Tải bản đầy đủ (.pdf) (130 trang)

Chính sách an sinh xã hội đối với người cao tuổi ở nhật bản hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.03 MB, 130 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

VÕ THỊ XUÂN TRÂM

CHÍNH SÁCH AN SINH XÃ HỘI ĐỐI VỚI
NGƯỜI CAO TUỔI Ở NHẬT BẢN HIỆN NAY

LUẬN VĂN THẠC SĨ
CHUYÊN NGÀNH: CHÂU Á HỌC

TP HỒ CHÍ MINH - 2023


ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

VÕ THỊ XUÂN TRÂM

CHÍNH SÁCH AN SINH XÃ HỘI ĐỐI VỚI
NGƯỜI CAO TUỔI Ở NHẬT BẢN HIỆN NAY

LUẬN VĂN THẠC SĨ
CHUYÊN NGÀNH: CHÂU Á HỌC
MÃ SỐ: 8310602

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. NGUYỄN THỊ HOÀI CHÂU

TP HỒ CHÍ MINH - 2023



LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi dưới sự hướng
dẫn của TS. Nguyễn Thị Hoài Châu. Các số liệu, tài liệu nêu trong luận văn là
trung thực, đảm bảo tính khách quan, khoa học và có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng.

Tác giả

Võ Thị Xuân Trâm


LỜI CẢM ƠN
Để hồn thành luận văn, tơi đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ từ Quý thầy cô, bạn
bè và đồng nghiệp.
Trước tiên, tôi xin gửi đến TS.Nguyễn Thị Hoài Châu lời cảm ơn chân thành và sâu
sắc nhất. Với sự định hướng nghiên cứu, nhiệt tình hướng dẫn và góp ý từ cách trình bày
bố cục chương mục, tính logic bài viết, trích dẫn tài liệu, diễn đạt câu từ… của cô trong
suốt thời gian qua đã giúp tơi hồn thành luận văn này.
Tiếp theo, tơi xin gửi lời cảm ơn đến quý thầy cô trường Đại học Khoa học Xã hội và
Nhân văn đã tâm huyết truyền thụ kiến thức và kinh nghiệm quý báu; giúp tôi lĩnh hội
nền tảng kiến thức để thực hiện đề tài của mình. Tơi xin cảm ơn thầy Trưởng khoa Đơng
phương học và cơ giáo vụ đã nhiệt tình tư vấn, hỗ trợ tôi trong thời gian học tại trường.
Bên cạnh đó, tơi cũng xin cảm ơn sự động viên và hỗ trợ từ phía gia đình; sự giúp đỡ
nhiệt tình của tập thể CAH-2/2019 và đồng nghiệp trong suốt thời gian học cao học.

Học viên

Võ Thị Xuân Trâm



1

MỤC LỤC
MỤC LỤC ........................................................................................................ 1
DANH MỤC BẢNG......................................................................................... 4
DANH MỤC HÌNH .......................................................................................... 4
DẪN NHẬP ...................................................................................................... 5
1. Lý do chọn đề tài ....................................................................................... 5
2. Mục đích nghiên cứu ................................................................................. 7
3. Lịch sử nghiên cứu..................................................................................... 7
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................... 13
5. Phương pháp nghiên cứu ......................................................................... 13
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn ................................................................. 14
7. Bố cục luận văn........................................................................................ 15
CHƯƠNG 1: CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN VÀ CƠ SỞ HÌNH THÀNH ...... 16
1.1. Các khái niệm cơ bản ............................................................................... 16
1.1.1. Khái niệm an sinh xã hội ................................................................... 16
1.1.2. Khái niệm chính sách an sinh xã hội ................................................. 18
1.1.3. Khái niệm người cao tuổi .................................................................. 19
1.1.4. Khái niệm Chính sách an sinh xã hội đối với người cao tuổi ở Nhật
Bản ........................................................................................................ 20
1.2. Cơ sở hình thành ...................................................................................... 21
1.2.1. Đặc điểm kinh tế ................................................................................ 21
1.2.2. Đặc điểm văn hóa - xã hội ................................................................. 24
1.2.3. Tình trạng người cao tuổi tại Nhật Bản hiện nay .............................. 28
1.3. Tiểu kết chương 1 .................................................................................... 31


2


CHƯƠNG 2: Q TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CHÍNH
SÁCH AN SINH XÃ HỘI ĐỐI VỚI NGƯỜI CAO TUỔI Ở NHẬT BẢN .. 34
2.1. Chính sách an sinh xã hội đối với người cao tuổi giai đoạn từ sau chiến
tranh đến trước giai đoạn dân số già hóa (trước năm 1970) ........................... 35
2.1.1. Lương hưu.......................................................................................... 37
2.1.2. Chăm sóc người cao tuổi ................................................................... 38
2.2. Chính sách an sinh xã hội đối với người cao tuổi giai đoạn dân số già hóa
(từ năm 1970 đến năm 1994) .......................................................................... 39
2.2.1. Lương hưu.......................................................................................... 41
2.2.2. Chăm sóc người cao tuổi ................................................................... 42
2.3. Chính sách an sinh xã hội đối với người cao tuổi giai đoạn dân số già (từ
năm 1994 ~ 2007) ........................................................................................... 46
2.3.1. Lương hưu.......................................................................................... 47
2.3.2. Chăm sóc người cao tuổi ................................................................... 48
2.4. Chính sách an sinh xã hội đối với người cao tuổi từ thời điểm dân số siêu
già đến hiện nay (từ năm 2007 đến nay) ......................................................... 52
2.4.1. Lương hưu.......................................................................................... 53
2.4.2. Chăm sóc người cao tuổi ................................................................... 55
2.4.3. Việc làm cho người cao tuổi .............................................................. 57
2.5. Tiểu kết chương 2 .................................................................................... 59
CHƯƠNG 3: HIỆU QUẢ THỰC HIỆN, NHỮNG VẤN ĐỀ TỒN TẠI VÀ
MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐÃ ĐƯỢC ĐỀ XUẤT ............................................... 64
3.1. Hiệu quả triển khai Chính sách an sinh đối với người cao tuổi ............... 64
3.1.1. Lương hưu.......................................................................................... 64
3.1.2. Chăm sóc người cao tuổi ................................................................... 67


3

3.1.3. Việc làm cho người cao tuổi .............................................................. 71

3.2. Một số vấn đề tồn tại................................................................................ 74
3.2.1. Lương hưu.......................................................................................... 74
3.2.2. Chăm sóc người cao tuổi ................................................................... 77
3.2.3. Việc làm cho người cao tuổi .............................................................. 83
3.3. Một số giải pháp được đề xuất để điều chỉnh Chính sách an sinh xã hội
đối với người cao tuổi ở Nhật Bản cho đến hiện nay ..................................... 86
3.3.1. Lương hưu.......................................................................................... 87
3.3.2. Chăm sóc ............................................................................................ 89
3.3.3. Việc làm cho người cao tuổi .............................................................. 94
3.4. Tiểu kết chương 3 .................................................................................... 97
KẾT LUẬN ..................................................................................................... 99
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................106
Tài liệu tiếng Việt ......................................................................................106
Tài liệu tiếng Anh ......................................................................................109
Tài liệu tiếng Nhật .....................................................................................114
Tài liệu từ website ......................................................................................121


