Tải bản đầy đủ (.doc) (85 trang)

Nghiên cứu và đề xuất công nghệ xử lý nước thải cá cơm hấp tại làng nghề cá cơm hấp Mỹ Tân, huyện Ninh Hải, tỉnh Ninh Thuận

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.31 MB, 85 trang )

Đồ án tốt nghiệp GVHD: Th.S Lâm Vónh Sơn
Chương 1
MỞ ĐẦU
ĐẶT VẤN ĐỀ
Theo Báo cáo Môi trường Quốc gia 2008 về Môi trường Làng nghề Việt
Nam thì làng nghề Việt Nam được chia thành 06 nhóm ngành chính, cụ thể nhóm
chế biến lương thực, thực phẩm, chăn nuôi và giết mổ (chiếm 20%); nhóm dệt
nhuộm, ươm tơ, thuộc da (chiếm 17%); nhóm sản xuất vật liệu xây dựng và khai
thác đá (chiếm 5%); nhóm tái chế phế liệu (chiếm 4%); nhóm làng nghề thủ công
mỹ nghệ (chiếm 39%) và nhóm các ngành khác (chiếm 15%). Các làng nghề đã
đóng vai trò quan trọng trong thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội, góp phần phát
triển kinh tế theo hướng công nghiệp hóa – hiện đại hóa, xóa đói giảm nghèo ở
nông thôn, giải quyết việc làm lúc nông nhàn, tăng thu nhập và phát triển du lòch.
Bên cạnh đó sự phát triển của các làng nghề đang gia tăng vấn đề ô nhiễm môi
trường, các chất khí thải, nước thải và chất thải rắn chưa được xử lý đã thải thẳng
vào môi trường, gây ô nhiễm nghiêm trọng không khí, các nguồn nước mặt, nước
dưới đất và gây tác hại lớn đến sức khỏe cộng đồng.
Ô nhiễm môi trường tại các làng nghề là dạng ô nhiễm phân tán trong
phạm vi một khu vực và mang đậm nét đặc thù của hoạt động sản xuất theo
ngành nghề và loại hình sản xuất.
Hiện nay, tại Ninh Thuận có 05 làng nghề thuộc các nhóm chế biến thực
phẩm, dệt nhuộm và thủ công mỹ nghệ, trong đó Làng nghề cá cơm hấp Mỹ Tân
thuộc nhóm chế biến thực phẩm đang gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe người dân
và tác động xấu đến môi trường. Sản phẩm của Làng nghề cá cơm hấp Mỹ Tân là
cá cơm khô. Hàng ngày, lượng nước thải trong quá trình sản xuất có chứa hàm
SVTH: Nguyễn Thò Tố Uyên Trang 1
Đồ án tốt nghiệp GVHD: Th.S Lâm Vónh Sơn
lượng chất hữu cơ và độ mặn cao được thải bỏ trực tiếp, không qua xử lý gây ô
nhiễm môi trường, ảnh hưởng xấu đến đời sống và sức khỏe người dân xung
quanh.
Vì vậy, trong phạm vi hạn hẹp của Đồ án tốt nghiệp em xin chọn đề tài


“Nghiên cứu và đề xuất công nghệ xử lý nước thải cá cơm hấp tại Làng nghề
cá cơm hấp Mỹ Tân, huyện Ninh Hải, tỉnh Ninh Thuận” góp phần giải quyết
các vấn đề môi trường, đảm bảo cho hoạt động sản xuất được duy trì.
1.1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Có 02 lý do em chọn đề tài này:
- Làng nghề cá cơm hấp Mỹ Tân gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe, đời sống
người dân và tác động xấu đến môi trường xung quanh.
- Những cơ sở sản xuất của Làng nghề cá cơm hấp Mỹ Tân nằm ở hai bên
đường trên đường đi Khu du lòch sinh thái Vónh Hy nên gây ảnh hưởng xấu
đến sức khỏe và tâm lý của khách du lòch.
1.2. MỤC ĐÍCH:
- Làm quen với cách vận hành các mô hình xử lý nước bằng phương pháp
hóa lý (keo tụ), cách quan sát hiện tượng và phân tích, đánh giá số liệu thu
thập để có thể trình bày một báo cáo nghiên cứu ứng dụng.
- Dựa vào các kết quả nghiên cứu động học quá trình xử lý nước bằng keo tụ
trong điều kiện phòng thí nghiệm để tính toán thiết kế công trình xử lý
nước thải chế biến cá cơm hấp.
1.3. ĐỐI TƯNG NGHIÊN CỨU:
Nước thải chế biến cá cơm hấp tại Làng nghề chế biến cá cơm hấp Mỹ
Tân, huyện Ninh Hải, tỉnh Ninh Thuận.
1.4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU:
- Tập trung điều tra tình hình thực tế sản xuất và môi trường tại Làng nghề
cá cơm hấp Mỹ Tân, huyện Ninh Hải, tỉnh Ninh Thuận.
SVTH: Nguyễn Thò Tố Uyên Trang 2
Đồ án tốt nghiệp GVHD: Th.S Lâm Vónh Sơn
- Nghiên cứu thí nghiệm hóa lý nước thải cá cơm hấp trong phòng thí
nghiệm của Trạm Quan Trắc thuộc Chi cục Bảo vệ Môi trường tỉnh Ninh
Thuận.
1.5. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ Ý NGHĨA THỰC TIỄN:
- Ý nghóa khoa học: Nghiên cứu công nghệ hóa lý (keo tụ) để đề xuất công

