Tải bản đầy đủ (.pdf) (145 trang)

Yếu tố tác động đến quá trình hình thành đặc trưng đô thị ở đồng bằng sông cửu long tại các khu đô thị mới (vĩnh long, bến tre, mỹ tho)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.16 MB, 145 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
KHOA ĐÔ THỊ HỌC
******
LUẬN VĂN THẠC SĨ
CHUYÊN NGÀNH ĐÔ THỊ HỌC
MÃ NGÀNH: 8580112

ĐỀ TÀI: YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH ĐẶC
TRƯNG ĐÔ THỊ Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG TẠI CÁC KHU
ĐÔ THỊ MỚI
(VĨNH LONG, BẾN TRE, MỸ THO)

GVHD: TS. Trương Hoàng Trương
Học viên: Trần Thị Tuyết Anh
MSHV: 20858011203
Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 7/2023

1


ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
KHOA ĐÔ THỊ HỌC
******
LUẬN VĂN THẠC SĨ
CHUYÊN NGÀNH ĐÔ THỊ HỌC
MÃ NGÀNH: 8580112

ĐỀ TÀI:
YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH ĐẶC TRƯNG ĐÔ


THỊ Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG TẠI CÁC KHU ĐÔ THỊ MỚI
(VĨNH LONG, BẾN TRE, MỸ THO)

GVHD: TS. Trương Hoàng Trương
Học viên: Trần Thị Tuyết Anh
MSHV: 20858011203

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 7/2023

2


TĨM TẮT
Trong giai đoạn đơ thị hóa hiện nay, các khu đơ thị mới xuất hiện nhanh
chóng nhằm đáp ứng nhu cầu an cư lạc nghiệp của người dân, các khu đô thị mới
với hạ tầng ngày một hiện đại và chất lượng. Tuy nhiên, việc các hình ảnh của khu
đô thị mới trông ngày càng giống nhau, rập khuôn theo các mơ hình, kiến trúc nhất
định khơng thể hiện sự đa dạng về mặt kiến trúc, hình ảnh đơ thị dựa trên các yếu
tố về kinh tế, xã hội, văn hóa và địa lý của từng địa phương. Việc các khu đô thị
mới trông giống nhau không phải lúc nào cũng gây ra tác động tiêu cực, mà mặt
khác có thể giúp cho các nhà đầu tư tiết kiệm chi phí và tăng tính hiệu quả trong
q trình xây dựng các cơ sở hạ tầng và các dịch vụ cơng cộng, giúp dễ dàng quản
lý và tăng tính hiệu quả trong công tác vận hành và quản lý các đơ thị mới này.
Tuy vậy, cũng phải nhìn nhận rằng các đơ thị mới có những điểm tương đồng cũng
dẫn đến sự đồng nhất hóa và mất đi sự độc đáo, tính đặc trưng của mỗi địa phương
vốn có của nó.
Luận văn này với nội dung chính tập trung nghiên cứu, quan sát và phân
tích các khía cạnh trong việc hình thành một khu đơ thị mới tại Đồng bằng sơng
Cửu Long từ đó rút ra kết luận các yếu tố cốt lõi ảnh hưởng đến tính đặc trưng của
các khu đơ thị mới nói chung và khu vực nghiên cứu nói riêng.


3


SUMMARY
In the current phase of urbanization, new urban areas are rapidly emerging
to meet the housing and settlement needs of the population. These new urban areas
come with increasingly modern and high-quality infrastructure. However, the
depiction of these new urban developments is becoming more and more uniform,
conforming to certain models and architectural patterns, lacking the representation
of architectural diversity and the urban imagery that should be based on economic,
social, cultural, and geographical factors specific to each locality.
The uniformity of these new urban developments doesn't always result in
negative impacts. On the contrary, it can assist investors in cost-saving and
enhance efficiency in constructing infrastructure and public services. This, in turn,
facilitates easy management, operational effectiveness, and oversight of these new
urban areas. Nevertheless, it's important to recognize that the similarities among
new urban areas can lead to homogenization, eroding their unique and distinctive
characteristics inherent to each locale.
This thesis focuses on researching, observing, and analyzing various aspects
involved in the formation of a new urban area in the Mekong Delta region, with
the aim of drawing conclusions regarding the core factors influencing the
distinctiveness of new urban areas in general, and the researched area in particular.

4


LỜI CAM ĐOAN
Để tạo sự minh bạch và trung thực, tác giả cam kết đã thực hiện luận văn
mang tên "Những yếu tố ảnh hưởng đến quá trình hình thành đặc trưng đô

thị ở các khu đô thị mới tại Đồng bằng sông Cửu Long (Vĩnh Long, Bến Tre,
Mỹ Tho)". Trong quá trình thực hiện, tác giả tuân thủ nghiêm ngặt đạo đức khoa
học, đảm bảo sự minh bạch và trung thực của nghiên cứu.
Ngoài ra, tác giả cũng xác nhận sẽ tuân thủ tất cả các quy định và điều lệ
của nhà nước Việt Nam và quốc tế liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ và bản quyền.
Sự tuân thủ này không chỉ đảm bảo sự công bằng và hợp pháp của nghiên cứu, mà
còn giúp bảo vệ quyền lợi và sự phát triển bền vững của cộng đồng và xã hội trong
dài hạn.
Với sự cam kết đúng đắn này, tác giả hy vọng rằng luận văn này sẽ đóng
góp vào việc nghiên cứu và phát triển đơ thị trong Đồng bằng sông Cửu Long,
đồng thời đáp ứng được các yêu cầu về chất lượng và tiêu chuẩn nghiên cứu của
cả nhà nước và cộng đồng quốc tế.
TP. Hồ Chí Minh, ngày… tháng…. năm 2023
Tác giả

