Tải bản đầy đủ (.pdf) (11 trang)

Biện pháp nâng cao hiệu quả và hứng thú học tập lịch sử cho học sinh lớp 4 (kntt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.65 MB, 11 trang )

PHÒNG GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO …
TRƯỜNG TRUNG HỌC ………..
--- – ² ˜ ---

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
ĐỀ TÀI:
BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ VÀ HỨNG THÚ
HỌC TẬP LỊCH SỬ CHO HỌC SINH LỚP 4
(KẾT NỐI TRI THỨC)

Lĩnh vực: …
Họ và tên tác giả: ….
Đơn vị: ….
Năm học: 20….- 20…

1


MỤC LỤC
I. PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài .......................................................................................... 1
2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài ....................................................................... 2
3. Đối tượng nghiên cứu ................................................................................... 2
4. Giới hạn của đề tài ........................................................................................ 2
5. Phương pháp nghiên cứu .............................................................................. 2
II. PHẦN NỘI DUNG .......................................................................................... 3
1. Cơ sở lý luận của vấn đề ............................................................................... 3
2. Thực trạng vấn đề nghiên cứu ...................................................................... 3
3. Các giải pháp thực hiện ................................................................................ 7
a. Mục tiêu của giải pháp .............................................................................. 7
b. Nội dung và cách thức thực hiện các giải pháp ........................................ 7


Giải pháp 1: Thực hiện tốt công tác tuyên truyền trong học sinh, phụ huynh
về vai trò và tầm quan trọng của phân mơn Lịch sử trong chương trình lớp
4 ................................................................................................................ 7
Giải pháp 2: Tổ chức hướng dẫn học sinh khai thác có hiệu quả nội dung
sách giáo khoa thơng qua việc tiếp cận và kết hợp kênh chữ với kênh hình
từ sách giáo khoa cũng như các tài liệu khác có liên quan. ...................... 8
Giải pháp 3: Tạo cơ hội cho học sinh tham gia hoạt động học tập một cách
chủ động, tích cực, vui vẻ, thú vị nhằm giúp các em nắm chắc kiến thức,
mở rộng thêm hiểu biết về lịch sử nước nhà........................................... 13
Giải pháp 4: Chủ động nâng cao trình độ chun mơn, sư phạm của giáo
viên trong công tác giảng dạy môn Lịch sử ............................................ 15
c. Mối quan hệ giữa các giải pháp .............................................................. 17
d. Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu, phạm vi và
hiệu quả ứng dụng....................................................................................... 17
III. PHẦN KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ ................................................................ 18
1. Kết luận ....................................................................................................... 18
2. Kiến nghị .................................................................................................... 19

2


I. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Việt Nam là một đất nước có nền văn hóa và bề dày lịch sử từ lâu đời. Trải
qua hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước, ông cha đã để lại cho chúng ta một
quá khứ lịch sử vẻ vang với tinh thần yêu nước, đấu tranh bất khuất. Sinh thời,
Bác Hồ đã từng nói: “Dân ta phải biết sử ta. Cho tường gốc tích nước nhà Việt
Nam”. Vì vậy, việc tìm hiểu về cội nguồn, lịch sử dân tộc và giữ gìn, phát huy
truyền thống yêu nước là trách nhiệm của mọi người dân Việt Nam.
Trong chương trình Tiểu học, các em bắt đầu được làm quen với phân môn

