Tải bản đầy đủ (.pdf) (81 trang)

Mối tương quan giữa việc sử dụng internet quá mức và sự cô đơn của sinh viên vai trò điều tiết của mục đích sử dụng internet, năm học và giới tính

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (842.18 KB, 81 trang )

1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

LÂM HOÀNG ĐỨC

Mối Tương Quan Giữa Việc Sử Dụng Internet Quá Mức Và Sự Cơ Đơn
Của Sinh Viên: Vai Trị Điều Tiết của
Mục Đích Sử Dụng Internet, Năm Học và Giới Tính

LUẬN VĂN THẠC SĨ

GVHD: TS. NGUYỄN VĂN TƯỜNG

HỒ CHÍ MINH, THÁNG 8/2023


2

Lời Cảm Ơn
“Lời đầu tiên, tôi xin gửi lời tri ân sâu sắc tới thầy Nguyễn Văn Tường đã hướng dẫn cho
tôi về đề tài, thầy đã luôn động viên và hướng dẫn xuyên suốt quá trình thực hiện luận văn
Tơi cũng muốn bày tỏ lịng biết ơn đến Thầy Lê Đào Anh Khương đã hướng dẫn và hỗ
trợ trong q trình phân tích dữ liệu, sửa chữa và đi cùng tôi xuyên suốt luận văn.
Xin chân thành cảm ơn các bạn học viên: Lê Bảo Luân, Trần Lê Phương Uyên, Nguyễn
Nguyên Bách, Nguyễn Đình Minh An, Vũ Xuân Bách đã tận tình hỗ trợ cho xuyên suốt đề tài tới
khi nó được hồn thành
Và cuối cùng tơi xin gửi lời cảm ơn tất cả các bạn sinh viên đã đồng ý tham gia nghiên
cứu. Sự tham gia của các bạn là nguồn động lực vô cùng lớn để tác giả có thể hồn thành luận
văn .


Xin chân thành cảm ơn rất, rất nhiều.”


3

Tóm Tắt
Sinh viên đại học ngày nay là nhóm đối tượng luôn phải tiếp xúc với Internet. Nhiều nghiên cứu
đã chỉ ra mối tương quan thuận giữa mức độ sử dụng Internet và sự cô đơn, nhưng một số nghiên
cứu khác lại cho thấy kết quả ngược lại. Do đó, nghiên cứu này khám phá tương quan giữa hai biến
này với nhau, nhưng tập trung vào sự tác động của mục đích của việc sử dụng Internet - bao gồm
Tương tác với người, Tương tác với máy (AI) và Cả hai mục đích - vào tương quan đó; bên cạnh
đó các biến như Giới tính, Năm học cũng được phân tích ở vai trị... Nghiên cứu này được thực
hiện tại trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia - TP.HCM tử tháng
1/2023 - 3/2023. . Khách thể làm khảo sát online với 2 thang đo: IAT và UCLA3 và một số câu
hỏi khám phá khác với 379 khách thể đủ điều kiện để phân tích sau khi sàng lọc. Kết quả cho thấy
có mối tương quan thuận giữa việc sử dụng internet và sự cô đơn (r (377) = 0.141, p = 0.006),
đồng thời việc sử dụng internet cũng dự báo sự cô đơn (B = 0.003, S.E = 0.0006, p < .001). Tuy
nhiên, các mục đích sử dụng internet (B = 0.014, SE = 0.020, p = 0.505), giới tính (B = 0.051, SE
= 0.092, p = 0.578) và năm học (B = 0.055, SE = 0.042, p = 0.195) không đạt ý nghĩa thống kê
trong vai trò là biến điều tiết mối quan hệ giữa việc sử dụng internet và cô đơn.
Từ khố: Việc sử dụng Internet q mức, Sự cơ đơn, Mục đích sử dụng Internet


4

Abstract
Nowadays, university students are a group of people who are always exposed to the Internet.
Many studies have shown a positive correlation between Internet use and loneliness, but others
have shown the opposite result. This study also aimed to find the correlation between these two
variables, but focused on the impact of the purpose of using the Internet - including Human

Interaction, Machine Interaction (AI) and Both, into that relationship; On the other hand,
variables such as Gender, Year of study are also analyzed. This study was conducted at the
University of Social Sciences and Humanities, Vietnam National University - Ho Chi Minh City
from January 2023 to March 2023. A total of 401 subjects participated in the study, of which 379
were eligible for post-screening analysis. Customers do online surveys with 2 scales: IAT and
UCLA3 and some other exploratory questions. The results show that there is a positive
correlation between internet use and loneliness (r (377) = 0.141, p = 0.006), and internet use also
predicts loneliness (B = 0.003, S.E = 0.0006, p < .001). However, internet usage purposes (B =
0.014, SE = 0.020, p = 0.505), gender (B = 0.051, SE = 0.092, p = 0.578), and school year (B =
0.055, SE = 0.042, p = 0.195) were not eligible to moderate the relationship between internet use
and loneliness.
Keywords: Internet addiction, Loneliness, Purpose of Internet Use


5


6
Mục Lục
Lời Cảm Ơn ..................................................................................................................................... 2
Tóm Tắt ........................................................................................................................................... 3
Abstract ........................................................................................................................................... 4
Danh Mục Bảng Biểu ...................................................................................................................... 8
Danh Mục Viết Tắt ........................................................................................................................ 10
Dẫn Nhập....................................................................................................................................... 11
Lý Do Chọn Đề Tài ................................................................................................................... 11
Mục Đích Nghiên Cứu............................................................................................................... 12
Nhiệm Vụ Nghiên Cứu .............................................................................................................. 12
Đối Tượng Nghiên Cứu ............................................................................................................. 12
Khách Thể Nghiên Cứu ............................................................................................................. 12

Phạm Vi Nghiên Cứu................................................................................................................. 13
Ý Nghĩa Và Đóng Góp Của Nghiên Cứu .................................................................................. 13
Chương 1: Cơ Sở Lý Thuyết Và Tổng Quan Nghiên Cứu............................................................ 14
1.1.

