Tải bản đầy đủ (.pdf) (24 trang)

Chuyển giá fdi 20172022

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.19 MB, 24 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
Trường Đại Học Kinh Tế Quốc dân

Đề tài: Hoạt động chuyển giá của các doanh
nghiệp FDI tại Việt Nam
Nhóm 10
Thành viên
Nguyễn Hà Dương
Tạ Thị Ngọc Ánh
Lộc Thị Tuyết Mai
Phạm Nguyễn Khánh Ly
Nguyễn Minh Hiển

MSV
11211581
11210876
11216672
11213609
11212193

Hà Nội, tháng 11 năm 2023


MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 4
I. Tổng quan ....................................................................................................................... 5
I.1. Tổng quan về doanh nghiệp FDI ............................................................................ 5
1. Khái niệm FDI và doanh nghiệp FDI .......................................................................... 5
2. Vai trò của doanh nghiệp FDI .................................................................................... 5
3. Đặc điểm của FDI ...................................................................................................... 5
I.2. Tổng quan về chuyển giá của doanh nghiệp FDI ................................................. 6


1. Khái niệm về chuyển giá .......................................................................................... 6
2. Nguyên nhân của chuyển giá trong các doanh nghiệp FDI ...................................... 6
3. Dấu hiệu nhận biết chuyển giá ................................................................................. 7
II. Thực trạng hoạt động chuyển giá của các doanh nghiệp FDI tại Việt Nam ........... 9
II.1. Tình hình hoạt động của các doanh nghiệp FDI tại Việt Nam .......................... 9
II.2. Thực trạng hoạt động chuyển giá của các doanh nghiệp FDI Việt Nam ........ 10
II.3. Một số hình thức chuyển giá tiêu biểu của các doanh nghiệp FDI tại Việt
Nam ................................................................................................................................ 12
1. Chuyển giá qua hình thức nâng cao giá trị tài sản góp vốn ......................... 13
2. Chuyển giá bằng cách nâng khống giá trị công nghệ, thương hiệu ( tài sản
vơ hình) .............................................................................................................. 13
3. Chuyển giá thơng qua mua, bán ngun vật liệu, bán thành phẩm, hàng hóa
với cơng ty mẹ hoặc tập đoàn liên kết ................................................................ 13
4. Thực hiện chuyển giá thông qua sự khác biệt về thuế suất .......................... 14
5. Chuyển giá thơng qua hình thức nâng chi phí các đơn vị hành chính và
quản lý................................................................................................................ 15
6. Chuyển giá thơng qua hình thức tài trợ bằng nghiệp vụ vay từ công ty mẹ 15
7. Chuyển giá thông qua các trung tâm tái tạo hóa đơn .................................. 15
II.4. Tác động tiêu cực từ hoạt động chuyển giá của các doanh nghiệp FDI đến
Việt Nam ........................................................................................................................ 16
1. Chuyển giá của các doanh nghiệp có vốn FDI gây thất thốt cho nguồn thu
ngân sách nhà nước .................................................................................................. 16
2


2. Chuyển giá của các doanh nghiệp có vốn FDI tạo ra cạnh tranh không công
bằng, làm cho doanh nghiệp Việt Nam bị mất thị phần, bị thơn tính doanh
nghiệp ......................................................................................................................... 16
3. Các hoạt động chuyển giá làm gia tăng giá trị nhập khẩu, làm thay đổi cơ
cấu vốn của nền kinh tế Việt Nam ........................................................................... 17

4. Các hoạt động chuyển giá làm chậm nâng cao trình độ quản lý và chất
lượng nguồn nhân lực của Việt Nam ....................................................................... 17
5. Các hoạt động chuyển giá gây ra mâu thuẫn giữa người lao động và doanh
nghiệp ......................................................................................................................... 18
II.5. Hoạt động chống chuyển giá tại Việt Nam......................................................... 18
1. Công tác đấu tranh chống gian lận chuyển giá ở Việt Nam thời gian qua đã đạt
được nhiều kết quả. .................................................................................................... 18
2. Hạn chế trong công tác chuyển giá ......................................................................... 20
III. Đề xuất một số giải pháp chống chuyển giá tại các doanh nghiệp FDI Việt Nam
........................................................................................................................................... 21
KẾT LUẬN....................................................................................................................... 23
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................... 24

3


LỜI MỞ ĐẦU
Để hội nhập kinh tế thế giới, các quốc gia khơng ngừng “chuyển mình” để khơng bị
gạt ra khỏi vòng quay của sự phát triển. Sau khi Việt Nam thực hiện chính sách mở cửa
cho đến nay, đã có nhiều nhà đầu tư cũng như các tập đồn đa quốc gia thâm nhập thị
trường làm cho nền kinh tế trong nước trở nên sôi động hơn. Nguồn vốn FDI đổ vào
nước ta không chỉ là tăng về số lượng các dự án mà tăng cả về quy mô và chất lượng của
các dự án. Việc tiếp nhận vốn FDI đã tạo ra cơ hội cho Việt Nam tiếp cận với trình độ
khoa học kỹ thuật hiện đại, trình độ quản lý kinh tế tầm cao của thế giới và giải quyết
công ăn việc làm cho lao động trong nước. FDI trở thành một trong những nguồn cung
cấp vốn quan trọng cho nền kinh tế, là động lực để thúc đẩy kinh tế Việt Nam phát triển,
tạo nên tính năng động và cạnh tranh cho thị trường.
Tuy nhiên, bên cạnh những đóng góp tích cực của vốn FDI, thì nguồn vốn này vẫn
tiềm ẩn nhiều rủi ro. Một vấn đề mà khiến chính phủ phải lo ngại trong nhiều năm qua đó
chính là hoạt động chuyển giá của các doanh nghiệp. Trong những năm gần đây tình hình

các doanh nghiệp FDI kê khai lỗ kéo dài nhiều năm, làm cho chính phủ Việt Nam bị thất
thu thuế, ảnh hưởng trực tiếp đến ngân sách, bên cạnh đó tạo ra mơi trường cạnh tranh
khơng bình đẳng của các doanh nghiệp trong và ngồi nước, tác động khơng tốt đến cơ
chế quản lý tài chính của chính phủ trong lĩnh vực FDI, ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng
nguồn vốn này cũng như tác động xấu đến mục tiêu thu hút và quản lý vĩ mơ vốn FDI của
chính phủ. Mặc dù chuyển giá không phải là vấn đề mới mẻ ở Việt Nam nhưng việc
chống chuyển giá vẫn luôn là bài toán làm đau đầu của các nhà quản lý. Trong khi các
quốc gia phát triển đã có nhiều kinh nghiệm trong việc chống chuyển giá thì Việt Nam
vẫn cịn thiếu kinh nghiệm trong vấn đề này khi mà tình hình chuyển giá vẫn đang là một
thực trạng đáng báo động tại Việt Nam.
Nhận thấy được những tồn tại xung quanh vấn đề chuyển giá ở nước ta, chúng em
mong muốn với đề tài nghiên cứu của mình “ Thực trạng hoạt động chuyển giá của các
doanh nghiệp FDI tại Việt Nam" sẽ giúp cơ và các bạn có cái nhìn rõ hơn về vấn đề
chuyển giá, thực trạng chuyển giá về Việt Nam, cùng với đề xuất một số biện pháp để
khắc phục thực trạng này.

4


I. Tổng quan
I.1. Tổng quan về doanh nghiệp FDI
1. Khái niệm FDI và doanh nghiệp FDI
FDI là viết tắt của Foreign Direct Investment (vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài). Theo đó,
doanh nghiệp FDI là doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngồi mà khơng phân biệt
cụ thể tỷ lệ góp vốn. Phần vốn đầu tư sẽ được sử dụng vào các hoạt động kinh doanh của
doanh nghiệp.
Doanh nghiệp FDI bao gồm 2 loại:
• Doanh nghiệp vốn nước ngồi 100%;
• Doanh nghiệp vốn nước ngồi liên doanh với các tổ chức Việt Nam.