Lịch sử từ lớp 4. Ngoài việc cung cấp những kiến thức cơ bản về các sự kiện, nhân
vật lịch sử tiêu biểu trong từng giai đoạn cụ thể, môn học cịn giúp HS hình thành
và rèn luyện các kĩ năng cơ bản phù hợp với mơn học.... Bên cạnh đó, mơn học
cịn giúp các em hiểu được ý nghĩa của lịch sử nước nhà, từ đó góp phần giúp các
em hình thành và phát triển về nhân cách (tự hào về lịch sử dân tộc, phát huy tinh
thần yêu nước...) , rèn thói quen tìm tịi, học hỏi, nghiên cứu...
Mục tiêu của chương trình giáo dục phổ thơng 2018 ở Việt Nam nhấn mạnh
việc phát triển năng lực toàn diện cho học sinh, khuyến khích tư duy, sáng tạo và
kỹ năng thực hành thay vì chỉ nhấn mạnh việc học thuộc lịng. Đối với học sinh
lớp 4, mục tiêu khơng chỉ là để học sinh biết về các sự kiện quan trọng trong lịch
sử, mà còn là để họ hiểu rõ ngữ cảnh, nguyên nhân và hậu quả của những sự kiện
đó. Điều này địi hỏi giáo viên phải sử dụng các phương pháp giảng dạy đa dạng
và tương tác, giúp học sinh phát triển tư duy lịch sử và năng lực phê phán.
Qua thực tế giảng dạy ở lớp, tôi nhận thấy các em chưa chú tâm nhiều đến
Lịch sử. Đây là mơn học mới mẻ và khó đối với các em. Vì vậy, việc học mơn
học này cịn gặp nhiều khó khăn, các em ghi nhớ kiến thức một cách máy móc,
nhanh quên và sự hiểu biết về lịch sử còn hạn hẹp. Xuất phát từ những vấn đề nêu
trên, tôi đã tiến hành nghiên cứu và thực nghiệm đề tài: Biện pháp nâng cao hiệu
quả và hứng thú học tập Lịch sử cho học sinh lớp 4 (KNTT) nhằm giúp các em
lĩnh hội và ghi nhớ kiến thức bài học một cách chính xác, chắc chắn, tạo ra sự tích
cực và hứng thú trong học tập, góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả học tập
1


Lịch sử.
2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài
- Nghiên cứu, tìm ra những biện pháp, phương pháp dạy - học giúp học sinh
nắm kiến thức một cách chắc chắn và học Lịch sử một cách tích cực, hứng thú.
- Góp phần nâng cao hiệu quả, chất lượng học tập phân mơn Lịch sử.
- Điều tra, khảo sát tình hình và chất lượng học tập Lịch sử của học sinh của

lớp 4.
3. Đối tượng nghiên cứu
- Các biện pháp dạy học phù hợp và tạo ra hứng thú, sự tích cực cho học sinh
lớp 4… nhằm nâng cao hiệu quả dạy học phân mơn Lịch sử.
- Nội dung chương trình sách giáo khoa phân môn Lịch sử lớp 4, bộ sách Kết
nối tri thức với cuộc sống.
- Các tài liệu liên quan đến việc dạy học Lịch sử lớp 4.
4. Giới hạn của đề tài
- Đề tài chỉ tập trung vào việc nghiên cứu, tìm tịi và áp dụng thực nghiệm các
biện pháp nâng cao hiệu quả dạy - học Lịch sử ở lớp 4…, trường Tiểu học…
5. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu (tài liệu, văn bản)
- Phương pháp điều tra, khảo sát.
- Phương pháp quan sát.
- Phương pháp đối chiếu, thực nghiệm.
- Phương pháp tổng kết, rút kinh nghiệm.

2


chưa phát huy được hết tính tích cực trong học tập, ghi nhớ kiến thức một cách
máy móc, thụ động, chưa biết tìm tịi, khám phá để nắm chắc và mở rộng kiến
thức.
3. Các giải pháp thực hiện
a. Mục tiêu của giải pháp
Việc tìm tịi, nghiên cứu để tìm ra các giải pháp nhằm mục đích giúp giáo
viên cũng như học sinh có phương pháp dạy - học phù hợp, phát huy tính tích cực,
chủ động của học sinh trong việc tìm hiểu, khám phá để tiếp thu kiến thức bài học,
giúp học sinh có nhiều động lực và hứng thú trong mơn học. Từ đó, học sinh thêm
u thích mơn học và góp phần nâng cao hiệu quả, chất lượng học tập mơn Lịch