4

DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1: Lịch sử của hệ thống bảo hiểm chăm sóc dài hạn
Bảng 2.2: Các biện pháp giảm số người nghỉ việc để chăm sóc người cao tuổi trong
gia đình xuống 0
Bảng 2.3: Q trình hình thành chính sách về phúc lợi và chăm sóc người cao tuổi
Bảng 3.1: Mơ hình an tâm với chăm sóc xã hội
DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1: Sự thay đổi về tỷ lệ lao động cao tuổi trong lực lượng lao động
Hình 3.1: Sự thay đổi về tỷ lệ có việc làm theo nhóm tuổi



5

CHÍNH SÁCH AN SINH XÃ HỘI ĐỐI VỚI
NGƯỜI CAO TUỔI Ở NHẬT BẢN HIỆN NAY
DẪN NHẬP
1. Lý do chọn đề tài
Nhật Bản là một quốc đảo thuộc vùng Đông Bắc Á, nơi đây không được hậu
thuẫn về điều kiện tự nhiên, khá nghèo nàn về tài nguyên thiên nhiên, địa hình chủ
yếu là đồi núi và thường xuyên xảy ra các hiện tượng thiên tai như núi lửa, động đất,
sóng thần…
Về đặc điểm văn hóa và xã hội, Nhật Bản đã tiếp nhận nhiều yếu tố như Nho
giáo, Phật giáo... từ văn hóa Trung Hoa; kết hợp với bản sắc dân tộc để xây dựng nên
nền văn hóa xã hội truyền thống mang đặc trưng của riêng mình. Sau đó, Nhật Bản
đã bắt đầu tiến hành hàng loạt cải cách sâu rộng trong thời kỳ Minh Trị, tích cực tiếp
nhận thành tựu khoa học phương Tây... nhằm thực hiện mục tiêu cơng nghiệp hóa,
hiện đại hóa đất nước.
Sau chiến tranh thế giới hai, Nhật Bản đã trải qua giai đoạn khắc phục hậu quả
chiến tranh, cải cách và phát triển đất nước. Thơng qua những chính sách đúng đắn
và hợp lý của Chính phủ cùng với sự nỗ lực của người dân, Nhật Bản đã xây dựng và
phát triển kinh tế, xã hội lên tầm cao mới. Tuy nhiên từ thập niên 80 trở đi, kinh tế
Nhật Bản lại rơi vào tình trạng khủng hoảng kéo dài kết hợp với khủng hoảng nhân
khẩu học đã tác động tiêu cực đến vị thế và sự phát triển của đất nước. Một cách cụ
thể, từ năm 1970 Nhật Bản đã bước vào giai đoạn già hóa; trở thành quốc gia già
(1994) và quốc gia siêu già (2007)1 (Quỹ khuyến khích khoa học trường thọ, 2019).
Dự kiến đến năm 2055 cứ 1,3 người trong độ tuổi lao động dưới 64 tuổi sẽ có một
người cao tuổi (Takahashi Gen & Mitsuta Nagaharu, 2013, tr.13-14). Hiện nay, Nhật
Bản đã trở thành quốc gia siêu già với tỷ lệ người cao tuổi chiếm từ 30-40% dân số

Dân số từ 65 tuổi trở lên vượt quá 7% tổng dân số được gọi là "xã hội già hóa", vượt quá 14% được gọi là

"xã hội già hóa" và khi vượt quá 21% được gọi là "xã hội siêu già hóa" (Quỹ khuyến khích khoa học trường
thọ, 2019).
1


6

và được dự đoán sẽ là một xã hội siêu siêu già với một nửa dân số là người cao tuổi
nếu tỷ lệ sinh theo đà liên tục giảm (Masao Tao, Nishimura Shuuzou & Fuzita Ayako,
2003, tr.2).
Theo đó, sự gia tăng tuổi thọ của người dân đã minh chứng cho sự phát triển
về y tế và khoa học kỹ thuật phục vụ ngành y, kết hợp với sự ban hành và điều chỉnh
của nhiều quy định liên quan đến người cao tuổi trong Chính sách an sinh xã hội đối
với người cao tuổi ở Nhật Bản… Tuy nhiên, với sức ép về tốc độ già hóa dân số đang
diễn ra nhanh chóng kể từ năm 1990 đã tác động đến hầu hết các lĩnh vực kinh tế,
văn hóa, xã hội… ở Nhật Bản. Đặc biệt với bối cảnh dân số siêu già hiện nay đã thúc
đẩy yêu cầu cấp bách đối với Chính phủ Nhật Bản trong việc đẩy mạnh triển khai
Chính sách an sinh xã hội đối với người cao tuổi song song với các chính sách về
kinh tế, chính trị, giáo dục… Vì vậy, vai trị của Chính sách an sinh xã hội đối với
người cao tuổi hiện nay được xem là định hướng và động lực thúc đẩy các chế độ hỗ
trợ toàn diện về thu nhập, y tế, chăm sóc, nơi ở… dành cho người cao tuổi nhằm
hướng đến một cuộc sống ổn định vào những năm cuối đời.
Chủ đề “Chính sách an sinh xã hội đối với người cao tuổi ở Nhật Bản hiện
nay” đã được tìm hiểu từ nhiều khía cạnh khác nhau như: bối cảnh ra đời, q trình
thực hiện chính sách theo từng giai đoạn biến đổi của cấu trúc dân số, hiệu quả thực
tế của chính sách, những hạn chế trong q trình triển khai của chính sách và một số
giải pháp khắc phục đã được đề xuất... Đặc biệt trong bối cảnh dân số già hóa là hiện
tượng chung của thế giới, vấn đề nghiên cứu “Chính sách an sinh xã hội đối với người
cao tuổi” đã thu hút sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu và các nhà hoạch định
chính sách trên thế giới. Vì vậy, việc nghiên cứu Chính sách an sinh xã hội đối với

người cao tuổi ở Nhật Bản - một quốc gia với dân số siêu già điển hình sẽ có ý nghĩa
rất quan trọng. Thêm vào đó liên hệ với tình hình dân số thực tế tại Việt Nam, theo
kết quả của cuộc tổng điều tra dân số năm 2019, Việt Nam đang trong giai đoạn dân
số vàng nhưng tỷ lệ người cao tuổi trong những năm gần đây chiếm khoảng 10% dân
số và tốc độ già hóa dân số thuộc hàng nhanh nhất thế giới (Hà Thị Đoan Trang,
2021). Trong bối cảnh đó, Chính sách an sinh xã hội đối với người cao tuổi ở Việt