2. Vai trò của doanh nghiệp FDI
Sự tồn tại của các doanh nghiệp FDI có vai trò khá quan trọng trong nền kinh tế chung của
cả nước, chẳng hạn một số lợi ích từ doanh nghiệp FDI như:









Bổ sung nguồn vốn cho việc đầu tư và phát triển kinh tế;
Đẩy mạnh tăng trưởng xuất khẩu hàng hóa và năng suất lao động;
Góp phần vào việc tăng trưởng GDP và các khoản thu ngân sách nhà nước;
Góp phần nâng cao thu nhập và giảm tỷ lệ hộ nghèo nhờ chuyển dịch cơ cấu lao
động;
Nâng cao trình độ công nghệ và đổi mới công nghệ cho các doanh nghiệp trong
nước;
Tạo ra việc làm và nguồn thu nhập ổn định cho nhóm lao động có trình độ phổ
thơng;
Mang đến sự cạnh tranh cho các doanh nghiệp Việt Nam. Từ đó, góp phần cải thiện
bộ máy vận hành, cải tiến cơng nghệ và nâng cao năng lực kinh doanh;
Mơ hình hoạt động của các doanh nghiệp FDI khá chuyên nghiệp và hiệu quả, dẫn
đến giá trị cộng hưởng cho các doanh nghiệp Việt Nam khi hợp tác kinh doanh.

3. Đặc điểm của FDI
Nếu như công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn… đều có những điểm đặc trưng
của từng loại hình, thì mơ hình đầu tư doanh nghiệp có vốn nước ngồi cũng có những
điểm riêng biệt, cụ thể:

• Mục đích chính của FDI là tối ưu lợi nhuận cho nhà đầu tư nước ngoài;
5


• Chủ đầu tư giữ quyền quyết định trong quá trình kinh doanh, sản xuất;
• Nguồn vốn đầu tư FDI thông thường sẽ bị thu hút bởi các quốc gia có nền tảng,
hành lang pháp lý chắc chắn, rõ ràng;
• Hầu hết các doanh nghiệp FDI được thành lập mới hoặc mua lại cơng ty đang hoạt
động theo hình thức chuyển nhượng cổ phần, phần vốn góp…

I.2. Tổng quan về chuyển giá của doanh nghiệp FDI
1. Khái niệm về chuyển giá
Chuyển giá theo là hành vi do các chủ thể kinh doanh thực hiện bằng cách thay đổi giá
trị trao đổi hàng hóa, dịch vụ trong quan hệ với các bên liên kết nhằm tối thiểu hóa tổng
số thuế phải nộp của các đối tác liên kế.

2. Nguyên nhân của chuyển giá trong các doanh nghiệp FDI
Hành vi chuyển giá thơng qua việc các tập đồn, các cơng ty mẹ tại nước ngoài ký kết
hợp đồng sản xuất kinh doanh, dịch vụ với các nước với đơn giá cao, sau đó giao lại cho
các cơng ty con với giá rất thấp và ngược lại một phần là do các nguyên nhân sau đây:
• Động cơ tối đa hóa lợi nhuận: Doanh nghiệp nói chung, các tập đồn đa quốc gia nói
riêng, khơng bao giờ từ bỏ các cơ hội, các biện pháp nhằm tối đa hóa lợi nhuận, kể cả các
hành vi chuyển giả, gian lận giả, gian lận thương mại,... Chuyển giá thơng qua các giao
dịch hàng hóa dịch vụ, vốn đầu tư qua biên giới sẽ khó bị phát hiện hơn so với các gian lận
khác và kể cả trong trường hợp bị phát hiện thì việc xử lý cũng khơng hề đơn giản bởi
chính phủ của mỗi nước thường có thiên hướng bảo vệ DN của mình vì lợi ích quốc gia.
• Quyền tự do định đoạt trong kinh doanh thương mại và đầu tư. Quyền này đã tạo cơ hội
cho các DN được quyền quyết định giá trong các giao dịch. Do đó, trong quan hệ với các
bên liên kết, các DN được toàn quyền định mua, bán, trao đổi những hàng hóa hoặc dịch
vụ theo mức giá họ mong muốn và được thể hiện trong các văn kiện, hợp đồng được luật

pháp quốc tế bảo hộ.
• Mối quan hệ gắn bỏ chung về lợi ích giữa các nhóm liên kết: Vừa thuận lợi trong điều
hành ở phạm vi rộng lớn, vừa có được lợi ích kinh tế nhiều hơn. Sự khác biệt về mức giá
giao dịch được thực hiện giữa các bên so với giá chung của thị trường sẽ đưa đến kết quả
là một bên có thể được lợi ít hơn hoặc thiệt hại, trong khi bên kia được lợi nhiều hơn nhưng
xét về tổng thể lợi ích của tồn cục họ sẽ được nhiều. Chuyển giá mang lại lợi ích tồn cục
được nhiều hơn do “né thuế”. Do đó, các DN có mối quan hệ liên kết khơng thể bỏ hành
vi này.
• Sự khác biệt về môi trường đầu tư, kinh doanh; sự khác biệt về chính sách, pháp luật,
thể chế giữa các quốc gia: Vừa tạo ra động cơ, đồng thời cũng tạo ra những điều kiện để
6


các tập đoàn đa quốc gia xây dựng và triền khai thực hiện được chiến lược chuyển giả của
họ. Sự khác biệt trong chính sách thuế, đặc biệt là các ưu đãi thuế là bức tranh phổ biến và
rõ nét trong thời gian vừa qua, có thể nói rất nhiều, gần như đại đa số các nước đang phát
triển đều sử dụng các chính sách ưu đãi thuế là một trong những công cụ thu hút đầu tư
trực tiếp nước ngồi. Bên cạnh đó, các yếu tố về chính trị, về chính sách đối ngoại của
những nơi, những khu vực bị “lép vế” hơn so với các khu vực khác cũng làm này sinh hành
vi chuyển giá và nó được triển khai thực hiện vòng vèo hơn, qua các nước trung gian khác.

3. Dấu hiệu nhận biết chuyển giá
Chuyển giá là sự kết cấu về giá cả xuyên quốc gia và chỉ có thể thực hiện được khi có
cấu kết giữa các công ty độc lập giữa các quốc gia đầu tư và tiếp nhận đầu tư để đưa ra
mức giá hàng hóa, dịch vụ cao hơn nhiều giá trị thực và cao hơn giá bình thường, nhằm
tránh thuế thu nhập doanh nghiệp, tránh quy định về chuyển lợi nhuận ra nước ngoài, thu
hồi vốn đầu tư nhanh…
Để thực hiện được các mục tiêu này, doanh nghiệp FDI thực hiện chuyển giá thông qua
việc định giá cao khi nhập khẩu máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu… và giá bán thấp khi
xuất khẩu sản phẩm bất chấp doanh nghiệp tại nước tiếp nhận đầu tư, dù là có vốn của

họ, khơng có lợi nhuận, thậm chí thua lỗ, để sau khi thu hồi vốn đầu tư, đạt được mục
tiêu lợi nhuận, thì có thể dừng hoạt động, bán lại doanh nghiệp, hoặc giải thể, phá sản.
Đối với các nhà đầu tư đã có ý đồ chuyển giá, ngay từ đầu, trong luận chứng kinh tế - kỹ
thuật của dự án, họ đã chủ động tăng giá đầu vào (máy móc, thiết bị, bí quyết kỹ thuật,
sáng chế phát minh…) để tạo giá trị khủng về tài sản cố định của doanh nghiệp. Trong
quá trình sản xuất và kinh doanh sau này, giá cả máy móc thiết bị mới khi cần bổ sung,
thay thế (kể cả trong các trường hợp tăng vốn mở rộng sản xuất) đều được khai vống giá,
tạo nên giá trị ảo về vốn (giá trị đầu tư thật của một nhà máy, dự án tất nhiên sẽ thấp hơn
nhiều giá trị ảo được đăng ký). Mức khấu hao được tăng lên, do vậy giá thành cũng cao
lên, lợi nhuận thấp, hoặc khơng có lợi nhuận và doanh nghiệp sẽ bị lỗ.
Một hiện tượng phổ biến khác của chuyển giá là việc các doanh nghiệp trong quá trình
sản xuất - kinh doanh kê khai giá nguyên liệu đầu vào rất cao, đồng thời tìm mọi cách
khai tăng các chi phí khác (chi phí quảng cáo, khuyến mại), nhằm triệt tiêu lợi nhuận. So
với các doanh nghiệp khác cùng ngành nghề, có thể thấy, chi phí của các doanh nghiệp
FDI thường cao hơn bất thường; cịn có doanh nghiệp lợi dụng ưu đãi của Việt Nam cho
giảm trừ phần chi phí cho hoạt động quảng cáo, khuyến mại, nên đã tận dụng việc này,
tuyên truyền quảng cáo cho cả cơng ty mẹ.
Sử dụng chi phí trả lãi tiền vay cũng là một cách làm khác mà các doanh nghiệp FDI sử
dụng. Công ty mẹ đưa nguyên vật liệu, vật tư linh kiện đầu vào mà ở Việt Nam chưa sản
xuất được hoặc chất lượng chưa đảm bảo, công ty ở Việt Nam báo cáo khơng có tiền lấy
7


