Tải bản đầy đủ (.pdf) (233 trang)

Văn hóa đọc của sinh viên trường đại học cần thơ hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.88 MB, 233 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------

NGUYỄN HOÀNG VĨNH VƢƠNG

VĂN HÓA ĐỌC CỦA SINH VIÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ HIỆN NAY

LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HÓA HỌC

Thành phố Hồ Chí Minh – 2022


ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------

NGUYỄN HOÀNG VĨNH VƢƠNG

VĂN HÓA ĐỌC CỦA SINH VIÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ HIỆN NAY

Ngành: Văn hóa học
Mã số: 9229040

LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HÓA HỌC

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:
1.TS. Quách Thu Nguyệt
2. PGS. TS. Lâm Nhân


PHẢN BIỆN ĐỘC LẬP:
1. PGS. TS. ĐINH PHƢƠNG DUY
2. PGS. TSKH. BÙI LOAN THÙY
3. PGS. TS. PHẠM ĐỨC THÀNH
PHẢN BIỆN :
1. PGS. TSKH. BÙI LOAN THÙY
2. PGS. TS. NGUYỄN NGỌC THƠ
3. PGS. TS. LÊ THANH SANG
Thành phố Hồ Chí Minh – năm 2022


Lời tri ân
Nghiên cứu sinh nhận đƣợc sự hỗ trợ nhiệt tình từ thầy/cơ, bạn bè đồng
nghiệp và gia đình trong quá trình học tập và nghiên cứu thực hiện đề tài luận
án chƣơng trình nghiên cứu sinh ngành văn hóa học tại trƣờng Đại học Khoa
học Xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh. Nghiên
cứu sinh xin chân thành bày tỏ lời tri ân sâu sắc đến:
Thầy/cô đã truyền dạy kiến thức cho Nghiên cứu sinh trong quá trình học
tập và nghiên cứu ngành Văn hóa học.
Tiến sĩ Quách Thu Nguyệt đã hƣớng dẫn khoa học cho Nghiên cứu sinh
suốt quá trình thực hiện luận án.
Phó Giáo sƣ Tiến sĩ Lâm Nhân đã hƣớng dẫn khoa học cho Nghiên cứu
sinh suốt quá trình thực hiện luận án.
Cơ quan cơng tác đã tạo điều kiện cho Nghiên cứu sinh học tập và nghiên
cứu để nâng cao trình độ kiến thức.
Bạn bè đồng nghiệp luôn động viên và hỗ trợ tƣ liệu cho Nghiên cứu sinh
thực hiện nghiên cứu đề tài luận án.
Cha mẹ và vợ con là nguồn năng lƣợng tích cực giúp Nghiên cứu sinh cố
gắng hồn thành chƣơng trình học tập.
Nghiên cứu sinh xin chân thành cám ơn tất cả quý thầy/cơ, bạn bè đồng

nghiệp và gia đình đã động viên và hỗ trợ Nghiên cứu sinh trong suốt quá trình
học tập và thực hiện luận án.
NCS. Nguyễn Hoàng Vĩnh Vƣơng


Lời cam đoan
Nghiên cứu sinh cam đoan thực hiện đề tài nghiên cứu luận án là hoàn
toàn trung thực bằng khả năng nghiên cứu của bản thân dƣới sự hƣớng dẫn
khoa học của Tiến sĩ Quách Thu Nguyệt và Phó Giáo sƣ Tiến sĩ Lâm Nhân.
Quá trình thu thập luận cứ khoa học phục vụ cho mục tiêu nghiên cứu của đề
tài đƣợc tiến hành công khai và minh bạch.
Nghiên cứu sinh cam đoan chịu hoàn toàn trách nhiệm về kết quả nghiên
cứu của đề tài.
TP. Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2022
Nghiên cứu sinh

Nguyễn Hoàng Vĩnh Vƣơng


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ................................................................................... 1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ................................................................... 3
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ..................................................... 24
4. Mục đích nghiên cứu .......................................................................... 24
5. Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................... 24
6. Câu hỏi nghiên cứu ............................................................................. 25
7. Nhiệm vụ nghiên cứu .......................................................................... 25
8. Giả thuyết nghiên cứu ........................................................................ 25
9. Phƣơng pháp nghiên cứu ................................................................... 25

10. Những đóng góp mới và Ý nghĩa của luận án ................................ 33
11. Bố cục luận án ................................................................................... 34
CHƢƠNG 1 ............................................................................................. 37
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ VĂN HÓA ĐỌC CỦA SINH
VIÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ........................................................ 37
1.1. Cơ sở lý luận ..................................................................................... 37
1.1.1. Hoạt động đọc ............................................................................. 37
1.1.2. Văn hóa giáo dục ........................................................................ 38
1.1.3 Văn hóa học đƣờng ...................................................................... 39
1.1.4. Văn hóa đọc ................................................................................ 40
1.1.5. Văn hóa đọc với sinh viên .......................................................... 53
1.2. Cơ sở thực tiễn ................................................................................. 54
1.2.1. Tổng quan vùng đồng bằng sông Cửu Long .............................. 54
Vùng đất và con ngƣời Tây Nam Bộ ................................................ 54
Văn hóa giáo dục ở Tây Nam Bộ ..................................................... 56
Văn hóa đọc trong khơng gian và thời gian của Tây Nam Bộ ......... 61


Văn hóa đọc với sinh viên vùng TNB .............................................. 62
1.2.2. Tổng quan Đại học Cần Thơ....................................................... 67
Về không gian của Đại học Cần Thơ................................................ 67
Về chủ thể của Đại học Cần Thơ ...................................................... 68
Về thời gian phát triển của Đại học Cần Thơ ................................... 69
Tiểu kết Chƣơng 1 ................................................................................ 72
CHƢƠNG 2 ............................................................................................. 74
VĂN HÓA NHẬN THỨC VÀ VĂN HÓA ỨNG XỬ VỚI VIỆC ĐỌC
CỦA SINH VIÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ ................................... 74
2.1. Văn hóa nhận thức về việc đọc của sinh viên ................................ 75
2.1.1. Nhận thức của sinh viên về hoạt động đọc ................................. 75
Niềm tin của sinh viên đối với việc đọc ........................................... 75

Thái độ của sinh viên đối với việc đọc ............................................. 76
2.1.2. Nhận thức của ĐHCT đối với việc đọc của sinh viên ................ 83
Văn hóa đọc là gốc rễ của nghiên cứu khoa học và đào tạo. ............ 83
Nhận thức của giảng viên về văn hóa đọc của sinh viên .................. 86
2.2. Văn hóa ứng xử với việc đọc của sinh viên .................................... 90
2.2.1. Văn hóa ứng xử của sinh viên với việc đọc................................ 90
Văn hóa tận dụng việc đọc của sinh viên ......................................... 90
Văn hóa đối phó với việc đọc của sinh viên ..................................... 99
2.2.2. Văn hóa ứng xử của ĐHCT đối với việc đọc của sinh viên ..... 103
Văn hóa tận dụng việc đọc của Đại học Cần Thơ .......................... 103
Văn hóa đối phó với việc đọc của Đại học Cần Thơ ...................... 111
Tiểu kết chƣơng 2 ............................................................................... 118
CHƢƠNG 3 ........................................................................................... 120
VĂN HÓA TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG ĐỌC CỦA SINH VIÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ ................................................................. 120