7

Nam đã được cập nhật và triển khai trên phạm vi toàn quốc nhưng chưa đạt hiệu quả
cao cũng như độ bao phủ cịn thấp. Vì vậy, tác giả hy vọng nghiên cứu có thể cung
cấp một cách hệ thống các kiến thức liên quan đến Chính sách an sinh xã hội đối với
người cao tuổi của Nhật Bản, dựa trên đó có thể đúc kết và áp dụng kinh nghiệm thực
tế cho trường hợp già hóa dân số tại Việt Nam.
2. Mục đích nghiên cứu
Trong luận văn này, tác giả muốn tìm hiểu về Chính sách an sinh xã hội đối
với người cao tuổi ở Nhật Bản theo từng giai đoạn biến đổi của cấu trúc dân số. Trên
cơ sở tìm hiểu về các yếu tố ảnh hưởng đến cơ sở hình thành, nội dung ban hành và
quá trình thực hiện của chính sách, tác giả có thể nắm bắt được hiệu quả thực hiện
chính sách, những vấn đề còn tồn đọng cùng với các biện pháp khắc phục đã được đề
xuất. Trên cơ sở đó, tác giả có thể khái quát những bài học kinh nghiệm và liên hệ
với tình hình thực tiễn tại Việt Nam.
3. Lịch sử nghiên cứu
Già hóa dân số là hiện tượng chung của toàn thế giới, tuổi thọ người dân tăng
vừa khẳng định thành tựu phát triển về y tế, khoa học kỹ thuật, chính sách phúc lợi
và an sinh xã hội... nhưng đồng thời cũng được xem là một trong những vấn đề thách
thức của nhân loại.
Hiện nay, cấu trúc già hóa dân số ngày càng tác động đến nhiều lĩnh vực xã
hội khác nhau như gia tăng gánh nặng quỹ lương hưu, tăng chi phí y tế khám chữa

bệnh cho người cao tuổi, cung cấp việc làm phù hợp với người cao tuổi…Vì vậy, đề
tài liên quan đến người cao tuổi đã thu hút nhiều sự quan tâm và được nghiên cứu từ
nhiều góc độ khác nhau như: tìm hiểu về những yếu tố tác động đến cấu trúc dân số,
đặc điểm cấu trúc dân số, những ảnh hưởng của “già hóa dân số” đến các lĩnh vực
khác nhau như kinh tế, văn hóa, xã hội... Trong đó, chủ đề về an sinh xã hội đối với
người cao tuổi ở Nhật Bản ln được tìm hiểu, cập nhật và đánh giá dưới nhiều góc
độ khác nhau và được thể hiện ở nhiều cơng trình nghiên cứu.
Các cơng trình nghiên cứu ở nước ngoài:


8

Trước hết về xu hướng già hóa dân số, tác phẩm “Sự thay đổi chính sách:
Chính phủ Nhật Bản và xã hội già hóa” (How policies change : the Japanese
government and the aging society) của tác giả John Creighton Campbell đã đề cập
đến tình hình già hóa dân số ở Nhật Bản từ đầu thập niên 60. Trên cơ sở xuất hiện
các vấn đề liên quan đến người cao tuổi, tác giả đã đề xuất một số biện pháp như cải
cách lương hưu, chăm sóc sức khỏe, tăng tuổi nghỉ hưu, tạo cơ hội việc làm cho người
cao tuổi… được xem là kim chỉ nam cho việc định hướng và xây dựng Chính sách an
sinh xã hội đối với người cao tuổi ở Nhật Bản trong tương lai (John Creighton
Campbell, 1992). Hay liên quan đến tình hình xã hội người cao tuổi, tác phẩm “Xã
hội siêu già” ( 超 高 齢社 会 ) đã được nhóm tác giả Takahashi Gen và Mitsuta
Nagaharu mô tả một cách chi tiết hiện trạng xã hội người cao tuổi với những thay đổi
về cấu trúc kinh tế xã hội; tổng hợp và phân tích xã hội Nhật Bản trong giai đoạn dân
số siêu già. Ngồi ra, nhóm tác giả cịn tìm hiểu về việc xây dựng và triển khai cụ thể
chính sách đối với người cao tuổi tại một số địa phương ở Nhật Bản như: Setagaya,
Wako… Trên cơ sở đó, nhóm tác giả đã đề xuất các phương pháp ứng phó hiệu quả
đối với xã hội siêu già tại Nhật Bản trong một số lĩnh vực nổi bật như chế độ bảo
hiểm, chăm sóc, bảo vệ người cao tuổi… (Takahashi Gen & Mitsuta Nagaharu, 2013).
Hơn nữa, xu hướng già hóa dân số cịn tác động đến cả mối liên quan giữa dân

số và gia đình. Cụ thể, tác phẩm “Dân số và gia đình Nhật Bản” (本の人口と家族)
đã khái quát chung về tình hình dân số và gia đình ở Nhật Bản, các mối liên quan của
nó, phân tích ngun nhân và xu hướng của sự biến đổi gia đình, sự phát triển khu
vực.... Đặc biệt, tác giả đã đề cập đến xu hướng già hóa dân số, sự thay đổi của mơ
hình gia đình Nhật Bản trong tương lai, nhấn mạnh khuynh hướng xuất hiện số đơng
hộ gia đình chỉ có người cao tuổi, vấn đề tự chăm sóc sức khỏe của người cao tuổi….
(Uchino Sumiko, 1989).
Tiếp đó, vấn đề phúc lợi xã hội đối với người cao tuổi cũng là một chủ đề nổi
bật được đề cập trong nhiều cơng trình nghiên cứu. Ví dụ trong tác phẩm “Đối mặt
với xã hội siêu già” (超高齢社会と向き合う), nhóm tác giả đã khái quát cơ bản về


9

xã hội siêu già ở Nhật Bản thông qua một số khái niệm, hành động và tâm lý của xã
hội đối với người cao tuổi như: thay đổi hành động và tâm lý từ góc nhìn của người
cao tuổi, thiết kế công việc và phát triển năng lực của người cao tuổi; bản thân người
cao tuổi đối mặt với thực tế như: tâm lý bệnh tật tuổi già, đón nhận cái chết… Thơng
qua đó, nhóm tác giả đã đề xuất cách tổ chức xã hội, chế độ phù hợp với người cao
tuổi trong giai đoạn siêu già như tính tốn chi phí và nguồn thu phục vụ cho người
cao tuổi, chế độ y tế, bảo hiểm, lương hưu, cách thức tuyển dụng đối với lao động
cao tuổi … (Masao Tao, Nishimura Shuuzou & Fuzita Ayako, 2003).
Khi đề cập xu hướng xã hội Nhật Bản trong tương lai, mối quan hệ giữa người
cao tuổi và cộng đồng địa phương cũng được đề cập chi tiết trong tác phẩm “Cấu trúc
cộng đồng địa phương của xã hội siêu già năm 2050” (2050 超高齢社会のコミュ

