MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU..........................................................................................................2
PHẦN 1: TÓM TẮT NỘI DUNG VỤ VIỆC.........................................................3
1. Căn cứ tiếp nhận vụ việc.....................................................................................3
2. Luật sư hướng dẫn..............................................................................................3
3. Tóm tắt nội dung vụ việc....................................................................................3
4. Yêu cầu của Khách hàng.....................................................................................4
5. Phạm vi công việc được Luật sư hướng dẫn phân công.....................................4
PHẦN 2: PHƯƠNG ÁN GIẢI QUYẾT VỤ VIỆC...............................................5
1. Căn cứ pháp luật để giải quyết vụ việc...............................................................5
a. Pháp luật nội dung:.........................................................................................5
b. Pháp luật tố tụng:............................................................................................6
2. Nội dung bản chất vụ việc của Khách hàng và các quan hệ pháp lý chính mà
Luật sư cần phải giải quyết đối với vụ việc đó.......................................................8
3. Tóm tắt hướng tư vấn, quan điểm bảo vệ quyền lợi cho Khách hàng tại Toà án
.................................................................................................................................9
a. Tóm tắt hướng tư vấn.......................................................................................9
b. Tóm tắt hướng tư vấn, quan điểm bảo vệ quyền lợi cho Khách hàng...........10
PHẦN 3: KẾT QUẢ THỰC HIỆN VỤ VIỆC.....................................................10
PHẦN 4: BÀI HỌC KINH NGHIỆM, KIẾN NGHỊ, ĐỀ XUẤT......................11
1. Bài học kinh nghiệm, các kiến nghị, đề xuất về các vấn đề liên quan đến đề tài
mà người tập sự chọn để đăng ký kiểm tra thực hành..........................................11
2. Bài học kinh nghiệm, kiến nghị, đề xuất chung đối với quá trình tập sự.........14
PHẦN 5: VĂN BẢN TƯ VẤN..............................................................................15
PHẦN 6: XÁC NHẬN CỦA LUẬT SƯ HƯỚNG DẪN VÀ TỔ CHỨC HÀNH
NGHỀ LUẬT SƯ...................................................................................................22
PHẦN 7: DANH MỤC TÀI LIỆU ĐÍNH KÈM..................................................23
1
LỜI NĨI ĐẦU
Tơi tên ......................................, là Người tập sự hành nghề luật sư
tại .................................... - Đoàn Luật sư ..................................
Trong quá trình tập sự hành nghề Luật sư tại ........................................, tơi đã
được Luật sư ................................. tận tình hướng dẫn thực hiện các công việc
chuyên môn nghề nghiệp Luật sư, gồm: Giao tiếp với khách hàng, soạn thảo các
văn bản tư vấn, soạn thảo đơn khởi kiện, thu thập tài liệu chứng cứ để nộp kèm đơn
khởi kiện, soạn thảo bản luận cứ bào chữa, bảo vệ cho khách hàng,... Ngoài ra Luật
sư .......................................... cịn hướng dẫn tơi về các nội dung liên quan đến Quy
tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư, tạo điều kiện cho tôi được tiếp cận,
nghiên cứu hồ sơ vụ việc dân sự, vụ án hình sự, tham gia thảo luận, đưa ra quan
điểm của mình và tranh luận với các đồng nghiệp để tìm ra phương án giải quyết.
Tuy thời gian tập sự không nhiều, nhưng tôi học hỏi được rất nhiều kinh
nghiệm quý báu từ Luật sư hướng dẫn và các đồng nghiệp làm việc
ở ......................... Nhờ quá trình tập sự hành nghề Luật sư mà tơi nhận thấy mình tự
tin hơn, học hỏi được nhiều kỹ năng hành nghề, làm việc hiệu quả hơn.
Do kinh nghiệm thực tế của tôi về lĩnh vực ly hơn chưa nhiều, nên chắc chắn
sẽ có thiếu sót trong Hồ sơ kiểm tra thực hành này; vì vậy rất mong nhận được sự
góp ý, chỉ dẫn của Quý thầy cô trong Hội đồng Kiểm tra kết quả Tập sự hành nghề
Luật sư khu vực ..................., Đoàn luật sư .......................................
Tôi xin trân trọng cảm ơn Hội đồng Kiểm tra kết quả Tập sự hành nghề Luật
sư Khu vực ....................., Đồn Luật sư ................................. và Văn phịng Luật
sư ............................... đã tạo điều kiện cho tôi tham dự đợt kiểm tra hết tập sự hành
nghề luật sư lần này.
Xin cảm ơn Luật sư ............................ đã tận tâm hướng dẫn, góp ý cho tôi
thực hiện hồ sơ kiểm tra thực hành này; cảm ơn các anh, các chị, các bạn đồng
nghiệp làm việc ở Văn phòng Luật sư .................................. đã hỗ trợ, giúp đỡ cho
tơi trong suốt q trình tập sự.
Trân trọng./.
2
PHẦN 1: TÓM TẮT NỘI DUNG VỤ VIỆC
1. Căn cứ tiếp nhận vụ việc
Khách hàng Vũ T H (sau đây gọi tắt là “Khách hàng” hoặc “ông T H”) tiếp
xúc Văn phòng Luật sư .......................... (sau đây gọi tắt là “VPLS”) thông qua sự
giới thiệu của các khách hàng trước đó đã được tư vấn tại VPLS và hài lịng với
chất lượng dịch vụ pháp lý mà VPLS cung cấp.
Buổi đầu tiên làm việc là lúc 9 giờ 15 phút ngày 11/7/2022, Khách hàng đến
trực tiếp VPLS đề nghị được tư vấn thực hiện thủ tục ly hôn đơn phương với bà
Nguyễn Thị P L (sau đây gọi tắt là “bà P L”).
Sau khi tiếp nhận yêu cầu của Khách hàng, tư vấn về quy định pháp luật điều
chỉnh, trình tự thủ tục thực hiện, tư vấn chi tiết các công việc mà Luật sư sẽ thực
hiện, Khách hàng đồng ý với nội dung và mức phí Hợp đồng dịch vụ pháp lý, Hai
bên chính thức gặp nhau, bàn giao hồ sơ và ký kết Hợp đồng vào ngày 18/7/2022.
2. Luật sư hướng dẫn
Luật sư trực tiếp tư vấn và thực hiện Hợp đồng dịch vụ pháp lý đã ký với
Khách hàng là Luật sư hướng dẫn cho người tập sự:
Luật sư .................................. Thẻ luật sư số: ....................... do Liên đồn
Luật sư Việt Nam cấp ngày ..../..../20.....
3. Tóm tắt nội dung vụ việc
Ơng T H (sinh năm 1990) kết hơn với bà P L (sinh năm 1990) vào ngày
19/01/2016 tại Uỷ ban nhân dân phường Bình Hưng Hồ, quận Bình Tân, Thành
phố Hồ Chí Minh, theo Giấy chứng nhận kết hôn số 3.
Sau khi kết hôn, hai bên chung sống tại số XXX đường Tân Kỳ Tân Quý,
phường Bình Hưng Hồ, quận Bình Tân, Thành phố Hồ Chí Minh (sống cùng với
gia đình bà P L).
Trong thời kỳ hơn nhân, vợ chồng có 02 người con chung là Vũ A T (giới
tính nữ, sinh ngày 15/12/2016 và Vũ M H (giới tính nam, sinh ngày 29/02/2020).
Đến năm 2020, do tình hình dịch Covid-19 dẫn đến cuộc sống khó khăn, hai
bên bắt đầu phát sinh mâu thuẫn, cuộc sống vợ chồng luôn luôn căng thẳng, thường
xuyên cãi vã, cộng với việc ông T H sống cùng gia đình vợ, bị xem là “ở rể” và
không nhận được sự tôn trọng của gia đình vợ, khiến cả hai khơng thể hàn gắn mối
quan hệ vợ chồng. Do đó, hai bên đã quyết định sống ly thân từ tháng 04/2020, ông
T H chuyển ra sống riêng tại số XXX đường Quang Trung, Phường 11, quận Gị
Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh, cả hai con chung vẫn sống cùng mẹ.
