niệm sống khơng đúng đắn, lý tƣởng sống lệch lạc, suy thoái
về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống. Điều đó đƣợc biểu hiện ở: “Tình trạng
suy thối về tƣ tƣởng chính trị, đạo đức, lối sống, chủ nghĩa cá nhân, “lợi ích
nhóm”, bệnh lãng phí, vơ cảm, bệnh thành tích ở một bộ phận cán bộ, đảng viên
chƣa bị đẩy lùi” (Đảng Cộng sản Việt Nam, 2021, tập I, tr. 95).
Tất cả những điều đó đang làm xói mịn truyền thống đạo đức tốt đẹp, lối
sống lành mạnh của dân tộc ta. Đứng trƣớc yêu cầu, đòi hỏi của thực tiễn xây dựng
phát triển và bảo vệ đất nƣớc, nhất là yêu cầu của sự nghiệp đổi mới, hội nhập quốc
tế, đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa, trong tình hình thế giới và khu vực diễn
biến phức tạp, khó lƣờng hiện nay, thì nhiệm vụ giáo dục, xây dựng một nhân sinh
quan đúng đắn, nhằm đào tạo lớp ngƣời Việt Nam mới phát triển toàn diện vừa
“hồng” vừa “chuyên”; xây dựng thành công một nƣớc Việt Nam “dân giàu, nƣớc
mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” (Đảng Cộng sản Việt Nam, 2021, tập I, tr. 9),
là một nhiệm vụ đƣợc Đảng và Nhà nƣớc ta hết sức quan tâm.
Để đáp ứng yêu cầu và nhiệm vụ trên, một mặt, chúng ta phải tiếp thu có

chọn lọc những tƣ tƣởng tốt đẹp, cao nhất của thời đại con ngƣời; mặt khác, chúng
ta phải biết tiếp thu, kế thừa những giá trị văn hóa từ nguồn nội sinh của đất nƣớc,
trong đó có nhân sinh quan, biến nó thành sức mạnh to lớn của cả dân tộc Việt
Nam, hoàn thành mục tiêu phát triển con ngƣời Việt Nam có năng lực trình độ, đạo
đức... và xây dựng một xã hội công bằng, dân chủ, bình đẳng, giàu có, tốt đẹp.


3
Trong lịch sử dân tộc Việt Nam thời Trần là một trong những thời kỳ phát
triển rực rỡ. Đáp ứng yêu cầu và đặc điểm của lịch sử Việt Nam thời kỳ đó đặt ra,
thời Trần đã xây dựng nên một nhà nƣớc Đại Việt độc lập, thống nhất, vững mạnh,
cả về chính trị, kinh tế, quân sự; phát triển một nền văn hóa Đại Việt độc lập, tự
chủ, tách dần văn hóa ngoại lai, trên cơ sở kế thừa, tiếp thu có chọn lọc những tinh
hoa văn hóa của bên ngoài; đoàn kết và phát huy sức mạnh toàn dân tộc, nhằm tập
trung mọi sức lực, trí tuệ của quân dân Đại Việt, ba lần đánh thắng quân Nguyên Mông, một thế lực hùng mạnh nhất lúc bấy giờ.
Từ những đặc điểm và yêu cầu của thực tiễn lịch sử - xã hội Việt Nam thế kỷ
XIII - XIV, trên lĩnh vực đời sống tinh thần xã hội đã hình thành phát triển những
nhà tƣ tƣởng, những thiền phái triết học khá phong phú, nổi bật là tƣ tƣởng triết học
Phật giáo với nhân sinh quan hết sức đặc sắc, đã trở thành nền tảng tinh thần đạo
đức xã hội, thu phục nhân tâm, cố kết lòng dân, “trùng hƣng sự nghiệp” của dân tộc.
Nhân sinh quan trong tƣ tƣởng triết học Phật giáo thời Trần là sự kế thừa, phát huy
giá trị truyền thống văn hóa dân tộc, tiếp thu có chọn lọc những quan điểm nhân
sinh của Nho giáo, Lão giáo, lấy những giá trị cốt lõi trong triết lý nhân sinh của
Phật giáo làm nòng cốt; nó khơng chỉ đề cao lẽ sống và các giá trị tốt đẹp con
ngƣời, qua các chuẩn mực đạo đức con ngƣời, quan tâm đến đời sống con ngƣời,
mà còn gắn chặt với yêu cầu phục vụ nhân dân và dân tộc thời kỳ này. Cho nên nó
mang ý nghĩa lịch sử - xã hội sâu xa và rộng lớn hơn; nó gắn với vận mệnh và sự
tồn vong của dân tộc, hƣng suy của quốc gia và là sứ mệnh cao cả của mỗi ngƣời
dân Đại Việt thời kỳ đó. Do đó, những giá trị quý báu của nhân sinh quan trong tƣ
tƣởng triết học Phật giáo thời Trần vẫn cịn có giá trị lịch sử bổ ích đối với chúng ta

trong việc xây dựng hoàn thiện nhân sinh quan, góp phần vào sự nghiệp giáo dục và
đào tạo nên những con ngƣời mới Việt Nam hiện nay.
Có thể nói, xây dựng nhân sinh quan cao đẹp cho mỗi ngƣời Việt Nam, trên
cơ sở kế thừa, phát huy di sản quá khứ là yêu cầu cần thiết và là quy luật phát triển
tất yếu, nhằm biến sức mạnh truyền thống của dân tộc thành nguồn lực nội sinh
mạnh mẽ của con ngƣời và đất nƣớc Việt Nam hiện nay. Chính vì thế, tơi đã chọn
đề tài: “Nhân sinh quan trong tư tưởng triết học Phật giáo thời Trần, đặc điểm
và giá trị lịch sử”, làm luận án tiến sĩ của mình.


4
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài
Thời Trần là một trong những thời kỳ phát triển rực rỡ nhất trong các triều
đại phong kiến Việt Nam về tất cả các mặt nhƣ kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội,
giáo dục, quân sự… trên cơ sở đó, đã hình thành nên các trào lƣu và những nhà tƣ
tƣởng với các quan điểm khá phong phú, trong đó có vấn đề nhân sinh quan trong
tƣ tƣởng triết học Phật giáo. Vì thế, từ trƣớc đến nay đã quan tâm thu hút các nhà
khoa học, nghiên cứu với nhiều góc độ khác nhau. Có thể khái qt các cơng trình
nghiên cứu về nhân sinh quan trong tƣ tƣởng triết học Phật giáo thời Trần qua các
chủ đề chính sau:
Thứ nhất, các cơng trình nghiên cứu có liên quan đến điều kiện, tiền đề
hình thành nhân sinh quan trong tư tưởng triết học Phật giáo thời Trần. Những
cơng trình nghiên cứu này cho chúng ta hiểu rõ hơn về tƣ tƣởng thời Trần đã đƣợc
ra đời trong những điều kiện lịch sử, kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội,… nhƣ thế
nào. Tiêu biểu về chủ đề này, trƣớc hết là tác phẩm Đại Việt sử ký toàn thư, Nxb.
Khoa học xã hội, Hà Nội, 1998. Tác phẩm là một trong những bộ sách có giá trị,
viết về lịch sử của đất nƣớc ta trong những giai đoạn đầu của thời kỳ phong kiến
Việt Nam. Một bức tranh về lịch sử đƣợc biên soạn công phu của các nhà sử học có
tên tuổi nhƣ Lê Văn Hƣu thời Trần cho đến Ngơ Sĩ Liên, Lê Hy thời Lê... trong đó
đề cập kỷ thời Trần gồm có quyển V từ 1226 đến 1399, quyển VI từ 1294 - 1329,

