Tải bản đầy đủ (.pdf) (175 trang)

Phật giáo việt tông trong giao thoa văn hóa việt thái (qua một số ngôi chùa ở bangkok thái lan

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.71 MB, 175 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

CHAROENTHAMMAPORN ARNOCHA

PHẬT GIÁO VIỆT TƠNG
TRONG GIAO THOA VĂN HĨA VIỆT - THÁI
(QUA MỘT SỐ NGÔI CHÙA Ở BANGKOK - THÁI LAN)

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành : Việt Nam học

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - 2023


ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
KHOA VIỆT NAM HỌC

----- -----

CHAROENTHAMMAPORN ARNOCHA

PHẬT GIÁO VIỆT TƠNG
TRONG GIAO THOA VĂN HĨA VIỆT - THÁI
(QUA MỘT SỐ NGÔI CHÙA Ở BANGKOK - THÁI LAN)

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành : Việt Nam học
MÃ SỐ: 8310630


NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

PGS.TS. HOÀNG VĂN VIỆT

TP. HCM - THÁNG 6 NĂM 2023


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU....................................................................................................................1
1.

Lý do chọn đề tài ..............................................................................................1

2.

Mục đích nghiên cứu ........................................................................................3

3.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .................................................................... 3

4.

Lịch sử nghiên cứu vấn đề ................................................................................ 4

5.

Phương pháp nghiên cứu .................................................................................. 7

6.


Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn ............................................................. 9

7.

Bố cục nội dung ................................................................................................9

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN .................................................11
1.1. Các khái niệm liên quan .................................................................................11
1.1.1. Văn hóa và một số khái niệm liên quan ...................................................11
1.1.2. Tộc người và di dân ..................................................................................12
1.1.3. Phật giáo Việt tông ...................................................................................13
1.2. Các lý thuyết nghiên cứu ................................................................................15
1.2.1. Thuyết giao lưu và tiếp biến văn hóa (Acculturation).............................. 15
1.2.2. Thuyết kiến tạo xã hội (Socio-Constructivism) ....................................... 15
1.2.3. Thuyết Chức năng (Functionalism) ..........................................................16
1.3. Cộng đồng di dân người Việt ở Bangkok, Thái Lan ...................................... 18
1.3.1. Tên gọi người Việt....................................................................................19
1.3.2. Lịch sử di dân ...........................................................................................20
1.3.3. Quá trình nhập cư của cộng đồng người Việt vào Bangkok .................... 23
1.3.4. Địa điểm định cư người Việt ở Bangkok, Thái Lan ................................. 25
1.3.5. Vai trò của cộng đồng người Việt trên lĩnh vực kinh tế - văn hóa - xã hội
..................................................................................................................26


1.4. Khái quát về Phật giáo Việt tông ở Thái Lan và tại Bangkok, Thái Lan ....... 28
1.4.1. Con đường du nhập Phật giáo vào Việt Nam và Thái Lan ...................... 28
1.4.2. Sự xuất hiện của Phật giáo Việt tông tại Thái Lan ................................... 30
1.4.3. Cơ sở Phật giáo Việt tông ở Bangkok ......................................................33
Tiểu kết chương 1 .....................................................................................................39

Chương 2: ĐẶC TRƯNG CỦA PHẬT GIÁO VIỆT TÔNG TẠI THÁI LAN
........................................................................................................................40
2.1. Sự tương đồng và khác biệt của Phật giáo Bắc tông Việt Nam và Phật giáo
Theravada Thái Lan ........................................................................................40
2.1.1. Sự tương đồng của Phật giáo Bắc tông Việt Nam và Phật giáo Theravada
Thái Lan ....................................................................................................40
2.1.2. Sự khác biệt của Phật giáo Bắc tông Việt Nam và Phật giáo Theravada Thái
Lan ............................................................................................................45
2.2. Đặc trưng đời sống văn hóa Phật giáo Việt tơng. ........................................... 49
2.2.1. Pháp phục .................................................................................................50
2.2.2. Ẩm thực ....................................................................................................53
2.2.3. Kiến trúc ...................................................................................................55
2.2.4. Bài trí tượng thờ .......................................................................................61
2.2.5. Lễ nghi và lễ nhạc .....................................................................................65
2.3. Đặc trưng trong sinh hoạt tu sĩ Phật giáo Việt tơng ....................................... 70
2.3.1. Khóa tụng kinh .........................................................................................70
2.3.2. Khóa tu học giáo lý ...................................................................................73
Tiểu kết chương 2 .....................................................................................................75


Chương 3: PHẬT GIÁO VIỆT TÔNG TRONG KHÔNG GIAN VĂN HÓA XÃ HỘI HIỆN ĐẠI Ở BANGKOK ............................................................76
3.1. Chuyển biến của Phật giáo Việt tông trong xã hội hiện đại ở Bangkok ........ 76
3.1.1. Chuyển biến trong các lễ hội ....................................................................77
3.1.2. Chuyển biến trong các lễ vòng đời ...........................................................95
3.2. Phật giáo Việt tông và việc kiến tạo cộng đồng tôn giáo ở Bangkok .......... 101
3.3. Những khó khăn và triển vọng trong việc phát triển Phật giáo Việt tông ở
Bangkok ........................................................................................................105
3.3.1. Một số khó khăn trong việc phát triển Phật giáo Việt tông ở Bangkok . 105
3.3.2. Những triển vọng trong việc phát triển Phật giáo Việt tông ở Bangkok
................................................................................................................109

Tiểu kết chương 3 ...................................................................................................113
KẾT LUẬN ............................................................................................................114
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................116
PHỤ LỤC .............................................................................................................1 PL


1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Văn hóa Việt Nam và Thái Lan là sự kết tụ của nền văn hóa bản địa với hai
nền văn hóa ngoại sinh Ấn Độ và Trung Hoa. Cùng ở khu vực Đông Nam Á với khí
hậu nhiệt đới gió mùa, Thái Lan là một trong những nước có đường biển gần với
Việt Nam nhất. Thái Lan cũng là một trong sáu nước có dịng Mê Kơng chảy qua,
do đó, giữa Việt Nam và Thái Lan phần nào có những nét tương đồng về kinh tế, văn
hóa, xã hội và tơn giáo. Trong lịch sử, Việt Nam và Thái Lan đã có mối quan hệ trao
đổi lâu đời. Sử sách cho thấy có nhiều người Việt đến định cư tại Vương quốc
Ayutthaya, nay là Thái Lan, qua con đường buôn bán và truyền giáo từ thế kỷ XVII
và tiếp tục trong các thế kỷ sau với những lý do khác nhau như khó khăn về kinh tế,
tị nạn chiến tranh, tị nạn chính trị, tị nạn tôn giáo. Cuối thế kỷ XVIII và đặc biệt là
sau Chiến tranh thế giới lần thứ hai xuất hiện nhiều làn sóng di cư người Việt đến
sinh sống tại Bangkok cũng như ở các tỉnh miền Trung và miền Đông Bắc Thái Lan.
Như một tất yếu, đi đến đâu, con người đều mang theo những phong tục, tập
quán, tín ngưỡng và tơn giáo của cộng đồng mình. Các nhóm di dân người Việt đến
đất nước Thái Lan cũng tương tự. Để duy trì đời sống tâm linh, người Việt trên đất
Thái đã xây dựng các cơ sở thờ tự riêng: người theo đạo Phật xây dựng các ngôi chùa
tráng lệ, người theo Công giáo xây dựng các nhà thờ uy nghiêm.
Trong q trình hội nhập, mặc dù có những biến động to lớn về chính trị, kinh
tế, văn hóa, xã hội, người Việt di dân vẫn ni dưỡng và phát huy tinh thần yêu nước,
tự tôn dân tộc, giữ gìn văn hóa truyền thống. Khi tiếp xúc với văn hóa Thái Lan nói

chung, văn hóa Phật giáo Theravada nói riêng, sự giao thoa của hai nền văn hóa Việt
- Thái được thể hiện qua sự hiện diện của hai mươi bốn ngôi chùa Việt tông tại
Bangkok và những tỉnh khác của Thái Lan. “Việt tông” là một trong hai tơng phái
Phật giáo nước ngồi ở Thái Lan được Hồng gia Thái Lan cơng nhận và sắc phong
với tên gọi “Annamnikai” (อนัมนิกาย). Chi phái này cho thấy sự giao lưu và tiếp biến
văn hóa giữa văn hóa Phật giáo Theravada Thái Lan và văn hóa Phật giáo Bắc tơng
Việt Nam do di dân người Việt mang đến.