3
Vì khơng thể hàn gắn mối quan hệ vợ chồng, ông T H thoả thuận với bà P L
để ly hơn đồng thuận tại Tồ án, tuy nhiên, bà P L theo đạo Công giáo nên không
đồng ý ly hôn. Ông T H đang vướng mắc về việc ly hôn khơng được sự đồng ý của
vợ có thực hiện được hay không, quyền nuôi con chung và cấp dưỡng sẽ được Toà
án xử lý như thế nào, Toà án nào có thẩm quyền giải quyết và trình tự thủ tục cần
thực hiện, hồ sơ cần cung cấp.
Ông T H quyết định tìm đến VPLS để được Luật sư tư vấn quy định pháp
luật có liên quan, soạn thảo tất cả các văn bản cần thiết, tư vấn trình tự thủ tục từng
bước để ly hôn đơn phương với bà P L tại Tồ án nhân dân có thẩm quyền.
4. u cầu của Khách hàng
Ơng T H có các u cầu cụ thể như sau:
- Thứ nhất, thực hiện thủ tục ly hôn đơn phương với bà P L;
- Thứ hai, nhường tồn bộ quyền ni 02 con chung cho bà P L bởi vì con
vẫn ở cùng mẹ, được mẹ chăm sóc tốt sau khi hai bên ly thân;
- Thứ ba, ông T H cấp dưỡng nuôi con với tổng số tiền 15.000.000 đồng/1
tháng (mười lăm triệu đồng mỗi tháng);
- Thứ tư, ơng T H có nguyện vọng Luật sư giữ vai trò tư vấn, soạn thảo văn
bản, hướng dẫn từng bước cho ông tham gia các phiên làm việc, phiên tồ
xét xử, khơng trực tiếp tham gia tố tụng, bảo vệ ơng T H tại phiên tồ để
giảm phí dịch vụ pháp lý (vì ơng T H khơng tranh chấp quyền nuôi con,
không tranh chấp tài sản chung) và giữ bí mật về việc ơng T H th luật
sư với nhà vợ để tránh sự căng thẳng với bà P L.
5. Phạm vi công việc được Luật sư hướng dẫn phân công
Người tập sự được Luật sư hướng dẫn phân công thực hiện các công việc
sau:
- Nghiên cứu danh mục hồ sơ cần chuẩn bị để nộp Toà án, kiểm tra các hồ
sơ mà Khách hàng cung cấp đã đủ hay chưa, lên phương án để hướng dẫn
khách hàng thu thập hồ sơ còn thiếu và báo cáo lại cho Luật sư hướng
dẫn;
- Nghiên cứu Toà án nhân dân có thẩm quyền giải quyết;
- Soạn thảo Thư tư vấn pháp lý cho Khách hàng, trình Luật sư hướng dẫn
xem xét, điều chỉnh;
- Soạn thảo Đơn ly hôn, Bản tường trình, Đơn u cầu khơng hồ giải tại
trung tâm hồ giải, Bản tự khai theo quy định của pháp luật và thơng tin
Khách hàng cung cấp, trình Luật sư hướng dẫn xem xét, điều chỉnh;
4
- Cùng Luật sư và Khách hàng trực tiếp đi nộp đơn và tài liệu chứng cứ
kèm theo, nhận kết quả xử lý đơn, đóng tạm ứng án phí, nộp biên lai thu
tạm ứng án phí cho Tồ án;
- Lên kế hoạch, soạn thảo các văn bản để Khách hàng làm việc với Toà án
trong các phiên làm việc, phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công
khai chứng cứ và hịa giải, Phiên tồ xét xử vụ án dân sự (bản tự khai, bản
tự bảo vệ tại phiên toà).
PHẦN 2: PHƯƠNG ÁN GIẢI QUYẾT VỤ VIỆC
1. Căn cứ pháp luật để giải quyết vụ việc
a. Pháp luật nội dung:
Hai bên kết hơn năm 2016, do đó Luật Hơn nhân và Gia đình số
52/2014/QH13 ngày 19/6/2014 (gọi tắt là “Luật HNGĐ”) được áp dụng để giải
quyết quan hệ hôn nhân giữa ông T H và bà P L (theo Điều 1 và Điều 132 Luật
HNGĐ);
Hai bên kết hôn hợp pháp, đủ điều kiện kết hôn theo Điều 8 Luật HNGĐ,
không vi phạm điều cấm tại khoản 2 Điều 5 Luật HNGĐ, có đăng ký kết hơn tại cơ
quan Nhà nước có thẩm quyền, do đó khi có đơn yêu cầu thì Tồ án thụ lý giải
quyết u cầu ly hôn (khoản 1 Điều 53 Luật HNGĐ);
Căn cứ ly hôn: Một bên vợ/chồng có u cầu ly hơn thì Tồ án giải quyết
cho ly hơn nếu hồ giải cho hai bên đồn tụ khơng thành và “có căn cứ về việc vợ,
chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của
vợ, chồng làm cho hơn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung khơng
thể kéo dài, mục đích của hơn nhân không đạt được” (khoản 1 Điều 56 Luật
HNGĐ). Ở đây việc hai bên đã thường xuyên cãi vã, mâu thuẫn trầm trọng dẫn đến
sống ly thân hơn hai năm và không thể hàn gắn để quay lại chung sống, mặt khác
một bên cũng đã có hành vi “ngoại tình” trong thời gian sống ly thân, có thể được
xem là vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng, làm cho hơn nhân
lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung khơng thể kéo dài, mục đích của hơn
nhân khơng đạt được.
Nghĩa vụ trực tiếp trơng nom, chăm sóc, ni dưỡng, giáo dục con sau khi ly
hôn: Căn cứ theo Điều 81 Luật HNGĐ, ông T H và bà P L đều có ý kiến tại Tồ án
về việc bà P L sẽ trực tiếp nuôi dưỡng cả hai con chung, cộng thêm việc con chung
vẫn được bà P L chăm sóc, giáo dục tốt kể từ khi hai bên ly thân, do đó Tồ án có
đủ căn cứ để giao cho bà P L có nghĩa vụ trực tiếp trơng nom, chăm sóc, ni
dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn, mặt khác do hai con chung đều chưa đủ 07 tuổi
nên Tồ án khơng bắt buộc phải xem xét nguyện vọng của người con (tuy nhiên
5
Tồ án vẫn phải thu thập các thơng tin cần thiết để bảo vệ quyền lợi về mọi mặt của
người con). Bà P L có quyền u cầu ơng T H cấp dưỡng nuôi con, không được cản
trở ông T H thăm nom con theo Điều 83 Luật HNGĐ.
Nghĩa vụ, quyền của cha, mẹ không trực tiếp nuôi con sau khi ly hơn: Ơng T
H khơng trực tiếp ni con sau ly hơn tuy nhiên vẫn có các quyền và nghĩa vụ theo
Điều 82 Luật HNGĐ, ông T H được quyền thăm nom con và có nghĩa vụ cấp
dưỡng ni con (hai bên đồng ý mức cấp dưỡng 15.000.000 đồng/1 tháng mà ông
T H đưa ra).
b. Pháp luật tố tụng:
Bộ luật Tố tụng dân sự số 92/2015/QH13 ngày 25/11/2015 (gọi tắt là
“BLTTDS”) được áp dụng để xác định Toà án có thẩm quyền và trình tự thủ tục để
giải quyết vụ việc tại Toà án, căn cứ theo Điều 1 BLTTDS (Phạm vi điều chỉnh),
khoản 1 Điều 28 BLTTDS (Tranh chấp về ly hôn, tranh chấp về nuôi con, chia tài
sản khi ly hôn; chia tài sản sau khi ly hơn là tranh chấp về hơn nhân và gia đình
thuộc thẩm quyền giải quyết của Toà án) và Điều 517 BLTTDS (về hiệu lực thi
hành).