hàng, công ty mẹ cho trả chậm để sau khi bán sẽ trả, thời gian trả chậm đó phải có lãi.
Việc này được doanh nghiệp coi là trả lãi tiền vay. Nên khi doanh nghiệp bán hàng ra có
lãi đều tính vào chi phí trả lãi tiền vay, dẫn tới hết lãi. Phần lãi thực, thông qua trả lãi, đã
chuyển hết ra ngồi cho cơng ty mẹ.
Dấu hiệu khác để nhận biết hiện tượng chuyển giá là doanh nghiệp lỗ liên tục nhiều
năm, nhưng doanh thu tăng, hoạt động sản xuất mở rộng. Có thể có các doanh nghiệp đã
chủ động để lỗ 3 năm, sau đó 1 - 2 năm có lãi ít, để rồi lũy kế vẫn lỗ. Cách biến lãi thành

lỗ, hoặc sắp đặt mức lãi thấp, các doanh nghiệp FDI không thể làm việc riêng lẻ, mà
thường phối hợp, liên kết trong cùng tập đoàn, hoặc từng nhóm. Các doanh nghiệp này tự
dàn xếp giá với nhau thông qua các giao dịch liên kết. Thông qua các giao dịch liên kết
này, các cơng ty trong nhóm cùng giảm được tổng nghĩa vụ thuế trên phạm vi toàn cầu,
tăng được lợi nhuận sau thuế.
Một khả năng khác để các doanh nghiệp FDI thực hiện hành vi chuyển giá là lựa chọn
một số quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới có mức thuế suất thu nhập doanh nghiệp thấp
để làm địa điểm đặt trụ sở đăng ký đầu tư vào Việt Nam. Họ lợi dụng sự khác biệt thuế
suất giữa các quốc gia, khu vực để trốn thuế. Ở nhiều quốc gia tiếp nhận đầu tư có thuế
suất cao, như Việt Nam hiện nay, có thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp là 25%, trong
khi nhiều quốc gia khác mức thuế này chỉ trên dưới 10%, thậm chí nhiều quốc gia, vùng
lãnh thổ như Anh quốc, UAE…, thuế suất chỉ 0%. Các chủ đầu tư sẽ lấy địa chỉ đăng ký
đầu tư vào Việt Nam tại các quốc gia, khu vực có thuế suất thấp, cơng ty tại Việt Nam sẽ
bán sản phẩm cho công ty mẹ tại các quốc gia này với giá bằng giá gốc để tránh nộp thuế
tại Việt Nam. Sau đó, bên mua sẽ bán lại cho bên thứ ba thu lãi. Do thuế thu nhập doanh
nghiệp tại những quốc gia nơi nhà đầu tư đăng ký đầu tư vào Việt Nam bằng 0, hoặc ở
mức rất thấp, nên doanh nghiệp không phải đóng thuế hoặc đóng thuế rất thấp.

8


II. Thực trạng hoạt động chuyển giá của các doanh nghiệp FDI tại
Việt Nam
II.1. Tình hình hoạt động của các doanh nghiệp FDI tại Việt Nam

Theo Cục Đầu tư Nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, thống kê 10 tháng đầu
năm 2023, tổng vốn đăng ký cấp mới, điều chỉnh và góp vốn mua cổ phần, mua
phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài đạt 25,762 tỷ USD, tăng 14,7% so với
cùng kỳ năm 2022, là mức tăng cao nhất kể từ đầu năm 2023 (số liệu tính đến
20/10/2023).

Trong đó có 2.608 dự án mới được cấp Giấy chứng nhận Đăng ký Đầu tư, tăng
66,1% so với cùng kỳ với tổng vốn đăng ký đạt hơn 15,29 tỷ USD, tăng 54% so
với cùng kỳ năm trước. Có 1.051 lượt dự án đăng ký điều chỉnh vốn đầu tư, tăng
19,4% so với cùng kỳ, tổng vốn đầu tư tăng thêm đạt hơn 5,33 tỷ USD, giảm 39%
so với cùng kỳ.
• FDI theo lĩnh vực đầu tư
Dịng vốn FDI tập trung vào 18 ngành trong đó:
+ Cơng nghiệp chế biến, chế tạo chiếm 73,1%
+ Kinh doanh bất động sản chiếm 8,3%
9


+ Tài chính ngân hàng và bảo hiểm chiếm 6%
+ Hoạt động chuyên môn khoa học công nghệ chiếm 3%
+ Các ngành khác chiếm 9,6% …
• FDI theo đối tác đầu tư
Top 5 quốc gia có tổng vốn đầu tư lớn nhất vào Việt Nam 10 tháng đầu năm 2023
Đối tác/ Quốc gia

Tổng vốn FDI ( tỉ USD)

Chiếm tỉ lệ (%)

Hàn Quốc

4,65

18,04

Singapore


3,93

15,26

Hong Kong (Trung Quốc)

3,54

13,74

Trung Quốc

3,38

13,12

Nhật Bản

3,01

11,68

II.2. Thực trạng hoạt động chuyển giá của các doanh nghiệp FDI Việt Nam

 Liên tục tăng với tốc độ trung bình 10.98%/năm, cao hơn gấp 2,2 lần so với 20112016

10



Năm

Số DN FDI

Số DN kê khai lỗ

Tỷ lệ

2017

16,718

8,646

52%

2018

16,878

7,863

46,6%.

2019

22,603

12,455


55.10%

2020

25,193

14,108

56.00%

2021

25,987

14,293

55%

2022

28,963

15,591

53,83%

 Số doanh nghiệp kê khai lỗ luôn ở mức cao (trên 45%), tăng với tốc độ bình qn
12,17%/năm
Cụ thể:



Năm 2017: Trong khi đó, 16.718 DN FDI có báo cáo năm 2017 thì tới 8.646 DN
kê khai lỗ (chiếm 52%) với trị giá lỗ là 86.180 tỷ đồng, có 10.582 DN lỗ lũy kế
(chiếm 63%) với trị giá lỗ lũy kế là 397.996 tỷ đồng và có 2.673 DN lỗ mất vốn
(chiếm 16%) với trị giá vốn chủ sở hữu là âm (-85.604 tỷ đồng). Trong 2.673 DN
lỗ mất vốn năm 2017 có đến 1.590 DN lỗ mất vốn nhưng vẫn mở rộng SXKD. Số
lượng DN FDI báo lỗ hằng năm từ 44% đến 52% (đặc biệt năm 2017 lên cao nhất
là 52% trên số lượng DN có báo cáo).
• Năm 2018: Cụ thể, tính đến thời điểm cuối năm 2018, khu vực doanh nghiệp FDI
có 16.878 doanh nghiệp, chiếm khoảng 2,7% số doanh nghiệp cả nước, tăng 4,3%
so với cùng thời điểm năm 2017, có 7.863 doanh nghiệp kinh doanh lỗ, chiếm
46,6%, trong đó 52% doanh nghiệp lỗ lũy kế, 12,6% doanh nghiệp lỗ mất vốn.
• Năm 2019: Theo đó, có 12.455 doanh nghiệp FDI báo lỗ 131.445 tỷ đồng trong
năm 2019. Doanh thu của các doanh nghiệp FDI báo lỗ trong năm 2019 được ghi
nhận khoảng 846.800 tỉ đồng, tăng 12,7% so với cùng kỳ năm nước. Về doanh
nghiệp FDI lỗ lũy kế nhiều năm trên báo cáo tài chính, Bộ Tài chính cho biết đến
hết năm 2019 có 14.822 doanh nghiệp FDI có lỗ lũy kế, chiếm 66% doanh nghiệp
báo cáo, với tổng giá trị lỗ lũy kế của các doanh nghiệp FDI trên báo cáo tài chính
khoảng 520.700 tỉ đồng. Số doanh nghiệp FDI lỗ mất vốn trong năm 2019 là 3.545
doanh nghiệp, tăng 24,2% cùng kỳ năm trước với tổng giá trị vốn chủ sở hữu trên
báo cáo tài chính là âm 103.890 tỷ đồng.
• Năm 2020: Trong năm 2020, số lượng doanh nghiệp FDI tại Việt Nam báo lỗ là
14.108 doanh nghiệp, tức là chiếm đến 56% tổng số doanh nghiệp FDI. Trong đó,
có khơng ít doanh nghiệp ghi nhận tăng trưởng trong hoạt động kinh doanh nhưng
vẫn kê khai thua lỗ. Tổng mức thua lỗ của các doanh nghiệp FDI năm 2020 lên tới
151.064 tỷ đồng. Trong đó phải nói 2 cơng ty là Airpay và Shopee với doanh thu lần
lượt là 4.555 tỷ đồng và 2.329 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng cao nhất trong nhóm ngành
11