ニティ構想). Các tác giả đã phân tích những yếu tố tác động đến xu hướng mở rộng
chăm sóc người cao tuổi từ phía gia đình tới cộng đồng địa phương, những cải cách
và tái cấu trúc xã hội, mơ hình sống tập trung - đóng vai trị trọng tâm của cộng đồng
người cao tuổi tại địa phương, những phương thức tập thể kết nối hỗ trợ xã hội siêu

già... (Wakabayashi Yasunaga & Higuchi Keiko, 2015).
Liên quan đến người cao tuổi cịn có nhiều nghiên cứu nhấn mạnh đến hệ thống
hưu trí và việc làm của người cao tuổi, cụ thể như tác phẩm “Hệ thống lương hưu ở
Nhật Bản và nhu cầu nghỉ hưu của người cao tuổi Nhật Bản” (The Pension System in
Japan and Retirement Needs of the Japanese Elderly) (Ngee-Choon Chia, Yukinobu
Kitamura & Albert K.C. Tsui, 2008) và “Cải cách an sinh xã hội và sự tham gia của
lực lượng lao động cao tuổi ở Nhật Bản” (Social Security Reforms and Labor Force
Participation of the Elderly in Japan) (Takashi Oshioa, Akiko Sato Oishib & Satoshi
Shimizutanic, 2011)…. đã khái quát những cải cách về chính sách an sinh xã hội của
Nhật Bản qua một số giai đoạn, các biện pháp tính tốn cho việc tăng tuổi nghỉ hưu,
khuyến khích người cao tuổi tiếp tục tham gia vào thị trường lao động…Đặc biệt các
tác giả muốn đưa ra những cải cách và mơ phỏng về Chính sách an sinh xã hội dành
cho người cao tuổi theo xu hướng mới. Hoặc trong tài liệu “Cải cách an sinh xã hội


10

ở các nước tiên tiến” (Social Security Reform in Advanced Countries), tác giả chủ yếu
nêu lên những lý do cấp thiết mà Chính phủ các nước phát triển cần tiến hành cải
cách hệ thống an sinh xã hội, nổi bật là cải cách lương hưu trong lĩnh vực công. Cụ
thể tại chương 6, tác giả đã đưa ra những đề xuất trong việc chuyển đổi hệ thống
lương hưu tại Nhật Bản để hướng đến sự công bằng, đồng thời cũng phân tích những
tác động và tính khả thi của các đề xuất này trong tương lai. Theo đó, đối tượng bài
viết chỉ tập trung vào việc cải cách hệ thống lương hưu công tại Nhật Bản (Toshihiro
Ihori & Toshiaki Tachibanaki, 2002).
Hoặc liên quan đến vấn đề chăm sóc người cao tuổi, nhóm tác giả Shogo
Kudo, Emmanuel Mutisya và Masafumi Nagao đã đề cập đến nguồn lao động nhập
cư chăm sóc người cao tuổi, phản ảnh thực tế hiện trạng thiếu hụt nguồn lao động
chăm sóc điều dưỡng ở Nhật Bản và động thái tích cực của Chính phủ muốn thu hút
nguồn lao động từ nước ngoài vào lĩnh vực chăm sóc người cao tuổi (Shogo Kudo,

Emmanuel Mutisya & Masafumi Nagao, 2015). Ngoài ra, một số vấn đề pháp luật
liên quan đến chăm sóc người cao tuổi như quản lý tài chính người cao tuổi (thu nhập
và thừa kế tài sản), giám hộ người cao tuổi, bảo vệ người cao tuổi… cũng được đề
cập trong tác phẩm “Các vấn đề trong hệ thống pháp luật của xã hội siêu già, vấn đề
là gì?” (高齢社会の法律、何が問題なのか), đã trở nên cấp thiết ở Nhật Bản hiện
nay. Trong đó, quy định luật pháp cũng đã phân định rõ về trách nhiệm xã hội và gia
đình đối với người cao tuổi. Đồng thời tác giả cũng chỉ ra những lỗ hổng trong hệ
thống pháp luật và chính sách dành cho người cao tuổi, những nội dung triển khai của
các chính sách chưa thực sự phù hợp với xã hội siêu già hiện nay (Norio Higuchi,
2015).
Ngoài ra, cịn có nhiều cơng trình nghiên cứu về các vấn đề liên quan đến
người cao tuổi, chính sách đối với người cao tuổi nhìn từ góc độ quốc tế, so sánh với
các quốc gia khác. Ví dụ như trong bài viết “Hiện tượng lão hóa và cơng việc chăm
sóc người cao tuổi ở Nhật Bản: Các vấn đề, chính sách và chương trình trọng điểm;
Những bài học có thể được đúc kết từ kinh nghiệm của Nhật Bản” (Aging and Elderly
Care Practice in Japan: Main Issues, Policy and Program Perspective; What Lessons


11

can be Learned from Japanese Experiences?), các tác giả đã so sánh các chính sách
và hệ thống chăm sóc người cao tuổi của Nhật Bản với các nước trong một số lĩnh
vực như chăm sóc sức khỏe, chế độ hưu trí. Từ đó, đã đúc kết được nhiều bài học
kinh nghiệm quan trọng và có ý nghĩa (Pushkar Singh Raikhola & Yasuhiro Kuroki,
2009). Hay trong bài viết “Già hóa và chính sách xã hội: sự so sánh giữa Đức và Nhật
Bản” (Aging and social policy: a German-Japanese comparison), tác giả đưa ra cái
nhìn tổng qt về chính sách xã hội của Đức và Nhật Bản, xã hội người cao tuổi ở
Nhật Bản, an ninh tuổi già ở Nhật Bản và đặc biệt tác giả đã đề cập đến việc chăm
sóc người cao tuổi, cải cách lương hưu ở Nhật Bản (Sabine Frühstück, 2002).
Bên cạnh các cơng trình nghiên cứu quốc tế, ở Việt Nam cũng có nhiều cơng

trình nghiên cứu về chủ đề người cao tuổi ở Nhật Bản. Tiêu biểu cho đến hiện nay đã
có các tác phẩm nghiên cứu cụ thể sau đây:
Trong tác phẩm “Điều chỉnh chính sách kinh tế của Nhật Bản”, tác giả đã đề
cập đến nội dung, những điều chỉnh về các chính sách liên quan đến công nghiệp,
khoa học công nghệ và môi trường, tài chính ngân hàng, phát triển nguồn nhân lực,
chính sách phúc lợi xã hội tại Nhật Bản. Trong đó, liên quan đến chính sách phúc lợi
xã hội, tác giả đã tìm hiểu về nội dung chính sách phúc lợi, chính sách hưu trí và việc
làm, đa dạng hóa các hoạt động phúc lợi xã hội cho người cao tuổi tại Nhật Bản
(Dương Phú Hiệp & Nguyễn Duy Dũng, 2002). Cụ thể hơn, trong tác phẩm “Một số
vấn đề về phúc lợi xã hội của Nhật Bản và Việt Nam” tác giả đã nêu lên sự phát triển
của chính sách phúc lợi xã hội ở Nhật Bản theo nhiều giai đoạn khác nhau, đặc biệt
trong giai đoạn từ năm 1960-1973 khi Chính phủ Nhật Bản nhấn mạnh vấn đề quan
tâm và chăm sóc người cao tuổi chính là điểm nhấn trọng tâm trong hệ thống phúc
lợi xã hội của Nhật Bản và xuyên suốt cho đến ngày nay (Dương Phú Hiệp & Nguyễn
Duy Dũng, 1996).
Liên quan đến vấn đề chăm sóc người cao tuổi, trong bài viết “Cơng việc chăm
sóc người già ở Nhật Bản”, Nguyễn Ngọc Bé đã đề cập đến tình trạng cần chăm sóc
trong sinh hoạt hàng ngày của người cao tuổi với 5 mức độ khác nhau và chi phí phúc