2

Cùng với thời gian, người Việt di dân dần hòa nhập vào xã hội Thái Lan. Từ
thế hệ thứ hai trở lại đây, nhóm người Việt này đã mang quốc tịch Thái, dù cộng
đồng di dân Phật giáo người Việt tại Bangkok đã khơng cịn như xưa nhưng những
ngơi chùa của họ vẫn tồn tại và không ngừng phát triển góp phần bảo tồn sắc thái
văn hóa Phật giáo Việt tông trong xã hội Thái Lan. Đến nay, riêng ở Bangkok (thủ
đơ của Thái Lan) có bảy ngơi chùa Việt tơng, trong đó có năm ngơi chùa ở khu
Chinatown - Sam Pheng, là khu dân cư và trung tâm mua sắm sầm uất nhất của cộng
đồng người Hoa và người Ấn Độ.
Đời sống sinh hoạt văn hóa phong phú của người Việt ở thủ đô Bangkok là
kết quả của sự giao thoa văn hóa Việt - Thái. Gần đây, vấn đề này đã và đang thu hút
được sự quan tâm của giới học giả Việt Nam cũng như giới học giả nước ngồi. Tuy
nhiên, cho đến nay, vẫn chưa có một cơng trình nào nghiên cứu một cách hệ thống
về Phật giáo Việt tông tại Thái Lan để thấy sự giao thoa, tiếp biến văn hóa, cũng như
sự cộng sinh văn hóa trong đời sống văn hóa Phật giáo của người Việt tại đây.
Chọn đề tài nghiên cứu này, chúng tơi mong muốn góp phần hiểu rõ hơn hiện
trạng cộng đồng người Việt tại Thái Lan nói chung, ở Bangkok nói riêng trong giai
đoạn hiện nay. Ngồi việc tìm hiểu những biến đổi đời sống văn hóa truyền thống
người Việt ở mơi trường mới, chúng tơi cịn tìm hiểu thêm những yếu tố tiếp nhận
và ảnh hưởng của văn hóa Phật giáo Thái Lan đối với văn hóa của người Việt, cũng

như ảnh hưởng của văn hóa Phật giáo Việt Nam đối với văn hóa Thái Lan; cụ thể là
văn hóa Phật giáo Việt tơng. Các vấn đề liên quan đến vai trị của chi phái này đối
với văn hóa - xã hội Thái Lan, những biến đổi, những hạn chế và xu hướng phát triển
trong các hoạt động tôn giáo như hoạt động truyền bá, hoạt động từ thiện - xã hội,
sinh hoạt tu sĩ, cũng như việc phát triển giáo dục Phật giáo Việt tông thời hiện đại sẽ
được đề cập trong luận văn này.
Trên đây là những lý do khiến chúng tôi chọn đề tài nghiên cứu “Phật Giáo
Việt tơng trong giao thoa văn hóa Việt - Thái (Qua một số ngôi chùa ở Bangkok Thái Lan)”.


3

2. Mục đích nghiên cứu
Mục đích chính của luận văn này nhằm phân tích ảnh hưởng của Phật giáo
Theravada Thái Lan đối với Phật giáo Việt tông cũng như những yếu tố ảnh hưởng
đến sự tồn tại của Phật giáo Việt tông với tư cách tôn giáo của tộc người thiểu số trên
đất nước Thái Lan.
Đề tài được thực hiện với những mục tiêu sau:
-

Làm rõ quá trình di cư cộng đồng người Việt đến Thái Lan và một bộ phận định
cư ở Bangkok. Từ khía cạnh tộc người và quá trình tộc người, việc di cư một bộ
phận người Việt đến Thái Lan là một tất yếu.

-

Làm rõ những đặc trưng thay đổi cộng đồng người Việt ở Thái Lan, nói chung, ở
Bangkok nói riêng trong q trình giao thoa với nền văn hóa bản địa.

-


Phân tích đặc trưng của Phật giáo Việt tông: những chuyển biến trong sinh hoạt
tôn giáo cũng như sinh hoạt của tu sĩ Phật giáo Việt tơng ở Thái Lan.

-

Phân tích vai trị của các ngơi chùa Việt tơng trong khơng gian văn hóa - xã hội ở
Bangkok, Thái Lan hiện nay.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
-

Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu được xác định là Phật giáo Việt tông (An Nam tông) tại

Thái Lan thông qua hệ thống các ngôi chùa ở Bangkok.
-

Phạm vi nghiên cứu:
Về không gian nghiên cứu: luận văn xác định không gian nghiên cứu là bảy

ngôi chùa Việt tông tại Bangkok: chùa Quảng Phước, chùa Phổ Phước, chùa Khánh
Vân, chùa Hội Khánh, chùa Cảnh Phước, chùa Từ Tế và chùa Thúy Ngạn tại
Bangkok, Thái Lan. Chúng tơi chọn khơng gian nghiên cứu này vì các ngơi chùa này
là những ngôi chùa đầu tiên đã được xây dựng trước khi Phật giáo của người Việt
được công nhận tại Thái Lan. Ngồi ra, thủ đơ Bangkok là trung tâm hành chính quốc
gia, nơi đặt trụ sở của các tổ chức kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, giáo dục, khoa
học, cơng nghệ của cả nước, trong đó có tổ chức tơn giáo (tổ chức Phật giáo Thái
Lan). Với khơng gian văn hóa đa tộc người và xã hội phồn tạp của Bangkok, những
chuyển biến trong đời sống văn hóa của Phật giáo Việt tơng từ thời mới du nhập cho