Về Tồ án có thẩm quyền:
- Thẩm quyền theo cấp: Căn cứ theo điểm a khoản 1 Điều 35 BLTTDS,
Tịa án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm
vụ án dân sự này;
- Thẩm quyền theo lãnh thổ: Bị đơn là bà Nguyễn Thị P L hiện đang
thường trú tại số XXX đường Tân Kỳ Tân Quý, phường Bình Hưng Hồ,
quận Bình Tân, Thành phố Hồ Chí Minh, căn cứ theo điểm a khoản 1
Điều 39 BLTTDS, Toà án nhân dân nơi bị đơn cư trú có thẩm quyền giải
quyết theo thủ tục sơ thẩm.
Do đó, Tồ án nhân dân quận Bình Tân, Thành phố Hồ Chí Minh có thẩm
quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm vụ án dân sự tranh chấp ly hôn giữa ông T H
và bà P L.
Về trình tự, thủ tục giải quyết tại Tồ án:
- Đầu tiên, ông T H nộp hồ sơ khởi kiện trực tiếp tại Toà án, bao gồm:
Đơn khởi kiện về việc ly hôn;
Căn cước công dân của ông Vũ T H – bản sao chứng thực;
Giấy chứng nhận kết hơn bản trích lục tại UBND phường Bình Hưng
Hồ, quận Bình Tân, TP.HCM (bản chính do bà P L giữ và không hợp
tác cung cấp);
6
Giấy khai sinh của 02 con chung – bản trích lục tại UBND phường
Bình Hưng Hồ, quận Bình Tân, TP.HCM (bản chính do bà P L giữ và
khơng hợp tác cung cấp);
Bản tường trình về việc bà P L không hợp tác cung cấp căn cước công
dân, giấy chứng nhận kết hơn bản chính và giấy khai sinh con bản sao
chứng thực.
Đơn u cầu khơng hồ giải tại trung tâm hồ giải.
- Tiếp theo, Tịa án qua bộ phận tiếp nhận đơn phải nhận đơn khởi kiện do
người khởi kiện nộp trực tiếp và phải ghi vào sổ nhận đơn. Tịa án có trách nhiệm
cấp ngay giấy xác nhận đã nhận đơn cho người khởi kiện. Trong thời hạn 03 ngày
làm việc, kể từ ngày nhận được đơn khởi kiện, Chánh án Tịa án phân cơng một
Thẩm phán xem xét đơn khởi kiện. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày
được phân công, Thẩm phán phải xem xét đơn khởi kiện và có một trong các quyết
định theo khoản 3 Điều 191 BLTTDS (yêu cầu sửa đổi, bổ sung đơn khởi kiện;
Tiến hành thụ lý theo thủ tục thông thường hoặc rút gọn; Chuyển đơn khởi kiện cho
Tồ án có thẩm quyền nếu vụ việc khơng thuộc thẩm quyền giải quyết của Tồ án
khác; Trả lại đơn khởi kiện nếu vụ việc không thuộc thẩm quyền giải quyết của Toà
án). Đối với vụ việc này, Toà án đã tiến hành thụ lý theo thủ tục thông thường và
thông báo cho người khởi kiện biết để đến Tòa án làm thủ tục nộp tiền tạm ứng án
phí theo Điều 195 BLTTDS.
- Tiếp theo, ơng T H nhận thơng báo của Tồ án về việc nộp tiền tạm ứng án
phí (vụ việc này là tranh chấp về hơn nhân và gia đình khơng có giá ngạch, phải
đóng tạm ứng án phí 300.000 đồng theo Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14). Sau
khi nhận thông báo, trong thời hạn 07 ngày, ông T H phải nộp tiền tạm ứng án phí
cho Chi cục Thi hành án dân sự quận Bình Tân và nộp cho Tòa án biên lai thu tiền
tạm ứng án phí.
- Thẩm phán thụ lý vụ án sau khi ơng T H nộp cho Tòa án biên lai thu tiền
tạm ứng án phí và thơng báo bằng văn bản cho nguyên đơn, bị đơn, cơ quan, tổ
chức, cá nhân có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến việc giải quyết vụ án, cho Viện
kiểm sát cùng cấp về việc Tòa án đã thụ lý vụ án trong vòng 03 ngày làm việc kể từ
ngày thụ lý (khoản 1 Điều 196 BLTTDS). Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ
ngày thụ lý vụ án, Chánh án Tòa án quyết định phân công Thẩm phán giải quyết vụ
án (khoản 2 Điều 197 BLTTDS).
- Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được thơng báo, bà P L phải nộp
cho Tịa án văn bản ghi ý kiến của mình đối với yêu cầu của nguyên đơn và tài liệu,
chứng cứ kèm theo, yêu cầu phản tố (nếu có), trường hợp cần gia hạn thì phải có
7
đơn đề nghị gia hạn nêu rõ lý do và không được gia hạn quá 15 ngày (khoản 1 Điều
199 BLTTDS).
- Thẩm phán tiến hành mời ông T H, bà P L lên làm việc, gửi văn bản xác
minh đến Uỷ ban nhân dân, Cơng an phường Bình Hưng Hồ, quận Bình Tân,
TP.HCM để xác minh, thu thập chứng cứ, làm rõ những tình tiết khách quan của vụ
án.
- Thẩm phán tiến hành mở phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, cơng
khai chứng cứ và hịa giải theo Điều 208, 209, 210, 211 BLTTDS.
- Do vụ án dân sự này ông T H và bà P L không thỏa thuận được với nhau về
các vấn đề phải giải quyết, Thẩm phán phải ra quyết định đưa vụ án ra xét xử.
- Toà án mở phiên toà sơ thẩm để xét xử vụ án dân sự, tại phiên toà, ơng T H
và bà P L đều có mặt. Tồ án thực hiện đầy đủ các thủ tục theo Mục 2, 3 và 4,
Chương XIV BLTTDS.
- Hội đồng xét xử tuyên chấp nhận yêu cầu ly hôn của ông Vũ T H đối với bà
Nguyễn Thị P L, giao 02 con chung cho bà Nguyễn Thị P L được trực tiếp ni
dưỡng, chăm sóc. Ơng Vũ T H có nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi mỗi con chung mỗi
tháng là 7.500.000 đồng, tổng cộng cấp dưỡng nuôi 02 con chung là 15.000.000
đồng mỗi tháng, bắt đầu cấp dưỡng vào ngày 01/6/2023, hàng tháng thực hiện việc
cấp dưỡng vào ngày 01 (dương lịch) cho đến khi các con chung lần lượt trưởng
thành đủ 18 tuổi. Ơng Vũ T H có quyền và nghĩa vụ đến thăm nom, chăm sóc, giáo
dục con chung không ai được quyền cản trở.
- Cả ông Vũ T H và bà Nguyễn Thị P L đều không kháng cáo bản án sơ
thẩm, do đó bản án đã có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày tuyên án.
2. Nội dung bản chất vụ việc của Khách hàng và các quan hệ pháp lý
chính mà Luật sư cần phải giải quyết đối với vụ việc đó
Bản chất vụ việc là tranh chấp ly hôn giữa ông Vũ T H và bà Nguyễn Thị P
L, ông T H yêu cầu ly hơn cịn bà P L khơng đồng ý ly hơn, hai bên khơng có tranh
chấp về quyền, nghĩa vụ ni dưỡng, chăm sóc, giáo dục con chung, hai bên khơng
có tài sản chung và khơng có nợ chung trong thời kỳ hơn nhân.