Khái Niệm Công Cụ ....................................................................................................... 14

1.1.1. Sử Dụng Internet Quá Mức .......................................................................................... 14
1.1.2. Sự Cô Đơn Và Đặc Điểm Tâm Lý Ở Sinh Viên Đại Học ........................................... 15
1.1.3. Mục Đích Sử Dụng Internet ......................................................................................... 17
1.2.1. Thực Trạng Sử Dụng Internet Ở Sinh Viên Đại Học ........................................... 18
1.2.2. Mối Quan Hệ Giữa Sử Dụng Internet Quá Mức Và Sự Cô Đơn ................................. 19
A. Mạng Xã Hội (Social Network) Và Sự Cô Đơn...................................................... 19
B. Sử Dụng Internet Quá Mức Và Sự Cơ Đơn ............................................................ 20
1.2.3. Mối Quan Hệ Giữa Mục Đích Sử Dụng Internet Và Sự Cô Đơn ......................... 22
1.2.4. Mục Đích Sử Dụng Internet Tác Động Điều Tiết Đến Mối Quan Hệ Giữa Sử Dụng
Internet Quá Mức Và Sự Cô Đơn .......................................................................................... 24
1.2.5. Giới Tính Tác Động Điều Tiết Đến Mối Quan Hệ Giữa Sử Dụng Internet Quá Mức Và
Sự Cô Đơn.............................................................................................................................. 25
1.2.6. Năm Học Tác Động Điều Tiết Đến Mối Quan Hệ Giữa Sử Dụng Internet Quá Mức Và
Sự Cơ Đơn.............................................................................................................................. 27
1.3. Câu Hỏi Giả Thuyết Và Mơ Hình Nghiên Cứu .................................................................. 28
1.3.1. Câu Hỏi Nghiên Cứu.................................................................................................... 28


7
1.3.2. Giả Thuyết Và Mơ Hình Nghiên Cứu .......................................................................... 28
Chương 2: Phương Pháp Và Tổ Chức Nghiên Cứu ...................................................................... 30
2.1. Thiết Kế Nghiên Cứu.......................................................................................................... 30
2.2. Khách Thể Nghiên Cứu ...................................................................................................... 30

2.3 Công Cụ Nghiên Cứu .......................................................................................................... 30
2.3.1. Internet Addiction Test ................................................................................................ 30
2.3.2. Thang Đo Cô Đơn Ucla Phiên Bản 3 ........................................................................... 34
2.4. Quy Trình Nghiên Cứu ....................................................................................................... 36
2.5. Kế Hoạch Phân Tích Số Liệu ............................................................................................. 37
2.6. Đạo Đức Nghiên Cứu ......................................................................................................... 37
Chương 3: Kết Quả Và Bàn Luận ................................................................................................. 39
3.1.

Kết Quả ........................................................................................................................... 39

Giả Thuyết 1 (H1). ................................................................................................................. 43
Giả Thuyết 2 (H2). ................................................................................................................. 47
Giả Thuyết 3 (H3). ................................................................................................................. 48
Giả Thuyết 4 (H4). ................................................................................................................. 52
3.2.

Bàn Luận......................................................................................................................... 55

3.2.1. Thảo Luận Về Thực Trạng Sử Dụng Internet Quá Mức Và Sự Cô Đơn ..................... 55
3.2.2. Thảo Luận Về Mối Quan Hệ Giữa Sử Dụng Internet Quá Mức Và Sự Cô Đơn Ở Sinh
Viên ........................................................................................................................................ 57
3.2.3. Vai Trị Điều Tiết Của Mục Đích Sử Dụng Internet, Giới Tính Và Năm Học Trong
Mối Quan Hệ Giữa Sử Dụng Internet Quá Mức Đến Sự Cô Đơn Ở Sinh Viên .................... 58
3.2.3. Ưu Điểm....................................................................................................................... 59
3.2.4. Hạn Chế ....................................................................................................................... 59
3.3. Kiến Nghị ........................................................................................................................... 60
Tài Liệu Tham Khảo ..................................................................................................................... 62
Phụ Lục ......................................................................................................................................... 71



8
DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 1. Kết quả Cronbach’s Alpha của thang IAT trước khi loại bỏ 2 nhân tố IAT04 và IAT07 32
Bảng 2.Kết quả Cronbach’s Alpha của thang IAT sau khi loại bỏ 2 nhân tố IAT04 và IAT07 ... 33
Bảng 3. Kết quả Cronbach’s Alpha của thang UCLA .................................................................. 35
Bảng 4. Tổng số khách thể được lựa chọn sau khi loại đi những trường hợp vi phạm................. 39
Bảng 5. Thống kê mơ tả đặc điểm nhóm khách thể ...................................................................... 40
Bảng 6. Thống kê việc sử dụng Internet cho các hoạt động trực tuyến trong tháng của nhóm
khách thể ....................................................................................................................................... 41
Bảng 7.Thống kê số lượng khách thể thuộc các nhóm nghiện Internet ở các mức độ khác nhau 42
Bảng 8. Thống kê mô tả cho các thang đo IAT và UCLA ............................................................ 43
Bảng 9. So sánh trung bình hai thang đo IAT và UCLA giữa hai nhóm nam và nữ .................... 44
Bảng 10. So sánh trung bình 2 thang đo IAT và UCLA giữa các năm học .................................. 44
Bảng 11.So sánh trung bình 2 thang đo IAT và UCLA giữa hai nhóm “năm 1, năm 2” và “năm 3,
năm 4” ........................................................................................................................................... 46
Bảng 12. Bảng tương quan giữa các biến mức độ sử dụng Internet, mức độ cô đơn, sử dụng
Internet để tương tác với máy, sử dụng Internet để tương tác với người và các biến nhân khẩu . 47
Bảng 13. Các chỉ số thống kê cho mơ hình hồi quy Poisson với IAT là biến dự báo, UCLA là
biến phụ thuộc ............................................................................................................................... 48
Bảng 14. Các chỉ số thống kê cho mơ hình hồi quy Poisson với IAT, ai.inter và hu.inter là biến
dự báo, UCLA là biến phụ thuộc .................................................................................................. 49
Bảng 15. Các chỉ số thống kê cho mô hình hồi quy Poisson với IAT và các biến nhân khẩu là
biến dự báo, UCLA là biến phụ thuộc........................................................................................... 50
Bảng 16. Kết quả mơ hình hồi quy với mức độ sử dụng Internet là biến dự báo, mức độ cô đơn là
biến phụ thuộc ............................................................................................................................... 51
Bảng 17. Kết quả mô hình điều tiết với giới tính là biến điều tiết, IAT là biến dự báo và UCLA là
biến phụ thuộc ............................................................................................................................... 52



9
Bảng 18. Kết quả mơ hình điều tiết với năm học là biến điều tiết, IAT là biến dự báo và UCLA là
biến phụ thuộc ............................................................................................................................... 53
Bảng 19. Kết quả mơ hình điều tiết với sử dụng Internet để tương tác với máy là biến điều tiết,
IAT là biến dự báo và UCLA là biến phụ thuộc ........................................................................... 53
Bảng 20. Kết quả mơ hình điều tiết với sử dụng Internet để tương tác với người là biến điều tiết,
IAT là biến dự báo và UCLA là biến phụ thuộc ........................................................................... 54
Bảng 21. Kết quả mơ hình điều tiết với sử dụng Internet để tương tác với cả máy và người là biến
điều tiết, IAT là biến dự báo và UCLA là biến phụ thuộc ............................................................ 54


