Tải bản đầy đủ (.pdf) (205 trang)

Sáu vị thần nước ngoài trong thất phúc thần ở nhật bản tiếp nhận và biến đổi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.34 MB, 205 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HCM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
KHOA ĐÔNG PHƯƠNG HỌC

TRƯƠNG THANH TÙNG

SÁU VỊ THẦN NƯỚC NGOÀI TRONG THẤT
PHÚC THẦN Ở NHẬT BẢN – TIẾP NHẬN
VÀ BIẾN ĐỔI
LUẬN VĂN THẠC SĨ
CHUYÊN NGÀNH: CHÂU Á HỌC
MÃ SỐ: 8310602

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH- NĂM 2022


ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HCM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI NHÂN VĂN
KHOA ĐÔNG PHƯƠNG HỌC

TRƯƠNG THANH TÙNG

SÁU VỊ THẦN NƯỚC NGOÀI TRONG THẤT
PHÚC THẦN Ở NHẬT BẢN – TIẾP NHẬN
VÀ BIẾN ĐỔI

LUẬN VĂN THẠC SĨ
CHUYÊN NGÀNH: CHÂU Á HỌC
MÃ SỐ: 8310602
GVHD: PGS. TS. ĐẶNG VĂN THẮNG
Người thực hiện



Người hướng dẫn khoa học

Trương Thanh Tùng

PGS. TS. Đặng Văn Thắng

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - NĂM 2022


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................................... 3
LỜI TRI ÂN.................................................................................................................................... 4
DẪN NHẬP ..................................................................................................................................... 5
1. Lý do chọn đề tài ...................................................................................................................... 5
2. Mục đích nghiên cứu ................................................................................................................ 6
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................................................ 6
4. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ....................................................................................................... 6
5. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................................................ 10
6. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn ................................................................................... 11
7. Bố cục luận văn ...................................................................................................................... 11
NỘI DUNG.................................................................................................................................... 12
CHƯƠNG 1 : NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG ................................................................................ 12
1.1. Sự giao lưu tiếp biến văn hóa .......................................................................................... 12
1.2. Sự giao lưu tiếp biến văn hóa giữa Nhật Bản và Trung Hoa thời cổ trung đại ............... 14
1.3. Các vị thần nước ngoài thời cổ trung đại tại Nhật Bản ....................................................... 17
1.3.1. Khái niệm về thần ........................................................................................................ 17
1.3.2. Bối cảnh trước khi các vị thần nước ngoài du nhập vào Nhật Bản .............................. 19
1.3.3. Bối cảnh sau khi các vị thần nước ngoài du nhập vào Nhật Bản ................................. 21
1.4.Sơ lược về sáu vị thần nước ngoài trong Thất Phúc Thần tại Nhật Bản .............................. 28

1.4.1. Thần Đại Hắc Thiên (Daikokuten) ............................................................................... 29
1.4.2. Thần Biện Tài Thiên (Benzaiten) ................................................................................. 30
1.4.3. Thần Bì Sa Mơn Thiên (Bishamonten) ........................................................................ 34
1.4.4. Thần Phúc Lộc Thọ (Fukurokuju) ................................................................................ 36
1.4.5.Thần Thọ Lão Nhân (Juroujin)...................................................................................... 37
1.4.6. Thần Bố Đại (Hotei) ..................................................................................................... 38
Tiểu kết chương 1 ....................................................................................................................... 39
CHƯƠNG 2 : SỰ TIẾP NHẬN SÁU VỊ THẦN NƯỚC NGOÀI TRONG THẤT PHÚC
THẦN TẠI NHẬT BẢN .............................................................................................................. 40
2.1. Sự tiếp nhận Ba vị thần trong Thất Phúc Thần có nguồn gốc Ấn Độ ................................. 40
2.1.1. Thần Đại Hắc Thiên (大黒天) ..................................................................................... 42
2.1.2. Thần Biện Tài Thiên〈弁財天〉 ................................................................................ 47
2.1.3. Thần Bì Sa Mơn Thiên〈毘沙門天〉 ......................................................................... 52
2.2. Sự tiếp nhận Ba vị thần trong Thất Phúc Thần có nguồn gốc Trung Hoa .......................... 57
2.2.1. Thần Phúc Lộc Thọ (福禄寿) ...................................................................................... 58
2.2.2. Thần Thọ Lão Nhân (寿老人) ...................................................................................... 61
2.2.3. Thần Bố Đại (布袋)...................................................................................................... 63

1


Tiểu kết chương 2 ....................................................................................................................... 68
CHƯƠNG 3 : SỰ BIẾN ĐỔI SÁU VỊ THẦN NƯỚC NGOÀI TRONG THẤT PHÚC THẦN
TẠI NHẬT BẢN ........................................................................................................................... 69
3.1. Các biến đổi quan trọng của sáu vị thần nước ngoài trong Thất Phúc Thần....................... 70
3.1.1. Sự biến đổi pháp tướng theo hướng hịa bình .............................................................. 70
3.1.2. Các biến đổi kết hợp nhóm tiêu biểu ............................................................................ 81
3.2. Kết quả và ý nghĩa đằng sau sự biến đổi của sáu vị thần nước ngoài ................................. 90
3.2.1. Kết quả của sự biến đổi sáu vị thần qua hàng trăm năm .............................................. 90
3.2.2. Ý nghĩa của sự biến đổi sáu vị thần ............................................................................. 95

Tiểu kết chương 3 ....................................................................................................................... 97
KẾT LUẬN ................................................................................................................................... 98
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................................... 100
PHỤ LỤC .................................................................................................................................... 114
HÌNH ẢNH MINH HỌA TRONG CHƯƠNG 1 ..................................................................... 114
HÌNH ẢNH MINH HỌA TRONG CHƯƠNG 2 ..................................................................... 120
HÌNH ẢNH MINH HỌA TRONG CHƯƠNG 3 ..................................................................... 130
BẢNG TĨM TẮT TIẾN TRÌNH BIẾN ĐỔI PHÁP TƯỚNG SÁU VỊ THẦN NƯỚC NGOÀI
TRONG THẤT PHÚC THẦN BẰNG HÌNH ......................................................................... 152
BẢNG SO SÁNH SÁU VỊ THẦN NƯỚC NGOÀI Ở NHẬT BẢN VÀ ẤN ĐỘ, TRUNG
QUỐC BẰNG HÌNH ............................................................................................................... 190

2


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi dưới sự hướng dẫn của PGS.
TS. Đặng Văn Thắng. Các số liệu, tài liệu nêu trong Luận văn là trung thực, đảm bảo tính
khách quan, khoa học và có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng.

TPHCM, ngày 01 tháng 10 năm 2022
Tác giả Luận văn

TRƯƠNG THANH TÙNG

3


LỜI TRI ÂN
Để thực hiện Luận văn này, tôi đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ từ Quý Thầy Cô, bạn

đồng học và đồng nghiệp.
Trước tiên, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS.TS. Đặng Văn Thắng, người Thầy
đã tận tâm, tận lực hướng dẫn và giúp đỡ tơi trong suốt q trình thực hiện luận văn. Sự
bao dung và lòng nhiệt huyết của của Thầy đối với khoa học thực sự là niềm cảm hứng cho
tôi tiếp tục theo đuổi con đường học thuật.
Tôi xin gửi lời cảm tạ chân thành đến Quý Thầy Cô Khoa Đông Phương học, Trường Đại
học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, cùng các
bạn học viên cao học cùng khoa Châu Á học khóa 2019 đợt 1 đã giúp đỡ và khích lệ tơi
trong suốt q trình học tập và thực hiện luận văn.
Tơi xin bày tỏ lịng cảm kích của mình đến Ban Giám hiệu Trường Đại học Khoa học Xã
hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, các Phịng – Ban chức năng,
đặc biệt là Phòng Sau Đại học đã giúp đỡ và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi được học
tập và thực hiện đề tài.
Cuối cùng, tôi xin bày tỏ lịng biết ơn chân thành đến gia đình, đã ln thấu hiểu, ủng hộ
và thông cảm cho tôi. Cảm ơn bạn bè, đồng nghiệp đã luôn bên cạnh, và động viên tôi
trong suốt thời gian thực hiện luận văn.
TPHCM, ngày 01 tháng 10 năm 2022
Tác giả Luận văn