Quan hệ pháp lý chính mà Luật sư cần phải giải quyết đối với vụ việc:
- Thứ nhất là quan hệ hôn nhân giữa ông T H và bà P L, hai bên kết hơn hồn
tồn tự nguyện và có đăng ký kết hơn tại UBND có thẩm quyền, do đó hơn nhân
hợp pháp. Trường hợp một bên có u cầu ly hơn thì Tồ án giải quyết cho ly hôn
theo quy định pháp luật;
8
- Thứ hai là quyền, nghĩa vụ của cha, mẹ đối với con sau ly hôn: Tuy Khách
hàng không yêu cầu được trực tiếp ni con nhưng vẫn có những quyền và nghĩa
vụ khác đối với con theo Điều 82 Luật Hơn nhân và Gia đình năm 2014, cụ thể:
“cha, mẹ khơng trực tiếp ni con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con” và “sau khi ly
hôn, người không trực tiếp ni con có quyền, nghĩa vụ thăm nom con mà không ai
được cản trở”. Mặt khác, Khách hàng cũng có quyền nộp đơn khởi kiện yêu cầu
thay đổi người trực tiếp nuôi con căn cứ theo Điều 84 Luật Hơn nhân và Gia đình
năm 2014.
3. Tóm tắt hướng tư vấn, quan điểm bảo vệ quyền lợi cho Khách hàng
tại Tồ án
a. Tóm tắt hướng tư vấn
Đầu tiên, do bị đơn khơng hợp tác trong q trình ly hơn, khơng đồng ý ký
đơn ly hôn và không cung cấp Giấy chứng nhận kết hôn, căn cước công dân, giấy
khai sinh con, do đó cần tư vấn cho Khách hàng thu thập đủ tài liệu chứng cứ nộp
kèm đơn Khởi kiện, bao gồm:
- Tư vấn, soạn thảo văn bản cho Khách hàng thực hiện trích lục Giấy chứng
nhận kết hơn và Giấy khai sinh con tại Uỷ ban nhân dân phường Bình Hưng Hồ,
quận Bình Tân, TP.HCM;
- Tư vấn Khách hàng photo ảnh chụp căn cước công dân của bị đơn;
- Tư vấn, hướng dẫn Khách hàng sao y căn cước công dân của Khách hàng.
Tiếp theo, cần tư vấn Khách hàng soạn thảo Đơn khởi kiện về việc ly hôn,
Bản tường trình đối với các hồ sơ tài liệu mà bị đơn khơng cung cấp, Đơn đề nghị
Tồ án hỗ trợ thu thập tài liệu chứng cứ, Đơn yêu cầu khơng hồ giải tại trung tâm
hồ giải. Tư vấn Khách hàng từng bước nộp hồ sơ khởi kiện tại Toà án có thẩm
quyền, thực hiện thủ tục đóng tạm ứng án phí, có mặt tại Tồ án để tham gia các
phiên làm việc; phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, cơng khai chứng cứ và
hịa giải; phiên tồ xét xử vụ án dân sự.
Tư vấn Khách hàng phương án làm việc, cung cấp lời khai, tài liệu chứng cứ
cho Tồ án trong q trình giải quyết vụ án.
Tư vấn Khách hàng phương án trình bày, trả lời câu hỏi tại phiên toà sơ
thẩm.
Tư vấn, soạn thảo bản tự bảo vệ để Khách hàng đọc trong phiên toà sơ thẩm.
9
Tư vấn Khách hàng thủ tục nhận bản án đã sơ thẩm có hiệu lực pháp luật, thủ
tục cung cấp bản án tại Uỷ ban nhân dân để xin cấp Giấy xác nhận tình trạng hơn
nhân sau khi hồn tất thủ tục ly hôn.
Tư vấn Khách hàng thực hiện quyền thăm nom con sau khi ly hôn, nghĩa vụ
cấp dưỡng ni con theo Bản án đã có hiệu lực.
b. Tóm tắt hướng tư vấn, quan điểm bảo vệ quyền lợi cho Khách hàng
Về hồ sơ khởi kiện, trình tự, thủ tục tố tụng: Soạn thảo cho Khách hàng đầy
đủ đơn khởi kiện, bản tường trình thiếu hồ sơ do bị đơn không hợp tác cung cấp, tư
vấn cho Khách hàng thực hiện trích lục Giấy chứng nhận kết hơn và giấy khai sinh
con tại Uỷ ban nhân dân phường Bình Hưng Hồ, quận Bình Tân, Thành phố Hồ
Chí Minh. Tư vấn cho Khách hàng từng bước nộp đơn khởi kiện, đóng tạm ứng án
phí, tham gia các phiên làm việc, phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công
khai chứng cứ và hịa giải, phiên tồ.
Về quan hệ hơn nhân giữa Khách hàng và bà Nguyễn Thị P L: Ở đây việc hai
bên đã thường xuyên cãi vã, mâu thuẫn trầm trọng trong thời gian chung sống dẫn
đến sống ly thân hơn hai năm và không thể hàn gắn để quay lại chung sống, mặt
khác hai bên cũng đã có hành vi “ngoại tình” trong thời gian sống ly thân, có thể
được xem là vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng, làm cho hôn
nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung khơng thể kéo dài, mục đích
của hơn nhân khơng đạt được theo khoản 1 Điều 56 Luật HNGĐ, do đó có đủ căn
cứ để yêu cầu Toà án xử cho hai bên ly hôn.
Về quyền và nghĩa vụ đối với con chung sau khi ly hôn: Khách hàng mong
muốn bà Nguyễn Thị P L trực tiếp chăm sóc, ni dưỡng cả 02 con chung sau khi
ly hôn, Khách hàng đồng ý cấp dưỡng nuôi con với tổng số tiền 15.000.000 đồng
mỗi tháng, yêu cầu này là phù hợp với yêu cầu của bị đơn trong các buổi làm việc
tại Toà án và tại phiên tồ, mức cấp dưỡng ni con cũng phù hợp với thu nhập
hàng tháng của Khách hàng (sau khi trừ chi phí cấp dưỡng ni con, Khách hàng
vẫn cịn đủ chi phí để trang trải, duy trì cuộc sống), do đó có đủ căn cứ để yêu cầu
Hội đồng xét xử đồng ý. Mặt khác, bà P L không được cản trở ông T H thăm nom
con sau khi ly hôn, theo khoản 3 Điều 82 Luật HNGĐ.
Về tài sản chung, nợ chung và nghĩa vụ dân sự khác: Khách hàng và bà
Nguyễn Thị P L khơng có tài sản chung, nợ chung và nghĩa vụ dân sự khác trong
thời kỳ hơn nhân, do đó khơng u cầu Tồ án giải quyết.
10
PHẦN 3: KẾT QUẢ THỰC HIỆN VỤ VIỆC
Luật sư hướng dẫn đã phân công người tập sự thực hiện những công việc
sau:
- Cùng Luật sư hướng dẫn tiếp xúc, trao đổi với Khách hàng và soạn thảo
Hợp đồng dịch vụ pháp lý;
- Tra cứu văn bản quy phạm pháp luật, lên phương án bổ sung những tài liệu,
chứng cứ mà Khách hàng còn thiếu;
- Soạn thảo Đơn khởi kiện, Bản tường trình, Đơn đề nghị khơng hồ giải tại
trung tâm hoà giải, Bản tự khai cho Khách hàng;
- Xây dựng dự thảo Thư tư vấn cho Khách hàng nắm được tồn bộ quy trình,
thủ tục tố tụng tại Tồ án và phương án làm việc với Toà;
- Soạn thảo Luận cứ bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho Khách hàng.