viễn thông và phần mềm. Đây là mức tăng trưởng mạnh, đạt 2.964 tỷ đồng. Tuy
nhiên, cả hai công ty đều báo lỗ, nên nguồn thu ngân sách nhà nước đối với Shopee
đạt 67 tỷ đồng và Airpay đạt 48 tỷ đồng. Và một điều nghịch lý hơn nữa là cho dù
khai báo thua lỗ nhưng các doanh nghiệp FDI vẫn có tổng tài sản tăng 8,1% so với
năm trước, đạt 2,91 triệu tỷ đồng. Hoàn toàn trái ngược với số thu ngân sách nhà
nước nội địa của doanh nghiệp FDI năm 2020 giảm tới 6.111 tỷ đồng so với năm
2019 và đạt một con số khá khiêm tốn là 206.088 tỷ đồng.
• Năm 2021: trong Báo cáo trình Thủ tướng Chính phủ kết quả kinh doanh năm 2021
của doanh nghiệp khu vực FDI, Bộ Tài chính cho biết, số doanh nghiệp FDI báo lỗ
là 14.293, chiếm 55% tổng số doanh nghiệp FDI của cả nước, với giá trị lỗ 168.334
tỷ đồng. Số doanh nghiệp FDI có lỗ lũy kế là 16.258; doanh nghiệp FDI lỗ mất vốn
chủ sở hữu là 4.402, đều tăng so với năm 2020.
• Năm 2022: Năm 2022, vốn chủ sở hữu các doanh nghiệp FDI đạt 4.069.190 tỷ
đồng, tăng 11,7% so với năm 2021; vốn đầu tư chủ sở hữu tăng gần 14% so với năm
2021. Lợi nhuận lũy kế chưa phân phối là 1.012.064 tỷ đồng, tăng 3,8% so với năm
2021. Cụ thể, doanh thu khối doanh nghiệp FDI đạt khoảng 9.727.000 tỷ đồng tăng
4,4% so với năm 2021 nhưng lợi nhuận sau thuế giảm 2,1% so với năm 2021, đạt
386.673 tỷ đồng. Cũng theo số liệu từ Bộ Tài chính, năm 2021, có 37% doanh
nghiệp đầu tư nước ngồi tại Việt Nam có lãi, tỷ lệ này tăng nhẹ vào năm 2022, lên
mức 38,79%. Dù tỷ lệ doanh nghiệp đầu tư nước ngoài có lãi cao hơn so với tỷ lệ
bình qn chung của cả nước nhưng theo lãnh đạo Bộ Tài chính, có tới 53,83% số
doanh nghiệp FDI báo lỗ, trong khi tỷ lệ doanh nghiệp báo lỗ nói chung chỉ khoảng
50%.
 Kết luận: Ngày càng có nhiều doanh nghiệp FDI tại Việt Nam và doanh thu của các
doanh nghiệp này liên tục tăng nhưng số doanh nghiệp kê khai lỗ cũng như số giá
trị lỗ cũng tăng nhanh không kém và ln chiếm tỷ lệ cao.

II.3. Một số hình thức chuyển giá tiêu biểu của các doanh nghiệp FDI tại Việt
Nam
Việc chuyển giá ngày càng phổ biến trong các doanh nghiệp FDI. Số lượng doanh

nghiệp FDI có kết quả sản xuất kinh doanh năm 2020 báo lỗ lên tới 14.108 doanh
nghiệp, tương đương với 56% tổng số doanh nghiệp FDI đang đầu tư kinh doanh tại
Việt Nam. Số thua lỗ năm 2020 của các doanh nghiệp FDI ghi nhận lên tới khoảng
151.064 tỷ đồng. Nghịch lý là dù thua lỗ nhưng tổng tài sản của các doanh nghiệp FDI
ghi nhận lỗ lũy kế trên báo cáo tài chính năm 2020 vẫn đạt khoảng 2,91 triệu tỷ đồng,
tăng 8,1% so với năm 2019.
Trong thời gian gần đây, hoạt động chuyển giá ở Việt Nam đã diễn ra hết sức phức tạp
với nhiều hình thức khác nhau, tinh vi và khó phát hiện hơn. Thông thường, hành vi
chuyển giá được thực hiện qua các hình thức tiêu biểu sau:
12


1. Chuyển giá qua hình thức nâng cao giá trị tài sản góp vốn
Đầu tư dưới dạng liên doanh: việc nâng giá trị tài sản đóng góp sẽ làm cho phần vốn
góp của bên phía có ý nâng giá trị góp vốn tăng. Nhờ đó, sự chi phối trong các quyết
định liên quan đến hoạt động của dự án liên doanh sẽ gia tăng với mức lời được chia sẻ
tăng. Ngồi ra, khi dự án kết thúc hoạt động thì tỷ lệ trị giá tài sản được chia cao hơn.
Đối với các cơng ty có 100% vốn đầu tư nước ngồi thì việc nâng tài sản góp vốn sẽ
giúp họ tăng mức khấu hao trích hàng năm, làm tăng chi phí đầu vào. Việc tăng mức
khấu hao tài sản cố định sẽ giúp chủ đầu tư:
-

Nhanh hoàn vốn đầu tư cố định, nhờ đó giảm thiểu rủi ro đầu tư
Giảm mức thuế TNDN phải đóng cho nước tiếp nhận đầu tư

Ví dụ minh họa
Điển hình là trường hợp chuyển giá thông qua nâng khống giá trị tài sản và tăng chi
phí đầu vào của Cơng ty Hualon Corporation Việt Nam chuyên sản xuất sợi và dệt vải
với 100% vốn đầu tư nước ngoài. Gần 20 năm hoạt động tại Việt Nam, Hualon liên tục
báo lỗ. Tính đến hết năm 2010, số lỗ lũy kế của công ty tới hơn 1.000 tỷ đồng.

Mặc dù bị lỗ nhưng công ty vẫn liên tục mở rộng sản xuất. Chỉ đến khi, cơ quan thanh
tra thuế vào cuộc, những bất minh trong con số lỗ khủng trên mới được đưa ra ánh
sáng. “Chiêu” chuyển giá được công ty này thực hiện thông qua việc hơ biến trên sổ
sách dây chuyền máy móc phế thải thành hàng xịn rồi nâng khống giá nhập. Tổng giá
vốn đã được Hualon nâng khống lên tới 1.156 tỷ đồng. Nhờ phi vụ nâng khống như
vậy, Hualon đã qua mặt ngành thuế để báo số lỗ lũy kế “ảo” lên tới 956,2 tỷ đồng.
2. Chuyển giá bằng cách nâng khống giá trị cơng nghệ, thương hiệu ( tài sản vơ
hình)
Việc định giá chính xác được tài sản vơ hình của các nhà đầu tư hết sức khó, lợi
dụng việc này mà các FDI chủ ý thổi phồng phần góp vốn bằng thương hiệu, công thức
pha chế, chuyển giao công nghệ… nhằm tăng góp vốn của mình lên. Một số trường hợp
phía góp vốn bằng tài sản vơ hình có xuất trình giấy chứng nhận của cơng ty kiểm tốn
nhưng độ tin cậy, trung thực của các giấy chứng nhận này rất khó kiểm định.
3. Chuyển giá thơng qua mua, bán ngun vật liệu, bán thành phẩm, hàng hóa
với cơng ty mẹ hoặc tập đoàn liên kết
Khi thuế nhập khẩu ở nước đầu tư cao thì cơng ty mẹ bán ngun liệu, hàng hóa với
giá thấp nhằm tránh nộp thuế nhập khẩu nhiều. Trong trường hợp này, công ty mẹ sẽ
tăng cường hoạt động tư vấn, huấn luyện, hỗ trợ tiếp thị với giá cao để bù đắp lại hoặc
mua lại sản phẩm với giá thấp
13


Đối với hàng hóa nhập khẩu thuế suất thấp thì các công ty con ký hợp đồng nhập
khẩu nguyên vật liệu từ cơng ty mẹ ở nước ngồi hoặc từ công ty đối tác trong liên
doanh với giá cao. Đây là hình thức chuyển một phần lợi nhuận ra nước ngồi thơng
qua việc thanh tốn tiền hàng nhập khẩu. Ngồi ra, việc mua hàng nhập khẩu với giá
đắt làm chi phí sản xuất tăng trong khi bán sản phẩm giá thấp sẽ dẫn tới lợi nhuận chịu
thuế TNDN giảm, thậm chí bù lỗ, khơng phải nộp thuế.