3.1. Văn hóa tổ chức của sinh viên đối với việc đọc .......................... 120
Không gian đọc ............................................................................... 120
Thời gian đọc .................................................................................. 126
Tài liệu đọc ..................................................................................... 132
Phƣơng pháp đọc ............................................................................ 145
3.2. Văn hóa tổ chức việc đọc của Đại học Cần Thơ ......................... 158
Không gian đọc ............................................................................... 158
Thời gian đọc .................................................................................. 162
Tài liệu đọc ..................................................................................... 164
Khuyến khích đọc ........................................................................... 166
Tiểu kết chƣơng 3 ............................................................................... 171
Kết luận .................................................................................................. 174
Một số Khuyến nghị .............................................................................. 177

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................ 184
PHỤ LỤC ............................................................................................... 192


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
AUN
CN
CNTT-TT
ĐH
ĐHCT
ĐHQG
ĐBSCL
KHTN
KHXHNV
NCS
TNB
THPT
TTHL

Asean University Network
Công nghệ
Công nghệ Thông tin và Truyền thông
Đại học
Trƣờng Đại học Cần Thơ
Đại học Quốc gia
Đồng bằng sông Cửu Long
Khoa học Tự nhiên
Khoa học Xã hội và Nhân văn
Nghiên cứu sinh
Tây Nam Bộ

Trung học Phổ thông
Trung tâm Học liệu


DANH MỤC BIỂU ĐỒ VÀ HÌNH ẢNH
BIỂU ĐỒ 1. NHẬN THỨC VỀ HOẠT ĐỘNG ĐỌC .......................................................................................... 75
BIỂU ĐỒ 2. MỤC ĐÍCH ĐỌC CỦA SINH VIÊN .............................................................................................. 91
BIỂU ĐỒ 3. ỨNG DỤNG VIỆC ĐỌC CHO CÁC HOẠT ĐỘNG TRONG CUỘC SỐNG ................................ 94
BIỂU ĐỒ 4. NƠI THƢỜNG XUYÊN TÌM TÀI LIỆU ĐỌC ............................................................................. 121
BIỂU ĐỒ 5. ĐỊA ĐIỂM SINH VIÊN THƢỜNG XUYÊN ĐỌC ........................................................................ 124
BIỂU ĐỒ 6 . THỜI ĐIỂM SINH VIÊN THƢỜNG ĐỌC .................................................................................. 130
BIỂU ĐỒ 7. LOẠI HÌNH TÀI LIỆU THÍCH ĐỌC ........................................................................................... 134
BIỂU ĐỒ 8. CHỦ ĐỀ YÊU THÍCH ĐỌC ........................................................................................................ 139
BIỂU ĐỒ 9. NGƠN NGỮ THƢỜNG XUN SỬ DỤNG ĐỌC TÀI LIỆU ..................................................... 142
BIỂU ĐỒ 10. CÁCH THỨC LỰA CHỌN TÀI LIỆU ĐỌC .............................................................................. 145
BIỂU ĐỒ 11. CÁCH ĐỌC TÀI LIỆU DẠNG IN ẤN ........................................................................................ 148
BIỂU ĐỒ 12. CÁCH ĐỌC TÀI LIỆU DẠNG ĐIỆN TỬ .................................................................................. 149
BIỂU ĐỒ 13. SO SÁNH CÁCH THỨC ĐỌC CỦA HAI ĐỊNH DẠNG TÀI LIỆU ........................................... 151
BIỂU ĐỒ 14. PHƢƠNG TIỆN THIẾT BỊ THƢỜNG XUYÊN SỬ DỤNG ĐỌC TÀI LIỆU ............................. 154
HÌNH 1. TỊA NHÀ TRUNG TÂM HỌC LIỆU BIỂU TƢỢNG TƠN VINH VĂN HÓA ĐỌC VÀ HỢP TÁC
QUỐC TẾ CỦA ĐHCT ......................................................................................................................... 161
HÌNH 2. QUANG CẢNH HỌC TẬP TẠI TRUNG TÂM HỌC LIỆU ........................................................... 162


1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Đọc là một phạm trù hoạt động giáo dục đặc biệt quan trọng của con
ngƣời mở cánh cửa tri thức của nhân loại để làm giàu năng lực tƣ duy của cá
nhân ngƣời đọc và cộng đồng. Tri thức phát triển nhƣ “vũ bão” trong kỷ

nguyên số ngày nay thì hoạt động đọc càng có vai trị rất quan trọng để hội
nhập tri thức tồn cầu. Chính vì vai trị quan trọng của hoạt động đọc, do đó
nhiều nhà khoa học trên thế giới và ở Việt Nam đã sử dụng thuật ngữ văn hóa
đọc để chỉ hoạt động đặc thù này. Đối với tổ chức giáo dục đại học thì văn hóa
đọc là cấu phần quan trọng, vì nó góp phần hình thành văn hóa trƣờng đại học
là một tổ chức học tập, trong đó các chủ thể liên quan đƣợc khuyến khích và
phát huy khả năng tự học. Sinh viên đại học là lớp thanh niên có những ƣu trội
về nhu cầu học hỏi trong xã hội. Sinh viên yêu thích đọc có nhiều khả năng
dẫn đến thành cơng trong học tập và cuộc sống. Sinh viên hình thành văn hóa
đọc khơng chỉ phát triển năng lực tƣ duy của sinh viên mà cịn góp phần hình
thành văn hóa tự học của nhà trƣờng và lan tỏa ý nghĩa tích cực của văn hóa
đọc đến cộng đồng. Tuy nhiên, thực tiễn văn hóa đọc của ngƣời Việt nói chung
và sinh viên nói riêng chƣa thể hiện quan tâm đến văn hóa đọc: “Văn hóa đọc
nói chung của ngƣời Việt cịn thấp, bình quân một ngƣời Việt đọc 1 quyển
sách/năm”. Bên cạnh đó, một số nghiên cứu văn hóa đọc của sinh viên cho
thấy sinh viên chƣa thật sự quan tâm việc đọc, nhƣ nghiên cứu của Nguyễn
Thúy Quỳnh Loan & Võ Hoàng Duy (2013) chỉ ra rằng: “Sinh viên trƣờng đại
học Bách khoa Tp. Hồ Chí Minh có thói quen đọc sách chuyên ngành ở mức
thấp”. Nghiên cứu của Trần Thị Nga (2018) cho thấy: “sinh viên trƣờng đại
học Văn Lang và trƣờng đại học Quốc tế Hồng Bàng ít đến thƣ viện đọc”.
Nguyễn Hải Sinh, (2018) đã nêu: “Một bộ phận sinh viên chƣa ý thức đƣợc
tầm quan trọng của việc đọc sách, giá trị của sách mang lại, có xu hƣớng lƣời
đọc, ngại đọc sách dẫn đến thói quen đọc chƣa hình thành một cách vững


