Tải bản đầy đủ (.pdf) (786 trang)

Kỷ yếu hội thảo khoa học kiến trúc phật giáo việt nam thống nhất trong đa dạng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (27.75 MB, 786 trang )

VIỆN HÀN LÂM KHXH VIỆT NAM

GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM

VIỆN NGHIÊN CỨU TƠN GIÁO

BAN VĂN HĨA TRUNG ƯƠNG

BỘ VĂN HĨA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH
BẢOTÀNGLỊCHSỬQUỐCGIA

VIỆN BẢO TỒN DI TÍCH

KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC

KIẾN TRÚC PHẬT GIÁO VIỆT NAM
THỐNG NHẤT TRONG ĐA DẠNG

Hà Nội, tháng 4 năm 2023


Kỷ yếu hội thảo khoa học: Kiến trúc Phật giáo Việt Nam – thống nhất trong đa dạng

Ban biên tập và tuyển chọn
HT. Thích Thọ Lạc
PGS.TS. Chu Văn Tuấn
TS. Tạ Quốc Khánh
ThS. Nguyễn Thu Hoan
ThS. Nguyễn Văn Quý

Các bài tham luận in trong kỷ yếu này sẽ được Ban tổ chức tiếp tục biên tập, bổ sung,


chỉnh lý để xuất bản sau khi hội thảo kết thúc. Vì thế, mọi trích dẫn từ bản kỷ yếu cần
được sự đồng ý của Ban tổ chức.

BTC


Kỷ yếu hội thảo khoa học: Kiến trúc Phật giáo Việt Nam – thống nhất trong đa dạng

MỤC LỤC

TT

Tác giả và tham luận
HT. Thích Thiện Nhơn
PHÁT BIỂU CHÀO MỪNG TRIỂN LÃM, HỘI THẢO KHOA HỌC
HT. Thích Thọ Lạc
DIỄN VĂN KHAI MẠC HỘI THẢO KHOA HỌC
TS. Nguyễn Văn Đoàn
PHÁT BIỂU KHAI MẠC TRIỂN LÃM
PGS.TS. Chu Văn Tuấn
BÁO CÁO ĐỀ DẪN HỘI THẢO KHOA HỌC

Trang
1
3
7
9

CHỦ ĐỀ 1
KIẾN TRÚC PHẬT GIÁO VIỆT NAM TRONG LỊCH SỬ


1.

2.

3.

4.

5.
6.

7.
8.

PGS.TS. Tống Trung Tín
PHÁC DỰNG ĐƠI NÉT VỀ LỊCH SỬ VÀ GIÁ TRỊ CỦA KIẾN TRÚC
PHẬT GIÁO VIỆT NAM TRONG LỊCH SỬ
TT. TS. Thích Phước Đạt
KIẾN TRÚC CHÙA THÁP PHẬT GIÁO VIỆT NAM TRONG DÒNG
CHẢY LỊCH SỬ
TS. Nguyễn Văn Đồn - NNC. Nguyễn Ngọc Chất
DI TÍCH CHÙA, THÁP THỜI TRẦN TRÊN VÙNG BIỂN, ĐẢO ĐÔNG
BẮC VIỆT NAM
PGS.TS. Nguyễn Hồng Dương
KIẾN TRÚC PHẬT GIÁO BẮC TRUYỀN MIỀN BẮC TỪ BUỔI ĐẦU
ĐẾN TRƯỚC PHONG TRÀO CHẤN HƯNG – TIẾP CẬN TỪ BÌNH
ĐỒ VÀ KHƠNG GIAN THỜ TỰ
SC. TS. Thích Nữ Tường Nghiêm
KIẾN TRÚC PHẬT GIÁO VIỆT NAM THEO DÒNG CHẢY LỊCH SỬ

ĐĐ. Thích Quảng Hồng
SỰ DUNG THƠNG GIỮA NGHỆ THUẬT PHẬT GIÁO VIỆT NAM
VÙNG ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ VỚI VĂN HĨA TÍN NGƯỠNG DÂN
GIAN THỂ HIỆN TRONG KIẾN TRÚC, ĐIÊU KHẮC
Nguyễn Văn Đoàn - Lê Văn Chiến
VÀI NÉT VỀ TRUNG TÂM PHẬT GIÁO LUY LÂU (BẮC NINH)
ThS. Nguyễn Thị Trang
DIỄN TRÌNH KIẾN TRÚC CỦA CÁC NGƠI CHÙA VÙNG ĐỒNG
BẰNG BẮC BỘ

17

29

51

65

84
99

107
120


Kỷ yếu hội thảo khoa học: Kiến trúc Phật giáo Việt Nam – thống nhất trong đa dạng

9.
10.


11.

12.

13.

14.

15.
16.
17.
18.
19.

ThS. Lê Tuấn Dũng
KIẾN TRÚC CHÙA THỜI LÝ (1009 – 1225)
TS. Đinh Viết Lực
KIẾN TRÚC CHÙA VÀ KHƠNG GIAN BÀI TRÍ TƯỢNG PHẬT TRONG
CÁC NGÔI CHÙA VIỆT Ở KHU VỰC ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ
ThS. Trương Thúy Trinh - TS. Nguyễn Thị Quế Hương
MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM CỦA CHÙA VIỆT QUA TÌM HIỂU KIẾN TRÚC
VÀ HỆ THỐNG THỜ TỰ CHÙA THẦY
TS. Nguyễn Quang Hà
QUAN NIỆM VỀ PHONG THUỶ VÀ SỬ LIỆU VỀ QUY MÔ, CẤU
TRÚC CỦA MỘT SỐ NGÔI CHÙA TIÊU BIỂU Ở BẮC NINH THẾ
KỶ XVII – XVIII (QUA TƯ LIỆU VĂN BIA PHẬT GIÁO)
PGS. TS. Khuất Tân Hưng
ĐẶC ĐIỂM KIẾN TRÚC VÀ NHỮNG GIÁ TRỊ NỔI BẬT CỦA CHÙA
BÁCH MÔN, BẮC NINH
PGS.TS. Trang Thanh Hiền

BIỂU TƯỢNG PHẬT GIÁO TRONG KIẾN TRÚC CHÙA VIỆT Ở
BẮC BỘ
ĐĐ.TS. Thích Trung Định
ĐẶC ĐIỂM KIẾN TRÚC CHÙA HUẾ
NCS. Thích Ngộ Trí Dũng
KIẾN TRÚC PHẬT GIÁO ĐẠI THỪA NAM BỘ
ThS. Nguyễn Văn Q
CHÙA GIÁC LÂM – CƠNG TRÌNH KIẾN TRÚC ĐIỂN HÌNH Ở NAM BỘ
ThS. Chử Thị Kim Phương – ThS. Trần Anh Châu
MỘT VÀI ĐẶC ĐIỂM KIẾN TRÚC CỦA NGƠI CHÙA VIỆT
Thượng tọa Thích Thiện Hạnh
GIÁ TRỊ KIẾN TRÚC PHẬT GIÁO VIỆT NAM

129
134

141

151

164

171

180
188
207
215
224


CHỦ ĐỀ 2
KIẾN TRÚC PHẬT GIÁO VIỆT NAM HIỆN NAY

20. Thượng tọa Thích Minh Hiền
KIẾN TRÚC PHẬT GIÁO XƯA NAY
21. PGS.TS. Chu Văn Tuấn
THỰC TRẠNG KIẾN TRÚC PHẬT GIÁO VIỆT NAM NHÌN TỪ GĨC
ĐỘ HẠN CHẾ, BẤT CẬP

237
250


Kỷ yếu hội thảo khoa học: Kiến trúc Phật giáo Việt Nam – thống nhất trong đa dạng

22. Thượng tọa Thích Giác Nghi

23.

24.

25.

26.
27.

28.

29.
30.


31.

32.
33.
34.

35.