12

lợi cho việc chăm sóc người cao tuổi cũng tăng từ 3 triệu 600 tỉ yên (2000) lên 9 triệu
400 tỉ yên (2013) và dự tính sẽ tăng đến 21 nghìn tỉ yên vào năm 2025 (Nguyễn Ngọc
Bé, 2016).
Hơn nữa trong bối cảnh dân số siêu già, đã có rất nhiều bài viết xoay quanh
các vấn đề liên quan đến người cao tuổi ở Nhật Bản. Cụ thể như trong bài viết “Xã
hội Nhật Bản siêu già hóa và những hệ lụy”, tác giả đã đưa ra các số liệu thống kê
liên quan đến sự thay đổi về cấu trúc dân số, nhấn mạnh tình trạng gia tăng số lượng
người cao tuổi; một số vấn đề liên quan đến tình trạng dân số siêu già như: khủng

hoảng quỹ lương hưu, thiếu hụt nguồn lao động, giảm sự kích cầu nền kinh tế, gia
tăng tình trạng người cao tuổi sống một mình tại nhà khơng được chăm sóc, sự gia
tăng của những ngôi nhà bị bỏ hoang (Cao Phan Nhật Anh, 2018). Cùng với nội dung
liên quan đến vấn đề dân số cao tuổi, trong bài viết “Một số hệ lụy từ vấn đề dân số
ở Nhật Bản”, tác giả đã nêu lên bối cảnh xã hội suy giảm dân số dẫn đến tình trạng
thiếu hụt nguồn lao động và nền kinh tế đang bị thu hẹp. Bên cạnh đó, tác giả đã đưa
ra một số vấn đề liên quan ở các khía cạnh như chăm sóc người cao tuổi và đặc biệt
là sự khủng hoảng của hệ thống phúc lợi xã hội (Ngô Hương Lan, 2021). Hay trong
tác phẩm “Nhật Bản mở rộng cánh cửa cho lao động người nước ngồi”, tác giả đã
nhấn mạnh đến tình trạng thiếu hụt nguồn lao động, xu hướng tuyển dụng nguồn lao
động nước ngồi nhưng lo ngại liên quan đến chính trị giống như ở các nước châu
Âu nên Chính phủ Nhật Bản còn chần chừ. Tuy nhiên, vấn đề này được đẩy mạnh
dưới thời cầm quyền của thủ tướng Shinzo Abe với các hình thức như nới lỏng thời
hạn thị thực của lao động nước ngồi từ 3 năm có thể gia hạn lên 5 năm nhưng vẫn
duy trì việc khơng cho phép mang theo các thành viên trong gia đình, khơng chấp
nhận chính sách lao động được định lâu dài (nhập cư) giống như Mỹ, người lao động
cần phải đáp ứng các điều kiện nhất định về kiểm tra kỹ năng và tiếng Nhật (Vũ
Phương Hoa, 2018).
Tóm lại, đã có rất nhiều cơng trình nghiên cứu quốc tế và trong nước từ mức
độ cơ bản đến chuyên sâu xoáy vào các vấn đề liên quan đến người cao tuổi. Vì vậy,
việc tìm hiểu về Chính sách an sinh xã hội đối với người cao tuổi đã được cụ thể hóa


13

thơng qua các cơng trình nghiên cứu ở nhiều khía cạnh như chăm sóc y tế, chế độ hưu
trí, bảo hiểm, việc làm, thu nhập, tâm lý… của người cao tuổi ở Nhật Bản. Đặc biệt,
nghiên cứu về chủ đề Chính sách an sinh xã hội đối với người cao tuổi ở Nhật Bản
vẫn còn hạn chế cả về số lượng và nội dung khai thác. Trên cơ sở kế thừa kết quả từ
những cơng trình nghiên cứu hiện có trong và ngồi nước về các nhóm vấn đề liên

quan đến người cao tuổi Nhật Bản như: phúc lợi xã hội dành cho người cao tuổi, việc
làm, lương hưu, chăm sóc….; tác giả tiếp tục tiến hành thực hiện nghiên cứu về Chính
sách an sinh xã hội đối với người cao tuổi ở Nhật Bản hiện nay một cách toàn diện
và cụ thể hơn.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là Chính sách an sinh xã hội đối với người cao tuổi ở
Nhật Bản trong giai đoạn từ sau chiến tranh thế giới thứ hai cho đến hiện nay. Một
cách cụ thể, tác giả muốn làm rõ những yếu tố ảnh hưởng đến việc ban hành của chính
sách, nội dung triển khai của chính sách trong một số lĩnh vực tiêu biểu như việc làm
cho người cao tuổi, chế độ lương hưu, chăm sóc người cao tuổi….Thơng qua q
trình triển khai của chính sách, tác giả đã chỉ ra hiệu quả thực hiện của chính sách
cùng những hạn chế cịn tồn tại và một số giải pháp khắc phục dành cho Chính sách
an sinh xã hội đối với người cao tuổi ở Nhật Bản.
Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi khơng gian: Chính sách an sinh xã hội đối với người cao tuổi ở Nhật
Bản.
Phạm vi thời gian: Từ sau chiến tranh thế giới thứ hai đến nay.
5. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu tài liệu liên quan đến đề tài
Tác giả tiến hành thu thập, tổng hợp, phân tích các tài liệu liên quan đến đề
tài, cụ thể như tình trạng và đặc điểm của người cao tuổi, cấu trúc xã hội, hệ thống và


14

chính sách an sinh xã hội đối với người cao tuổi tại Nhật Bản qua các giai đoạn khác
nhau…
Phương pháp lịch sử - logic
Phương pháp lịch sử - logic được sử dụng để sắp xếp lại các dữ liệu tìm được

