LỜI CẢM ƠN
Để hồn thành khóa luận tốt nghiệp này tơi xin cảm ơn gia đình đã ni
dạy tơi ăn học nên người, ln u thương tơi. Ngồi sự cố gắng nỗ lực của bản
thân là sự chỉ bảo tận tình của các thầy cơ giáo cũng như sự động viên giúp đỡ
của, gia đình, bạn bè, người thân.
Qua đây tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc đến các thầy cô giáo Trường
Đại học Lâm Nghiệp Việt Nam nói chung, Ban chủ nhiệm và các thầy cơ giáo
khoa Kinh tế và Quản trị kinh doanh nói riêng đã giúp đỡ tạo điều kiện cho tơi
trong q trình học tập tại trường. Đặc biệt tôi xin trân thành cảm ơn thầy giáo
TS.Nguyễn Tiến Thao người đã trực tiếp hướng dẫn tơi hồn thành khóa luận.
Tơi xin bày tỏ lịng cảm ơn tới các bác, cô, chú, anh chị làm công tác tại
UBND xã Điền Trung đã tạo điều kiện cho tôi nghiên cứu thực hiện đề tài.
Cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới gia đình, bạn bè và những
người thân đã động viên, khích lệ và giúp đỡ tơi hồn thành khóa học và thực
hiện đề tài.
Mặc dù đã hết sức cố gắng, nhưng do điều kiện khơng cho phép và
trìnhđộ, năng lực chun mơn cịn hạn chế nên đề tài của tơi khơng tránh khỏi
những thiếu sót, tơi rất mong được các thầy cơ giáo và mọi người đóng góp ý
kiến để bài làm được hoàn thiện hơn.
Hà Nội, ngày 07 tháng 05 năm 2018
Sinh viên
Hoàng Thị Hằng
i
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN……………………………………………………………………..i
MỤC LỤC ............................................................................................................. ii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ................................................................................ v
DANH MỤC BẢNG ............................................................................................ vi
DANH MỤC HÌNH ........................................................................................... viii
DANH MỤC BIỂU .............................................................................................. ix
ĐẶT VẤN ĐỀ ....................................................................................................... 1
1. Lý do lựa chọn vấn đề nghiên cứu ................................................................... 1
2. Mục tiêu nghiên cứu .......................................................................................... 1
2.1 Mục tiêu tổng quát…………………………………………………...………1
2.2 Mục tiêu cụ thể ................................................................................................ 2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ..................................................................... 2
3.1 Đối tượng nghiên cứu...................................................................................... 2
3.2 Phạm vi nghiên cứu ......................................................................................... 2
4. Nội Dung Nghiên Cứu. ..................................................................................... 2
5. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................... 3
5.1 Phương pháp chọn điểm nghiên cứu ............................................................... 3
5.2 Phương pháp thu thập thông tin, dữ liệu ......................................................... 3
5.2.1 Thông tin dữ liệu thứ cấp ............................................................................... 3
5.2.2 Thông tin, dữ liệu sơ cấp................................................................................ 3
5.3 Phương pháp phân tích và xử lý thơng tin ..................................................... 4
5.3.1 Phương pháp thống kê mô tả ......................................................................... 4
5.3.2 Phương pháp thống kê so sánh....................................................................... 4
5.3.3. Hệ thống chỉ tiêu đánh giá kết quả sản xuất và hiệu quả kinh tế .................... 5
CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HIỆU QUẢ KINH TẾ TRONG SẢN
XUẤT NÔNG NGHIỆP........................................................................................ 7
1.1 Cơ sở lý luận ................................................................................................... 7
1.1.1 Khái niệm và đặc điểm về sản xuất nông nghiệp ....................................... 7
1.1.2 Cơ sở lý luận về hiệu quả kinh tế ................................................................ 7
ii
1.1.3 Đặc điểm kinh tế - kỹ thuật trong sản xuất mía…………………………….9
1.2 Cơ sở thực tiễn .............................................................................................. 15
1.2.1 Cơ sở thực tiễn trên thế giới ....................................................................... 15
1.2.2 Cơ sở thực tiễn ở Việt Nam ....................................................................... 17
CHƯƠNG 2 ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN CỦA XÃ ĐIỀN TRUNG, HUYỆN BÁ
THƯỚC, TỈNH THANH HÓA........................................................................... 19
2.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu ....................................................................... 19
2.1.1 Đặc điểm tự nhiên ...................................................................................... 19
2.1.2 Đặc điểm kinh tế xã hội ............................................................................. 20
2.2. Kết quả phát triển kinh tế - xã hội của xã Điền Trung giai đoạn 2015–
2017………….. ................................................................................................... 26
2.2.1. Sản xuất nông, lâm, thuỷ sản. ................................................................... 28
2.2.2. Thương mại dịch vụ. ................................................................................. 28
2.2.3. Phát triển công nghiệp – xây dựng............................................................ 29
2.3. Những thuận lợi - khó khăn từ địa bàn nghiên cứu tới thực trạng sản xuất
cây mía trên đại bàn xã........................................................................................ 29
2.3.1 Thuận lợi .................................................................................................... 29
2.3.2 Khó khăn .................................................................................................... 29
CHƯƠNG 3......................................................................................................... 31
HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH MÍA ................................................. 31
TRÊN ĐỊA BÀN XÃ ĐIỀN TRUNG – HUYỆN BÁ THƯỚC – TỈNH THANH
HÓA……….. ...................................................................................................... 31
3.1. Thực trạng sản xuất và tiêu thụ mía trên địa bàn xã Điền Trung- huyện Bá
Thước- tỉnh Thanh Hóa. ...................................................................................... 31
3.1.1 Tình hình sản xuất mía tại xã Điền trung ................................................... 31
3.2 Đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh mía trên địa bàn xã Điền Trung,
huyện Bá Thước, tỉnh Thanh Hóa. ...................................................................... 34