10
Danh Mục Viết Tắt
Tên viết tắt

Tên đầy đủ

IAT

Internet Addiction Test/ thang đo nghiện
Internet

DSM

The Diagnostic and Statistical Manual of
mental disorder

AI


Artificial Intelligence/ trí tuệ nhân tạo

ai.in

Artificial Intelligence Interaction tương tác
với máy

hu.in

Human Interaction/ tương tác với người


11
Dẫn Nhập
Lý Do Chọn Đề Tài
Thực trạng về nghiện Internet ở Việt Nam đã khơng cịn là vấn đề q mới mẻ khi có rất
nhiều phương tiện truyền thơng đã nêu lên những tác hại của việc sử dụng Internet quá mức và
nghiện Internet lên giới trẻ. Nhưng nhu cầu và thời gian sử dụng Internet đã gia tăng theo từng
năm, đặc biệt là từ khoảng thời gian đại dịch Covid-19 bùng phát và buộc chúng ta phải học tập
và làm việc trực tuyến, hạn chế các tiếp xúc giữa người với người. Ảnh hưởng của Internet lên xã
hội đang lớn hơn bao giờ hết, và thời gian sử dụng Internet ngày càng tăng. Đã có nhiều nghiên
cứu khác nhau đã nói lên về ảnh hưởng của nghiện Internet lên nhiều yếu tố trong cuộc sống như:
sự tương tác xã hội, sức khỏe tâm trí, sự tập trung, và một chủ đề quan trọng được đề cập tới
nhiều là sự cơ đơn. Theo các nghiên cứu trước, thì sự cơ đơn là một tác nhân dẫn đến việc con
người tham gia nhiều vào thế giới ảo, để trốn tránh thực tại, và biến Internet là một thế giới riêng,
thế giới thực, là một nơi họ thuộc về. Tuy nhiên, cũng có những nghiên cứu khác nói lên việc sử
dụng Internet mới góp phần dẫn đến sự cơ đơn ở con người do họ cảm thấy thích thú với những
thơng tin và các hoạt động giải trí trên internet, dẫn đế sự bỏ bê về công việc, chú tâm quá nhiều
vào các hoạt động trên Internet và không quan tâm tới việc thiết lập hay duy trì các mối quan hệ
ngồi đời. Những điều này được ghi nhận là dẫn đến sự cô đơn.

Tuy nhiên, với các nghiên cứu mới nhất, tuỳ vào các mục đích sử dụng Internet khác
nhau thì người sử dụng Internet mới có sinh ra sự cơ đơn. Mặc dù các nghiên cứu này chưa định
hình rõ và chia nhánh các loại hình sử dụng Internet nhưng cũng đã góp phần chứng minh việc sử
dụng Internet quá mức với tuỳ mục đích khác nhau thì mới dẫn đến sự cơ đơn. Vì thế, việc định
hình các nhóm mục đích sử dụng Internet khác nhau sẽ cho ta có cái nhìn rõ hơn về tác động của
Internet lên xã hội, đặc biệt là tương tác xã hội và đời sống tinh thần, để có được nhận thức đúng


12
đắn, cũng như biện pháp để ngăn chặn những tác động xấu của thứ công cụ vạn năng này lên đời
sống con người.
Mục Đích Nghiên Cứu
Mục đích bao gồm:
1. Xác định các mục đích sử dụng Internet theo các nhóm và nó có tác động gì đến mối quan
hệ giữa mức độ sử dụng Internet quá mức và cô đơn
2. Xác định mối tương quan và khả năng dự báo của mức độ sử dụng Internet với sự cô đơn
Nhiệm Vụ Nghiên Cứu
Phân các mục đích sử dụng Internet thành 3 nhóm: nhóm sử dụng Internet để tương tác
với người, nhóm sử dụng Internet để tương tác với máy (AI) và nhóm sử dụng Internet cho cả hai
mục đích. Từ đó ta có thể xem coi là mục đích sử dụng nào dẫn đến sự cô đơn rõ hơn. Đồng thời
cũng kiểm tra giới tích và năm học của sinh viên có ảnh hưởng gì tới việc sử dụng Internet và sự
cô đơn.
Đối Tượng Nghiên Cứu
Đối tượng nghiên cứu là các mục đích sử dụng Internet được đề cập trong bảng đánh giá
IAT của Kimberly Young (1988). Từ đó sẽ phân thành ba nhóm sử dụng Internet với mục đích
khác nhau. Ngồi ra cịn xem xét mối tương quan của việc sử dụng Internet quá mức và sự cô
đơn và ảnh hưởng của năm học và giới tính.
Khách Thể Nghiên Cứu
Khách thể nghiên cứu là sinh viên tuổi từ 18 - 25 tuổi thuộc tất cả các chuyên ngành tại
trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia - Thành phố Hồ Chí Minh.



13
Phạm Vi Nghiên Cứu
Nghiên cứu được thực hiện tại tất cả các Khoa/chuyên ngành thuộc trường Đại học Khoa
học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia - Thành phố Hồ Chí Minh. Thời gian từ 1/2023 3/2023.
Ý Nghĩa Và Đóng Góp Của Nghiên Cứu
Q trình phân loại mục đích sử dụng Internet đã được thực hiện từ thời gian trước đây
như nghiên cứu của Wolfradt và Doll (2001) về thanh niên đã xác định ba mục đích chính khi sử
dụng internet là thơng tin, giải trí và liên lạc liên cá nhân; hay nghiên cứu của Rodgers and
Sheldon (2002) cho thấy 4 mục đích sử dụng internet của sinh viên bao gồm nghiên cứu, lướt
web, mua sắm và giao tiếp. Trong cả 2 nghiên cứu, sự phân chia về kết quả dựa trên các nhóm
sinh viên là khác nhau, và điều này có nghĩa rằng mục đích sử dụng internet của sinh viên là
không cố định và trong trường hợp có những mục đích sử dụng mới, sự phân chia này sẽ lại thay
đổi. Tuy nhiên, những nghiên cứu này có hạn chế về việc khơng đưa đề cập tới hình thức bắt
nguồn của việc sử dụng internet, có nghĩa xét ở phương diện thiết bị để truy cập vào internet
cũng ảnh hưởng tới mục đích sử dụng internet tại thời điểm đó. Hiểu rõ tính chất và nội dung của
mục đích sử dụng Internet có thể giúp chúng ta xác định rõ ràng là người đó có thực sự “nghiện
Internet” hay không? và việc họ sử dụng Internet nhiều như thế có ảnh hưởng gì tới đời sống của
họ và đặc biệt có làm học trở nên cơ đơn hay khơng? Việc phân nhóm các mục đích sử dụng
Internet là cần thiết vì nó cho ta nhìn nhận rõ mục đích nào mới là tác nhân chính dẫn tới các ảnh
hưởng về sức khỏe tinh thần và mục đích nào có thể là gia tăng đời sống tinh thần của người sử
dụng.