4

đến nay sẽ được thể hiện rõ hơn thông qua q trình giao lưu và tiếp biến văn hóa
giữa các nền văn hóa khác nhau.
Về thời gian nghiên cứu: chúng tôi chọn thời gian từ cuối thế kỷ XVIII đến
nay (2023) để cho thấy những chuyển biến trong văn hóa và vai trị của Phật giáo
Việt tơng hiện nay. Từ cuối thế kỷ XVIII, cộng đồng người Việt đã được hình thành
tại Bangkok nhờ chính sách nhập cư của Hồng gia Thái Lan. Các ngôi chùa Việt
được xây dựng và bảo tồn cho đến nay. Văn hóa Phật giáo Việt tơng vẫn có vai trị
quan trọng đối với đời sống kinh tế, văn hóa - xã hội của Thái Lan.
4. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Sự ra đời của cộng đồng ASEAN đã tác động trực tiếp và thúc đẩy việc nghiên
cứu về các nước thành viên để tăng cường sự hợp tác giữa các nước trong cộng đồng
với nhau. Thơng qua việc tìm hiểu tư liệu phục vụ cho đề tài, chúng tơi nhận thấy
tình hình nghiên cứu về cộng đồng người Việt ở Thái Lan ngày càng được quan tâm
ở nhiều lĩnh vực khác nhau. Cụ thể:
Peter A. Poole (1967) trong bài viết “Người Việt Nam thiểu số ở Thái Lan”
(Thailand’s Vietnamese Minority), đã chỉ ra dòng chảy của những di dân người Việt
từ năm 1945, chính sách của chính phủ Thái Lan đối với người di cư Việt Nam, cụ
thể là người Việt thuộc nhóm “Yuan Mai” nhập cư vào vùng Đông Bắc Thái Lan.
Philippe Courtine (1994) với bài viết “Cộng đồng người Việt ở khu Trung Hoa
Băng Cốc, một sự đồng hóa trăm năm” được Nguyễn Hịa Hùng dịch và đăng trên
tạp chí “Nghiên cứu Đơng Nam Á số 3/1994, đề cập đến bốn làn sóng di dân, lý do
di dân và quá trình hình thành của xã hội người Việt trong khu vực Hoa - Ấn tại Thái
Lan từ thế kỷ XVII (1650-1690) đến thế kỷ XX (1945-1947), đời sống văn hóa,
những biến đổi văn hóa truyền thống Việt Nam khi hội nhập vào xã hội đa văn hóa;
những ngơi chùa cổ của người Việt trong khu người Hoa.
Pussadee Chandavimol (1998) với cơng trình nghiên cứu Người Việt Nam tại

Thái Lan (The Vietnamese in Thailand) tìm hiểu về lịch sử di cư, quá trình hình
thành và phát triển cộng đồng người Việt, đời sống kinh tế - văn hóa - xã hội và
những vấn đề liên quan đến cộng đồng người Việt tại Thái Lan từ thời Vương triều


5

Ayutthaya đến triều đại Rama V (1868-1910) của Vương triều Chakri, Vương quốc
Rattanakosin (nay là Thái Lan).
Trần Hồng Liên (2010) trong cơng trình nghiên cứu Tìm hiểu chức năng xã
hội của Phật giáo Việt Nam đã vận dụng thuyết chức năng để tìm hiểu những phương
cách tác động của Phật giáo và những đóng góp của hoạt động Phật giáo vào xã hội
Việt Nam trên lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội. Kết quả cho thấy chức năng tơn giáo
chính là sự hội nhập xã hội, là sự quy phạm hóa các quy tắc hành động lên các cá
nhân.
Nguyễn Hịa (2011) trong bài viết “Phân tích giao tiếp liên văn hóa” đăng
trên tạp chí Khoa học ĐHQG HN, tr. 77-87, đã đưa ra quan điểm cho rằng ngôn ngữ
là một phương tiện để lưu trữ, phổ biến văn hóa và các giá trị văn hóa. Phân tích liên
văn hóa là nghiên cứu các giá trị văn hóa thể hiện trong hoạt động giao tiếp hay diễn
ngôn và thể hiện mối quan hệ giữa ngôn ngữ - giao tiếp - văn hóa.
Trần Thị Thúy Hằng (2014) với cơng trình “Tơn giáo theo quan điểm của
Émile Durkheim” đã đưa ra quan điểm của E. Durkheim về tơn giáo. Theo đó, ơng
cho rằng tôn giáo là một hệ thống hành động bao gồm các nghi lễ phục vụ cho mục
đích liên kết cộng đồng để thực hành cá nhân. Nghi lễ thờ cúng có chức năng trao
truyền niềm tin của thế hệ trước cho thế hệ sau và có chức năng thống nhất xã hội
khi các cá nhân cùng tham gia vào.
Phra Raphin Buddhisaro và Phichet Thangto (2016), bài viết “Annam Nikaya
Buddhism on Vietnamese Style in Thailand: History and Development” tìm hiểu về
q trình hình thành Phật giáo Việt tơng tại Thái Lan và cho thấy các chư tăng Việt
tơng có thế giữ gìn truyền thống văn hóa Phật giáo của mình về cách tu hành nhưng

đồng thời cũng có những biến đổi cho phù hợp với truyền thống Phật giáo Theravada
như cách mặc áo cà sa, cách hành lễ.
Edward Van Roy (2017), nhà Nhân học kinh tế và tác giả của cuốn sách
Siamese Melting Pot: Ethnic Minorities in the Making of Bangkok, quan tâm tìm
hiểu về hiện tượng giao thoa văn hóa, liên văn hóa trong xã hội đa văn hóa tại
Bangkok. Trong q trình nghiên cứu, ơng vận dụng cách tiếp cận của Sử học và
Dân tộc học để tìm hiểu về không gian, ảnh hưởng của chế độ phong kiến Thái Lan


6

và trật tự xã hội của các dân tộc nhập cự tại Bangkok từ thời vua Rama I đến Rama
V của Vương triều Chakri.
Narongsakdi Kuboonya-aragsa, Pisit Boonchai and Paiboon Boonchai (2018)
trong cơng trình nghiên cứu “The Role of Ethnic Thai - Vietnamese People in
Effecting Changes on the Thai Economy, Society and Culture” đã chỉ ra quá trình
hình thành cộng đồng người Việt và vai trò của người Thái gốc Việt về đời sống kinh
tế, văn hóa - xã hội tại tỉnh Nong Khai và Ubon Ratchathani, miền Đông Bắc Thái
Lan.
Phan Thị Hồng Xuân (2018) trong cuốn chuyên khảo Vai trò và những đóng
góp của cộng đồng người gốc Việt ở Campuchia, Lào, Thái Lan trong giai đoạn
hiện nay đã phác họa bức tranh toàn cảnh về cộng đồng người Việt Nam ở
Campuchia, Lào, Thái Lan. Tác gỉa cho biết quá trình nhập cư, quá trình hình thành,
dân số, đời sống kinh tế - văn hóa - xã hội - tơn giáo của cộng đồng người Việt cũng
như chính sách đối ngoại đối với Việt kiều tại ba nước này.
Phan Thị Yến Tuyết (2018) trong bài “Kiến tạo xã hội - Sự kết nối giữa Phật
giáo Theravada Thái Lan, Myanmar, Lào, Campuchia và Việt Nam” được công bố
tại Hội thảo Quốc tế “Phật giáo Theravada Việt Nam - Thái Lan: Đối thoại văn hóa
vùng” đã vận dụng thuyết kiến tạo xã hội để chỉ ra rằng những người Việt cư trú tại
Thái Lan theo Phật giáo Bắc tông, khi tiếp xúc với Phật giáo Theravada ở Thái Lan,

đã kiến tạo một xã hội mới về văn hóa tơn giáo của người Việt trên đất nước Thái
Lan. Đó là hệ phái Việt tông với tên gọi “Annamnikai” được Nhà vua Chulalongkorn
(Vua Rama V) của Thái Lan chính thức cơng nhận.
Nguyễn Xn Nghĩa (2020), tác giả của bài viết “Giới thiệu quan điểm của
Clifford Geertz về tôn giáo và lối tiếp cận diễn giải”, trên tạp chí Nghiên cứu Tơn
giáo số 4 (196), đã đưa ra quan điểm của Clifford Geertz về tôn giáo thông qua một
số tác phẩm như Nghi lễ và biến chuyển xã hội (Ritual and Social Change) (1959)
và Tôn giáo ở Java (The Religion of Java) (1960). Ông xem tôn giáo là một hệ thống
biểu tượng, hoạt động văn hóa thay vì nhu cầu xã hội. Văn hóa được xem như là
những ý tưởng được chuyển tải trong các biểu tượng, qua đó mọi người truyền đạt
kiến thức về cuộc sống và bày tỏ thái độ của họ.