quyển VII từ 1330 - 1377, quyển VIII từ 1378 - 1399, quyển IX nói về kỷ hậu Trần
1407 – 1413. Tác phẩm cung cấp cho chúng ta một cách khá đầy đủ về mặt sử học,
là một nguồn tài liệu gốc, đáng tin cậy, có giá trị cao.
Tiếp theo, là tác phẩm Đại cương lịch sử Việt Nam, toàn tập, Nxb. Giáo dục,
1999, của Trƣơng Hữu Quýnh, Đinh Xuân Lâm và Lê Mậu Hãn chủ biên. Đây đƣợc
xem là bộ sách viết về lịch sử dân tộc Việt Nam, đƣợc biên soạn công phu, khái quát
một cách có hệ thống ba giai đoạn: Lịch sử Việt Nam từ nguyên thủy đến năm 1858;
lịch sử Việt Nam từ 1858 đến 1945 và lịch sử Việt Nam từ 1945 đến 2006. Trong đó,
giai đoạn Lý - Trần đƣợc trình bày một cách khái quát, bao gồm nhiều mặt xã hội
phong kiến lúc bấy giờ nhƣ là thể chế chính trị nhà Lý, kinh tế, giai tầng xã hội, văn
hóa và sự suy vong của một triều đại cuối thời Lý, thay thế cho một triều đại phong
kiến mới ra đời đó là thời Trần. Đặc biệt là sự trình bày về cuộc kháng chiến chống


5
quân xâm lƣợc Nguyên - Mông và sự củng cố chính quyền trung ƣơng tập quyền, xây
dựng và phát triển kinh tế xã hội, trong đó có sự phát triển của Phật giáo.
Tác phẩm Lịch triều hiến chương loại chí, toàn tập, Nxb. Giáo dục, Hà Nội,
2006, của Phan Huy Chú. Tác giả viết về mƣời loại chí, nghiên cứu theo từng chủ
đề nhƣ Dư địa chí, Hình luật chí, Binh chế chí... Trong mỗi chủ đề đó, đƣợc giải
thích cụ thể, chi tiết, về nhiều lĩnh vực đời sống kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội,
qn sự… một cách có hệ thống, khoa học. Một cơng trình nghiên cứu có giá trị về
mặt lịch sử, mà Phan Huy Chú đã công phu biên soạn trƣớc khi ông qua đời.
Cùng chủ đề với các cơng trình trên, cịn có tác phẩm Tìm hiểu xã hội Việt
Nam thời Lý - Trần, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 1981. Tác phẩm tập trung
nghiên cứu bao gồm ba lĩnh vực: Về hình thái kinh tế thời Lý - Trần, nghiên cứu
lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, lĩnh vực sản xuất thủ công nghiệp và thƣơng nghiệp
Đại Việt ở thế kỷ X - XIV. Về thể chế chính trị và kết cấu đẳng cấp thời Lý - Trần,
trình bày khái quát quá trình đấu tranh, xây dựng quốc gia độc lập, tự chủ trải qua
các triều đại phong kiến Đinh, Lê, Lý, Trần; cấu trúc xã hội chính trị của chế độ

phong kiến về bộ máy nhà nƣớc phong kiến. Về văn hóa và tư tưởng, trình bày sự
phát triển của nền giáo dục, khoa cử, mỹ thuật, kiến trúc, tƣ tƣởng, tín ngƣỡng, tơn
giáo nƣớc ta thời Lý - Trần. Đặc biệt, các yếu tố Phật, Nho, Đạo đã ảnh hƣởng khá
sâu sắc đến nhân sinh quan trong đời sống văn hóa tinh thần, xã hội thời Trần.
Ngồi ra cịn có các tác phẩm, bài viết nghiên cứu liên quan đến điều kiện,
tiền đề hình thành vấn đề nhân sinh quan trong tƣ tƣởng triết học Phật giáo thời
Trần, nhƣ là: Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Nguyên - Mông thế kỷ XIII
của Hà Văn Tấn, Phạm Thị Tâm, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội, 2003; Lịch sử
cổ đại Việt Nam, của Đào Duy Anh, Nxb. Văn hóa - Thông tin, 2010; cùng một số
bài viết đăng trên tạp chí khoa học nhƣ: Bàn thêm về các cấp chính quyền địa
phương thời Trần, Nguyễn Thị Phƣơng Chi, Tạp chí nghiên cứu Lịch sử, số 4,
2012; Tìm hiểu cơ sở xã hội và tiền đề lý luận hình thành tư tưởng triết học Trần
Nhân Tơng, Bùi Huy Du, Tạp chí Khoa học xã hội, số 1 (149), 2011,...
Nhận xét về hƣớng nghiên cứu thứ nhất, những tác phẩm đã nêu trên cho
chúng ta có một cách nhìn tổng thể và bao qt về lịch sử, kinh tế, chính trị, văn
hóa, xã hội phong kiến Việt Nam nói chung. Trƣớc nhất là tác phẩm Đại Việt sử ký


6
tồn thư, đó là một nguồn tƣ liệu rất q giá về mặt sử học; nó đã thu thập và trình
bày một cách hết sức có hệ thống, qua từng giai đoạn, thời kỳ phát triển lịch sử của
các triều đại phong kiến Việt Nam. Đó là một trong những nguồn tài liệu rất có giá
trị, giúp cho các ngành khoa học xã hội, tìm hiểu, nghiên cứu về lịch sử, chính trị, xã
hội, tƣ tƣởng, kinh tế, văn hóa…nghiên cứu về con ngƣời Việt Nam ở thời kỳ cổ,
trung đại của dân tộc ta, trong đó có liên quan đến lịch sử thế kỷ XIII - XIV. Tuy
nhiên, bên cạnh những mặt tích cực, cịn có mặt hạn chế của nó, do tính quy định của
lịch sử nhƣ: Cịn mang nặng quan điểm phong kiến, đề cao hoạt động, sinh hoạt của
các vua quan, quan tâm nhiều về đời sống của cung đình; phản ánh một cách mờ nhạt
về đời sống mọi mặt của quần chúng, các quan hệ kinh tế - xã hội chƣa phản ánh một
cách đúng mức. Thứ hai, tác phẩm Đại cương lịch sử Việt Nam, là bộ sách viết về

lịch sử khá hệ thống, có giá trị về mặt sử học, góp phần làm giàu thêm kho tàng tƣ
liệu nguồn gốc lịch sử, đƣợc biên soạn cơng phu, khái qt một cách có hệ thống. Tác
giả đã khái quát diễn biến tình hình kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa, thời phong kiến
ở nƣớc ta một cách có hệ thống, đặc biệt là thời Lý và thời Trần. Tác phẩm đã phác
họa một bức tranh lịch sử hết sức sinh động, khách quan, trung thực, thời gian, không
gian một cách cụ thể qua các triều đại phong kiến Việt Nam. Tuy nhiên, tác phẩm chỉ
nghiên cứu ở góc sử học, trong chừng mực nào đó, tác phẩm chƣa có sự đánh giá,
bình luận, lý giải về nguyên nhân sâu xa của quy luật vận động xã hội. Thứ ba, tác
phẩm Lịch triều hiến chương loại chí là bộ sử liệu đáng tin cậy, đƣợc xem là bộ bách
khoa toàn thƣ đầu tiên của Việt Nam, đứng về góc độ lịch sử Việt Nam. Tác phẩm
viết về lịch sử nƣớc ta từ khởi đầu đến triều Lê hết sức công phu, đề cập rất nhiều các
lĩnh vực theo từng chủ đề một cách chi tiết, rõ ràng. Chẳng hạn nhƣ viết về địa lý
nƣớc Việt thì gọi là “dƣ địa chí”, viết về các nhân vật vua quan, các nho sĩ, những
nhân vật nổi tiếng lịch sử thì gọi là “nhân vật chí”... tác phẩm giúp cho ngƣời nghiên
cứu có một cái nhìn bao quát, cụ thể, khi nghiên cứu các vấn đề cần thiết. Tuy nhiên
đây cũng là tác phẩm trình bày ở góc độ lịch sử. Song, tác phẩm rất có giá trị lịch sử,
giúp bổ sung trong việc nghiên cứu cơ sở xã hội và tiền đề lý luận liên quan đến luận
án. Thứ tƣ, tác phẩm Tìm hiểu xã hội Việt Nam thời Lý - Trần. Đây là một tác phẩm
có giá trị cao, góp phần về nghiên cứu điều kiện xã hội, tiền đề lý luận hình thành nên
nhân sinh quan trong tƣ tƣởng triết học Phật giáo thời Trần. Tác giả đã trình bày