theo trình tự thời gian và được xem xét qua các giai đoạn để thấy được bối cảnh, quá
trình thay đổi của Chính sách an sinh xã hội đối với người cao tuổi tương ứng với sự
thay đổi của văn hóa xã hội, đặc biệt là cầu trúc dân số đầy biến đổi ở Nhật Bản.
Phương pháp so sánh
Tác giả tiến hành so sánh Chính sách an sinh xã hội đối với người cao tuổi ở
Nhật Bản qua các giai đoạn khác nhau, chủ yếu xem xét từ thực trạng biến đổi dân số
cao tuổi để làm rõ những đặc điểm giống nhau và khác nhau trong quá trình triển khai
Chính sách an sinh xã hội đối với người cao tuổi ở Nhật Bản cho đến hiện nay. Đồng
thời, so sánh với các quốc gia khác để thấy được nét đặc trưng riêng của Nhật Bản.
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
Vấn đề nghiên cứu về Chính sách an sinh xã hội đối với người cao tuổi ở Nhật
Bản có ý nghĩa quan trọng về mặt khoa học và thực tiễn trong lĩnh vực nghiên cứu về
nười cao tuổi.
Ý nghĩa khoa học: Luận văn đóng góp những cơ sở lý luận, kiến thức cơ bản
và chuyên sâu về tình trạng già hóa dân số, chế độ lương hưu, một số hình thức hỗ
trợ xã hội dành cho người cao tuổi, tình trạng việc làm và các khoản thu nhập khác
của người cao tuổi, triển khai mơ hình chăm sóc người cao tuổi tại nhà và viện dưỡng
lão … ở Nhật Bản. Một cách cụ thể, dựa trên những phân tích về bối cảnh, đặc điểm,
thực trạng triển khai và hiệu quả của Chính sách an sinh xã hội đối với người cao tuổi
ở Nhật Bản hiện nay, tác giả mong muốn cung cấp những kiến thức thực tế về việc
áp dụng và tiếp nhận chính sách đối với người cao tuổi. Qua đó, có thể khái quát
những bài học kinh nghiệm thực tế khi liên hệ với tình hình tại Việt Nam.
Ý nghĩa thực tiễn: Luận văn có thể trở thành tài liệu tham khảo cho những ai


15

muốn tìm hiểu về Chính sách an sinh xã hội dành cho người cao tuổi ở Nhật Bản.
7. Bố cục luận văn
Ngoài phần dẫn nhập và kết luận, luận văn “Chính sách an sinh xã hội đối với

người cao tuổi ở Nhật Bản hiện nay” bao gồm ba chương:
Chương 1: Các khái niệm cơ bản và cơ sở hình thành
Tác giả trình bày các khái niệm cơ bản liên quan đến Chính sách an sinh xã
hội đối với người cao tuổi; tìm hiểu các đặc điểm về bối cảnh kinh tế, văn hóa - xã
hội, người cao tuổi… làm cơ sở cho việc xây dựng Chính sách an sinh xã hội đối với
người cao tuổi ở Nhật Bản.
Chương 2: Quá trình hình thành và phát triển Chính sách an sinh xã hội đối
với người cao tuổi ở Nhật Bản
Tác giả tìm hiểu về bối cảnh ra đời gắn liền với nội dung và đặc điểm của các
quy định liên quan đến Chính sách an sinh xã hội đối với người cao tuổi ở Nhật Bản
theo từng giai đoạn, quá trình triển khai…và chủ yếu xem xét ở một số lĩnh vực nổi
bật như: hệ thống lương hưu, việc làm cho người cao tuổi, chăm sóc người cao tuổi...
Chương 3: Kết quả thực hiện, những vấn đề tồn tại và một số giải pháp đã
được đề xuất
Tác giả tiến hành phân tích hiệu quả đạt được khi triển khai chính sách và đồng
thời nêu ra những hạn chế còn tồn tại, các giải pháp khắc phục đã được đưa ra đối với
Chính sách an sinh xã hội đối với người cao tuổi ở Nhật Bản.


16

CHƯƠNG 1: CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN VÀ CƠ SỞ HÌNH THÀNH
1.1. Các khái niệm cơ bản
1.1.1. Khái niệm an sinh xã hội
“An sinh xã hội” là một khái niệm bao hàm nhiều nội dung và được định nghĩa
theo nhiều cách diễn đạt khác nhau, thường được nhắc đến với hàm ý liên quan đến
các vấn đề về cuộc sống của người dân và được cụ thể hóa bằng nhiều hình thức khác
nhau, ngày càng được hồn thiện về nhận thức và thực tiễn thực hiện trên toàn thế
giới.” (Nguyễn Thị Hương Lan, Đặng Kim Chung, Lưu Quang Tuấn, Nguyễn Bích
Ngọc & Đặng Hà Thu, 2013, tr.9). Bên cạnh đó, tác giả Đặng Đức San (2002) còn

cho rằng “an sinh xã hội còn được mở rộng hơn nữa với những dịch vụ về chăm sóc
y tế, ưu tiên và hỗ trợ cho những gia đình có con nhỏ gặp các vấn đề khó khăn trong
cuộc sống” (Đặng Đức San, 2002, tr.44).
Ngoài ra, ngân hàng thế giới cũng đưa ra định nghĩa “An sinh xã hội như là
những biện pháp của Chính phủ nhằm giúp cho người dân ổn định cuộc sống do sự
bấp bệnh về thu nhập” (Nguyễn Thị Hương Lan, Đặng Kim Chung, Lưu Quang Tuấn,
Nguyễn Bích Ngọc & Đặng Hà Thu, 2013, tr.9). Tương tự theo Công ước số 102 của
Tổ chức lao động quốc tế (ILO), đã đưa ra khái niệm an sinh xã hội là một “sự bảo
vệ của xã hội đối với các thành viên của mình thơng qua một loạt biện pháp cơng
cộng, nhằm chống lại những khó khăn về kinh tế và xã hội do bị ngừng hoặc giảm
thu nhập, gây ra bởi ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, thất nghiệp, thương tật, tuổi
già và chết; đồng thời đảm bảo chăm sóc y tế và trợ cấp cho các gia đình đông con”
(Công ước về quy phạm tối thiểu về an tồn xã hội, 1952). Với ý nghĩa trên, ví dụ ở
Châu Âu, an sinh xã hội cũng được hiểu là sự đảm bảo việc chi trả những chi phí liên
quan đến y tế, chăm sóc sức khỏe…(Mai Huy Bích, 2006, tr.96-99). Theo đó, có thể
thấy ý nghĩa trọng yếu của an sinh xã hội chính là việc đảm bảo nhu cầu sống tối thiểu
cho người dân, đặc biệt là những người yếu thế, gặp khó khăn trong xã hội.
Bên cạnh tính phổ quát, dựa trên thực tế cuộc sống ở mỗi vùng miền khác nhau
ở mỗi quốc gia hay vùng lãnh thổ, đối tượng hưởng trợ cấp an sinh xã hội, sự thay