TRƯƠNG THANH TÙNG

4


DẪN NHẬP
1. Lý do chọn đề tài
Nhật Bản có một nền văn hóa vơ cùng đặc sắc, thu hút nhiều nhà nghiên cứu Việt Nam
và trên thế giới. Với địa điểm độc đáo là một quần đảo giữa biển, Nhật Bản đủ xa để thoát
khỏi những ảnh hưởng của lục địa, nhưng lại đủ gần để có thể tiếp thu những thành quả
của các nền văn minh, văn hóa lớn từ xưa là Ấn Độ và Trung Quốc. Do đó, Nhật Bản đã

chủ động tiếp nhận ảnh hưởng của văn hố nước ngồi để phát triển cho nền văn hóa của
mình những nét độc đáo qua quá trình giao lưu tiếp biến văn hóa. Một trong những minh
chứng rõ rệt nhất cho luận điểm này chính là sáu vị thần nước ngoài trong Thất Phúc Thần
(Bảy vị thần may mắn).
Vào ngày đầu năm, người Nhật cho trẻ em các tấm hình Thất Phúc Thần bằng tranh vẽ
hoặc bằng gỗ nhỏ nhắn để lót dưới gối khi ngủ, với hy vọng các bé sẽ nằm mơ những giấc
mơ xuân đẹp. Thất Phúc Thần còn là biểu tượng để đi cúng bái ở các đền chùa của người
dân Nhật Bản.
Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ về Thất Phúc Thần. Mỗi vị thần đều có một
lượng tín đồ đơng đảo của riêng mình trước khi được người Nhật tơn thờ kết hợp thành
nhóm với nhau. Điểm đặc biệt và rất thú vị là sáu trong số bảy vị thần may mắn lại có
nguồn gốc từ nước ngồi.
Chính vì vậy, chúng tơi đặt mối quan tâm hàng đầu về những câu hỏi nghiên cứu như:
Sáu vị thần nước ngồi có nguồn gốc từ đâu, các vị đã biến đổi như thế nào qua hàng trăm
năm…
Trong Hội thảo Quốc tế USSH-ICSSH 2021, chúng tơi cũng đã có tham luận trình bày
về một trong Thất Phúc Thần : thần Daikokuten. (Trương Thanh Tùng, 2021).
Phát xuất từ những lý do trên, chúng tôi chọn đề tài “Sáu vị thần nước ngoài trong Thất
Phúc Thần ở Nhật Bản – Tiếp nhận và biến đổi” để làm luận văn thạc sĩ ngành Châu Á học
của khoa Đông phương học, trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn TPHCM.

5


2. Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của đề tài là nhằm làm rõ một trong những nguyên nhân giúp cho
văn hóa Nhật Bản trở thành một trong những nền văn hóa độc đáo trên thế giới thơng qua
một hiện tượng cụ thể là sự tiếp nhận và biến đổi sáu vị thần du nhập từ nước ngoài trong
Thất Phúc Thần.
Để hồn thành được mục đích nghiên cứu, luận văn sẽ lần lượt thực hiện những nhiệm

vụ:
Góp phần làm sáng tỏ nguồn gốc và sự tiếp nhận của các vị thần du nhập từ nước

(1)

ngồi trong Thất Phúc Thần.
Góp phần làm sáng tỏ sự biến đổi và trở thành các vị Thần được dân chúng gần gũi

(2)

và yêu mến của các vị thần nước ngoài trong Thất Phúc Thần sau khi du nhập vào Nhật
Bản.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu :
Trước khi trở thành một hệ thống tĩnh với bảy thành viên cố định ngày nay, Thất Phúc
Thần ở Nhật Bản vốn là một hệ thống động với sự thay đổi thành viên. Trong khuôn khổ
luận văn, chúng tôi tập trung nghiên cứu sự tiếp nhận và biến đổi của sáu thành viên nước
ngoài đã trở thành chính thức tại Nhật Bản cho đến ngày nay. Đó là các vị thần : Đại Hắc
Thiên(Daikokuten), Biện Tài Thiên (Benzaiten), Bì Sa Mơn Thiên(Bishamonten), Phúc
Lộc Thọ(Fukurokuju), Thọ Lão Nhân(Jurojin) và Bố Đại(Hotei).
Phạm vi nghiên cứu :
Phạm vi khơng gian: ở Nhật Bản
Phạm vi thời gian: tồn thời gian

4. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Trong giới hạn hiểu biết của bản thân, chúng tơi chưa tìm thấy cơng trình riêng biệt,
đầy đủ nào nghiên cứu về Thất Phúc Thần ở Việt Nam. Các bài viết hiện nay chỉ dừng lại

6



ở mức độ giới thiệu ngắn và rất ít hình ảnh minh họa. Phần này, chúng tơi chia thành hai
nhóm:
Nhóm cơng trình nghiên cứu của các tác giả Việt Nam
Giao điểm giữa hai nền văn hóa Việt Nam – Nhật Bản của tác giả Vĩnh Sính
(2017) : Nhà nghiên cứu Vĩnh Sính chỉ trình bày Thất Phúc Thần từ trang 32 đến trang 41
và chỉ giới thiệu các vị thần trong Thất Phúc Thần một cách sơ lược.
Nữ thần Saraswati (Benzaiten) ở Nhật Bản – Quá trình hình thành, phát triển và bản
địa hóa của tác giả Nguyễn Anh Tuấn, tạp chí Nghiên cứu Tơn giáo Số 1 (151), 2016,
trang 100-116 : Tác giả Nguyễn Anh Tuấn đã trình bày q trình hình thành, phát triển và
bản địa hóa của một trong Thất Phúc Thần – Nữ thần Benzaiten dưới dạng một tiểu luận
ngắn.
Tìm hiểu tính đa thần trong tín ngưỡng dân gian Nhật Bản so sánh với Việt Nam Luận văn Thạc sĩ Châu Á học của tác giả Lưu Thị Thu Thủy, Trường Đại học Khoa học
Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội (2013) : Luận văn 90 trang này tập trung
vào việc tìm hiểu tính đa thần trong tín ngưỡng dân gian Nhật Bản, trong đó có một phần
nhỏ trình bày sơ lược về Thất Phúc Thần.
Thần Daikokuten ở Nhật Bản - Tiếp nhận và biến đổi. Bài báo cáo tại Hội thảo quốc
tế Khoa học Xã hội và Nhân văn 2021 (USSH-ICSSH 2021) của tác giả Trương Thanh
Tùng (2021) : Bài báo cáo 10 trang tại hội nghị quốc tế này đã trình bày súc tích sự tiếp
nhận và biến đổi của thần Mahākāla ở Ấn Độ từ vai trò hộ pháp Phật giáo thành vị thần
may mắn Daikokuten - một trong Thất Phúc Thần để phù hộ cho sự kinh doanh giàu có,
phát đạt cho giới doanh nhân, mang lại hạnh phúc, may mắn cho các gia đình, trong niềm
tin của người Nhật.
Đây là một đề tài khá mới mẻ đối với Việt Nam nên các cơng trình trong nước về Thất
Phúc Thần tương đối khơng nhiều. Vì vậy, việc tìm kiếm thêm thông tin từ các nguồn tài
liệu, tư liệu nước ngồi là điều hết sức cần thiết.
Nhóm cơng trình nghiên cứu từ nước ngoài
The Protocol of the Gods: A Study of the Kasuga Cult in Japanese History - Nghi
thức của các vị thần: Nghiên cứu về giáo phái Kasuga trong lịch sử Nhật Bản của tác giả