7
những thành tựu của nhiều lĩnh vực ở xã hội thời Lý – Trần một cách khái quát, chi
tiết. Về văn hóa xã hội, tác giả đã bàn về những thành tựu, vai trị của chữ Nơm đối
với thành tựu văn hóa dân tộc. Về hình thái kinh tế - xã hội, cho chúng ta thấy rõ các
loại hình sở hữu ruộng đất từ thế kỷ X – XIV, trong sở hữu làng xã và sở hữu nhà
nƣớc về ruộng đất chiếm vị trí quan trọng trong kinh tế - xã hội thời kỳ này; tác phẩm
còn cho chúng ta thấy vai trò, mối quan hệ giữa chúng, cũng nhƣ vai trị của thủ cơng
nghiệp và thƣơng nghiệp thời kỳ Lý - Trần đối với những thành tựu phát triển văn

minh của dân tộc, xu hƣớng thống nhất đất nƣớc; đồng thời chỉ ra nguồn gốc phát
sinh, sự tiến triển của nó trong hình thái kết cấu xã hội Việt Nam. Về thể chế chính trị
và các đẳng cấp xã hội: Tác phẩm đã khái quát và đánh giá vai trị của nó đối với bộ
máy chính quyền phong kiến thời Lý – Trần, phƣơng thức điều hòa, giải quyết các
vấn đề mâu thuẫn, xung đột trong xã hội và giai cấp thống trị. Tác giả đã lý giải và
phân tích khá kỹ về sự tồn tại của chế độ chiếm hữu nơ lệ ở Việt Nam.
Tóm lại, mỗi tác phẩm đƣợc nghiên cứu dƣới góc nhìn và chủ đề nhất định,
nhƣng các cơng trình trên thể hiện một bức tranh sinh động, tổng quát sự phát triển
về mọi lĩnh vực, sự kiện quan trọng trong tiến trình lịch sử Việt Nam. Đó là những
tƣ liệu có giá trị, bổ ích, có hệ thống, logic về mặt sử liệu trong việc nghiên cứu về
cơ sở xã hội, tiền đề lý luận hình thành nên nhân sinh quan trong tƣ tƣởng triết học
Phật giáo thời Trần.
Thứ hai, các cơng trình nghiên cứu liên quan đến nội dung, đặc điểm
nhân sinh quan trong tư tưởng triết học Phật giáo thời Trần.
Về chủ đề này có các tác phẩm tiêu biểu nhƣ: Thơ văn Lý - Trần, Viện Văn
học biên soạn, gồm có 3 tập, Nxb. Khoa học xã hội. Các tập này đƣợc xuất bản vào
những năm 1977 (tập 1), năm 1988 (tập 2), năm 1978 (tập 3). Đây là một công trình
nghiên cứu đồ sộ, một di sản văn hóa nƣớc nhà, cung cấp cho ngƣời đọc một cái
nhìn đầy đủ, bao quát, hệ thống và khoa học, tin cậy về nền văn hóa dân tộc từ thế
kỷ X - XIV. Những chặng đƣờng hình thành và phát triển lịch sử văn hóa từ chiến
thắng của Ngơ Quyền đến hết nhà Lý (1225) bƣớc sang nhà Trần, khoảng những
năm đầu Trần Dụ Tông (1341) và cuối cùng là khởi nghĩa Lam sơn (1418). Đây là
một tác phẩm văn học chứa đựng nhiều nội dung, tƣ tƣởng... một cách bao quát của
thời kỳ Lý – Trần.


8
Tác phẩm Tư tưởng Việt Nam thời kỳ Lý - Trần, của Trƣơng Văn Chung,
Dỗn Chính (đồng chủ biên), Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2008. Tác phẩm bao
gồm nhiều báo cáo khoa học nghiên cứu về các chủ đề khác nhau nhƣ tƣ tƣởng triết

học thời kỳ Lý - Trần, những vấn đề liên quan đến chính trị, đạo đức, văn hóa, giáo
dục... Đặc biệt là triết lý thiền của Phật giáo với quan niệm về nhân sinh đặc sắc thời
kỳ này.
Tác phẩm Tư tưởng Việt Nam thời Trần, của Trần Thuận, Nxb. Tổng hợp Tp.
Hồ Chí Minh, 2014, là một tác phẩm có giá trị về việc nghiên cứu lịch sử tƣ tƣởng
Việt Nam. Tác phẩm trình bày những trào lƣu tƣ tƣởng triết học, tƣ tƣởng yêu nƣớc,
tinh thần dân tộc và sự chi phối của nó đến đời sống xã hội thời Trần; tƣ tƣởng thân
dân và tinh thần đoàn kết dân tộc thành sức mạnh đánh bại kẻ thù; tƣ tƣởng chính trị
- pháp quyền hình thành nên chế độ quân chủ trung ƣơng tập quyền; tƣ tƣởng về
quân sự thời Trần; tƣ tƣởng Tam giáo và đặc biệt hơn nữa là tƣ tƣởng thiền học thời
Trần có sức ảnh hƣởng lớn đến đời sống nhân sinh xã hội thời này.
Tác phẩm Tư tưởng triết học của thiền phái Trúc Lâm đời Trần, của Trƣơng
Văn Chung, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1998. Đây là cơng trình nghiên cứu
về tƣ tƣởng triết học của thiền phái Trúc Lâm, qua việc phân tích, thân thế, hành
trạng, tƣ tƣởng, thông qua các tác phẩm thiền của các nhân vật nổi tiếng thời Trần
nhƣ: Trần Thái Tơng, Tuệ Trung, Trần Nhân Tơng, Pháp Loa, Huyền Quang.
Ngồi ra cịn có các tác phẩm Đại cương triết học Phật giáo Việt Nam từ
khởi nguyên đến thế kỷ XIV của Nguyễn Hùng Hậu, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội,
2002; Tam tổ thực lục, (Thích Phƣớc Sơn dịch và chú giải), Viện Nghiên cứu Phật
học Việt Nam, ấn hành 1995; Thiền học Trần Thái Tông của Nguyễn Đăng Thục,
Nxb. Văn hóa - Thơng tin, 1996; Phật giáo đời Lý, tập 1, Viện Nghiên cứu Phật
học Việt Nam, Nhà xuất bản Tôn giáo, 2010; Phật giáo đời Trần, tập 3, Viện
Nghiên cứu Phật học Việt Nam, Nxb.Tôn giáo, 2011... cùng một số bài viết đăng
trên Tạp chí khoa học nhƣ: Vấn đề nhân sinh trong triết lý thiền Phật giáo đời
Trần, của Dỗn Chính, Tạp chí Triết học, số 6 (325), tháng 6/2018; Tuệ Trung
Thượng sĩ - nhà Thiền học thơng tuệ, của Bùi Huy Du, Tạp chí Triết học, số 8
(219), tháng 8 - 2009; Tư tưởng triết học Trần Thái Tơng, của Dỗn Chính Nguyễn Ngọc Phƣợng, Tạp chí Triết học, số 1 (212), tháng 1 - 2009; Sự phát triển


