MỤC LỤ
MỞ ĐẦU...........................................................................................................1
Chương I: TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT
TRIỂN KINH TẾ NÔNG NGHIỆP.............................................................10
1.1. Một số khái niệm......................................................................................10
1.2. Cơ sở hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về nông nghiệp và phát triển
kinh tế nông nghiệp.........................................................................................20
1.3. Nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về nơng nghiệp và phát triển kinh tế
nông nghiệp.....................................................................................................27
Chương II: HUYỆN YÊN ĐỊNH, TỈNH THANH HĨA PHÁT TRIỂN
KINH TẾ NƠNG NGHIỆP THEO TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY...............................................................49
2.1. Đặc điểm tự nhiên, tình hình kinh tế - xã hội huyện Yên Định, tỉnh Thanh
Hóa..................................................................................................................49
2.2. Thực trạng phát triển kinh tế nơng nghiệp tại huyện n Định, tỉnh
Thanh Hóa hiện nay theo tư tưởng Hồ Chí Minh............................................55
2.3. Một số giải pháp phát triển kinh tế nông nghiệp tại huyện Yên Định, tỉnh
Thanh Hóa hiện nay theo tư tưởng Hồ Chí Minh............................................60
KẾT LUẬN....................................................................................................77
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................79
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh rất quan tâm tới vấn đề nơng nghiệp.
Người cho rằng: “Việt Nam là một nước sống về nông nghiệp. Nền kinh tế của
ta lấy canh nông làm gốc. Trong cơng cuộc xây dựng nước nhà, Chính phủ
trơng mong vào nông dân, trông cậy vào nông nghiệp một phần lớn. Nơng dân
ta giàu thì nước ta giàu. Nơng nghiệp ta thịnh thì nước ta thịnh” 1. Như vậy,
trong tư tưởng của Hồ Chí Minh nơng nghiệp là nền tảng để phát triển kinh tế
- xã hội đất nước, sự phát triển của nơng nghiệp chính là sự thịnh vượng của
nước nhà và hơn thế nữa nông nghiệp, nông dân là lực lượng quan trọng góp
phần tạo nên sự giàu có của đất nước ta. Với một nước nơng nghiệp, Người
đưa ra cơ cấu kinh tế nông - công nghiệp; xem nông nghiệp là mặt trận hàng
đầu đảm bảo an ninh lương thực để cơng nghiệp hố và là hậu phương vững
chắc cho sự nghiệp cách mạng.
Phát triển kinh tế nông nghiệp là đề tài nghiên cứu khoa học, thu hút sự
quan tâm của giới nghiên cứu nhằm làm sáng tỏ những vấn đề lý luận và thực
tiễn cho sự phát triển đi lên của từng địa phương nói riêng, của Việt Nam nói
chung.
Thanh Hóa là tỉnh đơng dân nhất Việt Nam, nằm ở khu vực Bắc Trung
Bộ - miền Trung, là tỉnh tiếp giáp giữa miền Bắc và miền Trung Việt
Nam trên nhiều phương diện. Về hành chính, Thanh Hóa là tỉnh cực bắc
Trung Bộ, tiếp giáp với Tây Bắc Bộ và đồng bằng Bắc Bộ. Về địa chất, miền
núi Thanh Hóa là sự nối dài của Tây Bắc Bộ trong khi đồng bằng Thanh
Hóa là đồng bằng lớn nhất Trung Bộ, ngồi ra một phần nhỏ (phía bắc huyện
Nga Sơn) thuộc đồng bằng châu thổ sông Hồng. Địa lý tự nhiên của Thanh
Hoá chia làm 3 vùng: đồng bằng ven biển, trung du, miền núi. Là nơi có tiềm
năng lớn về đất đai, nhiều sơng ngịi, phân bố đều giữa các vùng. Khí hậu
1
Hồ Chí Minh: Tồn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011, t.4, tr.246.
2
nhiệt đới ẩm gió mùa, vừa có kiểu khí hậu của miền Bắc lại vừa mang những
hình thái khí hậu của miền Trung. Nhìn chung, điều kiện tự nhiên của Thanh
Hố có nhiều mặt thuận lợi cho phát triển nơng nghiệp.
Tỉnh Thanh Hoá bao gồm 2 thành phố trực thuộc tỉnh, 2 thị xã và 23
huyện. Trong đó, Yên Định là một huyện thuộc vùng đồng bằng bán sơn địa,
tiếp giáp với vùng trung du, miền núi của tỉnh, cách thành phố Thanh Hố 28
km về phía Tây Bắc. Huyện có 24 xã, 2 thị trấn, với diện tích tự nhiên
228km2, dân số 163.151 người; khí hậu thuộc dạng nhiệt đới gió mùa, nắng
lắm, mưa nhiều, nền nhiệt cao; kinh tế chủ yếu là sản xuất nơng nghiệp, trong
đó đất nơng nghiệp 14.414 ha. Vị trí địa lý có cả đồi núi, đồng bằng và khí
hậu thuận lợi như vậy đã tạo điều kiện thuận lợi cho Yên Định trong việc đa
dạng hố cây trồng, vật ni. Qua q trình lao động sáng tạo không ngừng
của nhân dân Yên Định đã xây đắp nên một vùng quê có bề dày lịch sử,
truyền thống yêu nước và cách mạng, một huyện anh hùng cả trong chiến đấu
và lao động sản xuất. Hiện nay, Yên Định là một trong các huyện, thành phố
của tỉnh được xác định là vùng trọng điểm phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt
là phát triển một nền nông nghiệp phong phú.