7


Allan G. Grapard, University of California Press (1993) - 312 trang : được xem là một
trong những nghiên cứu tiên phong về lịch sử mối quan hệ giữa các tổ chức bản địa Nhật
Bản (các đền thờ Thần đạo) và các tổ chức Phật giáo du nhập (các ngôi chùa Phật giáo).
Cũng như nhiều nhà nghiên cứu khác, Allan Grapard cho rằng Thần đạo và Phật giáo
không nên được nghiên cứu một cách tách biệt.
From Sarasvati to Benzaiten - Từ nữ thần Sarasvati trở thành nữ thần Benzaiten.
Toronto, Canada: University of Toronto của tác giả Catherine Ludvik (2001): Nghiên cứu
396 trang tập trung trình bày quá trình biến đổi của vị nữ thần Ấn Độ Sarasvati trở thành vị
thần may mắn Benzaiten tại Nhật Bản.
Encyclopedia of Ancient Deities - Bách khoa toàn thư về các vị thần cổ đại của
Charles Russell Coulter và Patricia Turner (2012): Từ điển hơn 600 trang này liệt kê tất cả
các vị thần được biết đến thơng qua lịch sử được ghi lại, trong đó có những tiểu mục nhỏ
trình bày các vị thần trong Thất Phúc Thần.
Buddhism (Flammarion Iconographic Guides) – Hướng dẫn các biểu tượng trong
Phật giáo của tác giả Louis Frederic (1995): Nghiên cứu 358 trang này được trình bày như
một hướng dẫn tổng quát về các hình tượng Phật giáo, là một bách khoa tồn thư với hàng
trăm hình ảnh minh họa về các vị thần và nữ thần của Phật giáo Bí truyền Nhật Bản, trong
đó có các vị thần trong Thất Phúc Thần.
JAANUS (The on-line Dictionary of Japanese Architectural and Art Historical
Terminology) – Từ điển thuật ngữ trực tuyến về lịch sử nghệ thuật và kiến trúc Nhật Bản
của Mary Neighbour Parent (2015): Từ điển này là một công trình về lịch sử nghệ thuật và
kiến trúc Nhật Bản, chứa khoảng 8000 thuật ngữ liên quan đến kiến trúc và khu vườn
truyền thống của Nhật Bản, hội họa, điêu khắc và biểu tượng nghệ thuật - lịch sử từ
khoảng thế kỷ thứ nhất sau Công nguyên đến cuối thời kỳ Edo (1868). Những định nghĩa
này đã được đối chiếu từ nhiều nguồn chuyên môn và ấn phẩm học thuật, cũng như từ
quan sát và nghiên cứu trực tiếp của ban biên tập. Thất Phúc Thần nói chung cũng như

từng vị thần trong Thất Phúc Thần nói riêng cũng được trình bày như một trong những
định nghĩa của từ điển.

8


Japanese Buddhist Statuary, A to Z Photo Dictionary.Online - Từ điển trực tuyến về
hình ảnh Tượng Phật Nhật Bản từ A đến Z của Mark Schumacher từ năm 1995: Mark
Schumacher là một nhà nghiên cứu người Mỹ độc lập, cư trú tại Nhật từ năm 1993. Lĩnh
vực của ông là nghiên cứu Trung Quốc và Nhật Bản. Trong trang web của ơng, chúng tơi
tìm được những bài viết tổng hợp các thông tin liên quan đến đề tài Thất Phúc Thần. Trang
web cũng giúp chúng tơi tìm được đường dẫn đến nhiều tư liệu gốc có liên quan đến đề tài.
Trang Web cũng chứa hàng ngàn bức ảnh chụp có giá trị làm tư liệu cho luận văn này (ảnh
chụp trích dẫn nguồn khác hoặc chính tác giả chụp)
Japanese Mythology A to Z - Thần thoại Nhật Bản từ A đến Z của Jeremy Roberts
(2004): Nghiên cứu này chuyên về miêu tả các thần thoại trong văn hóa Nhật Bản và được
trình bày dưới hình thức từ điển từ A đến Z, đi từ các vị thần đầu tiên của Nhật Bản đã tạo
ra thế giới và đặc biệt là về Kami, khái niệm thần ở Nhật Bản.
Faith and Power in Japanese Buddhist Art (1600-2005) - Niềm tin và Sức mạnh
trong Nghệ thuật Phật giáo Nhật Bản (1600-2005) của tác giả Patricia J.Graham (2007),
University of Hawai’I Press, Honolulu, Hawai: Các vị thần trong Thất Phúc Thần chỉ là
một phần nhỏ trong cơng trình nghiên cứu này. Tuy nhiên, cũng như tài liệu của Mark
Schumacher, các ảnh chụp của chính tác giả cũng là nguồn tư liệu giá trị và quý giá để
chúng tơi trích dẫn trình bày trong luận văn.
The Seven Gods of Japan - Bảy vị thần may mắn của Nhật Bản của tác giả Chiba
Reiko (1987) : Tác phẩm là cơng trình nghiên cứu vào năm 1987, cũng dưới dạng tiểu luận
ngắn 42 trang giải thích nguồn gốc của bảy vị thần với nhiều hình ảnh minh họa. Danh
sách các nghề nghiệp và các vị thần nào bảo trợ cho nghề nghiệp đó cũng được tác giả
thống kê chi tiết.
Lịch sử tôn giáo Nhật Bản của Sueki Fumihiko (2011) : Là cơng trình của nhà

nghiên cứu người Nhật Bản Sueki Fumihiko. Giáo sư đã cố gắng tổng hợp sơ lược tồn bộ
lịch sử tơn giáo Nhật Bản. Trong đó, các vị thần ngoại lai cũng được nói đến trong tiến
trình tiến hóa của lịch sử Nhật Bản. Đặc biệt, ông đã bàn đến khái niệm “cổ tầng” – một
khái niệm vẫn còn nhiều tranh cãi trong giới học thuật và lập luận đây là thứ được hình

9


thành cũng như được bồi tụ trong suốt quá trình lịch sử, chứ không phải là yếu tố bản sắc
bất biến của Nhật Bản.
Điểm qua một số cơng trình nghiên cứu trong phạm vi tiếp cận được, có thể thấy không
nhiều nghiên cứu đầy đủ về Thất Phúc Thần, đặc biệt là về các vị thần có xuất xứ nước
ngồi.

5. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp tổng hợp, phân tích tài liệu
Luận văn được sử dụng phương pháp tổng hợp, đồng thời với phương pháp phân tích các
nguồn tư liệu của những nhà nghiên cứu chuyên ngành đi trước làm dẫn chứng, nhằm làm
rõ cho các luận điểm của mình.
Phương pháp sử học: khảo sát quá trình du nhập và phát triển của các vị thần theo một
trình tự liên tục, nhất quán. Phương pháp lịch sử giúp nhận thức các điều kiện phát sinh,
tiến trình phát triển cùng mối liên hệ đa dạng của chúng với các yếu tố liên quan. Phương
pháp này có thể tái hiện bức tranh tồn cảnh, phản ánh được quy luật vận động của quá
trình biến đổi từ các vị thần xa lạ nước ngoài thành thần Nhật Bản.
Phương pháp khảo cổ học: chúng tôi chú trọng khai thác, tổng hợp và phân tích các
loại tư liệu, các cổ vật từ các chùa, đền Nhật Bản cũng như từ trong từ điển bách khoa, các
nghiên cứu thực địa của các chuyên gia nước ngoài để minh chứng cho luận điểm của
mình.
Phương pháp nghiên cứu so sánh: so sánh đối chiếu các hình ảnh thờ phụng các vị
thần giữa Nhật Bản và quốc gia Châu Á khác nhằm làm nổi bật đối tượng nghiên cứu.

Phương pháp hệ thống: các vị thần nước ngồi được trình bày một cách hệ thống, thể
hiện được các mối liên hệ bên trong và bên ngoài.
Cách tiếp cận liên ngành: nghiên cứu sự tiếp nhận và biến đổi của các vị thần trong
Thất Phúc Thần ở Nhật Bản địi hỏi khơng chỉ những thành tựu trong ngành khảo cổ học
mà còn ở những ngành nghiên cứu khác như sử học, văn hóa học, nhân học... Do đó tiếp
cận liên ngành là điều cần thiết.