9

của Nho giáo thời kỳ Lý - Trần, của Doãn Chính - Phạm Thị Loan, Tạp chí Triết
học, số 12 (187), tháng 12 - 2006...
Nhận xét về hƣớng nghiên cứu thứ hai, trong những cơng trình nghiên cứu
trên, đã cho ngƣời đọc một cách nhìn bao quát hƣớng nghiên cứu về các vấn đề nhận
thức luận, các nội dung thể hiện về đạo đức của đời sống nhân sinh, cũng nhƣ nghiên
cứu về bản thể luận, có liên quan đến các vấn đề về tƣ tƣởng triết học Việt Nam,
trong đó có triết học Phật giáo thời kỳ nhà Trần. Cụ thể nhƣ tác phẩm Thơ văn Lý –
Trần, đã cung cấp cho chúng ta những hình thái đặc trƣng, những nội dung, đặc điểm
tƣ tƣởng của các nhân vật trong tác phẩm. Mỗi nhân vật đƣợc ghi lại thông tin cơ bản
về tiểu sử, tác phẩm trình tự bằng nguyên văn chữ Hán, chữ Nôm, dịch nghĩa, dịch
thơ, khảo đính, cƣớc chú, rõ ràng mạch lạc. Đặc biệt nhất là Thơ văn Lý - Trần, tập II,
cung cấp nhiều tƣ liệu hữu ích liên quan đến đề tài nghiên cứu về thế giới quan, nhân
sinh quan, tƣ tƣởng triết lý, tƣ tƣởng, giáo dục, văn hóa… thể hiện qua các nhân vật
trong tác phẩm. Tuy nhiên, tác phẩm không nghiên cứu về nội dung, đặc điểm của
nhân sinh quan Phật giáo thời Trần một cách chuyên biệt. Song, Thơ văn Lý - Trần
đƣợc xem là một tƣ liệu quý về tƣ tƣởng và văn chƣơng Việt Nam, có giá trị lịch sử
xuyên suốt từ trƣớc cho đến ngày nay. Thứ hai, tác phẩm Tư tưởng Việt Nam thời kỳ
Lý - Trần, trình bày, phân tích những nội dung, đặc điểm về tƣ tƣởng, đạo đức, nhân
sinh, triết lý... của thời kỳ này. Trong đó, nổi bật lên, nhƣ sợi chỉ đỏ xuyên suốt trong
cuốn sách, đó là tinh thần dân tộc, lịng u nƣớc và tinh thần đồn kết chống giặc
ngoại xâm của quân dân Đại Việt thời kỳ Lý - Trần, gắn liền với tƣ tƣởng của những
nhân vật lịch sử nổi tiếng nhƣ: Trần Thái Tông, Tuệ Trung Thƣợng sĩ, Trần Thủ Độ,
Trần Nhân Tông, Trần Quốc Tuấn… Tuy nhiên, tác phẩm không nghiên cứu chuyên
biệt về nhân sinh quan tƣ tƣởng triết học Phật giáo thời Trần một cách chuyên sâu.
Mặc dù vậy, tác phẩm là tài liệu quý giá, bổ ích cho việc nghiên cứu về những nội
dung, triết lý nhân sinh của Phật giáo thời Trần. Thứ ba, tác phẩm Tư tưởng Việt Nam
thời Trần, là một cơng trình nghiên cứu khoa học về tƣ tƣởng của Việt Nam thời kỳ
nhà Trần có giá trị. Tác giả đã lý giải, phân tích chỉ ra đƣợc những giá trị văn hóa của
thời Trần cần phải kế thừa, phát huy truyền thống tốt đẹp góp phần làm nên văn minh
Đại Việt. Tuy nhiên tác phẩm chỉ trình bày có tính bao qt, chung nhất về tƣ tƣởng

Việt Nam thời Trần ở góc độ chính trị, đạo đức, kinh tế, mỹ học, pháp luật, giáo dục,


10
qn sự, tơn giáo,... chƣa đi sâu trình bày về vấn đề nhân sinh quan trong tƣ tƣởng
triết học Phật giáo thời Trần một cách chuyên biệt. Thứ tƣ, tác phẩm Tư tưởng triết
học của thiền phái Trúc Lâm đời Trần,là một tác phẩm trình bày hết sức bao quát về
tƣ tƣởng chủ đạo của thiền phái Trúc Lâm đời Trần. Một thiền phái giữ một vai trò
cốt lõi, mang bản sắc văn hóa truyền thống của thiền học thời Trần, làm nền tảng cho
sự phát triển của thiền học Phật giáo Việt Nam. Mặt khác, tác phẩm cho thấy sự đóng
góp của các nhân vật này đối với lịch sử dân tộc Việt Nam, đồng thời chỉ ra sự truyền
thừa của thiền phái Trúc Lâm, đƣợc tiếp nối chỉ vỏn vẹn qua ba thế hệ.
Tóm lại, các cơng trình nghiên cứu trên là những tƣ liệu quý giá, bổ ích, giúp
cho chúng ta trong việc tìm hiểu nghiên cứu các vấn đề khoa học xã hội. Song, chƣa
có cơng trình nào nghiên cứu một cách thực sự chuyên biệt về vấn đề nhân sinh quan
trong tƣ tƣởng triết học Phật giáo thời Trần, nhất là về nội dung, đặc điểm của nó.
Thứ ba, các cơng trình nghiên cứu, đánh giá, nhận định về giá trị lịch sử,
liên quan đến nhân sinh quan trong tư tưởng triết học Phật giáo thời Trần.
Về chủ đề này có các cơng trình và tác phẩm tiêu biểu nhƣ: Tác phẩm Việt
Nam Phật giáo sử luận, 3 tập, Nxb. Văn học, Hà Nội, 2000. Tác phẩm có giá trị về
nghiên cứu sử liệu Phật giáo Việt Nam. Trong đó, tập 1 tác giả đã trình bày về quá
trình hình thành và phát triển của Phật giáo Việt Nam từ khởi thủy đến cuối đời
Trần. Trong 16 chƣơng sách, đặc biệt từ chƣơng 9 đến chƣơng 16, tác phẩm trình
bày về các nhân vật tiêu biểu và tổng quan về Phật giáo thời Lý - Trần, hết sức chi
tiết và bao quát.
Tác phẩm Lịch sử tư tưởng triết học Việt Nam - Từ thời kỳ dựng nước đến
đầu thế kỷ XX, của Dỗn Chính (Chủ biên), Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2013.
Tác phẩm nghiên cứu các vấn đề tƣ tƣởng của triết học Việt Nam, hệ thống hóa các
phạm trù tƣ tƣởng từ đầu thời kỳ Bắc thuộc lần lƣợt trải qua các thế kỷ thứ X, XIV
và cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX của tƣ tƣởng Việt Nam. Trong đó, tƣ tƣởng triết

học thời kỳ Lý - Trần đƣợc đề cập ở chƣơng 3, với nhiều nội dung tƣ tƣởng nhƣ:
Bản thể luận, nhận thức luận, nhân sinh quan, chính trị xã hội, đạo đức luân lý, các
thiền phái Phật giáo, các nhà tƣ tƣởng tiêu biểu của Việt Nam giai đoạn này.
Tác phẩm Lịch sử đạo Phật Việt Nam, Nguyễn Duy Hinh, Nxb. Tôn giáo,
2009, là một tác phẩm nghiên cứu sâu về Phật giáo Việt Nam từ thời Phật giáo du