Trần Thị Tuyết Anh

5


LỜI CẢM ƠN
Học viên muốn bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TS. Trương Hoàng Trương
- người thầy hướng dẫn khoa học tận tâm, đã giúp đỡ từ những ngày đầu tiên lên
ý tưởng nghiên cứu và hướng dẫn suốt quá trình thực hiện luận văn, bao gồm cả
những thời điểm khó khăn khi việc nghiên cứu bị gián đoạn với tinh thần khích lệ
và định hướng đúng đắn.
Học viên cũng muốn bày tỏ lòng biết ơn đến các quý Thầy Cô đã giảng dạy
lớp Cao học Đô thị học với nhiệt tình và tận tâm, giúp học viên tiếp cận những
kiến thức bổ ích. Ngồi ra, học viên cũng muốn cảm ơn các bạn đồng môn tại Khoa
Đô thị học và lớp Cao học Đô thị học đợt 2 năm 2020 đã hỗ trợ, đóng góp ý kiến

và giúp đỡ học viên hoàn thành luận văn này.
Cuối cùng, học viên muốn gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến ba mẹ và gia
đình của mình, những người đã luôn yêu thương, ủng hộ và là điểm tựa vững chắc.
Tuy học viên đã rất cố gắng, nhưng luận văn khơng tránh khỏi sự thiếu sót,
rất mong nhận được ý kiến đóng góp từ q Thầy Cơ để hồn thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn!

6


DANH MỤC VIẾT TẮT
Từ viết tắt

Từ đầy đủ

ĐBSCL

Đồng Bằng Sông Cửu Long

TP.HCM

Thành Phố Hồ Chí Minh

QCVN

Quy chuẩn Quốc Gia

TCVN

Tiêu chuẩn Việt Nam


7


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1. Cấu trúc và chức năng của các yếu tố đặc trưng đô thị .......................... 68
Bảng 2. Bảng phân chia các khu vực theo vị trí vùng. ........................................ 77
Bảng 3. Bảng so sánh các khu đô thị mới tại khu vực nghiên cứu ...................... 85
Bảng 4. Quy định khoảng lùi tối thiểu (m) của các công trình theo bề rộng đường
(giới hạn bởi các chỉ giới đường đỏ) và chiều cao xây dựng cơng trình ............. 97
Bảng 5. Mật độ xây dựng thuần tối đa của lô đất xây dựng nhà ở riêng lẻ (nhà
biệt thự, nhà ở liền kề, nhà ở độc lập) .................................................................. 98
Bảng 6. Bảng thể hiện tác động của chủ nghĩa tiêu dùng lên hình ảnh đơ thị ... 102

8


DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 1. Bản đồ vị trí khu đô thị Vincom tại phường 4 thành phố Vĩnh Long ..... 15
Hình 2. Bản đồ vị trí khu đơ thị Vincom tại phường 1 thành phố Mỹ Tho ......... 15
Hình 3. Bản đồ vị trí Khu đơ thị Hưng Phú tại phường Phú Khương thành phố
Bến Tre. ................................................................................................................ 16
Hình 4. Minh họa 05 yếu tố tạo dựng bản sắc và đặc trưng đơ thị. ..................... 30
Hình 5. Vị trí vùng ĐBSCL trên bản đồ Việt Nam.............................................. 75
Hình 6. Bản đồ khu vực ĐBSCL (Tây Nam Bộ) ................................................. 76
Hình 7. Bản đồ hệ thống đơ thị khu vực ĐBSCL ................................................ 76
Hình 8. Hình kiến trúc chùa người Hoa tại TP. Vĩnh Long. ................................ 81
Hình 9. Hình ảnh một cơng trình với kiến trúc Đơng Dương tại Vĩnh Long. ..... 81
Hình 10. Hình ảnh một cơng trình với kiến trúc Đơng Dương tại Mỹ Tho. ........ 81
Hình 11. Hình ảnh một cơng trình với kiến trúc Đơng Dương tại Bến Tre. ........ 81

Hình 12. Khu đơ thị Vincom TP. Vĩnh Long....................................................... 86
Hình 13. Khu đơ thị Vincom TP. Mỹ Tho ........................................................... 86
Hình 14. Bản vẽ tổng thể khu đô thị Vincom Shop House Vĩnh Long .............. 83
Hình 15. Bản vẽ tổng thể khu đơ thị Vincom Shop House Mỹ Tho .................... 83
Hình 16. Bản vẽ tổng thể khu đô thị Hưng Phú Bến Tre ..................................... 84
Hình 17. Một góc phố của Vincom shophouse Vĩnh Long ............................... 101
Hình 18. Một góc phố của Vincom shophouse Mỹ Tho .................................... 101

9


MỤC LỤC
TÓM TẮT .............................................................................................................. 3
DANH MỤC VIẾT TẮT ....................................................................................... 7
DANH MỤC BẢNG BIỂU ................................................................................... 8
DANH MỤC HÌNH ẢNH ..................................................................................... 9
PHẦN MỞ ĐẦU ................................................................................................. 13
1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................. 13
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu: .................................................................. 14
3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu ................................................................. 14
3.1 Đối tượng nghiên cứu .................................................................................. 14
3.2 Khách thể nghiên cứu .................................................................................. 14
4. Phạm vi nghiên cứu ......................................................................................... 15
4.1 Phạm vi không gian ..................................................................................... 15
4.2 . Phạm vi thời gian....................................................................................... 16
5. Câu hỏi nghiên cứu .......................................................................................... 16
6. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................. 17
7. Giả thuyết nghiên cứu ...................................................................................... 17
8. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của nghiên cứu ................................................ 18
8.1 . Ý nghĩa khoa học ....................................................................................... 18

8.2 . Ý nghĩa thực tiễn ........................................................................................ 18
9. Lý thuyết tiếp cận nghiên cứu.......................................................................... 18
10.