Ví dụ minh họa 1:

Trường hợp điển hình có những biểu hiện đáng ngờ về chuyển giá là công ty CocaCola Việt Nam. Trước đây, Công ty Coca-Cola Việt Nam từng bị Cục Thuế TP.HCM
xếp vào vị trí số 1 trong danh sách doanh nghiệp nghi vấn có dấu hiệu chuyển giá do
liên tục kê khai lỗ trong nhiều năm. Các năm từ 2012 trở về trước, công ty này liên tục
kê khai số lỗ "khủng", từ năm 2013 bắt đầu kê khai lãi. Số liệu Coca-Cola Việt Nam kê
khai phản ánh thua lỗ và chuyển lỗ phát sinh giai đoạn trước, dẫn đến năm 2015 mới
bắt đầu nộp thuế thu nhập doanh nghiệp.
Theo cơ quan thuế, "bí quyết" để doanh nghiệp này có thể liên tục kê khai lỗ nằm ở chi
phí nguyên phụ liệu, trong đó chủ yếu hương liệu được nhập trực tiếp từ công ty mẹ
với giá rất cao. Trung bình chi phí ngun phụ liệu chiếm trên 70% giá vốn, cá biệt năm
2006-2007 chi phí nguyên phụ liệu lên đến 80-85% giá vốn. Đến cuối năm 2012, số
tiền lỗ lũy kế của Coca-Cola đã lên đến 3.768 tỷ đồng, vượt cả số tiền đầu tư ban đầu
của tập đoàn là 2.950 tỉ đồng.
Ví dụ minh họa 2:
Một trong những trường hợp điển hình về chuyển giá thơng qua liên kết là Adidas Việt
Nam. Adidas Việt Nam đăng ký hoạt động kinh doanh tại Việt Nam trong vai trò là nhà
phân phối bán buôn nhưng thực tế lại phát sinh chi phí hỗ trợ vật dụng cho nhà bán lẻ,
tiền tiếp thị quốc tế, phí quản lý vùng, tiền hoa hồng mua hàng. Đặc biệt, Adidas Việt
Nam không phải là nhà sản xuất, nhưng lại thanh tốn cho Cơng ty Adidas AG phí bản
quyền 6%, chi phí tiếp thị quốc tế 4% doanh thu ròng đối với các sản phẩm được tiêu
thụ và cả giá trị sản phẩm được cấp phép.
Ngồi ra, Adidas Việt Nam cũng phải trả chi phí hoa hồng mua hàng cho Adidas
International Trading B.V, với tỷ lệ 8,25% giá trị mỗi giao dịch… Chính vì phát sinh
quá nhiều chi phí trung gian đã khiến Adidas Việt Nam luôn luôn thua lỗ và không phải
nộp thuế thu nhập
4. Thực hiện chuyển giá thông qua sự khác biệt về thuế suất

14


Các doanh nghiệp FDI còn lợi dụng khác biệt thuế suất giữa các quốc gia để

trốn thuế. Một số quốc gia có mức thuế suất Thuế TNDN tương đối cao như Việt Nam
(25%), Thái Lan ( 30%), Ấn Độ (33,9%), Nhật Bản (40,6%)... trong khi nhiều quốc gia
thuế suất chỉ dưới 10%, thậm chí nhiều quốc gia như Andorra, British Virgin Island,...
thuế suất là 0%. Chính vì lẽ đó, MNC sẽ lập công ty mẹ hoặc công ty con ở các quốc
gia có thuế suất thấp và cơng ty ở các quốc gia có thuế suất cao. Các cơng ty ở các quốc
gia có thuế suất cao sẽ bán sản phẩm cho cơng ty ở các quốc gia có thuế suất thấp với
giá bằng giá gốc để tránh nộp thu. Sau đó, bên mua sẽ bán lại cho bên thứ ba thu lãi.
Do thuế TNDN tại những quốc gia nơi cơng ty trú đóng bằng khơng hoặc ở mức rất
thấp nên doanh nghiệp khơng phải đóng thuế hoặc thuế rất thấp
5. Chuyển giá thơng qua hình thức nâng chi phí các đơn vị hành chính và quản

Các cơng ty mẹ thường sử dụng các hợp đồng tư vấn hay thuê trung gian. Một số đối
tác liên doanh còn bị ép nhận chuyên gia với chi phí rất cao nhưng hiệu quả lại thấp.
Chi phí này phía liên doanh nước chủ nhà gánh chịu.
Một số công ty thuê người quản lý doanh nghiệp FDI với lương cao, ngồi ra cịn
phải trả một khải tiền lớn cho cơng ty nước ngồi cung cấp nhà quản lý. Ở một số trường
hợp cũng có hiện tượng chuyển giá ở khâu này khi công ty cung cấp nguồn nhân lực
cũng là công ty con của cùng một tập đồn.
Một số trường hợp cịn thực hiện chuyển giá thơng qua hình thức đào tạo ở nước
ngồi như cử chuyên viên, công nhân sang học tập, thực tập tại cơng ty mẹ với chi phí
cao.
Một hình thức chuyển giá của cơng ty có vốn FDI là trả lương, chi phí cho chuyên
gia tư vấn được gửi đến từ cơng ty mẹ. loại hình tư vấn này rất khó xác định số lượng
và chất lượng để xác định chi phí cao hay thấp. Lợi dụng điều này, nhiều công ty FDI
thực hiện hành vi chuyển giá mà thực chất là chuyển lợi nhuận về nước dưới danh nghĩa
dịch vụ tư vấn.
6. Chuyển giá thơng qua hình thức tài trợ bằng nghiệp vụ vay từ cơng ty mẹ
Bằng hình thức này, các công ty con tạo ra cơ cấu vốn và nguồn vốn bất hợp lý như
dùng vốn vay từ công ty mẹ để tài trợ cho tài sản cố định và tài sản đầu tư dài hạn mà
không tăng vốn góp và vốn chủ sở hữu nhằm đẩy chi phí hoạt động tài chính lên cao

như chi phí chênh lệch tỷ giá, chi phí lãi vay… và chuyển một phần lợi nhuận về nước
dưới dạng lãi vay, chi phí bảo lãnh vay vốn để tránh thuế, tránh lỗ do chênh lệch tỷ giá
về sau.
7. Chuyển giá thông qua các trung tâm tái tạo hóa đơn
15


Trung tâm tái tạo hóa đơn đóng vai trị người trung gian giữa công ty mẹ và các công
ty con. hàng hóa trên chứng từ hóa đơn thì được bán từ cơng ty nơi sản xuất hàng hóa
qua trung tâm tái tạo hóa đơn và sau đó thì trung tâm này lại bán lại cho công ty phân
phối bằng cách xuất hóa đơn và chứng từ kèm theo. Thơng qua việc này sẽ định vị lại
loại ngoại tệ của cả đơn vị sản xuất và trung tâm tái tạo hóa đơn. Nhưng trên thực tế,
hàng hóa được chuyển giao trực tiếp từ công ty sản xuất qua thăng công ty phân phối
mà khơng qua trung gian tái tạo hóa đơn.. Hình thức này thường xảy ra trong ngành
dược phẩm.