THỰC TRẠNG KIẾN TRÚC CHÙA PHẬT GIÁO BẮC TÔNG VÙNG
TÂY NAM BỘ HIỆN NAY – NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA
ThS. KTS. Nguyễn Đỗ Hạnh
KIẾN TRÚC CẢNH QUAN CÁC NGÔI CHÙA TIỀN PHẬT – HẬU
THÁNH
PGS.TS. Trang Thanh Hiền - KTS. Hồng Anh Đức
SỰ PHÁT TRIỂN CỦA MƠ HÌNH KIẾN TRÚC NỘI CƠNG NGOẠI
QUỐC ĐIỂN HÌNH CỦA CHÙA VIỆT Ở BẮC BỘ
ThS.KTS. Nguyễn Thị Hương Mai
ĐẶC ĐIỂM KIẾN TRÚC MỘT SỐ NGƠI CHÙA XẾP HẠNG DI TÍCH
QUỐC GIA ĐẶC BIỆT Ở BẮC BỘ
Ni sư Thích Giác Ân
KHƠNG GIAN KIẾN TRÚC CHÙA DIÊN PHÚC – SƠN ĐỒNG
TT. Thích Quảng Minh - Nguyễn Văn Tiến – Nguyễn Trọng Thanh
DI SẢN KIẾN TRÚC CHÙA ĐÔNG NINH XÃ TIÊN MINH, HUYỆN
TIÊN LÃNG, THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG
Nguyễn Trọng Thanh - Nguyễn Ngọc Tiến
KIẾN TRÚC CHÙA TIÊN ĐỒNG, CHÙA KIM LIÊN XÃ TIÊN
THANH, HUYỆN TIÊN LÃNG, THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG
ThS. KTS. Phạm Đăng Nhật Thái
NHẬN DIỆN KIẾN TRÚC CHÙA TRUYỀN THỐNG HUẾ

Nguyễn Thăng Long - Lê Đình Hùng
KIẾN TRÚC CẢNH QUAN CHÙA GIÁC LƯƠNG MỘT TRƯỜNG
HỢP ĐIỂN HÌNH CỦA CHÙA LÀNG VÙNG THUẬN HĨA
CN. Nguyễn Phước Bảo Đàn
KIẾN TRÚC CHÙA HUẾ:GIÁ TRỊ CỦA MỘT DI SẢN GIỮA LÒNG
THÀNH PHỐ DI SẢN (Những khảo sát về kiến trúc chùa Huế xưa và nay)
NNC. Trần Thanh Hoàng Phúc
TỔNG QUAN KIẾN TRÚC PHẬT GIÁO Ở HỘI AN
TS. Lê Xuân Thông
NHẬN DIỆN KIẾN TRÚC CHÙA (VIỆT) Ở HỘI AN
ThS. Lê Thị Liên
SỰ BIẾN ĐỔI CỦA KIẾN TRÚC PHẬT GIÁO BẮC TÔNG KHU VỰC
MIỀN TRUNG (khảo sát từ Thừa Thiên Huế đến Quảng Nam)
ĐĐ.TS. Thích Nguyên Thế
NÉT ĐẶC THÙ TRONG KIẾN TRÚC TỔ ĐÌNH LINH QUANG TỊNH XÁ

266

274

289

304

316
332

341

347

364

372

385
395
406

417


Kỷ yếu hội thảo khoa học: Kiến trúc Phật giáo Việt Nam – thống nhất trong đa dạng

36. KTS. Trần Nam Tiến
37.

38.

39.

40.

41.

42.
43.

KIẾN TRÚC CHÍNH ĐIỆN ĐẶC THÙ CỦA HỆ PHÁI KHẤT SĨ
TS. Đỗ Cao Phúc
NÉT ĐẶC SẮC CỦA KIẾN TRÚC PHẬT GIÁO VIỆT NAM QUA

KHẢO CỨU HAI NGÔI CHÙA KHMER Ở TP. HỒ CHÍ MINH
SC. Thích Nữ Minh Từ
KIẾN TRÚC PHẬT GIÁO NGƯỜI HOA Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ
MINH (Trường hợp chùa Ngọc Hoàng)
NCS. Mai Thùy Anh
ĐẶC ĐIỂM KIẾN TRÚC PHẬT GIÁO CỦA NGƯỜI HOA THÀNH
PHỐ HỒ CHÍ MINH HIỆN NAY
TS. Phạm Thị Chuyền - Cao Tùng Lâm
MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM VỀ KIẾN TRÚC VÀ TRANH TƯỢNG CHÙA
KHMER Ở VIỆT NAM HIỆN NAY TỪ GĨC NHÌN TƠN GIÁO HỌC
TS. Bùi Thị Ánh Vân
POTHI SÔMRÔN – NÉT ĐẶC TRƯNG CỦA KIẾN TRÚC PHẬT
GIÁO NAM TƠNG KHMER
Tỳ kheo Thích Hải Định
THỰC TRẠNG KIẾN TRÚC PHẬT GIÁO TÂY NGUYÊN
NNC. Lương Thanh Sơn
GIỮ GÌN KIẾN TRÚC KHẢI ĐOAN TỰ Ở THÀNH PHỐ BUÔN MA THUỘT

424
433

445

455

463

477

487

508

44. KTS. Trần Trung Hiếu
VÀI NÉT VỀ BÀI TRÍ TƯỢNG TRONG TÒA TAM BẢO CHÙA VIỆT
45. NNC. Nguyễn Ngọc Tân – NNC. Đào Xuân Ngọc
CÁC THÁP AN TRÍ XÁ LỢI Ở MIỀN BẮC VIỆT NAM
46. PGS.TS Phan Thanh Bình
ĐỀ TÀI BÁT BỬU TRONG TRANG TRÍ KIẾN TRÚC CHÙA HUẾ

516
532
544

CHỦ ĐỀ 3
ĐỊNH HƯỚNG, GIẢI PHÁP KIẾN TRÚC PHẬT GIÁO VIỆT NAM

47. Hồ thượng Thích Thọ Lạc
ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN KIẾN TRÚC PHẬT GIÁO VIỆT NAM
TRONG GIAI ĐOẠN MỚI
48. GS.TS.KTS. Nguyễn Quốc Thơng
SUY NGHĨ VỀ TÍNH THỐNG NHẤT VÀ ĐA DẠNG TRONG KIẾN
TRÚC CHÙA VIỆT NAM

555

566


Kỷ yếu hội thảo khoa học: Kiến trúc Phật giáo Việt Nam – thống nhất trong đa dạng


49. TS. Tạ Quốc Khánh

50.

51.

52.

53.
54.

55.

56.

57.

58.
59.

60.
61.

BÀN VỀ TÍNH THỐNG NHẤT VÀ ĐA DẠNG CỦA KIẾN TRÚC
PHẬT GIÁO VIỆT NAM
TS. KTS. Nguyễn Đình Tồn
ĐÁNH GIÁ GIÁ TRỊ VÀ ĐỀ XUẤT QUẢN LÝ, KHAI THÁC, PHÁT
TRIỂN ĐỐI VỚI CÔNG TÁC TU BỔ, TÔN TẠO, XÂY DỰNG CƠNG
TRÌNH KIẾN TRÚC PHẬT GIÁO
Thượng tọa Thích Lệ Trí

THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP BẢO TỒN, PHÁT TRIỂN DI SẢN
KIẾN TRÚC PHẬT GIÁO VIỆT NAM
TT. TS. Thích Giải Hiền
MỘT SỐ NHẬN ĐỊNH CHO VIỆC XÂY DỰNG TỰ VIỆN PHẬT
GIÁO TRONG THỜI ĐẠI MỚI
ThS. KTS. Quảng Kiến Nguyễn Việt Hồng
NHỮNG NGUYÊN TẮC CƠ BẢN TRONG KIẾN THIẾT CHÙA VIỆT
TS. Trịnh Công Lý
MỘT SỐ SUY NGHĨ VỀ KIẾN TRÚC CHÙA PHẬT GIÁO VIỆT NAM Ở
MIỀN BẮC VÀ MIỀN NAM, CÙNG MỘT SỐ VẤN ĐỀ LIÊN QUAN
Nguyễn Thanh Xuân
BẢO TỒN VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN KIẾN TRÚC PHẬT
GIÁO VIỆT NAM “THỐNG NHẤT TRONG ĐA DẠNG”: CẦN ĐẢM
BẢO TÍNH KẾ THỪA VÀ TƠN TRỌNG BẢN SẮC
ThS. KTS. Nguyễn Minh Quang
KIẾN TRÚC PHẬT GIÁO ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ ƯU ĐIỂM, HẠN
CHẾ, XU HƯỚNG VÀ NHỮNG ĐỀ XUẤT
KTS. Trần Văn Tú
NHỮNG ĐẶC TRƯNG CƠ BẢN VÀ ĐỊNH HƯỚNG TRONG TRANG
TRÍ KIẾN TRÚC CHÙA BẮC TƠNG
ThS. Thích Tâm Ý
KIẾN TRÚC PHẬT GIÁO VIỆT NAM – MỘT THỜI KỲ MỚI
Thích Đạo Khơi
KIẾN TRÚC - MỸ THUẬT PHẬT GIÁO THÀNH PHỐ HÀ NỘI QUÁ
HIỆN VỊ LAI
ThS. Nguyễn Hữu Thông - NCS. Lê Thọ Quốc
XU THẾ BIẾN ĐỔI TRONG KIẾN TRÚC, CẢNH QUAN CHÙA HUẾ
Sư cơ Thích Nữ Minh Hoa
GIẢI PHÁP BẢO TỒN DI SẢN VĂN HÓA PHẬT GIÁO TỈNH BÀ RỊA
VŨNG TÀU


579

601

606

615

620
626

631

636

654

661
668

676
690


Kỷ yếu hội thảo khoa học: Kiến trúc Phật giáo Việt Nam – thống nhất trong đa dạng

62. TS. Trương Thu Trang

63.