10


6. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn
Về mặt khoa học: thông qua việc khảo cứu, hệ thống, phân tích, và luận giải về sự biến
đổi của các vị thần nước ngoài trong Thất Phúc Thần, luận văn góp phần lý giải phần nào
nguyên nhân sự độc đáo của văn hóa Nhật Bản. Từ đó gợi mở thêm những hướng nghiên
cứu sâu hơn về cả hệ thống hay từng thành viên của Thất Phúc Thần.
Về mặt thực tiễn: luận văn có thể được dùng làm tài liệu tham khảo trong chuyên
ngành Châu Á học nói chung cũng như Nhật Bản học nói riêng.

7. Bố cục luận văn
Ngồi phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, luận văn dự kiến gồm 3 chương:
Chương 1:
Cơ sở lý luận: trình bày những khái niệm chính yếu và các lý thuyết được sử dụng để
tiếp cận vấn đề cần nghiên cứu : Sự giao lưu tiếp biến văn hóa, Thần đạo ở Nhật Bản…
Cơ sở thực tiễn: giới thiệu tổng quan về Thất Phúc Thần.
Chương 2: tập trung trình bày nguồn gốc và sự tiếp nhận sáu vị thần ở Nhật Bản với 2
phần chính là 3 vị thần có nguồn gốc từ Ấn Độ và 3 vị thần có nguồn gốc từ Trung Quốc.
Chương 3: tập trung trình bày sự biến đổi sáu vị thần trong Thất Phúc Thần với hai biến
đối chính: biến đổi pháp tướng theo hướng hịa bình và biến đổi bằng cách kết hợp thành
nhóm.


11


NỘI DUNG

CHƯƠNG 1 : NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
Phần này của luận văn cung cấp những khái niệm, những lý luận nhằm làm tiền đề cho
các phần trình bày về sự tiếp nhận và biến đổi của sáu vị thần nước ngoài trong Thất Phúc
Thần ở chương 2 và chương 3. Chương 1 bao gồm : Sự giao lưu tiếp biến văn hóa giữa
Trung Hoa và Nhật Bản thời cổ trung đại, tiếp theo là trình bày khái quát về bối cảnh xã
hội tôn giáo Nhật Bản trước và sau khi các vị thần nước ngoài du nhập vào Nhật Bản thời
cổ trung đại và sau cùng là phần giới thiệu sơ lược sáu vị thần nước ngoài trong Thất Phúc
Thần.

1.1.

Sự giao lưu tiếp biến văn hóa

Thuật ngữ tiếp biến văn hóa trong tiếng Anh là acculturation, được từ điển MerriamWebster định nghĩa là sự sửa đổi văn hóa của một cá nhân, nhóm hoặc tập thể con
người bằng cách thích nghi hoặc vay mượn những đặc điểm từ một nền văn hóa khác.
(Merriam-Webster Dictionary, 2022)
Thuật ngữ này lần đầu tiên được các nhà nhân chủng học người Mỹ sử dụng vào cuối
thế kỷ 19 để chỉ sự biến đổi văn hóa của người da đỏ châu Mỹ, và sau đó được các học
giả người Đức sử dụng và trở thành một thuật ngữ kỹ thuật sau những năm 1930.
(Encyclopedia Britannica, 文 化 変 容 , 2022). Trong tiếng Nhật, tiếp biến văn hóa
thường được gọi là Bunka henyo (Văn hóa biến dung 文化変容).
Sự giao lưu tiếp biến văn hóa đã và đang được nhiều ngành khoa học xã hội nhân văn
nghiên cứu như: nhân học, xã hội học, tâm lí học, văn hóa học…Nhìn chung, các nhà
nghiên cứu đều có những quan điểm thống nhất với nhau.
Kroeber (1948) đã nhận định Giao lưu tiếp biến văn hóa là q trình tương tác lẫn nhau

giữa hai nền văn hóa tiếp xúc với nhau. Và có hai trường hợp xảy ra. Một là sẽ có một
nền văn hóa bị cuốn vào trong một nền văn hóa ngoại lai, nghĩa là bị thay đổi bởi một
nền văn hóa khác. Hai là cả hai nền văn hóa cùng thay đổi. (Kroeber, 1948, trang 425)

12


Robert Redfield, Ralph Linton và Melville Herskovits (1936) cùng nêu các nhận định :
“Tiếp biến văn hóa được hiểu là những hiện tượng xảy ra khi những nhóm các cá thể
có văn hóa khác nhau tiến hành tiếp xúc trực tiếp và lâu dài, với những thay đổi sau đó
đối với mẫu hình văn hóa ban đầu của một trong hai hoặc cả hai nhóm”. (Redfield,
Linton, & Herskovits, 1936, trang 150)
Đồng ý với quan điểm của các nhà nghiên cứu người Mỹ nói trên, Hà Văn Tấn (1981)
quan niệm : Tiếp biến văn hóa được hiểu là q trình tiếp xúc lâu dài của hai hay nhiều
nền văn hóa dẫn đến sự biến đổi mơ thức văn hóa của một hoặc hai hay các nền văn
hóa ấy. (Hà Văn Tấn, 1981, trang 45)
Nhà nhân học Franz Boas hình ảnh hóa bằng cách cho rằng các nền văn hóa như là bao
gồm vô tận các sợi chỉ lỏng lẻo, mà hầu hết đều có nguồn gốc từ bên ngồi, nhưng
được đan dệt lại với nhau thành một tấm thảm văn hóa mới của chúng. Hành động sáng
tạo văn hóa của một dân tộc cơ bản là kết quả tích lũy của truyền bá văn hóa. (Boas,
1994, trang 57)
Cơng trình nghiên cứu “Tiếp biến và hội nhập văn hóa ở Việt Nam” (2016) cũng đã mô
tả sự giao lưu tiếp biến văn hóa một cách sinh động là giống như một “lị luyện hợp văn
hóa” : nền văn hóa bản địa có bước đầu là “pha trộn nhiều yếu tố văn hóa khác biệt
nhau” từ nền văn hóa bên ngồi rồi dần dần, q trình đó đã tiến hành bản địa hóa, tiến
tới một “kiểu phản ứng hóa học” và tạo ra “hợp chất mới”, mang “nhiều sắc thái và
nguồn gốc”, nhưng được xem là thành phẩm của riêng nền văn hóa bản địa đó. Nguyễn
Văn Kim (2016) đã thêm vào một điều kiện để q trình này được thành cơng là nền
văn hóa bản địa phải có một bản sắc, bản lĩnh văn hóa mạnh của riêng mình nhưng vẫn
đậm chất khoan dung (Nguyễn Văn Kim (cb) , 2016, trang 56)

Nền văn hóa của mỗi quốc gia, mỗi cộng đồng đều có xu hướng đồng nhất hóa một nét
văn hóa được vay mượn từ một nền văn hóa khác, bằng cách biến đổi nó và làm cho nó
phù hợp với các giá trị của riêng mình. Các nền văn hóa khác nhau không độc lập và
bất biến, mà luôn tồn tại những tiếp xúc, những tương tác làm biến đổi chúng. (Nguyễn
Thừa Hỷ, 2012, trang 20)

13


Hoài Hương Anbert - Nguyên và Michel Espagne đưa ra nhận xét về lợi ích của giao
lưu tiếp biến văn hóa : “những cuộc giao lưu giữa các nền văn hóa dẫn đến sự hình
thành các tri thức mới”. (Hồi Hương Anbert - Nguyên & Michel Espagne (cb), 2018,
trang 27).
Như vậy có thể nhận định là giao lưu tiếp biến văn hóa được xem là một hiện tượng
của một nền văn hóa bản địa có q trình tiếp nhận có chọn lọc một số yếu tố văn hóa
ngoại lai, sau đó lại tiến hành biến đổi các yếu tố từ bên ngồi đó cho phù hợp với văn
hóa bản địa. Trải qua hàng trăm năm biến đổi liên tục thì các yếu tố được biến đổi đã
trở thành những yếu tố văn hóa bản địa có nguồn gốc nước ngồi và góp phần làm
phong phú nền văn hóa bản địa.