3.2.1 Thông tin chung về hộ điều tra…………………………………………….34
3.2.2 Nguồn lực sản xuất mía của hộ ................................................................. 36
3.2.3 Đầu tư chi phí trong sản xuất mía của hộ……………….………………..39
iii
3.2.4 Tình hình tiêu thụ mía của hộ điều tra ....................................................... 41
3.2.5. Kết quả, hiệu quả kinh tế sản xuất mía của hộ điều tra ........................... 42
3.2.6 So sánh hiệu quả kinh tế của giống mía tím và giống ROC………………44
3.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến sản xuất cây mía trên địa bàn xã Điền Trung. ... 45
3.3.1 Các yếu tố tự nhiên..................................................................................... 45
3.3.2 Kinh nghiệm, tập quán của người sản xuất mía ........................................... 45
3.3.3 Trình độ kỹ thuật ......................................................................................... 46
3.3.4 Quy mơ sản xuất mía ................................................................................... 49
3.3.5 Ảnh hưởng của giá cả thị trường đầu ra và đầu vào .................................. 50
3.3.6 Ảnh hưởng của Thị trường tiêu thụ............................................................ 50
3.3.7 Cơ chế chính sách quản lý nhà nước cho phát triển sản xuất mía ............. 51
3.4 Thuận lợi và khó khăn trong sản xuất kinh doanh mía………………….51
3.4.1 Thuận lợi .................................................................................................... 51
3.4.2 Khó khăn ..................................................................................................... 52
3.5 Định hướng và giải pháp nâng cao phát triển sản xuất cây mía trên địa bàn
xã………………. ................................................................................................ 53
3.5.1. Định hướng nâng cao hiệu quả kinh tế sản xuất mía trên địa bàn xã Điền
Trung, huyện Bá Thước, tỉnh Thanh Hóa. .......................................................... 53
3.5.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế sản xuất mía trên địa bàn xã Điền
Trung, huyện Bá Thước, tỉnh Thanh Hóa. .......................................................... 54
KẾT LUẬN ......................................................................................................... 58
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
iv
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Viết tắt
Viết đầy đủ
BQ
Bình quân
BVTV
Bảo về thực vật
CC
Cơ cấu
ĐTV
Đơn vị tính
GTSX
Giá trị sản xuất
HQKT
Hiệu quả kinh tế
LĐ
Lao động
QML
Quy mơ lớn
QMN
Quy mơ nhỏ
QMTB
Quy mơ trung bình
SL
Số lượng
SX
Sản xuất
TMDV
Thương mại dịch vụ
TSCĐ
Tài sản cố định
UBND
Uỷ ban nhân dân
v
DANH MỤC BẢNG
Bảng 01: Phân bổ mẫu phiếu điều tra ................................................................... 4
Bảng 1.1 Thời vụ trồng mía một số vùng trên cả nước ...................................... 12
Bảng 1.2 Liều lượng phân N, P, K cho từng loại đất và mức độ thâm canh ở
mỗi vụ .................................................................................................................. 14
Bảng 1.3 Diện tích, sản lượng, năng suất mía của thế giới qua .......................... 16
các năm 2012 – 2017........................................................................................... 16
Bảng 1.4 Diện tích, sản lượng, năng suất một số quốc gia năm 2017 ................ 16
Bảng 1.5 Diện tích, năng suất, sản lượng mía của Việt Nam qua các năm (2012
– 2017)................................................................................................................. 18
Bảng 2.1 Diện tích gieo trồng các loại cây trên địa bàn xã Điền Trung qua 3 năm
(2015– 2017) ....................................................................................................... 21
Bảng 2.2: Cơ cấu lao động của xã Điền Trung qua 3 năm ( 2015-2017) ........... 24
Bảng 2.3 Cơ sở hạ tầng trên địa bàn xã năm 2017.............................................. 25
Bảng 2.4: Gía trị sản xuất và cơ cấu kinh tế của xã Điền Trung qua 3 năm
(2015- 2017) ........................................................................................................ 27
Bảng 3.1 Diện tích gieo trồng các loại cây hàng năm ở toàn xã Điền Trung 3
năm (2015-2017) ................................................................................................. 32
Bảng 3.2 Diện tích, năng suất, sản lượng mía của tồn xã Điền Trung qua 3 năm
(2015-2017) ......................................................................................................... 33
Bảng 3.3 Thông tin chung hộ điều tra ................................................................. 35
Bảng 3.4 Tình hình thu nhập và kinh nghiệm sản xuất mía của hộ điều tra năm
2018………… ..................................................................................................... 36
Bảng 3.5 Tình hình sử dụng vốn trong sản xuất mía của hộ điều tra ................ 38
Bảng 3.6 Tình hình sử dụng tư liệu sản xuất mía của hộ điều tra (bình qn) .. 39
Bảng 3.7 Đầu tư chi phí trong sản xuất mía của các hộ (BQ/sào) ...................... 40
Bảng 3.8 Tình hình tiêu thụ mía của các nhóm hộ điều tra ................................ 42
Bảng 3.9 Bảng kết quả hiệu quả sản xuất mía của hộ theo quy mô (BQ/sào) ... 43
Bảng 3.10 Ảnh hưởng của giống tới kết quả và hiệu quả sản xuất mía ............. 44
vi
Bảng 3.11 Ảnh hưởng của kinh nghiệm đến kết quả và hiệu quả sản xuất mía
(tính bình qn/sào)............................................................................................. 46
Bảng 3.12 Trình độ kĩ thuật của chủ hộ trồng mía ............................................ 47
Bảng 3.13 Một số yếu tố khác ảnh hưởng tới kết quả và hiệu quả sản xuất mía .... 48
vii
DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1 Mía giai đoạn đẻ nhánh ........................................................................ 10
Hình 1.2 Mía giai đoạn vươn lóng ...................................................................... 13
Hình 1.3 Mía giai đoạn thu hoạch ....................................................................... 15
viii
DANH MỤC BIỂU
Biểu đồ 2.1 Biến động dân số xã Điền Trung trong 3 năm ( 2015- 2017) ......... 22
ix
ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lý do lựa chọn vấn đề nghiên cứu
Hiện nay, cây mía (Saccharum spp) là một trong những loại cây công nghiệp
ngắn ngày mang lại hiệu quả kinh tế cao ở nước ta cũng như nhiều nước trên thế
giới (Cuba, Ấn Độ , Australia). Mía là cây đa dụng, ngồi sản phẩm chính là
đường, cây mía cịn là nguyên liệu hoặc trực tiếp hoặc gián tiếp của nhiều ngành
công nghiệp như rượu, giấy, ván ép, dược phẩm, điện từ bã mía; thức ăn chăn ni,
phân bón từ lá, ngọn mía, bùn lọc và tro lị; rỉ đường được dùng làm nguyên liệu
trong công nghiệp để sản xuất nhiên liệu sinh học, rượu, dung môi aceton, butanol,
nấm men, axit citric, lactic, aconitic và glycerin, … Các sản phẩm phụ của mía
đường nếu được khai thác triệt để, giá trị cịn có thể gấp 3-4 lần chính phẩm
(đường).…để đáp ứng nhu cầu và mục đích sử dụng ngày càng tăng của con người.