2
chắc”. Do đó, việc nghiên cứu văn hóa đọc của sinh viên hiện nay nói chung
hoặc của sinh viên ở một tổ chức giáo dục đại học nói riêng là rất cần thiết.
Mặt khác, ở phƣơng diện nghiên cứu văn hóa đọc đƣợc nhiều nhà khoa
học ở nhiều lĩnh vực khác nhau quan tâm nghiên cứu, trong đó các nhà nghiên

cứu ở lĩnh vực thƣ viện thể hiện sự quan tâm sâu sắc với nghiên cứu văn hóa
đọc. Tuy nhiên, nhiều tác giả thừa nhận rằng: “Thuật ngữ văn hóa đọc ở Việt
Nam vẫn chƣa có cách hiểu thống nhất hay thuật ngữ chƣa đƣợc định nghĩa
hoàn chỉnh” (Vũ Thị Thu Hà, 2014; Nguyễn Trọng Hoàn, 2016; Nguyễn Thế
Dũng, 2017). Do đó, nghiên cứu văn hóa đọc qua góc nhìn văn hóa học để góp
thêm sự đa dạng góc nhìn về văn hóa đọc cũng có ý nghĩa quan trọng đối với
nghiên cứu văn hóa đọc hiện nay.
Trƣớc bối cảnh đó, chúng tơi chọn nghiên cứu văn hóa đọc của sinh viên
trường Đại học Cần Thơ hiện nay, việc chọn thực hiện nghiên cứu này là vì:
Trƣớc hết, trƣờng Đại học Cần Thơ (ĐHCT) xác định chiến lƣợc phát triển
ĐHCT theo định hƣớng ĐH nghiên cứu thì văn hóa đọc chính là nền tảng cho
hoạt động nghiên cứu. Thứ hai là, Tây Nam Bộ (TNB) chƣa đề cao giá trị học
tập trình độ cao, nhƣng ĐHCT có bề dày lịch sử phát triển và cƣ trú trên địa
bàn TNB lại là một trong những trƣờng đại học (ĐH) ở Việt Nam có uy tín
trong hoạt động đào tạo và nghiên cứu khoa học ở phạm vi quốc gia và một số
lĩnh vực đạt chuẩn mực quốc tế. Thứ ba là, ĐHCT có bề dày lịch sử hình thành
và phát triển từ năm 1966 đến nay đã đào tạo nhiều thế hệ sinh viên đóng góp
tích cực cho sự phát triển của Việt Nam nói chung và TNB nói riêng. Ngồi ra,
ĐHCT là một ĐH đa ngành có quy mơ đào tạo nhƣ một ĐH vùng, quy mô đào
tạo lớn nhất vùng TNB và khá lớn hơn so với nhiều đại học khác trên cả nƣớc.
Hiện tại ĐHCT đào tạo 109 chƣơng trình bậc đại học, 48 ngành bậc thạc sĩ và
19 ngành bậc tiến sĩ. Trong đó, quy mơ đào tạo hiện tại khoảng hơn 35.000
sinh viên chính quy bậc đại học, với khoảng hơn 90% sinh viên học tập ở
ĐHCT là cƣ dân ở địa bàn TNB. Mặc dù, có một số nhận định về văn hóa đọc


3
của sinh viên nói chung cũng nhƣ một số nghiên cứu văn hóa đọc của sinh viên
ở một số trƣờng ĐH cho thấy sinh viên chƣa quan tâm việc đọc nhƣng đối với
lịch sử phát triển của ĐHCT và định hƣớng phát triển của ĐHCT theo định

hƣớng NCKH thì sinh viên ĐHCT có thể có sự quan tâm tích cực với đọc việc.
Thực hiện nghiên cứu đề tài này nhằm mục đích nhận diện thực trạng và lý giải
các đặc trƣng văn hóa đọc của sinh viên ĐHCT, qua đó góp phần giúp nhà
Trƣờng xây dựng chiến lƣợc phát triển văn hóa đọc của sinh viên. Bên cạnh
đó, nghiên cứu này góp thêm góc nhìn văn hóa học để nhận diện và lý giải đặc
trƣng văn hóa đọc của sinh viên ĐHCT. Ngồi ra, kết quả nghiên cứu góp
thêm luận cứ cho các nghiên cứu nhận diện và lý giải đặc trƣng văn hóa đọc
của sinh viên bậc đại học ở Việt Nam nói chung.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Văn hóa đọc có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển tƣ duy của ngƣời
yêu thích đọc và góp phần phát triển văn hóa đọc của cộng đồng. Trong phần
lịch sử nghiên cứu vấn đề chúng tôi điểm luận các nghiên cứu liên quan đến
các phƣơng diện nghiên cứu của văn hóa đọc, nghiên cứu văn hóa đọc của sinh
viên và các yếu tố ảnh hƣởng đến văn hóa đọc hay các yếu tố góp phần hình
thành văn hóa đọc của cộng đồng.
2.1. Các cơng trình nghiên cứu ngồi nước
Văn hóa đọc ở phƣơng diện thói quen đọc
Ruterana (2012) trong cơng trình nghiên cứu “Xây dựng một nền văn hóa
của việc đọc – Phát triển một nền văn hóa đọc ở Rwanda”, tác giả cho rằng:
Văn hóa đọc thì việc đọc nhƣ là đặc trƣng văn hóa trong một xã hội mà ở đó
việc đọc rất đƣợc quý trọng và nó là thói quen của các thành viên trong xã hội.
Để thực hiện mục tiêu nghiên cứu của đề tài mơ tả văn hóa đọc, tác giả sử dụng
phƣơng pháp nghiên cứu định tính để giải thích ngƣời Rwandans hiểu nhƣ thế
nào về văn hóa đọc, họ thực hành văn hóa đọc nhƣ thế nào?. Nghiên cứu này
đóng góp tích cực về quan điểm nhận diện văn hóa đọc nhƣ thói quen đƣợc


4
cộng đồng chia sẻ và phƣơng pháp nghiên cứu định tính để lý giải vấn đề
nghiên cứu.

Một nghiên cứu của tổ chức Booktrust1 thực hiện năm 2013 về “Thói
quen và thái độ đọc sách của ngƣời trƣởng thành ở nƣớc Anh”. Các nhà nghiên
cứu thực hiện khảo sát 1500 ngƣời trƣởng thành qua điện thoại trên phạm vi
toàn nƣớc Anh. Ngồi ra, kết quả khảo sát cịn kết hợp phân tích với dữ liệu
sẵn có của quốc gia về điều kiện kinh tế xã hội của những ngƣời đƣợc phỏng
vấn đang sinh sống. Các câu hỏi khảo sát liên quan đến thói quen, sở thích đọc
và thái độ đối với việc đọc. Báo cáo kết luận: Những ngƣời đọc sách nhiều thì
có nhiều khả năng cảm thấy hạnh phúc hơn và hài lòng hơn với cuộc sống của
họ. Hầu hết những ngƣời đọc sách thì cảm thấy cải thiện chất lƣợng cuộc sống
của họ. Ngƣời thích đọc và đƣợc khuyến khích đọc khi cịn trẻ thì có nhiều khả
năng thích đọc khi trƣởng thành, cả bản thân và con cái của họ thích đọc.
Những ngƣời mà chƣa bao giờ đọc thì thƣờng sống ở những khu vực nghèo đói
nhiều hơn và có nhiều con cái sống trong cảnh túng thiếu. Nghiên cứu chỉ ra ý
nghĩa tích cực của ngƣời yêu thích đọc có ý nghĩa tác động tích cực đến đời
sống bản thân, các thành viên của gia đình và xã hội.
Ogugua, Emerole, Egwim, Anyanwu, & Haco-Obasi (2015) với nghiên
cứu “Phát triển văn hóa đọc ở Nigeria: Các vấn đề và giải pháp”, các tác giả
cho rằng văn hóa đọc là việc đọc sách thƣờng xuyên và có thói quen đọc. Bài
viết nêu quan điểm của các tác giả về chiến lƣợc phát triển văn hóa đọc ở
Nigeria nên xuất phát từ trẻ em và đào tạo giáo viên dạy cho trẻ đọc là rất quan
trọng. Ngoài ra, bài viết cho thấy phát triển văn hóa đọc có rất nhiều lợi ích
cho cá nhân ngƣời đọc và ở phạm vi quốc gia thì có nhiều lợi ích đáng kể góp
phần phát triển giáo dục cho quốc gia. Bài viết đóng góp nhận thức văn hóa
đọc nhƣ thói quen đọc và phát triển văn hóa đọc của cộng đồng thì cần phải
quan tâm dạy trẻ có thói quen đọc.