Hiện nay, Việt Nam đang tiến hành cơng cuộc đổi mới tồn diện theo
hướng cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Trong q trình đó, xây dựng
và phát triển kinh tế là nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu. Xây dựng và phát triển
nông nghiệp sẽ không chỉ nâng cao đời sống của nhân dân nói chung và nơng
dân nói riêng mà cịn là giải pháp quan trọng để thúc đẩy các ngành kinh tế
khác cũng như thúc đẩy sự phát triển nền kinh tế chung của đất nước. Nhận
định đúng đắn tầm quan trọng của sự phát triển nền kinh tế nước ta, hơn 35
năm đổi mới, Đảng ta đã vận dụng sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh về phát
triển nền kinh tế nông nghiệp và đã đạt nhiều thành tựu to lớn. Kinh tế nông
nghiệp phát triển, đời sống nông dân được cải thiện, bộ mặt nông thôn đã thay
đổi rõ rệt. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng kinh tế nông nghiệp còn thiếu bền
vững, chưa xứng với tiền năng và lợi thế mà thiên nhiên ban tặng cho huyện
3
n Định. Huyện n Định cịn gặp phải những khó khăn và đối mặt với
nhiều vấn đề mới nảy sinh trong q trình vận dụng Tư tưởng Hồ Chí Minh
về kinh tế nông nghiệp vào phát triển kinh tế nông nghiệp: năng suất lao động
thấp, thiếu chiến lược quy hoạch tổng thể dài hạn, giá trị gia tăng thấp, quy
mô sản xuất nhỏ lẻ, phân tán, trình độ lao động trong nông nghiệp thấp, cơ
cấu kinh tế ngành Nông nghiệp chuyển dịch chậm, đầu tư cho nơng nghiệp có
xu hướng giảm, chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển nông nghiệp tồn diện,
khoa học - cơng nghệ cho nơng nghiệp chậm phát triển...
Để tiếp tục vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh một cách linh hoạt, sáng tạo
trong việc phát triển nền kinh tế nông nghiệp ở nước ta cũng như phục vụ
thực tế cho địa phương nơi tôi sinh ra, tác giả lựa chọn đề tài “Phát triển
kinh tế nơng nghiệp ở huyện n Định, tỉnh Thanh Hóa giai đoạn hiện
nay theo tư tưởng Hồ Chí Minh” làm đề tài khố luận tốt nghiệp, tác giả
mong muốn góp phần vào việc tìm hiểu tư tưởng Hồ Chí Minh về nông
nghiệp và phát triển kinh tế nông nghiệp. Tuy nhiên, do những hạn chế về
kiến thức, vì vậy tác giả sẽ khơng tránh khỏi những thiếu sót trong q trình
hồn thành khóa luận này. Rất mong sự đóng góp ý kiến của q thầy cơ và
các bạn có quan tâm để đề tài nghiên cứu được hoàn thiện tốt hơn.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Xuất phát từ vai trị và tầm quan trọng của nơng nghiệp đối với sự phát
triển của kinh tế - xã hội. Vấn đề phát triển nông nghiệp luôn được xác định là
mặt trận hàng đầu trong sự nghiệp CNH, HĐH, xây dựng đất nước. Đã có
nhiều tác phẩm, khóa luận tốt nghiệp, luận văn thạc sĩ, các đề tài nghiên cứu
khoa học liên quan đến nông nghiệp, phát triển kinh tế nơng nghiệp nhưng ở
huyện n Định, tỉnh Thanh Hóa chưa có cơng trình nào đi sâu nghiên cứu
phát triển kinh tế nông nghiệp trong giai đoạn hiện nay theo tư tưởng Hồ Chí
Minh. Qua khảo sát, tơi thấy hiện có một số tác phẩm đáng chú ý như sau:
Một là, các cơng trình, bài viết nghiên cứu về nơng nghiệp và phát
triển kinh tế nông nghiệp
4
Nguyễn Văn Bích (1996): Chính sách kinh tế và vai trị của nó đối với
phát triển kinh tế nơng nghiệp, nơng thơn Việt Nam, NXB Chính trị quốc gia,
Hà Nội. Tác phẩm đã đề cập đến những vấn đề chính sách kinh tế phát triển
nơng nghiệp, nơng thơn; phân tích vai trị của các chính sách kinh tế; q
trình phát triển kinh tế nơng nghiệp ở Việt Nam. Ngồi ra, tác phẩm còn đánh
giá những thành tựu, hạn chế, những thách thức… để phát triển kinh tế nông
nghiệp, nông thôn Việt Nam.
Nguyễn Văn Bích (2007): “Một số vấn đề về nông nghiệp, nông dân,
nông thôn sau 20 năm đổi mới - quá khứ và hiện tại”, NXB Chính trị quốc
gia, Hà Nội. Cuốn sách khái qt tình hình nơng nghiệp, nông thôn Việt nam
từ đầu thế kỷ XX đến năm 2006 với 4 giai đoạn phát triển. Trong mỗi giai
đoạn, tác giả tập trung làm rõ những chủ trương, chính sách đối với nơng
nghiệp, nơng thơn; tình hình nơng nghiệp, nơng nghiệp, nơng thơn và từ đó
tác giả đã đề xuất giải pháp triển nông nghiệp, nông thôn trong giai đoạn mới.
Vũ Ngọc Kỳ với Một số vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn – Hội
nông dân Việt Nam. NXB Nông nghiệp, Hà Nội, 2005.
Nguyễn Sinh Cúc: Nông nghiệp, nông thôn Việt Nam thời kỳ đổi mới
(1986 - 2002), NXB Thống Kê, Hà Nội, 2003 hay TS Đặng Kim Sơn với
Nông nghiệp, nông dân và nông thôn Việt Nam hơm nay và mai sau, NXB
Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2008.
Nguyễn Chí Mỹ, TS Hồng Xn Nghĩa: Bốn hướng đột phá chính sách
nơng nghiệp, nơng dân và nơng thơn trong giai đoạn hiện nay, Viện nghiên
cứu phát triển kinh tế - xã hội Hà Nội, 2008.