Luật sư hướng dẫn đồng ý chấp nhận và tiếp nhận tồn bộ kết quả cơng việc
mà người tập sự đã giúp Luật sư hướng dẫn chuẩn bị. Bên cạnh đó, Luật sư hướng
dẫn đã góp ý để người tập sự chỉnh chu hơn về thể thức trình bày văn bản (theo
Nghị định 30/2020/NĐ-CP về công tác văn thư), Luật sư hướng dẫn cũng lưu ý
người tập sự một số điểm về cách hành văn để văn bản có bố cục rõ ràng, liền mạch
và dễ hiểu hơn. Về kiến thức chuyên môn và áp dụng quy định pháp luật để giải
quyết vụ việc, Luật sư hướng dẫn đồng ý với kết quả nghiên cứu, phương án giải
quyết vụ việc ly hơn của người tập sự (về trình tự thủ tục, tài liệu chứng cứ kèm
theo Đơn khởi kiện, phương án thu thập tài liệu chứng cứ còn thiếu, phương án xây
dựng Luận cứ bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho Khách hàng).
Kết quả mà Luật sư hướng dẫn đã thực hiện vụ việc đối với khách hàng: Văn
bản tư vấn được Khách hàng chấp nhận, hiểu rõ và thực hiện đúng theo ý kiến tư
vấn, Hồ sơ khởi kiện được Toà án thụ lý giải quyết, yêu cầu của Khách hàng được
Toà án chấp nhận toàn bộ.
PHẦN 4: BÀI HỌC KINH NGHIỆM, KIẾN NGHỊ, ĐỀ XUẤT
1. Bài học kinh nghiệm, các kiến nghị, đề xuất về các vấn đề liên quan
đến đề tài mà người tập sự chọn để đăng ký kiểm tra thực hành
Đối với hồ sơ vụ việc ly hôn giữa Khách hàng Vũ T H với vợ là bà Nguyễn
Thị P L, những khó khăn trong q trình thực hiện hồ sơ cũng chính những ưu
điểm mà người tập sự tâm đắc, giúp ích rất nhiều trong quá trình tập sự và hành
nghề sau này, cụ thể như:
11
- Đầu tiên là hồ sơ, tài liệu chứng cứ kèm theo Đơn khởi kiện: Do toàn bộ
giấy tờ, hồ sơ bản chính đều đã bị bà P L giữ và khơng cung cấp, Khách hàng chỉ
có duy nhất Căn cước công dân của Khách hàng. Để đủ tài liệu chứng cứ nộp cho
Toà án, người tập sự đã cùng Khách hàng đi gặp cơ quan Uỷ ban nhân dân, Cơng
an phường Bình Hưng Hồ, quận Bình Tân để xin trích lục Giấy chứng nhận kết
hơn, Giấy khai sinh con chung, Giấy xác nhận thông tin về cư trú.
- Thứ hai là trong q trình Khởi kiện tại Tồ án, bà P L theo đạo Công giáo
nên không đồng ý ly hơn, cũng khơng có mặt tại Tồ án theo thông báo, làm kéo
dài thời gian giải quyết vụ việc. Người tập sự đã được Luật sư hướng dẫn truyền
đạt các kinh nghiệm thực tế trong quá trình làm việc với Khách hàng, với Thẩm
phán, Thư ký toà án để có thể liên hệ, tác động tư tưởng để bị đơn đồng ý lên Toà
tham gia các buổi làm việc, phiên họp, phiên xử.
- Thứ ba là việc các cơ quan nhà nước tại địa phương chậm phản hồi các văn
bản xác minh của Tồ án cũng ảnh hưởng khơng nhỏ đến thời gian giải quyết vụ
án, thậm chí đơi lúc văn bản xác minh của Tồ án cịn bị thất lạc khi về đến địa
phương. Luật sư hướng dẫn đã giúp người tập sự rất nhiều trong quá trình làm việc
với Toà án, các cơ quan nhà nước tại địa phương để phần nào giải quyết các vấn đề
khó khăn này.
- Cuối cùng là về căn cứ ly hôn, việc hai bên thường xuyên cãi vã dẫn đến ly
thân trong một thời gian dài, khơng thể hồ giải để đoàn tụ được Hội đồng xét xử
đánh giá là “mâu thuẫn đã trầm trọng, khơng cịn khả năng để hàn gắn, đời sống
chung khơng thể kéo dài, mục đích hơn nhân không đạt được” và chấp nhận yêu
cầu ly hôn của nguyên đơn. Đây là cách đánh giá công tâm, phù hợp với quy định
tại Điều 56 Luật HNGĐ và giúp giải quyết rất nhiều các vụ ly hôn tương tự, khi
đương sự đã ly thân và khơng cịn có thể hoà giải để quay về chung sống.
Những tồn tại, hạn chế, bất cập đối với những vấn đề pháp lý, vấn đề thực
tiễn có liên quan đến đề tài mà thí sinh chọn làm bài kiểm tra thực hành:
- Vấn đề bất cập thứ nhất là yêu cầu đối với địa chỉ cư trú của người bị kiện:
Mặc dù nguyên đơn đã ghi đúng và đủ nội dung đơn khởi kiện, ghi cụ thể địa chỉ
cư trú hiện tại của bị đơn (trùng khớp với địa chỉ cư trú theo Giấy chứng nhận kết
hôn), tuy nhiên trên thực tế Tồ án vẫn u cầu cung cấp Căn cước cơng dân, giấy
xác nhận cư trú của bị đơn kèm theo Đơn khởi kiện, điều này gây rất nhiều khó
khăn cho ngun đơn vì khơng thể thu thập được. Phải đến khi ngun đơn có đơn
u cầu Tồ án hỗ trợ thu thập tài liệu chứng cứ thông qua việc xác minh địa chỉ cư
trú của bị đơn thì mới được Toà án gửi văn bản xác minh và đồng ý thụ lý vụ án
dân sự. Mặt khác khi Toà án gửi văn bản xác minh thì phía Cơng an địa phương trả
lời xác minh rất máy móc, chỉ trả lời theo hướng người đó có đăng ký tạm
12
trú/thường trú tại địa phương (theo như trong dữ liệu) hay không, chứ không thực
hiện trực tiếp kiểm tra việc cư trú thực tế tại địa chỉ mà Toà án cần xác minh.
- Vấn đề bất cập thứ hai là sự có mặt của bị đơn trong vụ án ly hơn: Mặc dù
BLTTDS đã quy định rõ trình tự, thủ tục giải quyết vắng mặt khi bị đơn đã được
triệu tập hợp lệ lần thứ hai nhưng vẫn vắng mặt, tuy nhiên Tồ án vẫn u cầu sự
có mặt của bị đơn trong vụ việc ly hơn (ít nhất 01 lần để thể hiện quan điểm tại Toà
án), nhất là đối với vụ việc ly hơn có con chung, Tồ án không thể tiến hành xét xử
và giao quyền nuôi con cho bị đơn trong trường hợp bị đơn vắng mặt tại tất cả các
phiên làm việc, phiên họp và phiên Toà.
- Vấn đề bất cập thứ ba là Toà án lấy ý kiến của Uỷ ban nhân dân địa phương
trong vụ việc ly hơn, về việc “vợ chồng có xảy ra mâu thuẫn khơng, địa phương có
giải quyết mâu thuẫn khơng”, trên thực tế tồn bộ các vụ việc ly hôn mà người tập
sự hỗ trợ Luật sư hướng dẫn, Uỷ ban nhân dân địa phương đều có văn bản trả lời là
không, điều này gần như không giúp gì được cho quá trình giải quyết vụ án.