trình xử lý hiệu quả nước thải cá cơm hấp.
- Ý nghóa thực tiễn: Giảm ô nhiễm môi trường, sức khỏe và đời sống của
người dân được đảm bảo tốt, khách du lòch thoải mái ngắm cảnh khi đi qua
Làng nghề cá cơm hấp Mỹ Tân.
1.6. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
- Phương pháp điều tra, khảo sát.
- Phương pháp tổng hợp và phân tích những tài liệu, số liệu thu thập được.
- Phương pháp thực nghiệm.
- Phương pháp xử lý số liệu bằng phần mềm Execl.
- Đề xuất công nghệ xử lý.
SVTH: Nguyễn Thò Tố Uyên Trang 3
Đồ án tốt nghiệp GVHD: Th.S Lâm Vónh Sơn
Chương 2
GIỚI THIỆU LÀNG NGHỀ CÁ CƠM HẤP MỸ TÂN
SVTH: Nguyễn Thò Tố Uyên Trang 4
Làng nghề cá cơm
hấp Mỹ Tân
Đồ án tốt nghiệp GVHD: Th.S Lâm Vónh Sơn
Hình 2.1. Bản đồ tỉnh Ninh Thuận năm 2004
2.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN:
- Làng nghề cá cơm hấp Mỹ Tân nằm tại thôn Mỹ Tân, xã Thanh Hải,
huyện Ninh Hải, tỉnh Ninh Thuận.
- Diện tích: 30 ha
- Khí hậu: Nhiệt độ trung bình 27,5
o
C; hàng năm có khoảng 60 ngày mưa với
lượng mưa trung bình 700 mm/năm. Lượng bốc hơi 1.800 mm/năm.
- Đòa hình: Đây là vùng đồng bằng ven biển, đòa hình tương đối bằng phẳng,
có tầng đất dày, có khả năng sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy hải sản
và làm muối.

- Thủy văn: Nước mặt và nước ngầm đều nghèo.
2.2. ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ VÀ CHẤT THẢI TẠI LÀNG NGHỀ :
- Gồm có 26 cơ sở hoạt động chế biến cá cơm khô hấp nằm trong khu vực
quy hoạch.
- Thời gian sản xuất là kéo dài từ tháng 4 âm lòch đến tháng 12 âm lòch,
trong đó tháng 6 và tháng 7 là mùa sản xuất chính.
- Năng lực chế biến: 02 – 05 tấn nguyên liệu/cơ sở/ngày.
- Chất thải rắn làng nghề này chủ yếu vảy cá, cát, tro đốt lò, thải ra
khoảng 0,5 – 0,6 tấn/ngày được đội vệ sinh xã hàng ngày đến thu gom và
chuyển về bãi rác xã xử lý chung rác thải sinh hoạt.
- Nước thải khoảng 4,5 m
3
/cơ sở/ngày có chứa hàm lượng chất hữu cơ và độ
mặn cao được thải bỏ trực tiếp trong khuôn viên mỗi cơ sở (mỗi cơ sở đều
đào một cái hố chứa nước thải) không qua xử lý gây ô nhiễm môi trường.
2.3. ĐẶC ĐIỂM CHẾ BIẾN CÁ CƠM HẤP:
2.3.1. Nguyên liệu: Cá cơm và cá nục nhưng chủ yếu là cá cơm. Cá cơm gồm có
cá cơm săn, cá cơm ba lài, cá cơm mồm, cá cơm than.
SVTH: Nguyễn Thò Tố Uyên Trang 5
Đồ án tốt nghiệp GVHD: Th.S Lâm Vónh Sơn
2.3.2. Qui trình sản xuất chế biến cá cơm khô:

Thuyết minh qui trình:
- Tiếp nhận nguyên liệu: Yêu cầu cá cơm khi nhập vào phải tươi, không trầy
da tróc phấn, không bò dập, không bể bụng, thân cá duỗi thẳng.
SVTH: Nguyễn Thò Tố Uyên Trang 6
Tiếp nhận nguyên liệu
(cá cơm, cá nục)
Rửa và làm sạch
nguyên liệu

Hấp cá (luộc)
Làm nguội
Phơi (sấy)
Làm mát
Phân loại
Đóng gói
Thành phẩm
Nước, muối
Nước, muối, củi
Mùi tanh, hôi
Lá cây, đầu cá,…
Bòch nylon,
giấy
Nước thải, chất
thải rắn (đầu cá,
ruột cá)
Nước thải
Hình 2.2 Qui trình sản xuất cá cơm hấp
Đồ án tốt nghiệp GVHD: Th.S Lâm Vónh Sơn
- Rửa và làm sạch nguyên liệu: Tiến hành như sau:
Cách 1: Dùng thau nhựa to. Cho nước sạch và muối hột vào thau nhựa to,
khuấy tan muối hột rồi múc cá từ thùng đựng cá ra thau nhựa to để rửa sạch
bẩn bám, máu bầm và cát trên cá. Thường áp dụng đối với cá nục, sử dụng 50
lít nước và 10 kg muối hột để rửa cho 1 giỏ cá 40 kg.
Cách 2: Dùng bể xi măng. Cho vó vào bể xi măng đã có nước sạch và muối
hột, rồi cho cá vào vó (1,5 kg cá/1 vó), dùng tay khỏa nước để cá được dàn đều
trên vó (nhằm mục đích tránh dập cá và trầy da, tróc phấn). Thường áp dụng
đối với cá cơm, sử dụng 40 lít nước và 08 kg muối hột để rửa cho 1 giỏ cá 40
kg.
- Hấp cá (luộc): Sau khi rửa sạch, cho 10 vó cá vào gióng rồi nhúng vào nồi

nước luộc đang sôi. Nước luộc đã có nồng độ muối khoảng 3%. Thời gian
luộc tùy theo kích thước cá, trung bình khoảng 15 phút cho 01 lần luộc.
Yêu cầu cảm quan cá chín là thòt trắng, không bò bầm ở hai bên xương
sống.
- Làm nguội: Cá sau khi luộc được vớt ra ngoài làm nguội. Cá được làm
nguội bằng cách dùng quạt gió thổi trực tiếp vào chồng vó vừa vớt ra từ nồi
luộc. Mục đích là tránh hiện tượng tạo lớp keo bề mặt, cản trở sự di chuyển
của nước từ bên trong ra ngoài (lâu khô và khô không triệt để).
- Phơi (sấy): Cá sau khi làm nguội được đem ra trời nắng phơi. Cá được phơi
dưới ánh nắng mặt trời sau 2-3 giờ là ráo mặt, ta dùng vó khác (vó không)
chụp lên trên vó đang có cá phơi rồi úp vó lại, khi đó ta được vó không và
tiếp tục làm cho đến hết các vó. Thao tác này gọi là đảo cá, để cá được khô
đều. Nếu trời không nắng thì dùng quạt gió để sấy rồi chờ nắng đem phơi.
Cá phơi cho đến khi đạt độ ẩm khoảng 18% là đạt yêu cầu.
- Làm mát: Cá phơi đạt độ khô yêu cầu thì đem vào nhà để làm nguội bằng
phương pháp tự nhiên hoặc dùng quạt máy. Mục đích của việc làm nguội
SVTH: Nguyễn Thò Tố Uyên Trang 7
Đồ án tốt nghiệp GVHD: Th.S Lâm Vónh Sơn
là làm dòu cá, tránh trường hợp gãy đầu, tróc phấn và hiện tượng “đổ mồ
hôi” sau khi đóng thùng (lâu dần cá có thể chuyển màu vàng kém chất
lượng).
- Phân loại, cỡ: Theo yêu cầu thò trường thường phân thành 02 loại:
+ Loại 1: Cá nguyên vẹn, không bể bụng, tróc phấn, vàng bụng.
+ Loại 2: Màu cá ít sáng, bụng vàng nhạt.
- Đóng gói: 10 kg cá thành phẩm vào túi nilon rồi đóng vào thùng carton.
- Bảo quản: Cá sau khi chế biến được bảo quản trong kho lạnh ở nhiệt độ từ
18
0
C đến -10
0