Hội đồng Lý luận Trung ương: Vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông
thôn – kinh nghiệm Việt Nam, kinh nghiệm Trung Quốc, NXB Chính trị quốc
gia, Hà Nội, 2009.
Nhóm một số cơng trình khoa học đề cập đến vấn đề CNH, HĐH nông
nghiệp, nông thơn Việt Nam như: PGS.TS Nguyễn Điền, Cơng nghiệp hóa hiện đại hóa nơng nghiệp, nơng thơn ở các nước Châu Á và Việt Nam, NXB
5
Chính trị Quốc gia, Hà Nội (1994); Nguyễn Kế Tuấn, Cơng nghiệp hóa, hiện
đại hóa nơng nghiệp và nơng thơn ở Việt Nam – con đường và bước đi, NXB
Chính trị Quốc gia, Hà Nội (2006); Đặng Kim Sơn, Kinh nghiệm quốc tế về
nông nghiệp, nông thôn, nông dân Việt Nam trong q trình cơng nghiệp hóa,
NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội (2008); Tập thể tác giả các nhà khoa học
thuộc Ban Tư tưởng – văn hóa Trung ương, Bộ Nông nghiệp và phát triển
nông thôn trong cuốn sách Con đường cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa nơng
nghiệp, nơng thơn Việt Nam (2002)…
Hai là, các cơng trình, bài viết nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về
nơng nghiệp và phát triển kinh tế nông nghiệp
Phạm Ngọc Anh (chủ biên) (2003), Bước đầu tìm hiểu tư tưởng Hồ Chí
Minh về kinh tế, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. Cơng trình đã bước đầu giúp
người đọc nhận thức được những nội dung khái quát nhất trong tư tưởng kinh
tế của Hồ Chí Minh, bao gồm: q trình hình thành, phát triển và đặc điểm,
bản chất của tư tưởng kinh tế Hồ Chí Minh; những nội dung chủ yếu của tư
tưởng kinh tế Hồ Chí Minh; vận dụng tư tưởng kinh tế Hồ Chí Minh trong
cơng cuộc đổi mới ở nước ta hiện nay. Nội dung tư tưởng về vấn đề nơng
nghiệp và phát triển nơng nghiệp được tác giả trình bày xun suốt trong tồn
bộ cơng trình khoa học. Trong mục IV - quan điểm của Hồ Chí Minh về lựa
chọn cơ cấu kinh tế là thể hiện rõ những quan điểm của Hồ Chí Minh về phát
triển kinh tế nông nghiệp.
Nguyễn Huy Oánh (2004), Tư tưởng kinh tế Hồ Chí Minh với xây dựng
nền kinh tế định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay, Nxb Chính trị
quốc gia, Hà Nội. Nội dung cuốn sách đề cập đến tư tưởng Hồ Chí Minh về
phát triển kinh tế trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, bao gồm tư tưởng
của Người về phát triển nông nghiệp và xây dựng kinh tế tập thể trong nông
nghiệp ở Việt Nam.
6
Vũ Quang Ánh (2011), Tư tưởng Hồ Chí Minh về phát triển nông
nghiệp, nông thôn, nông dân và sự vận dụng của Đảng ta theo tư tưởng của
Người, Tạp chí Lý luận chính trị và truyền thơng, tháng 10.
Vũ Quang Ánh (2012), Quan điểm cơ bản của Chủ tịch Hồ Chí Minh về
hợp tác xã và sự vận dụng của Đảng ta vào thực tiễn Việt Nam hiện nay, Tạp
chí Lý luận chính trị và truyền thơng, tháng 5.
Nguyễn Hằng Nga, Tư tưởng Hồ Chí Minh về phát triển kinh tế nơng
nghiệp và nơng thơn, Trường Chính trị Nghệ An, 2014.
Nguyễn Thị Minh Huệ, Tư tưởng Hồ Chí Minh về chính sách đối với
nơng dân và sự vận dụng của Đảng ta trong q trình phát triển nơng nghiệp,
xây dựng nông thôn mới, Học viện An ninh nhân dân, 2017.
Ba là, các cơng trình, bài viết nghiên cứu về nơng nghiệp và phát
triển kinh tế nông nghiệp ở huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hố
Hồng Thị Bích (2008), Nghiên cứu tình hình hội chứng tiêu chảy ở lợn
ni trong chuồng nền và chuồng sàn tại huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa,
Luận văn thạc sĩ Đại học Nông nghiệp, Hà Nội.
Trịnh Thị Hằng (2010), Nghiên cứu thực trạng và giải pháp phát triển
nghề trồng hoa ở huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa, Khóa luận tốt nghiệp
trường Đại học Vinh.
Lưu Thanh Hùng (2018), Nông nghiệp Công nghệ cao ở huyện Yên
Định, tỉnh Thanh Hóa hiện nay, Luận văn học viện Báo chí và Tun truyền.
Ngồi ra, cịn một số bài báo nghiên cứu được đăng tải trên một số tạp
chí chuyên ngành.
Sau khi tìm hiểu các tài liệu liên quan, những luận văn về nông nghiệp,
kinh tế nông nghiệp, cho thấy vấn đề nơng nghiệp, kinh tế nơng nghiệp đã
được nhiều cơng trình nghiên cứu đề cập đến ở nhiều phương diện khác nhau.