1

Một tổ chức thiện nguyện thúc đẩy hoạt động đọc lớn nhất Vƣơng Quốc Anh



5
Alex-Nmecha & Horsfall (2019) với bài viết “Văn hóa đọc, lợi ích và vai
trị của thƣ viện trong thế kỷ 21”, bài viết nhấn mạnh tầm quan trọng của việc
tổ chức ngày sách của thế giới hàng năm, tác giả chỉ ra sự cần thiết của văn hóa
đọc và khuyến khích sinh viên đọc nhƣ một phần trong cuộc sống hàng ngày
để hình thành thói quen đọc sách. Bài viết chỉ ra những lợi ích của việc đọc đối
với cá nhân và cộng đồng. Để phát triển văn hóa đọc thì thƣ viện đóng vai trị
quan trọng trong việc cung cấp các nguồn tài nguyên thông tin sâu và rộng,
bên cạnh đó thƣ viện cần triển khai nhiều chƣơng khuyến khích đọc. Bài viết
thể hiện quan điểm nhận thức về tầm quan trọng đối với việc tổ chức hoạt động
đọc ngày sách thế giới có ý nghĩa tích cực để thúc đẩy sự phát triển văn hóa
đọc trong cộng đồng và nhận diện văn hóa đọc là thói quen của cuộc sống.
Nghiên cứu này đóng góp cách nhìn tích cực và cần thiết về văn hóa đọc, trong
đó các hoạt động khuyến khích đọc trong cộng đồng sẽ góp phần hình thành
thói quen đọc.
Các nghiên cứu này đóng góp góc nhìn về văn hóa đọc nhƣ thói quen đọc
của cộng đồng, hoạt động đọc cần đƣợc xem nhƣ hoạt động thiết thân đƣợc các
thành viên của cộng đồng thực hiện thƣờng xuyên hàng ngày chứ không chỉ là
hành động đọc của một cá nhân. Ý nghĩa xã hội của văn hóa đọc là hành động
đọc của các cá nhân đƣợc lan tỏa trong cộng đồng.
Các thành tố của văn hóa đọc
Berhman (2003) nghiên cứu “Văn hóa đọc của trƣờng tiểu học công lập
Wensleydale Hoa Kỳ”. Tác giả cho rằng mục tiêu nghiên cứu văn hóa đọc là
để mơ tả mơ thức tích hợp của hành vi, thói quen, niềm tin và kiến thức đọc.
Nghiên cứu này sử dụng phƣơng pháp quan sát hành vi đọc và phỏng vấn học
sinh, giáo viên để mơ tả mơ thức tích hợp của niềm tin, hành vi, thói quen đọc
và kiến thức. Với phƣơng pháp nghiên cứu quan sát học sinh đọc và phỏng vấn
sâu học sinh và giáo viên của Trƣờng. Tác giả tìm hiểu các khía cạnh về khơng
gian đọc, các hoạt động đƣợc chia sẻ, các hành vi và niềm tin của học sinh khi



6
tham gia hoạt động đọc. Nghiên cứu cho thấy: Có sự tƣơng đồng về thời gian
đọc im lặng trong lớp của học sinh nam và nữ. Tuy nhiên, có sự khác biệt về
hoạt động tƣơng tác giữa học sinh nữ và nam trong thời gian đọc ở lớp. Một
khác biệt nữa là sự tƣơng tác giữa học sinh nam và học sinh nữ với giáo viên
trong giờ đọc. Loại tài liệu yêu thích đọc cũng là một khác biệt trong lựa chọn
liên quan đến giới tính của học sinh. Giáo viên có nhận thức tốt về văn hóa đọc
đối với học sinh. Berhman nhận định văn hóa đọc trong tính hệ thống của nhận
thức và hành vi đọc. Quan sát hành vi đọc là cách thức tìm hiểu hành vi đọc
của học sinh nam và nữ trong quá trình đọc, ngồi ra phỏng vấn sâu là phƣơng
pháp hữu ích để lý giải các bên liên quan hiểu nhƣ thế nào về việc đọc của học
sinh và họ tổ chức không gian thực hiện việc đọc ra sao cho học sinh nhƣ thế
nào?.
Karim & Hasan (2007) nghiên cứu “Thói quen và thái độ đọc trong thời
đại số của sinh viên hai khoa đào tạo ở trƣờng đại học quốc tế Islamic
Malaysia”. Các tác giả khảo sát 127 bảng hỏi đối với sinh viên khoa công nghệ
thông tin và khoa nghệ thuật. Kết quả nghiên cứu cho thấy: “Sinh viên dành
một lƣợng thời gian đáng kể đọc báo, sách học tập và website. Đọc là hoạt
động chủ yếu trong thời gian rảnh. Thời gian dành cho việc đọc của sinh viên
cao hơn thời gian của ngƣời trƣởng thành Malaysia đƣợc khảo sát trƣớc đó.
Sinh viên khoa cơng nghệ thơng tin đọc nhiều tài liệu dạng website hơn khoa
nghệ thuật. Ngoài ra, bằng phƣơng pháp nghiên cứu định lƣợng, các tác giả
còn phân tích tƣơng quan nhân quả Pearson cho thấy có mối quan hệ giữa thái
độ đọc có ảnh hƣởng đến lƣợng thời gian thói quen đọc của sinh viên trong
nghiên cứu”. Đây là một nghiên cứu định lƣợng nhƣng tác giả phân tích mối
quan hệ ảnh hƣởng giữa hai yếu liên quan đến văn hóa đọc, đó là thái độ đọc
và thời gian đọc.
Joubert, Ebersöhn, Ferreira, Plessis, & Moen (2014) thực hiện nghiên cứu