sử nói riêng và chất lượng giáo dục của lớp nói chung.
b. Nội dung và cách thức thực hiện các giải pháp
Giải pháp 1: Thực hiện tốt công tác tuyên truyền trong học sinh, phụ huynh
về vai trị và tầm quan trọng của phân mơn Lịch sử trong chương trình lớp 4
Thực hiện tốt cơng tác tuyên truyền là một phần quan trọng, đặc biệt trong
việc nâng cao nhận thức và sự quan tâm của học sinh, phụ huynh về vai trò và tầm
quan trọng của mơn học trong chương trình giảng dạy. Đối với phân mơn Lịch sử
trong chương trình lớp 4, việc này càng trở nên cần thiết. Lịch sử không chỉ là
việc học về q khứ, nó cịn là cầu nối giữa q khứ và tương lai, là bộ môn giáo
dục tư duy, phân tích và đánh giá. Dành cho học sinh lớp 4, Lịch sử giúp họ hiểu
biết về lịch sử dân tộc, những biến cố quan trọng, những nhân vật lịch sử có ảnh
hưởng, từ đó giúp họ tự hào về truyền thống, bản sắc và gốc rễ của mình. Việc
này khơng chỉ giúp các em có cái nhìn đúng đắn và sâu sắc về lịch sử, mà còn
giúp họ phát triển lịng u nước, lịng tự trọng và lịng kính trọng người tiền
nhiệm.
Đối với phụ huynh, họ cần được tuyên truyền đúng đắn về tầm quan trọng của
môn Lịch sử trong việc giáo dục con em mình. Nếu phụ huynh hiểu rằng môn
Lịch sử không chỉ là việc nhớ ngày tháng, sự kiện mà cịn là việc ni dưỡng tâm
hồn, giáo dục phẩm hạnh và đạo đức cho con em, họ sẽ có động lực và quan tâm
7


hơn trong việc hỗ trợ con trong quá trình học tập.
Vì vậy, cơng tác tun truyền cần được thực hiện một cách sáng tạo và hiệu
quả, thơng qua các hình thức như tổ chức các buổi hội thảo, cuộc thi, chương trình
ngoại khóa, sử dụng các phương tiện truyền thơng hiện đại như internet, truyền
hình,... để mang đến cho học sinh, phụ huynh những thông tin, kiến thức về Lịch
sử một cách sinh động và thú vị. Khi môn học Lịch sử được đặt vào bối cảnh phù
hợp trong hệ thống giáo dục, học sinh và phụ huynh sẽ nhận ra giá trị và ý nghĩa
của nó, từ đó đồng lịng hỗ trợ và tham gia tích cực hơn trong q trình học tập và