Tuy nhiên, cho đến nay đề tài: “Phát triển kinh tế nơng nghiệp ở huyện n
Định, tỉnh Thanh Hóa giai đoạn hiện nay theo tư tưởng Hồ Chí Minh”
chưa có cơng trình nào tiến hành một cách có hệ thống, chuyên sâu và xem nó
7
như một đối tượng nghiên cứu độc lập. Vì vậy, đối với tôi việc nghiên cứu về
vấn đề này cũng có những thách thức khơng nhỏ vì tiến hành thực hiện xây
dựng nông thôn mới ở huyện Yên Định đang ở giai đoạn cịn nhiều những bất
cập và khó khăn.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Luận giải hệ thống quan điểm của Hồ Chí Minh về nông nghiệp và phát
triển kinh tế nông nghiệp, trên cơ sở đó, nêu lên những nhận xét, đánh giá về
thành tựu, hạn chế, vận dụng vào phát triển kinh tế nơng nghiệp tại huyện
n Định, tỉnh Thanh Hóa trong giai đoạn hiện nay.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Trên cơ sở mục đích nghiên cứu, khố luận thực hiện những nhiệm vụ cơ
bản sau đây:
+ Phân tích, luận giải hệ thống quan điểm về nông nghiệp và phát triển
kinh tế nông nghiệp của Hồ Chí Minh.
+ Phân tích, làm rõ đặc điểm tự nhiên, điều kiện kinh tế - xã hội của
huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa trong đó chú trọng làm rõ thực trạng phát
triển kinh tế nông nghiệp tại địa phương. Từ đó, vận dụng tư tưởng Hồ Chí
Minh về nông nghiệp và phát triển kinh tế nông nghiệp vào nâng cao chất
lượng phát triển kinh tế nông nghiệp tại huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa
trong giai đoạn hiện nay.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Khoá luận nghiên cứu hệ thống quan điểm của Hồ Chí Minh về nơng
nghiệp và phát triển kinh tế nông nghiệp và sự vận dụng vào phát triển kinh tế
nơng nghiệp tại huyện n Định, tỉnh Thanh Hóa giai đoạn hiện nay.
8
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về phạm vi không gian: Nghiên cứu trên địa bàn huyện Yên Định - tỉnh
Thanh Hoá.
- Về thời gian: Khoá luận đi vào khảo sát thực trạng phát triển kinh tế
nông nghiệp theo tư tưởng Hồ Chí Minh tại huyện n Định, tỉnh Thanh Hóa
từ năm 2015 đến nay.
- Về nội dung: Khoá luận nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về nơng
nghiệp và phát triển kinh tế nông nghiệp thông qua những tác phẩm, văn kiện
và quá trình Người chỉ đạo cách mạng Việt Nam và sự vận dụng tư tưởng của
Người để phát triển kinh tế nông nghiệp tại huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa
trong giai đoạn hiện nay.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
5.1. Cơ sở lý luận
Khoá luận được triển khai trên nền tảng lý luận cơ bản là chủ nghĩa Mác
– Lênin – chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, quan
điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam và Hồ Chí Minh về nông nghiệp và phát
triển kinh tế nông nghiệp.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp luận: Nghiên cứu đề tài trên cơ sở phương pháp luận của
chủ nghĩa Mác – Lênin và Tư tưởng Hồ Chí Minh.
Phương pháp nghiên cứu: Khóa luận sử dụng phương pháp lịch sử và
phương pháp logic là chủ yếu. Ngồi ra khố luận cịn sử dụng các phương
pháp phân tích - tổng hợp, quy nạp, diễn dịch, đối chiếu, so sánh…
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài
Khố luận góp phần làm rõ cơ sở, quá trình hình thành và phát triển tư
tưởng Hồ Chí Minh về nơng nghiệp và phát triển kinh tế nơng nghiệp. Phân
tích, luận giải hệ thống lý luận tư tưởng Hồ Chí Minh về nơng nghiệp và phát
9
triển kinh tế nông nghiệp. Từ kết quả nghiên cứu của khố luận, có thể làm tài
liệu tham khảo cho việc nghiên cứu, giảng dạy và học tập tư tưởng Hồ Chí
Minh về kinh tế nói chung và về kinh tế nơng nghiệp nói riêng.
7. Kết cấu của đề tài
Ngồi phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham thảo, khoá luận được kết
cấu gồm 2 chương.
Chương I: Tư tưởng Hồ Chí Minh về nơng nghiệp và phát triển kinh tế
nơng nghiệp
Chương II: Huyện n Định, tỉnh Thanh Hóa phát triển kinh tế nơng
nghiệp theo Tư tưởng Hồ Chí Minh trong giai đoạn hiện nay
10
Chương I
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ NƠNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN
KINH TẾ NÔNG NGHIỆP
1.1. Một số khái niệm
1.1.1. Kinh tế
Từ điển Bách khoa, Viện Từ điển học và Bách khoa thư Việt Nam định
nghĩa: Kinh tế là tổng thể các hoạt động của một cộng đồng người, một nước, liên
quan đến tồn bộ q trình hay một phần của tổng quá trình bao gồm các quá trình
sản xuất, trao đổi hàng hóa, phân phối và tiêu dùng các sản phẩm xã hội.
Kinh tế còn là tổng thể những mối quan hệ trong quá trình sản xuất của
một hình thái kinh tế - xã hội nhất định, trong tổ chức và hoạt động của cơ cấu
hạ tầng của xã hội, bao gồm các ngành kinh tế - kỹ thuật, các loại hình sản
xuất tương ứng. Nền kinh tế quốc dân của một nước bao gồm các ngành, các
vùng lãnh thổ, các cơ sở và các loại hình sản xuất, và bao trùm các khâu của
nền sản xuất xã hội (sản xuất - phân phối - trao đổi - tiêu dùng) trên toàn bộ
lãnh thổ của đất nước. Mỗi một phương thức sản xuất đều có nền kinh tế
riêng. Mỗi nền kinh tế đều do các quan hệ sản xuất, cũng như tính chất và
trình độ của lực lượng sản xuất quy định.
