Tải bản đầy đủ (.pdf) (167 trang)

Ngữ nghĩa của kết cấu teiru (ている) trong tiếng nhật (đối chiếu với ý nghĩa tương đương trong thiếng việt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.64 MB, 167 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN


ĐOÀN THỊ MINH NGUYỆN

NGỮ NGHĨA CỦA KẾT CẤU TEIRU (ている) TRONG
TIẾNG NHẬT
(ĐỐI CHIẾU VỚI Ý NGHĨA TƯƠNG ĐƯƠNG
TRONG TIẾNG VIỆT)

CHUYÊN NGÀNH: NGÔN NGỮ HỌC
MÃ SỐ: 8220240

LUẬN VĂN THẠC SỸ

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, NĂM 2023


ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN


ĐOÀN THỊ MINH NGUYỆN

NGỮ NGHĨA CỦA KẾT CẤU TEIRU (ている) TRONG
TIẾNG NHẬT
(ĐỐI CHIẾU VỚI Ý NGHĨA TƯƠNG ĐƯƠNG
TRONG TIẾNG VIỆT)
LUẬN VĂN THẠC SỸ
CHUYÊN NGÀNH: NGÔN NGỮ HỌC


MÃ SỐ: 8220240

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS.TS. DƯ NGỌC NGÂN

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, NĂM 2023


I

LỜI CẢM ƠN
Tôi xin trân trọng cảm ơn:
Quý Thầy/Cô Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia
Thành phố Hồ Chí Minh đã giảng dạy và truyền thụ cho tôi những kiến thức chuyên
ngành, kinh nghiệm nghiên cứu.
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất đến PGS.TS. Dư Ngọc Ngân,
người thầy đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo và giúp đỡ tơi để có thể hồn thành luận văn.
Đặc biệt tôi xin gửi lời cảm ơn đến Ban chủ nhiệm Khoa Nhật Bản học Trường
Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh và quý Chị/Em đồng nghiệp đã hỗ trợ tơi
trong cơng việc và trong nghiên cứu để có thể hồn thành luận văn.
Dù đã có nhiều cố gắng hết sức để có thể hồn thành luận văn, tuy nhiên trong
q trình nghiên cứu thực hiện đề tài khơng thể tránh khỏi những thiếu sót. Do đó, kính
mong nhận được sự góp ý, chỉ bảo từ q thầy/cơ, các cán bộ nghiên cứu và các bạn
đồng nghiệp.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày

tháng

Tác giả luận văn


Đoàn Thị Minh Nguyện

năm 2023


II

LỜI CAM ĐOAN
Tơi tên là: Đồn Thị Minh Nguyện, học viên cao học chuyên ngành Ngôn ngữ
học, Khoa Ngôn ngữ học, Khóa học 2018 – 2020, Trường Đại học Khoa học Xã hội và
Nhân văn – Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh.
Tơi xin cam đoan luận văn với đề tài “Ngữ nghĩa của kết cấu Teiru (ている) trong
tiếng Nhật (đối chiếu với ý nghĩa tương đương trong tiếng Việt) ” hoàn toàn là kết quả
nghiên cứu của chính bản thân tơi và chưa từng được cơng bố trong bất cứ một cơng
trình nghiên cứu nào khác. Trong q trình thực hiện luận văn, tơi đã thực hiện nghiêm
túc các quy tắc đạo đức nghiên cứu; các kết quả trình bày trong luận văn là sản phẩm
nghiên cứu, khảo sát của riêng cá nhân tôi; tất cả các tài liệu tham khảo sử dụng trong
luận văn đều được trích dẫn tường minh, theo đúng quy định của cơ sở đào tạo.
Tơi xin chịu hồn tồn trách nhiệm về tính trung thực của số liệu và các nội dung
khác trong luận văn của mình.

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày

tháng năm 2023

Tác giả luận văn

Đoàn Thị Minh Nguyện



III

DANH MỤC VIẾT TẮT
CHỮ VIẾT TẮT

NỘI DUNG

ĐT

Động từ

VD

Ví dụ

KTG

Khoảng thời gian

CL

Cứ liệu

ĐN

Động ngữ

DN


Danh ngữ

TN

Tính ngữ

*

Ký hiệu đánh dấu câu diễn đạt sai


IV

DANH MỤC SƠ ĐỒ VÀ BẢNG BIỂU
STT
1

Bảng

Tên bảng

Bảng 0.1

Mối liên hệ giữa phạm trù Thì và phạm trù Thể (Kudoo

Trang
5

1995)
2


Bảng 1.1

Một số dạng biến đởi của động từ nhóm 1

19

3

Bảng 1.2

Một số dạng biến đởi của động từ nhóm 2

20

4

Bảng 1.3

Một số dạng biến đởi của động từ nhóm 3

21

5

Bảng 1.4

Ví dụ cho Động từ thực và Động từ bở trợ

22, 23


6

Bảng 1.5.

Phạm trù thể của động từ tiếng Nhật và các dạng biểu

45

hiện
7

Bảng 2.1

Phân chia 2 nhóm động từ Trạng thái và Động thái

46

8

Sơ đồ 2.1

Diễn biến của động từ 読む [yomu]

47

9

Sơ đồ 2.2


Diễn biến của động từ 書く[kaku]

48

10

Sơ đồ 2.3

Diễn biến của động từ 太る [futoru]

48


V

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................. I
LỜI CAM ĐOAN ..........................................................................................................II
DANH MỤC VIẾT TẮT ............................................................................................ III
DANH MỤC SƠ ĐỒ VÀ BẢNG BIỂU ..................................................................... IV
MỤC LỤC ...................................................................................................................... V
DẪN NHẬP ..................................................................................................................... 1
0.1. Lý do chọn đề tài .................................................................................................. 1
0.2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề ................................................................................... 3
0.3. Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu ................................................. 7
0.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...................................................................... 8
0.5. Phương pháp nghiên cứu và nguồn ngữ liệu..................................................... 8
0.6. Cấu trúc luận văn ................................................................................................ 9
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN ................................................................................. 11
1.1. Khái quát về đặc điểm loại hình ngơn ngữ của tiếng Nhật ............................ 11