17

đổi của xã hội … an sinh xã hội có những điểm đặc trưng riêng. Ví dụ theo một định
nghĩa tại Việt Nam, “An sinh xã hội được hiểu là bao gồm các khoản trợ cấp bằng
tiền, lương hưu và các khoản khác dành cho những người có cơng và những người có
hồn cảnh đặc biệt khó khăn. Bên cạnh đó, Chính phủ cịn triển khai một số chương
trình hỗ trợ như hoạt động xóa đói giảm nghèo, các chương trình điều tiết thị trường
lao động...” nhằm đảm bảo từ mức sống tối thiểu trở lên cho người dân (Lê Ngọc
Hùng & Nguyễn Ngọc Anh, 2017). Theo đó, Việt Nam đã chú trọng hỗ trợ an sinh

xã hội cho các đối tượng là những người nghèo khổ, những người gặp khó khăn do
tham gia chiến tranh bảo vệ đất nước trong quá khứ. Còn đối với Mỹ - quốc gia được
cho là thực hiện an sinh xã hội đi sau nhiều quốc gia phát triển đã nhận định an sinh
xã hội ở đây chủ yếu tập trung vào đối tượng người cao tuổi, người sống sót sau các
biến cố tai nạn … (Mai Huy Bích, 2006, tr.96-99).
Đối với Nhật Bản, Chính phủ đã ban hành Hiến pháp mới lấy quyền lợi của
người dân làm cơ sở ngay sau khi kết thúc chiến tranh thế giới, cụ thể tại Điều 25 của
Hiến pháp năm 1946 quy định “Tất cả mọi công dân đều có quyền được hưởng cuộc
sống đảm bảo sức khỏe và cơ hội giáo dục từ mức cơ bản trở lên” (Hiến pháp Nhật
Bản, 1946). Nói một cách cụ thể hơn, nhận thức phổ biến về an sinh xã hội ở Nhật
Bản chính là hệ thống bảo hiểm hoặc sự chia sẻ về kinh tế chống lại bệnh tật, thương
tật, sinh nở, tàn phế, tử vong, tuổi già, thất nghiệp và các nguyên nhân khác… nhằm
đảm bảo cuộc sống ở mức tối thiểu và mọi người dân được sống một cuộc sống xứng
đáng là thành viên của một xã hội văn hóa (Sách Trắng năm 2012, tr.30-33).
Qua đó có thể thấy Nhật Bản chủ trương xây dựng Chính sách an sinh xã hội
toàn diện, thực hiện một cách dân chủ và áp dụng rộng rãi hướng đến toàn dân dành
cho nhiều đối tượng khác nhau bao gồm cả người tàn tật, người nghèo… Đây chính
là điểm khác biệt trong khái niệm an sinh xã hội của Nhật Bản so với một số quốc gia
khác, chẳng hạn như tại Mỹ thì ý nghĩa chỉ giới hạn ở đối tượng trọng tâm là người
cao tuổi còn ở Nhật Bản được mở rộng ra cho mọi người dân.
Tóm lại, an sinh xã hội ở Nhật Bản được định nghĩa theo ý nghĩa phổ quát


18

chung là sự hỗ trợ của xã hội nhằm đảm bảo cho mọi người dân đạt ở mức sống tối
thiểu cả về phương diện vật chất lẫn tinh thần, tạo điều kiện để mọi người có được
cuộc sống xứng đáng là một công dân của xã hội. Trước đây, điển hình trong thời kỳ
kinh tế phát triển cao độ, hệ thống an sinh xã hội của Nhật Bản định hướng theo mơ
hình tăng trưởng kinh tế nhanh và tỷ lệ thất nghiệp thấp, lao động chính là nam giới

và phụ nữ đảm nhận nội trợ toàn thời gian… Hiện nay, an sinh xã hội của Nhật Bản
đã có nhiều thay đổi phù hợp với tình hình thực tế và được cụ thể hóa bởi hệ thống
bảo hiểm y tế tồn dân, đảm bảo việc làm cho mọi đối tượng người lao động, chú
trọng trách nhiệm gia đình trong việc ni dạy con cái và chăm sóc lâu dài, chi tiêu
an sinh xã hội quy mơ nhỏ, đặc biệt trong đó đặt người cao tuổi làm trung tâm.
1.1.2. Khái niệm chính sách an sinh xã hội
Chính sách được hiểu là những sách lược và kế hoạch cụ thể nhằm đạt một
mục đích nhất định dựa vào đường lối chính trị chung và tình hình thực tế. Cụ thể,
“Chính sách được hiểu chính là đường lối chính trị của một chế độ, một chính đảng
với thái độ cư xử khơn ngoan, khéo léo (Vũ Ngọc Đĩnh, 1994, tr.590). Dựa vào đó,
chính sách an sinh xã hội được định nghĩa là “chính sách ưu đãi, trợ giúp của nhà
nước đối với một số tầng lớp xã hội nhất định” (Hồng Phê, 1992, tr.173).
Nói cách khác, chính sách an sinh xã hội là một bộ phận cấu thành hệ thống
các chính sách xã hội và liên quan đến nhiều lĩnh vực khác nhau, là sự bảo vệ của xã
hội đối với các thành viên của mình thơng qua một số biện pháp để đối phó với những
khó khăn về kinh tế do bệnh tật, thai sản, mất sức lao động và cung ứng chăm sóc y
tế (Nguyễn Đức Khiêm, 2019).
Theo như định nghĩa của an sinh xã hội đã được nêu ở trên và cụ thể đối với
Mỹ, chính sách này được xác định là hệ thống các chương trình dành cho cả người
già, người sống sót sau các biến cố nhưng nhằm trực tiếp vào người già và những
người ăn theo họ (Pampel, F, 1992). Nghĩa là đối tượng chính yếu của chính sách an
sinh xã hội ở đây được xác định là người cao tuổi đang ở vị trí thất thế và đối mặt với
những thay đổi tiêu cực trong cuộc sống. Tuy nhiên tại Nhật Bản, chính sách an sinh


19

xã hội được hiểu là chính sách của Chính phủ được mở rộng nhằm mục đích đảm bảo
cho mọi người dân được ổn định cuộc sống ở mức thấp nhất, tạo được sự an tâm và
niềm tin trong cuộc sống đối với họ. Chính sách an sinh xã hội của Nhật Bản ln

ln song hành cùng với các chính sách phát triển đất nước (Phạm Ngọc Anh, 2017).
Với mục tiêu “đảm bảo cuộc sống an toàn và sự khỏe mạnh cho người dân”
(Yuichi Shionoya, 1997, tr.426), Bộ Y tế Lao động và Phúc lợi xã hội Nhật Bản đã
nhấn mạnh đó chính là hệ thống các chính sách hỗ trợ, tạo sự an tâm của người dân
và ổn định cuộc sống của họ; hỗ trợ cuộc sống cho mọi người từ lúc sinh ra cho đến
giai đoạn tuổi già trong suốt cuộc đời của họ.
Tóm lại, khái niệm về an sinh xã hội và chính sách an sinh xã hội của Nhật
Bản có nhiều nét tương đồng với các tổ chức thế giới và các quốc gia khác khi thể
hiện sự cơng bằng với mục đích trọng tâm là hỗ trợ cho mọi người. Bên cạnh đó, đối
tượng hỗ trợ của chính sách an sinh xã hội ở Nhật Bản cũng có khác biệt, đó là sự đa
dạng và trải rộng toàn dân nhằm mục tiêu hỗ trợ tất cả những người yếu thế và gặp
khó khăn trong xã hội.
1.1.3. Khái niệm người cao tuổi
Già hóa dân số được xem là vấn đề chung và đang diễn ra ở hầu hết các quốc
gia trên thế giới. Việc gia tăng tuổi thọ là yếu tố quan trọng để đánh giá sự phát triển
của xã hội cũng như hiệu quả của việc thực hiện chương trình an sinh xã hội của mỗi
quốc gia (UNFPA, tr.4). Bên cạnh đó, già hóa dân số còn là bằng chứng rõ nét nhất
về sự tiến bộ của mỗi quốc gia trong lĩnh vực an sinh xã hội (Nguyễn Thị Thu Thủy,
2000, tr.43). Hiện tượng già hóa dân số được biểu hiện cụ thể thông qua tỷ lệ người
cao tuổi trong tổng dân số. Mức độ già hóa dân số của một quốc gia được xác định
tùy theo tỷ trọng người cao tuổi chiếm trong tổng dân số và tiêu chí để quy định
“người cao tuổi” thường bao gồm: tuổi tác, chức năng sinh lý cơ thể…, trong đó “tuổi
tác” chính là tiêu chuẩn chung ở nhiều quốc gia khi định nghĩa về người cao tuổi.
Mặc dù ở một số quốc gia tại Châu Phi xác nhận độ tuổi được cho là người
cao tuổi vào khoảng từ 50 đến 55 tuổi (Vũ Công Giao, 2018, tr.43) nhưng nhìn chung