11
nhập thời Bắc thuộc cho đến Phật giáo thời kỳ Pháp thuộc. Tác phẩm gồm có bốn
chƣơng. Chƣơng thứ nhất trình bày Phật giáo thời kỳ truyền nhập; chƣơng thứ hai
trình bày Phật giáo thời kỳ phát triển; chƣơng thứ ba trình bày Phật giáo thời kỳ cực
thịnh (thế kỷ XI - XIV); chƣơng thứ tƣ trình bày Phật giáo chấn hƣng và canh tân
(thế kỷ XX). Tác phẩm trình bày một cách có hệ thống các giai đoạn phát triển của
đạo Phật Việt Nam, đồng thời trình bày tiểu sử, hành trạng, sơn môn, hệ phái, tƣ
tƣởng của từng nhân vật Phật giáo nổi tiếng đƣơng thời nhƣ sơn môn Dâu nhƣ nhà
sƣ Ma Ha, thiền sƣ Vạn Hạnh, nhà sƣ Định Huệ, tăng thống Huệ Sinh,… Sơn môn
kiến sơ gồm nhà sƣ Đa Bảo, trƣởng lão Định Hƣơng, thiền sƣ Viên Chiếu, tông
Trúc Lâm gồm Trần Thái Tông, Trần Nhân Tông, Tuệ Trung Thƣợng sĩ…, các văn
bản kinh điển Phật giáo cổ xƣa.
Tác phẩm Toàn tập Trần Nhân Tông của Lê Mạnh Thát, Nxb. Tổng hợp
Thành phố Hồ Chí Minh, 2006. Trong tác phẩm, tác giả đã trình bày bằng chữ Việt
và có nguyên văn chữ Hán cổ. Cơng trình nghiên cứu gồm hai phần. Phần một, là
nghiên cứu về Trần Nhân Tông và phần hai viết về tác phẩm văn học của Trần
Nhân Tông. Trong phần đầu, tác giả đã trình bày 9 chƣơng nghiên cứu về từng vấn
đề nhƣ sử liệu, tiểu sử, công trạng, sự nghiệp, xuất gia, tƣ tƣởng và vai trò của Trần
Nhân Tơng đối với thiền phái Trúc Lâm. Phần hai, trình bày về thơ, phú, kệ, các bài
thuyết giảng,... của Trần Nhân Tông. Đây là tác phẩm nghiên cứu về Trần Nhân
Tơng hết sức cơng phu, khoa học, có giá trị về mặt học thuật.
Tác phẩm Thiền học đời Trần, Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam, ấn hành
1992, là công trình nghiên cứu khoa học, gồm nhiều tác giả viết về Thiền học đời

Trần nói riêng, Phật giáo đời Trần nói chung, bao gồm 28 bài viết nhƣ: Trần Thái
Tơng – Đời đạo lƣỡng tồn của tác giả Thích Phƣớc Sơn; Bàn về cảnh giới giác ngộ
của Trần Thái Tông của tác giả Minh Chi,... cuối cùng là bài viết “vài ý kiến góp
phần tổng kết Phật giáo đời Trần của tác giả Minh Chi”. Nhìn chung đây là tác
phẩm tổng hợp bao gồm nhiều bài viết, nghiên cứu về con ngƣời, đời sống sinh
hoạt, tƣ tƣởng, thiền phái... của Phật giáo đời Trần.
Ngồi ra cịn có Khóa hư lục của Trần Thái Tông, Nxb. Khoa học xã hội, Hà
Nội, 1974; Hai quãng đời của sơ tổ Trúc Lâm của Thích Thanh Từ, Nxb. Tơn giáo,
2002; song song đó cịn có luận văn Thạc sĩ của Đặng Ánh Tuyết với đề tài: Góp


12
phần tìm hiểu nhân sinh quan Phật giáo đời Trần; luận văn Thạc sĩ của Nguyễn
Lan Anh nghiên cứu về “Nhân sinh quan Phật giáo và ảnh hưởng của nó đến đời
sống xã hội Việt Nam thời Lý - Trần”… cùng một số bài viết đăng trên Tạp chí nhƣ:
Việt Nam hố Phật giáo ở Trần Nhân Tơng, của Nguyễn Tài Đơng, Tạp chí Triết
học, số 12 (211), tháng 12 - 2008; Mấy n t đ c trưng về thời đại Lý - Trần, của
Nguyễn Cơng Lý, Tạp chí Nghiên cứu Phật học - Viện Nghiên cứu Phật học Việt
Nam, số 3 – 2000,...
Nhận xét về các cơng trình nghiên cứu theo hƣớng thứ ba, các tác giả đã có
những cách tiếp cận đa chiều, nhận định, đánh giá về mặt giá trị, cũng nhƣ hạn chế
của nó hết sức phong phú, sâu sắc. Thứ nhất, trong tác phẩm Việt Nam Phật giáo
sử luận, tác giả trình bày, phân tích về hình thành và phát triển của Phật giáo Việt
Nam; đặc biệt nhận định, đánh giá về tổng quan Phật giáo đời Lý, vai trị của Phật
giáo và chính trị, văn hóa, mỹ thuật, phong hóa, tăng sĩ, tự viện, kinh điển và phê
phán mặt hạn chế của Phật giáo thời Lý liên hệ đến vấn đề mê tín dị đoan. Đến
thời Trần Phật giáo bƣớc vào đỉnh cao của thiền học Việt Nam đó là sự hợp nhất
ba dịng thiền phái thành thiền phái Trúc Lâm Yên Tử, đó là một nền Phật giáo
thống nhất dƣới sự lãnh đạo của Trần Nhân Tông, sơ tổ thiền phái Trúc Lâm Yên
Tử. Tác phẩm cũng cho chúng ta thấy rõ sự ảnh hƣởng thiền học của Trần Thái

Tông, Tuệ Trung Thƣợng sĩ, đối với Giáo hội Phật giáo Trúc Lâm…Tác phẩm là
một cơng trình nghiên cứu khá đồ sộ, có tính hệ thống, giúp cho ngƣời đọc có cái
nhìn tổng qt khi nghiên cứu về đạo Phật trong sự tiếp biến văn hóa, tơn giáo và
truyền thống tƣ tƣởng của dân tộc Việt Nam. Tuy nhiên, tác giả chỉ nhận định,
đánh giá một cách tổng quát các vấn đề nhân sinh Phật giáo; song tác phẩm là tài
liệu bổ ích, giúp cho tác giả khi nghiên cứu về vấn đề nhân sinh quan của Phật
giáo thời Trần, một cách có hệ thống, khoa học. Thứ hai, tác phẩm Lịch sử tư
tưởng triết học Việt Nam - Từ thời kỳ dựng nước đến đầu thế kỷ XX, là một tác
phẩm có tính hệ thống, khoa học, cho việc nghiên cứu trong lĩnh vực tƣ tƣởng,
triết học, triết lý nhân sinh, đạo lý làm ngƣời, thái độ sống... Đặc biệt ở chƣơng 3,
tác phẩm phân tích khá sâu sắc về các nhân vật nổi tiếng nhƣ: Trần Thái Tông,
Trần Nhân Tông, Pháp Loa, Huyền Quang... trong đó làm nổi bật lên triết lý về
đạo làm ngƣời, thái độ sống của ngƣời Việt Nam trong xã hội thời Lý - Trần. Thứ