Khung phân tích ....................................................................................... 21

11.

Kết cấu và quy cách trình bày .................................................................. 22

PHẦN NỘI DUNG ............................................................................................. 26
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN ....................................................................... 26
I. Các khái niệm liên quan đến đề tài .............................................................. 26
1.

Các khái niệm chính .................................................................................... 26

10


2.

Các khái niệm khác liên quan...................................................................... 27

II. Tổng quan đề tài nghiên cứu ........................................................................ 29
1.

Tầm quan trọng của tính đặc trưng đơ thị ................................................... 29

1.1 Các cơng trình nước ngồi........................................................................... 29

1.2 Các cơng trình trong nước ........................................................................... 36
2.

Mối liên hệ của chủ nghĩa tiêu dùng và tính đặc trưng của đơ thị .............. 42

3.

Mối liên hệ của chính sách định hướng phát triển và quy chế quản lý đến

tính đặc trưng của đô thị....................................................................................... 44
4.

Tổng quan kinh nghiệm quốc tế về tính đặc trưng tại một số khu đơ thị trên

thế giới .................................................................................................................. 49
III. Vai trị của tính đặc trưng trong phát triển đơ thị ................................... 56
1.

Vai trị của tính đặc trưng trong đô thị ........................................................ 56
1.1 Tầm quan trọng của đặc trưng của thành phố, vùng đô thị .................. 56
1.2 Tầm quan trọng đặc trưng của một khu đô thị mới.............................. 58
1.3 Sự tham gia cộng đồng trong việc tạo lập tính đặc trưng đơ thị .......... 62

2.

Cấu trúc và chức năng của đơ thị dựa trên tính đặc trưng ........................... 66

IV. Tiểu kết chương I ......................................................................................... 73
CHƯƠNG 2: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU......................................................... 75
I. Các yếu tố tác động đến bản sắc đơ thị trong q trình phát triển ........... 75

1. Tổng quan địa bàn nghiên cứu ......................................................................... 75
1.1 Về vị trí ........................................................................................................ 75
1.2 Về tổ chức hành chính ................................................................................. 76
2. Đặc điểm điều kiện tự nhiên ảnh hưởng đến đơ thị ......................................... 77
3. Tổng quan tính đặc trưng đơ thị khu vực nghiên cứu ...................................... 78
3.1 Tính đặc trưng đơ thị ................................................................................... 78
3.2 Hiện trạng tính đặc trưng ở các khu đô thị mới ở khu vực nghiên cứu....... 82
4. Những chủ trương và chính sách của địa phương trong q trình đơ thị hóa . 88
4.1 Chủ trương chính sách vùng ĐBSCL .......................................................... 88

11


4.2 Chủ trương chính sách phát triển đơ thị ở Tỉnh Vĩnh Long, Bến Tre và Tiền
Giang .................................................................................................................... 91
5. Quản lý và phê duyệt cho việc hình thành một khu đơ thị mới ....................... 92
6. Mơ hình chủ nghĩa tiêu dùng ........................................................................... 99
II. Đánh giá chung tính đặc trưng tại khu vực nghiên cứu ....................... 105
III. Tiểu kết chương II .................................................................................... 113
CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP ............................................................ 115
I. Đề xuất giải pháp ........................................................................................... 115
II. Kiểm định giả thuyết nghiên cứu ................................................................... 118
PHẦN KẾT LUẬN ........................................................................................... 120
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................. 122
VĂN BẢN QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT .............................................................. 122
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................. 123
PHỤ LỤC 1 - PHIẾU PHỎNG VẤN SÂU NGƯỜI DÂN ĐỊA PHƯƠNG ..... 131
PHỤ LỤC 2 – PHIẾU PHỎNG VẤN SÂU CHUYÊN GIA ............................. 136
PHỤ LỤC 3 – HÌNH ẢNH KHẢO SÁT THỰC ĐỊA ....................................... 139
PHỤ LỤC 4 - MẪU THAM KHẢO BẢN ĐỒ QUY HOẠCH TỔNG THỂ MẶT