Cây mía ở nước ta hiện nay chủ yếu trồng để cung cấp nguồn nguyên liệu cho
ngành công nghiệp đường, ngồi ra các phụ phẩm cịn dùng cho ngành công nghiệp
giấy, rượu, bia, cồn. Trong vài năm trở lại đây cây mía đã và đang góp phần vào sự
phát triển của ngành cơng nghiệp nước giải khát, mía ép nước được trồng với điều
kiện kỹ thuật tương tự như các giống mía khác và được xay ép để lấy nước.
Xã Điền Trung là một xã nghèo thuộc huyện Bá Thước, tỉnh Thanh Hóa với đa
số hộ thuộc dân tộc Mường, Thái. Mía ở đây được các hộ trồng từ rất lâu đời, cây
mía được xem như là cây xóa đói giảm nghèo của địa phương, trồng mía góp phần
tăng thêm thu nhập cho người dân, tạo công ăn việc làm, góp phần phần ổn định
kinh tế xã hội ở địa phương. Xuất phát từ những vấn đề trên, để góp phần hiểu rõ về
thực trạng sản xuất cây mía và những giải pháp để phát triển sản xuất cây mía
ở trên địa bàn xã Điền Trung huyện Bá Thước tỉnh Thanh Hóa tơi đã quyết
định lựa chọn đề tài “Hiệu quả sản xuất mía tại xã Điền Trung, huyện Bá
Thước, tỉnh Thanh Hóa”.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1 Mục tiêu chung
Đánh giá hiệu quả sản xuất mía của các hộ nông dân trên địa bàn xã Điền
Trung, huyện Bá Thước, tỉnh Thanh hóa, từ đó đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả
kinh tế sản xuất mía của các hộ trong thời gian tới.
1
2.2 Mục tiêu cụ thể
- Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về hiệu quả kinh tế sản
xuất mía.
- Đánh giá thực trạng sản xuất mía của hộ nơng dân trên địa bàn xã Điền
Trung và xác định hiệu quả kinh tế sản xuất mía của các hộ.
- Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế trong sản xuất mía
của hộ nông dân .
- Đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất mía trong thời gian tới.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: thực trạng hoạt động sản xuất mía và hiệu quả
kinh tế sản xuất mía tại xã Điền Trung.
- Đối tượng khảo sát: các hộ nông dân đang trực tiếp sản xuất mía trên địa
bàn xã Điền Trung.
3.2 Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi nội dung: Đánh giá hiệu quả kinh tế trong sản xuất mía qui mơ
hộ gia đình trên những khía cạnh: giống, sản lượng, lao động, vốn, kinh nghiệm
sản xuất của hộ.
- Phạm vi về không gian: đề tài được nghiên cứu trên địa bàn xã Điền
Trung huyện Bá Thước, tỉnh Thanh Hóa.
- Phạm vi thời gian:
+ Thông tin thứ cấp thu thập qua 3 năm gần nhất 2015 – 2017
+ Thông tin sơ cấp được nghiên cứu trong năm 2018.
+ Thời gian thực hiện đề tài: từ ngày 15 tháng 01 năm 2018 đến ngày 14
tháng 05 năm 2018.
4. Nội dung nghiên cứu.
- Cơ sở lý luận và thực tiễn về hiệu quả kinh tế sản xuất mía.
- Thực trạng sản xuất mía của hộ gia đình trên địa bàn xã Điền Trung và
xác định hiệu quả kinh tế sản xuất mía của các hộ.
2
- Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế trong sản xuất mía của hộ
nơng dân .
- Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất mía trong thời gian tới.
5.Phương pháp nghiên cứu
5.1 Phương pháp chọn điểm nghiên cứu
Xã Điền Trung là xã có nền nơng nghiệp phát triển trên địa bàn huyện, hơn
nữa có đặc điểm tự nhiên rất phù hợp cho sản xuất mía, người dân có kinh nghiệm
canh tác mía lâu đời,mía là cây trồng chủ lực của xã, đem lại hiệu quả kinh tế cao,
số lượng hộ tham gia trồng lớn.
5.2 Phương pháp thu thập thông tin, dữ liệu
5.2.1 Thông tin dữ liệu thứ cấp
Thu thập các tài liệu về điều kiện cơ bản của xã theo phương pháp kế thừa
tài liệu có chọn lọc. Các tài liệu kế thừa gồm:
- Báo cáo thuyết minh về tình hình phát triển kinh tế, xã hội của xã.
- Báo cáo hoạt động sản xuất nông, lâm nghiệp của xã.
- Các số liệu về khí hậu, thời tiết thu thập tại trạm khí tượng thủy văn của
địa phương.