II.4. Tác động tiêu cực từ hoạt động chuyển giá của các doanh nghiệp FDI đến
Việt Nam
1. Chuyển giá của các doanh nghiệp có vốn FDI gây thất thốt cho nguồn thu
ngân sách nhà nước
Từ thực trạng về tình hình chuyển giá của các DN có vốn FDI ở Việt Nam, bằng cách
định giá quá cao hoặc quá thấp trong hoạt động thương mại giữa nội bộ công ty của các
MNCs tới việc khai khống giá nhập khẩu nguyên vật liệu, máy móc thiết bị từ cơng ty
mẹ ở nước ngồi…chuyển thu nhập và lợi nhuận từ nước có thuế suất cao sang nước
có thuế suất thấp, cho thấy để tối đa hóa lợi nhuận, các MNCs ngày càng có nhiều biện
pháp đối phó, dàn xếp để tránh thuế, đặc biệt là việc gia tăng các hoạt động chuyển lợi
nhuận về các thiên đường thuế, thành lập các công ty vỏ bọc, cơng ty khơng có hoạt
động thực chất tại các nơi này để che giấu nguồn thu nhập và tránh thuế dẫn tới nguy
cơ suy giảm nguồn thu của đất nước.
Trong thời đại kinh tế quốc tế hội nhập, các MNCs ngày càng mở rộng thị trường thì

hoạt động chuyển giá càng có nhiều cơ hội để thực hiện và hoạt động chuyển giá chính
là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến việc đóng góp khơng tương xứng về thuế giữa các loại
hình doanh nghiệp hiện nay, làm giảm nguồn thu NSNN của Việt Nam.
2. Chuyển giá của các doanh nghiệp có vốn FDI tạo ra cạnh tranh không công
bằng, làm cho doanh nghiệp Việt Nam bị mất thị phần, bị thôn tính doanh
nghiệp
Một DN có vốn FDI sử dụng cơng cụ “chuyển giá” để tối ưu hóa lợi nhuận về cơng
ty mẹ ở nước ngồi trong khi đó báo cáo thua lỗ tại quốc gia đang kinh doanh để không
phải nộp thuế và nhiều trường hợp được hoàn thuế, như vậy DN có vốn FDI đó sẽ có
nhiều nguồn lực về tài chính hơn để đầu tư vào các hoạt động phát triển DN. Trong khi
đó, DN nội địa phải thực hiện nghĩa vụ thuế nghiêm túc hơn nên ít nhiều sẽ thua thiệt
với các DN có vốn FDI. Hiện tượng này đang có xu hướng gia tăng đối với các DN sản
xuất hàng tiêu dùng, thực phẩm như sữa, cà phê,…
16


Trong q trình hoạt động, các DN có vốn FDI thường dành chi phí q lớn cho các
chương trình khuếch trương thương hiệu, khuyến mãi quá mức, giảm giá hàng bán để
thu hút sự chú ý của người tiêu dùng, gây ra cuộc cạnh tranh không lành mạnh giữa các
DN có vốn FDI và các DN trong nước làm cho các DN trong nước bị mất dần thị trường.
Nếu các DN trong nước khơng đủ tiềm lực tài chính để cạnh tranh, họ sẽ dần dần bị mất
ưu thế và đưa đến phá sản hoặc buộc phải chuyển sang kinh doanh trong các ngành
khác. Các MNCs sẽ dần trở nên độc quyền và thao túng thị trường trong nước, kiểm
soát giá cả và làm mất dần tính tự do cạnh tranh của thị trường tự do.
Ví dụ, điển hình như trường hợp các công ty chế biến nước giải khát trong nước như:
Công ty Tribeco, công ty Festi, công ty nước giải khát Hịa Bình, cơng ty nước giải khát
Chương Dương… đã phải bỏ thị trường nước giải khát truyền thống ở các thành phố
lớn của Việt Nam để đến các vùng nông thôn hẻo lánh kinh doanh, phải chuyển đổi
sang kinh doanh mặt hàng khác như sữa đậu nành, do bị Công ty Coca- Cola chiếm lĩnh
thị trường, mặc dù công ty Coca- Cola lỗ liên tục trong nhiều năm.

3. Các hoạt động chuyển giá làm gia tăng giá trị nhập khẩu, làm thay đổi cơ cấu
vốn của nền kinh tế Việt Nam
Các DN có vốn FDI có vai trò quan trọng trong việc gia tăng nguồn vốn đầu tư cho
phát triển của Việt Nam, đóng góp tích cực cho giá trị hàng hóa xuất khẩu. Tuy nhiên
việc chuyển giá thơng qua xuất khẩu hàng hóa với giá trị thấp đã phần nào ảnh hướng
lớn việc thu hút ngoại tệ và không phản ánh đúng giá trị thực của dòng tiền thu về. Việc
Nâng khống giá trị tài sản, nguyên vật liệu nhập khẩu làm cho giá trị nhập khẩu cao,
làm mất cân đối cán cân ngoại tệ và gây nên tình trạng nhập siêu, từ đó làm cho dự trữ
ngoại hối của Việt Nam thiếu bền vững.
Thông qua hoạt động chuyển giá, các MNCs định giá cao các yếu tố đầu vào, từ đó
rút ngắn thời gian thu hồi vốn, vì vậy mà các luồng vốn có xu hướng chảy ngược ra
khỏi Việt Nam. Điều này sẽ làm thay đổi cơ cấu vốn trong nền kinh tế của quốc gia.
Hậu quả của những vấn đề trên là tạo ra sự phản ánh sai lệch kết quả hoạt động sản xuất
kinh doanh của nền kinh tế, tạo ra một bức tranh kinh tế khơng trung thực. Từ đó, nó
gây cho Chính phủ nhiều khó khăn trong q trình hoạch định chính sách kinh tế vĩ mơ
và khó khăn trong việc thúc đẩy ngành sản xuất trong nước phát triển.
4. Các hoạt động chuyển giá làm chậm nâng cao trình độ quản lý và chất lượng
nguồn nhân lực của Việt Nam
Việt Nam ln kỳ vọng về thu hút DN có vốn FDI đầu tư vào Việt Nam thì theo đó
cũng sẽ được tiếp thu khoa học kỹ thuật, nâng cao trình độ quản lý, nâng cao chất lượng
nguồn nhân lực, nhưng ngược lại việc tiến hành chuyển giá để đạt mục tiêu tối ưu hóa
lợi nhuận dẫn đến việc các DN có vốn FDI khơng coi trọng vấn đề nâng cao hiệu quả
quản lý, nâng cao năng suất lao động, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Việc sản
17


xuất kinh doanh lỗ triền miên do hoạt động chuyển giá cũng là lý do để DN không quan
tâm đến việc tăng lương, giảm giờ làm và cải thiện đời sống cho người lao động, dẫn
đến làm cho người lao động bất bình, từ đó đã phần nào ảnh hưởng tới các chính sách
về tiền lương của Việt Nam, ảnh hưởng tới sức mua hàng hóa và sự phát triển nền kinh

tế của Việt Nam.
5. Các hoạt động chuyển giá gây ra mâu thuẫn giữa người lao động và doanh
nghiệp
Một số vấn đề xã hội nảy sinh, trong đó có việc doanh nghiệp FDI duy trì chế độ tiền
lương ở mức thấp, hạn chế việc tăng lương, làm cho thu nhập của người lao động trong
khối này không cao như kỳ vọng, thậm chí, cịn thấp hơn so với khu vực kinh tế tư nhân
và kinh tế nhà nước. Theo kết quả khảo sát được Viện Công nhân và Công đoàn thực
hiện từ tháng 4 6/2018, tại 25 tỉnh, thành phố, ngành có đơng lao động cơng nghiệp,
dịch vụ, đại diện các loại hình doanh nghiệp và vùng lương cho thấy, lương bình quân
cao nhất thuộc khu vực doanh nghiệp nhà nước (cổ phần nhà nước) là trên 5,2 triệu
đồng/tháng, trong khi khu vực doanh nghiệp FDI chỉ đạt 4,2 triệu đồng/tháng. Mặt khác,
việc cải thiện môi trường làm việc cho người lao động cũng không được quan tâm đúng
mức. Thực trạng này có thể là một trong những nguyên nhân khiến người lao động bất
bình, đình cơng, lãn cơng hoặc khi bị kích động có thể dẫn đến hành vi đập phá chính
nhà máy mà mình làm việc. Theo VCCI, ngun nhân chính của các cuộc đình cơng,
lãn cơng trong doanh nghiệp FDI là do:
1- vấn đề lương (45%);
2- quyền lợi người lao động (38%);
3- điều kiện làm việc (7,8%).