64.

65.

66.

67.

68.

69.

KIẾN TRÚC PHẬT GIÁO BẮC TÔNG VÙNG NAM BỘ VÀ ĐỀ
XUẤT BẢO TỒN BẢN SẮC VĂN HOÁ PHẬT GIÁO
NNND. Lý Lết
CHÙA NAM TÔNG KHMER
KTS. Nguyễn Quốc Học
ĐÂU LÀ GIẢI PHÁP ĐỂ KIẾN TRÚC PHẬT GIÁO TÂY NGUYÊN
HỘI NHẬP VÀ PHÁT TRIỂN
ThS. Nguyễn Thị Thu Hoan
BẢO TỒN, PHÁT HUY DI SẢN VĂN HÓA PHẬT GIÁO VIỆT NAM
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
TS. KTS. Nguyễn Văn Tuyên
NHẬN DIỆN MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHÍNH CỦA DI SẢN KIẾN TRÚC
PHẬT GIÁO TẠI VIỆT NAM TRONG QUY HOẠCH VÀ BẢO TỒN
PHÁT HUY GIÁ TRỊ
KTS. Đinh Việt Phương
GIẢI PHÁP XÂY DỰNG CƠ SỞ DỮ LIỆU SỐ DI SẢN KIẾN TRÚC
VÀ NGHỆ THUẬT PHẬT GIÁO VIỆT NAM
NCS. Lê Thọ Quốc

ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ G.I.S TRONG QUẢN LÝ VÀ PHÁT HUY
GIÁ TRỊ DI SẢN VĂN HÓA PHẬT GIÁO (Dẫn liệu từ hệ thống di sản
văn hóa Phật giáo Huế)
Ths. KTS. Nguyễn Tiến Sỹ
PHẬT GIÁO VIỆT NAM – MỘT NHÂN TỐ CHỦ ĐẠO TRONG
PHÁT TRIỂN DU LỊCH VĂN HÓA VÀ TÍN NGƯỠNG

702

709
718

723

740

744

761

774


Kỷ yếu hội thảo khoa học: Kiến trúc Phật giáo Việt Nam – thống nhất trong đa dạng

PHÁT BIỂU CHÀO MỪNG TRIỂN LÃM, HỘI THẢO KHOA HỌC
KIẾN TRÚC PHẬT GIÁO VIỆT NAM – THỐNG NHẤT TRONG ĐA DẠNG

HT. Thích Thiện Nhơn
Chủ tịch Hội đồng trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam

Kính thưa,...
Kính thưa Quý vị đại biểu, khách quý!
Phật giáo truyền vào Việt Nam cách nay gần 2.000 năm, với tinh thần tuỳ duyên bất
biến, bất biến tuỳ duyên đã linh hoạt, dung hồ với văn hố bản địa tạo nên nét đặc
trưng của Phật giáo Việt Nam trên tất cả các khía cạnh, đặc biệt là văn hóa Phật giáo.
Thông qua cách ngôn ngữ biểu đạt, y phục, nghi lễ, cách thức thờ tự, bài trí tượng pháp,
hệ thống kiến trúc, biểu tượng trang trí... đã cho mỗi người trong chúng ta có thể nhận
diện được sắc thái riêng của Phật giáo Việt Nam.
Trong đó, kiến trúc các ngơi tự viện của Phật giáo Việt Nam cũng có nét đặc trưng
riêng do các bậc tiền bối tổ sư Việt Nam tạo dựng để tôn thờ và xiển dương giáo lý của
đức Phật đà đồng thời cũng là nơi quy tâm hướng thiện của đồng bào Phật tử và nhân
dân bởi "Mái chùa che chở hồn dân tộc, nếp sống muôn đời của tổ tông".
Tuy nhiên, trải qua phong hoá bởi thời gian, tàn phá bởi chiến tranh và nhất là trong
bối cảnh đơ thị hóa cũng như nhu cầu sử dụng để đáp ứng số lượng lớn Phật tử, công
chúng ngày một cao, nhiều ngôi chùa với những nét đẹp kiến trúc truyền thống đang dần
bị tác động, mai một bởi sự cải tạo, cơi nới không phù hợp hay những cơng trình xây
mới mặc dù đã cơ bản đáp ứng nhu cầu tu tập, sinh hoạt tâm linh của xã hội nhưng đơi
chỗ cịn chưa đảm bảo kế thừa những giá trị, đặc trưng văn hóa truyền thống cũng như
tư tưởng, tinh thần Phật giáo.
Trước thực trạng đó, năm 2015, Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã
phê duyệt Đề án: “Định hướng đặc trưng văn hố Phật giáo Việt Nam về Pháp phục,
Ngơn ngữ, Kiến trúc, Di sản” và giao Ban Văn hoá trung ương Giáo hội Phật giáo Việt
Nam triển khai thực hiện với định hướng đặc trưng Văn hoá Phật giáo Việt Nam thống
nhất trong đa dạng. Đến nay, 2 trong 4 đề án đã đạt kết quả bước đầu, đó là Pháp phục
và Khoá tụng thống nhất và được Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam phê
chuẩn. Hiện nay, kết quả nghiên cứu này đang được triển khai đến Tăng Ni, Phật tử Việt
1


Kỷ yếu hội thảo khoa học: Kiến trúc Phật giáo Việt Nam – thống nhất trong đa dạng


Nam trong và ngoài nước. Đề án Kiến trúc và Di sản cũng đang trong quá trình triển
khai thực hiện mà Triển lãm, Hội thảo khoa học này là một trong những công việc quan
trọng của Đề án đó.
Trong buổi khai mạc Triển lãm và Hội thảo khoa học “Kiến trúc Phật giáo Việt
Nam thống nhất trong đa dạng” ngày hôm nay diễn ra tại Bảo tàng Lịch sử quốc gia, nơi
lưu giữ rất nhiều di sản văn hóa Phật giáo giá trị, một địa chỉ văn hóa vơ cùng ý nghĩa
này, tơi mong muốn rằng, Chư Tôn đức Tăng ni, Phật tử và các chuyên gia, nhà khoa
học giúp sức, tập trung trí tuệ, nghiên cứu, trao đổi, tìm ra những nét truyền thống, đặc
trưng kiến trúc Phật giáo Việt Nam; đồng thời, đánh giá những điểm bất cập trong kiến
trúc Phật giáo Việt Nam hiện nay, để xây dựng, định hướng phát triển kiến trúc văn hoá
Phật giáo Việt Nam đảm bảo vừa bảo tồn nét đẹp truyền thống kiến trúc Phật giáo Việt
Nam, vừa hiện đại, thể hiện được nét kiến trúc Phật giáo trong thời đại mới và đáp ứng
thiết thực cho nhu cầu sử dụng, sinh hoạt tôn giáo của các cơ sở tự viện trong giai đoạn
hiện nay và tương lai.
Kính chúc chư tơn đức, chư vị đại biểu, khách quý được vô lượng an lạc, vô lượng
cát tường và chúc Triển lãm, Hội thảo khoa học thành công viên mãn!