- Phương hướng, chủ trương đường lối chính sách của Đảng, Nhà nước và
của tỉnh, huyện, xã về hoạt động sử dụng đất và phát triển kinh tế, xã hội sản
xuất nông, lâm nghiệp của vùng.
5.2.2 Thông tin, dữ liệu sơ cấp
Qua khảo sát trên địa bàn cho thấy có 6 trên 12 thơn tiến hành sản xuất mía,
quy mô đặc điểm sản xuất của các hộ là khác nhau. Vậy nên để đánh giá được hiệu
quả sản xuất mía mang tính đại diện cao đề tài tập chung điều tra đánh giá ngẫu
nhiên 30 hộ sản xuất mía thuộc 3 thơn có diện tích trồng mía lớn đó là thôn Giát,
thôn Rầm Tám, thôn Kéo.
Phỏng vấn trực tiếp hộ sản xuất mía theo các tiêu chí: hộ có quy mơ trồng: ít,
trung bình, nhiều.Giống: Sử dụng giống Mía tím hay giống mía ép nướcvà giống
mía ROC phục vụ sản xuất đường . Tiến hành thu thập thông tin các họ với nội
dung: thông tin cơ bản của hộ, tình hình sản xuất một số cây trồng nơng nghiệp,
mức đầu tư cho sản xuất, hoạch tốn các chi phí trong sản xuất, những thuận lợi
3
khó khăn trong sản xuất, tình hình tiêu thu mía của hộ nông dân, giải pháp nâng cao
hiệu quả kinh tế sản xuất mía… Được điều tra qua các thơn: Thôn Kéo, thôn Giát,
thôn Rầm Tám.
- Mẫu điều tra: Đề tài điều tra 30 hộ nông dân, phân chia theo quy mơ
trồng mía được thể hiện qua bảng 01 sau:
Bảng 01: Phân bổ mẫu phiếu điều tra
Số lượng
Chỉ tiêu
(hộ)
Diện tích (sào)
Quy mô lớn
7
>8
Quy mô vừa
12
4-8
Quy mô nhỏ
11
<4
(Nguồn: Tác giả tổng hợp từ phiếu điều tra)
5.3 Phương pháp phân tích và xử lý thơng tin
Trong q trình nghiên cứu, tiến hành tổ chức điều tra, xây dựng bảng biểu, hệ
thống chỉ tiêu, hệ thống câu hỏi phỏng vấn. Sau đó tiến hành so sánh, đối chiếu
phân tích biến động, các mối quan hệ, các yếu tố ảnh hưởng đến sản xuất, toàn bộ
số liệu được nhập và xử lý trên phần mềm excel.
5.3.1 Phương pháp thống kê mô tả
Sử dụng kết quả nhằm mơ tả tồn diện kết quả sản xuất kinh doanh, để đánh
giá được chính xác nhất hiệu quả kinh tế sản xuất mía trong qua các năm. Sử dụng
các chỉ tiêu như số tuyệt đối, số bình quân, tốc độ phát triển, để tính, đánh giá các
chỉ tiêu về diện tích, năng suất, sản lượng, giá trị sản xuất, giá trị gia tăng.
5.3.2 Phương pháp thống kê so sánh
Là phương pháp được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực khoa học khác nhau.
Dùng để so sánh các yếu tố định tính hoặc định lượng, so sánh các chỉ tiêu, các
hiện tượng kinh tế xã hội đã được lượng hóa có dùng nội dung, tính chất tương tự
để xác định mức độ biến động của các nội dung. Phương pháp này dùng để so sánh
các chỉ tiêu thể hiện quy mô, kết quả hiệu quả kinh tế sản xuất mía giữa các hộ có
quy mơ khác nhau, phương pháp này nhằm tìm ra các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu
quả kinh tế sản xuất mía của các hộ nông dân.
Sử dụng phương pháp này ta tiến hành lập bảng để xét mức độ biến động
tăng giảm của các chỉ tiêu theo thời gian, dùng số tuyệt đối, tương đối, số bình quân
4
để phân tích so sánh về diện tích sản xuất, sản lượng, năng suất, số lượng lao động,
máy móc, giống của các hộ nhằm đánh giá hiện tượng, xu hướng của chủ thể
nghiên cứu.
5.3.3. Hệ thống chỉ tiêu đánh giá kết quả sản xuất và hiệu quả kinh tế
5.3.3.2 Các chỉ tiêu phản ánh kết quả sản xuất
* Hệ thống chỉ tiêu phản ánh kết quả
- Tổng giá trị sản xuất GO (Grooss Output):
Là toàn bộ của cải vật chất và dịch vụ được tạo ra trong một chu kỳ SX
nhất định (thường là 1 năm). Nó được tính bằng tổng của tích giữa sản lượng sản
phẩm chính với giá của sản phẩm chính tương ứng và sản lượng sản phẩm phụ
với giá của sản phẩm phụ tương ứng.
GO = ∑ Pi*Qi
Trong đó: GO: Là tổng giá trị sản xuất.
Qi: Khối lượng sản phẩm thứ i.
Pi: Giá sản phẩm thứ i.
- Chi phí trung gian IC (Intermediate Costs):
Là tồn bộ chi phí vật chất thường xuyên và dịch vụ sử dụng trong SX
như: giống, các loại thức ăn, thuốc thú y....
IC = ∑ Ci
Trong đó: Ci: Chi phí thứ i tính bằng tiền của yếu tố đầu vào i đã sử dụng
và đem lại được GTSX (GO) nào đó.
- Giá trị gia tăng (VA: Value Added):
Là phần giá trị tăng thêm của giá trị sản xuất chăn nuôi trong một chu kỳ
sản xuất hay khi đã sản xuất ra một khối lượng sản phẩm nhất định.
VA = GO – IC
- Thu nhập hỗn hợp MI (Mix Income):
Là phần thu nhập của người chăn nuôi bao gồm: Tiền công lao động và
lợi nhuận thu được... trong một chu kỳ SX ra sản phẩm nhất định.