1.2. Khái niệm động từ tiếng Nhật .......................................................................... 12
1.3. Phân loại động từ trong tiếng Nhật .................................................................. 15
1.2.1. Phân loại động từ theo nghĩa ........................................................................ 15
1.2.2. Phân loại động từ theo đặc điểm biến đổi .................................................... 18
1.2.3. Phân loại động từ theo chức năng ................................................................ 22
1.2.4. Phân loại động từ theo sự tình (nhìn từ phương diện phạm trù thể của động
từ)
.................................................................................................................... 24
1.4. Dạng Te (て-form) của động từ tiếng Nhật ..................................................... 27
1.4.1. Phương thức biến đổi sang dạng Te (て-form) của động từ tiếng Nhật ....... 27
1.4.2. Chức năng dạng Te (て) của động từ tiếng Nhật .......................................... 29
1.5 Động từ biểu thị ý nghĩa tồn tại Iru (いる) trong mối liên hệ với các từ khác
.................................................................................................................................... 30
1.6 Phạm trù ngữ pháp của động từ tiếng Nhật..................................................... 33


VI

1.6.1 Phạm trù Thì (Tense) ...................................................................................... 34
1.6.2 Phạm trù Thể (Aspect) .................................................................................... 35
1.6.3 Phạm trù Dạng (Voice) .................................................................................. 36
1.6.4 Phạm trù Tình thái (Modality) ....................................................................... 37
1.7. Mối quan hệ với ý nghĩa thể của kết cấu Teiru (ている) ............................... 38
1.8. Một vài vấn đề về ý nghĩa thể trong tiếng Việt ............................................... 40
TIỂU KẾT ................................................................................................................. 43
CHƯƠNG 2: ĐẶC ĐIỂM NGỮ NGHĨA CỦA KẾT CẤU TEIRU (ている)
TRONG TIẾNG NHẬT ............................................................................................... 44
2.1. Phân biệt ý nghĩa động thái (動態動詞 – Dootaidooshi) và ý nghĩa trạng thái
(状態動詞 - Jootaidooshi) trong tiếng Nhật ............................................................ 44
2.1.1. Ý nghĩa Động thái (動態 – Dootai) và Trạng thái (状態- Jootai) ................ 44

2.1.2. Động từ Động thái (動態動詞 – Dootaidooshi) trong tiếng Nhật................ 46
2.1.3. Động từ Trạng thái (状態動詞 - Jootaidooshi) trong tiếng Nhật ................ 52
2.2. Ý nghĩa của kết cấu Teiru (ている) trong câu tiếng Nhật ............................. 57
2.2.1. Sự tình biểu thị “Hoạt động đang diễn ra” (進行中 – Shinkoochuu) .......... 57
2.2.2. Sự tình biểu thị “Sự lặp đi lặp lại” (繰り返し – kurikaeshi) ...................... 60
2.2.3. Sự tình biểu thị “Trạng thái kết quả của hoạt động” (結果の状態 – Kekka
no jootai) ................................................................................................................. 64
2.2.4. Sự tình biểu thị “Kinh nghiệm” (経験 – Keeken) ......................................... 69
2.2.5. Sự tình biểu thị “Tình trạng vốn có, tḥc tính” (元からの状態 – Motokara
no jootai) ................................................................................................................. 74
2.3. Các thành tố bổ sung nghĩa cho sự tình chứa kết cấu Teiru (ている) trong
tiếng Nhật................................................................................................................... 77
2.3.1. Yếu tố thời gian và góc nhìn của người phát ngôn trong sự tình chứa kết cấu
Teiru (ている) ......................................................................................................... 77


VII

2.3.2. Các thành tố tham gia vào sự tình chứa kết cấu Teiru (ている)................. 80
2.3.2.1. Nhóm phó từ bở sung ý nghĩa cho quá trình diễn ra hoạt động ................ 82
2.3.2.2. Nhóm phó từ bở sung ý nghĩa cho trạng thái kết quả và kinh nghiệm ....... 86
TIỂU KẾT ................................................................................................................. 89
CHƯƠNG 3: ĐỐI CHIẾU NGỮ NGHĨA CỦA KẾT CẤU TEIRU (ている) VỚI
Ý NGHĨA TƯƠNG ĐƯƠNG TRONG TIẾNG VIỆT .............................................. 90
3.1. Đối chiếu ý nghĩa tương đương trong tiếng Việt qua cách dịch ngữ liệu chứa
sự tình biểu thị “Hoạt đợng đang diễn ra” ............................................................. 91
3.2. Đối chiếu ý nghĩa tương đương trong tiếng Việt qua cách dịch ngữ liệu chứa
sự tình biểu thị “Sự lặp đi lặp lại”........................................................................... 97
3.3. Đối chiếu ý nghĩa tương đương trong tiếng Việt qua cách dịch ngữ liệu chứa
sự tình biểu thị “Trạng thái kết quả của hoạt động” .......................................... 102

3.4. Đối chiếu ý nghĩa tương đương trong tiếng Việt qua cách dịch ngữ liệu chứa
sự tình biểu thị “Kinh nghiệm” ............................................................................. 111
3.5. Đối chiếu ý nghĩa tương đương trong tiếng Việt qua cách dịch ngữ liệu chứa
sự tình biểu thị “Tḥc tính, tính chất vốn có” ................................................... 112
TIỂU KẾT ............................................................................................................... 116
KẾT LUẬN ................................................................................................................. 119
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................. 123
PHỤ LỤC 1 ................................................................................................................. 128
PHỤ LỤC 2 ................................................................................................................. 140
PHỤ LỤC 3 ................................................................................................................. 150