2


Kỷ yếu hội thảo khoa học: Kiến trúc Phật giáo Việt Nam – thống nhất trong đa dạng

DIỄN VĂN KHAI MẠC HỘI THẢO KHOA HỌC
KIẾN TRÚC PHẬT GIÁO VIỆT NAM - THỐNG NHẤT TRONG ĐA DẠNG
HT. Thích Thọ Lạc
Trưởng Ban Văn hóa Trung ương GHPGVN
-

Kính bạch Trưởng lão HT. Thích Thiện Nhơn – Chủ tịch HĐTS GHPGVN,


-

Kính bạch chư Tơn giáo phẩm Trung ương GHPGVN,

-

Kính bạch hiện toạ chư tơn thiền đức Tăng, Ni,

-

Kính thưa quý vị đại biểu, khách quý và các nhà khoa học!

Kiến trúc Phật giáo là một thành tố, một phương diện rất quan trọng của Phật giáo,
phản ánh giáo lý, giáo luật Phật giáo, tư tưởng, tinh thần Phật giáo, triết lý và văn hoá
Phật giáo. Các ngơi chùa chính là sự biểu hiện cụ thể của kiến trúc Phật giáo, nơi đây
không chỉ là nơi sinh hoạt Phật giáo của tăng ni, Phật tử, mà còn là nơi truyền bá, giáo
dục đạo đức, văn hoá Phật giáo đến với tất cả mọi người. Kiến trúc Phật giáo đã gắn liền
với sự hình thành, phát triển của Phật giáo cho đến tận hôm nay.
Kiến trúc Phật giáo khơng chỉ có tính phổ biến, mà cịn có tính đặc thù; khơng chỉ có
tính thống nhất, mà cịn có tính đa dạng, gắn với mỗi giai đoạn phát triển của Phật giáo
cũng như gắn với mỗi quốc gia, khu vực, vùng miền mà Phật giáo du nhập. Chính vì vậy,
kiến trúc Phật giáo khơng chỉ chuyển tải tư tưởng, triết lý Phật giáo, mà còn phản ánh văn
hoá, phong tục, tập quán; chuyển tải tâm tư, nguyện vọng của tín đồ trong các giai đoạn
lịch sử khác nhau ở mỗi quốc gia, vùng miền khác nhau. Mỗi giai đoạn lịch sử, dấu ấn đời
sống xã hội cũng có những tác động đến kiến trúc Phật giáo và như vậy, kiến trúc Phật
giáo cũng phản ánh những thăng trầm của lịch sử, chứa đựng giá trị lịch sử.
Kính thưa quý vị!
Phật giáo được truyền vào nước ta từ rất sớm, và đến thế kỷ thứ 2, thứ 3 thì đã hình
thành trung tâm Phật giáo Luy Lâu. Theo Thiền uyển tập anh, khi trả lời câu hỏi của

Linh Nhân Hồng thái hậu năm 1096, Quốc sư Thơng Biện đã dẫn lời Pháp sư Đàm
Thiên cho biết nhiều thông tin quan trọng, đó là lúc này ở Luy Lâu đã có hơn 20 ngơi
bảo tháp,… Điều này cho thấy, kiến trúc Phật giáo Việt Nam xuất hiện từ lâu.
Trải qua các triều Đinh – Tiền Lê, nhất là vào thời Lý – Trần, Phật giáo phát triển
rực rỡ. Nhiều trung tâm Phật giáo xuất hiện, tiêu biểu như Thăng Long – Hà Nội, Bắc
Ninh, Bắc Giang, Quảng Ninh,… gắn với các đại tùng lâm như các chốn tổ Báo Ân,
3


Kỷ yếu hội thảo khoa học: Kiến trúc Phật giáo Việt Nam – thống nhất trong đa dạng

Vĩnh Nghiêm, Yên Tử,… Kiến trúc Phật giáo những giai đoạn này đã đạt được những
thành tựu quan trọng, để lại những di sản vô giá cho dân tộc. Song rất tiếc, cho đến nay,
di sản kiến trúc Phật giáo thời Lý – Trần để lại không nhiều, phần lớn các ngôi chùa thời
kỳ này bị hư hoại, hay chỉ cịn phế tích do những biến thiên lịch sử,…
Từ thời Lê Sơ (1428-1527), nhất là từ thời Lê Trung Hưng (1533-1789), kiến trúc
Phật giáo Việt Nam đã có bước phát triển mạnh mẽ trên nhiều phương diện như phong
cách kiến trúc, nghệ thuật kiến trúc,… Nhiều cơng trình kiến trúc Phật giáo thời Lê
Trung Hưng vẫn còn được lưu giữ đến ngày nay, nghệ thuật kiến trúc thời Lê Trung
Hưng đã đạt đến đỉnh cao của nghệ thuật chạm khắc, điêu khắc,... Rất nhiều di sản, di
tích Kiến trúc Phật giáo thời Lê Trung Hưng nay đã trở thành những di tích quốc gia đặc
biệt, thành những bảo vật quốc gia, góp phần làm giàu thêm cho kho tàng di sản văn hoá
của dân tộc.
Đến thời Nguyễn, về cơ bản kiến trúc Phật giáo Việt Nam tiếp tục tiếp nối truyền
thống trong những giai đoạn trước. Các cơng trình, tự viện Phật giáo tiếp tục được trùng
tu, xây dựng mới mang những nét truyền thống và dấu ấn của thời đại. Có thể nói, vào
thời Nguyễn các ngơi chùa đã hiện diện trên khắp các vùng miền trên cả nước, phản ánh
tính phong phú, đa dạng văn hoá vùng miền cũng như hệ phái. Lúc này, bên cạnh những
cơng trình kiến trúc của Phật giáo Bắc tơng, cịn có các cơng trình Phật giáo Nam tông.
Giai đoạn từ Nhà Nguyễn đến khi thống nhất đất nước, Phật giáo Việt Nam nói

chung, kiến trúc Phật giáo Việt Nam nói riêng trải qua rất nhiều thăng trầm, thịnh suy
cùng với sự biến động của bối cảnh chính trị lịch sử. Các cơng trình, tự viện Phật giáo ít
được quan tâm xây dựng, trùng tu, nhiều cơng trình, tự viện Phật giáo bị phá huỷ, thậm
chí có những cơng trình là di sản, có lịch sử hàng trăm năm cũng khơng cịn.
Kính thưa q vị!
Năm 1981, Giáo hội Phật giáo Việt Nam được thành lập, đáp ứng nguyện vọng của
nhiều thế hệ Tăng ni, Phật tử, các tổ chức giáo hội và các hệ phái Phật giáo, song vẫn
đảm bảo nguyên tắc như Hiến chương Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã nêu rõ: Thống
nhất ý chí và hành động, thống nhất lãnh đạo và tổ chức; đồng thời vẫn tơn trọng và duy
trì các truyền thống Hệ phái, cũng như các pháp môn và phương tiện tu hành đúng
Chính pháp. Cho đến nay, sau hơn 40 năm hình thành và phát triển, Giáo hội Phật giáo
Việt Nam đã đạt nhiều thành tựu trên nhiều lĩnh vực. Đặc biệt, trên phương diện kiến
trúc Phật giáo, đây là giai đoạn các cơng trình kiến trúc Phật giáo được trùng tu, xây
4


Kỷ yếu hội thảo khoa học: Kiến trúc Phật giáo Việt Nam – thống nhất trong đa dạng

dựng, phục dựng,… một cách mạnh mẽ. Nhiều khu vực, vùng miền các ngơi chùa đã
được phục dựng trên nền những phế tích; nhiều khu vực vùng miền chưa từng có bất kỳ
một cơng trình Phật giáo nào thì nay cũng đã có; các cơng trình Phật giáo khơng chỉ
xuất hiện ở các vùng miền, các địa phương, mà còn được xây dựng ở khu vực hải đảo,
biên giới,… Việc trùng tu, xây dựng các cơng trình Phật giáo được sự quan tâm tạo điều
kiện của chính quyền, của giáo hội, của tăng ni, Phật tử và quần chúng nhân dân. Có thể
nói, chưa có một giai đoạn nào trong lịch sử dân tộc, đất nước ta có được sự phát triển
mạnh mẽ của các cơng trình kiến trúc Phật giáo như bây giờ. Các cơng trình khơng chỉ
nhiều về số lượng, lớn về quy mơ, đa dạng về loại hình, hệ phái, về phong cách kiến
trúc, nghệ thuật,... mà cịn có giá trị về nghệ thuật, thẩm mỹ,…
Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực như vừa trình bày ở trên, kiến trúc Phật
giáo Việt Nam hiện nay đang tồn tại nhiều vấn đề khó khăn, vướng mắc, bất cập. Nhận