“Xây dựng văn hóa đọc ở trƣờng THCS ở nông thôn Nam Phi”. Các tác giả


7
cho rằng văn hóa đọc gồm thái độ, niềm tin và hành vi. Đây là một nghiên cứu
thực nghiệm tập huấn cho giáo viên kiến thức hỗ trợ học sinh đọc. Nghiên cứu
thu thập dữ liệu nghiên cứu trƣớc và sau quá trình giáo viên đƣợc tập huấn dạy
đọc cho học sinh. Để thu thập dữ liệu nghiên cứu các tác giả sử dụng phƣơng
pháp quan sát và phỏng vấn để khám phá hiện tƣợng văn hóa đọc của học sinh
trƣớc và sau khi các giáo viên đƣợc tập huấn kỹ năng hỗ trợ học sinh đọc.
Nghiên cứu cho thấy sau khi giáo viên đạt đƣợc kỹ năng hỗ trợ học sinh đọc,
kết quả dƣờng nhƣ học sinh háo hức việc đọc hơn khi họ đƣợc hỗ trợ và hƣớng
dẫn đọc. Nghiên cứu đóng góp về mặt phƣơng pháp nghiên cứu quan sát và
phỏng vấn để đạt đƣợc mục tiêu nghiên cứu, đó là thái độ tích cực với việc đọc
có tác động tích cực đến thành tích học tập.
Các nghiên cứu văn hóa đọc trong tính hệ thống của văn hóa tập trung
nghiên cứu các thành tố của văn hóa đọc liên quan đến chủ thể đọc (học sinh)
và các bên liên quan ở trƣờng (giáo viên). Phƣơng pháp nghiên cứu định tính
bằng phỏng vấn sâu có ý nghĩa quan trọng cho việc giải thích hiện tƣợng văn
hóa đọc. Các thành tố cấu thành văn hóa đọc tập trung vào niềm tin, thái độ,
hành vi đọc, và thói quen đọc. Giới tính cũng đƣợc nghiên cứu để tìm hiểu sự
khác biệt trong hành vi đọc của chủ thể đọc.
Văn hóa đọc của sinh viên
Sinh viên là chủ thể quan trọng phát huy năng lực tự học ở môi trƣờng
giáo dục bậc cao. Vì vậy, văn hóa đọc của sinh viên là chủ đề quan tâm nghiên
cứu ở nhiều quốc gia. Các tác giả Gong & Gao (2014) “Nghiên cứu văn hóa
đọc trong các trƣờng đại học ở Trung Quốc”. Đây là một nghiên cứu định
lƣợng khảo sát 579 bảng hỏi và thu về 548 bảng hỏi hợp lệ liên quan đến động
cơ và thói quen đọc của sinh viên ở 4 trƣờng cao đẳng và đại học ở tỉnh Giang
Tây. Các tác giả nêu ra một số kết quả nghiên cứu đáng chú ý nhƣ: 84% sinh

viên sử dụng thời gian rãnh trên internet để tán gẫu hoặc nghe nhạc; 86.5%
sinh viên chọn đọc trên môi trƣờng mạng và đọc trên mạng internet nhƣ là


8
dạng thức văn hóa đọc mới của sinh viên. Các yếu tố ảnh hƣởng đến văn hóa
đọc của sinh viên từ mơi trƣờng đọc ở trƣờng (ít tổ chức các hoạt động đọc ở
trƣờng và thƣ viện cần phát triển thêm các nguồn tin điện tử) và động cơ chủ
yếu để sinh viên đọc là chuẩn bị cho công việc tƣơng lai, có 74.9% sinh viên
đọc chuẩn bị nghề nghiệp tƣơng lai; 60.7% đọc để học kiến thức; 43.2% đọc
cho giải trí. Cơng trình nghiên cứu kết luận: “Văn hóa đọc của sinh viên Trung
Quốc là tốt. Tuy nhiên, cũng có một số vấn đề cần giải quyết nhƣ tất cả thành
viên của trƣờng cần phải tham gia vào hoạt động thúc đẩy phát triển văn hóa
đọc của sinh viên. Tạo môi trƣờng hấp dẫn việc đọc của sinh viên ở trƣờng.
Hành vi của giảng viên ảnh hƣởng sự định hƣớng sinh viên đọc. Thƣ viện mở
rộng chia sẻ các nguồn tài liệu trên internet”. Nghiên cứu này mô tả văn hóa
đọc của sinh viên qua kết quả nghiên cứu định lƣợng. Bên cạnh đó, nghiên cứu
chỉ ra nhiều yếu tố thuộc về nhà trƣờng có vai trị quan trọng cho việc phát
triển văn hóa đọc của sinh viên. Nghiên cứu chƣa đƣa ra khái niệm văn hóa
đọc nhƣng các tác giả nghiên cứu định lƣợng ở phƣơng diện động cơ đọc và
thói quen đọc. Kết quả nghiên cứu cho thấy để phát triển văn hóa đọc của sinh
viên thì yếu tố thuộc về nhà trƣờng đóng vai trị rất quan trọng trong việc phát
triển nguồn tài liệu dạng trực tuyến, tăng cƣờng các hoạt động khuyến khích
đọc và hành vi của giảng viên có ý nghĩa định hƣớng sinh viên tham gia hoạt
động đọc.
Nghiên cứu của Kamalova & Koletvinova (2016) về “Vấn đề đọc và cải
thiện văn hóa đọc của sinh viên bậc đại học ngành giáo dục tiểu học ở Viện đại
học hiện đại Nga”. Các tác giả chỉ ra: Điều kiện quan trọng để phát triển văn
hóa đọc bao gồm các thành tố thuộc về cá nhân (nhu cầu, động cơ, giá trị và ý
nghĩa) trong cấu trúc thuộc về hoạt động giáo dục. Các tác giả thực hiện khảo

sát 7 nhóm câu hỏi liên quan đến sở thích, thói quen, động cơ, tác giả và sách
u thích. Nghiên cứu chỉ ra: do sự phát triển nhanh chóng của cơng nghệ
internet đã thay đổi nội dung và cấu trúc của việc đọc. Nghiên cứu đề xuất biện
pháp cải thiện văn hóa đọc đó là đào tạo kỹ năng đọc sâu, đọc đa dạng chủ đề


9
và thể loại, kỹ năng đọc sáng tạo, phát triển khả năng đọc của sinh viên. Về
mặt phƣơng pháp nghiên cứu, cơng trình đóng góp tích cực về phƣơng pháp
thực nghiệm và phỏng vấn sâu để tìm hiểu.
Các tác giả Bala & Lal (2016) nghiên cứu: “Sử dụng nguồn tài ngun
thơng tin dạng điện tử và tác động của nó lên văn hóa đọc: Trƣờng hợp của
trƣờng Đại học Nơng nghiệp Punjab”. Các tác giả tìm hiểu mơ thức đọc của
sinh viên, nhận thức của họ về nguồn tài liệu của thƣ viện và sự tác động của
nguồn tài liệu đến văn hóa đọc. Qua kết quả khảo sát bảng hỏi, cơng trình
nghiên cứu cho thấy sự tác động đáng kể của nguồn tài liệu dạng điện tử lên
mô thức truy cập và sử dụng thông tin của sinh viên. Thƣ viện của Trƣờng
đóng góp vai trị then chốt tạo sự thuận tiện cho sinh viên và giảng viên sử
dụng internet và các nguồn tài liệu dạng điện tử. Công trình nghiên cứu chỉ mơ
tả hoạt động sử dụng tài liệu dạng điện tử của sinh viên chƣa giải thích sâu
nguyên nhân sử dụng các nguồn tài liệu dạng điện tử của sinh viên. Tuy nhiên,
nghiên cứu cho thấy vai trị quan trọng của thƣ viện đối với thói quen đọc của
sinh viên.
Các tác giả Türkel, Özdemir, & Akbulut (2019) “Nghiên cứu văn hóa đọc
của sinh viên sƣ phạm: Trƣờng hợp ngành sƣ phạm ở Thổ Nhĩ Kỳ”. Các tác
giả nghiên cứu định lƣợng để chỉ ra mối quan giữa các yếu tố thuộc về văn hóa
đọc nhƣ ý nghĩa của việc đọc, kỹ năng đọc với yếu tố có thói quen đọc, giới
tính, chọn sách, thành viên thƣ viện. Nghiên cứu cho thấy: sinh viên nữ có văn
hóa đọc tốt hơn sinh viên nam; văn hóa đọc của sinh viên là bạn đọc của thƣ
viện tốt hơn những sinh viên không là bạn đọc của thƣ viện; sinh viên tự đánh

giá có thói quen đọc thì có văn hóa đọc tốt hơn những sinh viên khơng thói
quen đọc; có sự khác biệt giữa sinh viên khoa sƣ phạm tiếng Thổ Nhĩ Kỳ, khoa
sƣ phạm tâm lý, khoa giáo dục đặc biệt có văn hóa đọc tốt hơn sinh viên khoa
nghệ thuật âm nhạc. Nghiên cứu này đóng góp quan điểm hệ thống của văn
hóa đọc gồm ý nghĩa của việc đọc và phƣơng pháp đọc. Ngoài ra, đây là một