BẰNG TỶ LỆ 1/500 .......................................................................................... 145

12


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong tiến trình phát triển của một đơ thị thì cơng tác quy hoạch, thiết kế
đô thị, các nghiên cứu về đô thị là một việc rất quan trọng nhằm kiến tạo không
gian đơ thị phù hợp, thiết thực và hình ảnh đơ thị mang các nét đặc trưng riêng là
một bước rất quan trọng cho sự thành công trong chinh phục trái tim cộng đồng
dân cư. Đặc trưng đô thị là một yếu tố duy tâm tìm ra những giá trị chung sẽ góp
phần làm cho cuộc sống người dân được tốt hơn về cả mặt vật chất lẫn tinh thần.
Đặc trưng đơ thị mang lại một giá trị quan trọng chính là tạo ra một nét riêng cho
từng đô thị mà từ đó sẽ lưu giữ trong lịng người dân sự u mến và các giá trị
chung mà họ có được.
Khơng nằm ngồi xu thế đó, đề tài nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến
đặc trưng trong quá trình hình thành một khu đơ thị mới, học viên lựa chọn các
khu đơ thị mới hình thành của một trong số các thành phố thuộc khu vực Đồng
bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) để nhận diện và phân tích dựa trên góc nhìn và
kiến thức về nghiên cứu đơ thị. Vì sao lại chọn nơi đây cũng bởi vì ĐBSCL nói
chung và các thành phố Vĩnh Long, Bến Tre, Mỹ Tho đang trên đà phát triển, đơ
thị hóa như trong hội thảo “Định hướng phát triển hệ thống đô thị, nông thôn tại
vùng ĐBSCL” vào ngày 10 tháng 12 năm 2020 có đề cập ĐBSCL hiện là khu vực
đơ thị có sự tăng trưởng cả về số lượng và chất lượng; bộ mặt đô thị ngày càng
khang trang, hiện đại (Trúc Giang, 2020). Tuy không phải là thành phố với các
công trình hồnh tráng như Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) hay không gian
lãng mạn lên đồi xuống dốc như Đà Lạt, hoặc nét cổ kính trầm mặc của Nội Thành
Huế. Tuy vậy, Vĩnh Long, Bến Tre và Mỹ Tho với nét đặc trưng đô thị sông nước
đã để lại không ít ấn tượng và những suy tư về những nơi này với góc nhìn khiêm

tốn của mình trước các vấn đề đơ thị trong tiến trình đơ thị hóa.
Trong bối cảnh đơ thị hóa và phát triển đơ thị diễn ra ngày một nhanh, các
thành phố này cũng đang phải đối mặt với nhiều thách thức như sự mở rộng không

13


gian đô thị, đời sống cư dân, môi trường đô thị… Những sự thay đổi này ít nhiều
tác động đến tính đặc trưng của một đơ thị vốn đã được hình thành trong quá trình
phát triển của khu vực, thể hiện qua việc các dự án đô thị mới với mơ hình tổ chức
giống nhau cả về cơng năng lẫn hình thái kiến trúc xuất hiện phổ biến tại các thành
phố ở khu vực ĐBSCL.
Xuất phát từ thực tế đó, việc quan sát và nghiên cứu với đề tài “Yếu tố tác
động đến q trình hình thành đặc trưng đơ thị ở Đồng bằng sông Cửu Long
tại các khu đô thị mới (Vĩnh Long, Bến Tre, Mỹ Tho)” sẽ cho thấy được cái
nhìn rõ nét về thực trạng phát triển và mục đích chính là tìm ra các yếu tố gây ảnh
hưởng đến sự hình thành các khu đơ thị mới này. Qua đó, mục tiêu của nghiên cứu
này nhằm đề ra giải pháp nhằm nâng cao việc gìn giữ tính đặc trưng cho hình ảnh
đơ thị, góp phần giải quyết tốt các vấn đề mang tính cấp thiết trong q trình thực
hiện phát triển đơ thị, đáp ứng thời kỳ đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa và
hội nhập hiện nay mà vẫn giữ được nét riêng của từng nơi chốn.
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu:
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là chỉ ra được các yếu tố tác động đến quá
trình hình thành đặc trưng đô thị của khu vực nghiên cứu. Để đạt được mục tiêu
trên, luận văn định hướng cần thực hiện các nhiệm vụ sau:
-

Tìm hiểu chính sách định hướng phát triển đơ thị của khu vực chọn.

-


Tìm hiểu thực trạng về tính đặc trưng của khu đơ thị mới tại khu vực chọn.

-

Những yếu tố ảnh hưởng đến yếu tố đặc trưng trong q trình hình thành
khu đơ thị mới

-

Đề xuất kiến nghị dựa trên kết quả nghiên cứu.

3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Hình ảnh của các khu đô thị mới tại thành phố Vĩnh Long, Bến Tre, Mỹ Tho.
3.2 Khách thể nghiên cứu
Các chính sách và ý kiến của chuyên gia và người dân về việc hình thành các
khu đơ thị tại khu vực chọn nghiên cứu (Vĩnh Long, Bến Tre, Mỹ Tho)
14


4. Phạm vi nghiên cứu
4.1 Phạm vi không gian
Khu vực nghiên cứu gồm ba khu đơ thị mới được hình thành từ năm 2019,
2020 với các tiện ích, mơ hình tương đồng nhau gồm: khu đô thị Vincom
Shophouse tại phường 4 thành phố Vĩnh Long; Khu đô thị Vincom Shophouse tại
phường 1 thành phố Mỹ Tho; Khu đô thị Hưng Phú tại phường Phú Khương thành
phố Bến Tre.

Hình 1. Sơ đồ vị trí khu đơ thị Vincom tại phường 4 thành phố Vĩnh Long

(nguồn: Học viên truy xuất ảnh từ Google Map)

Hình 2. Sơ đồ vị trí khu đơ thị Vincom tại phường 1 thành phố Mỹ Tho

15


(nguồn: Học viên truy xuất ảnh từ Google Map)

Hình 3. Sơ đồ vị trí Khu đơ thị Hưng Phú tại phường Phú Khương thành phố Bến
Tre.
(nguồn: Học viên truy xuất ảnh từ Google Map)
4.2 . Phạm vi thời gian
Thực trạng về tính đặc trưng của khu đơ thị mới tại thành phố Vĩnh Long,
Bến Tre, Mỹ Tho nghiên cứu từ tháng 11/2022 đến tháng 3/2023.
5. Câu hỏi nghiên cứu
Các yếu tố chính nào ảnh hưởng đến hình ảnh đơ thị trong q trình phát
triển?
Tầm quan trọng của hình ảnh đơ thị góp phần thế nào trong đời sống người
dân?
Chính sách phát triển đơ thị của địa phương có ảnh hưởng như thế nào đến
việc hình thành nét đặc trưng của hình ảnh đơ thị?