thức được vấn đề này, Hội đồng trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã giao cho Ban
Văn hoá Trung ương triển khai đề án về kiến trúc Phật giáo Việt Nam nhằm đánh giá
thực trạng kiến trúc Phật giáo Việt Nam, chỉ ra những khó khăn, bất cập để có những
định hướng, giải pháp. Đây là một trong 4 đề án lớn mà Hội đồng trị sự đã giao cho Ban
Văn hố thực hiện trong những năm qua, đó là: đề án về Pháp phục, ngôn ngữ, kiến trúc,
di sản. Đến nay, đề án Pháp phục, Khóa tụng thống nhất đã được Hội đồng Trị sự Giáo
hội Phật giáo Việt Nam phê chuẩn, đang lan tỏa rộng rãi đến Tăng ni, Phật tử.
Để triển khai đề án Kiến trúc Phật giáo Việt Nam, Ban Văn hoá Trung ương đã kết
hợp với nhiều cơ quan trong và ngoài giáo hội như Viện Nghiên cứu Tôn giáo thuộc
Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam; Viện Bảo tồn di tích, Bảo tàng Lịch sử quốc
gia, thuộc Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch, Ban trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam các
tỉnh, thành phố,... Ban Văn hoá đã tổ chức nhiều chuyến đi khảo sát, tổ chức nhiều cuộc
toạ đàm, hội nghị, thảo luận nhóm chuyên gia,… để triển khai các nội dung của đề án.
Qua ba đợt khảo sát ở miền Bắc, miền Trung – Tây Nguyên và miền Đông và Tây
Nam Bộ với hàng trăm ngôi chùa của tất cả các hệ phái, có thể nói, đề án kiến trúc Phật
giáo nhận được nhiều sự quan tâm của đông đảo Tăng ni, các nhà nghiên cứu, kiến trúc
sư,… và kết quả khảo sát đã cho thấy thực trạng kiến trúc Phật giáo cịn nhiều vấn đề
nan giải.
Có thể thấy, nhiều ngôi chùa trải qua thời gian đã lần tu bổ, tơn tạo nhiều lần, dần
mất đi “tính truyền thống” vốn có của mình. Trừ những ngơi chùa đã được xếp hạng là
5


Kỷ yếu hội thảo khoa học: Kiến trúc Phật giáo Việt Nam – thống nhất trong đa dạng

di tích cấp tỉnh, cấp quốc gia và quốc gia đặc biệt. Ngoài ra, trong mấy thập kỷ gần đây,
cùng với sự phát triển kinh tế, hội nhập quốc tế sâu rộng thì kiến trúc Phật giáo Việt
Nam cũng đang dần thay đổi. Trong đó, nhiều ngơi chùa được xây mới chưa tn thủ
những nguyên tắc xây dựng, chưa có tư vấn thiết kế đầy đủ,… đã vơ tình làm giảm tư
tưởng, triết lý Phật giáo trong kiến trúc. Mặt khác, mặc dù có nhiều ngơi chùa được xây

dựng mới đã mang đặc trưng truyền thống, vùng miền,… Song, chúng ta vẫn thấy trong
kiến trúc nhiều ngơi chùa vẫn chắp vá hay có nhiều trường phái kiến trúc Phật giáo
trong một ngôi chùa Việt,…
Thật khó nói hết những bất cập trong kiến trúc Phật giáo Việt Nam hiện nay, nhưng
đây là một thực tế mà tất cả chúng ta cần nhận thức một cách đầy đủ để có những định
hướng và giải pháp. Vì thế, ở hội thảo này, thay mặt Ban văn hóa trung ương Giáo hội
Phật giáo Việt Nam, chúng tơi mong muốn được lắng nghe nhiều ý kiến từ chư tôn đức
Tăng ni, các nhà nghiên cứu, các kiến trúc sư, các nhà quản lý văn hoá, di sản văn hố,
các nhà quản lý về tín ngưỡng tơn giáo, nhằm định hướng bảo tồn kiến trúc Phật giáo
truyền thống và phát huy hơn nữa kiến trúc Phật giáo trong tương lai thơng qua những
ngun tắc, hay có những quy chuẩn trong kiến trúc Phật giáo, vừa bảo đảm tính thống
nhất của tư tưởng Phật giáo, lại vừa đảm bảo tính đa dạng hệ phái, vùng miền,…
Hy vọng rằng, các ý kiến tại Hội thảo hơm nay sẽ góp phần cho sự thành công của
đề án Kiến trúc Phật giáo Việt Nam mà Ban Văn hoá đang triển khai. Với những lý do
đó, tơi xin tun bố khai mạc Hội thảo khoa học “Kiến trúc Phật giáo Việt Nam - thống
nhất trong đa dạng”.
Kính chúc chư Tơn giáo phẩm, Tăng ni, Phật tử; quý vị đại biểu, các nhà nghiên cứu
thân tâm thường an lạc. Chúc hội thảo khoa học thành công tốt đẹp!
Xin trân trọng cảm ơn!

6


Kỷ yếu hội thảo khoa học: Kiến trúc Phật giáo Việt Nam – thống nhất trong đa dạng

PHÁT BIỂU KHAI MẠC TRIỂN LÃM
“KIẾN TRÚC PHẬT GIÁO VIỆT NAM – THỐNG NHẤT TRONG ĐA DẠNG”
TS. Nguyễn Văn Đoàn
Giám đốc Bảo tàng Lịch sử Quốc gia
Kính thưa!

- Các đồng chí Lãnh đạo Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
- Chư tơn đức giáo phẩm Giáo hội Phật giáo Việt Nam
- Các đồng chí lãnh đạo Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam!.
Kính thưa chư tơn đức Tăng ni, Phật tử cùng Quý vị đại biểu!.
Phật giáo được du nhập vào Việt Nam khá sớm, ngay từ buổi đầu của lịch sử dân
tộc. Theo đó, Phật giáo đã dần thấm sâu vào mọi lĩnh vực đời sống con người, hòa
quyện với văn hóa bản địa tạo nên nét đặc sắc, đặc trưng của văn hóa Phật giáo Việt
Nam. Trong tiến trình lịch sử, Phật giáo đã đồng hành, trở thành một phần quan trọng
của lịch sử văn hóa dân tộc. Vào thời Lý và Trần, tư tưởng Phật giáo đã trở thành hệ tư
tưởng chính thống, góp phần vào sự nghiệp chiến thắng ngoại xâm và kỷ nguyên độc lập
dân tộc, đưa quốc gia Đại Việt trở thành một quốc gia phát triển và thịnh trị trong khu
vực.
Trong quá trình phát triển, cùng với giáo lý và hệ tư tưởng, đã hình thành hệ thống
các cơng trình kiến trúc Phật giáo Việt Nam, với thiết chế các chùa, tháp,… có phong
cách và sắc thái riêng trong bối cảnh giao lưu, ảnh hưởng kiến trúc Phật giáo từ Ấn Độ,
Trung Quốc. Những đặc trưng của kiến trúc Phật giáo Việt Nam thể hiện qua các mặt
bằng tổng thể, bố cục và bài trí tượng pháp, phong cách nghệ thuật điêu khắc, trang trí
đến vật liệu, kỹ thuật tạo tác được khởi nguồn từ những quan niệm nhân sinh và thế giới
quan Việt Nam. Theo đó, kiến trúc Phật giáo Việt Nam phát triển trong sự thống nhất
của nền tảng kiến trúc truyền thống, đồng thời lại có những biến thể, cách điệu ở mỗi
thời kỳ lịch sử cụ thể hay là sự thay đổi để phù hợp với những không gian vùng, miền
do lối sống, văn hóa của những cộng đồng cư dân khu vực đó chi phối. Tất cả, truyền
thống và cách tân, theo thời gian đã tạo nên hệ thống các cơng trình kiến trúc Phật giáo
vừa đa dạng về loại hình, vừa phong phú về nội dung và hình thức mang bản sắc văn
hóa Việt Nam. Hệ thống kiến trúc Phật giáo Việt Nam vừa đáp ứng tốt nhu cầu sinh
hoạt tơn giáo, tín ngưỡng, lại là những cơng trình có giá trị lịch sử, văn hóa và nghệ
thuật điêu khắc, trang trí.
Tuy nhiên, trong bối cảnh xã hội phát triển hiện nay, q trình hiện đại hóa, cơng
nghiệp hóa cùng xu thế hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, nhiều ngôi chùa, tháp đã,
7