10
nghiên cứu định lƣợng mơ tả thói quen đọc. Phân tích tƣơng quan là một
phƣơng pháp chủ yếu của nghiên cứu này, nó phân tích quan hệ nhân quả giữa
các biến liên quan đến văn hóa đọc nhƣ giới tính, kỹ năng đọc, chọn sách, tự
nhận thức có thói quen đọc và bạn đọc của thƣ viện.
Các nghiên cứu văn hóa đọc của sinh viên bậc đại học chủ yếu là các
nghiên cứu định lƣợng qua khảo sát bảng hỏi sinh viên để mơ tả hiện tƣợng
văn hóa đọc của họ. Ngồi ra, có nghiên cứu phân tích sự khác biệt giữa các
nhóm sinh viên về văn hóa đọc. Các nghiên cứu này chƣa quan tâm nghiên cứu
định tính để góp phần lý giải hiện tƣợng văn hóa đọc của sinh viên ở mỗi
trƣờng đại học. Bên cạnh đó, mơi trƣờng nhà trƣờng nhƣ giảng viên, các hoạt
động khuyến khích đọc và đặc biệt là thƣ viện đóng vai trị tích cực để góp
phần phát triển văn hóa đọc của sinh viên.
Các yếu tố ảnh hƣởng đến văn hóa đọc
Để nhận thức rõ về văn hóa đọc thì khơng chỉ là mơ tả về thực trạng văn
hóa đọc của chủ thể đọc mà cần phải hiểu rõ về nguyên nhân hay yếu tố thúc
đẩy hình thành đặc trƣng văn hóa đọc của cộng đồng. Vì vậy, nhiều tác giả
quan tâm nghiên cứu các yếu tố ảnh hƣởng đến văn hóa đọc. Lee (2004)
nghiên cứu “Văn hóa của việc giáo dục đọc cho trẻ em của Hàn Quốc và Mỹ”.
Đây là một nghiên cứu so sánh hai đối tƣợng nghiên cứu qua góc nhìn giáo dục
học về văn hóa của Hàn Quốc và văn hóa Mỹ trong việc dạy đọc cho trẻ em.
Lee nghiên cứu các tài liệu liên quan và chỉ ra: Văn hóa Hàn Quốc đề cao
thành tích học tập, tơn vinh ngƣời có vị trí trong lĩnh vực học thuật nhƣ: giáo

sƣ đại học, giáo viên hoặc nhà nghiên cứu ở các cơ quan nghiên cứu. Những
ngƣời làm việc ở những vị trí này đƣợc xem nhƣ là dấu ấn thành cơng trong xã
hội Hàn Quốc. Do đó, cha mẹ Hàn Quốc sẵn sàng hy sinh mọi thứ để đầu tƣ
cho con cái học tập ngay từ những năm đầu đời. Cha mẹ Hàn Quốc sử dụng
nhiều thời gian bên con cái để dạy con cái học đọc và viết những năm đầu đời.
Trong khi đó, xã hội Mỹ thì tơn vinh sự thịnh vƣợng, giàu có và nổi tiếng. Do


11
đó, cha mẹ Mỹ thƣờng dạy con cái những năm đầu đời về hịa nhập với thành
viên trong gia đình. Họ muốn con của họ học về môi trƣờng trực tiếp sinh sống
của họ, nhƣ: đƣờng phố, điện thoại, máy tính, ti vi, radio và siêu thị địa
phƣơng. Họ muốn con họ học hỏi về thế giới sinh học của động thực vật cũng
nhƣ thế giới vật chất của đa phƣơng tiện, thời tiết, tốc độ và âm thanh. Nghiên
cứu của Lee chỉ ra sự khác biệt giá trị của nền văn hóa ảnh hƣởng lên cách
thức nhận thức và thực hành dạy đọc cho trẻ em từ những năm đầu đời. Đây là
cơ sở quan trọng cho luận án quan tâm giải thích nhận thức và giá trị của nền
văn hóa có khả năng ảnh hƣởng đến văn hóa đọc của sinh viên trong nghiên
cứu.
Mustafa & Hamzah (2014) trong một tham luận hội nghị ở Trƣờng đại
học Malaya Malaysia với tựa đề “Duy trì văn hóa đọc ở Malaysia và Hàn
Quốc”. Các tác giả thu thập nhiều nguồn tài liệu để chỉ ra cách thức mà hai
quốc gia quan tâm vun trồng văn hóa đọc. Trong đó, bài viết đề cập đến tầm
quan trọng của việc đọc đối với trẻ em trong bối cảnh văn hóa xã hội của
Malaysia và Hàn Quốc. Bài viết khẳng định để tạo nên nền văn hóa đọc thì cả
hai quốc gia đều quan tâm triển khai đa dạng các chiến lƣợc và chƣơng trình
hành động ở qui mơ quốc gia. Trong đó tập trung vào chất lƣợng và sự đa dạng
của công nghiệp xuất bản, sao cho sách có ở khắp nơi. Mặt khác, bài viết so
sánh công nghiệp xuất bản của Hàn Quốc phát triển mạnh hơn Malaysia và
hoạt động dịch sách ở Hàn Quốc cũng phát triển mạnh mẽ, chiếm tới 31% số

lƣợng tựa sách đƣợc xuất bản ở Hàn Quốc. Đặc biệt rất nhiều thể loại sách có
chất lƣợng phục vụ trẻ em. Và cha mẹ Hàn Quốc rất quan tâm đến việc đọc của
con trẻ nhƣng tập trung cho mục đích học và trúng tuyển kỳ thi vào đại học.
Nghiên cứu này chỉ ra các hoạt động khuyến khích đọc cấp quốc có vai trị
quan trọng trong việc phát triển văn hóa đọc, bên cạnh đó lĩnh vực xuất bản
đóng góp vai trị rất quan trọng về nguồn tài liệu đọc luôn sẵn sàng ở mọi nơi.