Kiến nghị cách khắc phục các hạn chế, bất cập trên:
Về vấn đề địa chỉ cư trú của người bị kiện: Mặc dù tại điểm e khoản 1 Điều
192 BLTTDS có quy định về trường hợp được xem là người bị kiện “cố tình giấu
địa chỉ”, Điều 5 và Điều 6 Nghị quyết số 04/2017/NQ-HĐTP cũng có quy định về
cách xác định địa chỉ của người bị kiện, tuy nhiên những quy định này cũng chưa
đủ để giải quyết các vụ việc ly hơn hiện nay. Bởi vì trên thực tế có rất nhiều vụ việc
ly hôn mà không thể xác định được địa chỉ của bị đơn (ví dụ như: Vợ chồng cùng
địa chỉ thường trú, sau đó mâu thuẫn dẫn đến một bên chuyển ra nhà trọ sinh sống
mà không thơng báo địa chỉ mới cho bên cịn lại, cũng như không đăng ký tạm trú
tại địa chỉ mới; Hoặc bị đơn chuyển sang đăng ký tạm trú tại một nơi ở khác cách
rất xa so với địa chỉ cũ và yêu cầu Toà án chuyển thẩm quyền giải quyết qua Toà
án nơi cư trú mới của bị đơn để gây khó khăn cho ngun đơn trong q trình ly
hơn,...). Các quy định trên cũng chưa rõ ràng về quyền hạn/trách nhiệm của cơ
quan quản lý Nhà nước tại địa phương trong việc hỗ trợ Toà án xác minh địa chỉ
của đương sự. Do đó người tập sự kiến nghị hướng dẫn chi tiết hơn về cách xác
định địa chỉ của bị đơn trong các trường hợp này, cụ thể như sau:
- Trường hợp nguyên đơn đã nộp văn bản chứng minh địa chỉ cư trú/làm việc
của bị đơn (địa chỉ thể hiện tại Giấy chứng nhận kết hôn, căn cước công dân, giấy
xác nhận tạm trú, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp có thể
hiện địa chỉ của bị đơn là người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp, hợp
đồng thuê nhà và các văn bản khác – nếu có), ngun đơn khơng biết địa chỉ cư trú
hiện tại của bị đơn, tuy nhiên toà án vẫn có thể liên hệ qua điện thoại nhưng bị đơn
13
khơng đồng ý cung cấp địa chỉ mới thì Tồ án thụ lý giải quyết và tống đạt văn bản
theo địa chỉ trong hồ sơ mà nguyên đơn cung cấp;
- Trường hợp nguyên đơn có thể cung cấp địa chỉ hiện tại của bị đơn nhưng
khơng có giấy tờ chứng minh, cần quy định rõ trách nhiệm của Công an địa phương
trong việc đến trực tiếp địa chỉ mà Toà án cần xác minh để xác minh thực tế bị đơn
có cư trú tại địa chỉ đó hay khơng (khơng chỉ căn cứ vào dữ liệu đăng ký như hiện
nay).
Về vấn đề lấy ý kiến của địa phương về mâu thuẫn của vợ chồng trong q
trình hơn nhân, hiện nay do sự phát triển của xã hội, nhất là tại những thành phố,
việc vợ chồng chung sống và có những mâu thuẫn, bất đồng, nếu khơng có hành vi
vi phạm pháp luật (như bạo hành, huỷ hoạt tài sản,...) hoặc nếu có hành vi vi phạm
pháp luật nhưng hai bên vợ chồng khơng trình báo cơ quan chức năng thì Uỷ ban
nhân dân địa phương sẽ không biết được mâu thuẫn trong quá trình chung sống của
vợ chồng. Mặt khác khi xảy ra mâu thuẫn trầm trọng dẫn đến ly hơn thì vợ chồng
cũng sẽ nộp thẳng đơn ra Tồ án chứ khơng nhờ Uỷ ban nhân dân hồ giải. Do đó,
việc lấy ý kiến địa phương về mâu thuẫn của vợ chồng khơng cịn quan trọng và
làm phức tạp, kéo dài thêm vụ việc ly hôn. Người tập sự kiến nghị sửa đổi, bổ sung
pháp luật tố tụng hoặc có văn bản hướng dẫn về việc chỉ khi vợ/chồng nộp tài
liệu/chứng cứ chứng minh việc đã từng mâu thuẫn dẫn đến địa phương phải can
thiệp/hồ giải hoặc có văn bản yêu cầu Toà án lấy ý kiến địa phương thì Tồ án
mới thực hiện gửi văn bản lấy ý kiến.
2. Bài học kinh nghiệm, kiến nghị, đề xuất chung đối với quá trình tập
sự
Trong thời gian tập sự hành nghề Luật sư, người tập sự nhận được hỗ trợ,
hướng dẫn rất nhiệt tình, sát sao từ Luật sư hướng dẫn, được trực tiếp soạn thảo các
văn bản tố tụng trong quá trình khởi kiện, cung cấp hồ sơ, tài liệu chứng cứ tại Toà
án, được cùng Luật sư hướng dẫn tiếp xúc, tư vấn cho khách hàng và tham gia tồn
bộ q trình tố tụng từ khi chuẩn bị hồ sơ, nộp Đơn khởi kiện cho đến khi xét xử,
thi hành án.
Bất cập lớn nhất trong quá trình tập sự hành nghề Luật sư là người tập sự
không được nhận uỷ quyền tham gia tố tụng, dẫn đến không được trực tiếp tham
gia phiên toà để đặt câu hỏi, trả lời câu hỏi, nêu lên quan điểm bảo vệ quyền và lợi
ích hợp pháp. Trong khi những cá nhân khác dù không được đào tạo nghề Luật vẫn
được tham gia tố tụng với tư cách đại diện uỷ quyền của đương sự. Điều này làm
giảm phần nào sự cọ xát thực tế của người tập sự trong các phiên Toà xét xử.
14
Qua quá trình tập sự, người tập sự đã rút ra được rất nhiều kinh nghiệm cho
bản thân để sẵn sàng cho việc hành nghề khi trở thành một Luật sư, cụ thể như sau:
- Kinh nghiệm tiếp xúc, làm việc với Khách hàng, đặt câu hỏi để nắm bắt
tâm tư, nguyện vọng của Khách hàng;
- Xác định được vấn đề pháp lý cần phải giải quyết trong một vụ việc cụ thể,
cách nghiên cứu hồ sơ, văn bản quy phạm pháp luật để giải quyết vấn đề pháp lý
này;
- Kinh nghiệm soạn thảo các văn bản pháp lý đúng thể thức, trình bày đúng
trọng tâm, rõ ràng rành mạch và có căn cứ;
- Kinh nghiệm làm việc với các cơ quan nhà nước, cơ quan tố tụng, những
người tiến hành tố tụng và người tham gia tố tụng để giải quyết vụ việc;
- Kinh nghiệm xác định khối lượng công việc cần bỏ ra trong một vụ việc cụ
thể để có phương án tính phí Luật sư phù hợp.
PHẦN 5: VĂN BẢN TƯ VẤN
VĂN PHỊNG LUẬT SƯ
CỘNG HỒ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
................................................
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Số: 03-1/2022/TTV
..........................., ngày 21 tháng 7 năm 2022
THƯ TƯ VẤN
(Về trình tự, thủ tục ly hơn đơn phương)
Kính gửi: Ông Vũ T H
Căn cứ vào yêu cầu của ông Vũ T H (sau đây xin gọi tắt là “ông T H” hoặc
“Khách hàng” và Hợp đồng dịch vụ pháp lý mà Khách hàng đã ký với Văn phòng
Luật sư ........................... Chúng tơi đã rà sốt, đánh giá trên cơ sở quy định của
pháp luật Việt Nam hiện hành và gửi đến Quý khách hàng nội dung tư vấn như sau:
I. Bối cảnh tư vấn
Ông Vũ T H và bà Nguyễn Thị P L kết hơn vào năm 2016, có đăng ký kết
hơn tại Uỷ ban nhân dân phường Bình Hưng Hồ, quận Bình Tân, Thành phố Hồ
Chí Minh, theo Giấy chứng nhận kết hôn số XX ngày XX tháng XX năm 2016.
Trong thời kỳ hơn nhân, vợ chồng có 02 con chung là Vũ A T (sinh năm 2016) và
Vũ M H (sinh năm 2020).