13
ba, tác phẩm Lịch sử đạo Phật Việt Nam, là một tác phẩm có giá trị cao, khoa học,
nghiên cứu về sự hình thành và phát triển của đạo Phật Việt Nam. Trong đó, tác
giả đã chỉ ra những mặt ƣu, khuyết điểm và có những nhận xét, đánh giá khách
quan, trung thực. Tác giả cho ta thấy nét đặc trƣng cơ bản của Phật giáo Việt Nam
mang tính dân gian, đây là điểm nổi bật của Phật giáo. Do vậy, Phật giáo đƣợc
tiếp nhận nhƣ là một tôn giáo. Tuy nhiên, tác phẩm không nghiên cứu chuyên biệt
về đời sống nhân sinh xã hội, chỉ trình bày về phƣơng thức tu hành và truyền đạo.
Thứ tƣ, tác phẩm Toàn tập Trần Nhân Tông, là một tác phẩm nghiên cứu sâu về
Trần Nhân Tông, đề cập đến nhiều vấn đề của ông hết sức sâu sắc. Tác giả đã
nhận định, đánh giá về những giá trị lịch sử của Trần Nhân Tơng trong tiến trình
xây dựng và phát triển giai cấp thống trị nhà Trần; bảo vệ đất nƣớc Đại Việt chống
lại quân xâm lƣợc Nguyên – Mông. Đặc biệt là tƣ tƣởng, vai trị của ơng đối với
thiền phái Trúc Lâm, đặt nền móng cho sự phát triển của Giáo hội Phật giáo Việt
Nam sau này. Tác phẩm không những thể hiện sự đóng góp của Trần Nhân Tơng

về mặt tƣ tƣởng, thiền học, mà cịn có những đóng góp to lớn về mặt văn học của
dân tộc. Song tác phẩm chỉ nghiên cứu về Trần Nhân Tông, không phải nghiên
cứu hết về nhân sinh quan Phật giáo thời Trần. Tuy nhiên, đây là nguồn tƣ liệu
quý giá, góp phần cho việc nghiên cứu chuyên sâu về Phật giáo thời Trần. Thứ
năm, tác phẩm Thiền học đời Trần, là tác phẩm có giá trị nghiên cứu, bao gồm
nhiều bài viết về Phật giáo thời Trần. Các tác giả bài viết đã có những nhận định,
đánh giá về sự phát triển của Phật giáo, cũng nhƣ nguyên nhân suy vong của Phật
giáo thời Trần. Trong đó bài viết của tác giả Ngơ Gia Lệ: “Thử tìm hiểu ngun
nhân phát triển đạo Phật đời Trần”, đã đƣa ra nhận định, đánh giá, nêu bật những
giá trị đóng góp của Phật giáo thời này; song trong bài viết của tác giả Minh Chi:
“Vài ý kiến góp phần tổng kết Phật giáo đời Trần” chỉ ra nguyên nhân suy vong
của Phật giáo cuối đời Trần một cách khách quan, trung thực và có cơ sở lý luận.
Nhìn chung, đã có rất nhiều cơng trình nghiên cứu về thời kỳ Lý - Trần, ở
nhiều lĩnh vực khác nhau từ lịch sử, kinh tế, chính trị, văn hóa, tƣ tƣởng triết học,
tơn giáo, giáo dục, qn sự,… Đặc biệt là các cơng trình nghiên cứu về tƣ tƣởng
Phật giáo thời kỳ Lý - Trần, một thời kỳ cực thịnh, là đỉnh cao của văn hóa Đại Việt
thời kỳ phong kiến. Tuy nhiên vấn đề nhân sinh quan trong tƣ tƣởng triết học Phật


14
giáo thời Trần, cần phải có cách tiếp cận, nghiên cứu một cách chuyên biệt. Để chỉ
ra những ảnh hƣởng của nó đối với xã hội đƣơng thời nhƣ thế nào? Luận án cần
phải đặt ra những vấn đề có liên quan và giải quyết đƣợc những vấn đề đó. Nhƣ là
cơ sở xã hội thời Trần có ảnh hƣởng tác động nhƣ thế nào đến nhân sinh quan Phật
giáo thời Trần ? sự hình thành và phát triển của nhân sinh quan Phật giáo thời Trần
đƣợc tiếp thu và kế thừa trên cơ sở tiền đề lý luận nào ? đồng thời làm rõ đƣợc
những nội dung cơ bản của nhân sinh quan Phật giáo bao gồm những nội dung gì ?
có tác động và ảnh hƣởng đến xã hội thời Trần nhƣ thế nào ? để từ đó có phân tích,
nhận định, đánh giá một cách khách quan những giá trị và hạn chế của nó một cách
tồn diện cả về lý luận và thực tiễn nhƣ một chủ đề chun biệt. Những cơng trình

nghiên cứu trên vẫn là những tài liệu quý giá về mặt học thuật, giúp tác giả luận án
có thể kế thừa, tiếp thu và phát triển trong đề tài luận án để giải quyết những vấn đề
đƣợc đặt ra trong luận án.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
- Mục đích của luận án: Luận án tập trung làm rõ những nội dung và đặc
điểm của nhân sinh quan trong tƣ tƣởng triết học Phật giáo thời Trần; từ đó đánh giá
những giá trị, hạn chế và rút ra bài học lịch sử của nó khơng chỉ đối với thực tiễn
lịch sử - xã hội Đại Việt thế kỷ XIII - XIV, mà còn đối với sự nghiệp giáo dục, đào
tạo, bồi dƣỡng nhân sinh quan cho con ngƣời Việt Nam mới hiện nay.
- Nhiệm vụ của luận án: Để đạt đƣợc mục đích, luận án có các nhiệm vụ sau:
Một là, trình bày, phân tích làm rõ cơ sở xã hội và tiền đề lý luận hình thành
nên nhân sinh quan trong tƣ tƣởng triết học Phật giáo thời Trần.
Hai là, trình bày, phân tích làm rõ những nội dung cơ bản của nhân sinh
quan trong tƣ tƣởng triết học Phật giáo thời Trần qua các vấn đề quan niệm về lý
tƣởng và giá trị cuộc sống con ngƣời; về quan niệm đạo lý làm ngƣời và đạo đức
của con ngƣời; quan niệm về sự sống và cái chết con ngƣời trong nhân sinh quan tƣ
tƣởng triết học Phật giáo thời Trần.
Ba là, phân tích làm rõ những đặc điểm chủ yếu và những giá trị lịch sử, hạn
chế; từ đó rút ra bài học lịch sử đối với sự nghiệp giáo dục, đào tạo, bồi dƣỡng nhân
sinh quan cho con ngƣời Việt Nam hiện nay.


15
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận án
- Đối tượng nghiên cứu: Luận án nghiên cứu nhân sinh quan trong tư tưởng
triết học Phật giáo thời Trần.
- Phạm vi nghiên cứu: Về giới hạn không gian và thời gian nghiên cứu của
đề tài luận án, luận án tập trung nghiên cứu về nhân sinh quan trong tƣ tƣởng triết
học Phật giáo thời Trần, từ năm 1225 đến 1400, qua những tài liệu có liên quan đến
Phật giáo Việt Nam thời kỳ này.

5. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu của luận án
- Cơ sở lý luận của luận án: Luận án thực hiện dựa trên cơ sở thế giới quan
và phƣơng pháp luận là chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử.
- Phương pháp nghiên cứu của luận án: Tác giả luận án sử dụng tổng hợp
các phƣơng pháp nghiên cứu cụ thể nhƣ: Phƣơng pháp logic và lịch sử, phƣơng
pháp phân tích và tổng hợp, phƣơng pháp quy nạp và diễn dịch, phƣơng pháp so
sánh và đối chiếu, phƣơng pháp hệ thống cấu trúc và phƣơng pháp văn bản học để
nghiên cứu, trình bày luận án. Trong đó phƣơng pháp logic và lịch sử là phƣơng
pháp mô tả lịch sử của các sự vật, hiện tƣợng, từ đó đi đến vạch ra bản chất quy luật
phát triển của chúng; phƣơng pháp logic và lịch sử để nắm vững quá trình phát triển
logic của nhân sinh quan trong tƣ tƣởng triết học Phật giáo thời Trần, đồng thời gắn
với điều kiện lịch sử cụ thể. Phƣơng pháp phân tích và tổng hợp là phƣơng pháp
phân chia cái toàn bộ ra thành từng bộ phận và liên kết, thống nhất các bộ phận đã
đƣợc phân tích lại nhầm nhận thức cái tồn bộ; phƣơng pháp phân tích và tổng hợp
để chỉ ra nội dung của nhân sinh quan trong tƣ tƣởng triết học Phật giáo thời Trần;
phƣơng pháp quy nạp và diễn dịch là phƣơng pháp dùng để khái quát các sự kiện,
tài liệu kinh nghiệm và xây dựng lý thuyết mở rộng; phƣơng pháp quy nạp và diễn
dịch tập trung vào nghiên cứu trình bày lý luận chung về nhân sinh quan và các yếu
tố hình thành nhân sinh quan trong tƣ tƣởng triết học Phật giáo thời Trần nhằm giải
quyết làm rõ điều kiện hình thành của nhân sinh quan trong tƣ tƣởng triết học Phật
giáo thời Trần; phƣơng pháp nghiên cứu văn bản là căn cứ để đảm bảo độ chính
xác, độ tin cậy, trung thực trong quá trình nghiên cứu; qua đó nắm vững nội dung
cơ bản của nhân sinh quan trong tƣ tƣởng triết học Phật giáo thời Trần, phƣơng
pháp so sánh và đối chiếu, đƣợc tác giả sử dụng trong phần làm rõ những đánh giá,


16
nhận định nhằm rút ra những đặc điểm, giá trị lịch sử, cũng nhƣ những hạn chế của
nhân sinh quan trong tƣ tƣởng triết học Phật giáo thời Trần.
6. Cái mới của luận án

Một là, luận án đã trình bày, phân tích làm rõ những nội dung và đặc điểm
chủ yếu của nhân sinh quan trong tƣ tƣởng triết học Phật giáo thời Trần một cách
có hệ thống.
Hai là, trên cơ sở đó, luận án phân tích, đánh giá chỉ ra những giá trị lịch sử và
hạn chế của nhân sinh quan trong tƣ tƣởng triết học Phật giáo thời Trần; từ đó rút ra
những bài học lịch sử thiết thực và bổ ích đối với thực tiễn lịch sử xã hội thời Trần,
cũng nhƣ đối với sự nghiệp giáo dục, bồi dƣỡng nhân sinh quan cho con ngƣời Việt
Nam hiện nay.
7. Ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn của luận án
- Về ý nghĩa lý luận: Luận án góp phần và làm sáng tỏ những nội dung, đặc
điểm và giá trị lịch sử của nhân sinh quan trong tƣ tƣởng triết học Phật giáo thời
Trần, biểu hiện qua: Lòng yêu nƣớc, tinh thần dân tộc, phẩm chất đạo đức, nhân
cách và thái độ sống một cách cơ bản và hệ thống.
- Về ý nghĩa thực tiễn: Những đánh giá về giá trị lịch sử, hạn chế và bài học
lịch sử của nhân sinh quan trong tƣ tƣởng triết học Phật giáo thời Trần, góp phần
vào sự nghiệp giáo dục, đào tạo, xây dựng con ngƣời Việt Nam phát triển toàn diện
và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống dân tộc Việt Nam trong sự nghiệp
xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay. Kết quả nghiên cứu của luận án có thể sử
dụng làm tài liệu nghiên cứu, học tập lịch sử triết học nói chung, lịch sử triết học
Việt Nam nói riêng.
8. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo. Luận án đƣợc
kết cấu thành 3 chƣơng và 7 tiết.


17
PHẦN NỘI DUNG
Chƣơng 1
CƠ SỞ XÃ HỘI VÀ TIỀN ĐỀ LÝ LUẬN
HÌNH THÀNH NHÂN SINH QUAN TRONG TƢ TƢỞNG

TRIẾT HỌC PHẬT GIÁO THỜI TRẦN
Vấn đề nhân sinh quan, một trong những vấn đề đặc sắc, thể hiện dấu ấn của
tƣ tƣởng triết học Phật giáo thời Trần, khơng phải hình thành một cách ngẫu nhiên,
mà nó là sự phản ánh và chịu sự quy định bởi thực tiễn lịch sử - xã hội Việt Nam thế
kỷ XIII - XIV; trong q trình đó, nó cũng tác động trở lại điều kiện lịch sử - xã hội
đƣơng thời một cách biện chứng. Vì vậy, khi nghiên cứu nhân sinh quan trong tƣ
tƣởng triết học Phật giáo thời Trần, tất yếu chúng ta phải nghiên cứu đặc điểm, điều
kiện xã hội Việt Nam thế kỷ XIII - XIV, cơ sở xã hội hình thành nên nhân sinh quan
trong tƣ tƣởng triết học Phật giáo thời kỳ này. Đặc điểm, yêu cầu cơ bản và cấp thiết
nhất của lịch sử - xã hội Đại Việt thế kỷ XIII - XIV đặt ra, từ đó hình thành nên những
tƣ tƣởng triết học khá phong phú ở thời Trần nói chung và nhân sinh quan trong tƣ
tƣởng triết học Phật giáo thời Trần nói riêng, có thể khái qt thành ba vấn đề chính:
Một là, yêu cầu, nhiệm vụ củng cố, xây dựng nên một nhà nƣớc Đại Việt độc
lập, thống nhất, tự chủ, hùng mạnh, nhằm khẳng định chủ quyền quốc gia và nền
độc lập dân tộc.
Hai là, yêu cầu và nhiệm vụ xây dựng và phát triển một nền văn hóa Đại
Việt độc lập, nhằm chống lại sự ảnh hƣởng của văn hóa ngoại lai, sau hơn một ngàn
năm Bắc thuộc, bảo tồn và phát huy truyền thống văn hóa dân tộc Việt Nam.
Ba là, nhiệm vụ đoàn kết toàn dân tộc từ cung đình cho đến mn dân nhằm
phát huy sức mạnh toàn dân, chống lại các cuộc xâm lƣợc của giặc Nguyên - Mông.
1.1. KHÁI QUÁT ĐẶC ĐIỂM VÀ YÊU CẦU CỦA LỊCH SỬ - XÃ HỘI ĐẠI VIỆT
THẾ KỶ XIII - XIV VỚI SỰ HÌNH THÀNH NHÂN SINH QUAN TRONG TƢ TƢỞNG
TRIẾT HỌC PHẬT GIÁO THỜI TRẦN

1.1.1. Nhiệm vụ xây dựng một nhà nƣớc Đại Việt độc lập, thống nhất, tự
chủ, hùng mạnh với việc hình thành nhân sinh quan trong tƣ tƣởng triết học
Phật giáo thời Trần.
Sau một thời gian dài trị vì đất nƣớc, từ năm 1010 đến năm 1225, nhà Lý xây
dựng triều đại phong kiến Đại Việt độc lập và tƣơng đối vững mạnh trên các lĩnh