14
Chương 1: Cơ Sở Lý Thuyết Và Tổng Quan Nghiên Cứu
1.1. Khái Niệm Công Cụ
1.1.1. Sử Dụng Internet Quá Mức
Hiện tượng sử dụng Internet quá mức được mô tả lần đầu tiên bởi Ivan Goldberg (1995)

thơng qua các tiêu chí chẩn đốn về Rối loạn Nghiện Internet (IAD). Trong đó, sử dụng Internet
quá mức được mô tả như một dạng nghiện hành vi sử dụng công nghệ, Internet được xem giống
như chất gây nghiện hay cờ bạc, từ đó gây nên tình trạng khó khăn về sức khỏe thể chất, tâm lý và
kết nối xã hội. Thời gian kế tiếp, việc sử dụng Internet quá mức được nhiều nhà nghiên cứu thảo
luận với các quan niệm khác nhau qua nhiều mốc thời gian khác nhau như: “Nghiện Internet”
(Young và Rodgers, 1998), “Lệ thuộc Internet” (Wang, 2001), “Sử dụng Internet bệnh lý” (Davis,
2001), “Sử dụng Internet có vấn đề” (Kaltiala-Heino, Lintonen và Rimpela, 2004), “Lạm dụng
Internet” (Young và Case, 2004), “Sử dụng Internet quá mức” (Yang và cộng sự, 2005), “Rối loạn
nghiện Internet” (Gonzalez, 2002). Griffiths (2000); Young và Abreu (2011) đã mô tả nghiện
Internet là một dạng nghiện công nghệ và hành vi tương tự như thói quen cờ bạc. Chou và cộng sự
(2015) đã mơ tả nghiện Internet (cịn được gọi là Sử dụng Internet bệnh lý), là tình trạng một người
khơng thể kiểm sốt việc sử dụng Internet của mình và hậu quả là phải đối mặt với những khó khăn
về tâm lý, xã hội hoặc cơng việc. Nói cách khác, người dùng Internet khơng thể kiểm sốt việc sử
dụng Internet của họ, do đó có thể dẫn đến các vấn đề trong cuộc sống hàng ngày của họ (Shek,
Sun, & Yu, 2013). Nghiện Internet có thể được định nghĩa chung là sử dụng Internet quá mức; mất
đi khả năng chống lại mong muốn sử dụng nó, dành rất nhiều thời gian quan trọng chỉ để kết nối
internet, cực kỳ căng thẳng và hung hăng khi bị kiểm soát hoặc bị tước đoạt quyền truy cập vào
internet, và dẫn đến sự suy thoái ngày càng tăng của cuộc sống, xã hội và gia đình (Young, 2016).
Đây là khái niệm của đã được sử dụng trong rất nhiều các nghiên cứu, tuy nhiên cho tới hiện nay,


15
từ “nghiện internet” vẫn chưa có một mục riêng rõ ràng trong chẩn đoán của DSM-V và ICD 11.
Và với các nghiên cứu ngày nay, các tác giả đã nghiêng về định nghĩa của “nghiện internet” là sử
dụng internet quá mức (overuse of internet), mà ở đó, người sử dụng lệ thuộc cảm giác thu được
trong quá trình sử dụng, thay vì xem Internet là một chất gây nghiện. Vì thế, trong nghiên cứu này
sẽ áp dụng “sử dụng internet q mức” thay vì “nghiện internet”.
1.1.2. Sự Cơ Đơn Và Đặc Điểm Tâm Lý Ở Sinh Viên Đại Học
Sự cô đơn được định nghĩa chính thức lần đầu tiên bởi Weiss (1973) sau khi phân tích lý
thuyết của J. Bowlby về hành vi gắn bó và ý nghĩa tồn tại của nó; tổng hợp nhiều bằng chứng

thực nghiệm của các tác giả và kết hợp những nghiên cứu của chính ông. Trong đó, Weiss (1973)
định nghĩa sự cô đơn không đến từ việc ở một mình, mà là một tình trạng thiếu hụt cụ thể một số
mối quan hệ cần thiết rõ ràng; nói cách khác, sự cơ đơn là do thiếu các kết nối thân mật, tình bạn
hoặc các mối quan hệ xã hội khác có sự gắn bó nhất định. Sự cơ đơn có thể được chia thành hai
dạng chính: một, sự cơ lập về cảm xúc do thiếu vắng (mất đi hoặc khơng có) một người cụ thể;
hai, sự cô lập xã hội do thiếu vắng một mạng xã hội (social network) cụ thể. Weiss phân biệt sự
cô đơn là phản ứng đối với sự vắng mặt của hình bóng u thương thay vì sự đau buồn là phản
ứng đối với trải nghiệm về sự mất mát. Bên cạnh đó, Weiss (1973) chứng minh rằng sự cơ lập xã
hội không thể đồng nghĩa với sự cô đơn, mà là một yếu tố tình huống góp phần tăng nguy cơ. Kết
quả này cũng được tìm thấy trong các nghiên cứu tại thời điểm đó (Townsend, 1964; Lopata,
1969). Hiện nay, định nghĩa của Weiss vẫn được sử dụng trong nhiều nghiên cứu và được bao
hàm trong nghiên cứu này. Cô đơn là một đặc điểm của thời đại chúng ta và về cơ bản là mơ tả
cho tình trạng một người sống một mình hoặc khơng giao tiếp với những người xung quanh. Sự
cô đơn ở sinh viên đại học được nhắc đến trong nghiên cứu vẫn được định nghĩa với tình trạng
thiếu hụt cụ thể một tình bạn hoặc các mối quan hệ xã hội có sự gắn bó nhất định.