12
Các tác giả Morni & Sahari (2013) nghiên cứu “Tác động của môi trƣờng
sống lên thái độ đọc của sinh viên trƣờng đại học Kỹ thuật Mara Sarawak
Malaysia”. Các tác giả khảo sát bảng hỏi 98 sinh viên và phỏng vấn bán cấu
trúc để bổ sung dữ liệu phân tích bảng hỏi. Kết quả nghiên cứu chỉ ra: “Phần
lớn sinh viên có nhận thức tích cực về việc đọc. Đọc là quan trọng không chỉ
chuẩn bị cho các kỳ thi mà còn giúp họ tiếp thu kiến thức và mở rộng nhận
thức của họ. Ngồi ra, nghiên cứu cịn phân tích quan hệ nhân quả tƣơng quan
Pearson chỉ ra cha mẹ cung cấp môi trƣờng đọc tốt ở nhà với đầy đủ tài liệu và
thái độ đọc tích cực sẽ có ảnh hƣởng đến thói quen đọc đến con cái của họ”.
Bên cạnh đó, nghiên cứu của Gong & Gao (2014) cho thấy nhiều yếu tố thuộc
về môi trƣờng nhà trƣờng đóng vai trị quan trọng phát triển văn hóa đọc của
sinh viên nhƣ: thƣ viện, hành vi của giáo viên trong việc định hƣớng sinh viên
đọc và môi trƣờng nhà trƣờng tạo hứng thú đọc.
Các tác giả Olasehinde, Akanmode, Alaiyemola, & Babatunde (2014) chỉ
ra nhiều lý do dẫn đến làm nghèo nàn văn hóa đọc ở Nigeria nhƣ: điều kiện
kinh tế nghèo nàn dẫn đến nhiều ngƣời không thể có đủ tiền mua sách hoặc trả
học phí; thiếu hụt nguồn tài liệu phục vụ sinh viên học tập; thiếu sự khuyến
khích của cha mẹ; thiếu hụt thƣ viện; và thiếu hụt khả năng tiếp cận internet
của ngƣời dân Nigeria.
Phan Thu Hiền & Nguyễn Thị Hiền (2014) nghiên cứu “Văn hóa đọc ở
Hàn Quốc” đăng trên tạp chí Hàn Quốc, các tác giả thực hiện chuyến trải

nghiệm thực tế và nghiên cứu văn hóa đọc ở Hàn Quốc, các tác giả chỉ ra giá
trị văn hóa truyền thống có ảnh hƣởng đến văn hóa đọc ở Hàn Quốc, nhƣ chế
độ tam phẩm độc thƣ, triết lý mùa thu là mùa đọc sách và Phật giáo cũng có
ảnh hƣởng quan trọng lên văn hóa đọc ở Hàn Quốc. Nghiên cứu cho thấy mặc
dù văn hóa đại chúng Hàn Quốc phát triển mạnh mẽ nhƣng văn hóa đọc vẫn
đƣợc ngƣời dân yêu thích qua hình ảnh ngƣời dân vẫn thích đọc say mê ở các
khu vực công cộng, thơ đƣợc in trên phƣơng tiện công cộng và khu vực công


13
cộng, máy bán sách tự động đƣợc đặt ở khắp các khu nhà ga, bến xe để phục
vụ hành khách, Hội sách quốc tế là sự kiện thu hút nƣờm nƣợp ngƣời dân.
Nghiên cứu này đặc biệt chú ý cách tổ chức hệ thống nhà sách, thƣ viện và nhà
xuất bản của Hàn Quốc góp phần thúc đẩy sự phát triển văn hóa đọc ở Hàn
Quốc. Nhà sách có vai trị rất quan trọng đối với văn hóa đọc của Hàn Quốc,
họ cải tiến cách thức tiếp cận để tạo dòng chảy liền mạch của sách từ truyền
thống đến hiện đại kết nối tƣơng lai qua đó nâng giá trị của sách lên tầm cao
mới trong kỷ nguyên số, ngƣời đọc có thể háo hức tiếp cận sách ở mọi lúc mọi
nơi từ dạng in ấn đến dạng điện tử, ngƣời đọc có thể đọc trải nghiệm và xuất
bản sách của chính bản thân. Hệ thống thƣ viện là thiết chế liên thông kết nối
tri thức để phục vụ cộng đồng. Cơng nghiệp xuất bản phát triển mạnh mẽ có vị
trí quan trọng trên bản đồ tồn cầu. Ngồi ra, hệ thống luật và các chƣơng trình
khuyến khích đọc đƣợc triển khai rộng khắp quốc gia, trong đó điểm đặc biệt
quan trọng là kết nối sách với gia đình và xã hội trong tháng 5 là tháng gia đình
với nhiều hoạt động đọc sách. Nghiên cứu này đóng góp góc nhìn quan trọng
về các yếu tố liên quan đến nhận diện và phát triển văn hóa đọc ở Hàn Quốc,
qua kết quả nghiên cứu này giúp luận án có cái nhìn sâu sắc hơn trong bối cảnh
văn hóa đọc ở Việt Nam cũng nhƣ ở Tây Nam bộ nói riêng qua các thiết chế
góp phần quan trọng để hình thành văn hóa đọc của sinh viên.
Tóm lại, các nghiên cứu ở ngoài nƣớc khá đa dạng. Một số nghiên cứu

văn hóa đọc nhấn mạnh yếu tố thói quen đọc, trong khi đó nhiều tác giả nhìn
văn hóa đọc trong tính hệ thống văn hóa, nghiên cứu văn hóa đọc gồm các
thành tố cấu thành và xem xét chủ thể đọc trong quan hệ với nhà trƣờng. Các
nghiên cứu văn hóa đọc trong tính hệ thống thƣờng sử dụng nghiên cứu định
tính để giải thích hiện tƣợng văn hóa đọc, trong khi đó các nghiên cứu văn hóa
đọc của sinh viên thƣờng sử dụng phƣơng pháp nghiên cứu định lƣợng để mơ
tả hiện tƣợng văn hóa đọc của sinh viên. Các yếu tố định danh của chủ thể đọc
(giới tính, năm học) cũng đƣợc nghiên cứu để chỉ sự khác biệt hoặc tƣơng
đồng trong hành vi đọc. Nhìn chung các nghiên cứu cho thấy văn hóa đọc có


14
mối quan hệ với môi trƣờng mà chủ thể đọc sinh sống và học tập. Văn hóa đọc
có thể đƣợc vun trồng chứ không chỉ là một hiện tƣợng bản chất khó thay đổi
và mỗi cộng đồng văn hóa có những điểm đặc trƣng văn hóa đọc khác nhau.
Văn hóa đọc đƣợc hình thành và vun trồng trong cộng đồng là có sự đóng góp
từ tất cả các bên liên quan, từ nỗ lực của cá nhân yêu thích đọc, đến gia đình có
mơi trƣờng xã hội khuyến khích đọc, nhà trƣờng tạo một mơi trƣờng khuyến
khích tự học, có nguồn tài liệu sẵn sàng, giảng viên ảnh hƣởng tích cực văn
hóa đọc cho sinh viên và giá trị văn hóa xã hội có ý nghĩa quan trọng trong
nhận thức và hành động tạo nên văn hóa đọc.
Qua điểm luận các tài liệu ở ngồi nƣớc, chúng tơi chƣa tìm thấy nghiên
cứu nào có sự trùng khích với đối tƣợng, khách thể và phạm vi nghiên cứu của
nghiên cứu này. Tuy nhiên, chúng tơi kế thừa tính hệ thống trong nghiên cứu
văn hóa đọc và các phƣơng pháp nghiên cứu có những điểm mạnh riêng.
Chúng tơi nhận thấy với mục tiêu nghiên cứu của chúng tơi thì cần thiết kết
hợp nghiên cứu định lƣợng và định tính để nhận diện và lý giải hiện tƣợng văn
hóa đọc của sinh viên ĐHCT.
2.2. Các cơng trình nghiên cứu trong nước
Các cơng trình nghiên cứu về văn hóa Việt Nam đề cập một số đặc trƣng