1.1.2. Nơng nghiệp
Từ xa xưa, khi hình thành xã hội, loài người đã bắt đầu sinh sống bằng
nghề hái lượm, săn bắt, trên cơ sở đó họ có ý thức tự nuôi trồng để thoả mãn
nhu cầu đời sống của chính mình. Nơng nghiệp đã ra đời dựa trên nền tảng
đó, để trở thành nền kinh tế cơ bản nhất trong sự phát triển của xã hội lồi
người. Nơng nghiệp được xem là bắt đầu sớm nhất ở vùng Levant, Địa trung
hải khoảng 9050 năm trước Công nguyên. Sự xuất hiện nông nghiệp đánh dấu
một bước tiến bộ nhảy vọt trong lịch sử loài người mở đầu cho các giai đoạn
văn minh ngày càng cao của nhân loại.
11
Thời nay, nông nghiệp hiện đại đã vượt ra khỏi sản xuất nông nghiệp
truyền thống, loại sản xuất nông nghiệp chủ yếu tạo ra lượng thực cho con
người hay làm thức ăn cho các con vật. Các sản phẩm nông nghiệp hiện đại
ngày nay ngoài lương thực, thực phẩm truyền thống phục vụ cho con người
còn các loại khác như: sợi dệt, chất đốt, da thú, cây cảnh, sinh vật cảnh, chất
hóa học, lại tạo giống, các chất gây nghiện cả hợp pháp và không hợp pháp...
Vậy nông nghiệp là gì?
* Theo Bách khoa tồn thư mở Wikipedia:
Nơng nghiệp là ngành sản xuất ra lương thực, thực phẩm, thức ăn gia
súc, tơ, sợi và các sản phẩm khác bằng việc trồng trọt cây trồng và chăn nuôi
gia súc, gia cầm. Công việc nông nghiệp được thực hiện bởi những người
nông dân.
Nông nghiệp là một ngành kinh tế quan trọng trong nền kinh tế của
nhiều nước, đặc biệt là trong các thế kỷ trước đây khi công nghiệp chưa phát
triển. Nông nghiệp là tập hợp các phân ngành như trồng trọt, chăn nuôi, chế
biến nông sản và công nghệ sau thu hoạch.
Trong nơng nghiệp có hai loại chính, việc xác định sản xuất nông nghiệp
thuộc dạng nào cũng rất quan trọng.
Thứ nhất: là nông nghiệp sinh nhai hay nông nghiệp thuần nơng, là lĩnh
vực sản xuất nơng nghiệp có đầu vào hạn chế, sản phẩm đầu ra chủ yếu phục
vụ cho chính gia đình của mỗi người nơng dân, khơng có sự cơ giới hóa. Nền
nơng nghiệp này tương ứng với giai đoạn phát triển thấp của nền kinh tế, khi
chưa có sự chun mơn hố.
Thứ hai: Nơng nghiệp chun sâu: là lĩnh vực sản xuất nơng nghiệp
được chun mơn hóa trong tất cả các khâu sản xuất nông nghiệp, gồm cả
việc sử dụng máy móc trong trồng trọt, chăn ni, hoặc trong q trình chế
biến sản phẩm nơng nghiệp. Nơng nghiệp chuyên sâu có nguồn đầu vào sản
xuất lớn và mức độ cơ giới hóa cao. Sản phẩm đầu ra chủ yếu dùng vào mục
đích thương mại, làm hàng hóa bán ra trên thị trường hay xuất khẩu. Các hoạt
12
động trên trong sản xuất nông nghiệp chuyên sâu là sự cố gắng tìm mọi cách
để có nguồn thu nhập tài chính cao nhất từ các sản phẩm trong nơng nghiệp.
Như vậy, nơng nghiệp chun sâu chính là nền nơng nghiệp có tính chất
của nền kinh tế hàng hố. Sản phẩm làm ra để thoả mãn yêu cầu của thị
trường.
Nông nghiệp công nghệ cao hay nông nghiệp 4.0 là thuật ngữ xuất hiện
và sử dụng đầu tiên ở Đức. Trong phân loại này nông nghiệp được hiểu các
hoạt động sản xuất gắn với cây trồng vật nuôi được kết nối mạng nội bộ hoặc
với bên ngồi. Nghĩa là thơng tin được số hóa từ q trình sản xuất cho đến
giao dịch với đối tác. Sử dụng tiến bộ của khoa học kỹ thuật trong việc tính
tốn mơ phỏng quy trình canh tác, chăn ni. Từ đó lựa chọn quy trình tối ưu
để tiến hành sản xuất thực. Trong quá trình sản xuất liên tục theo dõi thống kê
để phân tích bằng trí tuệ nhân tạo nhằm điều chỉnh phù hợp, đạt năng suất cao
nhất. Các sản phẩm nông nghiệp hiện đại ngày nay ngoài lương thực, thực
phẩm truyền thống phục vụ cho con người còn các loại khác như: sợi dệt (sợi
bông, sợi len, lụa, sợi lanh), chất đốt (metan, dầu sinh học, ethanol.), da thú,
cây cảnh, sinh vật cảnh, chất hóa học (tinh bột, đường, mì chính, cồn, nhựa
thơng), lai tạo giống, các chất gây nghiện cả hợp pháp và không hợp pháp như
(thuốc lá, cocaine..).
* Theo Từ điển bách khoa tồn thư của Thư viện quốc gia:
Nơng nghiệp là ngành sản xuất vật chất cơ bản của xã hội; sử dụng đất
đai để trồng trọt, chăn nuôi; khai thác cây trồng và vật nuôi làm tư liệu và
nguyên liệu lao động chủ yếu để tạo ra lương thực thực phẩm và một số
nguyên liệu cho công nghiệp.
Theo nghĩa hẹp, nông nghiệp là một ngành sản xuất lớn, bao gồm nhiều
chuyên ngành: trồng trọt, chăn nuôi, sơ chế nông sản.
Theo nghĩa nghĩa rộng, nông nghiệp là một ngành sản xuất lớn, bao gồm
nhiều chuyên ngành: trồng trọt, chăn nuôi, sơ chế nông sản và lâm nghiệp,
thuỷ sản.