7

Những cơng trình kể trên của các tác giả Việt Nam và nước ngồi đã đề cập
đến nhiều khía cạnh vấn đề liên quan trên phương diện lý thuyết và thực tiễn. Bức
tranh toàn cảnh về cộng đồng người Việt ở Thái Lan qua các thời kỳ và đời sống sinh
hoạt của họ, đặc biệt lĩnh vực văn hóa và tôn giáo đã được các tác giả khắc họa khá
hệ thống trong các sản phẩm khoa học của mình. Tuy nhiên, về vấn đề Phật giáo Việt
tông trong môi trường giao thoa văn hóa Việt Nam - Thái Lan qua nghiên cứu các
ngơi chùa ở Bangkok thì hầu như rất ít được giới học giả đề cập.
Đến nay cịn có nhiều cơng trình nghiên cứu khác tại các viện nghiên cứu hoặc
các trường học tìm hiểu về cộng đồng người Việt ở vùng Đơng Bắc (Thái Lan); văn
hóa Phật giáo Việt tông và cộng đồng người Việt; hậu duệ của các dòng họ người
Việt Nam tại Bangkok hiện nay.
5. Phương pháp nghiên cứu
Các phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong luận văn này là:
-


Phương pháp phân tích hệ thống (hệ thống tài liệu, hệ thống vấn đề): phương pháp
này được dùng để hệ thống lại lịch sử di dân, con đường ra đời của Phật giáo Việt
tông tại Thái Lan; đồng thời hệ thống lại toàn bộ những đặc điểm của Phật giáo
Bắc tông Việt Nam cũng như Phật giáo Theravada Thái Lan, từ đó phân tích
những điểm tương đồng, dị biệt và điểm gặp gỡ của hai hệ phái này.

-

Phương pháp so sánh: được dùng trong luận văn để so sánh hai hệ phái Phật giáo
Bắc tông và Phật giáo Theravada, từ đó cho thấy sự dung hợp giữa hai hệ phái
này và những chuyển biến thông qua sự giao thoa văn hóa trong q trình hình
thành và phát triển Phật giáo Việt tông Thái Lan.

-

Phương pháp lịch sử - logic: được vận dụng trong đề tài này để khôi phục bức
tranh quá khứ và mô tả một cách khách quan lịch sử di cư, quá trình hình thành
và phát triển cộng đồng người Việt và Phật giáo Việt tơng tại Thái Lan nói chung,
Bangkok nói riêng thơng qua các nguồn tư liệu thu thập được.

-

Phương pháp nghiên cứu trường hợp: được sử dụng để khảo sát bảy ngôi chùa
Việt tông ở Bangkok, đặc biệt là bốn ngôi chùa tại Khu Chinatown, khu dân cư
của các cộng đồng đa tộc người: người Hoa - người Ấn Độ - người Việt trong


8

thời hội nhập. Bốn ngôi chùa là chùa Hội Khánh, chùa Phổ Phước, chùa Thúy

Ngạn và chùa Từ Tế.
-

Phương pháp phỏng vấn: được áp dụng cho đối tượng nghiên cứu chính bao gồm
một vị sư trụ trì chùa ở Việt Nam, bốn vị sự đại diện của chùa Việt tông ở Bangkok
và một Phật tử. Thông qua phỏng vấn, chúng tơi cố gắng nắm bắt được những
thơng tin chính về quá trình hình thành và phát triển Phật giáo Việt tông; những
đặc trưng cơ bản của tông phái này; những biến đổi của Phật giáo Việt tông trong
đời sống xã hội hiện đại.

-

Phương pháp quan sát trực tiếp các ngôi chùa Việt tông tại Bangkok cũng như
các sinh hoạt tôn giáo, tín ngưỡng của chùa.
Nói chung, do u cầu giải quyết của đề tài trong điều kiện thành văn cập nhật

không nhiều nên chúng tôi cần sử dụng nhiều phương pháp đa diện, đa chiều.
Câu hỏi nghiên cứu: “Tại sao Phật giáo Việt tơng tại Thái Lan vẫn có thể duy
trì và có thể giữ bản sắc riêng trong mơi trường văn hóa mới, đặc biệt là giữa xã hội
Bangkok hiện đại với rất nhiều phồn tạp như hiện nay?”
Giả thuyết nghiên cứu:
-

Nhận được sự quan tâm, ủng hộ của Hồng gia Thái Lan, “Việt tơng”, một tổ
chức thiểu số tôn giáo được kiến tạo trong xã hội Thái Lan.

-

Ngôn ngữ là là một trong những yếu tố quan trọng giúp duy trì bản sắc văn hóa
Phật giáo Việt tơng thông qua kinh phiên âm Hán - Việt, đồng thời cũng là khó

khăn cho sừ tồn tại và phát triển của chi phái này.

-

Trong văn hóa - xã hội Thái Lan, ảnh hưởng của Phật giáo Theravada đã tác động
trực tiếp và thúc đẩy những biến đổi trong văn hóa Phật giáo của người Việt tại
đây.

-

Cùng với tinh thần nỗ lực và sáng tạo, cộng đồng người Việt vẫn lưu giữ những
di sản truyền thống văn hóa - tơn giáo một cách tơn kính; mặt khác, là kết quả
biểu hiện khả năng tiếp thu những yếu tố ngoại sinh một cách khéo léo, uyển
chuyển của cộng đồng người Việt ở đây.


9

6. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn
Về mặt khoa học: luận văn cung cấp một cái nhìn tổng quan về các lý thuyết
nghiên cứu gồm giao lưu và tiếp biến văn hóa, kiến tạo xã hội, chức năng. Trong quá
trình nghiên cứu, người viết cố gắng tổng hợp các nguồn tư liệu để đưa ra những
phác thảo quan trọng về các lý thuyết này. Trên cơ sở các lý thuyết được vận dụng,
luận văn nghiên cứu sâu trường hợp Phật giáo Việt tơng tại Bangkok, từ đó chỉ ra
con đường hình thành và phát triển cũng như những chuyển biển của tông phái Phật
giáo này.
Về mặt thực tiễn: nghiên cứu “Phật giáo Việt tông trong giao thoa văn hóa
Việt - Thái”, người viết muốn tìm lời giải đáp cho câu hỏi nghiên cứu tại sao Phật
giáo Việt tơng tại Thái Lan vẫn có thể duy trì và có thể giữ bản sắc riêng trong mơi
trường văn hóa mới, đặc biệt là giữa xã hội Bangkok hiện đại với rất nhiều phồn tạp

như hiện nay. Thông qua việc hệ thống hóa các tư liệu nghiên cứu, dịch thuật, phỏng
vấn, ... người viết mong muốn có thể chia sẻ những góc nhìn mới về trường hợp Phật
giáo Việt tơng tại Thái Lan. Đề tài sẽ là một phần tư liệu nhỏ cho những ai quan tâm
đến cộng đồng người Việt tại Thái Lan nói chung, và cộng đồng tơn giáo Việt tơng
nói riêng.
7. Bố cục nội dung
Ngồi phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, luận văn gồm 3 chương
như sau:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn. (29 trang)
Chương này giải thích các khái niệm liên quan trực tiếp đến đề tài nghiên cứu
như: khái niệm “văn hóa”, “tộc người và di dân”, “Phật giáo Việt tơng”. Ngồi ra,
chương này cũng đưa ra các lý thuyết nghiên cứu được vận dụng; khái quát về lịch
sử di dân cũng như quá trình hình thành cộng đồng người Việt tại Bangkok, Thái
Lan. Phần cuối của chương, luận văn triển khai quá trình du nhập và phát triển văn
hóa Phật giáo Việt tơng tại Thái Lan ở Bangkok nói riêng.
Chương 2: Đặc trưng của Phật giáo Việt tơng Thái Lan. (36 trang)
Nội dung chính của chương là những nét tương đồng và khác biệt của Phật giáo
Bắc tông Việt Nam và Phật giáo Theravada Thái Lan; những đặc trưng đời sống văn