C. Trong trường hợp không có kho lạnh thì cá phải kòp thời
đưa đi tiêu thụ vì để cá lâu trong điều kiện thường thì cá bò giảm chất
lượng như biến màu hoặc đóng mốc.
Đònh mức thành phẩm và nước sạch:
- Cứ 3,5 kg cá tươi sẽ tạo ra 1 kg cá thành phẩm để nguyên đầu; 4,5 kg cá
tươi sẽ tạo ra 1 kg cá khô thành phẩm bỏ đầu.
- Xử lý nguyên liệu 90 lít nước/giỏ cá 40 kg.
- Trong công đoạn luộc thì đối với nồi 90x90x50 cm thì nước luộc khoảng
500 lít chứa 20 kg muối và nước luộc bổ sung 2lít/giỏ.
2.4. THÀNH PHẦN, TÍNH CHẤT NƯỚC THẢI:
Bảng 2.1. Kết quả phân tích thành phần, tính chất nước thải một số cơ sở chế biến
cá cơm hấp tại Làng nghề cá cơm hấp Mỹ Tân
Stt Ký hiệu
mẫu
pH SS (mg/l) DO
(mg0
2
/l)
Độ mặn
(‰)
COD
(mg/l)
BOD
5
(mg/l)
Tổng N
(mg/l
Tổng P
(mg/l)
SO

4
2-
(g/l)
Coliform
(MNP/ml)
1 M1 5,92 2.140 3,3 92 23.345 15.050 3.893 852 2,87 0,45x10
1
2 M2 6,02 1.730 4,2 41,1 8.584 6.550 1.045 377 2,27 0,93x10
3
3 M3 6,0 1.875 4,3 23,9 16.323 8.520 1.063 307 4,26 0,4x10
1
4 M4 6,38 1.680 3,8 26,7 8.935 5.460 1.170 396 49,02 m tính
Phương pháp
Máy Lọc-sấy Máy Máy đo Đun hoàn Ủ 20
0
C Kjeldahl Acid Độ MPN
SVTH: Nguyễn Thò Tố Uyên Trang 8
Đồ án tốt nghiệp GVHD: Th.S Lâm Vónh Sơn
đo 103-105
0
C đo DO EC lưu kín 5 ngày Ascorbic đục
QCVN 24:
2009/BTNMT
(B)
5,5-9 100 100 50 30 6 5000
(Nguồn: Trạm Quan Trắc – Chi cục Bảo vệ Môi trường Ninh Thuận)
Ghi chú: Đòa điểm lấy mẫu tương ứng với ký hiệu mẫu
- Mẫu được lấy tại khâu luộc cá
M1: Hộ ông Lê Thành Đạo
M2: Hộ bà Lê Thò Xẩu

- Mẫu được lấy tại hố chứa nước thải
M3: Hộ bà Nguyễn Thò Nhẫn
M4: Hộ bà Lê Thò Tánh
Nhận xét:
- So với quy chuẩn loại B theo QCVN 24: 2009/BTNMT – Quy chuẩn Quốc
gia về nước thải công nghiệp thì nước thải của các hộ sản xuất đều có pH
và chỉ tiêu vi sinh nằm trong giới hạn cho phép nhưng các chỉ tiêu hóa lý
SS, BOD
5
, COD, N, P đều vượt quy chuẩn cho phép. Cụ thể: chỉ tiêu SS thì
vượt quy chuẩn gấp 16,8 – 21,4 lần, chỉ tiêu BOD
5
thì vượt quy chuẩn gấp
109,2 – 301 lần, chỉ tiêu COD thì vượt quy chuẩn gấp 85,84 – 233,45 lần,
chỉ tiêu N thì vượt quy chuẩn gấp 34,83 – 129,77 lần, chỉ tiêu P thì vượt
quy chuẩn gấp 51,12 – 142 lần. Do đó, nước thải này không được phép thải
ra môi trường xung quanh khi chưa xử lý vì nước thải bò ô nhiễm cao bởi
các chất hữu cơ và các chất dinh dưỡng sẽ làm thay đổi thay phần, tính
chất môi trường sinh thái.
- Nước thải chứa hàm lượng N và P cao khi thải vào nguồn nước sẽ được các
động vật phù du nhất là tảo lam hấp thụ tạo nên sinh khối trong quá trình
quang hợp. Sự phát triển đột ngột của tảo lam trong nguồn nước giàu dinh
dưỡng làm cho nước có mùi và độ màu tăng lên, chế độ oxy trong nguồn
nước không ổn đònh. Sau quá trình phát triển, phù du thực vật bò chết. Xác
SVTH: Nguyễn Thò Tố Uyên Trang 9
Đồ án tốt nghiệp GVHD: Th.S Lâm Vónh Sơn
phù du thực vật sẽ làm tăng thêm một lượng chất hữu cơ, tạo nên sự nhiễm
bẩn lần hai trong nguồn nước.
- Với nguồn nước thải trên thì trước khi thải bỏ vào môi trường cần phải xử
lý để không gây ô nhiễm môi trường.