16


6. Phương pháp nghiên cứu
 Phương pháp tổng hợp tư liệu
Tổng hợp dữ liệu từ các nguồn tham khảo gồm sách, các bài nghiên cứu
khoa học, bài báo khoa học trên các tạp chí chuyên ngành, luận án, luận văn từ các

thư viện và sử dụng có chọn lọc một số thông tin trên Internet về việc quản lý đô
thị, đánh giá và phân tích hình ảnh; tìm hiểu các văn bản quy phạm pháp luật về
đô thị, quản lý đô thị, luật xây dựng tại Việt Nam.
 Phương pháp nghiên cứu định tính bằng phỏng vấn sâu
Áp dụng phương pháp phỏng vấn sâu nhằm góp phần làm rõ những quan
điểm, đánh giá của người dân về tính đặc trưng của 3 đơ thị được chọn. Trong đó,
tác giả đã thực hiện 05 cuộc phỏng vấn sâu người dân địa phương tại Thành phố
Vĩnh Long, Bến Tre, Mỹ Tho và 06 cuộc phỏng vấn sâu chuyên gia. Các câu hỏi
phỏng vấn sâu là dạng các câu hỏi mở và được tác giả xin phép ghi âm (nếu được
cho phép), kết hợp sử dụng bảng biểu Google để phỏng vấn lấy ý kiến và tổng hợp
ý kiến.
 Phương pháp quan sát
Tiến hành khảo sát và ghi nhận hiện trạng tại khu vực nghiên cứu từ đó xác
định các thơng tin cụ thể về đối tượng nghiên cứu.
7. Giả thuyết nghiên cứu
Giả thuyết 1: Hiện trạng các khu đô thị mới của địa bàn nghiên cứu đang phát
triển theo hướng đồng nhất, các cơng trình khơng gian trong đơ thị có xu hướng
phát triển rập khn.
Giả thuyết 2: Các chính sách định hướng và phê duyệt phát triển đơ thị mới ít
chú ý chun sâu về tính đặc trưng đơ thị của địa phương.
Giả thuyết 3: Tính đặc trưng của đơ thị đang yếu thế trước chủ nghĩa tiêu dùng,
biến không gian thành hàng hóa.

17


8. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của nghiên cứu
8.1 . Ý nghĩa khoa học
Đóng góp vào việc nhận diện tính đặc trưng đơ thị trong thiết kế, quy hoạch
đơ thị và tầm quan trọng của tính đặc trưng đơ thị trong q trình kiến thiết đơ thị

và đúc kết yếu tố ảnh hưởng đến tính đặc trưng và hình ảnh của các khu đơ thị mới
trong q trình hình thành và phát triển.
8.2 . Ý nghĩa thực tiễn
Nêu ra được các yếu tố ảnh hưởng đến tính đặc trưng và hình ảnh đơ thị của
các khu đơ thị mới trong q trình hình thành.
Góp phần cung cấp thêm cơ sở khoa học cho công tác quy hoạch đô thị,
đóng góp cho chủ trương, chính sách phát triển đơ thị ở mỗi địa phương.
9. Lý thuyết tiếp cận nghiên cứu
Trong nghiên cứu, tác giả sử dụng hai lý thuyết để tiếp cận nghiên cứu gồm:
Cấu trúc – chức năng và tiếp cận không gian.
 Cấu trúc – Chức năng:
Lý thuyết cấu trúc - chức năng, là lý thuyết đầu tiên quan trọng trong lĩnh
vực xã hội học, xuất phát từ Triết học. Trong thập kỷ 1940 và 1950, lý thuyết cấu
trúc - chức năng đã đạt đến đỉnh cao và sau đó trải qua giai đoạn suy vong.
Vào năm 1949, Robert Merton đã công bố một tiểu luận quan trọng, đóng
vai trị như một bước ngoặt trong lý thuyết cấu trúc - chức năng. Trong cơng trình
đó, ơng trình bày các lý thuyết cơ bản và mở rộng chúng theo hướng thuyết chức
năng - cấu trúc, giải quyết không chỉ các chức năng tích cực mà cịn các hệ quả
tiêu cực. Ngồi ra, ơng tập trung vào cân bằng giữa các chức năng và phi chức
năng, cũng như vấn đề về một cấu trúc nhìn tổng qt, có tính chức năng hay phi
chức năng nhiều hơn. Lịch sử của lý thuyết này liên quan mật thiết đến các nhà xã
hội học như August Comte, Spencer, Durkheim, Parsons và nhiều học giả khác
(Frank Elwell, 2009). Các tác giả của lý thuyết chức năng nhấn mạnh tính liên kết

18


chặt chẽ giữa các thành phần để tạo thành một cấu trúc, trong đó mỗi thành phần
đóng vai trị có chức năng nhất định, đóng góp vào sự tồn tại của cấu trúc đó dưới
dạng một hệ thống tương đối ổn định và bền vững.