MI = VA – (A + T + Lt)
Trong đó:
A: Khấu hao TSCĐ.
T: Thuế phải nộp cho Nhà nước.
5
Lt : Lao động thuê ngoài
* Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế
Giá trị sản xuất/chi phí trung gian = GO/IC.
Giá trị gia tăng/chi phí trung gian = VA/IC.
Thu nhập hỗn hợp/chi phí trung gian = MI/IC.
Giá trị sản xuất/cơng lao động gia đình = GO/cơng lao động gia đình
Giá trị gia tăng/cơng lao động gia đình = VA/cơng lao động gia đình
Thu nhập hỗn hợp/cơng lao động gia đình = MI/cơng lao động gia đình.
6
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HIỆU QUẢ KINH TẾ TRONG SẢN XUẤT NÔNG
NGHIỆP
1.1 Cơ sở lý luận
1.1.1 Khái niệm và đặc điểm về sản xuất nông nghiệp
Sản xuất nông nghiệp là quá trình sản xuất lương thực, thực phẩm, thức
ăn gia súc, gia cầm… Nông nghiệp là ngành kinh tế quan trọng trong nền kinh tế
của mỗi nước, đặc biệt trong các thế kỷ trước đây khi công nghiệp chưa phát
triển và nông nghiệp chiếm tỷ trọng cao trong nền kinh tế. Hoạt động nông
nghiệp không những gắn liền với các yếu tố kinh tế , xã hội mà cịn gắn với các
yếu tố tự nhiên. Nơng nghiệp là tập hợp các phân ngành như trồng trọt, chăn
nuôi, chế biến nông sản và công nghệ sau thu hoạch.
1.1.2 Cơ sở lý luận về hiệu quả kinh tế
1.1.2.1Khái niệm cơ bản về hiệu quả kinh tế
Hiệu quả được định nghĩa là đạt được kết quả giống nhau nhưng sử dụng
ít thời gian, công sức, nguồn lực nhất, (theo từ điển bách khoa tiếng việt).
Hiện nay có nhiều quan điểm khác nhau về hiệu quả kinh tế (HQKT), tuy
nhiên chúng ta có thể tóm tắt thành ba loại quan điểm như sau:
- Quan điểm thứ nhất cho rằng HQKT được xác định bởi tỷ số giữa kết quả
đạt được và các chi phí bỏ ra (các nguồn nhân, tài, vật lực, tiền vốn, …) để đạt
được kết quả đó.
HQKT= Q/C
Trong đó: - Q là kết quả sản xuất
- C là chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó
- Quan điểm thứ hai cho rằng HQKT được đo bằng hiệu số giữa giá trị sản
xuất đạt được và lượng chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó.
HQKT = Kết quả sản xuất – Chi phí
- Quan điểm thứ ba xem xét HQKT trong phần biến động giữa chi phí và
kết quả sản xuất.
Theo quan thứ ba, HQKT biểu hiện ở quan hệ tỷ lệ giữa phần tăng thêm
của kết quả và phần tăng thêm của chi phí, hay quan hệ tỷ lệ giữa kết quả bổ sung
7
và chi phí bổ sung. Một số ý kiến chú ý đến quan hệ tỷ lệ giữa mức độ tăng trưởng
kết quả sản xuất với mức độ tăng trưởng chi phí của nền sản xuất xã hội.
ΔK
HQKT =
ΔC
ΔK: Là phần tăng thêm của kết quả sản xuất,
ΔV: Là phần tăng thêm của chi phí sản xuất.
Từ các quan điểm trên ta thấy:
Nếu chỉ đánh giá HQKT ở khía cạnh lợi nhuận thuần tuý (kết quả sản xuất
kinh doanh trừ chi phí) thì chưa xác định được năng suất lao động xã hội và so sánh
khả năng cung cấp sản phẩm cho xã hội của những nhà sản xuất có hiệu số giữa kết
quả sản xuất kinh doanh và chi phí sản xuất như nhau. Tuy nhiên, nếu tập trung vào
các chỉ tiêu tỷ số giữa kết quả sản xuất với chi phí thì lại chưa tồn diện, nó là số
tương đối và chỉ tiêu này chưa phân tích được sự tác động, ảnh hưởng của các yếu
tố nguồn lực. Hai cơ sở sản xuất đạt được tỷ số trên là như nhau, nhưng ở những
không gian, thời gian, điều kiện khác nhau thì sự tác động của nguồn lực tự nhiên
là khác nhau và như vậy hiệu quả kinh tế cũng không giống nhau.
Với quan điểm coi HQKT chỉ ở phần kết quả bổ sung và chi phí bổ sung
thì cũng chưa đầy đủ. Trong thực tế kết quả sản xuất đạt được ln là hệ quả của
các chi phí có sẵn cộng với chi phí bổ sung. Ở các mức chi phí có sẵn khác nhau thì
hiệu quả của chi phí bổ sung cũng sẽ khác nhau.
Vì vậy, khi xem xét HQKT chúng ta phải xem xét trên tất cả các góc độ để
có cái nhìn tồn diện, chính xác, tuỳ theo mục đích và yêu cầu nghiên cứu.
Trong điều kiện hiện nay, khi mà môi trường sinh thái đang bị tác động mạnh,
nhiều thiên tai nghiêm trọng vẫn thường xuyên xảy ra trên khắp thế giới. Thì hiệu
quả khơng đơn thuần là HQKT, mà nó phải thoả mãn các vấn đề về tiết kiệm thời
gian, tài nguyên trong sản xuất, mang lại lợi ích trong xã hội và phải bảo vệ được
mơi trường sinh thái. Nghĩa là tính hiệu quả phải hài hồ các lợi ích về kinh tế, xã
hội, mơi trường sinh thái đảm bảo tính bền vững.