2.5. CÁC TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG DO CHẾ BIẾN CÁ CƠM HẤP TẠO
RA:
- Việc chế biến cá cơm được thực hiện ngay sau khi đánh bắt. Nước thải sản
xuất thải trực tiếp ra môi trường bên ngoài không qua hệ thống xử lý, đây
là nguyên nhân chính gây ô nhiễm môi trường và sức khỏe, đời sống người
dân, cụ thể:
+ Hướng gió Nam từ tháng 1 đến tháng 7 ảnh hưởng đến sức khỏe, đời
sống người dân thôn Mỹ Hòa, xã Thanh Hải, huyện Ninh Hải, tỉnh Ninh
Thuận.
+ Hướng gió Bắc từ tháng 8 đến tháng 12 ảnh hưởng đến sức khỏe, đời
sống người dân thôn Mỹ Tân, xã Thanh Hải, huyện Ninh Hải, tỉnh Ninh
Thuận.
- Nước thải với độ mặn cao khi thấm xuống đất sẽ gây nhiễm mặn đến
nguồn nước ngầm.
- Hàm lượng chất hữu cơ cao trong điều kiện thiếu oxy trong nước xảy ra
quá trình phân hủy yếm khí tạo ra sản phẩm độc hại như H
2
S, gây mùi
hôi thối và làm cho nước có màu đen.
SVTH: Nguyễn Thò Tố Uyên Trang 10
Đồ án tốt nghiệp GVHD: Th.S Lâm Vónh Sơn
Chương 3
TỔNG QUAN CÔNG NGHỆ XỬ LÝ
3.1. PHƯƠNG PHÁP CƠ HỌC:
Xử lý cơ học nhằm mục đích:
- Tách các chất không hòa tan, những vật chất lơ lửng có kích thước lớn (rác,
nhựa, dầu mỡõ, cặn lơ lửng, các tạp chất nổi…) ra khỏi nước thải.
- Loại bỏ cặn nặng như sỏi, cát, mảnh kim loại, thủy tinh…
- Điều hoà lưu lượng và nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải.
- Xử lý cơ học là giai đoạn chuẩn bò và tạo điều kiện thuận lợi cho các quá