1.2.

Sự giao lưu tiếp biến văn hóa giữa Nhật Bản và Trung Hoa thời cổ
trung đại

Nhật Bản có đặc thù là nằm giữa đại dương bao la, khơng có chung đường biên giới
liền kề với các quốc gia khác. Là một quốc đảo trơ trọi giữa biển khơi, trong các giai đoạn
lịch sử trước khi có sự xuất hiện của người phương tây, Nhật Bản thường chủ động du
nhập các yếu tố văn minh từ nước ngoài. Và một trong những nền văn minh nước ngoài
lớn nhất, rực rỡ nhất thời cổ trung đại là Trung Hoa với vị trí địa lý tương đối gần Nhật

Bản nhất. Văn hoá Trung Hoa được truyền sang Nhật Bản trong khoảng thế kỷ thứ 6 -7
chủ yếu bắt nguồn từ sự chủ động du nhập của người Nhật.
Từ thời cổ đại, người Nhật đã vượt sóng gió đại dương, mạo hiểm sinh mạng để mang
về quốc gia mình những giá trị văn hóa văn minh từ nước ngồi tiên tiến hơn. Nói là nguy
hiểm là bởi vì dù người Nhật từ xưa rất giỏi nghề đi biển nhưng kỹ thuật đóng thuyền,
nghề đi biển của người xưa nói chung cũng như người Nhật cổ nói riêng chưa phát triển
cho nên mỗi chuyến đi đều phải liều lĩnh đặt cược tính mạng của thủy thủ đoàn – những sứ
giả ưu tú nhất được cử đi nước ngồi học tập. Người Nhật phải tự mình đi xa vì với
khoảng cách địa lý xa xơi thì làm sao nước ngồi có thể mang văn minh đến cho họ.
Những gì học được, mang được về từ Trung Hoa thời đó rất được xem người Nhật cổ xem
trọng vì cái giá phải trả rất khó khăn, vất vả và nguy hiểm.

14


Nhật Bản nhận thức được rằng Trung Hoa là một nền văn minh lớn, đáng để học tập và
rất coi trọng văn hóa Trung Hoa. Ở chiều ngược lại, nước Trung Hoa lúc đó rất hùng mạnh
và tự coi mình là khuôn vàng thước ngọc – chuẩn mực cho cả thế giới học theo, cho nên
thường khơng quan tâm gì đến văn hóa các nước xung quanh. Trung Hoa thường xem các
quốc gia khác mình là “ man di mọi rợ”, chưa văn minh. Điều đó được thể hiện trong tên
gọi các nước phía Nam Trung Hoa là “Nam man”. Các nước phía Bắc Trung Hoa là “ Bắc
địch” và phía Tây là “ Tây nhung”. Cịn phía Đơng như Nhật Bản thì gọi là “ Đơng di”.
Như vậy, sự giao lưu văn hóa thời cổ đại giữa quan hệ Nhật Bản – Trung Hoa trước khi
Nhật Bản trở thành cường quốc nhìn chung chỉ là sự giao lưu văn hóa một chiều. Nhật Bản
đã cử nhiều đồn sứ bộ sang Trung Hoa. Tiêu biểu cho đỉnh cao thời kỳ tiếp xúc với Trung
Hoa là thời kỳ Nhật Bản giao lưu văn hóa với nhà Đường ở Trung Quốc với các đồn
Khiển Đường Sứ1 của mình. Tuy nói là đi sứ nhưng trọng tâm của mỗi chuyến đi là học
hỏi cái hay, cái tốt từ nền văn minh Trung Hoa để mang về Nhật Bản bắt chước theo. Kinh
thành Nhật Bản được xây dựng tương tự hình mẫu kinh thành thời Đại Đường (Trường An)
là một trong những minh chứng rõ ràng nhất.

Các sứ giả - những du học sinh đầu tiên của Nhật Bản đã học tập từ thực tế ở nước
Trung Hoa bản địa. Họ đã học tập và thâm nhập thực tế ở Trung Hoa sâu đến mức có khả
năng làm các vị quan giỏi cho nhà Đường nhiều năm. Bước tiếp theo, những người con xa
xứ này sẽ đưa về Nhật Bản những kiến thức và kinh nghiệm quý giá ở nhiều lĩnh vực (bao
gồm cả tôn giáo)… từ Trung Hoa. Và đến các thời đại sau này, cái tinh thần ham học hỏi
được truyền lại từ thời cổ đại ấy đã khiến người Nhật lại khơng ngại vượt khó đi đến
những nơi xa xơi hơn như Tây Âu, Hoa Kỳ… để nghiên cứu, học hỏi những điều cần cho
đất nước lớn mạnh như kỹ nghệ, triết học, chính trị, cách tổ chức và trang bị quân đội…
với kết quả là Nhật Bản trở thành một quốc gia hùng cường sánh vai cùng các cường quốc
trên thế giới.
Có thể nói là “Nhật Bản đã đứng trên vai những người khổng lồ”. Có hai phương thức
cơ bản để xây dựng một nền văn hóa đặc sắc của một quốc gia. Một là quốc gia đó tự mình
tạo dựng nền tảng văn hóa, điển hình như Trung Hoa, Ấn Độ… Hai là du nhập và sử dụng
1

Khiển Đường Sứ là tên gọi các đoàn sứ giả Nhật Bản sang đi sứ Trung Hoa thời Đường.

15


những yếu tố văn hóa đã có sẵn từ nền văn hóa khác. Việc chủ động sử dụng các yếu tố
văn hóa có sẵn của nước khác, đặc biệt từ những quốc gia văn minh hơn để phục vụ cho
đất nước phát triển vượt bậc là chiến lược mà Nhật Bản đã triển khai khá thành công. Thời
cổ, trung đại là Trung Hoa, thời cận hiện đại là các quốc gia Âu Mỹ.
Nhật Bản cầu học nhưng từ bản thân muốn học, muốn cải cách. Cách học đó là cầu học,
trọng thị việc học, chủ động tìm cái hay để học với mục đích tự cường quốc gia. Nhật Bản
học hỏi từ những nền văn minh rực rỡ nhất thời bấy giờ là Trung Hoa và cả Ấn Độ (thông
qua Trung Hoa).
Cũng phải bàn về tâm thế tiếp nhận chính của người Nhật trong việc tiếp nhận văn
minh, văn hóa Trung Hoa xưa. Đó là người Nhật kính phục, học hỏi nhưng trong tâm thế