16
Đặc điểm tâm lý của sinh viên được đánh giá bằng cách đối chiếu với lý thuyết các giai
đoạn phát triển tâm lý xã hội của Erik Erikson (1963). Trong đó, sinh viên đại học là một đối
tượng đặc thù khi trong thời gian chuyển tiếp từ giai đoạn 5: căn tính và nhầm lẫn vai trị (hình
thành hình ảnh bản thân, tích hợp những ý tưởng của chúng ta về bản thân và về những gì người
khác nghĩ về chúng ta) và giai đoạn 6: thân mật và cô lập (thiết lập sự độc lập của mình khỏi cha
mẹ, bắt đầu hoạt động tự chủ, thực hiện một số hình thức làm việc hiệu quả và thiết lập các mối
quan hệ mật thiết). Trong giai đoạn này, sinh viên đại học bắt đầu xác định căn tính của bản thân
và thiết lập mối tương quan mật thiết với bạn bè và với người khác phái thông qua các hoạt động
tương tác trực tiếp trong trường học, nơi cư trú, hoặc tương tác trực tuyến thông qua các công cụ
Internet. Sinh viên đại học cảm thấy cô đơn khi thiếu khả năng chia sẻ căn tính với người khác
qua những tương quan thân mật. Theo nghiên cứu của McWhirter (1990), sự cô đơn dường như
đặc biệt phổ biến ở sinh viên đại học, cụ thể, nghiên cứu ước tính khoảng 30% sinh viên đại học

thể hiện sự cô đơn ở mức cao. Trong một nghiên cứu về sinh viên năm nhất đại học, 75% sinh
viên báo cáo mức độ cô đơn trong 2 tuần đầu tiên đến trường, với 47% sinh viên được xếp loại là
có cảm giác cơ đơn từ trung bình đến nặng. Sau 7 tháng, 25% vẫn cảm thấy cô đơn (Cutrona,
1982). Kết quả cho thấy, sau một khoản thời gian, một số sinh viên vượt qua được cảm giác cơ
đơn, nhưng một số ít vẫn tiếp tục sống theo tình cảnh này ngay cả trong những năm học cuối
cùng. Kết quả trên cũng được tìm thấy trong nghiên cứu của Aral và Gürsoy, 2000; Jin và cộng
sự, 2010. Bên cạnh sự bấp bênh trong giai đoạn thiết lập căn tính bản thân, thiết lập và hình thành
các mối quan hệ thân mật, sinh viên đại học còn đối diện với những thách thức về thay đổi môi
trường sống (Ceyhan, 2011; Silva, 2020); tách khỏi hệ thống gia đình (Shaver et al, 1985;
Barankevich và Loebach, 2022). Từ đó, sinh viên đại học trải qua cảm giác cơ đơn tạm thời, nảy


17
sinh nhu cầu tìm kiếm, tương tác và thiết lập các mối quan hệ; mà Internet (như được trình bày ở
bên dưới) là một phương tiện truy cập rất phù hợp, thuận tiện và sẵn có.
1.1.3. Mục Đích Sử Dụng Internet
Q trình phân loại mục đích sử dụng Internet đã được thực hiện từ thời gian trước đây như
nghiên cứu của Wolfradt và Doll (2001) về thanh niên đã xác định ba mục đích chính khi sử dụng
internet là thơng tin, giải trí và liên lạc liên cá nhân; hay nghiên cứu của Rodgers and Sheldon
(2002) cho thấy 4 mục đích sử dụng internet của sinh viên bao gồm nghiên cứu, lướt web, mua
sắm và giao tiếp. Trong cả 2 nghiên cứu, sự phân chia về kết quả dựa trên các nhóm sinh viên là
khác nhau, và điều này có nghĩa rằng mục đích sử dụng internet của sinh viên là khơng cố định
và trong trường hợp có những mục đích sử dụng mới, sự phân chia này sẽ lại thay đổi. Tuy nhiên,
những nghiên cứu này có hạn chế về việc khơng đưa đề cập tới hình thức bắt nguồn của việc sử
dụng internet, có nghĩa xét ở phương diện thiết bị để truy cập vào internet cũng ảnh hưởng tới
mục đích sử dụng internet tại thời điểm đó. Bên cạnh đó, có sự chi phối với những mục đích sử
dụng internet của nghiệm thể khi mà họ được gợi ý về các mục đích mà nhà nghiên cứu quan tâm.
Điều này cũng có thể làm giảm các mục đích sử dụng internet vốn đã có của người tham gia.
Nghiên cứu của Kimberly Young (2016) có mục đích sử dụng internet được chia làm 15 loại:
Adult Entertainment Site, Business Surfing, Online Auction, Online Shopping, Stock Trading,

New Sites, Recreational Surfing, Business Email, Chat rooms, Discussion Lists, Instant
Messaging, Online Gambling, Online Gaming, Personal Email và Other. Từ những phân tích về
15 loại này, nghiên cứu nhận thấy có một số người sử dụng Internet để tương tác với máy vì lý
do cơng việc, việc học hoặc các hoạt động offline. Cịn lại là người sử dụng với mục đích lên
mạng online, để kết nối, tương tác xã hội và tìm hiểu. Nghiên cứu của Szabo và cộng sự (2019)
cho thấy mục đích sử dụng Internet bao gồm 3 loại: kết nối xã hội, cơng việc và tìm kiếm thơng


18
tin. Mặc dù có sự đa dạng và khác nhau trong cách phân chia giữa các nghiên cứu, nhìn chung
mục đích sử dụng Internet bao gồm 2 loại là sử dụng Internet để tương tác với máy (AI) và sử
dụng Internet để tương tác với người
1.2. Lý Thuyết Tiếp Cận Và Các Nghiên Cứu Trong Và Ngoài Nước
1.2.1. Thực Trạng Sử Dụng Internet Ở Sinh Viên Đại Học
Việc sử dụng Internet quá mức ngày càng phổ biến trong giới trẻ trên toàn thế giới (Lam, Peng,
Mai, & Jing, 2009). Tại Việt Nam, có khoảng 71 triệu người dùng Internet vào năm 2020 và tỷ lệ
sử dụng Internet là 72.9%, chiếm 1,4% tổng số người dùng Internet trên thế giới (Internet World
Stats, 2020) và một nghiên cứu trước đây đã chỉ ra rằng 21,2% thanh niên Việt Nam đã trải nghiệm
việc nghiện Internet (Tran và cộng sự, 2017) và phần lớn là sinh viên đại học. Sinh viên đại học sẽ
phải đối mặt với nhiều thách thức hoặc các nhu cầu thực tế trong cuộc sống như chỗ ở, ăn uống,
sức khỏe, tham gia vào các nhóm hoặc tổ chức xã hội, sự tự tin, thích nghi với và phát triển mối
quan hệ với mơi trường xung quanh (Ceyhan, 2011). Ngồi cuộc sống hàng ngày, lịch trình học
tập của sinh viên yêu cầu họ phải thường xuyên tra cứu thông tin. Trong thời đại số, việc truy cập
Internet trở nên rất dễ dàng và thuận tiện dẫn đến việc sinh viên dành nhiều thời gian cho các ứng
dụng Internet. Có lẽ đây là lần đầu tiên một sinh viên bị tách khỏi cha mẹ của mình nên sự hỗ trợ
tinh thần từ gia đình trở nên khan hiếm đối với họ; thời gian liên lạc với gia đình trở nên hạn chế;
và cá nhân phải đối mặt với khó khăn khi phải phát triển một loạt các mối quan hệ hoàn toàn mới
(Shaver et al., 1985). Đồng thời, đại đa số sinh viên đến trường từ các môi trường, xã hội, văn hóa
và tính chất riêng giữa các vùng miền bước vào một giai đoạn chuyển tiếp mới trong cuộc đời và
trải qua cảm giác cô đơn tạm thời do những cảm xúc khác nhau khi ở trong một môi trường khác