giáo dục. Điều này sẽ góp phần giúp học sinh cũng như phụ huynh thấy được việc
học tốt Lịch sử ngoài việc giúp các em biết, hiểu về q trình lịch sử của dân tộc
cịn giúp các em rèn nhiều kĩ năng để học tập tốt các môn học khác.
Giải pháp 2: Tổ chức hướng dẫn học sinh khai thác có hiệu quả nội dung
sách giáo khoa thông qua việc tiếp cận và kết hợp kênh chữ với kênh hình từ
sách giáo khoa cũng như các tài liệu khác có liên quan.
Để làm được việc này, đầu tiên, giáo viên cần rèn cho học sinh kĩ năng đọc và
phân tích, tìm hiểu về nội dung kênh chữ của tài liệu. Việc làm quen và tìm hiểu
nguồn tài liệu (kênh chữ) giúp các em tiếp nhận, biết nhiều thông tin để hiểu và
nắm kiến thức một cách chắc chắn.
Nhằm giúp học sinh khai thác nguồn thông tin một cách đầy đủ, chính xác,
giáo viên cần hướng dẫn cho học sinh thực hiện theo các bước cơ bản theo phương
pháp dạy - học mới (cá nhân-nhóm đơi-nhóm lớn) để học sinh tự tìm tịi và nhận
thức về nội dung bài học. Tùy từng loại bài mà giáo viên có thể nêu miệng hoặc
thể hiện trong phiếu học tập bằng những câu hỏi gợi ý nhỏ.
Ví dụ: Khi dạy học sinh đến Bài 7: Đền Hùng và Lễ giỗ tổ Hùng vương,
trang 32, sách Lịch sử và Địa lý 4, bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống, tôi đã
đưa ra một số câu hỏi gợi ý cho các em như:
- Đền Hùng thuộc địa phận của tỉnh thành nào nước ta?
- Các mẹ hãy cho cô biết, ngày Giỗ tổ Hùng Vương là ngày bao nhiêu?
- Đặc điểm, ý nghĩa của lễ Giỗ tổ Hùng Vương như thế nào?
- Em có biết truyền thuyết hay câu chuyện nào liên quan đến Vua Hùng hay
8


không?

Bên cạnh việc sử dụng kênh chữ, giáo viên hướng dẫn học sinh kết hợp quan
sát, sử dụng kênh hình trong sách giáo khoa (hoặc treo bản đồ, lược đồ lên bảng)
để tìm hiểu thơng tin cũng như minh họa cho nội dung bài học (kênh chữ) cụ thể,

rõ ràng, sinh động và chính xác hơn. Kênh hình minh họa cho phần kênh chữ và
cung cấp thêm kiến thức cho phần nội dung chính, giúp học sinh rèn luyện các kỹ
năng như quan sát, phân tích, mơ tả ... Việc sử dụng kênh hình góp phần quan
trọng trong q trình tìm hiểu và nâng cao hiểu biết về lịch sử.
Để sử dụng và thực hiện việc khai thác phần kênh hình trong sách giáo khoa
có hiệu quả, giáo viên cần xác định rõ mục tiêu và nội dung kiến thức cơ bản của
mỗi bài học, tìm tịi, nghiên cứu để nắm chắc nội dung kênh hình, dùng câu hỏi
gợi ý phù hợp với trình độ của từng nhóm đối tượng học sinh để hỗ trợ các em tự
khai thác nhằm nắm kiến thức từ kênh hình.
Việc tổ chức cho học sinh khai thác kênh hình trong sách giáo khoa được thực
hiện như sau : Đầu tiên, giáo viên có thể giới thiệu nội dung (tranh, ảnh, bản đồ,
lược đồ,...) kết hợp giới thiệu sơ lược về nhân vật, sự kiện trong tranh ảnh hoặc
giải thích các kí hiệu, quy ước trên bản đồ, lược đồ. Sau đó, giáo viên hướng dẫn,
gợi ý cho học sinh quan sát, tìm hiểu nội dung tranh ảnh, lược đồ, bản đồ (trong
một số trường hợp, giáo viên có thể sử dụng các câu hỏi gợi ý để học sinh dễ tìm
9


ý nghĩa như thế nào?...)
- Đối với tranh chân dung hoặc tranh vẽ về các nhân vật lịch sử, giáo viên có
thể sưu tầm, giới thiệu để học sinh quan sát và biết được diện mạo cũng như hình
thức bên ngồi của nhân vật lịch sử đó. Giáo viên cần cung cấp hệ thống các câu
hỏi gợi ý để học sinh tìm hiểu và trình bày hiểu biết về nhân vật lịch sử (Ví dụ :
Sinh năm bao nhiêu? Quê qn ở đâu? Làm cơng việc gì? Hồn cảnh, tính cách
như thế nào? Thời thơ ấu ra sao? Có tài năng và những đóng góp gì?...). Việc kết
hợp kênh chữ giúp học sinh nắm sơ lược tiểu sử cũng như cơng lao của mỗi nhân
vật.
Ví dụ: Khi dạy học sinh Bài 18: Cố đô Huế, trang 77, sách Lịch sử và Địa lý
4, bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống, để giúp học sinh hiểu rõ hơn về nhân
vật Tôn Thất Thuyết và cuộc phản công quân Pháp ở kinh thành Huế, tơi đã chuẩn

bị các hình ảnh minh họa cho học sinh quan sát.