sáng tạo hơn, không rập khuôn với văn hóa Trung Hoa. Tâm thế này thể hiện rõ nhất qua
quan điểm về Nho giáo của người Nhật Bản thời cổ trung đại. Về chính trị, Mạc phủ
Tokugawa Ieyasu (徳川 家康 1543 - 1616) cũng học tập theo học thuyết Tống nho của
Chu Hy từ Trung Hoa để củng cố và gia tăng quyền lực của mình. Tuy nhiên, các Nho gia
nổi tiếng thời Mạc phủ như Yamaga Soko (山鹿 素行 1622-1685), Yamazaki Ansai (山崎
闇 斎 1618-1682)… không cho rằng Nho giáo của một Trung Hoa hùng mạnh là mẫu mực
và người Nhật bắt buộc phải rập khuôn bắt chước theo. Trong “Nhật Bản và Việt Nam
giao lưu văn hóa”, nhà nghiên cứu Vĩnh Sính (2001) có nhắc đến một đoạn vấn đáp giữa
Ansai và môn đệ trong giờ học. Một hôm, Ansai bất ngờ đưa ra một tình huống giả định để
thử phản ứng của các mơn đệ với nội dung đại khái là nếu Trung Hoa cử hai người thầy
Nho giáo (mà người Nhật đang sùng bái và theo học là Khổng Tử, Mạnh Tử) đem quân
sang xâm lược Nhật Bản thì với tư cách là người Nhật hiện đang theo đạo Khổng Mạnh thì
phải ứng xử thế nào? Ansai nói sau khi thấy học trị không trả lời được: Nếu điều bất hạnh
này xảy ra, chúng ta chỉ còn cách tòng quân ra trận bắt sống Khổng, Mạnh báo ơn nước.
Đây chính là điều chính Khổng, Mạnh dạy chúng ta. (Vĩnh Sính, 2001, trang 32)
Như vậy người Nhật đã hình thành tư duy sáng tạo từ rất sớm. Nhật Bản vay mượn
Trung Hoa nhưng có tư duy độc lập riêng của mình. Có thể thấy qua rất nhiều ví dụ nữa
như Nhật Bản khơng có chế độ khoa cử giống Trung Hoa. Chẳng hạn như trong chữ Hán
của Nhật Bản (chữ Kanji 漢字),có nhiều chữ có ngữ nghĩa khác với nguyên gốc chữ Hán

16


của Trung Hoa và đã phát triển rất nhiều cho đến ngày nay. Một minh chứng nữa là học
phái Lan học (Rangaku 蘭学), học phái nghiên cứu khoa học và kỹ thuật Tây phương qua
việc dịch thuật các tài liệu bằng tiếng Hà Lan qua tiếng Nhật vào cuối thế kỷ 18 cũng có
đóng góp khơng ít vào cơng cuộc thoát ly của Nhật Bản khỏi ảnh hưởng của văn hố
Trung Hoa.
Về việc học hỏi từ nước ngồi, nếu nhìn suốt chiều dài lịch sử như vậy thì sẽ có ý kiến
cho rằng Nhật Bản đơn thuần chỉ là một quốc gia “bắt chước” (tiếng Anh là copycat

country). Điều này đơn giản chỉ đến từ quan điểm khác nhau ở mỗi xứ sở. Đối với người
Nhật Bản, đó là sự học hỏi từ một hệ thống tốt hơn với một thái độ trân trọng. Trong văn
hố Nhật Bản có thể được coi là “sự chấp nhận, sự tiếp nhận” (Ukeire 受け入れ). Thời kỳ
Minh Trị Duy Tân, để thoát ra khỏi đồng cảnh ngộ trở thành miếng mồi xâm lược của các
nước phương Tây như các nước Châu Á khác, Nhật Bản đã học hỏi mơ hình quốc gia của
chính các nước phương Tây để thay đổi quốc gia mình. Đến thời kỳ sau Thế chiến thứ 2,
đứng lên từ một đất nước bại trận, Nhật Bản được Hoa Kỳ trợ giúp và học hỏi mơ hình
kinh tế từ chính quốc gia này để tạo nên kỳ tích trong thế kỷ 20. Lịch sử phát triển của các
loại hình nghệ thuật Nhật Bản (trong đó có cả võ thuật hoặc mỹ thuật Nhật Bản) cho thấy
thường được tạo ra từ sự học hỏi các yếu tố bên ngồi. Như vậy, có thể nhận định rằng
“Học hỏi” từ lâu đã là một văn hóa nếu nhìn suốt chiều dài lịch sử phát triển của Nhật Bản.
Văn hóa này cũng giúp Nhật Bản dần dần lớn mạnh để đạt vị thế như lúc này. Tôn giáo
cũng là một trong những thành quả mà Nhật Bản tiếp thu được, với hệ quả là việc du nhập
các vị thần nước ngoài vào Nhật Bản.
1.3. Các vị thần nước ngoài thời cổ trung đại tại Nhật Bản
1.3.1. Khái niệm về thần
Thần là một khái niệm cơ bản của tôn giáo. Thần trong tiếng Nhật được gọi là Kami
(神). Ono (1962) định nghĩa thuật ngữ Thần (Kami) như là “một kính ngữ dành cho các
linh hồn cao quý, linh thiêng, ngụ ý tôn thờ đức hạnh và uy quyền của họ” (Ono, 1962,
trang 6)

17


Sự xuất hiện khái niệm Thần gắn liền với quan niệm của con người thời nguyên thủy
nhân cách hoá các lực lượng tự phát của giới tự nhiên, có sức mạnh chi phối đời sống của
con người và cộng đồng. Thần được xem là cứu cánh để con người bám vào đó mà tin
tưởng thay đổi cuộc sống, nhất là vào những thời điểm cuộc sống có những biến động lớn
lao (chiến tranh, thiên tai, bệnh tật…) vượt quá sức con người.
Sống trong khung cảnh thiên nhiên hùng vĩ nhưng cũng cực kỳ khắc nghiệt, từ thuở xa

xưa người Nhật đã tin rằng ngoài cuộc sống của họ, những tồn tại mà họ có thể cảm nhận
trực tiếp bằng giác quan, cịn có cuộc sống của vơ số các vị thần. Khi họ có một vụ mùa
bội thu, họ cảm thấy rằng được các vị thần ưu đãi. Tuy nhiên, khi họ phải đối mặt với sức
mạnh siêu nhiên của thiên nhiên như mưa lớn, động đất, hạn hán, lũ lụt, tuyết rơi dày, hoặc
một trận lở đất, họ cảm thấy các vị thần đang cuồng nộ.
Các tác phẩm kinh điển của Nhật Bản chẳng hạn như Kojiki〈Cổ Sự Ký 古事記〉,
Nihon shoki〈Nhật Bản Thư Kỷ 日本書紀〉 cũng chứa những huyền thoại và truyền
thuyết liên quan đến cái gọi là 8 triệu vị thần Nhật Bản (Yao Yorozu no kami 八百万の神).
Đây là một cụm từ cổ trong tiếng Nhật được sử dụng để chỉ con số lớn đến mức gần như
vô hạn, không thể đếm được, chứ không phải là một con số cụ thể 8 triệu vị thần. Các vị
thần Nhật Bản (kami) đã được xem như tràn ngập thế giới tự nhiên. Cây cối, núi, sơng và
đá có hình dáng độc đáo hoặc gây ấn tượng mạnh, tất cả đều có thể được coi là kami. Điều
thú vị là các vị thần trong Thần đạo khơng có đặc điểm nhân hình cho đến khi Phật giáo
xuất hiện. Dân làng thiết lập các khu vực linh thiêng trong các lùm cây để chào đón họ từ
trên núi xuống và tổ chức các nghi lễ và lễ hội đặc biệt. Các lễ hội ở Nhật Bản đã trở thành
một phương tiện để xoa dịu các kami và gây thiện cảm cho họ. Chẳng hạn như Lễ hội Gion (祇園祭) ở Kyoto hàng năm là lễ hội được nhiều người biết đến. Những người tham gia
lễ hội đẩy những chiếc xe, chiếc kiệu (được coi là nơi trú ngụ của các vị thần) trang hoàng
lộng lẫy diễu hành khắp nơi để cầu mong các vị thần ban phúc.
Các vị thần địa phương ở Nhật Bản thì khơng có vị thần nào tồn năng. Mỗi vị thần có
một chức năng tâm linh chuyên biệt của mình. Ngồi ra, các vị thần thậm chí có thể tạo