10

hóa cũng như đặc trưng trong sinh hoạt tu sĩ Phật giáo Việt tơng tại Thái Lan nói
chung, ở Bangkok nói riêng.
Chương 3: Phật giáo Việt tơng trong khơng gian văn hóa - xã hội hiện đại ở
Bangkok. (38 trang)
Chương này tập trung vào những chuyển biến trong các nghi thức, nghi lễ của
Phật giáo Việt tông hiện nay; ảnh hưởng của văn hóa Việt đến đời sống của một số
người dân Thái Lan và ảnh hưởng của văn hóa Thái Lan đến cộng đồng người Việt
tại Bangkok; vai trò và những đóng góp của Phật giáo Việt tơng đối với cộng đồng

dân cư ở Bangkok hiện nay. Ngoài ra, chương này cũng chỉ ra một số khó khăn và
triển vọng trong việc phát triển Phật giáo Việt tông ở Bangkok.


11

Chương 1:
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.1.

Các khái niệm liên quan

1.1.1. Văn hóa và một số khái niệm liên quan
Văn hóa (Culture) là một thuật ngữ có rất nhiều định nghĩa được sử dụng tùy
theo góc độ tiếp cận. Theo Từ điển tiếng Việt của Viện Ngôn ngữ học, do GS. Hoàng
Phê làm chủ biên (2018), Nhà xuất bản Hồng Đức, “văn hóa là những giá trị vật
chất và tinh thần do con người sáng tạo ra trong quá trình lịch sử” hoặc “những
hoạt động của con người nhằm thỏa mãn nhu cầu đời sống tinh thần.” (Hoàng Phê
chủ biên, 2018, tr.1396).
Theo UNESCO năm 2001, “văn hóa là tập hợp các đặc trưng tiêu biểu về
tinh thần, vật chất, tri thức và xúc cảm xã hội hoặc một nhóm người trong xã hội;
văn hóa khơng chỉ bao gồm văn học và nghệ thuật, mà còn cả phong cách sống,
phương thức chung sống, các hệ giá trị, truyền thống và niềm tin” (Khung thống kê
văn hóa UNESCO 2009, tr. 9). Như vậy, văn hóa có thể được xem như là một tổng
hợp các lĩnh vực tư tưởng, đức tin, nghệ thuật, phong tục, tập quán, tín ngưỡng, lối
sống cũng như các giá trị vật chất và tinh thần được truyền từ thế hệ này sang thế hệ
khác. Trong quá trình tồn cầu hóa và hội nhập quốc tế, giao thoa văn hóa được xem
là một hiện tượng tất yếu giúp cho mỗi nền văn hóa tiếp nhận những yếu tố văn hóa
mới để làm phong phú hơn giá trị văn hóa truyền thống của mình.
Nguyễn Quang (2008), tác giả của bài “Văn hóa, giao thoa văn hóa và giảng

dạy ngoại ngữ” đăng trên Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Ngoại ngữ 24, tr. 69-85, định
nghĩa “Giao thoa văn hóa là sự tương tác giữa các nhóm xã hội (social groups),
giữa các tiểu văn hóa (sub-cultures), giữa các văn hóa tộc người (ethnic cultures)
và giữa các nền văn hóa (cultures) khác nhau”. Sự tương tác (hay giao thoa) văn hóa
này được thể hiện qua những khía cạnh khác nhau như: tương tác giữa những đối tác
cùng nền văn hóa sống chung trong một quốc gia được gọi là tương tác nội văn hóa
(Intra-cultural interaction), tương tác giữa những đối tác thuộc về các nền văn hóa
khác nhau sống chung trong một quốc gia được gọi là tương tác liên văn hóa (Intercultural interaction), tương tác giữa những đối tác thuộc về các nền văn hóa khác


12

nhau ở các quốc gia khác nhau được gọi là tương tác giao văn hóa (Cross-cultural
interaction). Trong đó, sự tương tác liên văn hóa là một yếu tố ủng hộ sự hòa nhập
và sự tồn tại hài hòa của các thành viên trong cộng đồng đa tộc người, đa văn hóa
của một quốc gia. Cách thức giao tiếp trong quá trình tương tác với nhau giữa các
nền văn hóa, giữa các cộng đồng văn hóa có phương thức sống khác nhau được gọi
là giao tiếp liên văn hóa (Intercultural Communication).
Thơng qua sự tương tác giữa đối tác của các nền văn hóa khác nhau, q trình
giao lưu và tiếp biến văn hóa là một quy luật tất yếu trong tiến trình văn hóa của các
dân tộc. Giao lưu văn hóa là quá trình tiếp xúc, trao đổi và tiếp nhận các giá trị văn
hóa khác nhau, có thể (hoặc khơng) dẫn đến những chuyển đổi văn hóa của mỗi dân
tộc, mỗi quốc gia. Nhu cầu cho sự tồn tại của mỗi tộc người trong một xã hội đã tạo
ra hiện tượng tiếp biến văn hóa. Tiếp biến văn hóa là q trình mà các thành viên của
một nhóm văn hóa tiếp thu những niềm tin và hành vi của một hay những nhóm khác,
và cải biến lối sống riêng của mình để thích nghi với văn hóa của một cộng đồng tộc
người, một quốc gia, một mơi trường mới. Ngồi ra, định nghĩa về “tiếp biến văn
hóa” được đưa ra ở cuộc họp UNESCO châu Á tại Téhésran năm 1978 như sau:
“Tiếp biến văn hóa là sự tiếp xúc giữa những nhóm người khác nhau về văn hóa, do
đó sinh ra những sự thay đổi về văn hóa (ứng xử, giao tiếp, tư duy) ở trong mỗi

nhóm.” Tiếp biến văn hóa là q trình một nhóm người hay một cá nhân qua tiếp xúc
trực tiếp và liên tục với một nhóm khác, tiếp thụ (tự nguyện hay bắt buộc, tồn bộ
hay từng bộ phận) nền văn hóa của nhóm này. (Nguyễn Thị Hương, 2015, tr. 56).
Như vậy, trong luận văn này, khi nói đến giao thoa văn hóa là chúng tơi muốn
nhấn mạnh đến sự tương tác giữa các nhóm văn hóa, các nhóm cộng đồng với nhau.
Cịn khi nói đến giao lưu và tiếp biến văn hóa, chúng tơi muốn nhấn mạnh đến sự
tiếp xúc, tiếp thu và biến đổi của một nền văn hóa nào đó trong sự tương tác với một
nền văn hóa khác.
1.1.2. Tộc người và di dân
Tộc người (Ethnic) là một cộng đồng người sống chung trong một xã hội, chia
sẻ cùng một nền văn hóa và một ngơn ngữ với tên gọi giống nhau, được truyền từ thế
hệ này sang thế hệ khác. Cộng đồng người là một nhóm xã hội của tồn thể những
người sống chung trong một mơi trường có cùng điểm chung hoặc cùng các mối quan