13
* Nhận xét chung:
Như vậy, về cơ bản các cách quan niệm đều thống nhất trong việc đưa ra
những đặc điểm của ngành nơng nghiệp. Nhìn chung, có thể hệ thống hố
những đặc điểm chủ yếu của ngành nơng nghiệp như sau:
- Quá trình tái sản xuất vật chất và khai thác kinh tế gắn phần lớn với
điều kiện tự nhiên (đất đai, thổ nhưỡng, khí hậu, thời tiết...), tức là gắn với
quá trình tái sản xuất tự nhiên. Thời gian lao động phụ thuộc chủ yếu vào thời
gian sản xuất và nó mang tính thời vụ. Chính vì sản xuất nơng nghiệp có tính
thời vụ cho nên lao động, máy móc và các tư liệu khác khơng thể sử dụng liên
tục quanh năm. Do đó, việc tìm những giải pháp để giảm bớt tính thời vụ
trong nơng nghiệp là một nhiệm vụ của các nhà kinh tế và kĩ thuật trong nông
nghiệp.
- Trong nông nghiệp, ruộng đất là tư liệu sản xuất chủ yếu, là môi trường
không thể thiếu được của cây trồng và gia súc. Đây vừa là một loại đối tượng
lao động, cũng là một loại tư liệu sản xuất đặc biệt, nếu sử dụng hợp lí, khoa
học thì khơng những số ruộng đất được khai thác khơng bị hao mịn đi trong
q trình sản xuất, mà cịn ngày một thêm màu mỡ, có chất lượng và đem lại
năng suất cao hơn. Độ phì nhiêu của đất đai là một yếu tố quyết định năng
suất trong nông nghiệp, do đó bảo vệ và khơng ngừng làm tăng độ phì nhiêu
của đất đai là một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất của người lao động
trong nông nghiệp.
- Đối tượng chính của sản xuất nơng nghiệp là cây trồng, vật ni, cịn
có thể gọi là những cơng cụ sinh vật, có chu kỳ sản xuất tương đối dài, ít
nhiều phụ thuộc thiên nhiên, thời gian sản xuất không đồng nhất với thời gian
lao động. Vì thế, muốn đạt được kết quả cao trong sản xuất nơng nghiệp cần
có những hiểu biết tường tận về hoạt động sản xuất phù hợp với các quy luật
sinh học của mỗi đối tượng sản xuất. Trong thực tế, người sản xuất nông
nghiệp khơng hồn tồn chủ động trong q trình sản xuất mà phải thường
xuyên đối phó với những diễn biến bất thường của điều kiện ngoại cảnh.
14
- Sản xuất nông nghiệp được phân bố trong một phạm vi khơng gian
rộng lớn và có tính khu vực. Vì đất đai là tư liệu sản xuất chủ yếu nên sản
xuất nông nghiệp được phân bố hầu khắp như trên các vùng lãnh thổ của cả
nước. Mặt khác, do các năng lực tự nhiên của sản xuất lại phân bố không
đồng đều giữa các vùng nên làm cho việc sản xuất mang tính khu vực. Điều
này địi hỏi phải xác định phương hướng để đạt hiệu quả cao nhất và tạo điều
kiện để phát triển nơng nghiệp tồn diện.
1.1.3. Phát triển kinh tế nông nghiệp
1.1.3.1. Phát triển kinh tế
Phát triển kinh tế là sự biến đổi kinh tế theo chiều hướng tích cực dựa
trên sự biến đổi cả về số lượng, chất lượng và cơ cấu của các yếu tố cấu thành
của nền kinh tế. Khái niệm phát triển kinh tế bao gồm:
- Sự tăng thêm về khối lượng của cải vật chất, dịch vụ và sự tiến bộ về
cơ cấu kinh tế và đời sống xã hội;
- Tăng thêm quy mô sản lượng và tiến bộ về cơ cấu kinh tế xã hội;
- Sự phát triển là một q trình tiến hóa theo thời gian do những nhân tố
nội tại của nền kinh tế quyết định. Có nghĩa là người dân của quốc gia đó phải
là những thành viên chủ yếu tác động đến sự biến đổi kinh tế của đất nước.
- Kết quả của sự phát triển kinh tế - xã hội là kết quả của một q trình
vận động khách quan, cịn mục tiêu kinh tế xã hội đề ra là thể hiện sự tiếp cận
tới các kết quả đó.
Phát triển kinh tế bền vững là phát triển đáp ứng các nhu cầu của hiện tại
mà không làm tổn thương đến các nhu cầu của các thế hệ tương lai (Hội đồng
thế giới về môi trường và phát triển). Điều đó có nghĩa là kinh tế phải phát
triển liên tục, phát triển với tốc độ cao và đáp ứng các nhu cầu hiện tại nhưng
không làm tổn thương đến các thế hệ tương lai.
Từ đây có thể hiểu phát triển kinh tế nông nghiệp là sự gia tăng về số
lượng, sản lượng nông nghiệp, chất lượng các sản phẩm nông nghiệp với cơ
cấu hợp lý theo hướng ứng dụng các thành tựu khoa học công nghệ hiện đại
15
trong lĩnh vực nông nghiệp, phù hợp với điều kiện thực tiễn của địa phương
và đảm bảo sự phát triển bền vững trong lĩnh vực nông nghiệp.
1.1.3.2. Đặc điểm của kinh tế nơng nghiệp
- Sản xuất nơng nghiệp có tính vùng miền rõ rệt
Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa của nước ta có sự phân hố rất rõ rệt theo
chiều Bắc - Nam và theo chiều cao của địa hình, nên có ảnh hưởng rất căn
bản đến cơ cấu mùa vụ và cơ cấu sản phẩm nông nghiệp. Sự phân hố của các
điều kiện địa hình, đất trồng cho phép và đồng thời đòi hỏi phải áp dụng các
hệ thống canh tác khác nhau giữa các vùng. Ở trung du và miền núi, thế mạnh
là các cây lâu năm và chăn nuôi gia súc lớn. Ở đồng bằng, thế mạnh là các
cây trồng ngắn ngày, thâm canh, tăng vụ và nuôi trồng thuỷ sản.