18


thành một nhóm và được thờ cúng chung. Chẳng hạn như Thất Phúc Thần – một tập hợp
bảy vị thần may mắn được đề cập đến trong luận văn.
Tín ngưỡng cầu thần may mắn (Phúc Thần 福の神) là một nét văn hóa tín ngưỡng rất
phổ biến ở từ xưa và nay. Từ xa xưa, hạnh phúc là niềm mơ ước của tất cả mọi người. Tuy
nhiên, ý nghĩa của hạnh phúc ở mỗi người là khác nhau, và vì thế, nội dung theo đuổi hạnh
phúc của mỗi người cũng khác nhau đáng kể. Có lẽ đối với người giàu, hạnh phúc là khi

theo đuổi sự thăng tiến trong xã hội, cịn đối với người nghèo, có được thức ăn và tiền bạc
là điều hạnh phúc hơn bất cứ điều gì khác. Người nơng dân thì cầu xin thần linh phù hộ
cho mưa thuận gió hịa, mùa màng tốt tươi, hay các thương gia thì cầu xin tài lộc, sức khỏe,
kinh doanh phát đạt… Vì vậy, xuất phát từ nhu cầu muốn thoát khỏi giai đoạn hiện tại
hoặc muốn đạt được một mục tiêu nào đó xa hơn, hoặc đơn thuần là chỉ cầu xin loại bỏ
điềm xấu, tín ngưỡng thờ Phúc Thần cho phép con người cầu hạnh phúc, may mắn đã ra
đời.
Những điều mà con người cầu nguyện với các vị thần khác nhau cũng khác nhau,
nhưng dù là gì đi nữa thì đều nhằm mục đích cầu may. Hầu hết các thần được thờ cúng
trong tín ngưỡng dân gian Nhật Bản đều là Phúc Thần ban phát giàu sang, may mắn, hạnh
phúc. Điều đó đã trở thành một đặc trưng, mang đậm chất dân gian, lan rộng từ nông dân,
ngư dân, tiều phu...Từ những người thường xuyên tiếp xúc với thiên nhiên đến những
thương gia thành thị. Tựu chung, thần được gắn cho nhiệm vụ bảo trợ cho lợi ích vật chất
cũng như tinh thần.
Có nhiều cách để phân loại thần ở Nhật. Tuy nhiên, để phục vụ cho mục đích nghiên
cứu, luận văn chỉ phân loại hai loại thần chính: Thần địa phương và thần nước ngồi.
Nghĩa là phân loại theo nguồn gốc xuất xứ của vị thần. Như vậy có thể thấy rõ: một bên là
các vị thần nước ngoài (bao gồm cả Phật) và một bên là các vị thần địa phương ở Nhật Bản
(Kami).
1.3.2. Bối cảnh trước khi các vị thần nước ngoài du nhập vào Nhật Bản
Trước khi Phật giáo cũng như các tơn giáo nước ngồi khác du nhập vào Nhật Bản thì
tại bản địa, đã xác lập được tín ngưỡng địa phương lâu đời. Trong thời kỳ cổ đại, Thần đạo
lúc này thực chất chỉ là một tập hợp các tín ngưỡng dân gian khơng thống nhất (tín ngưỡng

19


thờ cúng tổ tiên, thờ cúng thiên nhiên, thờ cúng động thực vật, tín ngưỡng phồn thực…) và
được quy định bởi những kinh nghiệm lịch sử của người Nhật Bản ngay từ những buổi đầu
dựng nước. Tương tự như trường hợp các vị thần, người Nhật cổ ban đầu cũng khơng đặt

tên cho tín ngưỡng bản địa của họ. Tập hợp tín ngưỡng đó thường được gọi đơn giản,
chung chung bằng cụm từ “Tín ngưỡng thờ thần” (Jingi Shinko 神祇信仰), sau này mới
gọi là Thần đạo. Khái niệm “Thần đạo” (Shinto 神道) có rất nhiều cách giải thích khác
nhau. Từ Thần đạo được tạo ra bằng cách ghép hai chữ Hán là Shin 神 (là các vị thần, là
quyền năng siêu nhiên, năng lực huyền bí, thần thánh) và To 神 (con đường, đạo lý).
Shinto được hiểu là “Con đường của Thần” (Picken, 1994, trang 21). Trong lịch sử, một
trong những sự kiện quan trọng đối với Thần đạo là sự du nhập Phật giáo vào thế kỷ thứ 6
(khoảng năm 538 A.D.). Kể từ đó về sau, từ Thần đạo (Shinto) đã được sử dụng để phân
biệt tín ngưỡng truyền thống của Nhật Bản với Phật giáo.
Như vậy, tên gọi Thần đạo (Shinto) chỉ thực sự chính thức ra đời sau khi xuất hiện Phật
giáo trên lãnh thổ Nhật Bản.
Thần đạo có xuất phát điểm từ xã hội nơng nghiệp, có nguồn gốc dân dã, nhưng đã phát
triển thành tơn giáo, sau này cịn là quốc giáo của Nhật Bản. Tuy rằng, các nhà lãnh đạo
chính phủ Nhật Bản lợi dụng Thần đạo để hợp pháp hóa cuộc chiến tranh của Nhật Bản ở
Thái Bình Dương (1937-1945), các nhà nghiên cứu đều đồng ý rằng trong phần lớn lịch sử
của nó, Thần đạo là một tơn giáo gắn liền với tự nhiên, nông nghiệp và cộng đồng địa
phương. (Watt, 2003)
Trước thời hiện đại, Thần đạo khơng có học thuyết hay giáo chủ riêng biệt và chỉ được
đánh giá là một phần “mờ nhạt” (phần mở rộng) của Phật giáo (Schumacher, 2017). Tuy
Thần đạo khơng có người sáng lập, khơng có kinh sách thiêng liêng chính thức theo nghĩa
chặt chẽ, nhưng nó đã bảo tồn niềm tin hướng dẫn của mình trong suốt nhiều thời đại. Do
vậy, Thần đạo đã được truyền đi thông qua các nghi lễ cộng đồng. Mục tiêu của các nghi
lễ là để duy trì và khơi phục sự hài hịa giữa thiên nhiên, con người và các vị thần mà
người Nhật ban đầu dường như đã lấy làm chuẩn mực.

20


Thần đạo (Shinto) - có tên gọi khác là kami-no-michi, cịn được định nghĩa như là một
tơn giáo tập trung vào hành động, chủ yếu là việc thực hành các lễ nghi một cách siêng

năng để tạo lập mối liên hệ giữa Nhật Bản ngày nay và cội rễ cổ đại của mình. (Williams,
Bhar, & Marty, 2004, trang 4). Thần đạo bao gồm các thực hành tôn giáo truyền thống của
Nhật Bản cũng như các niềm tin và thái độ sống phù hợp với các thực hành này. Thần đạo
được quan sát dễ dàng hơn trong đời sống xã hội của người dân Nhật Bản và trong các
động cơ cá nhân của họ hơn là trong một khuôn mẫu của niềm tin hay triết học chính thức.
Nó vẫn kết nối chặt chẽ với hệ thống giá trị Nhật Bản và cách suy nghĩ và hành động của
người Nhật.
Trong suốt lịch sử tồn tại dù trải qua bao thăng trầm, biến đổi, đến nay Thần đạo vẫn
ln chiếm một vị trí quan trọng trong đời sống người dân, từ lời ăn tiếng nói tới những
hoạt động quan trọng như nghi lễ cầu may mắn, bình an. Thần đạo khơng chỉ đơn thuần là
một tơn giáo mà cịn chứa cả tư tưởng, niềm tin cũng như tập tục Nhật Bản. Điều này thể
hiện cái nhìn bao dung và cởi mở của Thần đạo, đón nhận các tơn giáo khác như Phật giáo
hay Nho giáo, Đạo giáo… để cùng phát triển. Thần đạo có mối quan hệ sâu sắc với cuộc
sống người Nhật như “một hệ thống giá trị thiết yếu và một cách suy nghĩ hơn là thần học
hay triết học” (Kazuya, 2003). Nói cách khác đó là tín ngưỡng nhằm có được lợi lộc ở
ngay thế giới hiện tại này chứ khơng đi tìm hạnh phúc ở thế giới sau khi chết như Phật
giáo hay Thiên chúa giáo…
1.3.3. Bối cảnh sau khi các vị thần nước ngoài du nhập vào Nhật Bản
Vì sáu vị thần nước ngồi trong Thất Phúc Thần xuất thân từ Phật giáo, Đạo giáo… rồi
sau đó mới gia nhập vào Thần đạo cho nên không thể không nói đến các tơn giáo nền tảng
này. Có thể nhận định rằng Thần đạo không phải là một sáng tạo thuần túy bản địa mà là
một tôn giáo được phát triển trên cơ sở tín ngưỡng vốn có của Nhật Bản và chịu ảnh hưởng
từ nhiều tư tưởng ngoại lai như Phật giáo, Nho giáo, Đạo giáo…
Thời kỳ Nara (710–794) và Heian (794–1185) ở Nhật Bản là thời kỳ hoàng kim của sự
giao lưu văn hóa của Nhật Bản với triều đại nhà Tùy-Đường ở Trung Hoa. Vào thời điểm
này, nhiều phái đoàn Nhật Bản được phái cử đi sứ sang Trung Hoa. Để rồi sau đó từ Trung
Hoa, các tác phẩm kinh điển của Đạo giáo, niềm tin về khả năng trường sinh của con