(Aral và Gürsoy, 2000). Trong cuộc sống hàng ngày của sinh viên, ngồi lịch trình của sinh viên
đại học được sắp xếp cho việc lên giảng đường thì họ cũng có rất nhiều sự linh hoạt và thời gian


19
rảnh rỗi để truy cập các ứng dụng Internet theo nhiều hình thức khác nhau. Hơn nữa, sinh viên đại
học có thể dễ dàng truy cập thơng qua kết nối Internet trực tiếp từ máy tính, điện thoại cá nhân. Có
thể thấy, thời lượng sử dụng Internet ở sinh viên là rất lớn và với nhiều mục đích khác nhau như:
mua sắm trực tuyến, giao dịch, giải trí, cơng việc, thư điện tử, phòng trò chuyện, thảo luận, trực
tuyến, trò chơi trực tuyến, đánh bạc trực tuyến.
1.2.2. Mối Quan Hệ Giữa Sử Dụng Internet Quá Mức Và Sự Cô Đơn
a. Mạng Xã Hội (Social Network) Và Sự Cô Đơn
Weiss (1973) chỉ ra cách thức thường gặp để giảm sự cô đơn là tìm kiếm và tương tác với một
nhân vật hoặc hệ thống tương đồng như nhân vật, hệ thống mà người ta đã quen thuộc. Tuy nhiên,
mạng xã hội mới hoặc sự hiện diện của một người sẽ không thay thế hoàn toàn cho cảm giác mất
mát mạng xã hội cũ hoặc một mối quan hệ; nhưng chúng vẫn có tác dụng tạo điều kiện để tạo lập
kết nối mới hoặc làm dịu bớt cảm giác cơ đơn. Ơng cũng chỉ ra khác biệt giữa sự cô đơn và mong
muốn được bầu bạn, trong đó, mong muốn được bầu bạn là một yếu tố góp phần gia tăng cảm
giác cơ đơn; từ đó thúc đẩy nhu cầu tìm kiếm và kết nối với những mối quan hệ, mạng xã hội
(mới hoặc đã có). Trong đó, Internet là một phương tiện dễ dàng, quen thuộc và cần thiết trong
bối cảnh xã hội hiện nay. Sinh viên có mối quan hệ chặt chẽ với Internet (Veen & Vrakking,
2006) và hơn nữa, họ thường có quyền truy cập miễn phí và khơng giới hạn; lịch trình linh hoạt,
thuận tiện và khơng bị phụ huynh can thiệp. Về cơ bản, Internet đã lấp đầy những khoảng trống
trong lối sống hiện đại. Ban đầu, các nhà nghiên cứu mong đợi Internet sẽ cung cấp cơng cụ để
giải quyết lịng tự trọng thấp, sự cơ đơn và trầm cảm. Thông qua internet, người dùng mạng xã
hội (Facebook) tìm cách khắc phục tình trạng thiếu tương tác xã hội (Griffiths, 2012). Tuy nhiên,
vì thiếu những kỹ năng kết nối và tương tác xã hội; thiếu định hướng trong mục đích sử dụng
Internet dẫn đến kết quả ngược lại. Internet không hoạt động như một công cụ lấp đầy tâm lý và



20
giao tiếp, mà có xu hướng khuếch đại các vấn đề một cá nhân hiện có. Thanh thiếu niên, người
trưởng thành trẻ ngày càng tham gia vào các trò chơi trực tuyến nhằm tránh né cảm giác cô đơn
do thiếu tương tác xã hội (Rooij và cộng sự, 2011).
b. Sử Dụng Internet Quá Mức Và Sự Cô Đơn
Ảnh hưởng quá trình sử dụng Internet đến sự cơ đơn được trình by ln u tiờn bi Geỗtan
(1997), cho thy: dnh thi gian trên Internet là một trong những cơ chế phòng vệ được phát triển
để thường xuyên đối mặt với sự cô đơn. Một số yếu tố khiến Internet trở nên hấp dẫn có thể kể
đến như khả năng thiết lập các mối quan hệ thơng qua Internet mà khó có thể dễ dàng xảy ra trong
đời thực, có thể giao tiếp mà không lo rủi ro với người khác, bày tỏ suy nghĩ và cảm xúc của mình
một cách tự do, có thể che giấu thân phận, hoặc cho thấy danh tính của một người mà một người
muốn được nhìn thấy, có thể che giấu danh tính thực của một người và có thể liên lạc bất cứ khi
nào một người muốn (King, 1996). Từ đó, những người cơ đơn có xu hướng sử dụng Internet
nhiều hơn và rất có thể họ sẽ có cơ hội giảm bớt sự cơ đơn bằng cách thiết lập các mối quan hệ
xã hội trực tuyến (Ando và Sakamoto 2008). Kết quả này cũng được tìm thấy trong nghiên cứu
của Boylu và Gunay (2017): sự cơ đơn có mối tương quan nghịch với việc sử dụng Internet, sinh
viên càng sử dụng Internet thì mức độ cơ đơn càng thấp. Kết quả này có thể được giải thích là
những người khơng thể phát triển đủ các mối quan hệ với những người xung quanh họ có thể phát
triển việc sử dụng internet quá mức để đáp ứng nhu cầu tạo ra các mối quan hệ xã hội thay thế
(Papacharissi và Rubin, 2000). Tuy nhiên, sự cô đơn được giảm bớt thông qua thiết lập các mối
quan hệ trực tuyến vẫn còn nhiều mâu thuẫn. Nghiên cứu của Lemieux (2013) trên 313 sinh viên
đại học cho thấy, cơ đơn xã hội có tương quan thuận với thời gian sử dụng Facebook. Cơ đơn xã
hội có tương quan nghịch với số lượng bạn thân trên Facebook và cho thấy những cá nhân có sự
cơ đơn cao và ít mối quan hệ chất lượng có nhu cầu sử dụng Facebook nhằm tìm kiếm tương tác