Kỷ yếu hội thảo khoa học: Kiến trúc Phật giáo Việt Nam – thống nhất trong đa dạng

đang chịu những tác động do q trình tu bổ, tơn tạo và xây mới ảnh hưởng đến “hình
ảnh” kiến trúc Phật giáo. Nhiều di tích kiến trúc Phật giáo trong q trình tu bổ, phục
hồi, tơn tạo có những sai lệch, chưa đáp ứng tốt u cầu, đơi khi cịn đi ngược với truyền
thống kiến trúc Phật giáo Việt Nam.
Trước thực tiễn đó, để hạn chế những biến đổi văn hóa khơng phù hợp, đảm bảo sự
tiếp thu có chọn lọc những tinh hoa văn hóa nhân loại, xây dựng, phát triển đặc trưng,
đặc sắc của văn hóa Phật giáo Việt Nam, góp phần phát triển văn hóa dân tộc tiến tiến,
hiện đại mà vẫn giữ được nét truyền thống, bản sắc văn hóa Việt Nam, Ban Văn hóa
Trung ương GHPGVN đã xây dựng và tổ chức triển khai thực hiện đề án Định hướng
đặc trưng sắc phục, kiến trúc, ngôn ngữ và di sản văn hóa Phật giáo Việt Nam từ năm
2014. Trong khuôn khổ đề án Kiến trúc Phật giáo, Ban Văn hóa Trung ương Giáo hội
Phật giáo Việt Nam đã phối hợp các đơn vị: Viện Nghiên cứu Tôn giáo, Viện Bảo tồn di
tích và Bảo tàng Lịch sử quốc gia tổ chức hội thảo khoa học Kiến trúc Phật giáo Việt
Nam - thống nhất trong đa dạng.
Nhằm cung cấp thêm tư liệu phục vụ hội thảo khoa học, triển lãm Kiến trúc Phật
giáo Việt Nam - thống nhất trong đa dạng được phối hợp tổ chức, giới thiệu hơn 300 tài
liệu, hình ảnh khái quát về di sản kiến trúc Phật giáo Việt Nam, với những nội dung
khái quát, tiêu biểu của kiến trúc Phật giáo từng vùng miền, hệ phái Phật giáo Việt Nam
như: không gian cảnh quan, bố cục mặt bằng, các công năng kiến trúc; thực trạng, xu
hướng phát triển kiến trúc Phật giáo trong bối cảnh đương đại và định hướng xây dựng
bộ hướng dẫn, quy chuẩn và biểu tượng chung cho kiến trúc Phật giáo Việt Nam.
Đồng thời, thơng qua triển lãm, góp phần giúp Tăng Ni, Phật tử, công chúng nhận
diện bước đầu về những đặc trưng, nét đẹp, giá trị truyền thống của kiến trúc Phật giáo
Việt Nam cũng như sự cần thiết định hướng phát triển kiến trúc Phật giáo Việt Nam phù
hợp với đời sống xã hội đương đại. Từ đó, mỗi người sẽ nâng cao ý thức hơn trong việc
gìn giữ, bảo tồn, phát huy giá trị truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.

Nhân dịp này, Bảo tàng Lịch sử quốc gia cùng các đơn vị phối hợp xin trân trọng
cảm ơn sự quan tâm, chỉ đạo của các đồng chí lãnh đạo Bộ Văn hóa, Thể thao và Du
lịch; Giáo hội Phật giáo Việt Nam; Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, Chư tôn
đức Tăng ni, các chuyên gia, các nhà khoa học, các quý vị đại biểu, các bạn đồng nghiệp
đã tới dự lễ khai mạc triển lãm ngày hôm nay.
Xin cảm ơn các cơ quan báo chí, truyền hình Trung ương và Hà Nội đã tham dự và
đưa tin.
Thay mặt Ban tổ chức, tôi xin tuyên bố khai mạc triển lãm Kiến trúc Phật giáo Việt
Nam - thống nhất trong đa dạng.
Xin chúc các đồng chí lãnh đạo, các quý vị đại biểu sức khỏe, hạnh phúc và thành công!
8


Kỷ yếu hội thảo khoa học: Kiến trúc Phật giáo Việt Nam – thống nhất trong đa dạng

BÁO CÁO ĐỀ DẪN HỘI THẢO KHOA HỌC
“KIẾN TRÚC PHẬT GIÁO VIỆT NAM – THỐNG NHẤT TRONG ĐA DẠNG”

PGS.TS. Chu Văn Tuấn
Viện trưởng Viện Nghiên cứu Tôn giáo, Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam

Kính thưa Chư tơn đức Hồ thượng, Thượng toạ, Đại đức Tăng, Ni!
Kính thưa các vị đại biểu, khách quý, các nhà khoa học!
Thưa toàn thể hội thảo!
Kiến trúc Phật giáo Việt Nam đã có lịch sử khoảng 2000 năm, gắn liền với sự du
nhập, phát triển của Phật giáo ở Việt Nam. Kiến trúc Phật giáo Việt Nam không chỉ gắn
liền với sự phát triển của Phật giáo Việt Nam mà còn gắn liền với lịch sử dân tộc Việt
Nam, gắn với văn hoá, phong tục tập quán Việt Nam các vùng miền, các giai đoạn lịch
sử, gắn với bối cảnh kinh tế, chính trị, xã hội ở mỗi giai đoạn. Kiến trúc Phật giáo phản
ánh giáo lý, tinh thần, triết lý Phật giáo, đạo đức Phật giáo, tinh thần Phật giáo, lịch sử

Phật giáo, văn hoá Phật giáo, phản ánh đặc thù của các hệ phái Phật giáo, v.v…. Do vậy,
có thể nói kiến trúc Phật giáo Việt Nam hiện nay là sự tổng hoà của truyền thống và
hiện đại, tổng hoà của sự thống nhất và đa dạng, tổng hoà của các hệ phái, vùng miền,
… để tạo nên kiến trúc Phật giáo Việt Nam với bản sắc Phật giáo Việt Nam.
Nói đến Phật giáo, khơng thể khơng nói đến những ngơi chùa/tự viện, bởi đây
khơng chỉ là nơi thờ Phật, Bồ tát, chư tổ, nơi lưu giữ xá lợi Phật, chư tổ, mà còn là nơi
sinh hoạt của tăng ni, Phật tử, nơi diễn ra các nghi lễ Phật giáo, hoạt động Phật giáo, nơi
sinh hoạt của cộng đồng, của người dân. Chính vì vậy, các ngôi chùa, tự viện là nơi giáo
pháp của đức Phật giáo lan toả, nơi tu học, học tập của tăng ni và quần chúng nhân dân.
Các ngơi chùa cũng chính là trung tâm văn hoá, giáo dục của cộng đồng. Có thể nói,
ngơi chùa chính là bảo tàng sống lưu giữ các giá trị di sản văn hoá Phật giáo vật thể, phi
vật thể.
Kiến trúc Phật giáo Việt Nam có một quá trình phát triển theo sự phát triển của Phật
giáo, cho dù có lúc thăng trầm, tuy nhiên, các cơng trình, tự viện ngày càng được xây
dựng nhiều hơn, quy mô lớn hơn, công năng sử dụng nhiều hơn, loại hình phong phú
hơn, phong cách nghệ thuật cũng đa dạng hơn. Bên cạnh đó, kiến trúc Phật giáo Việt
9


Kỷ yếu hội thảo khoa học: Kiến trúc Phật giáo Việt Nam – thống nhất trong đa dạng

Nam cũng chịu ảnh hưởng bởi bối cảnh lịch sử xã hội đất nước và sự phát triển của nền
kinh tế, phương thức sinh hoạt và nhu cầu của con người, xã hội. Đồng thời, trong bối
cảnh hội nhập và giao lưu quốc tế mạnh mẽ, kiến trúc Phật giáo Việt Nam cũng chịu sự
ảnh hưởng của kiến trúc Phật giáo thế giới. Càng những giai đoạn sau, kiến trúc Phật
giáo Việt Nam càng có sự phát triển về số lượng, ngày càng có những cơng trình với
quy mơ lớn, kiến trúc Phật giáo cũng biến đổi theo sự phát triển của xã hội. Đến giai
đoạn hiện nay là giai đoạn có nhiều nhất các cơng trình kiến trúc Phật giáo, đây là giai
đoạn kiến trúc Phật giáo có những đặc điểm riêng gắn với đặc điểm của thời đại và có
nhiều nét mới so với kiến trúc Phật giáo các giai đoạn trước. Theo số liệu từ Giáo hội