Lý thuyết cấu trúc - chức năng có nguồn gốc từ hai truyền thống khoa học
xã hội. Thứ nhất, là truyền thống khoa học xã hội Pháp, đánh giá cao sự ổn định
và trật tự của hệ thống, với các thành phần có quan hệ chức năng hữu cơ với cấu
trúc hệ thống. Thứ hai, là truyền thống khoa học xã hội Anh, với những lý thuyết
tiến hóa, kinh tế, lợi ích và phát triển hữu cơ. Từ hai truyền thống này, những ý
tưởng về xã hội như một sinh thể hữu cơ đặc biệt với hệ thống các thành phần chức
năng đã được hình thành, tạo thành một cấu trúc ổn định (Nguyễn Minh Hòa, 2016).
Hơn nữa, lý thuyết chức năng - cấu trúc không chỉ tập trung vào quan hệ
chức năng giữa các thành phần, mà còn chú trọng đến vai trò của cấu trúc trong
duy trì sự ổn định của xã hội. Cấu trúc được coi là cơ sở vững chắc và ổn định của
một xã hội, trong đó mỗi thành phần đóng góp vào sự hoạt động và duy trì của
tồn bộ hệ thống. Đồng thời, lý thuyết chức năng - cấu trúc cũng đưa ra quan điểm
về sự tương tác và phụ thuộc giữa các thành phần xã hội. Các thành phần chức
năng và cấu trúc không tồn tại độc lập, mà chúng liên kết và ảnh hưởng lẫn nhau.
Mỗi thành phần chức năng đóng góp vào sự tồn tại và hoạt động của cấu trúc, trong
khi cấu trúc tạo điều kiện cho sự phát triển và thực hiện chức năng của các thành
phần. Điều quan trọng là lý thuyết chức năng - cấu trúc đã khám phá và giải thích
cách mà sự tương tác và tương phản giữa các thành phần chức năng và cấu trúc
góp phần vào sự ổn định và tiến bộ của xã hội. Nó đã tạo ra một cách tiếp cận học
thuật để nghiên cứu và hiểu về tổ chức và hoạt động của xã hội, từ một góc nhìn
tồn diện và hệ thống.
Từ đó, khi áp dụng lý thuyết cấu trúc chức năng vào nghiên cứu đề tài, học
viên nghiên cứu tuần tự các khía cạnh trên nhằm chứng minh việc phát triển không
gian đô thị cần có một lộ trình rõ ràng, và xác định được từ ban đầu. Đồng thời
nghiên cứu về tầm quan trọng của tính đặc trong đơ thị là như thế nào và bị tác

19


động bởi nhiều yếu tố đa chiều dẫn đến việc tính đặc trưng đơ thị bị yếu thế, bằng

cách nghiên cứu các lý thuyết về đơ thị hóa và phát triển đô thị nhằm đưa ra luận
điểm rằng trên con đường phát triển, việc thiết kế đô thị đã bỏ qua các yếu tố về
bảo vệ tính đặc trưng đơ thị mà ưu tiên một số tiêu chí khác như về kinh tế và chịu
sự ảnh hưởng của chủ nghĩa tiêu dùng. Cụ thể ở phần tổng quan đề tài có hai
hướng: một là tính quan trọng của đặc trưng đô thị. Hai là, các yếu tố ảnh hưởng
đến nét đặc trưng của đơ thị trong q trình hình thành. Nghiên cứu của tác giả
định hướng theo phân tích cấu trúc và chức năng của hình ảnh đơ thị nhằm đề cao
việc thiết kế không gian sống cho người dân có nét đặc trưng riêng và xác định đây
là một trong các yếu tố góp phần tạo nên tính bền vững của đơ thị. Đồng thời
nghiên cứu về các chính sách phát triển liên quan đến đô thị của Nhà nước nhằm
xác định có hay khơng sự ảnh hưởng của chính sách lên q trình phát triển của đơ
thị.
 Hướng tiếp cận không gian
Đề tài liên quan mật thiết đến yếu tố thiết kế không gian của đô thị nên
hướng tiếp cận này là cần thiết. Việc xác định và phân chia không gian kế thừa
quan điểm và định nghĩa của một số nhà nghiên cứu như: Lisa Drummond,
Lefebvre, Carp. Trong đó theo học thuyết Kiến tạo khơng gian của Lefebvre, đời
sống xã hội luôn tạo ra các không gian đời thường, chi phối bởi các yếu tố mang
tính bản năng, đặc thù của xã hội. Nhưng các không gian đời thường này luôn bị
xâm chiếm, thay đổi bằng các không gian mới, sản phẩm của hệ thống cấu trúc
thượng tầng của xã hội – tạo ra bởi các nhà chính trị, khoa học, quản lý, và chi
phối bởi các tư tưởng nguyên tắc duy lý, hiện đại. Theo "The Production of Space"
(Sản xuất không gian) là một tác phẩm quan trọng của Henri Lefebvre, xuất bản
lần đầu vào năm 1974. Tác phẩm này đề xuất một lý thuyết sâu sắc về mối quan
hệ phức tạp giữa đặc trưng xã hội và không gian đô thị. Lý thuyết của Lefebvre
tập trung vào cách mà không gian không chỉ là một nền vật chất để xảy ra sự sống,
mà còn được tạo ra thông qua các hoạt động xã hội, văn hóa và kinh tế. Ơng nghiên
cứu cách mà khơng gian được sản xuất, sử dụng và biểu thị thông qua các quá trình
20