- Đất trồng là tư liệu sản xuất chủ yếu và không thể thay thế
Đất đai tham gia trực tiếp và quá trình tạo ra sản phẩm nông nghiệp, hiệu
quả sản xuất nông nghiệp phụ thuộc vào hiệu quả sử dụng đất đai. Tính chất
đặc biệt của tư liệu sản xuất đất đai trong nông nghiệp là ở chỗ nó bị giới hạn
về diện tích nhưng sức sản xuất của ruộng đất là chưa có giới hạn. Thực tế
này địi hỏi phải có kế hoạch sử dụng đất đai một cách hiệu quả và bảo vệ quỹ
đất nông nghiệp.
- Đối tượng của sản xuất nông nghiệp là cơ thể sống: cây trồng và vật
ni
Vì vậy sản xuất nông nghiệp chịu ảnh hưởng của các quy luật sinh học
và quy luật tự nhiên, con người không thể can thiệp thơ bạo vào q trình phát
triển của các sản phẩm nơng nghiệp. Vì vậy, việc hiểu biết và tôn trọng các
quy luật sinh học, quy luật tự nhiên là một địi hỏi quan trọng trong q trình
sản xuất nơng nghiệp.
- Sản xuất nơng nghiệp có tính thời vụ cao
Đây là đặc điểm điển hình của sản xuất nơng nghiệp, nhất là trong trồng
trọt. Thời gian sinh trưởng và phát triển của cây trồng, vật nuôi tương đối dài,
không giống nhau và thông qua hàng loạt giai đoạn kế tiếp nhau. Thời gian
16
sản xuất bao giờ cũng dài hơn thời gian lao động cần thiết để tạo ra sản phẩm
cây trồng hay vật ni. Sự khơng phù hợp nói trên là ngun nhân gây ra tính
mùa vụ. Điều này địi hỏi trước mỗi mùa vụ, cần có kế hoạch sản xuất cụ thể
cho mùa vụ và thực hiện tốt các biện pháp hạn chế tính mùa vụ như cơ giới
hóa canh tác, chuyển đổi mùa vụ, xen canh gối vụ...
- Sản xuất nông nghiệp phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên
Đặc điểm này bắt nguồn từ đối tượng lao động của nông nghiệp là cây
trồng và vật nuôi. Cây trồng và vật ni chỉ có thể tồn tại và phát triển khi có
đủ năm yếu tố cơ bản của tự nhiên là nhiệt độ, nước, ánh sáng, khơng khí và
dinh dưỡng. Các yếu tố này kết hợp chặt chẽ với nhau, cùng tác động trong
một thể thống nhất và không thể thay thế nhau.
- Trong nền kinh tế hiện đại, nông nghiệp trở thành ngành sản xuất hàng
hóa
Biểu hiện cụ thể của xu hướng này là việc hình thành và phát triển các
vùng chun mơn hóa nơng nghiệp và đẩy mạnh chế biến nông sản để nâng
cao giá trị thương phẩm.
1.1.3.3. Vai trị của phát triển kinh tế nơng nghiệp
Khi nghiên cứu sự phát triển của chủ nghĩa tư bản trong nông nghiệp các
nước Pháp, Đức vào cuối thế kỉ XVIII, các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác Lênin đã chỉ ra rằng: “Về mặt kinh tế, sự phát triển tiến tới cách mạng trong
nội bộ ngành nơng nghiệp có vai trị quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến q
trình tích tụ tư bản, đồng thời hình thành thị trường trực tiếp cho chính các
nhà tư bản và cung cấp lao động cho họ”.
Từ đó có thể thấy kinh tế nơng nghiệp đóng vai trị quan trọng trong nền
kinh tế quốc dân, cụ thể là:
- Ngành nông nghiệp cung cấp lương thực thực phẩm cho nhu cầu xã hội
C.Mác từng nói: “Trước hết con người cần phải có ăn, uống, mặc, ở
trước khi lo chuyện làm chính trị, khoa học, nghệ thuật và tơn giáo” 2. Bảo
2
C. Mác và Ăngghen: Tồn tập, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1995, t.19, tr. 499-450.
17
đảm nhu cầu về lương thực, thực phẩm không chỉ là u cầu duy nhất của
nơng nghiệp mà cịn là cơ sở phát triển các mặt khác của đời sống kinh tế - xã
hội. Ở những nước này còn nghèo, đại bộ phận sống bằng nghề nông. Tuy
nhiên ở những nước có nền cơng nghiệp phát triển cao, mặc dù tỷ trọng GDP
nông nghiệp không lớn, nhưng khối lượng nông sản của các nước này khá lớn
và không ngừng tăng, đảm bảo cung cấp đủ cho đời sống cho con người
những sản phẩm tối cần thiết đó là lương thực, thực phẩm. Lương thực thực
phẩm là yếu tố đầu tiên, có tính chất quyết định sự tồn tại phát triển của con
người và phát triển kinh tế – xã hội của đất nước.
Xã hội càng phát triển, đời sống của con người ngày càng được nâng cao
thì nhu cầu của con người về lương thực, thực phẩm cũng ngày càng tăng cả
về số lượng, chất lượng và chủng loại.
- Cung cấp một phần vốn để cơng nghiệp hóa
Cơng nghiệp hóa là nhiệm vụ trung tâm trong suốt cả thời kỳ q độ lên
chủ nghĩa xã hội. Để cơng nghiệp hóa thành công, đất nước phải giải quyết
nhiều vấn đề và phải có vốn. Là nước nơng nghiệp, thơng qua xuất khẩu các
sản phẩm nông nghiệp thu ngoại tệ, ngành nông nghiệp Việt Nam có thể góp
phần giải quyết nhu cầu vốn cho nền kinh tế.