Phật giáo Việt Nam, hiện nay cả nước có khoảng 18.000 ngơi chùa của các hệ phái Bắc
tông, Nam tông, Khất sỹ, Nam tông kinh, Hoa tông.
Tuy nhiên, bên cạnh sự phát triển, sự phong phú, đa dạng của kiến trúc Phật giáo
Việt Nam hiện nay cũng tồn tại nhiều hạn chế, bất cập cần có sự đánh giá một cách tồn
diện, khách quan để đề xuất những giải pháp, định hướng nhằm khắc phục những hạn
chế, bất cập, đồng thời bảo tồn, phát huy giá trị di sản kiến trúc Phật giáo trong giai
đoạn tới.
Nhận ra những vấn đề đó, Hội đồng trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã giao cho
Ban văn hoá Trung ương triển khai đề án Kiến trúc Phật giáo Việt Nam. Trong mấy năm
vừa qua, Ban Văn hoá Trung ương đã phối hợp với nhiều cơ quan trong và ngoài giáo
hội triển khai nhiều chuyến khảo sát tại nhiều tỉnh, thành phố trên khắp cả nước tại khu
vực miền Bắc, miền Trung, miền Nam, tổ chức hàng chục cuộc toạ đàm, trao đổi giữa
các nhà nghiên cứu, các nhà khoa học, các kiến trúc sư, các nhà quản lý văn hố, tơn
giáo, chư tơn đức tăng ni lãnh đạo các Ban trị sự PGVN các tỉnh. Cuộc hội thảo khoa
học hơm nay chính là sự tổng kết các hoạt động triển khai đề án Kiến trúc Phật giáo Việt
Nam mà Ban văn hoá Trung ương đã thực hiện trong mấy năm vừa qua. Hội thảo có sự
phối hợp của Viện Nghiên cứu Tôn giáo, Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam, Viện bảo tồn
di tích và Bảo tàng lịch sử Quốc gia thuộc Bộ văn hoá, Thể thao và Du lịch.
Hội thảo Kiến trúc Phật giáo Việt Nam sẽ tập trung vào các nội dung chính như sau:
Thứ nhất, tập trung thảo luận, làm rõ những vấn đề chung về kiến trúc Phật giáo và
kiến trúc Phật giáo Việt Nam như quá trình phát triển của kiến trúc Phật giáo và kiến
trúc Phật giáo Việt Nam, đặc điểm kiến trúc Phật giáo Việt Nam các giai đoạn, đặc điểm
của kiến trúc Phật giáo Việt Nam trong các hệ phái, tính thống nhất, tính đa dạng của
10


Kỷ yếu hội thảo khoa học: Kiến trúc Phật giáo Việt Nam – thống nhất trong đa dạng

kiến trúc Phật giáo, đặc trưng kiến trúc Phật giáo khu vực Bắc Bộ, nam Bộ, miền TrungTây Nguyên, v.v..
Thứ hai, tập trung làm rõ thực trạng của kiến trúc Phật giáo Việt Nam hiện nay trên

nhiều phương diện như thực trạng xây dựng mới, thực trạng trùng tu, phục dựng các
cơng trình, thực trạng quy hoạch mặt bằng, thực trạng chất liệu xây dựng, thực trạng
trang trí, mỹ thuật… Đặc biệt, tập trung làm rõ những hạn chế, bất cập, những yếu tố phi
truyền thống trong kiến trúc Phật giáo Việt Nam hiện nay..
Thứ ba, tập trung làm rõ vấn đề bảo tồn, phát huy giá trị di sản kiến trúc Phật giáo
Việt Nam hiện nay, đề xuất những giải pháp trong kiến trúc, giải pháp trong bảo tồn,
phát huy giá trị kiến trúc. Đặc biệt là thảo luận, đề xuất những nguyên tắc, định hướng
nhằm hướng tới xây dựng bộ tiêu chí, tài liệu hướng dẫn đối với việc xây dựng mới,
trùng tu, phục dựng các cơng trình kiến trúc Phật giáo Việt Nam. Đồng thời, Hội thảo
cũng hướng đến việc tìm kiếm biểu tượng chung của kiến trúc Phật giáo Việt Nam và
trụ kinh chuyển pháp ln.
Kính thưa Chư tơn đức Hồ thượng, Thượng toạ, Đại đức Tăng, Ni!
Kính thưa các vị đại biểu, khách quý, các nhà khoa học!
Thưa toàn thể hội thảo!
Cho đến nay, Ban tổ chức đã nhận được 70 báo cáo tham luận của chư tôn đức Hoà
thượng, thượng toạ, đại đức, tăng ni, các nhà khoa học, các nhà nghiên cứu trên khắp cả
nước. Các bài tham luận từ nhiều góc độ tiếp cận khác nhau đã đề cập đến các chủ đề
với nội dung phong phú, nhiều bài viết hết sức công phu, giá trị. Có thể xếp các bài viết
thành các chủ đề với nội dung chính như sau:
Thứ nhất, đối với chủ đề thứ nhất Kiến trúc Phật giáo Việt Nam trong lịch sử, nhiều
bài viết đã làm rõ lịch sử kiến trúc Phật giáo Việt Nam từ những giai đoạn đầu khi mới
du nhập cho đến giai đoạn hiện nay. Các báo cáo đã chỉ ra những nét đặc trưng của kiến
trúc Phật giáo qua mỗi thời kỳ, đồng thời chỉ ra sự biến đổi của kiến trúc Phật giáo. Bên
cạnh đó, nhiều bài viết đã làm rõ đặc trưng kiến trúc của các hệ phái như Bắc tông, Nam
tông, Khất sỹ, Hoa tông, Nam tông kinh. Nhiều báo cáo đã đi sâu phân tích tính đa dạng
của Phật giáo tại các khu vực, vùng miền trên cả nước. Không những thế, các bài viết
đã góp phần chỉ ra giá trị của kiến trúc Phật giáo Việt Nam trên nhiều phương diện như
giá trị lịch sử, giá trị nghệ thuật, giá trị văn hoá, v.v..

11



Kỷ yếu hội thảo khoa học: Kiến trúc Phật giáo Việt Nam – thống nhất trong đa dạng

Thứ hai, về chủ đề Kiến trúc Phật giáo Việt Nam hiện nay. Các báo cáo trong chủ
đề này đã tập trung trình bày thực trạng kiến trúc Phật giáo Việt Nam. Không chỉ làm rõ
thực trạng kiến trúc trên các phương diện như quy hoạch, thiết kế, cấu trúc, chất liệu,
trang trí hoa văn, hoạ tiết, mỹ thuật, bài trí đối tượng thờ cúng, v.v.. các bài viết còn chỉ
ra thực trạng kiến trúc của mỗi khu vực, vùng miền. Đặc biệt, nhiều bài viết đã chỉ ra
những hạn chế, bất cập, những yếu tố phi truyền thống trong kiến trúc Phật giáo Việt
Nam hiện nay như thiếu quy hoạch tổng thể; trùng tu, xây dựng làm mất đi yếu tố truyền
thống; nhiều cơng trình lai căng, khơng kế thừa giá trị di sản kiến trúc truyền thống; các
yếu tố/hạng mục trong tổng thể cơng trình khơng hài hồ, phá vỡ tổng thể; nhiều yếu tố
hoa văn, hoạ tiết, trang trí khơng phù hợp xuất hiện trong các ngôi chùa; không gian
cảnh quan bị thu hẹp, công tác bảo tồn, phát huy có rất nhiều sai sót, bất cập, v.v..
Thứ ba, về chủ đề Định hướng, giải pháp kiến trúc Phật giáo Việt Nam. Các bài viết
trong chủ đề này đã tập trung phân tích việc bảo tồn, giữ gìn di sản kiến trúc Phật giáo
Việt Nam hiện nay, đặc biệt là đưa ra nhiều đề xuất, kiến nghị, giải pháp nhằm khắc
phục những hạn chế, bất cập cũng như định hướng cho kiến trúc Phật giáo Việt Nam
trong thời gian tới. Nhiều ý kiến cho rằng, cần phải xây dựng các nguyên tắc, quy
chuẩn, tiêu chí …. Hay các tài liệu hướng dẫn đối với hoạt động xây dựng, trùng tu,
phục dựng các cơng trình kiến trúc Phật giáo. Nhiều ý kiến cho rằng, cần phải xây dựng,
thiết kế biểu tượng thống nhất của kiến trúc Phật giáo Việt Nam như biểu tượng bánh xe
chuyển pháp luân gắn trên các công trình kiến trúc và trụ kinh chuyển pháp luân. Các
báo cáo cũng đề xuất nhiều giải pháp như thành lập các ban kiến trúc Phật giáo nhằm
hướng dẫn, hỗ trợ cho việc xây dựng các cơng trình, có ý kiến cho rằng cần nâng cao
nhận thức, đào tạo bồi dưỡng đội ngũ tăng ni, những người tham gia xây dựng các cơng
trình kiến trúc Phật giáo. Rất nhiều các ý kiến đều đồng thuận cho rằng, việc kiến thiết,
xây dựng các cơng trình cần được quản lý bởi các cơ quan chuyên môn, tuân thủ các
nguyên tắc, định hướng, hướng dẫn… để tránh tình trạng mạnh ai nấy làm như hiện nay.