1

DẪN NHẬP
0.1. Lý do chọn đề tài
Những năm gần đây, mối quan hệ giữa Việt Nam và Nhật Bản ngày càng phát triển
trong nhiều lĩnh vực như thương mại, xây dựng, y tế, đặc biệt là lĩnh vực văn hóa và giáo
dục ... Trung tâm Giao lưu văn hóa Nhật Bản tại Việt Nam - Quỹ Giao lưu Quốc tế Nhật
Bản cho biết, năm 2018, Việt Nam là nước có số người học tiếng Nhật lớn thứ 6 trên thế
giới sau Trung Quốc, Indonesia, Hàn Quốc, Úc, Thái Lan và đứng thứ 3 ở Đơng Nam Á.
Trong tình hình số lượng người theo học tiếng Nhật ngày càng đông, việc giảng
dạy và nghiên cứu tiếng Nhật theo hướng chuyên sâu ngày càng cần được chú trọng và
phát triển. Các nội dung liên quan đến ngữ pháp, từ vựng, ngữ nghĩa trong tiếng Nhật
ngày càng được đầu tư nghiên cứu thấu đáo hơn ở nhiều góc độ bao gồm cả lý thuyết
đến thực tế vận dụng nhằm xây dựng những giáo trình, tài liệu cụ thể, phù hợp hơn cho
người học.
Xét về khía cạnh loại hình học, tiếng Nhật là loại hình ngơn ngữ chắp dính, các từ
loại như động từ, danh từ, tính từ thay đởi dạng, thêm và bớt các phụ tố, thể hiện nhiều
ý nghĩa ngữ pháp khác nhau. Trong khi đó tiếng Việt là loại hình ngơn ngữ đơn lập sử

dụng phương thức trật tự từ và sử dụng hư từ để biểu đạt các ý nghĩa ngữ pháp. Chính
vì thế, việc học tiếng Nhật trở nên khó khăn khi người học là người Việt cần phải nắm
vững rất nhiều các quy tắc biến đổi từ cũng như việc thêm bớt phụ tố trong từng trường
hợp, từ đó dẫn đến việc khó phân biệt các nét nghĩa khi các yếu tố trong câu thay đởi.
Trong chương trình học tiếng Nhật sơ cấp, một trong những nội dung được đưa vào
học tập và vận dụng từ rất sớm đó là nội dung liên quan đến kết cấu Teiru (ている).
Nghiên cứu của Kobayashi (2013) về Teiru (ている) đã chỉ ra rằng, Teiru (ている) là
một yếu tố đi sau động từ, nét nghĩa của yếu tố này được khu biệt dựa trên động từ mà


2

nó đi kèm. Có thể nói, Teiru (ている) là một tổ hợp giữa 2 động từ bao gồm động từ
biến đổi về dạng “Te” (て) và động từ “Iru” (Verb て+いる), mà sau đây, trong bài
nghiên cứu xin được gọi là kết cấu Teiru (ている). Kết cấu Teiru (ている) kết hợp cùng
động từ nhằm biểu đạt ý nghĩa ngữ pháp riêng biệt. Những ý nghĩa ngữ pháp này được
các giáo trình dạy tiếng Nhật (Chẳng hạn như giáo trình Mina no Nihongo – Tiếng Nhật
cho mọi người) hiện nay khái quát thành các trường hợp cơ bản như sau:
1/ Biểu thị hoạt động đang diễn ra tại thời điểm phát ngôn.
2/ Biểu thị hoạt động được lặp đi lặp lại nhiều lần.
3/ Biểu thị tình trạng kết quả của hoạt động.
4/ Miêu tả thuộc tính, tính chất vốn có của chủ thể.
Tuy nhiên, các cơ sở lý thuyết cụ thể và các ý kiến diễn giải để phân biệt các
trường hợp sử dụng trên vẫn chưa được nhắc đến và giải thích một cách rõ ràng trong
các giáo trình tiếng Nhật khiến người học gặp khơng ít khó khăn trong việc tiếp thu và
vận dụng. Các trường hợp sử dụng của kết cấu Teiru (ている) lại vô cùng đa dạng và có
liên hệ mật thiết với loại của động từ. Bên cạnh đó, các nghiên cứu tiếng Nhật trong nước
vẫn còn rất hạn chế khiến cho người học và người dạy có rất ít cơ hội tiếp cận các cơ sở
lý thuyết Nhật ngữ học nói chung và các lý thuyết liên quan đến kết cấu Teiru (ている)
nói riêng. Chính vì thế, chúng tơi chọn nghiên cứu đề tài “NGỮ NGHĨA CỦA KẾT

CẤU TEIRU (ている) TRONG TIẾNG NHẬT (ĐỐI CHIẾU VỚI Ý NGHĨA TƯƠNG
ĐƯƠNG TRONG TIẾNG VIỆT)” nhằm làm rõ các vấn đề ngữ pháp, ngữ nghĩa liên
quan đến kết cấu Teiru (ている), đồng thời đối chiếu với ý nghĩa tương đương trong