13

tâm chung. Cộng đồng tộc người là cộng đồng người thuộc một hay nhiều tộc người
có những đặc trưng riêng biệt về ngơn ngữ, văn hóa. (Phan Thị Hồng Xn, 2018, tr.
1-5).
Q trình dịch chuyển mơi trường sống của người dân từ một lãnh thổ này
sang một lãnh thổ khác được gọi là quá trình di dân (di cư). Quá trình này gắn liền
với một hiện tượng khác trong xã hội, đó là hiện tượng nhập cư. Nhập cư được hiểu
là việc di chuyển nơi cư trú đến một đơn vị lãnh thổ, một quốc gia mới để định cư
lâu dài hoặc tạm thời. Định cư được hiểu là quá trình thiết lập nơi cư trú mới để người
dân làm ăn sinh sống trong một khoảng thời gian dài.
Di dân là một cách thức của quá trình tộc người. Trong lịch sử nhân loại, con
người đã trải qua rất nhiều cuộc di dân vĩ đại. Sự tương tác với môi trường tự nhiên,
với điều kiện sống mới và những chủ nhân mới đã đưa đến sự biến đổi hoặc là hồn
tồn (bị đồng hóa), hoặc là tiến hóa (cộng sinh), hoặc là phân ly (dị hóa) đối với các

chủ thể tương tác.
Người Việt - với tư cách cộng đồng tộc người thống nhất di cư đến Thái Lan,
đã nhanh chóng hịa nhập với đời sống văn hóa địa phương người Thái. Nền tảng văn
hóa truyền thống bản địa và ý chí vươn lên của người Việt đã tạo nên ở họ một sắc
thái văn hóa cộng sinh tuyệt vời.
1.1.3. Phật giáo Việt tông
Phật giáo Bắc tông của người Việt đã xuất hiện tại Thái Lan từ rất sớm. Hệ
phái này được vua Chulalongkorn (vua Rama V) của Thái Lan công nhận và sắc
phong với tên “Annamnikai” (อนัมนิกาย).
“Annamnikai” (tên tiếng Thái: อนัมนิกาย, tiếng Pali: Annamnikāya, tiếng Việt:
An Nam tông) là một hệ phái Phật giáo Thái Lan có nguồn gốc từ Phật giáo Bắc tông
Việt Nam do những di dân người Việt mang đến Thái Lan vào cuối thời Vương quốc
Thonburi tiếp đến là vào thời vua Rama V của triều đại Chakri, Vương quốc
Rattanakosin. Phật giáo “Annamnikai” bao gồm đoàn chư Tăng và sa-di xuất gia và
hành đạo theo phái này ở Thái Lan, chứ không phải Phật giáo Bắc tơng Việt Nam
hay là đồn chư Tăng của phái Bắc tông Việt Nam trên đất Việt Nam và Thái Lan
hiện nay.


14

“An Nam” có nghĩa là đất nước Việt Nam thời xưa. “Nikāya”, trong Từ điển
Pali-Anh, có hai ý nghĩa: giáo phái (tiếng Anh: sect, theo Từ điển “Concise Pali English by A.P. Buddhadatta Mahathera”); bộ kinh (tiếng Anh: the collection of
Buddhist Sutras, theo Từ điển “The Pali Text Society’s Pali - English”) (Từ điển Pali,
theravada.com). Ở đây, “nikāya” nghĩa là giáo phái nên “Annamnikai” hay
Annamnikāya có nghĩa là giáo phái của An Nam (Việt Nam hiện nay), tức “An Nam
tông” hay “Việt tông” theo cách gọi của một số người Việt.
Về vấn đề danh xưng, “An Nam” là tên được Trung Quốc sử dụng để gọi Việt
Nam thời Bắc thuộc lần thứ ba (năm 679-866). Nhà Đường (Tang) đặt “An Nam đô
hộ phú” để cai trị Giao Châu (miền Bắc của Việt Nam hiện nay). Tên này mang hàm

ý là “dẹp yên phương Nam” hay “phương Nam yên bình”. Dù Việt Nam đã được độc
lập, các vị vua Việt Nam vẫn theo chế độ sắc phong của Trung Quốc. Đến thời Lý,
vua Lý Anh Tông là vị vua đầu tiền nhận chức “An Nam Quốc vương”. Từ đó, tên
An Nam được sử dụng để gọi đất nước Việt Nam. Cho đến năm 1804, thời vua Gia
Long, quốc hiệu Việt Nam được sử dụng. (Phan Huy Lê, 2018, tr. 799-807) Trong
khi đó, tên nước “An Nam Quốc” thường được sử dụng trong bang giao với Trung
Quốc và các quốc gia khác. Ngoài ra, thời Pháp thuộc, đất nước “Việt Nam” bị chia
thành ba miền: Tonkin (Bắc Kỳ), Annam (Trung Kỳ), Cochinchine (Nam Kỳ) cùng
với Lào và Campuchia lập thành Đông Dương. Ít nhất trước năm 1945, cách dùng
tên gọi “Annam” cũng ảnh hưởng đến cách gọi của người nước ngoài, trong đó có
Thái Lan, khi nói đến người Việt hay đất nước Việt Nam. Vì vậy, Phật giáo của di
dân người Việt mang đến Thái Lan đã được nhà vua Thái Lan thừa nhận là An Nam
tông, sau này được vua Rama V công nhận và sắc phong với tên tiếng Thái
“Annamnikai” (อนัมนิกาย). Tuy nhiên, tên “Annamnikai” là cách gọi mang tính học
thuật và hành chính. Tại Thái Lan, từ “Annam” khơng có hàm ý miệt thị, chỉ thuần
túy là cách gọi dùng cho người Việt cũng như “Xiêm” (Siam, phiên âm: xa-dảm) là
cách gọi Thái Lan của người Việt.
Tuy nhiên, do liên quan đến vấn đề hàm ý của danh xưng “An Nam”, trong
luận văn này, chúng tôi xin chọn cách gọi Phật giáo Bắc tông của người Việt tại Thái
Lan là “Phật giáo Việt tông”, ngoại trừ những từ được trích dẫn theo sử sách hay tên
gọi cụ thể.


15

1.2.