xã hội, văn hóa và chính trị. Trong tác phẩm, Lefebvre đưa ra khái niệm về ba loại
không gian:
Không gian vật chất (Spatial Practice): Đây là không gian mà con người sử
dụng hàng ngày thông qua các hoạt động thực tiễn. Đó có thể là các nơi cơng cộng,
nhà ở, đường phố và các cấu trúc vật chất khác.
Không gian biểu thị (Representational Spaces): Đây là không gian được tạo
ra thông qua cách chúng ta thể hiện ý nghĩa và giá trị xã hội thơng qua ký hiệu, biểu
tượng, hình ảnh và ngơn ngữ.
Khơng gian tiếng nói (Spaces of Representation): Đây là không gian của ý
thức và tượng trưng, nơi mà các ý nghĩa xã hội và văn hóa được hình thành và thể
hiện.
Ứng dụng lý thuyết của Lefebvre vào việc phân tích tính đặc trưng của
khơng gian đơ thị có thể giúp hiểu rõ hơn về cách mà khơng gian trong thành phố
được hình thành, sử dụng và biểu thị thơng qua các q trình xã hội và văn hóa. Việc
áp dụng lý thuyết này có thể giúp phân tích sự tương tác giữa khơng gian vật chất,
khơng gian biểu thị và khơng gian tiếng nói trong đơ thị, đồng thời giúp hiểu về tầm
quan trọng của hình ảnh không gian đô thị trong xã hội. (Lefebvre, H., & NicholsonSmith, D, 1991)
10. Khung phân tích
Đề tài được nghiên cứu dựa trên khung phân tích như sau:
Trước hết, tiến hành việc quan sát, ghi nhận và đánh giá về tình hình phát
triển các khu đơ thị mới trong khu vực Đồng Bằng Sơng Cửu Long (ĐBSCL), mục
đích của việc này là để có một cái nhìn chung về sự phát triển đô thị ở những khu
vực này. Song song với việc đánh giá thực trạng, chúng ta tiến hành phân tích
những yếu tố ảnh hưởng đến việc tạo lập hình ảnh đặc trưng của các khu đơ thị
mới. Trong đó các yếu tố như: Chính sách và hướng phát triển chính của Nhà Nước
đối với khu vực, cách thức Quản lý và phê duyệt mơ hình hóa khu đơ thị mới, cùng
với cơ cấu tư duy chủ nghĩa tiêu dùng được xem xét đến.

21



Thơng qua việc tiếp cận phân tích về những yếu tố trên, chúng ta tìm hiểu
mức độ tương quan và tác động của chúng lên việc hình thành các đặc trưng hình
ảnh đơ thị. Mặt khác, việc phân tích cũng giúp chúng ta xác định các tương tác,
tương quan và khả năng phụ thuộc giữa những yếu tố ảnh hưởng lên đặc trưng
khơng gian trong q trình hình thành một khu đơ thị mới.
Áp dụng các dữ liệu phân tích này, chúng ta có thể hệ thống hố và đưa ra
những kiến nghị chi tiết và các giải pháp. Những kiến nghị này nhằm tối ưu hóa
q trình phát triển đô thị tại ĐBSCL, hướng tới việc tạo ra môi trường sống với
đô thị chất lượng, đáp ứng đầy đủ các yếu tố vật chất lẫn tinh thần.
Khung phân tích:
Thực
trạng

Các yếu
tố ảnh
hưởng

Q trình phát triển đơ thị mới tại ĐBSCL

Quản lý và phê
duyệt cho việc
hình thành một
khu đơ thị mới

Chính sách và
định hướng phát
triển của Nhà
Nước


Mơ hình chủ
nghĩa tiêu dùng

Đặc trưng hình ảnh đơ thị bị ảnh hưởng

Kiến nghị, giải pháp

11. Kết cấu và quy cách trình bày
Tổng thể, kết cấu luận văn gồm 3 phần chính, phần mở đầu và phần nội
dung và phần kết luận, đi kèm với các phụ lục. Các phần, các nội dung được tổ

22


chức và sắp xếp cẩn thận giúp tạo ra một luận văn có cấu trúc mạch lạc, logic và
mơ phỏng một quy trình nghiên cứu có hệ thống.
Phần mở đầu của luận văn sẽ trình bày mục tiêu nghiên cứu và phương
pháp nghiên cứu. Ngồi ra, nó cũng sẽ đề cập đến ý nghĩa lý thuyết và thực tiễn
của đề tài nghiên cứu "Yếu tố tác động đến quá trình hình thành đặc trưng đơ thị ở
ĐBSCL tại các khu đô thị mới (Vĩnh Long, Bến Tre, Mỹ Tho)".
Trong nghiên cứu này, tác giả đặt ra mục tiêu nhằm phân tích và đánh giá
những yếu tố quan trọng có tác động đến q trình hình thành đặc trưng đơ thị
trong khu vực nghiên cứu, đặc biệt tại các khu đô thị mới. Để đạt được mục tiêu
này, tác giả sử dụng một số phương pháp phân tích tổng hợp, kết hợp các phương
pháp thu thập dữ liệu đa dạng như tài liệu, phỏng vấn sâu người dân, chuyên gia
và khảo sát nghiên cứu địa.
Phương pháp nghiên cứu của sẽ bao gồm phân tích tài liệu, trong đó sẽ
nghiên cứu các tài liệu liên quan đến quy hoạch đô thị, quản lý đô thị, hạ tầng, môi
trường và sự tham gia cộng đồng trong khu vực nghiên cứu. Tiến hành phỏng vấn