trình xử lý hoá lý và sinh học .
3.1.1. Song chắn rác:
Song chắn rác thường đặt trước hệ thống xử lý nước thải hoặc có thể đặt tại
các miệng xả trong phân xưởng sản xuất nhằm giữ lại các tạp chất có kích thước
lớn như: nhánh cây, gỗ, lá, giấy, nilông, vải vụn và các loại rác khác.
Dựa vào khoảng cách các thanh, song chắn được chia thành hai loại:
- Song chắn thô có khoảng cách giữa các thanh từ 60 - 100mm.
- Song chắn mòn có khoảng cách giữa các thanh từ 10 - 25mm.
SVTH: Nguyễn Thò Tố Uyên Trang 11
Đồ án tốt nghiệp GVHD: Th.S Lâm Vónh Sơn
(Tiêu chuẩn Xây Dựng TCXD-51-84)
3.1.2. Lưới lọc:
Lưới lọc dùng để khử các chất lơ lửng có kích thước nhỏ, thu hồi các thành
phần quý không tan hoặc khi cần phải loại bỏ rác có kích thước nhỏ. Kích thước
mắt lưới từ 0,5 - 1,0mm.
Lưới lọc thường được bao bọc xung quanh khung rỗng hình trụ quay tròn
(hay còn gọi là trống quay) hoặc đặt trên các khung hình dóa.
3.1.3. Bể lắng cát:
Bể lắng cát có nhiệm vụ loại bỏ cát, cuội, xỉ lò hoặc các loại tạp chất vô cơ
khác có kích thước từ 0,2 – 2 mm ra khỏi nước thải nhằm đảm bảo an toàn cho
bơm khỏi bò cát, sỏi bào mòn, tránh tắc đường ống dẫn và tránh ảnh hưởng đến
công trình sinh học phía sau.
Trong các loại bể lắng cát có một công trình phụ là sân phơi cát. Vì lượng
cát lấy ra nước thải có chứa nhiều nước nên cần sân phơi để tách nước.
3.1.4. Bể lắng:
Nước thải trước khi đi vào xử lý sinh học cần loại bỏ các cặn bẩn không tan
ra khỏi dòng bằng bể lắng (bể lắng I), cặn hình thành trong quá trình keo tụ tạo
bông hoặc cặn sinh ra trong quá trình xử lý sinh học (bể lắng đợt 2).
Bể lắng có cấu tạo mặt bằng là hình chữ nhật hay hình tròn, được thiết kế để
loại bỏ bằng trọng lực các hạt cặn có trong nước thải theo dòng liên tục ra vào bể.

Các loại bể lắng: Bể lắng ngang, bể lắng đứng, bể lắng ly tâm…
3.1.5. Bể điều hòa:
Do đặc thù công nghệ sản xuất của một số ngành công nghiệp, lưu lượng và
nồng độ nước thải thường không đều theo các giờ trong ngày, đêm. Sự dao động
lớn về lưu lượng và nồng độ dẫn đến những hậu quả xấu đến hoạt động của mạng
lưới và các công trình xử lý. Do đó bể điều hòa được dùng để duy trì dòng thải và
nồng độ và ổn đònh vi sinh vật trước khi vào công trình xử lý khác, khắc phục
SVTH: Nguyễn Thò Tố Uyên Trang 12
Đồ án tốt nghiệp GVHD: Th.S Lâm Vónh Sơn
những sự cố vận hành do sự dao động về nồng độ và lưu lượng của nước thải gây
ra và nâng cao hiệu suất của các quá trình xử lý sinh học. Bể điều hòa có thể
được phân loại như sau:
- Bể điều hòa lưu lượng
- Bể điều hòa nồng độ
- Bể điều hòa cả lưu lượng và nồng độ
3.1.6. Bể vớt dầu mỡ:
Bể vớt dầu mỡ thường áp dụng khi xử lý nước thải có chứa dầu mỡ (nước
thải công nghiệp). Đối với nước thải sinh hoạt khi hàm lượng dầu mỡ không cao
thì việc vớt dầu mỡ thường thực hiện ngay ở bể lắng nhờ thiết bò gạt nổi.
3.1.7. Bể lọc:
Lọc được ứng dụng để tách các tạp chất có kích thước nhỏ khi không thể
loại được bằng phương pháp lắng. Quá trình lọc ít khi sử dụng trong xử lý nước
thải, thường chỉ sử dụng trong trường hợp nước sau xử lý đòi hỏi có chất lượng
cao.
3.2. PHƯƠNG PHÁP HÓA HỌC:
Phương pháp hóa học đưa vào thành phần nước thải chất phản ứng. Chất này
có tác dụng với tạp chất bẩn có trong nước thải và loại chúng ra khỏi nước thải
dưới dạng cặn lắng hoặc hòa tan không độc hại.
3.2.1. Phương pháp trung hòa:
Nhằm trung hòa nước thải có pH quá cao hoặc quá thấp, tạo điều kiện cho