21
và giảm cảm giác cô đơn. Tuy nhiên, những mối quan hệ được tạo lập mới thông qua mạng xã
hội thường không đem lại cảm giác gắn kết đủ đầy và chỉ làm giảm cảm giác cô đơn trong thời
gian ngắn, thiếu tính bền vững. Ngồi ra, mặc dù mọi người ưa thích Internet để đối phó với

những cảm giác tiêu cực như cô đơn, tức giận và trầm cảm (Munoz-Rivas và cộng sự, 2010);
nhưng, khi Internet giúp họ giải quyết những vấn đề này, họ trở nên nghiện Internet hơn do sự
nhẹ nhõm mà nó mang lại (LaRose et al., 2003). Từ đó, ảnh hưởng của q trình sử dụng mạng
xã hội mà không phát triển các kỹ năng xã hội có thể gia tăng các hành vi sử dụng Internet bắt
buộc; dẫn đến hệ quả khiến họ không thể xây dựng các mối quan hệ xã hội và tương tác lành
mạnh trong cuộc sống hàng ngày; và do đó lại gia tăng cảm giác cơ đơn. Yao và Zhong (2014)
đã giải thích về vịng luẩn quẩn đáng lo ngại giữa sử dụng Internet quá mức và sự cô đơn và chỉ
ra rằng sự cơ đơn có thể vừa là nguyên nhân vừa là hậu quả của vấn đề sử dụng Internet của sinh
viên đại học ở Mỹ. Ảnh hưởng qua lại này cũng được tìm thấy trong nghiên cứu và phân tích lý
thuyết của Kim và Davis (2009) hay phân tích tổng hợp từ 94 nghiên cứu trên 22 quốc gia của
Tokunaga và Rains (2010).
Tại Việt Nam, nghiên cứu của Lan và cộng sự (2020) trên sinh viên đại học tại Hà Nội cho
thấy các yếu tố tương quan đến hành vi sử dụng Internet quá mức bao gồm kết quả học tập, sự cô
đơn và căng thẳng trong cuộc sống và các mối quan hệ. Trong đó, Sự cô đơn vừa là biến độc lập
ảnh hưởng đến hiện tượng sử dụng Internet quá mức ở sinh viên, vừa chịu ảnh hưởng ngược lại
từ hệ quả tiêu cực của việc sử dụng Internet quá mức. Những sinh viên cô đơn sử dụng Internet
với nhiều mục tiêu như kết nối mối quan hệ, giết thời gian, giải trí; tuy nhiên, hầu hết các sinh
viên cảm thấy trống rỗng và khơng lấp đầy được khoảng trống vì thiếu gắn bó với các mối quan
hệ, từ đó, cảm giác cơ đơn ngày càng gia tăng. Kết quả này cũng được tìm thấy thơng qua phân
tích ba khía cạnh cụ thể của việc sử dụng Internet quá mức (bao gồm: tìm kiếm trên Internet, chơi


22
trị chơi giải trí và kết nối mạng xã hội) ở người trẻ từ 18 đến 25 tuổi (Phạm, 2017). Ngoài ra, tiêu
tốn thời gian trên mạng làm cho nhiều người trẻ ít gặp gỡ, giao tiếp trực tiếp, và vì thiếu cẩn thận
họ có thể để lộ thơng tin cá nhân trên mạng xã hội hay kết bạn với những người thiếu tin cậy; từ
đó làm giảm chất lượng các mối quan hệ - một yếu tố dẫn đến sự cơ đơn (Lâm, 2020). Bên cạnh
đó, việc sinh viên sử dụng một mạng xã hội (facebook) quá nhiều trong thời gian dài sẽ gây ra
tình trạng quên kết nối các mối quan hệ giao tiếp xã hội trực tiếp, từ đó gia tăng cảm giác cơ đơn
(Tan, 2021).

Từ các nghiên cứu trên có thể thấy, ảnh hưởng của mức độ sử dụng Internet đến sự cơ đơn
có tồn tại, tuy nhiên vẫn còn nhiều yếu tố ảnh hưởng đến mối quan hệ này như: nhu cầu, mục
đích, và khả năng thiết lập mối quan hệ trực tuyến; khả năng tự kiểm sốt trong q trình sử dụng;
và ngun nhân (mục đích) sử dụng Internet (ví dụ: mua sắm trực tuyến, giao dịch, giải trí, cơng
việc, thư điện tử, phịng trò chuyện, thảo luận, trực tuyến, trò chơi trực tuyến, đánh bạc trực
tuyến). Các nghiên cứu hiện tại đều tập trung nghiên cứu ảnh hưởng của sử dụng Internet đến sự
cô đơn (và ngược lại) trong bối cảnh nền tảng là nhu cầu tương tác mối quan hệ, mà thiếu thốn
nghiên cứu đối với các loại nhu cầu sử dụng khác; đồng thời chưa có nghiên cứu kiểm tra ảnh
hưởng khác biệt của các loại nhu cầu sử dụng Internet (như là một yếu tố trung gian hoặc điều
tiết) đến mối tương quan giữa thời gian sử dụng Internet và sự cơ đơn. Đây cũng chính là điểm
mới của nghiên cứu hiện tại.
1.2.3. Mối Quan Hệ Giữa Mục Đích Sử Dụng Internet Và Sự Cô Đơn
Nghiên cứu của Szabo và cộng sự (2019) trên 1,165 khách thể trung niên và người lớn tuổi
cho thấy tác động gián tiếp của việc tham gia Internet với mục đích kết nối xã hội giúp giảm bớt
sự cô đơn và tăng mức độ tương tác người - người; việc tham gia Internet với mục đích tìm kiếm
thơng tin và xử lý cơng việc (tương tác với máy) khơng có mối quan hệ tương quan với sự cô


23
đơn. Dành thời gian tương tác trực tuyến để giao tiếp với người khác có tác động tích cực với
việc giảm mức độ cô đơn cũng được phát hiện trong nghiên cứu của Sum và cộng sự (2008) trên
222 khách thể người Úc (Mean age = 55); Erickson và Johnson (2011) trên 122 khách thể người
Canada (từ 60 đến 80 tuổi); Sims và cộng sự (2017) trên 445 khách thể người Mỹ (80 tuổi trở
lên). Mặc dù tìm kiếm thơng tin và hồn thành các mục tiêu cơng việc (tương tác với máy) cũng
là những đối tượng sử dụng chính, nhưng chúng khơng có mối quan hệ tương quan với sự cơ đơn.
Những phát hiện trên góp phần làm rõ rằng tần suất sử dụng tổng thể không nhất thiết là một yếu
tố dự đốn hồn tồn tác động tâm lý của việc sử dụng Internet mà mục đích sử dụng có thể là
một yếu tố dự đốn kết quả cần kiểm soát. Tuy nhiên, trong các nghiên cứu trên, khách thể là
người trung niên, người lớn tuổi, thường có nhu cầu kết nối xã hội cao và ít có nhu cầu sử dụng
Internet cho các mục đích tương tác với máy. Tại Việt Nam, ở đối tượng thanh thiếu niên, Trần