3

tiếng Việt thông qua các cứ liệu dịch thuật, từ đó mong muốn có thể góp một phần nhỏ
vào ngữ liệu tham khảo, nghiên cứu học tập, giảng dạy tiếng Nhật hiện nay.
0.2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề
0.2.1. Tình hình nghiên cứu ngồi nước
Theo một số tài liệu mà chúng tơi có được, ngữ nghĩa của Teiru (ている) đã được
nghiên cứu từ những năm 1950 bởi Kindaichi Haruhiko, thông qua qua các nghiên cứu
về phân loại sự tình dựa trên sự phân loại các nhóm động từ, ơng đã tiến tới nghiên cứu
về phạm trù thể trong tiếng Nhật, mà trong đó ơng đã chỉ ra Teiru (ている) là một trong
những biểu hiện của phạm trù thể trong tiếng Nhật. Cụ thể Kindaichi (1950) với nghiên
cứu 国語動詞のー分類 (Một hướng phân loại động từ trong tiếng Nhật) đã phân loại
động từ tiếng Nhật thành 4 nhóm .
a. 状態動詞 (joutai doushi – động từ biểu thị trạng thái) là nhóm động từ không
thể biến đổi về dạng Teiru (ている).
b. 継続動詞 (keizokudoushi – động từ biểu thị hoạt động) là nhóm động từ biểu
thị sự tiến triển của hoạt động khi biến đổi về dạng Teiru (ている).
c. 瞬間動詞 (shunkandoushi – động từ hoạt động có kết quả tức thời) là nhóm
động từ biểu thị tình trạng kết quả của hoạt động sau khi biến đổi về dạng Teiru (てい
る).
d. 第四種の動詞 (daiyonshu no doushi – động từ miêu tả thuộc tính) là nhóm
động từ chỉ có thể xuất hiện trong phát ngơn dưới dạng Teiru (ている).
Sau đó Kindaichi (1955) trong luận án 日本語のテンスとアスペクト(Thì và
thể trong tiếng Nhật) đã đưa ra các nghiên cứu về phạm trù thì và phạm trù thể, chỉ ra



4

các mối liên hệ giữa hai phạm trù này trong tiếng Nhật, đồng thời khẳng định Teiru (て
いる) là một trong những biểu hiện của phạm trù thể. Nghiên cứu này được xem là một
trong các nền tảng quan trọng cho các nghiên cứu sau này về các vấn đề liên quan thể
trong tiếng Nhật nói riêng.
Tuy nhiên, khi xem xét cách phân loại của Kindaichi dựa trên yếu tố “thời gian” ,
Okuda Yasuo (1988, 1994, 1997) nghiên cứu về thì và thể của vị từ trong tiếng Nhật.
Okuda đã đưa ra một nghiên cứu có sự thay đởi khá lớn so với hệ thống phân loại của
Kindaichi. Theo Okuda, các động từ có thể được phân loại như sau:
a. 状態動詞 (joutaidoushi – động từ biểu thị trạng thái) là nhóm động từ khơng
có biểu hiện của phạm trù thể.
b. 非変化動詞 (hi-henkadoushi – động từ phi biến đởi) là nhóm động từ biểu thị
sự tiến triển của hoạt động khi biến đổi về dạng Teiru (ている).
c. 変化動詞 (henkadoushi – động từ biến đởi) là nhóm động từ biểu thị trạng thái
kết quả của hoạt động sau khi biến đổi về dạng Teiru (ている).
Từ nghiên cứu này có thể thấy, tiêu chuẩn để khu biệt các nét nghĩa của Teiru (て
いる) đã thay đổi từ “thời gian” sang “sự biến đổi”. Nền tảng phân loại này đã tiếp tục
được Takahashi (1985) tiếp tục xây dựng và sau đó được hồn thiện trong nghiên cứu
của Kudoo (1995). Theo Kudoo (1995) kết cấu Teiru ている không chỉ đơn thuần là
biểu hiện của phạm trù Thể, mà hậu tố này là một dạng phức hợp (複合体 - fukugoutai)
bao gồm sự kết hợp của 2 động từ, phức hợp này bao hàm nhiều nét nghĩa khác nhau
trong đó tiêu biểu là nét nghĩa của phạm trù Thì và phạm trù Thể. Thực tế cũng cho thấy,
khi các nhà nghiên cứu tiến hành xem xét biểu hiện của một trong hai phạm trù Thì hoặc
Thể trong một ngơn ngữ nào đó, thì việc xem xét phạm trù còn lại là hoạt động không


5


thể thiếu. Dưới đây là mối liên hệ giữa hai phạm trù Thì và Thể được đúc kết từ nghiên
cứu của Kudoo (1995).

Aspect (Thể)
Thể hồn thành

Thể khơng hồn thành

(完成相)

(未完成相)

Tense

Thì phi quá khứ (非過去)

Dạng る (ru)

Dạng ている (teiru)

(Thì)

Thì quá khứ (過去)

Dạng た (ta)

Dạng ていた (teita)

Bảng 0.1 Mối liên hệ giữa phạm trù Thì và phạm trù Thể (Kudoo 1995)
Kết quả nghiên cứu trên của Kudoo (1995) được xem là kim chỉ nam cho các nhà

Nhật ngữ học hiện đại khi nghiên cứu về phạm trù Thể trong tiếng Nhật.
Trên lĩnh vực nghiên cứu ngữ nghĩa của kết cấu Teiru (ている), có các nghiên
cứu của Mihara (1997) và Kanamizu (2000); các tác giả này đã đưa ra quan điểm rằng
cần phân biệt thành hai nhóm khi nghiên cứu ngữ nghĩa của kết cấu Teiru (ている), đó
là nhóm nghĩa gốc và nhóm nghĩa phái sinh. Nhóm nghĩa gốc gồm nét nghĩa “trạng thái
đang diễn ra của hoạt động” và “trạng thái kết quả của hoạt động”; và nhóm nghĩa phái
sinh gồm “trạng thái lặp đi lặp lại của hoạt động”, “ký ức hoặc kinh nghiệm”, “trạng thái,
tính chất đơn thuần”.
0.2.2. Tình hình nghiên cứu trong nước
Tại Việt Nam, các nghiên cứu liên quan đến động từ trong tiếng Nhật có Trần Thị
Chung Tồn (2002) với luận án Động từ phức tiếng Nhật với các đơn vị tạo nghĩa tương
đương trong tiếng Việt, là một trong số ít những nghiên cứu chuyên sâu đầu tiên về động
từ tiếng Nhật tại Việt Nam. Bên cạnh luận án này, tác giả cũng có các đóng góp khác
liên quan đến lĩnh vực động từ như Sổ tay đợng từ phức tiếng Nhật (Trần Thị Chung
Tồn, 2004) cùng nhiều nghiên cứu khác liên quan đến vấn đề phân loại từ loại tiếng
Nhật và vấn đề giảng dạy tiếng Nhật cho sinh viên Việt.