21



người, niềm tin vào thần bất tử, thuật giả kim… đã được du nhập vào Nhật Bản với số
lượng lớn như những trào lưu, thị hiếu của xã hội bản địa thời kỳ này.
Ảnh hưởng rộng rãi và sâu rộng của Đạo giáo có thể được nhìn thấy trong nhiều lĩnh
vực của xã hội Nhật Bản như văn học, tôn giáo, y học... Chẳng hạn như mong muốn về sự
trường thọ của thiên hoàng Nhật Bản bắt nguồn từ Đạo giáo của Trung Hoa. Hồng gia
chú trọng màu tím cũng bị ảnh hưởng bởi Đạo giáo. Bói tốn cũng xuất phát từ Đạo giáo.
(Sueki, 2011, trang 18). Có tới 70% nghi lễ của Thần đạo hiện đại được lấy từ Đạo giáo.
2

Lễ hội hàng trăm năm Shichigosan với các con số 7-5-3 may mắn (七五三) cũng từ Đạo
giáo. Hay thậm chí là Mitsu domoe, biểu tượng của Thần đạo, bắt nguồn từ bộ ba Đạo giáo
gồm Thiên, Địa và Nhân.
Nho giáo được cho là đã đến Nhật Bản vào thế kỷ thứ 5 sau công nguyên, và vào thế kỷ
thứ 7 đã phổ biến khắp Nhật Bản cùng với Đạo giáo và triết lý âm dương. Tất cả những
điều này đã kích thích sự phát triển của các giáo lý đạo đức Thần đạo. Với sự tập trung dần
quyền lực chính trị, Thần đạo cũng bắt đầu phát triển thành một giáo phái quốc gia. Thần
thoại của các thị tộc khác nhau trên toàn nước Nhật, vốn dĩ rải rác, manh mún, nay được
kết hợp và tổ chức lại thành thần thoại toàn Nhật Bản với Hoàng gia là trung tâm. Các
kami của Hoàng gia và các kami của gia tộc mạnh mẽ nhất trở thành kami chung của cả
dân tộc Nhật Bản. Một thần thoại ban đầu được phát triển bởi gia tộc hàng đầu của thế kỷ
thứ 6-7, gia tộc Yamato, sau này được gọi là Hoàng tộc, cho rằng thủ lĩnh của gia tộc là
hậu duệ của vị thần bảo vệ họ, nữ thần mặt trời Amaterasu (天照).
Phật giáo là một công cụ mà giai cấp thống trị sử dụng để đảm bảo quyền lực và uy tín
của mình. Thần đạo và Phật giáo bắt đầu chiếm lĩnh những không gian khác nhau trong
đời sống tôn giáo Nhật Bản. Những yếu tố Phật giáo mờ nhạt khi được đưa vào Nhật Bản
từ thế kỉ thứ 6 đã bắt đầu phát triển mạnh mẽ. Phật giáo thời Nara (710–794), nhận được
nhiều ưu đãi từ giới cầm quyền, trở thành tín ngưỡng của nhà nước và rất được ưa chuộng,
tuy vậy, tơn giáo nước ngồi này cũng khơng bài trừ Tín ngưỡng thờ thần địa phương mà
cùng tương hỗ phát triển. Phật giáo với thuyết Luân hồi, cõi Niết bàn… khiến người Nhật

Shichi-go-san là dịp lễ nhằm kỷ niệm sự phát triển khỏe mạnh của trẻ ở các mốc tuổi nhất định(7 tuổi, 5 tuổi, 3 tuổi)
và cầu nguyện cho sự bình an lâu dài.
2

22


có niềm tin tích cực vào việc được giải thốt khỏi nỗi khổ sau khi chết. Từ thời kỳ này,
người Nhật đã có khuynh hướng thờ cả Thần địa phương lẫn Phật. Họ thờ Thần để được
may mắn, chở che trong đời sống thực tại. Họ thờ Phật để được thoát khỏi khổ đau, được
lên cõi Niết bàn sau khi chết.
Truyền thống tôn giáo ở Nhật Bản thể hiện rõ rệt nhất chủ yếu ở quan hệ cộng sinh
giữa Thần đạo và Phật giáo, hai tín ngưỡng chính mà người Nhật thường thực hành đồng
thời. Về bản chất, Thần đạo là tâm linh của thế giới này và cuộc sống này, trong khi Phật
giáo quan tâm đến linh hồn và thế giới bên kia. Có thể thấy rằng nhiều người Nhật ngồi
việc tin vào bói tốn bắt nguồn từ triết lý Âm Dương của Đạo giáo thì thường đến đền thờ
Thần đạo vào dịp năm mới. Để kỷ niệm một ngày sinh, hoặc cầu cho mùa màng bội thu,
người Nhật chuyển sang Thần đạo. Lễ cưới thì thường theo phong cách Thần đạo và người
Nhật tuyên bố lời thề trong đám cưới của họ với các vị thần trong đền thờ Thần đạo. Tang
lễ thường là theo các nghi lễ Phật giáo, được tiến hành bởi các nhà sư Phật giáo. Trong lịch
sử cũng như hiện tại, Thần đạo và Phật giáo chia sẻ các chức năng phục vụ cho đời sống
tâm linh của người Nhật và có thể nói rằng cả hai kết hợp với nhau để tạo ra một khái niệm
tôn giáo duy nhất. Như vậy, từ một cách nhìn khác, tự nhiên hơn khi cho rằng ở Nhật Bản,
một tôn giáo đã được tạo ra thông qua sự kết hợp hài hòa giữa Thần đạo và Phật giáo hơn
là coi hai tôn giáo tồn tại riêng biệt. Có thể nói mối quan hệ đặc biệt giữa hai tôn giáo một của địa phương (Thần đạo) và một của nước ngồi (Phật giáo) là cộng sinh bởi vì kết
cấu trong mối quan hệ này cũng có lợi cho cả phía Phật giáo và phía tín ngưỡng thờ thần
địa phương. Phật giáo nhờ có mối quan hệ này mà có thể mở rộng thế lực trong xã hội thế
tục dựa trên việc đặt các vị thần bản địa của Nhật Bản dưới sự chi phối của mình. Nhờ
nhận được sự hỗ trợ của các vị thần địa phương mà ít phải chịu sự đề kháng mạnh mẽ của
xã hội Nhật Bản, Phật giáo dễ dàng thực hiện quá trình du nhập và bản địa hóa hơn. Về

phía tín ngưỡng thờ thần thì nhờ việc nhận sự bảo trợ của Phật giáo mà có thể xác lập được
vị trí riêng. Tín ngưỡng bản địa khơng bị Phật giáo (vốn rất mạnh vì liên kết với chính
quyền trung ương) triệt tiêu đi, mà “ngược lại nhờ có Phật giáo đã sinh ra sự tự ý thức
được về các vị thần trong tâm linh người Nhật” (Sueki, 2011, trang 22). Quan hệ này làm
cho truyền thống tôn giáo Nhật Bản tạo thành một thể thống nhất, vừa có tính trên dưới,

23


×