Có thể nói, với 70 bài viết của các chư tôn đức, các nhà khoa học, nhà nghiên cứu
trên cả nước đã thể hiện sự quan tâm rất lớn đối với chủ đề Hội thảo. Các bài viết đã góp
phần làm rõ nhiều phương diện khác nhau của kiến trúc Phật giáo, không chỉ là phương
diện tư tưởng, triết lý của Phật giáo, của văn hoá truyền thống, mà còn là những phương
diện rất chuyên sâu như quy hoạch, bố cục, kết cấu, chất liệu, trang trí hoa văn, hoạ tiết,
mỹ thuật, v.v.. Không chỉ làm rõ phương diện kiến trúc nói chung, các báo cáo cịn làm
12


Kỷ yếu hội thảo khoa học: Kiến trúc Phật giáo Việt Nam – thống nhất trong đa dạng

rõ những vấn đề cụ thể trong từng hệ phái, từng loại hình kiến trúc Phật giáo. Qua đó,
giúp chúng ta hiểu thêm về tính thống nhất, tính đa dạng, tính vùng miền, tính lịch sử,
tính dân tộc, tính biến đổi, tính kế thừa, v.v.. của kiến trúc Phật giáo. Đồng thời, giúp
chúng ta có một cái nhìn tương đối tồn diện cũng như một thái độ ứng xử phù hợp,
đúng đắn hơn với kiến trúc Phật giáo Việt Nam trong thời gian tới.
Kính thưa Chư tơn đức Hồ thượng, Thượng toạ, Đại đức Tăng, Ni!
Kính thưa các vị đại biểu, khách quý, các nhà khoa học và toàn thể hội thảo!
Mặc dù các báo cáo đã đề cập đến rất nhiều nội dung, chủ đề khác nhau, nhưng chắc
chắn vẫn cịn có những vấn đề chưa thể đi sâu, hoặc chưa bao qt hết được. Chẳng hạn,
có rất ít những bài viết đề cập đến kiến trúc của Phật giáo Nam tông kinh: những đặc
trưng, hiện trạng và những vấn đề đặt ra? Cũng chưa có bài viết đề cập đến những loại
hình kiến trúc mới xuất hiện ở Việt Nam thời gian gần đây như kiến trúc Phật giáo Kim
cương thừa… Chắc chắn những vấn đề nêu trên vẫn cần phải tiếp tục nghiên cứu, trao
đổi, thảo luận, làm rõ. Trong buổi hội thảo hôm nay, Ban Tổ chức rất mong chư tôn đức,
các nhà khoa học, các quý vị đại biểu tiếp tục cung cấp thêm thông tin, tư liệu, thảo luận
về những chủ đề mà hội thảo đặt ra.
Cuối cùng, xin chân thành cảm ơn các Chư tôn thiền đức, các nhà nghiên cứu, các
nhà khoa học, các nhà quản lý, các quý vị đã nhiệt tình ủng hộ, dành thời gian, công sức
và tâm huyết viết bài tham gia hội thảo và hơm nay có mặt tại đây để tham dự Hội thảo.

Xin kính chúc Chư tơn đức Hoà thượng, Thượng toạ, Đại đức Tăng, Ni, các nhà
khoa học, các vị đại biểu khách quý và toàn thể hội thảo sức khoẻ, hạnh phúc và thành
công!
Chúc Hội thảo thành công tốt đẹp!
Xin trân trọng cảm ơn!

13


Kỷ yếu hội thảo khoa học: Kiến trúc Phật giáo Việt Nam – thống nhất trong đa dạng

14


Kỷ yếu hội thảo khoa học: Kiến trúc Phật giáo Việt Nam – thống nhất trong đa dạng

CHỦ ĐỀ 1
KIẾN TRÚC PHẬT GIÁO VIỆT NAM TRONG LỊCH SỬ

15


Kỷ yếu hội thảo khoa học: Kiến trúc Phật giáo Việt Nam – thống nhất trong đa dạng

16


Kỷ yếu hội thảo khoa học: Kiến trúc Phật giáo Việt Nam – thống nhất trong đa dạng

PHÁC DỰNG ĐÔI NÉT VỀ LỊCH SỬ VÀ GIÁ TRỊ CỦA KIẾN TRÚC PHẬT

GIÁO VIỆT NAM TRONG LỊCH SỬ
PGS.TS. Tống Trung Tín
Tơi đặc biệt cảm ơn Ban tổ chức Hội thảo Khoa học: Kiến trúc Phật giáo Việt Nam Thống nhất trong đa dạng đã có lời mời tơi được viết bài tham luận. Đây là lĩnh vực
nghiên cứu đặc biệt lý thú, hấp dẫn, có nhiều ý nghĩa cực kỳ cao đẹp nhưng lại hết sức
lớn rộng, phức tạp và nhiều khi đặc biệt khó khăn gian khổ. Trong khn khổ của một
tham luận ngắn này, tôi muốn phác dựng đôi nét ý tưởng đã hình thành từ lâu mà chưa
thực hiện được trong cuộc đời gần 50 năm nghiên cứu Khảo cổ học Kiến trúc Việt Nam
của mình về lịch sử và giá trị của kiến trúc Phật giáo Việt Nam.
Trong lịch sử văn minh thế giới nói chung, văn minh Việt Nam nói riêng, kiến trúc
là một biểu hiện quan trọng vào bậc nhất của một nền văn minh. Những chứng cứ về
những nền văn minh lớn nhất của thế giới dễ thấy nhất, dễ thuyết phục nhất chính là sự
hiện diện của các cơng trình kiến trúc.
Trong các cơng trình kiến trúc đó, kiến trúc Phật giáo là một loại hình có số lượng
nhiều, phong phú và dễ nhận biết nhất. Các di tích Phật giáo đồ sộ ở Ấn Độ (tháp
Sanchi), ở Indonexia (Brobudur), ở Trung Quốc (Đôn Hồng, Long Mơn), ở Nhật Bản
(chùa Vàng, chùa Đơng Đại Tự), ở Việt Nam (chùa Keo, chùa Bút Tháp,…) là các ví dụ
tiêu biểu.
Tuy nhiên, trong nền văn minh Việt Nam, kiến trúc Phật giáo Việt Nam có từ bao
giờ, phát triển như thế nào, đặc trưng ra sao lại là các câu hỏi chưa có cơng trình nào
giải đáp cặn kẽ, thấu đáo, khoa học và đầy đủ, đôi khi rất khó trả lời dù chỉ là bước đầu.
Từ kinh nghiệm khảo cổ học, tôi xin thử bước đầu phác dựng tiến trình lý thú và khó
khăn này với hi vọng góp phần nhỏ vào cơng việc to lớn đó.
1. Chùa tháp Phật giáo Việt Nam trong giai đoạn đầu tiên
Thực ra, vấn vấn đề này hiện nay chưa rõ được mà cần phải chờ Khảo cổ học
nghiên cứu lâu dài trong tương lai. Thư tịch cổ đã phản ánh các ngơi chùa Phật ở Việt
Nam có từ khoảng 2.000 năm cách ngày nay trong đó có các ngơi chùa Tứ Pháp và am



Chủ tịch Hội Khảo cổ học Việt Nam


17


×