các quá trình xử lý hóa lý và sinh học :
H
+
+ OH
-
→ H
2
O
Vôi (Ca(OH)
2
) thường được sử dụng rộng rãi như một Bazơ để xử lý các
nước thải có tính Axit, trong khi Axit Sulfuric (H
2
SO
4
) là một chất tương đối rẻ
tiền dùng trong xử lý nước thải có tính Bazơ.
3.2.2. Phương pháp oxy hóa – khử: dùng để
SVTH: Nguyễn Thò Tố Uyên Trang 13
Đồ án tốt nghiệp GVHD: Th.S Lâm Vónh Sơn
- Khử trùng nước.
- Chuyển một nguyên tố hòa tan sang kết tủa hoặc một nguyên tố hòa tan
sang thể khí.
- Biến đổi một chất không phân hủy sinh học thành nhiều chất đơn giản hơn,
có khả năng đồng hóa bằng vi khuẩn.
- Loại bỏ các kim loại nặng như Cu, Pb, Zn, Cr, Ni, As …và một số chất độc
như cyanua.
- Các chất oxy hóa thông dụng: Ozon, Chlorine, Hydro peroxide, Kali
permanganate
- Quá trình này thường phụ thuộc rõ rệt vào pH và sự hiện diện của chất xúc

tác.
3.2.3. Kết tủa hóa học:
Kết tủa hóa học thường được sử dụng để loại trừ các kim loại nặng trong
nước. Phương pháp được sử dụng rộng rãi nhất để kết tủa các kim loại là tạo
thành các hydroxide, ví dụ:
Cr
3+
+ 3OH
-
→ Cr(OH)
3
Fe
3+
+ 3OH
-
→ Fe(OH)
3
Phương pháp kết tủa hóa học hay được sử dụng nhất là phương pháp tạo các
kết tủa với vôi. Soda cũng có thể được sử dụng để kết tủa các kim loại dưới dạng
hydroxide (Fe(OH)
3
), carbonate (CaCO
3
), …Anion carbonate tạo ra hydroxide do
phản ứng thủy phân với nước :
CO
3
2-
+ H
2

O → HCO
3
-
+ OH
-
3.3. PHƯƠNG PHÁP HOÁ LÝ:
Dựa vào tính chất vật lí thành phần ô nhiễm để tách chúng ra khỏi nước thải
3.3.1. Keo tụ:
Các hạt cặn có kích thước nhỏ hơn 10 – 4 mm thường không thể tự lắng được
mà luôn tồn tại ở trạng thái lơ lửng. Muốn loại bỏ các hạt cặn lơ lửng phải dùng
SVTH: Nguyễn Thò Tố Uyên Trang 14
Đồ án tốt nghiệp GVHD: Th.S Lâm Vónh Sơn
biện pháp xử lý cơ học kết hợp với biện pháp hóa học, tức là cho vào nước cần xử
lý các chất phản ứng để tạo ra các hạt keo có khả năng kết dính lại với nhau và
dính kết các hạt cặn lơ lửng trong nước, tạo thành các bông cặn lớn hơn có trọng
lượng đáng kể. Quá trình thủy phân các chất đông tụ và tạo thành các bông keo
xảy ra theo các giai đoạn
Me
3
+ HOH  Me(OH)
2+
+ H
+
Me(OH)
2+
+ HOH  Me(OH)
+
+ H
+
Me(OH)

+
+ HOH  Me(OH)
3
+ H
+
Me
3+
+ 3HOH  Me(OH)
3
+ 3H
+
Do đó, các bông cặn mới tạo thành dễ dàng lắng xuống ở bể lắng. Để thực
hiện quá trình keo tụ, người ta cho vào trong nước các chất keo tụ thích hợp như :
phèn nhôm Al
2
(SO
4
)
3
, phèn sắt loại FeSO
4
, Fe
2
(SO
4
)
3
hoặc loại FeCl
3
. Các loại