- Cung cấp nguyên liệu để phát triển công nghiệp nhẹ
Các ngành công nghiệp nhẹ như: chế biến lương thực, thực phẩm, chế
biến hoa quả, công nghiệp dệt may, giấy, đường... phải dựa vào nguồn nguyên
liệu chủ yếu từ nông nghiệp. Quy mô, tốc độ tăng trưởng của các nguồn
nguyên liệu là nhân tố quan trọng quyết định quy mô, tốc độ tăng trưởng của
các ngành công nghiệp này.
- Làm thị trường tiêu thụ của công nghiệp và dịch vụ
Với những nước có kinh tế nơng nghiệp chiếm tỷ trọng lớn thì nơng
nghiệp, nơng thơn là nơi tập trung đơng dân cư và lao động, vì vậy là thị
trường quan trọng của công nghiệp và dịch vụ. Nơng nghiệp, nơng thơn càng
phát triển thì nhu cầu về hàng hóa, tư liệu sản xuất như thiết bị nông nghiệp,
18
điện năng, phân bón, thuốc trừ sâu... càng tăng, đồng thời các nhu cầu về dịch
vụ cho sản xuất nông nghiệp như vốn, thông tin, giao thông vận tải, thương
mại... cũng ngày càng tăng. Cùng với sự phát triển của nông nghiệp, mức
sống, thu nhập của dân cư nông thôn tăng lên và nhu cầu của họ về các sản
phẩm công nghiệp phục vụ tiêu dùng như hàng điện tử, may mặc thời trang...
và nhu cầu về dịch vụ văn hóa, giải trí, du lịch, thể thao... cũng ngày càng
tăng, góp phần đáng kể mở rộng thị trường của cơng nghiệp và dịch vụ.
- Phát triển nông nghiệp là cơ sở đảm bảo ổn định kinh tế, chính trị, xã
hội
Như đã phân tích ở trên, phát triển kinh tế nơng nghiệp một mặt đảm bảo
nhu cầu lương thực, thực phẩm cho xã hội, mặt khác cung cấp nguyên liệu
cho công nghiệp nhẹ, đồng thời góp phần thúc đẩy phát triển cơng nghiệp,
dịch vụ. Phát triển kinh tế nơng nghiệp vì thế đảm bảo tự chủ và an ninh
lương thực, tạo tiền đề cho sự ổn định, phát triển nền kinh tế quốc dân.
- Phát triển nơng nghiệp trồng trọt cịn góp phần quan trọng thực hiện
chiến lược phát triển kinh tế bền vững và bảo vệ môi trường
Nông nghiệp và nơng thơn có vai trị to lớn, là cơ sở trong sự phát triển
bền vững của mơi trường vì sản xuất nông nghiệp gắn liền trực tiếp với môi
trường tự nhiên: đất đai, khí hậu, thời tiết, thủy văn. Nơng nghiệp sử dụng
nhiều hố chất như phân bón hố học, thuốc trừ sâu bệnh … làm ô nhiễm đất
và nguồn nước. Q trình canh tác, sản xuất nơng nghiệp dễ gây ra xói mịn ở
các triền dốc thuộc vùng đồi núi và khai hoang mở rộng diện tích đất rừng. Vì
thế cần tìm những giải pháp thích hợp để duy trì và tạo ra sự phát triển bền
vững của mơi trường.
1.1.4. Quan niệm của Hồ Chí Minh về nơng nghiệp
Bắt đầu từ Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII năm 1991, Đảng đã
khẳng định: “Lấy chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền
tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho hành động của Đảng”. Khái niệm tư tưởng
19
Hồ Chí Minh cũng được Đảng hồn thiện trong các các kỳ đại hội tiếp theo.
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI năm 2011 đã định nghĩa:
“Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống quan điểm tồn
diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam,
là kết quả của sự vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác Lênin vào điều kiện cụ thể của nước ta, kế thừa và phát triển các
giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa
nhân loại... Tư tưởng Hồ Chí Minh là tài sản tinh thần to lớn của
Đảng và dân tộc ta, mãi soi đường cho cuộc đấu tranh của nhân
dân ta giành thắng lợi”3.
Tư tưởng Hồ Chí Minh về nơng nghiệp là một bộ phận quan trọng trong
tư tưởng kinh tế của Người. Tư tưởng Hồ Chí Minh về kinh tế được hình thành
rất sớm - từ đầu những năm 20 của thế kỷ XX. Mặc dù khơng có một tác
phẩm riêng biệt nào tập trung nói về tư tưởng kinh tế, nhưng thơng qua các bài
viết, bài phát biểu, bài nói chuyện của Người đã thể hiện nhiều luận điểm sâu
sắc về kinh tế, đặc biệt là về phát triển nông nghiệp, nông thôn ở nước ta.
Như vậy có thể hiểu: Tư tưởng Hồ Chí Minh về nông nghiệp là một hệ
thống những luận điểm lý luận toàn diện và sâu sắc được rút ra từ thực tiễn
cách mạng, từ sự kế thừa và phát triển những kinh nghiệm, truyền thống đặc
sắc của dân tộc và trí tuệ của thời đại mà đỉnh cao là chủ nghĩa Mác - Lênin
nhằm xây dựng và phát triển nền nông nghiệp Việt Nam từ sản xuất nhỏ,
manh mún, lạc hậu tiến dần lên nền nông nghiệp hiện đại, khoa học - kỹ thuật
tiên tiến, có khả năng cải thiện và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của
nhân dân lao động.
3
Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb Chính trị
quốc gia, Hà Nội, 2011, tr.83.