Như vậy khái niệm về HQKT có thể được hiểu như sau:
Hiệu quả kinh tế là một phạm trù kinh tế thể hiện mối tương quan giữa kết
quả và chi phí. Mối tương quan ấy có thể là phép trừ, phép chia của các yếu tố đại
8
diện cho kết quả và chi phí. HQKT phản ánh trình độ khai thác các yếu tố đầu tư,
các nguồn lực tự nhiên và phương thức quản lý.
1.1.2.2 Ý nghĩa, vai trò của việc nâng cao hiệu quả kinh tế
Trong khi các nguồn lực của xã hội ngày càng khan hiếm, càng ngày con
người càng sử dụng nhiều nguồn lực sản xuất để phục vụ cho nhu cầu khác nhau
của con người, điều này phản ánh quy luật khan hiếm buộc người sản xuất khi sản
xuất phải trả lời được 3 câu hỏi? sản xuất cái gì? Sản xuất như thế nào? sản xuất
cho ai?
Nâng cao hiệu quả kinh tế là nhân tố sống cịn với tồn xã hội, khi một nền
sản xuất mang lại hiệu quả kinh tế đồng nghĩa với việc lợi ích của tất cả mọi người
được đáp ứng. Đối với nhà sản xuất họ sẽ thu được lợi nhuận tối đa khi tiết kiệm
được chi phí sản xuất, với người tiêu họ sẽ được thỏa mãn nhu cầu bằng các sản
phẩm giá cả hợp lý, chất lượng .
Đối với nền kinh tế thị trường nhiều thành phần như nước ta, hiệu quả kinh
tế càng có ý nghĩa to lớn, việc sản xuất của chúng ta đang cịn nhỏ lẻ, lạc lậu so với
các nước khác.vì vậy, việc áp dụng khoa học công nghệ vào sản xuất kinh doanh là
rất cần thiết, nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế cả theo chiều rộng lẫn chiều sâu.
1.1.3Đặc điểm kinh tế - kỹ thuật trong sản xuất mía
1.1.3.1 Đặc điểm sinh học của cây mía
Mía thuộc ngành có hạt, lớp một lá mầm họ hòa thảo, chi Sacharum, tên
khoa học Saccharum officinaum L. Trên thế giới có khoảng 30 loài được phân bố
chủ yếu ở vùng nhiệt đới và á nhiệt đới. Chu kỳ sinh trưởng của cây mía từ lúc hom
đến khi thu hoạch là một năm nhưng cũng có nơi thời gian đó là hai năm. Thời gian
sinh trưởng của mía có thể chia thành 4 giai đoạn: nảy mầm, đẻ nhánh, vươn lóng,
tích lũy đường. Khi sản xuất mía chúng ta cần lưu ý một số đặc điểm sau:
-Mía có thể lưu gốc lại nhiều năm, tương ứng với một lần trồng nhưng cho
thu hoạch nhiều lần sau đó.
-Mía thích ứng rộng với nhiều vùng sinh thái với các loại điều kiện ngoại
cảnh khác nhau.
-Mía có bộ rễ phát triển, chỉ số diện tích lá lớn là lợi thế trong việc tận dụng
ánh sáng mặt trời.
9
Hình 1.1 Mía giai đoạn đẻ nhánh
1.1.3.2 u cầu sinh thái của cây mía
a. Nhiệt độ:
Mỗi giống mía thường cần một lượng nhiệt nhất định trong suốt cả cuộc đời
của nó (từ khi trồng đến khi mía chín và thu hoạch). Ở mỗi thời kỳ sinh trưởng mía
cần những khoảng nhiệt độ thích hợp riêng. Nhiệt độ ảnh hưởng đến quang hợp,
vận chuyển và q trình tích lũy đường. Nhiệt độ biến đổi trong khoảng 30 - 40°C,
tốc độ quang hợp của cây mía về cơ bản khơng thay đổi. Tuy nhiên, với nhiệt độ
quá cao hoặc quá thấp đều làm giảm tốc độ quang hợp. Với nồng độ CO2 thích
hợp, ở nhiệt độ 34°C quang hợp đạt mức cao nhất.
Đối với cây mía, từ lúc trồng hom giống xuống đất cho đến khi thu hoạch, người ta
có thể chia ra làm bốn thời kỳ như sau:
- Thời kỳ trồng, mía có thể nảy mầm ở nhiệt độ 15°C, nhưng tốc độ nảy
mầm sẽ tăng lên và tập trung hơn theo độ tăng của nhiệt độ. Tốt nhất là trong
khoảng từ 20 - 25°C.
- Thời kỳ mía đẻ nhánh, nhiệt độ cần từ 20 - 25°C.
-Thời kỳ mía làm dóng vươn dài cần nhiệt độ trung bình trên 23°C và thích
hợp nhất là từ 30 - 32°C.
- Thời kỳ mía chín, nhiệt độ cần thấp dưới 20°C và biên độ nhiệt lớn giữa
ngày và đêm để giúp cho quá trình chuyển hóa và tích lũy đường được tốt.
b. Ánh sáng:
Cùng với nhiệt độ, ánh sáng có vai trị quan trọng trong hoạt động sinh lý
10
của cây trồng. Cây mía là cây trồng có bộ lá xanh lớn, khả năng tích lũy chất khơ
cao. Trong q trình sinh trưởng và phát triển, cây mía cần cường độ, ánh sáng
mạnh. Khi cường độ và ánh sáng tăng, hoạt động quang hợp ở bộ lá cũng tăng lên,
thiếu ánh sáng, mía phát triển yếu, vóng cây, hàm lượng đường trên mía thấp, cây
dễ bị sâu, bệnh tấn cơng.
c.Độ ẩm trong đất:
Mặc dù là cây trồng cạn, mía rất cần nước. Trong thân cây mía chứa trên 70%
khối lượng là nước. Do đó, nước đối với đời sống cây mía là khơng thể thiếu được.
Ngồi lượng mưa tự nhiên, để cho cây mía có thể phát triển tốt, người ta cần tưới vào
các tháng mùa khô hạn. Ngược lại, mía cũng là cây rất sợ nước, ở những đất bị úng
ngập và khả năng thoát nước kém, cây mía sinh trưởng và phát triển khó khăn.