văn hóa đọc của ngƣời Việt
Quyển Việt Nam văn hóa sử cƣơng của Đào Duy Anh (2010, tr.291) nêu
giá trị văn hóa giáo dục Việt Nam thời phong kiến: “Khi mới vở lịng thì ngƣời
ta cho học mấy quyển sách Tam tự kinh, Sơ học vấn tân, Ấu học ngũ ngôn thi,
Dƣơng tiết và Minh tâm bảo giám, cốt cho nó thuộc lịng....thầy thì cứ nhắm
mắt mà giảng chữ nào nghĩa nấy chỉ sợ sai mất nghĩa của Tống nho, trị thì
nhắm mắt học thuộc lịng để đến khi hành văn nhớ lại mà đặt để. Suốt cả một
đời học trị (có ngƣời sáu bảy mƣơi tuổi cịn học để đi thi) chỉ học ở trong vòng
bấy nhiêu sách ấy mà thơi”. Bên cạnh đó, Ơng cũng nêu nhận định ngƣời Việt
Nam: “Phần nhiều ngƣời có tính ham học, song thích văn chƣơng phù hoa hơn


15
là thực học, thích thành sáo hơn là tƣ tƣởng thực học” (tr.22). Quan điểm này
cũng đƣợc tác giả Trần Ngọc Thêm trích dẫn khi đề cập đến “bệnh hình thức”
trong cơng trình nghiên cứu Hệ giá trị của Việt Nam. Nghiên cứu của Đào Duy
Anh chỉ ra một số đặc điểm văn hóa đọc qua cách thức học theo kiểu từ
chƣơng. Ngƣời Việt nhận thức rõ vai trò quan trọng của học tập và có sở thích
đọc văn chƣơng.
Quyển Hệ giá trị của Việt Nam từ truyền thống đến hiện đại và con
đƣờng tới tƣơng lai của tác giả Trần Ngọc Thêm (2016, tr.322) chỉ ra: “Thời
nay, sau khi tốt nghiệp THPT, ai cũng cố gắng vào đại học, nhƣng khi vào
đƣợc rồi thì phần lớn sinh viên đều khơng muốn phải đọc nhiều, học nhiều,
trong khi thích tranh thủ kiếm thêm vài ba cái bằng nữa”. Và Ông cũng phát
biểu: “Con ngoan (vâng lời cha mẹ) và trò giỏi (học thuộc bài) là hai giá trị
vàng ngọc ngàn đời của Việt Nam”. Tác giả chỉ ra nhận thức về tầm quan trọng
của học tập, tri thức và giá trị mong đợi từ việc học là đạt đƣợc bằng cấp hơn là
tri thức.
Cơng trình nghiên cứu So sánh giáo dục gia đình giữa phụ huynh Pháp và
Việt Nam đã nhận định: “Các giá trị liên quan đến học vấn, bằng cấp và nghề

nghiệp thì phụ huynh bình dân Việt Nam vẫn nhấn mạnh một cách ƣu tiên
chuyện học hành trong hiện tại và tƣơng lai: học giỏi đạt thành tích điểm số
cao, “học để làm quan”, để đổi đời thoát nghèo”. Nghiên cứu này chỉ ra phụ
huynh Việt nhận thức tầm quan trọng của học tập và giá trị mong đợi từ học
tập là điểm số cao, thành tích học tập để “làm quan”.
Nhìn chung, cả ba tác giả cho thấy đặc trƣng văn hóa giáo dục của ngƣời
Việt là họ nhận thức tầm quan trọng của hoạt động học tập nhƣng giá trị mong
đợi từ học tập là bằng cấp và “làm quan” hơn là chiếm lĩnh tri thức.
Nghiên cứu văn hóa đọc qua phƣơng diện thói quen đọc
Vũ Dƣơng Thúy Ngà (2012) nghiên cứu “Đọc và giải pháp chấn hƣng văn
hóa đọc ở Việt Nam”. Tác giả thực hiện khảo sát 1350 phiếu hỏi ở 11 tỉnh


16
thành trực trung ƣơng với các mục hỏi khảo sát liên quan đến nhu cầu đọc,
sách ƣa thích đọc, sự quan tâm của phụ huynh đối với việc đọc của con em, và
nhu cầu sử dụng dịch vụ thƣ viện của ngƣời dân. Tác giả nêu quan điểm trong
một công trình nghiên cứu trƣớc đó: “Từ nhu cầu sẽ hình thành thói quen đọc”
(Vũ Dƣơng Thúy Ngà, 2010). Mặc dù, tựa đề bài nghiên cứu đề cập “chấn
hƣng văn hóa đọc” nhƣng tác giả chỉ khảo sát một số mục hỏi liên quan đến
nhu cầu đọc và chất lƣợng phục vụ của thƣ viện. Qua kết quả khảo sát, tác giả
cho rằng: dƣờng nhƣ học sinh - sinh viên đọc sách liên quan đến học tập để
nâng cao kết quả điểm thi hơn là đọc sách mở rộng kiến thức; thƣ viện cấp cơ
sở còn nghèo về chủng loại sách. Ngƣời dân muốn đọc sách báo và mong
muốn dịch vụ đọc ở thƣ viện tốt hơn. Tác giả đề xuất chín nhóm giải pháp
chấn hƣng văn hóa đọc, trong đó có 3 nhóm giải pháp mang tính đột phá là
nâng cao nhận thức của các cấp lãnh đạo và ngƣời dân về văn hóa đọc; giáo
dục thói quen và kỹ năng đọc sách cho học sinh – sinh viên và tăng cƣờng đầu
tƣ cơ sở vật chất kỹ thuật cho thƣ viện. Cơng trình nghiên cứu của tác giả có sử
dụng phƣơng pháp nghiên cứu định lƣợng với quy mô khảo sát lớn nhƣng chủ

yếu tập trung vào nhu cầu đọc. Nghiên cứu tập trung mô tả nhu cầu đọc và đề
xuất giải pháp nhƣng chƣa chỉ ra các phƣơng diện bao trùm văn hóa đọc, chƣa
lý giải đƣợc hành vi văn hóa đọc.
Vũ Thị Thu Hà (2014) với bài viết “Văn hóa đọc ở Việt Nam trong bối
cảnh hội nhập và phát triển”. Tác giả chủ yếu phân tích thực trạng các số liệu
khảo sát từ nhiều nguồn về thói quen và sở thích đọc tác phẩm văn học. Bài
viết chỉ ra xu hƣớng độc giả có xu hƣớng thích đọc truyện ngắn và truyện tranh
và cũng cho thấy xu hƣớng lƣời đọc sách trong công chúng, đặc biệt là giới trẻ
có xu hƣớng lƣời đọc, ngại đọc sách dày, ngại đọc sách in ấn, ngại đọc sách
vấn đề lý luận, ngại đọc vì khơng có thời gian. Tuy nhiên, bài viết cho thấy
xuất hiện phƣơng thức mới để cảm thụ tác phẩm văn học đó là kết hợp đọc
truyện ngắn và xem tác phẩm điện ảnh. Một số tác phẩm văn học điển hình cho
phƣơng thức mới để cảm thụ tác phẩm văn học nhƣ: Đất phƣơng nam, Cánh


×