- Giáo viên cần hướng dẫn học sinh khai thác tốt các sự kiện lịch sử để làm
nổi bật về tài năng, tài trí, cơng lao của các nhân vật lịch sử... vì mỗi sự kiện lịch
sử đều gắn liền với nhân vật lịch sử. Qua những nội dung đó, giáo viên giáo dục
cho học sinh về lịng tự hào, biết ơn, sự kính trọng đối với các nhân vật lịch sử.
- Khi thực hiện dạy - học dạng bài này, tôi sử dụng phương pháp miêu tả, kể
chuyện, tường thuật nhằm giúp các em khắc sâu hình ảnh, thơng tin cũng như
cơng lao của các nhân vật (gắn liền với các sự kiện lịch sử tiêu biểu). Đối với
những tư liệu này, tôi sẽ hướng dẫn học sinh sử dụng nhằm mục đích: Củng cố,
mở rộng hiểu biết về kiến thức đã học (sự kiện lịch sử), tìm hiểu thêm về tiểu sử
của các nhân vật lịch sử, tìm hiểu thêm về các nhân vật lịch sử đã học trong bài,
12


tìm hiểu thêm về các nhân vật, sự kiện lịch sử chỉ được nhắc sơ lược trong sách
giáo khoa (phần Lịch sử) để các em mở rộng hiểu biết về kiến thức lịch sử.
* Bản đồ, lược đồ: Có hai loại: Bản đồ (lược đồ) xác định địa phận và lược
đồ thuật lại các trận đánh (sử dụng thường xuyên). Tùy từng loại mà giáo viên
hướng dẫn học sinh quan sát, tìm hiểu nội dung theo các bước khác nhau.
- Đối với lược đồ xác định địa phận (Lược đồ khu vực Bắc Bộ và Bắc Trung
Bộ, bản đồ khu di tích Cổ Loa, thành Thăng Long ...) được sử dụng để xác định
địa phận của nước Văn Lang, vùng Cổ Loa (nước Âu Lạc) ... Đối với kiểu bài
này, giáo viên hướng dẫn học sinh cách quan sát lược đồ, xác định vị trí đất nước,
vùng, địa phận, nơi diễn ra trận đánh... theo yêu cầu. Sau đó, giáo viên vừa sử
dụng lược đồ vừa giảng giải thêm để học sinh hiểu.
- Đối với lược đồ thuật lại các trận đánh, giáo viên hướng dẫn học sinh cách
sử dụng lược đồ (dựa vào các ký hiệu của lược đồ), bài viết trong sách giáo khoa
cùng với hệ thống câu hỏi gợi ý để trình bày diễn biến các trận đánh. Sau khi học
sinh trình bày, giáo viên vừa chỉ trên lược đồ vừa tường thuật lại. Ngoài các lược