6

Kế đến, Vũ Thúy Nga (2018) với luận án Thời trong tiếng Nhật và các biểu hiện
tương đương trong tiếng Việt, luận án nghiên cứu về khía cạnh các biểu hiện của phạm
trù thời (thì) của tiếng Nhật. Luận án của Vũ Thúy Nga (2018) nghiên cứu về phạm trù
thời (thì), mà trong đó có một phần liên hệ với phạm trù thể, tác giả đã viết rằng “Thời,
thể có những đặc trưng cơ bản là phản ánh trực tiếp thuộc tính của hồn cảnh, sự vật
như: thời điểm diễn ra hành động; hành động có tính kéo dài hay khơng kéo dài, có bị
hạn định hay khơng có hạn định bởi thời gian hay một thuộc tính nào đó v.v… Do vậy,
thời, thể biểu hiện tình thái khách quan và có mối liên hệ gắn kết với nhau khi cùng liên
quan đến vấn đề biểu hiện thời gian trong từng ngôn ngữ. Phạm trù thể giúp làm rõ biểu
đạt ngữ nghĩa trạng thái của các động từ liên quan đến thời gian chứ không phải định vị

diễn tiến sự tình ngay trên trục thời gian một cách trực chỉ như thời”. Luận án đã chỉ ra
kết cấu Teiru (ている) vừa là biểu hiện của thời phi quá khứ, vừa là biểu hiện của thể
chưa hồn thành hoặc thói quen (Thời trong tiếng Nhật và các biểu hiện tương đương
trong tiếng Việt, 2018, tr.36-37). Đây được xem là đóng góp quan trọng trong lĩnh vực
nghiên cứu chuyên sâu về ngôn ngữ Nhật nói chung, và động từ tiếng Nhật nói riêng.
Bên cạnh đó còn có luận án của Trương Thị Mai (2016) về Động từ tiếng Nhật –
Những đặc trưng ngữ nghĩa, ngữ dụng thể hiện qua các tác phẩm tiêu biểu của Natsume
Souseki, luận án đã nêu lên các vấn đề liên quan đến từ đa nghĩa, từ đồng nghĩa và các
vấn đề liên quan đến động từ ngoại động – nội động trong tiếng Nhật.
Nhìn chung, các nghiên cứu chuyên sâu liên quan đến tiếng Nhật nói chung và
động từ tiếng Nhật nói riêng vẫn cịn rất hạn chế tại Việt Nam. Các nghiên cứu liên quan
đến kết cấu Teiru (ている) tại Nhật Bản đã được thực hiện từ rất sớm, tuy nhiên tại Việt
Nam, vấn đề này hiện vẫn chỉ mới là một phần nhỏ được khảo sát trong nghiên cứu thuộc
nội dung khác, vẫn chưa được đề cập và nghiên cứu một cách riêng biệt, độc lập.


7

0.3. Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu
0.3.1. Mục đích nghiên cứu
Trong nghiên cứu này, luận văn khảo sát, miêu tả ngữ nghĩa - ngữ pháp của kết
cấu Teiru (ている), qua đó làm rõ cấu trúc, chức năng của kết cấu Teiru (ている) trong
tiếng Nhật với tư cách là một phương thức cấu trúc ngữ nghĩa - ngữ pháp thuộc loại hình
ngơn ngữ chắp dính. Bên cạnh đó, chúng tôi tiến hành xác định những điểm tương đồng
và dị biệt của cách biểu đạt Teiru (ている) trong tiếng Nhật và ý nghĩa tương đương
trong tiếng Việt. Luận văn cung cấp thêm nguồn ngữ liệu tham khảo về các trường hợp
sử dụng của kết cấu Teiru (ている) trong tiếng Nhật cho người đang theo học tiếng Nhật
nói riêng, và người đang nghiên cứu, giảng dạy về tiếng Nhật nói chung.
0.3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được các mục đích nêu trên, luận văn đặt ra các nhiệm vụ nghiên cứu cụ

thể như sau:
- Miêu tả, phân tích khía cạnh ngữ nghĩa – ngữ pháp của kết cấu Te-iru với chức
năng là phụ tố của động từ thể hiện sự tình, từ đó liệt kê các sự tình mà kết cấu Teiru (て
いる) biểu thị.
- Tiến hành xem xét các yếu tố bở nghĩa tham gia vào sự tình có chứa kết cấu Teiru
(ている), từ đó khái quát các trường hợp sử dụng của Teiru (ている).
- Đối chiếu với bản dịch tiếng Việt các trường hợp sử dụng này nhằm tìm ra được
nét nghĩa tương đương cũng như phương thức biểu hiện trong tiếng Việt và bước đầu
xác định những điểm tương đồng, khác biệt giữa hai ngôn ngữ.