sâu đồng thời thực hiện khảo sát trực tiếp tại các khu đô thị mới để thu thập thông
tin về các yếu tố tác động và đặc trưng đô thị.
Đề tài nghiên cứu này có ý nghĩa lý thuyết và thực tiễn. Việc tìm hiểu về
yếu tố tác động đến q trình hình thành đặc trưng đơ thị trong khu vực ĐBSCL
sẽ cung cấp một cái nhìn tồn diện về q trình phát triển đơ thị và những yếu tố
ảnh hưởng đến hình ảnh, đặc trưng đơ thị trong q trình đó. Điều này sẽ giúp nâng
cao kiến thức về lĩnh vực quy hoạch đô thị và phát triển bền vững.
Về mặt thực tiễn, nghiên cứu này sẽ cung cấp thông tin cần thiết cho các
chuyên gia quản lý đô thị, nhà quy hoạch và các cơ quan chức năng có liên quan
để hiểu rõ hơn về các yếu tố quan trọng và quản lý đô thị hiệu quả trong khu vực
ĐBSCL. Kết quả nghiên cứu cũng có thể được áp dụng để đề xuất các biện pháp
quản lý và phát triển đô thị trong tương lai, nhằm đảm bảo sự bền vững và phát
triển toàn diện của khu vực.

23


Tổng quan về mục tiêu, phương pháp và ý nghĩa của nghiên cứu cũng được
trình bày trong phần này. Phần tiếp theo sẽ tập trung vào việc trình bày nội dung
chi tiết của nghiên cứu, đồng thời đánh giá kết quả thu được và đề xuất các biện
pháp quản lý và phát triển đô thị tương ứng.
Phần Nội dung gồm 3 chương, trình bày tổng quan về tầm quan trọng của
đặc trưng đơ thị, tập trung vào phân tích và nhận dạng tính đặc trưng cũng như tầm
quan trọng của một khu đô thị mới trong bối cảnh thành phố hiện có. Đồng thời,
phần này sẽ đề cập đến các khái niệm liên quan và tổng hợp cấu trúc và chức năng
của một khu đơ thị dựa trên tính đặc trưng của nó. Trong ngữ cảnh đơ thị phát triển,
đặc trưng của một khu đơ thị chính là những hình ảnh riêng và phân biệt giữa các
đô thị với nhau. Đặc trưng này không chỉ liên quan đến kiến trúc, mà cịn bao gồm
cả các yếu tố văn hóa, xã hội, kinh tế và môi trường. Đặc trưng của một khu đơ thị
tạo nên bản sắc và danh tính của nó, phản ánh sự đa dạng và sự phát triển của một

cộng đồng trong một vùng đô thị.
Phần này sẽ trình bày về tầm quan trọng của đặc trưng đơ thị là khơng thể
phủ nhận trong q trình quản lý và phát triển thành phố và vùng đô thị. Bảo vệ
tính đặc trưng của một khu đơ thị mới là một nhiệm vụ quan trọng, nhằm đảm bảo
rằng nét độc đáo và giá trị của nó khơng bị mất đi trong q trình phát triển. Điều
này địi hỏi sự cân nhắc kỹ lưỡng trong quy hoạch đô thị, quản lý hạ tầng, bảo tồn
mơi trường và khuyến khích sự tham gia của cộng đồng.
Ngoài ra, để hiểu rõ hơn về đặc trưng của một khu đô thị, xác định các khái
niệm, cách tiếp cận và các yếu tố liên quan đến tính đặc trưng của một đơ thị. Đặc
trưng đơ thị không chỉ bao gồm các yếu tố vật chất như kiến trúc, mà còn bao gồm
cả yếu tố xã hội văn hóa, sự phát triển kinh tế, quản lý đơ thị và mơi trường sống
thể hiện trong chính mỗi cơng trình kiến trúc trong đơ thị. Tất cả những yếu tố này
tương quan và đa chiều nhau, tạo nên một mạng lưới phức tạp và độc đáo, tạo nên
tính đặc trưng của khu đô thị.

24


Cấu trúc và chức năng của một khu đô thị đồng thời phụ thuộc vào tính đặc
trưng của nó. Kiến trúc và quy hoạch đơ thị sẽ được tạo hình dựa trên đặc điểm
của khu vực, nhằm tạo ra không gian sống và làm việc hài hòa và phục vụ cho nhu
cầu của cộng đồng. Quản lý đô thị cần đảm bảo tính bền vững và hài hịa giữa sự
phát triển kinh tế, bảo tồn văn hóa và bảo vệ môi trường. Đồng thời, sự tham gia
của cộng đồng là yếu tố quan trọng để xây dựng và duy trì tính đặc trưng của khu
đơ thị.
Tóm lại, phần nội dung của luận văn sẽ trình bày tổng quan về tầm quan
trọng của đặc trưng trong thành phố và vùng đô thị, phân tích và nhận dạng hiện
trạng của khu vực nghiên cứu đồng thời nêu rõ tầm quan trọng của bảo vệ tính đặc
trưng và tổng hợp cấu trúc, đúc kết được các yếu tố tác động đến hành ảnh đơ thị
trong q trình hình thành từ đó đưa ra các đề xuất giải pháp.

Phần kết luận sẽ đúc kết tổng thể các yếu tố gây ảnh hưởng đến việc hình
thành tính đặc trưng trong q trình phát triển một khu đô thị mới.
Các phụ lục đi kèm sẽ bổ sung thơng tin chi tiết và hữu ích cho luận văn
bao gồm các bảng dữ liệu, biểu đồ, hình ảnh. Phụ lục này giúp đảm bảo tính chính
xác và minh bạch của nghiên cứu, cung cấp tài liệu tham khảo cho độc giả quan
tâm và cung cấp một hệ thống hỗ trợ cho các phần chính của luận văn.

25


×