Thị Giồng (2009) cho rằng nguyên nhân dẫn tới nghiện internet chính là sự cám dỗ của phương
tiện internet và đặc điểm của môi trường sống. Theo bà, môi trường mà phụ huynh hay bạn bè ít
tập trung thời gian cho các mối quan hệ góp phần chính vào việc sử dụng Internet quá mức của
đối tượng này. Từ đó, những cá nhân sử dụng Internet với mục đích tìm kiếm mối quan hệ hoặc
né tránh các tình huống xã hội sẽ càng trở nên cô đơn, đặc biệt khi sử dụng Internet quá mức làm
ảnh hưởng đến thời gian của những tương tác xã hội. Tuy nhiên, nghiên cứu trên chỉ bao hàm
những mục đích sử dụng Internet để tránh né mối quan hệ hay tìm kiếm các kích thích nhất thời
như chơi trị chơi điện tử hoặc lướt mạng xã hội, những cá nhân sử dụng Internet một cách chủ
động nhằm phát triển nghề nghiệp hoặc các mối quan hệ chưa được nhắc tới. Do đó, trong nghiên
cứu hiện tại với nhóm khách thể là sinh viên, giả thuyết được hình thành với thời gian sử dụng
Internet vẫn là yếu tố ảnh hưởng chính đến sự cơ đơn, và mục đích sử dụng Internet là một biến
điều tiết trong mối tương quan này.


24
1.2.4. Mục Đích Sử Dụng Internet Tác Động Điều Tiết Đến Mối Quan Hệ Giữa Sử Dụng
Internet Quá Mức Và Sự Cơ Đơn
Như đã trình bày ở trên, việc sử dụng Internet có vai trị trong q trình giảm sự cơ đơn ở
sinh viên; tuy nhiên, cũng có những phát hiện trái ngược, đặc biệt là sử dụng Internet quá mức làm
gia tăng sự cô đơn. Sự khác biệt này được nhóm nghiên cứu cho là do thiếu sự kiểm sốt của mục
đích sử dụng Internet. Đầu tiên, nhiều nghiên cứu tập trung vào tần suất hoạt động trực tuyến hơn
là mức độ tham gia vào các loại hoạt động trực tuyến khác nhau có thể tác động đến sự cô đơn ở
sinh viên. Thứ hai, mặc dù các nghiên cứu cho thấy việc sử dụng internet quá mức dẫn tới việc
người sử dụng tránh các tương tác xã hội, dành thời gian cho thế giới ảo và dẫn đến sự cơ đơn.
Nhưng cũng có nhiều trường hợp một người phải sử dụng internet để làm việc và cũng có người
sử dụng để tương tác xã hội. Tùy thuộc vào mục đích sử dụng, sự hiểu biết và tính chủ động trong
quá trình sử dụng sẽ dẫn đến những hệ quả khác nhau: những người dành hàng giờ trước máy tính
vẫn có thể có cuộc sống và các mối quan hệ viên mãn.
Nghiên cứu của Park và Lee (2012) trên sinh viên đại học tại Hàn Quốc cho thấy, động cơ
của việc sử dụng điện thoại thơng minh có tương quan tích cực đến mối quan hệ gắn kết trực tiếp,

có liên quan tiêu cực đến mối quan hệ gián tiếp. Kết quả này cho thấy sinh viên sử dụng điện thoại
thông minh nhằm kết nối với các mối quan hệ sẵn có (mặt đối mặt) và khơng nhằm mở rộng các
mối quan hệ thông qua mối quan hệ đã có. Các cá nhân có mối quan hệ trực tiếp và trực tuyến chất
lượng làm giảm đáng kể sự cô đơn. Tuy nhiên, nghiên cứu chưa phân tách thời gian sử dụng điện
thoại thành cách mức độ để so sánh ảnh hưởng của thời gian sử dụng đến các cá nhân có hoặc
khơng có mối quan hệ chất lượng. Những mục đích sử dụng điện thoại khác chưa được nhắc đến
trong nghiên cứu. Nghiên cứu của Jin và cộng sự (2010) cho thấy tình cảm và sự hịa nhập là động
lực tương đối mạnh mẽ để sử dụng cuộc gọi thoại và tin nhắn văn bản, và kết nối liên cá nhân có


25
liên quan tích cực đến thời lượng sử dụng điện thoại di động. Các cá nhân có kết nối trực tiếp (mặt
đối mặt) có tương quan thuận với thời lượng sử dụng điện thoại để tương tác. Những người tham
gia có mức độ cơ đơn cao hơn ít tham gia vào các tương tác xã hội mặt đối mặt, từ đó khiến họ ít
sử dụng điện thoại di động hơn và ít có động cơ sử dụng điện thoại di động cho mục đích giao tiếp
trực tuyến giữa các cá nhân. Từ đó, họ cũng khơng phát sinh cơ hội phát triển các mối quan hệ trực
tuyến, dẫn đến thiếu tương tác với người khác, góp phần làm gia tăng sự cô đơn. Từ 2 nghiên cứu
trên và kết quả các nghiên cứu đã trình bày trước đó, có thể thấy rằng, những cá nhân sử dụng
Internet để tương tác với người khác sẽ có tương quan nghịch đáng kể với Sự cô đơn. Những cá
nhân dành nhiều thời gian sử dụng Internet để tương tác với máy sẽ làm giảm thời gian tương tác
trực tiếp (mặt đối mặt) và tương tác thơng Internet với người khác, từ đó gia tăng và mối tương
quan thuận với Sự cô đơn. Đối với các cá nhân sử dụng tất cả các khía cạnh của Internet, họ được
đánh giá là chủ động trong q trình sử dụng, sử dụng đúng mục đích (Wellman và
Haythornthwaite, 2008); đồng thời sử dụng Internet nhiều giờ không nhất thiết là sử dụng quá mức
(Akin và Iskender, 2011). Do đó, nghiên cứu hiện tại giả thuyết nhóm khách thể sử dụng Internet
với cả hai mục đích có tương quan nghịch đối với Sự cơ đơn.
1.2.5. Giới Tính Tác Động Điều Tiết Đến Mối Quan Hệ Giữa Sử Dụng Internet Q Mức Và
Sự Cơ Đơn
Bên cạnh mục đích sử dụng, giới tính là một yếu tố mà nghiên cứu hiện tại xem xét mức
độ ảnh hưởng đến mối tương quan giữa Sử dụng Internet quá mức và sự cô đơn. Đối với biến kiểm

sốt giới tính, kết quả nghiên cứu trong giai đoạn trước (từ khoảng trước năm 2012) có sự khác
biệt rõ rệt với giai đoạn hiện tại. Cụ thể, theo một số nhà nghiên cứu, giới tính là một yếu tố quan
trọng dẫn đến nghiện Internet, trong đó sinh viên nam có nhiều khả năng trở thành người nghiện
Internet hơn sinh viên nữ (Chou và Hsiao, 2000; Leung và Lee, 2012; Tsai và cộng sự, 2009).


×