- Thời kỳ nảy mầm và đẻ nhánh, mía cần độ ẩm trong đất khoảng 65%.
- Thời kỳ làm dóng vươm dài mía cần nhiều nước nhầt, chiếm từ 50 - 60%
nhu cầu nước của quá trình sinh trưởng, độ ẩm trong đất cần từ 75 - 80%.
- Thời kỳ mía chín, tích lũy đường, mía cần độ ẩm trong đất dưới 70% để
cho q trình sinh hóa tiến triển được thuận lợi.
d. Đất đai:
Cây mía có thể trồng trên nhiều loại đất khác nhau như: đất thấp chua phèn
(Tây Nam Bộ), đất cao, đất đồi gị (Đơng Nam Bộ, Trung du Bắc Bộ, Nam Trung
Bộ,...). Tuy nhiên, cần xác định đất đai là yếu tố quan trọng hàng đầu đối với sự
sinh trưởng và phát triển của cây trồng. Đất thích hợp nhất cho cây mía là những
loại đất xốp, sâu, độ phì nhiêu cao, giữ ẩm tốt và dễ thốt nước (đất phù sa bồi ven
các sông rạch, đất vồng, đất cồn). Độ pH thích hợp cho mía phát triển tốt từ 5,5 7,5. Cây mía sống được và phát triển phụ thuộc rất nhiều vào các đặc tính hóa, lý,
của đất. Những loại đất sét nặng, nén chặt, chua, mặn, hoặc bị úng ngập, thốt nước
kém... Khơng chỉ ảnh hưởng đến sự phát triển của bộ rễ, đến sự hấp thụ dinh
dưỡng, khơng khí và các q trình sinh trưởng và phát triển của cây trồng mà còn
gây trở ngại cho cơng việc trồng trọt, chăm sóc, thu hoạch,... Đối với những loại đất
có độ phì nhiêu kém, để cây mía phát triển tốt, cần phải được bón phân đầy đủ, cân
đối và phải tưới cho mía vào các tháng của mùa khô hạn.
11
1.1.3.3 Kỹ thuật trồng và chăm sóc
a. Thời vụ
Ở mỗi vùng trên cả nước sẽ có những thời điểm trồng mía khác nhau, thể
hiện qua bảng sau:
Bảng 1.1 Thời vụ trồng mía một số vùng trên cả nước
Vùng
Trung du miền núi phía bắc
Đơng bắc bộ
Bắc trung bộ
Dun hải miền trung
Tây ngun
Đơng nam bộ
Tây nam bộ
Vụ trồng chính
1/2 - 30/4
1/2 - 15/4
1/1 – 30/4
1/7 – 30/9
1/10 - 30/11
15/10 - 30/12
1/4 -30/6
(Nguồn: sách kỹ thuật trồng mía)
b. Chuẩn bị đất trồng
Cần làm vệ sinh ruộng mía để diệt trừ cỏ dại và các mầm mống sâu bệnh,
mương liếp bằng phẳng thoát nước tốt mía sẽ cho năng suất cao đặc biệt là vụ
mía gốc.
c. Chọn giống
Phải chọn hom tốt đạt các chỉ tiêu sau:
+ Mỗi hom có 3 mắt mầm, mầm khơng quá dài.
+ Hom đạt độ lớn cần thiết (tùy theo giống)
+ Hom không mang mầm mống sâu bệnh quan trọng, không lẫn giống,
sây sát hoặc quá già.
+ Hom chuẩn bị xong đem trồng ngay là tốt nhất.
Chỉ xử lý hoặc ngâm ủ trong trường hợp sau:
+ Một số giống mía nảy mầm chậm.
+ Ở những vùng có mầm bệnh nấm quan trọng.
Lượng hom giống:
Tùy thuộc vào khoảng cách trồng:
+ Khoảng cách hàng dưới 1 m: 38.000 hom
+ Khoảng cách hàng 1-1,2m: 34.000-36.000 hom.
12
d. Khoảng cách hàng và độ sâu trồng
Khoảng cách hàng tùy thuộc vào điều kiện đất đai và chế độ canh tác:
+ Khoảng cách hàng từ 0,8-1m: cho vùng trồng mía-lúa hay mía một vụ.
+ Khoảng cách hàng từ 1-1,2m: cho vùng trồng mía chuyên canh.
Độ sâu tùy thuộc vào tầng đất canh tác: thường độ sâu từ 15-20 cm,rãnh
rộng 20-30 cm.
Hình 1.2 Mía giai đoạn vươn lóng
e. Phân bón và cách bón phân
Bón lót
- Đất trồng mía có PH dưới 5, cần bón lót vơi bột (CaO) trước lần cày bừa
cuối cùng, với lượng từ 800 – 1.000 kg/ha.
- Bón lót tồn bộ phân hữu cơ, phân lân, 1/3 lượng đạm và 1/3 lượng kali.
Trường hợp cần phải xử lý mối và bọ hung thì bón thêm thuốc trừ sâu dạng hạt
(20 – 30 kg/ha thuốc Basudin 10H, Furadan 3 G hoặc Diaphos 10 H).
- Ngay sau khi bón lót, nên lấp 1 lớp đất mỏng 1 - 3 cm rồi mới đặt hom.
Kỹ thuật bón thúc
- Lần 1 (thúc đẻ): Khi mía 4 - 5 lá bón 1/3 lượng đạm và 1/3 lượng kali.
- Lần 2 (thúc lóng): Khi mía 9 - 10 lá (khi mía có 1 – 2 lóng), bón 1/3 lượng
đạm và 1/3 lượng kali.
Lưu ý: Trước khi bón thúc, ruộng phải dọn sạch cỏ dại, đất phải đủ độ ẩm.