Các lý thuyết nghiên cứu

1.2.1. Thuyết giao lưu và tiếp biến văn hóa (Acculturation)

Giao lưu và tiếp biến văn hóa là q trình tiếp thu và biến đổi văn hóa của một
người hoặc một nhóm văn hóa thơng qua sự tiếp xúc giữa các nền văn hóa khác nhau
và có mối quan hệ trao đổi văn hóa lẫn nhau. Quá trình này dẫn đến sự thay đổi
truyền thống văn hóa và tạo nên nét văn hóa mới của riêng mình. Thuyết này được
sử dụng đầu tiên trong lĩnh vực khoa học xã hội do John Wesley Powell vào năm
1880 tại Hoa Kỳ (Mỹ) đề xuất. Trong một báo cáo cho Cục Dân tộc học Hoa kỳ, J.
W. Powell cho rằng tiếp biến văn hóa là những thay đổi tâm lý của con người thông
qua việc trao đổi các yếu tố văn hóa của các nền văn hóa khác nhau, đồng thời, mỗi
người vẫn giữ được nét văn hóa đặc thù của riêng mình.
Đến đầu thế kỷ XX, tiếp biến văn hóa đã trở thành trọng tâm của các nhà xã
hội học Mỹ như: W. I. Thomas, Florian Znaniecki, Robert E. Park và Ernest W.
Burgess. Họ sử dụng thuyết này để nghiên cứu q trình tiếp biến văn hóa của người
nhập cư và các nhóm văn hóa khác nhau trong xã hội Mỹ. Kết quả nghiên cứu cho
thấy việc trao đổi và tiếp nhận văn hóa nảy sinh trong q trình tiếp biến văn hóa có
bản chất hai chiều, có tác động qua lại giữa các nhóm văn hóa khác nhau.
Ở đây, chúng tôi áp dụng thuyết giao lưu và tiếp biến văn hóa để triển khai
q trình tiếp thu và biến đổi văn hóa trong việc hội nhập của người Việt trên đất
Thái Lan, khả năng thích nghi của họ với mơi trường sinh sống mới. Bên cạnh đó,
một vấn đề trọng tâm khác được tìm hiểu thêm là những biến đổi các giá trị truyền
thống văn hóa, tơn giáo của cộng đồng di dân người Việt, cụ thể là những tín đồ Phật
giáo Bắc tơng Việt Nam sau khi tiếp xúc với các nền văn hóa mới (Thái, Hoa, Ấn).
Đặc biệt là khu Chinatown (đoạn cuối đường Charoenkrung - đường Yaowarat - khu
Sampheng), quận Samphanthawong, khu dân cư đa văn hóa của người Thái gốc Hoa
- Ấn - Việt - Thái ở Bangkok.
1.2.2. Thuyết kiến tạo xã hội (Socio-Constructivism)
Kiến tạo xã hội là quá trình phát triển nhận thức của con người thông qua sự
tương tác xã hội và văn hóa để kiến tạo kiến thức của mình, từ đó vận dụng tri thức
và khả năng thích nghi của mình với mơi trường xã hội - văn hóa để làm ra sản phẩm



16

mới. Có thể hiểu, đây là mối quan hệ về kinh nghiệm và sự tương tác xã hội. Thuyết
kiến tạo xã hội khởi đầu chỉ là một thuật ngữ chung để nhấn mạnh tính chất được
kiến tạo về mặt xã hội của các cộng đồng trong đời sống xã hội. Nguồn gốc lý thuyết
này xuất phát từ William Isaac Thomas và các nhà xã hội học thuộc trường phái
Chicago, cùng các nhà xã hội học Alfred Schutz. Quan điểm học thuật cơ bản của
W.I. Thomas cho rằng xã hội là do con người tạo ra một cách năng động và sáng tạo.
(DL: Phan Thị Yến Tuyết, 2018).
Trong nghiên cứu của mình, Anne Scheider (Giáo sư trường Đại học bang
Arizona) và Halen Ingram (Giáo sư trường Đại học California) cho rằng thuyết kiến
tạo xã hội được áp dụng vào và cho thấy tri thức khoa học trở thành một công cụ hiệu
quả để phát triển xã hội bền vững. Kiến tạo xã hội được xem như là hình dung của
xã hội về các nỗ lực nhằm thay đổi hoạt động của nhóm văn hóa - xã hội nhất định,
sự thay đổi đó có ảnh hưởng nhất định đến sự hình thành và biến đổi chính sách nói
chung và chính sách xã hội nói riêng. (DL: Lê Ngọc Hùng, 2016, tr. 27-28).
Trong luận văn này, chúng tôi vận dụng thuyết kiến tạo xã hội để nghiên cứu
hiện tượng Phật giáo Việt tông với tư cách một nhóm thiểu số tơn giáo tại Thái Lan.
Các vấn đề về tôn giáo này như quá trình hình thành và phát triển Phật giáo Việt tơng
cũng như văn hóa Phật giáo Việt tơng của cộng đồng di dân người Việt tại Bangkok,
Thái Lan được triển khai để cho thấy Phật giáo Việt tông được tạo nên do hoàn cảnh
lịch sử di cư, xã hội hiện đại và nền văn hóa đa dạng, khơng phải đơn thuần tồn tại
và phát triển một cách đương nhiên.
1.2.3. Thuyết Chức năng (Functionalism)
Tôn giáo là một hiện tượng xã hội được nhiều ngành khoa học quan tâm
nghiên cứu, trong đó có Xã hội học. Vào cuối thế kỷ XIX, ở phương Tây xuất hiện
nhiều trường phái lý thuyết khác nhau, trong đó có trường phái lý thuyết chức năng.
Các lý thuyết gia tiêu biểu của trường phái này là Herbert Spencer (1820-1903),
Émile Durkheim (1858-1917), Bronislaw Malinowski (1884-1942), A.R. Radcliffe
Brown (1881-1955).

E. Durkheim, nhà xã hội học Pháp, đã đưa quan niệm rằng các khía cạnh xã
hội của con người là yếu tố quan trọng nhất để nghiên cứu khi muốn tìm hiểu hành
vi con người, bao gồm cả hành vi tôn giáo. Trong cơng trình nghiên cứu chức năng


17

tơn giáo “Những hình thái sơ đẳng của đời sống tôn giáo” (Les formes élémentaires
de la vie religieuse), ông cho rằng sự tồn tại của tôn giáo trong xã hội chứng tỏ chức
năng của tơn giáo trong việc duy trì sự thống nhất đạo đức trong xã hội (DL: Trần
Hồng Liên, 2010, tr. 12).
Trong tác phẩm “Ma thuật, khoa học và tôn giáo”, Bronislaw Malinowski đã
nghiên cứu về đời sống của thổ dân ở Thái Binh Dương. Ông cho rằng biểu tượng
ma thuật xuất hiện khi con người không tin vào sức mạnh của bản thân mình. Khi
gặp phải vấn đề thì con người đặt hy vọng vào sự giúp đỡ của những lực lượng bí ẩn
và phải thực hiện những hành vi ma thuật (DL: Phan Thị Yến Tuyết, 2019, Bài 3).
Theo ông, chức năng của tập tục là nhằm thỏa mãn nhu cầu của con người thông qua
phương tiện văn hóa. Chức năng của mỗi tập tục đóng vai trị trong việc duy trì sự
tồn vẹn của hệ thống xã hội. Những biến đổi trong văn hóa chủ yếu xuất phát từ yếu
tố bên ngoài, đây là kết quả của quá trình giao lưu và tiếp biến văn hóa .
A.R. Radcliffe Brown, nhà nghiên cứu nhân học xã hội Anh, vận dụng thuyết
chức năng cấu trúc trong việc nghiên cứu mối quan hệ xã hội với tư cách là các hệ
thống hữu cơ. Dựa trên tư liệu điền dã ở quần đảo Andaman, ông đưa ra quan điểm
cho rằng nghi lễ tơn giáo có một chức năng xã hội cụ thể nhằm điều tiết, duy trì và
chuyển tải những cảm xúc từ thế hệ này sang thế hệ khác. (Khoa Nhân học tổng hợp,
hcmussh.edu.vn)
Frans de Wal, nhà nghiên cứu linh trường nêu ra định nghĩa “tôn giáo là lịng
tơn kính chung dành cho đấng siêu nhiên, sự linh thiêng, tâm linh cũng như các biểu
tượng, nghi lễ và sự thờ cúng đi kèm”. Sự tiến hóa của tơn giáo ở lồi người khơng
thể tách rời khỏi tính xã hội (DL: Brandon Ambrosino, 2019, bbc.com).