II.5. Hoạt động chống chuyển giá tại Việt Nam
1. Công tác đấu tranh chống gian lận chuyển giá ở Việt Nam thời gian qua đã đạt
được nhiều kết quả.
Theo số liệu của Tổng cục Thuế cho biết, tính đến hết ngày 30/8/2023, toàn ngành
thực hiện 38.866 cuộc thanh tra, kiểm tra tại doanh nghiệp; kiểm tra được 393.280 hồ
sơ khai thuế tại cơ quan thuế. Tổng số tiền kiến nghị xử lý qua thanh tra, kiểm tra là
39.748 tỷ đồng, bằng 102,89% cùng kỳ năm 2022. Trong đó, tổng số thuế tăng thu qua
thanh tra, kiểm tra là 10.348 tỷ đồng; giảm khấu trừ là 1.194 tỷ đồng; giảm lỗ là 28.205
tỷ đồng. Tổng số tiền thuế nộp vào ngân sách là 7.189 tỷ đồng, bằng 69,47% số tăng
thu qua thanh tra kiểm tra.


18


TĂNG THU NGÂN SÁCH HƠN 7.000 TỶ ĐỒNG
Cụ thể, về kết quả thanh tra, Tổng cục Thuế cho biết số doanh nghiệp được thanh tra
là 1.888 doanh nghiệp, đạt 34,73% kế hoạch năm 2023. Tổng số truy thu, truy hoàn,
phạt là 4.186 tỷ đồng (trong đó truy thu là 2.879 tỷ đồng, ấn định là 2,3 tỷ đồng, truy
hoàn là 35,6 tỷ đồng, phạt là 1.269 tỷ đồng); giảm khấu trừ là 176 tỷ đồng; giảm lỗ là
11.703 tỷ đồng. Số nộp ngân sách là 2.853 tỷ đồng bằng 68,2% số tăng thu qua thanh
tra.
Về kết quả kiểm tra, cơ quan thuế kiểm tra được 36.978 doanh nghiệp, đạt 49,5% kế
hoạch năm 2023. Tổng số truy thu, truy hoàn, phạt là 5.775 tỷ đồng (trong đó truy thu
là 4.071 tỷ đồng, ấn định là 16 tỷ đồng, truy hoàn là 59 tỷ đồng, phạt là 1.628 tỷ đồng);
giảm khấu trừ là 934 tỷ đồng; giảm lỗ 15.919 tỷ đồng; số đã nộp ngân sách là 3.949 tỷ
đồng, bằng 68,4% số tăng thu qua kiểm tra.
Cùng với đó, ngành Thuế cũng kiểm tra hồ sơ khai thuế tại trụ sở cơ quan thuế được
393.280 hồ sơ, bằng 85,3% so với cùng kỳ năm 2022; xử lý điều chỉnh thu vào ngân
sách 386 tỷ đồng; giảm khấu trừ là 83 tỷ đồng; giảm lỗ là 582 tỷ đồng. Qua kiểm tra rà
soát các hồ sơ khai thuế tại cơ quan thuế đã phát hiện những sai sót, ẩn lậu của người
nộp thuế để điều chỉnh tăng số thuế kê khai hoặc ấn định thuế.
19


Về kết quả thanh tra, kiểm tra các DN có hoạt động giao dịch liên kết, Tổng cục Thuế
cho biết, tính đến ngày 15/8, tồn ngành đã tiến hành thanh tra, kiểm tra được 441 DN
có hoạt động giao dịch liên kết; truy thu, truy hoàn và phạt 905 tỷ đồng; giảm lỗ 8.830
tỷ đồng; giảm khấu trừ 28,1 tỷ đồng và điều chỉnh tăng thu nhập chịu thuế 1.632 tỷ
đồng. Trong đó thanh tra, kiểm tra xác định lại giá thị trường đối với giao dịch liên kết
đã truy thu 294 tỷ đồng, giảm lỗ 7.078 tỷ đồng, điều chỉnh tăng thu nhập chịu thuế 940

tỷ đồng.
2. Hạn chế trong công tác chuyển giá
Thứ nhất, các quy định pháp lý liên quan đến kiểm soát nhà nước đối với giá chuyển
giao còn chưa đầy đủ và chặt chẽ, chế tài xử lý vi phạm về chuyển giá chưa được quy
định riêng, việc xử lý hiện nay vẫn theo quy định chung của Luật Quản lý Thuế.
Thứ hai, nguồn nhân lực trong hoạt động trong lĩnh vực thanh tra chuyển giá vẫn còn
hạn chế về năng lực, thiếu về số lượng. Đối với việc thanh tra giá chuyển nhượng, hiện
nay mới chỉ có Tổng Cục thuế và 4 tỉnh/thành phố trên cả nước thành lập Phòng Thanh
tra giá chuyển nhượng hoạt động chuyên sâu về lĩnh vực chống chuyển giá với số lượng
nhân sự còn hạn chế nên số vụ chuyển giá được phát hiện và xử lý chưa nhiều và mới
chỉ tập trung vào khối doanh nghiệp FDI thực hiện các giao dịch với bên liên kết qua
biên giới.
Thứ ba, về thời gian thanh tra. Theo quy định của Luật Thanh tra, Luật Quản lý thuế,
thời hạn thanh tra thuế tiến hành không quá 45 ngày làm việc, trường hợp phức tạp có
thể kéo dài hơn, nhưng khơng q 70 ngày làm việc. Tuy nhiên trên thực tế, đặc biệt là
đối với các doanh nghiệp quy mơ lớn, có phát sinh giao dịch liên kết thì thời gian dành
cho việc cung cấp hồ sơ, tạm dừng, hoãn thanh tra mất rất nhiều thời gian nên theo quy
định thời gian thanh tra như luật hiện hành sẽ không phù hợp với một cuộc thanh tra
chống chuyển giá.
Thứ tư, nguồn cơ sở dữ liệu phục vụ cho công tác thanh tra, kiểm tra cịn hạn chế.
Nghị định số 20/2017/NĐ-CP, Thơng tư số 41/2017/TT-BTC quy định về quản lý thuế
đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết đã được ban hành nhưng hệ thống thông tin,
dữ liệu về người nộp thuế, ngành hàng vẫn chưa được hoàn thiện. Hiện nay, chúng ta
chưa có cơ sở dữ liệu về giá để tham khảo và so sánh khi xác định giá trong giao dịch
liên kết theo hướng dẫn của Nghị định. Các thông tin, dữ liệu này chủ yếu được lấy từ
quá trình thanh tra, kiểm tra của cơ quan thuế và lịch sử chấp hành pháp luật thuế của
người nộp thuế, trong khi các cơng ty đa quốc gia có thể mua bán hàng hóa, tài sản
vịng qua nhiều quốc gia, lãnh thổ trước khi nhập về Việt Nam khiến việc thu thập thơng
tin, dữ liệu về giá gặp rất nhiều khó khăn. Trong nhiều trường hợp, cán bộ thanh tra
không đủ thông tin để đấu tranh với doanh nghiệp.

20


Thứ năm, về công tác triển khai áp dụng Thỏa thuận trước về phương pháp xác định
giá tính thuế (APA) trong kiểm soát chuyển giá: APA là thỏa thuận dài hạn giữa người
nộp thuế với cơ quan thuế, theo đó người nộp thuế sẽ xác định trước về giá tính thuế
cho các giao dịch liên kết trong một khoảng thời gian nhất định. Dưới góc độ quản lý
thuế, APA được kỳ vọng là một trong những công cụ ngăn chặn thủ đoạn khai gian giá
tính thuế để tránh thuế, gây thất thu cho ngân sách nhà nước. Đây được coi là công cụ
chống chuyển giá hiệu quả đã được nhiều quốc gia trên thế giới áp dụng. Tuy nhiên,
thực tế áp dụng cơ chế này tại Việt Nam thời gian qua vẫn còn nhiều hạn chế làm giảm
khả năng chống chuyển giá của Cơ quan thuế. Theo số liệu thống kê của Tổng Cục
thuế, tính đến tháng 6 năm 2017, số lượng các doanh nghiệp tham gia đàm phán thỏa
thuận APA là 11 hồ sơ, trong đó chủ yếu là thỏa thuận đơn phương.
Thứ sáu, sự phối kết hợp giữa các cơ quan quản lý nhà nước chưa được quan tâm đầy
đủ do còn thiếu các quy định cụ thể về trách nhiệm phối hợp của từng cơ quan (chẳng
hạn, sự phối hợp giữa cơ quan thuế và cơ quan hải quan trong việc điều tra, xử lý các
vi phạm trong giao dịch xuyên biên giới).