Phân được rải đều dọc theo hàng mía. Sau khi bón phân phải xới xáo vùi lấp phân
để hạn chế bốc hơi, rửa trôi.
13
Bảng 1.2 Liều lượng phân N, P, K cho từng loại đất và mức độ thâm canh
ở mỗi vụ
Lượng bón (kg/ha)
Mức độ
thâm
Loại đất trồng mía
Đất xám cát và xám
canh
Đạm (N)
Lân (P2O5) Kali (K2O)
Cao
Trung bình
200 - 250
160 - 200
90 - 100
60 - 90
180 - 200
150 - 180
Đất cát pha
Cao
Trung bình
180 - 220
140 - 180
80 - 100
50 - 80
160 - 180
140 - 160
Đất đồi (đỏ vàng)
Cao
Trung bình
200 - 230
150 - 200
80 - 100
60 - 80
150 - 180
120 - 150
Đất phèn
Cao
Trung bình
200 - 250
160 - 200
100 - 120
80 - 100
180 - 220
150 - 180
Đất phù sa cổ
Cao
Trung bình
180 - 220
70 - 90
50 - 70
160 - 180
120 - 160
bạc màu
(Nguồn: sách kỹ thuật trồng mía)
f. Tưới nước
Chỉ tiến hành tưới nước bổ sung cho mía vào các giai đoạn khơ hạn kéo dài,
đặc biệt là giai đoạn mọc mầm, đẻ nhánh và đầu vươn lóng.
Phương pháp tưới: Tùy theo điều kiện, có thể áp dụng các phương pháp tưới
nước cho mía phổ biến như tưới thấm, tưới nhỏ giọt, tưới phun và tưới tràn theo
rãnh mía.
+ Lượng tưới: 400 – 500 m3/ha/lần tưới.
+ Tưới 1- 2 lần/tháng
g. Phòng trừ sâu bệnh, cỏ dại
Cần tiến hành phòng trừ trừ cỏ sớm đặc biệt là giai đoạn mía <4 tháng tuổi
phải đảm bảo đồng ruộng ln sạch cỏ.
Cần theo dõi một số sâu bệnh như: sâu đục thân, dệp trắng, dệp đen, mối, …
để có biện pháp phòng trừ và can thiệp hiệu quả.
h. Thu hoạch
Thời gian mía chín có thể thu hoạch được là 11-12 tháng, quan sát thấy cây
mía trở nên bóng sậm, lá mía khơ, thân cao, mía ngọt là có thể thu hoạch được.
14
Hình 1.3 Mía giai đoạn thu hoạch
1.2 Tình hình sản xuất mía trên thế giới và ở Việt Nam
1.2.1Tình hình sản xuất mía trên thế giới
Mía là nguồn nguyên liệu liệu chính của ngành cơng nghiệp chế biến đường.
Đường mía hiện chiếm trên 60% tổng sản lượng đường thô của tồn thế giới. Mía
là loại cây có nhiều chất dưỡng chất như đạm, canxi, khoáng, sắt, nhiều nhất là
đường, giúp con người thanh nhiệt, giải khát, xóa tan mệt mỏi, trợ giúp tiêu hóa và
cung cấp năng lượng cho cơ bắp hoạt động.
Hiện nay, mía được trồng phổ biến trên thế giới. Theo thống kê của tổ chức
Lương thực và Nơng nghiệp thế giới cho thấy diện tích mía của thế giới có xu
hướng tăng qua các năm bình qn 2277 triệu ha/năm và đạt 125.530 triệu ha năm
2017. Sản lượng cũng tăng bình quân 5 năm qua là 11.910,8 tấn/ha, xong chủ yếu
là tăng do mở rộng diện tích. Năng suất thì có xu hướng giảm giai đoạn này trung
bình mỗi năm giảm 0,48 tạ/ha. Thực tế cho thấy sản xuất mía của thế giới đang
kém hiệu quả trong thời gian qua.
15
Bảng 1.3Diện tích, sản lượng, năng suất mía của thế giới qua
các năm 2012 – 2017
Chỉ tiêu
Diện tích
2012
2013
2014
2015
2016
2017
114.145 106.500 115.466 117.900 122.000
125.530
899.866 894.976 922.135 910.000 930.000
959.420
( tr.t /ha)
Sản lượng
( tr.t/ha)
Năng suất
(tr.t/ha)
7,88
8,40
7,99
7,72
7,62
7,64
(Nguồn: Tổ chức Lương và nông nghiệp thực thế giới, 2017)
Nhóm 5 nước sản xuất mía đường hàng đầu thế giới năm 2017 bao gồm
Brazil, Hoa Kỳ, Mexico, Trung Quốc và Thái Lan. Ấn độ là nước sản xuất mía
đường lớn thứ 6 thế giới.
Brazil hiện nay là nước xuất khẩu mía đường lớn nhất thế giới, bỏ xa
nước thứ 2 trong phần thị trường đường thế giới, là nước đứng đầu thị trường
đường ethanol và điện từ mía đường của thế giới: sản xuất 25.6 tỷ lít cồn/ năm và
34.29 triệu tấn đường/ năm. Để đạt được sản lượng ấn tượng như thế này, Bazil
luôn quan tâm đến sự phát triển ổn định của ngành sản xuất đường và các sản phẩm
khác từ mía.
Bảng 1.4Diện tích, sản lượng, năng suất một số quốc gia năm 2017
Quốc gia
Diện tích (ha) Sản lượng (tấn)
Năngsuất(tấn/ha)
Brazil
Mêxicô
10.437.567
761.834
737.155.724
56.672.829
70,63
74,39
Hoa Kỳ
352.200
28.003.890
79,51
Trung
1.738.100
125.611.300
72,27
Thái Lan
1.353.025
10.369.700
7,66
Ấn Độ
5.012.000
501.200
0,10
(Nguồn: Tổ chức Lương thực và nông nghiệp thế giới, 2017)
Brazil hiện tập trung sử dụng các giống theo cơ cấu chín sớm - chín muộn để
16