20

tiêu chí để xác định là người cao tuổi tại nhiều quốc gia phải từ 60 tuổi trở lên hoặc

một số quốc gia sẽ lấy mốc độ tuổi nghỉ hưu (từ 60 tuổi đến 65 tuổi) để xác nhận là
người cao tuổi (David C. Kennie, 1993, tr.1-2). Hiện nay, theo quy định của tổ chức
Y tế thế giới (WHO), độ tuổi để xác định người cao tuổi là từ 65 tuổi trở lên. Tại Việt
Nam, theo Điều 2 Chương I - Luật Người cao tuổi của nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam có quy định người cao tuổi dựa trên tiêu chí tuổi tác là người từ 60
tuổi trở lên (Luật số 39/2009/QH12 của Quốc hội: Luật người cao tuổi).
Tại Nhật Bản - quốc gia có tuổi thọ người dân thuộc hàng cao trên thế giới,
người cao tuổi cũng được định nghĩa dựa trên tiêu chuẩn tuổi tác. Giống như tiêu
chuẩn của tổ chức Y tế thế giới, theo quy định của Bộ Y tế Lao động và Phúc lợi xã
hội Nhật Bản, người cao tuổi được định nghĩa là người từ 65 tuổi trở lên. Người đã
đến tuổi nghỉ hưu theo Luật định là 65 tuổi hoặc đã đủ tuổi hưởng lương hưu ở Nhật
Bản cũng được gọi là người cao tuổi phù hợp (Iwao Kato, 2019, tr.24-25). Một cách
cụ thể hơn trong xã hội Nhật Bản siêu già, người cao tuổi được phân thành hai mức
độ: người cao tuổi giai đoạn đầu hay người cao tuổi khỏe mạnh (từ 65 tuổi đến 74
tuổi) và người cao tuổi ở giai đoạn cuối hay người cao tuổi cần được chăm sóc (từ 75
tuổi trở lên) (Hidenori Arai, 2019, tr.1); người cao tuổi từ 85 tuổi trở lên được gọi là
người siêu già (Yasuyoshi Oouchi, 2015).
Tuy nhiên, với sự cải thiện tình hình sức khỏe hiện nay đã có luồng ý kiến đề
nghị xem xét lại sự phân định người cao tuổi theo tiêu chí “tuổi tác” (Võ Thị Ngọc
Hạnh, 2015). Đặc biệt, tại Nhật Bản với tình hình tỷ lệ người cao tuổi tiếp tục gia
tăng, tuổi thọ kéo dài với quan niệm xây dựng “thế hệ 100 tuổi” thì tiêu chuẩn tuổi
tác để định nghĩa người cao tuổi tại Nhật Bản có thể sẽ thay đổi cho phù hợp với cấu
trúc dân số siêu già hiện nay.
1.1.4. Khái niệm Chính sách an sinh xã hội đối với người cao tuổi ở Nhật
Bản
Dựa vào thực tế, Hiến pháp năm 1946 của Nhật Bản đã quy định “Tất cả mọi
cơng dân đều có quyền được hưởng cuộc sống đảm bảo sức khỏe và nhận cơ hội giáo


21


dục từ mức cơ bản trở lên” (Hiến pháp Nhật Bản, 1946). Hiện nay, Nhật Bản đang
tiến hành các biện pháp nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống người dân, tạo ra năng
lượng tích cực cho giai đoạn lão hóa của con người… nhằm hướng đến một xã hội
không tuổi trong tương lai (Pushkar Singh Raikhola & Yasuhiro Kuroki, 2010, tr.4246).
Mơ hình an sinh xã hội đã được phổ cập tại Nhật Bản dựa trên nguyên tắc phân
phối lại thu nhập nhằm ổn định cuộc sống và góp phần giảm bớt sự phân hóa giàu
nghèo trong xã hội. Nhà nước ln giữ vai trị chủ đạo trong việc ổn định và đảm bảo
an sinh xã hội cho người dân thông qua hệ thống bảo hiểm và trợ cấp xã hội, cùng
với chính quyền địa phương chia sẻ trách nhiệm quản lý về an sinh xã hội và đặc biệt
là an sinh xã hội dành cho người cao tuổi (Nguyễn Thị Nhung, 2018). Trên cơ sở
chung đó, Chính phủ Nhật Bản đã tiến hành triển khai các chương trình hỗ trợ cho
người cao tuổi như ổn định cuộc sống, chăm sóc sức khỏe,.... Như vậy so với một số
quốc gia, đối tượng trọng tâm của chính sách gắn liền với một số tầng lớp xã hội nhất
định thì tại Nhật Bản trọng tâm nhấn mạnh đến độ bao phủ toàn bộ xã hội. Tuy nhiên
kể từ giai đoạn tốc độ già hóa tăng nhanh tại Nhật Bản thì Chính sách an sinh xã hội
đã dần thay đổi và chuyển hướng trọng tâm đến việc thực hiện các chế độ hỗ trợ xã
hội, ưu tiên đãi ngộ cho người cao tuổi.
1.2. Cơ sở hình thành
1.2.1. Đặc điểm kinh tế
Sau khi chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, Nhật Bản là nước bại trận và
chịu nhiều tổn thất lớn, sản xuất nông nghiệp bị sụt giảm, cuộc sống người dân gặp
nhiều khó khăn, kinh tế kiệt quệ, tình trạng thiếu lương thực trầm trọng kéo dài …
Tuy nhiên từ giữa những năm 1950, sự phục hồi và phát triển mạnh mẽ của nền kinh
tế đã tạo tiền đề cho việc xây dựng và triển khai nhiều chính sách vừa để tiếp tục duy
trì vị thế của Nhật Bản vừa chăm lo đời sống người dân. Nền kinh tế phát triển thần
kỳ đặc biệt trong giai đoạn 1960-1973 với thu nhập người lao động gia tăng, mức
sống của người dân được cải thiện, những vật dụng như ti vi, máy giặt, xe hơi…đã



×