III. Đề xuất một số giải pháp chống chuyển giá tại các doanh nghiệp
FDI Việt Nam
Thứ nhất, hồn thiện khn khổ pháp lý. Trước mắt, Việt Nam cần hoàn thiện hành
trang pháp lý về chống chuyển giá và tiến tới ban hành Luật Chống chuyển giá; thu hẹp
các ưu đãi về thuế, cụ thể là hạn chế tối đa các chính sách xã hội trong ưu đãi thuế;
chuyển giao quyền điều tra cho cơ quan thuế từ cấp Tổng cục và lâu dài đến cơ quan
thuế cấp tỉnh, thành phố; hồn thiện hệ thống thơng tin, dữ liệu về người, DN nộp thuế
để từ đó theo dõi sát sao những thay đổi về doanh thu, lợi nhuận của các DN.
Thứ hai, kiện toàn bộ máy. Mới đây, Tổng cục Thuế chính thức thành lập Phịng Thanh
tra giá chuyển nhượng. Đồng thời, lực lượng thanh tra giá chuyển nhượng được thành
lập tại 4 Cục thuế địa phương có nhiều rủi ro liên quan đến giá chuyển nhượng như: Hà

Nội, TP. Hồ Chí Minh, Bình Dương và Đồng Nai. Đây là lực lượng chuyên trách làm
việc chống chuyển giá tại cơ quan Thuế Trung ương đến địa phương, cũng như tiến
hành thu thập xử lý thông tin từ các DN có quan hệ liên kết từ cơ quan thuế và bên thứ
ba.
Vấn đề đặt ra hiện nay là các cơ quan thuế cần khẩn trương xây dựng hệ thống cơ sở
dữ liệu đáp ứng được yêu cầu khai thác, phân tích rủi ro và làm căn cứ để xác định giá
thị trường đối với giao dịch liên kết. Bởi theo các Cục thuế địa phương, việc nhận dạng

21


chuyển giá khơng khó, nhưng q trình xử lý gặp rất nhiều khó khăn vì chưa có dữ liệu,
nên cán bộ thuế vẫn phải làm thủ công, nhặt từng khoản mục để so sánh, đối chiếu.
Thứ ba, áp dụng phương pháp định giá (APA - cơ chế thoả thuận trước về xác định
giá). Biện pháp này đang được áp dụng rộng rãi tại châu Âu và nhiều nước trong khu
vực như: Trung Quốc, Indonesia, Thái Lan, Malaysia... Tại Việt Nam, theo quy định tại
Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý Thuế, từ 1/7/2013 cơ quan thuế
được phép áp APA.
Thứ tư, Chính phủ và các cơ quan chức năng cũng cần rà soát, điều chỉnh theo hướng
thu hẹp khoảng cách về các ưu đãi thuế giữa các ngành, lĩnh vực và vùng miền, địa
phương. Như đã nêu ở trên, một trong những nguyên nhân dẫn đến hành vi chuyển giá
là có sự chênh lệch thuế thu nhập DN giữa các quốc gia, chênh lệch thuế suất thuế thu
nhập DN trong một quốc gia do áp dụng thuế suất ưu đãi và các ưu đãi khác như miễn,
giảm thuế.
Thứ năm, cơ quan thuế các cấp cần tăng cường thanh tra giá chuyển giao, xem đây là
một trong những nhiệm vụ trọng tâm của ngành Thuế. Chú trọng việc thanh tra, kiểm
tra giá chuyển giao đối với các DN có nhiều thành viên; các ngành nghề có dấu hiệu rủi
ro lớn về thuế do hành vi chuyển giá của DN liên kết, các DN đã và đang thực hiện tái
cơ cấu có khả năng lợi dụng chuyển giá để tránh thuế. Đối với các trường hợp chuyển
giá, phải có chế tài xử phạt theo hướng tăng mức phạt và hình thức phạt so với quy định

hiện tại để đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật.
Thứ sáu, xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu và liên thông dữ liệu, thông tin về DN FDI
trong các cơ quan chức năng của Việt Nam để có sự phối hợp đồng bộ, thơng suốt trong
kiểm sốt chuyển giá của các cơ quan chức năng. Thời gian tới, ngành Thuế, cơ quan
cấp phép đầu tư, hải quan, công an, ngân hàng... cần tăng cường xây dựng cơ sở dữ liệu
và kết nối thơng tin để có được một hệ thống thơng tin đảm bảo cho q trình quản lý
thuế nói chung và hoạt động phân tích rủi ro, thanh tra, xử lý vi phạm về giá chuyển
giao giữa các thành viên liên kết nói riêng.
Thứ bảy, tăng cường đào tạo, phát triển nguồn nhân lực cho ngành thuế để chuyên
theo dõi, kiểm sốt chuyển giá, trong đó chú trọng đào tạo về kỹ năng xác định giá thị
trường, trang bị kiến thức về kinh tế ngành, kỹ năng tin học, ngoại ngữ..

22


KẾT LUẬN
Cùng với việc mở rộng quan hệ kinh tế với các quốc gia khác, Việt Nam dần nhận
được luồng vốn FDI lớn đầu tư vào kinh tế. Trong thời gian từ khi mở cửa đến nay,
nguồn vốn FDI đổ vào Việt Nam có những thăng trầm khác nhau nhưng có vai trị to
lớn trong việc thúc đẩy kinh tế xã hội phát triển. Khơng thể phủ nhận vai trị nguồn vốn
FDI đối với Việt Nam, tuy nhiên vấn đề cần thiết mà nhà quản lý kinh tế phải nghiêm
túc nhìn nhận tìm biện pháp để kiểm sốt đó là vấn đề chuyển giá.
Chuyển giá là hoạt động tài tính phức tạp mà các tập đoàn kinh tế thường hay áp
dụng nhằm trốn tránh nghĩa vụ thuế. Nó là hệ quả khó tránh khỏi của việc tiếp nhận đầu
tư mà các quốc gia nhận đầu tư phải trải qua và phải từng bước tìm cách để khắc phục.
Việt Nam là quốc gia đi sau, cần phải chắt lọc kinh nghiệm của các quốc gia đi trước
đồng thời phải thường xuyên theo dõi, cập nhật tình hình chuyển giá xảy ra tại các nước
khác trong khu vực. Vấn đề chuyển giá thực tế không ngừng vận động diễn biến ngày
phức tạp hơn, đề tài ghi nhận phản ánh thực tế. Để việc kiểm sốt tốt hoạt động chuyển
giá hiệu nay, chính phủ Việt Nam cần phải chuẩn bị cả nhân lực và vật lực, để thuyền

kinh tế Việt Nam đủ sức giương buồn biển lớn. Đề tài mong muốn đóng góp phần nhỏ
cho thấy thực trạng chuyển giá doanh nghiệp FDI Việt Nam nay, hạn chế, thách thức
đối với chính phủ về vấn đề chuyển giá của các doanh nghiệp FDI, từ đó giải pháp kịp
thời nhằm hạn chế vấn đề.

23


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Hơn 55% doanh nghiệp FDI báo lỗ trong năm 2019 (cafebiz.vn)
2. Gần 47% doanh nghiệp FDI kinh doanh thua lỗ trong năm 2018 | Tạp chí Kinh tế
và Dự báo (kinhtevadubao.vn)
3. Số doanh nghiệp FDI bão lỗ năm 2017 cao kỷ lục | Báo Đấu thầu (baodauthau.vn)
4. Hoạt động chuyển giá tại doanh nghiệp FDI (tapchicongthuong.vn)
5. Chuyển giá trong doanh nghiệp FDI: Một chiêu trò trốn thuế phổ biến (qdnd.vn)
6. Thực trạng về hoạt động chuyển giá của các doanh nghiệp có vốn FDI ở Việt Nam
- Hoa tiêu tri thức (ditiep.com)
7. Gần 39% doanh nghiệp FDI báo lãi năm 2022 (banker.vn)
8. />9. />10. />11. />12. />3Uk83n91EJwWU
13. />14. />15. />16. />17. />18. />
24



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×