8

0.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
0.4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là ngữ nghĩa của kết cấu Teiru (ている) trong
các sự tình chứa động từ tiếng Nhật, có đối chiếu với ý nghĩa tương đương trong tiếng
Việt.
0.4.2. Phạm vi nghiên cứu
Khảo sát ngữ nghĩa của kết cấu Teiru (ている) trong câu (sự tình) tiếng Nhật trên
bình diện hình thái, cấu trúc, ngữ nghĩa (trường hợp động từ làm vị ngữ trong câu). Bên
cạnh đó, việc đối chiếu ý nghĩa của kết cấu Teiru (ている) với ý nghĩa tương đương
trong tiếng Việt được thực hiện trong phạm vi ngữ liệu.
0.5. Phương pháp nghiên cứu và nguồn ngữ liệu
0.5.1. Phương pháp nghiên cứu
Ngoài những phương pháp, thủ pháp nghiên cứu khoa học chung như thu thập,
phân loại ngữ liệu, ... luận văn vận dụng chủ yếu các phương pháp sau đây:
Phương pháp miêu tả: Luận văn dùng phương pháp này để miêu tả hình thái, cấu
trúc, ngữ nghĩa của kết cấu Teiru (ている). Đồng thời, luận văn cũng vận dụng phương
pháp này để trình bày, miêu tả các ngữ liệu thu thập được nhằm tìm ra ý nghĩa tương

đương trong tiếng Việt.
Phương pháp phân tích ngữ nghĩa- cú pháp: Luận văn dùng phương pháp này để
phân tích hoạt động của kết cấu Teiru (ている) trong các sự tình, nhằm chỉ ra được nội
dung sự tình mà Teiru (ている) biểu thị. Bên cạnh đó, phương pháp này được dùng để
phân tích các ngữ liệu tiếng Nhật chứa Teiru (ている) nhằm đối chiếu với ý nghĩa tương
đương trong tiếng Việt.


9

Phương pháp so sánh - đối chiếu: Luận văn lấy tiếng Nhật làm ngôn ngữ nguồn,
tiếng Việt làm ngôn ngữ đích, sử dụng phương pháp so sánh - đối chiếu nhằm góp phần
làm rõ hoạt động của kết cấu Teiru (ている) trong tiếng Nhật từ góc nhìn tiếng Việt và
các phương tiện biểu đạt ý nghĩa tương đương trong tiếng Việt.
0.5.2. Nguồn ngữ liệu
Ngữ liệu dùng để khảo cứu cho luận văn là các cơng trình nghiên cứu về Nhật
ngữ học, Việt ngữ học liên quan đến kết cấu Teiru (ている) và nguồn ngữ liệu tiếng
Nhật có văn phong chuẩn mực, các ấn phẩm văn hóa đáng tin cậy, một số tiểu thuyết
của các nhà văn có tầm ảnh hưởng tại Nhật đã được dịch từ tiếng Nhật sang tiếng Việt
như:
- Tác phầm 窓ぎわのトットちゃん (Madogiwa no Totto chan) của nhà văn
Kuroyanagi Tetsuko, xuất bản năm 1991 bởi NXB Aoitori Bunko, được dịch sang
tiếng Việt bởi dịch giả Trương Thùy Lan, xuất bản năm 2019 bởi NXB Nhã Nam, tên
tác phẩm trong tiếng Việt là Totto-chan bên cửa sổ.
- Tác phẩm 考え方 (Kangaekata) của tác giả Inamori Kazuo , xuất bản năm
2017 bởi NXB Daiwashobo, được dịch sang tiếng Việt bởi dịch giả Nguyễn Đỗ An
Nhiên, tên tác phẩm trong tiếng Việt là Nghĩ thiện để cuộc đời và công việc được viên
mãn, tác phẩm được xuất bản năm 2022 bởi NXB Trẻ.
0.6. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, luận văn dự kiến chia thành 3 chương chính sau

đây:
Chương 1: Cơ sở lý luận
Trong chương này, chúng tôi tiến hành tổng hợp các cơ sở lý thuyết liên quan đến
động từ trong tiếng Nhật, cách phân loại động từ, mối liên hệ giữa động từ với ý nghĩa


10

thể, đồng thời nêu lên một số lý thuyết khái quát liên quan đến vấn đề thể ngữ pháp trong
tiếng Việt.
Chương 2: Đặc điểm ngữ nghĩa của kết cấu Teiru (ている) trong tiếng Nhật
Trong chương này, chúng tôi tiến hành phân loại các sự tình chứa kết cấu Teiru
(ている) và chỉ ra đặc trưng ngữ nghĩa của các sự tình này. Bên cạnh đó chúng tơi cũng
nêu lên vai trị của các thành tố bở sung nghĩa cho sự tình chứa kết cấu Teiru (ている).
Chương 3: Đối chiếu ngữ nghĩa của kết cấu Teiru (ている) với ý nghĩa tương
đương trong tiếng Việt
Trong chương này, chúng tơi tiến hành phân tích các cứ liệu dịch thuật thu thập
được nhằm đối chiếu ngữ nghĩa của Teiru (ている) với ý nghĩa tương đương trong tiếng
Việt.


11

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1. Khái quát về đặc điểm loại hình ngơn ngữ của tiếng Nhật
Tiếng Nhật là ngơn ngữ thuộc loại hình ngơn ngữ chắp dính, tức là cấu trúc của
từ phân chia thành 2 phần: căn tố và phụ tố. Tiếng Nhật sử dụng nhiều phụ tố khác nhau
để cấu tạo từ và biểu thị những mối quan hệ ngữ pháp khác nhau. Mỗi phụ tố trong các
ngơn ngữ chắp dính chỉ biểu thị một ý nghĩa ngữ pháp, ngược lại, mỗi ý nghĩa ngữ pháp
chỉ được biểu thị bằng một phụ tố.Ví dụ:

話す (hanasu) : す(su) là phụ tố biểu thị dạng nguyên mẫu của động từ.
話した (hanashita) :た (ta) là phụ tố biểu thị thời quá khứ của động từ.
話さない (hanasanai): ない (nai) là phụ tố biểu thị ý nghĩa phủ định của động từ.
Trong khi đó, ở một số trường hợp, căn tố có thể hoạt động độc lập. Chẳng hạn
động từ 話す (hanasu) có nghĩa là “nói, trò chuyện”, có căn tố là 話し (hanashi), là một
danh từ, có ý nghĩa là “cuộc trò chuyện”.
Trong tiếng Nhật, vị ngữ đứng cuối câu là một nguyên tắc bất di bất dịch. Hầu hết
các ý nghĩa ngữ pháp được thể hiện bằng các phương thức biến đổi bên trong từ chứ
không phải là bằng trật tự từ trong câu. Điều này khác với tiếng Việt vốn thể hiện các ý
nghĩa ngữ pháp phần lớn bằng trật tự từ, hoặc các hư từ trong câu. Ví dụ câu: “Mèo ăn
cá” trong tiếng Việt, nếu thay đổi trật tự từ (chủ ngữ và bổ ngữ) trong câu thành “Cá ăn
mèo” thì nghĩa của câu sẽ bị thay đởi hồn tồn. Tuy nhiên, trong tiếng Nhật, nhờ chức
năng xác định từ của “Trợ từ chỉ cách” (格助詞- kakujoshi) đi kèm mà các từ trong câu
dù có đởi chỗ cho nhau cũng không làm thay đổi ý nghĩa, ngoại trừ vị từ ở cuối câu.
VD1:
ねこが さかなを
Mèo



食う [neko ga sakana wo kuu]
ăn


12

Tạm dịch:

Mèo ăn cá


Thì câu trên cũng có thể được đảo các thành phần như sau:
さかなを、ねこが


mèo

食う [sakana wo, neko ga kuu]
ăn

Nghĩa của hai câu trên vẫn như nhau, không hề có bất cứ sự biến đởi nào.
1.2. Khái niệm đợng từ tiếng Nhật
Trong bất kì ngơn ngữ nào, động từ ln đóng vai trò quan trọng trong hệ thống
từ loại. Cũng như các ngôn ngữ khác, đặc trưng của động từ trong tiếng Nhật là biểu thị
ý nghĩa hành động, động tác, trạng thái, … của một chủ thể nào đó. Theo Từ điển Tiếng
Việt (Hồng Phê chủ biên, 2021) động từ là “Từ chuyên biểu thị hành động, trạng thái
hay quá trình, thường dùng làm vị ngữ trong câu. “Chạy”, “ở”, “phát triển” đều là động
từ.”
Có một chút khác biệt so với tiếng Việt là ngôn ngữ mà động từ được nhận diện
căn cứ vào mặt ý nghĩa và khả năng kết hợp với các yếu tố khác, trong tiếng Nhật, theo
Từ điển 広辞苑 (Koojiten) (Shinmura Izuru chủ biên, 1991), động từ được định nghĩa
(tạm dịch) “Là từ biểu thị hành động, tác dụng, trạng thái, sự tồn tại của sự vật, sự việc
sẽ diễn biến hoặc biến đổi theo thời gian. Trong chữ quốc ngữ (tiếng Nhật), động từ được
phân chia thành các nhóm Ngũ đoạn, Thượng nhị đoạn, Hạ nhị đoạn, Thượng nhất đoạn,
Hạ nhất đoạn, trong đó biến đởi hình thái ở các dịng phát âm カ (ka), dòng サ (sa), dòng
ナ (na) và dòng ラ (ra)”. Từ định nghĩa này, chúng ta có thể nhận định động từ tiếng
Nhật là do đặc trưng hình thái của từ quy định.
Động từ tiếng Nhật ở dạng nguyên thể (hay còn gọi là dạng từ điển) được cấu tạo
từ một bộ phận thân từ (căn tố) mang ý nghĩa từ vựng và một bộ phận cuối từ (vĩ tố) có
chức năng linh hoạt biến đởi tùy vào vị trí của động từ trong câu và tùy vào sự kết hợp



13

của động từ với các từ loại khác. Dưới dạng văn tự, bộ phận thân từ được viết bằng chữ
Hán, hoặc có một phần là chữ Hán và một phần là chữ Hiragana, còn bộ phận cuối từ
luôn luôn được viết bằng chữ Hiragana.
VD 2:
書く [kaku] có 書 [ka] là căn tố và く[ku] là vĩ tố kết thúc từ. Động từ 書く có
nghĩa là viết (chữ).
寝る [neru] có 寝 [ne] là căn tố và る [ru] là vĩ tố kết thúc từ. Động từ 寝る có
nghĩa là ngủ.
話す [hanasu] có 話 [hana] là căn tố và す[su] là vĩ tố kết thúc từ. Động từ 話
す có nghĩa là trò chụn.
Hình thái là tiêu chí hàng đầu, rất quan trọng để xác định và phân biệt động từ với các
từ loại khác. Có thể xác định một từ nào đó khơng phải là động từ hay khơng, thơng qua
bộ phận cuối từ. Bộ phận này đều là các âm tiết thuộc hàng phát âm [u]: う[u],く [ku],
す[su], つ[tsu], ぬ[nu], ぶ[bu], む[mu], る[ru]. Trong câu, động từ tiếng Nhật không
biến đổi dạng thức theo ngôi và số của chủ thể hành động như tiếng Anh, nhưng bộ phận
cuối từ sẽ biến đổi theo các ý nghĩa ngữ pháp mà chúng thể hiện trong câu. Chẳng hạn
như với động từ 書く[kaku] ta có :
- Sắc thái lịch sự được diễn đạt bằng cách thêm hình vị ます [masu] vào căn tố của động
từ. Lúc này vĩ tố く[ku] biến đổi thành き[ki], và hình vị ます[masu] là phần được thêm
vào tạo thành động từ dạng lịch sự:
書く[kaku] – viết (dạng nguyên thể)
書きます [kakimasu] – viết (dạng lịch sự)