đồ trong sách giáo khoa, giáo viên sử dụng thêm các lược đồ khác trong các tư
liệu tham khảo để giúp học sinh nắm chắc và hiểu rõ hơn về các trận đánh.
- Ngoài việc hướng dẫn học sinh khai thác nội dung (cả kênh chữ và kênh
hình) sách giáo khoa cũng như các tài liệu dạy-học lịch sử có liên quan, tùy từng
loại bài, giáo viên có thể hướng dẫn cho học sinh liên hệ, tìm hiểu lịch sử địa
phương - nơi các em sinh sống thông qua sách hướng dẫn dạy-học lịch sử địa
phương cũng như các tấm gương, sự kiện mà các em tự tìm hiểu được cũng như
nghe kể từ người lớn tuổi, những người trực tiếp tham gia hoặc chứng kiến...
Giải pháp 3: Tạo cơ hội cho học sinh tham gia hoạt động học tập một cách
chủ động, tích cực, vui vẻ, thú vị nhằm giúp các em nắm chắc kiến thức, mở
rộng thêm hiểu biết về lịch sử nước nhà.
* Tổ chức cho học sinh đóng vai:
- Việc đóng vai trong các tiết học Lịch sử được sử dụng rất ít vì đây là một
hoạt động khó. Tuy nhiên, nếu đầu tư thì trong một số bài học, trị chơi đóng vai
cũng có ý nghĩa vơ cùng quan trọng. Việc đóng vai giúp học sinh tiếp thu kiến
13


thức một cách nhẹ nhàng, tự nhiên, phát huy tính chủ động, tích cực của học sinh,
đồng thời góp phần tạo ra một giờ học sinh động, hấp dẫn và giúp các em khắc
sâu kiến thức. Trị chơi đóng vai thường được tổ chức khi thực hiện bài học liên
quan tới các nhân vật lịch sử.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh đóng vai theo 6 nhóm. Mỗi nhóm đọc nội
dung bài học để phân vai, tìm và tập nói lời của mỗi nhân vật. Các nhóm thảo luận
và diễn cho nhau xem. Sau đó, các nhóm lần lượt trình bày trước lớp và nhận xét
lẫn nhau. Từ đó, các em rút ra nội dung bài học. Qua việc tổ chức cho học sinh
đóng vai, tơi nhận thấy các em rất hứng thú, nhanh nhớ lời nhân vật, diễn tự nhiên,
tiết học trở nên vui vẻ và hiệu quả hơn.
* Tổ chức học tập dạng bài ôn tập, tổng kết:
- Đây là loại bài học hệ thống hóa và củng cố lại những kiến thức đã học sau

mỗi một thời kì (giai đoạn lịch sử), giúp các em nhớ lại và nắm vững kiến thức cơ
bản, nhận thức lịch sử một cách sâu sắc, toàn diện hơn.
- Để thực hiện dạng bài này có hiệu quả, đầu tiên, giáo viên giao nhiệm vụ
(các câu hỏi ôn tập trong phiếu học tập) cho học sinh rồi hướng dẫn các em làm
việc theo trình tự (cá nhân, nhóm đơi, nhóm lớn) dưới sự theo dõi, hỗ trợ kịp thời
của giáo viên. Trong quá trình thực hiện bài học, giáo viên cần chú ý thu hút tất
cả học sinh làm việc, phát huy tính tích cực của học sinh trong học tập. Giáo viên
có thể thực hiện một số tiết dạy bằng đèn chiếu để học sinh có cơ hội quan sát
những hình ảnh rõ nét, sinh động, các em làm quen với việc học bằng cơng nghệ
thơng tin. Từ đó, các em sẽ cảm thấy thích thú và tích cực hơn.
- Ngồi việc tổ chức theo tiến trình như trên, giáo viên có thể kết hợp tổ chức
các trị chơi (Đố vui về lịch sử, Đóng vai ...) để nâng cao hứng thú, sự tích cực
học tập của các em, giúp các em khắc sâu kiến thức. Giáo viên cần có sự lựa chọn
phương pháp phù hợp với từng phần nội dung của bài học. Bên cạnh đó, giáo viên
tích cực hướng dẫn học sinh tham gia các hoạt động ngoại khóa, rèn luyện chuyên
hiệu “Nhà sử học nhỏ tuổi” do Đội tổ chức ... nhằm giúp các em khám phá, củng
cố và nâng cao kiến thức về Lịch sử của dân tộc.
* Tổ chức một số trò chơi học tập :
14




×