Ở đây, thuyết chức năng được vận dụng để tìm hiểu những đóng góp và chức
năng xã hội của Phật giáo Việt tông hiện nay. Việc nghiên cứu mối quan hệ giữa Phật
giáo Việt tông và khơng gian xã hội Bangkok sẽ góp phần vào việc tìm hiểu vai trị
của Phật giáo Việt tơng trong đời sống văn hóa cộng đồng người Thái gốc Việt hoặc
cư dân địa phương nói chung, bao gồm nhiều tộc người ở Bangkok trong q trình
hiện đại hóa.


18

1.3.

Cộng đồng di dân người Việt ở Bangkok, Thái Lan
Lịch sử cho thấy Thái Lan (Xiêm La) là một trong những quốc gia đa tộc

người, đa văn hóa do nhiều làn sóng di cư từ các nước phương Đơng và phương Tây
đến. Đặc biệt là từ thời Vương triều Ayutthaya, chủ trương mở cửa đất nước, không
phân biệt tôn giáo đã thu hút nhiều nhóm di dân sang định cư ở Thái Lan thông qua
buôn bán và truyền giáo, trong đó có người Việt. Theo ghi chép của Nicolas Gervaise,
một người Pháp sang Ayutthaya vào năm 1681-1686, thời vua Narai, đã có người
Cochinchine (cách người Pháp gọi người Việt) cũng như các tộc người khác sang
định cư ở Ayutthaya. Mỗi tộc người, nhà vua chọn một người làm đại diện phụ trách
việc chăm lo các thành viên trong làng theo tập qn của mình. (Ploychompoo
Yamaphewan, 2022, tr. 15). Ngồi ra, Simone De la Loubere, sứ thần người Pháp
sang Thái Lan vào năm 1687, cho rằng người nước ngoài sinh sống ở Vương quốc
Ayutthaya đều được bình đẳng mưu sinh theo tập qn, tơn giáo của mình và được
nhà vua ban nơi cư trú, lập làng cho mỗi tộc người như: Bồ, Anh, Pháp, Mã Lai,
Nhật, Hoa và Việt. Ông đã vẽ bản đồ của Vương quốc Ayutthaya, bản đồ cho thấy
làng của người Việt, được gọi là “Cochinchinois”, nằm ở bên trái làng của người
Hoa. (Thanyathip Sripana, 2022, tr. 5).



19

Bản đồ của Vương quốc Ayutthaya
Nguồn: Simone De la Loubere, History of Ayutthay: Geographic Information
www.ayutthaya-history.com.

1.3.1. Tên gọi người Việt
Người Thái gọi người Việt là người “Yuan” (hay “Yuon”). Ở Thái Lan, hai
khái niệm về người “Yuan”: “Yuan Kao” và “Yuan Mai” xuất hiện để phân biệt hai
dạng di dân Việt Nam tại Thái Lan. Nhóm người “Yuan Kao” (người Việt “cũ”, tức
nhóm cũ) là những người nhập cư vào Thái Lan từ thời Vương triều Ayutthaya đến
trước Chiến tranh thế giới lần thứ hai do hồn cảnh kinh tế, chính trị và tôn giáo. Đa
số người Yuan Kao tập trung cư trú ở vùng miền Trung Thái Lan như Bangkok,
Kanchanaburi, Chanthaburi. Trong khi đó, nhóm người “Yuan Mai” (người Việt
“mới”, tức nhóm mới) là những người nhập cư ở vùng Đông Bắc Thái Lan từ năm
1945 (năm thi hành Đạo luật kiểm soát nhập cảnh), năm 1946 (phong trào kháng
chiến chống Pháp nổ ra), cho đến năm 1956 (phong trào kháng chiến chống Pháp kết
thúc). (Pussadee Chandavimol, 1998, tr. 1-4). Do đó, người Thái gọi người “Yuan”
khi muốn nói đến hai nhóm người Việt Nam định cư ở Thái Lan trong các giai đoan
trên, gọi “Ban Yuan” khi muốn nói đến làng hay khu cư trú của hai nhóm này. Người
Thái gọi “Wat Yuan” khi muốn nói về chùa Việt hay chùa “Annamnikai” (Việt tông)


20

do nhóm người “Yuan Kao” thành lập. Bên cạnh đó, cách gọi thầy hay thiền sư người
Việt là “Phra Yuan” hoặc “Ơng” ví dụ như: “Ơng Hưng”, “Ơng Trạm”. Cách gọi
thầy hay thiền sư ở Thái Lan khác với cách gọi ở Việt Nam. Pháp danh của các vị

thầy ở Việt Nam bắt đầu với “Thích”, nhưng ở Thái Lan thì khơng sử dụng “Thích”.
Trong luận văn này, chúng tơi xin chọn cách gọi người Yuan là “di dân người
Việt” hay “người Việt” cũng như cách gọi quốc gia là “Việt Nam”. Chúng tôi cũng
chọn cách gọi “người Thái” hay “Thái Lan” khi muốn nói đến người Xiêm, Xiêm
La, ngoại trừ những từ được trích dẫn theo sử sách hay tên gọi cụ thể.
1.3.2. Lịch sử di dân
Việt Nam và Thái Lan đã có mối quan hệ trao đổi lâu đời. Sử sách cho thấy
có nhiều người Việt đến định cư tại Ayutthaya, nay là Thái Lan, qua con đường buôn
bán và truyền giáo từ thế kỷ XVII và tiếp tục các thế kỷ sau với những lý do khác
nhau như khó khăn về kinh tế, tị nạn chiến tranh, tị nạn chính trị, tị nạn tơn giáo. Sự
hiện diện của văn hóa Phật giáo Bắc tơng Việt Nam và các ngôi chùa Việt trên đất
nước Thái xuất phát từ thời kỳ Vương quốc Thonburi (1767-1782). Ở đây, chúng tôi
xin đề cập đến các đoàn di dân người Việt từ thời kỳ Vương quốc Thonburi (thời vua
Taksin) đến thời kỳ đầu của Vương quốc Rattanakosin (Thái Lan hiện nay), tức thời
vua Rama I (vua Chulaloke) đến thời vua Rama V (vua Chulalongkorn) của Vương
triều Chakri.
-

Thời kỳ Vương quốc Thonburi (1767-1782)
Nhóm di dân người Việt sang Thái Lan trong giai đoạn này là những người

xin tị nạn về chính trị. Vào cuối thế kỷ thứ XVIII, đầu thế kỷ XIX, Việt Nam liên tục
xảy ra các cuộc xung đột giữa chúa Trịnh ở Đàng Ngoài, chúa Nguyễn ở Đàng Trong.
Khoảng thế kỷ thứ XVIII (1783), quân Tây Sơn đánh Phú Xuân. Các anh em Tây
Sơn muốn tiêu diệt nhà Nguyễn và truy sát nhiều người thuộc hoàng tộc họ Nguyễn.
Sau khi dấy binh chống Tây Sơn thất bại ở Quảng Nam, Nguyễn Phúc Xn (Tơn
Thất Xn hay “Ơng Chiang Soon” theo cách gọi trong sử sách Thái) phải đưa gia
đình và thuộc hạ vào Gia Định (TP. Hồ Chí Minh ngày nay), sau đó chạy xuống Hà
Tiên. Tiếp đó, Nguyễn Phúc Xuân, Mạc Thiên Tứ cùng gia đình và thuộc hạ chạy
sang Thái Lan để xin tị nạn chính trị. Vua Taksin của Vương quốc Thonburi cho

phép và ban đất cho nhóm Nguyễn Phúc Xn lập làng cư trú ở phía Đông của sông


×