Đến năm 2020, vợ chồng bắt đầu phát sinh mâu thuẫn, nguyên nhân mâu
thuẫn là do khơng tìm được tiếng nói chung trong cuộc sống vợ chồng, vợ chồng
thường xuyên xung đột, cãi vã làm cho mâu thuẫn ngày càng trầm trọng. Mặt khác,
15
ông T H cũng có phát sinh mâu thuẫn và thường xuyên cãi vã với gia đình vợ làm
cho cuộc sống hàng ngày ln khó khăn, căng thẳng. Cho đến đầu tháng 4/2022, vợ
chồng không thể tiếp tục chung sống với nhau nữa, do đó ơng T H đã dọn ra ngồi
ở riêng. Do bà P L theo đạo Cơng giáo nên quan niệm “hôn nhân là vĩnh cửu”,
không đồng ý hợp tác ký các văn bản, giấy tờ liên quan đến việc ly hôn, không
cung cấp giấy tờ gốc (Giấy Chứng nhận kết hôn, CCCD của bà P L, Giấy khai sinh
con).
Do đó ơng H cần Văn phịng Luật sư .................................. tư vấn quy trình,
thủ tục ly hơn đơn phương với bà Nguyễn Thị P L, ông T H đồng ý để cho bà P L
trực tiếp chăm sóc, nuôi dưỡng cả 02 người con chung, ông T H cũng đồng ý cấp
dưỡng nuôi con với tổng số tiền 15.000.000 đồng/01 tháng (mười lăm triệu đồng
mỗi tháng).
II. Căn cứ pháp lý
Để soạn thảo Thư tư vấn này, chúng tôi đã rà soát các văn bản quy phạm
pháp luật sau:
- Luật Hơn nhân và Gia đình số 52/2014/QH13 (sau đây gọi tắt là Luật
HNGĐ);
- Bộ Luật Tố tụng dân sự số 92/2015/QH13 (sau đây gọi tắt là BLTTDS);
- Luật Thi hành án Dân sự số 26/2008/QH12;
- Nghị quyết số 04/2017/NQ-HĐTP ngày 05 tháng 5 năm 2017 của Hội đồng
thẩm phán Toà án nhân dân tối cao hướng dẫn một số quy định tại Khoản 1 và
Khoản 3 Điều 192 Bộ Luật Tố tụng dân sự.
III. Giả định, bảo lưu, bảo mật
1. Khi soạn thảo Thư tư vấn này, chúng tôi giả định rằng:
- Tất cả các thông tin, tài liệu mà Khách hàng cung cấp là chính xác, đầy đủ;
- Ngồi những thơng tin đã cung cấp, khơng cịn bất kỳ tài liệu, thông tin nào
chưa được cung cấp hoặc thơng tin mới phát sinh mà có thể ảnh hưởng đến ý kiến
tư vấn;
- Thư tư vấn này được soạn thảo theo yêu cầu và chỉ dành riêng cho ông Vũ
T H.
2. Bảo lưu:
Thư tư vấn này chỉ mang tính chất tham khảo. Chúng tơi có quyền bảo lưu
và miễn trách nhiệm đối với ý kiến tư vấn trong Thư tư vấn này khi tài liệu vụ việc,
16
bối cảnh tư vấn khơng đáp ứng các tiêu chí của phần giả định nêu tại mục III của
Thư tư vấn này.
3. Bảo mật:
Chúng tôi cam kết sẽ bảo mật các thông tin mà Khách hàng cung cấp theo
quy định pháp luật. Mặt khác, vì những thơng tin trong Thư tư vấn này được cung
cấp riêng cho ông Vũ T H, Chúng tơi cũng kính đề nghị ơng Vũ T H bảo mật các
thông tin đã trao đổi và thông tin trong Thư tư vấn.
IV. Ý kiến tư vấn
1. Quy định pháp luật về ly hôn
Hai bên kết hôn năm 2016, do đó Luật HNGĐ năm 2014 được áp dụng để
giải quyết quan hệ hôn nhân giữa ông Vũ T H và bà Nguyễn Thị P L (theo Điều 1
và Điều 132 Luật HNGĐ);
Hai bên kết hôn hợp pháp, đủ điều kiện kết hôn theo Điều 8 Luật HNGĐ,
không vi phạm điều cấm tại khoản 2 Điều 5 Luật HNGĐ, có đăng ký kết hơn tại cơ
quan Nhà nước có thẩm quyền, do đó khi có đơn u cầu thì Tồ án thụ lý giải
quyết u cầu ly hơn (theo khoản 1 Điều 53 Luật HNGĐ);
Căn cứ yêu cầu ly hơn đơn phương: Một bên vợ/chồng khi có u cầu ly hơn
thì Tồ án giải quyết cho ly hơn nếu hồ giải cho hai bên đồn tụ khơng thành và
“có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm
trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hơn nhân lâm vào tình trạng trầm
trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hơn nhân khơng đạt được”
(theo khoản 1 Điều 56 Luật HNGĐ). Trong vụ việc của Khách hàng, hai bên đã
thường xuyên cãi vã, mâu thuẫn trầm trọng dẫn đến sống ly thân hơn hai năm và
không thể hàn gắn để quay lại chung sống, ngoài ra hai bên cũng có các mâu thuẫn,
hành vi khác làm ảnh hưởng đến nhau trong q trình sống ly thân, do đó có thể
được xem là vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng, làm cho hơn
nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích
của hơn nhân khơng đạt được. Vậy ơng H có đủ căn cứ u cầu Tồ án giải quyết
cho ly hơn.
Nghĩa vụ trực tiếp trơng nom, chăm sóc, ni dưỡng, giáo dục con sau khi ly
hôn: Khách hàng đồng ý để bà P L trực tiếp nuôi dưỡng cả hai con chung, cộng
thêm việc con chung vẫn sống ổn định cùng bà P L và được chăm sóc, giáo dục tốt
kể từ khi hai bên ly thân, do đó có đủ căn cứ để u cầu Tồ án giao cho bà P L có
nghĩa vụ trực tiếp trơng nom, chăm sóc, ni dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn,
mặt khác do hai con chung đều chưa đủ 07 tuổi nên Tồ án khơng bắt buộc phải
17
xem xét nguyện vọng của người con (tuy nhiên Toà án vẫn phải thu thập các thông
tin cần thiết như đời sống hiện tại, điều kiện chăm sóc, thu nhập của cả hai bên,...
để bảo vệ quyền lợi về mọi mặt của người con), căn cứ theo Điều 81 Luật HNGĐ.
Bà P L có quyền u cầu ơng T H cấp dưỡng nuôi con, không được cản trở ông T
H thăm nom con sau khi ly hôn theo Điều 83 Luật HNGĐ.
Nghĩa vụ, quyền của cha, mẹ không trực tiếp ni con sau khi ly hơn: Ơng T
H khơng trực tiếp ni con sau ly hơn tuy nhiên vẫn có các quyền và nghĩa vụ theo
Điều 82 Luật HNGĐ, bao gồm:
- Có nghĩa vụ tơn trọng quyền của con được sống chung với người trực tiếp
ni.
- Có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con.
- Có quyền, nghĩa vụ thăm nom con mà không ai được cản trở.
- Không lạm dụng việc thăm nom để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến
việc trơng nom, chăm sóc, ni dưỡng, giáo dục con (để tránh việc bà P L yêu cầu
Tòa án hạn chế quyền thăm nom con của ông T H).
Về mức cấp dưỡng nuôi 02 con với tổng số tiền 15.000.000 đồng/01 tháng
mà Khách hàng đưa ra: Toà án sẽ căn cứ theo thu nhập thực tế của ông T H, yêu
cầu cấp dưỡng của bà P L và ông T H để quyết định mức cấp dưỡng phù hợp, bảo
đảm quyền lợi cho cả hai bên và con chung.
Về tài sản chung và nợ chung của vợ chồng trong thời kỳ hơn nhân: Theo
trình bày của Khách hàng, hai bên khơng có tài sản chung, khơng có nợ chung và
nghĩa vụ dân sự khác trong thời kỳ hôn nhân. Tuy nhiên Toà án cũng sẽ căn cứ theo
yêu cầu và tài liệu chứng cứ do bà P L cung cấp để xác định hai bên có tài sản
chung, nợ chung và nghĩa vụ dân sự khác hay không và thực hiện chia theo cơng
sức đóng góp của mỗi bên vào khối tài sản chung, nợ chung.