14

- Ý nghĩa phủ định được tạo ra do việc chắp dính hình vị ない vào căn tố. Lúc này vĩ tố

く biến đởi thành か và hình vị ない được thêm vào tạo thành dạng phủ định.
書く[kaku] – viết (dạng ngun thể)
書かない [kakanai] – khơng viết (dạng phủ định)
Ngồi ra, phạm trù dạng của động từ tiếng Nhật cũng được biểu hiện bởi sự kết
hợp của các hình vị ―あれる [areru]/―られる[rareru] (dạng bị động) hay ーあせる
[aseru]/させる [saseru] (dạng sai khiến). Lúc này vĩ tố く[ku] biến đổi thành かれる
và かせる lần lượt tạo thành dạng bị động và dạng sai khiến.
書く[kaku] – viết (dạng nguyên thể)
書かれる [kakareru] – viết (dạng bị động)
書かせる[kakaseru] – viết (dạng sai khiến)
Khác với tiếng Việt là ngôn ngữ mà các ý nghĩa ngữ pháp của động từ thể hiện
nhờ các hư từ, động từ tiếng Nhật có các ý nghĩa ngữ pháp thể hiện thơng qua các hình
vị khác nhau kết hợp với các căn tố của động từ, từ đó cùng một lúc có thể biểu đạt nhiều
ý nghĩa ngữ pháp khác nhau:
書いて [kaite] – viết (dạng liên dụng (conjunctive form) )
書きたい [kakitai] – muốn viết
書ければ [kakereba] – nếu viết
書けなければ [kakenakereba] – nếu không viết
Do hầu hết các ý nghĩa ngữ pháp đều được biểu thị trong nội bộ động từ nên có
sự quy định rõ ràng về việc phân bố vị trí của các nhóm hình vị: Bộ phận mang ý nghĩa


15

từ vựng ln đứng trước, tiếp theo đó là bộ phận mang ý nghĩa ngữ pháp, cuối cùng là
bộ phận biểu thị mối quan hệ của động từ với các động từ hay với các mệnh đề khác
trong câu như: quan hệ ngang bằng, quan hệ trái ngược, quan hệ nhân quả ... Mỗi hình
thức xuất hiện của động từ là để biểu thị một thực tế khách quan nào đó đã được đặt
trong một thể đối lập đa dạng, nhiều chiều với các hình thức ngữ pháp tiềm ẩn trong
nhận thức của người nói và người nghe. Điều quan trọng để có thể lĩnh hội một phát

ngơn là phải nắm được động từ. Thái độ, mục đích, yêu cầu của người nói đều được thể
hiện qua động từ.
1.3. Phân loại động từ trong tiếng Nhật
Dựa vào ý nghĩa từ vựng, khả năng biến hình, khả năng kết hợp với các yếu tố
khác ... động từ tiếng Nhật có thể chia thành nhiều tiểu loại khác nhau. Dưới đây là một
số cách phân loại thuộc các hướng nghiên cứu khác nhau.
1.2.1. Phân loại động từ theo nghĩa
Đây là cách phân loại phổ biến nhất trong các sách giáo khoa dạy tiếng Nhật.
Theo cách phân loại này, động từ được chia thành 2 tiểu loại là “tự động từ” (自動詞nội động từ) và “tha động từ” (他動詞 – ngoại động từ). Suzuki Shigeyuki trong cuốn
“Lý thuyết về hình thái và ngữ pháp học tiếng Nhật” (形態論・序説, 1996) đã viết: “Về
ý nghĩa từ vựng có thể cho rằng ngoại động từ biểu thị các hành động hướng tới một đối
tượng khác, về mặt ngữ pháp ngoại động từ kết hợp với các danh từ biểu thị đối tượng
mà cách hành động này hướng tới ở dạng đối cách. Những động từ không mang đặc tính
ngữ pháp này là nội động từ ”. Luận án Động từ tiếng Nhật – Những đặc trưng ngữ nghĩa,
ngữ dụng thể hiện qua các tác phẩm tiêu biểu của Natsume Souseki của Trương Thị Mai
(2016) đã chỉ ra:


16

Tự động từ (Nội động từ): Tự động từ là những động từ diễn tả hành động trọn
vẹn, không đòi hỏi những bổ ngữ chỉ đối tượng tác động. Tự động từ được chia thành
hai nhóm nhỏ :
- Tự động từ biểu thị hành động ở trạng thái tĩnh: có các động từ như ある(arutồn tại); 見える[mieru] – nhìn thấy; 聞こえる[kikoeru] – nghe thấy.
- Tự động từ biểu thị hành động ở trạng thái động: 行く[iku] - đi; 泳ぐ[oyogu] bơi; 笑う[wararu] - cười.
Tha động từ (Ngoại động từ): Tha động từ là những động từ biểu thị những hành
động có chi phối tới các đối tượng khác, đòi hỏi phải có bở ngữ trực tiếp thể hiện đối
tượng của các hành động. Ta có các động từ 買う [kau] – mua; 食べる [taberu] – ăn;
読む [yomu] – đọc ... có bổ ngữ trực tiếp được biểu thị bằng hậu giới từ を[o] (助詞joshi).
VD3:

3.1 ご飯を食べる。[gohan wo taberu] – Tạm dịch: Ăn cơm
3.2 野菜を買う 。[yasai wo kau] – Tạm dịch: Mua rau
Tuy nhiên đây khơng phải là tiêu chí duy nhất để phân biệt nội động từ và ngoại
động từ, vì trên thực tế cũng có một số nội động từ đi kèm với các bổ ngữ xác định bởi
hậu giới từ を [wo].
VD4:
4.1 人を笑う [hito wo warau] – Tạm dịch: cười người khác
4.2 トンネールを通る [toneeru wo tooru] – Tạm dịch: băng qua đường hầm


×