18
vực nhƣ chính trị - xã hội, kinh tế, văn hóa, qn sự, pháp luật, tơn giáo. Nhƣng đến
thế kỷ XIII, triều đình nhà Lý bắt đầu khủng hoảng, suy thối. Sự suy vong của nhà
Lý đều có ngun nhân của nó, biểu hiện ở chỗ: Một là, thể chế chính trị bị suy yếu,
bộ máy cai trị đã bị lũng đoạn, nhƣ một thân cây khơng cịn nhựa sống, kiệt quệ, già
cỗi và suy tàn; hai là, do sự quan liêu chuyên quyền, sự lũng đoạn bởi kẻ gian thần
bao quanh nhà vua, làm cho triều đình ngày càng rối ren, kinh tế trì trệ; ba là, nền
an ninh, chính trị xã hội khơng ổn định, phản loạn nổi lên cát căn khắp nơi; bốn là,
đất nƣớc đang bị đe dọa bởi ngoại bang xâm lƣợc và lòng dân bất an, ly tán. Vì vậy,
nhà Lý khơng cịn đủ sức lực, trí tuệ và khả năng trị vị xã tắc. Để cứu vãn đất nƣớc
đang rơi vào suy thoái và giành lấy quyền cai trị từ triều đại nhà Lý, Trần Thủ Độ
đã khôn khéo, dùng kế sách, thay đổi chính quyền nhà Lý vào tay nhà Trần bằng
cách phế truất thƣợng hồng Lý Huệ Tơng làm thiền sƣ Huệ Quang và nhƣờng ngơi
cho Lý Chiêu Hồng làm vua. Một mặt tác hợp Trần Cảnh cƣới Lý Chiêu Hoàng
làm chồng; mặt khác thúc ép Lý Chiêu Hồng nhƣờng ngơi lại cho Trần Cảnh điều
hành đất nƣớc. Từ đó, quyền lực chính trị đã bắt đầu thay đổi từ nhà Lý sang nhà
Trần. Năm 1225, một triều đại mới phong kiến ra đời, đứng đầu là Trần Thái Tông.
Sự biến đổi xã hội lúc này hầu nhƣ ít có biến động lớn.
Tuy nhiên, khi nhà Trần nắm quyền cai trị đất nƣớc, thì nhà Trần cũng
đứng trƣớc những yêu cầu nhiệm vụ to lớn và cấp bách của thời đại, đó là: Một là,
phải củng cố, xây dựng nƣớc Đại Việt độc lập, tự chủ, thống nhất hùng mạnh; hai
là, xây dựng một nền văn hóa Đại Việt phát triển rực rỡ, độc lập, tách khỏi sự ảnh
hƣởng của văn hóa ngoại lai, bởi 1000 năm Bắc thuộc; ba là, phải tập hợp sức
mạnh của tồn dân, cố kết lịng dân để đánh giặc Nguyên - Mông, xâm lƣợc nƣớc
ta. Cho nên nhà Trần phải xây dựng trong ý thức nhân dân Đại Việt hay con ngƣời
Việt Nam thời kỳ đó một lý tƣởng sống, đạo đức, quan niệm sống, một nhân sinh
quan đúng đắn để phục vụ cho sự nghiệp nặng nề, to lớn đó. Để làm đƣợc điều đó,
nhà Trần đã tiến hành xây dựng, phát triển hàng loạt các lĩnh vực chính trị - xã
hội, kinh tế, văn hóa, quân sự, pháp luật. Theo quy luật cơ bản của sự phát triển

kinh tế - xã hội, giữa các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, có mối quan
hệ biện chứng với nhau, nhƣng suy cho cùng kinh tế là yếu tố quyết định các lĩnh
vực khác của xã hội; song do yêu cầu cấp thiết và tính chất đặc biệt của xã hội


19
Việt Nam thế kỷ XIII - XIV, sau khi giành đƣợc quyền thống trị đất nƣớc, nhà
Trần tập trung và củng cố thể chế chính trị - xã hội, nhằm bảo vệ vững chắc ngôi
vị thống trị của triều Trần.
Trƣớc hết, đó là việc xây dựng thể chế chính trị - xã hội thời Trần: Việc làm
đầu tiên của Trần Thái Tơng đó là thiết lập bộ máy chính quyền trung ƣơng tập
quyền, có hệ thống, tổ chức chặt chẽ hơn so với các triều đại trƣớc. Năm 1242, nhà
Trần đổi 24 lộ thời trƣớc xuống còn lại 12 lộ, tuy nhiên lại thêm sáu châu và năm
phủ mới. Một số tên gọi đơn vị hành chánh cũng đƣợc thay đổi nhƣ “giáp” thì đổi
thành “hƣơng”. Khu vực trung du thì gọi là “sách”, vùng miền núi thì gọi là “động”,
ở các nơi biên viễn thì có trại và đơn vị dƣới cùng gọi là xã và sách. Các quan từ
bậc tứ ngũ phẩm thì đƣợc giữ chức Đại tƣ xã, ngũ phẩm trở xuống xung chức quan
Tiểu tƣ xã thì do các quan ngũ phẩm nắm giữ, có vai trị giám sát ngƣời dân trong
hƣơng, xã nơi mình trơng coi. Nhìn chung tổ chức các đơn vị hành chánh và quan
lại từ trung ƣơng đến địa phƣơng đƣợc quy định, phân chia rất có quy củ. Tuy
nhiên, các vƣơng hầu, thân thích, q tộc, tơn thất, dịng họ, nắm giữ chức quan cao
hơn, quan trọng hơn trong triều đình và nắm giữ quyền lực trên hết nhằm bảo vệ địa
vị của vua trƣớc sự xâm nhập, thâu tóm từ thế lực bên ngoài. Nhà nƣớc cũng tùy
theo các cấp bậc của vƣơng hầu, tôn thất mà ƣu đãi, chu cấp đất đai, để xây dựng
dinh thự, phủ đệ, cung cấp các vùng đất để quản lý riêng. Ngoài ra nhà Trần cũng tổ
chức khoa thi để chọn nhân tài ra làm quan, dùng ngƣời thật cơng bằng, khơng gị
bó khoa mục, không hạn chế về tƣ cách, không câu nệ con đƣờng xuất thân, chỉ cốt
là tài đức, những ngƣời không đỗ đạt cũng đƣợc sử dụng vào các cơng việc khác
nhau, tùy theo trình độ của mỗi ngƣời.
Mơ hình bộ máy chính quyền nhà Trần gồm quan lại trung ƣơng và quan lại

địa phƣơng. Các cách tổ chức, sắp xếp, tuyển chọn nhân tài làm quan, cũng nhƣ các
tƣớc hiệu, phẩm hàm, phẩm phục đều có nét đặc trƣng riêng của một quốc gia độc
lập, nhƣ vua Trần Nghệ Tơng đã từng nói với các quan lại, nƣớc ta trƣớc kia đã có
luật pháp rõ ràng, khơng nên bắt chƣớc khn phép của nƣớc khác. Qua đó, cho
thấy thể chế chính trị thời Trần rất chặt chẽ và ổn định về mặt tổ chức và xây dựng
bộ máy nhà nƣớc phong kiến tập quyền. Các chức quan, phẩm hàm, đƣợc quy định
hết sức cụ thể theo luật pháp thời Trần. Các vƣơng hầu tơn thất dịng họ nhà Trần


×