Tồ án có thẩm quyền giải quyết: Bà P L có địa chỉ thường trú tại XXX
đường Tân Kỳ Tân Q, phường Bình Hưng Hồ, quận Bình Tân, Thành phố Hồ
Chí Minh, mặt khác vụ việc ly hơn này cũng khơng có yếu tố nước ngồi, do đó
Tồ án nhân dân quận Bình Tân, Thành phố Hồ Chí Minh sẽ có thẩm quyền giải
quyết vụ việc ly hôn giữa Khách hàng và bà P L (căn cứ theo điểm a khoản 1 Điều
35, điểm a khoản 1 Điều 39 BLTTDS).
2. Hồ sơ, tài liệu cần chuẩn bị
Dựa trên quy định pháp luật và các hồ sơ tài liệu mà Khách hàng đang có,
chúng tơi đưa ra danh mục hồ sơ, tài liệu cần chuẩn bị và cách thu thập hồ sơ tài
liệu đó như sau:
18
- Đơn khởi kiện (do VPLS soạn thảo);
- Căn cước công dân của ông Vũ T H (bản sao);
- Căn cước công dân của bà Nguyễn Thị P L (bản sao, hoặc bản photo từ ảnh
chụp – nếu có);
- Giấy chứng nhận kết hơn bản trích lục (thực hiện trích lục tại Uỷ ban nhân
dân phường Bình Hưng Hồ, quận Bình Tân, Thành phố Hồ Chí Minh);
- Giấy khai sinh của cả 02 con chung bản trích lục (thực hiện trích lục tại Uỷ
ban nhân dân phường Bình Hưng Hồ, quận Bình Tân, Thành phố Hồ Chí Minh);
- Bản tường trình (do VPLS soạn thảo);
- Đơn đề nghị Tồ án hỗ trợ thu thập tài liệu chứng cứ (do VPLS soạn thảo);
- Đơn u cầu khơng hồ giải tại trung tâm hồ giải (do VPLS soạn thảo).
3. Trình tự, thủ tục u cầu ly hơn tại Tồ án
Bước 1: Khách hàng chuẩn bị toàn bộ các hồ sơ tại mục 2 và nộp trực tiếp tại
bộ phận tiếp nhận đơn của Tồ án nhân dân quận Bình Tân, Thành phố Hồ Chí
Minh, Tồ án sẽ tiếp nhận Đơn khởi kiện bằng văn bản và hẹn ngày lấy kết quả xử
lý đơn.
Bước 2: Khách hàng có mặt tại Tồ án theo ngày hẹn trả kết quả để nhận
Thông báo tạm ứng án phí, sau đó nộp tạm ứng án phí 300.000 đồng tại Chi cục
Thi hành án dân sự quận Bình Tân và gửi biên lai thu tạm ứng án phí lại cho Toà
án.
Bước 3: Toà án thụ lý vụ án và gửi văn bản cho hai bên đương sự để thơng
báo về phiên làm việc, Khách hàng có mặt tại Toà án theo đúng giấy mời của Toà
và cung cấp bản tự khai (do VPLS soạn thảo);
Bước 4: Khách hàng có mặt tại Tồ án tham gia phiên họp kiểm tra việc giao
nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hịa giải theo thơng báo của Tồ án, khi này sẽ
xảy ra các trường hợp sau:
- Trường hợp triệu tập bà P L hợp lệ lần thứ nhất mà bà P L vắng mặt thì
Tồ án sẽ hỗn phiên họp thứ nhất, trường hợp triệu tập bà P L hợp lệ lần thứ hai
mà bà P L tiếp tục vắng mặt thì Tồ án sẽ tổ chức vắng mặt (trường hợp này được
xem là vụ án dân sự không tiến hành hòa giải được theo khoản 1 Điều 207
BLTTDS), sau đó Tồ án sẽ lên lịch mở phiên xét xử vụ án ly hơn;
- Trường hợp bà P L có mặt tại phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận,
cơng khai chứng cứ và hịa giải theo thơng báo của Tồ án, tuy nhiên khơng đồng ý
19
ly hôn và thoả thuận về quyền nuôi con, tài sản thì tồ án lập biên bản và chuyển
sang lên lịch mở phiên xét xử vụ án ly hôn;
- Trường hợp bà P L có mặt tại phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận,
công khai chứng cứ và hịa giải theo thơng báo của Tồ án, Khách hàng và bà P L
đồng ý ly hôn và thoả thuận về quyền ni con, tài sản thì Thẩm phán lập biên bản
hồ giải thành, sau 07 ngày nếu khơng có đương sự nào thay đổi ý kiến về thoả
thuận đó thì Thẩm phán sẽ ra Quyết định cơng nhận sự thoả thuận của các đương
sự, Quyết định này có hiệu lực pháp luật ngay sau khi được ban hành và không bị
kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm (theo khoản 1 Điều 213 BLTTDS).
Bước 5: Trường hợp không đạt được thoả thuận trong phiên họp kiểm tra
việc giao nộp, tiếp cận, cơng khai chứng cứ và hịa giải hoặc bà P L đã được triệu
tập hợp lệ lần thứ hai mà vẫn vắng mặt dẫn đến vụ án dân sự khơng tiến hành hịa
giải được, Khách hàng có mặt tại phiên tồ xét xử theo thơng báo của Tồ án,
Khách hàng trình bày u cầu ly hơn theo Đơn khởi kiện mà chúng tôi đã soạn
thảo, trả lời các câu hỏi của Hội đồng xét xử theo đúng thực tế vụ việc và đọc bản
luận cứ tự bảo vệ do chúng tôi soạn thảo. (Lưu ý: Trường hợp triệu tập bà P L hợp
lệ lần thứ nhất mà bà L vắng mặt thì Tồ án sẽ hỗn phiên toà sơ thẩm thứ nhất,
trường hợp triệu tập bà P L hợp lệ lần thứ hai mà bà P L vắng mặt thì Tồ án sẽ xét
xử vắng mặt).
Bước 6: Sau khi Toà sơ thẩm tuyên án, sẽ xảy ra các trường hợp sau:
- Trường hợp ông T H và bà P L có mặt tại phiên tồ sơ thẩm, bản án sơ
thẩm sẽ có hiệu lực nếu sau 15 ngày kể từ ngày tuyên án mà ông T H, bà P L đều
khơng có kháng cáo, Viện kiểm sát khơng có kháng nghị.
- Trường hợp Tồ án xét xử vắng mặt bà P L, bản án sơ thẩm sẽ có hiệu lực
sau 15 ngày kể từ ngày bà P L nhận được bản án hoặc bản án được niêm yết tại trụ
sở Uỷ ban nhân dân phường Bình Hưng Hồ, quận Bình Tân mà khơng bị bà P L
kháng cáo (thời hạn kháng cáo của ông T H, thời hạn kháng nghị của Viện kiểm sát
là 15 ngày kể từ ngày tuyên án);
- Trường hợp có kháng cáo, kháng nghị hợp lệ thì Tồ án Thành phố Hồ Chí
Minh sẽ có thẩm quyền xét xử phúc thẩm.
Bước 7: Khách hàng tham gia các phiên làm việc, phiên họp kiểm tra việc
giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hịa giải, phiên tồ xét xử phúc thẩm (nếu
có), theo quy trình giống với việc xét xử sơ thẩm đã nêu trên. Bản án phúc thẩm có
hiệu lực pháp luật kể từ ngày tuyên án.
Theo nguyên tắc xét xử hai cấp, phúc thẩm là cấp xét xử cuối cùng buộc các
bên phải thi hành (chỉ trừ trường hợp có căn cứ kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm
20