phèn này được đưa vào nước dưới dạng dung dòch hòa tan.
3.3.2. Tuyển nổi:
 Tuyển nổi khí tan(Dissolved Air Flotation):
Biện pháp này được sử dụng rộng rãi với nước thải chứa các chất bẩn nhỏ vì
nó cho phép tạo bọt khí rất nhỏ. Thực chất của biện pháp này là tạo ra một dung
dòch quá bão hòa không khí. Sau đó không khí được tách ra khỏi dung dòch ở dạng
các bọt cực nhỏ và lôi kéo các chất bẩn nổi lên trên mặt nước.
- Tuyển nổi chân không
- Tuyển nổi không áp lực
- Tuyển nổi áp lực.
 Tuyển nổi với cung cấp không khí nén qua tấm xốp, ống châm lỗ:
Quá trình tuyển nổi được thực hiện bằng cách sục các bọt khí nhỏ vào pha
lỏng. Các bọt khí này sẽ kết dính với các hạt cặn. Khi khối lượng riêng của tập
hợp bọt khí và cặn nhỏ hơn khối lượng riêng của nước, cặn sẽ theo bọt khí nổi lên
bề mặt. Khí chủ yếu cung cấp theo 2 cách sau:
SVTH: Nguyễn Thò Tố Uyên Trang 15
Đồ án tốt nghiệp GVHD: Th.S Lâm Vónh Sơn
- Tuyển nổi với thổi không khí nén qua các vòi
- Tuyển nổi với phân tán không khí qua tấm xốp.
3.3.3. Hấp phụ:
Phương pháp này được sử dụng để làm sạch nước thải khỏi các chất hữu cơ
hòa tan. Quá trình hấp phụ được thực hiện bằng cách cho tiếp xúc hai pha không
hòa tan là pha rắn (chất hấp phụ) với pha khí hoặc pha lỏng. Dung chất (chất bò
hấp thụ) sẽ đi từ pha lỏng (hoặc pha khí) đến pha rắn cho đến khi nồng độ dung
chất trong dung dòch đạt cân bằng. Ưu điểm của phương pháp này là hiệu quả cao
80-90%, có khả năng xử lý nhiều chất trong nước thải.
Chất hấp phụ thường được sử dụng là: Than hoạt tính, các chất tổng hợp và
chất thải của vài ngành sản xuất (tro, rỉ, mạt cưa), chất hấp phụ vô cơ (đất sét,
Silicagen, keo nhôm) và các chất Hydroxit kim loại (ít được sử dụng vì năng
lượng tương tác của chúng với các phân tử nước lớn).

3.3.4. Trao đổi ion:
Phương pháp này có thể khử tương đối triệt để các tạp chất ở trạng thái ion
trong nước như Zn, Cu, Cr, Ni, Hg, Mn … cũng như các hợp chất của Asen,
Photpho, Cyanua, chất phóng xạ. Thường sử dụng nhựa trao đổi ion nhằm khử
cứng và khử khoáng.
3.4. PHƯƠNG PHÁP SINH HỌC:
Phương pháp sinh học được ứng dụng để xử lý các chất hữu cơ hòa tan có
trong nước thải cũng như một số chất vô cơ như: H
2
S, Sulfide, Ammonia, … dựa
trên cơ sở hoạt động của vi sinh vật. Vi sinh vật sử dụng chất hữu cơ và một số
khoáng chất làm thức ăn để sinh trưởng và phát triển. Một cách tổng quát,
phương pháp xử lý sinh học có thể phân thành 2 loại :
- Phương pháp kò khí : Sử dụng nhóm vi sinh vật kò khí, hoạt động trong điều
kiện không có Ôxy.
SVTH: Nguyễn Thò Tố Uyên Trang 16
Đồ án tốt nghiệp GVHD: Th.S Lâm Vónh Sơn
- Phương pháp hiếu khí : Sử dụng nhóm vi sinh vật hiếu khí, hoạt động trong
điều kiện cung cấp Ôxy liên tục.
3.4.1. Quá trình kò khí:
 Bể phản ứng yếm khí tiếp xúc:
Quá trình phân hủy xảy ra trong bể kín với bùn tuần hoàn. Hỗn hợp bùn và
nước thải trong bể được khuấy trộn hoàn toàn, sau khi phân hủy hỗn hợp được
đưa sang bể lắng hoặc bể tuyển nổi để tách riêng bùn và nước. Bùn tuần hoàn trở
lại bể kò khí, lượng bùn dư thải bỏ thường rất ít do tốc độ sinh trưởng của vi sinh
vật khá chậm.
 Bể xử lý bằng đệm bùn kò khí dòng hướng lên (UASB):
Đây là một trong những quá trình kò khí ứng dụng rộng rãi nhất trên thế do
hai đặc điểm chính sau :
- Cả ba quá trình phân hủy – lắng bùn – tách khí được lắp đặt trong cùng

một công trình.
- Tạo thành các loại bùn hạt có mật độ vi sinh vật rất cao và tốc độ lắng
vượt xa so với bùn hoạt tính hiếu khí dạng lơ lửng
Bên cạnh đó, quá trình xử lý sinh học kò khí UASB còn có những ưu điểm so
với quá trình bùn hoạt tính hiếu khí như :
- Ít tiêu tốn năng lượng vận hành.
- Ít bùn dư nên giảm chi phí xử lý bùn.
- Bùn sinh ra dễ tách nước.
- Nhu cầu dinh dưỡng thấp nên giảm chi phí bổ sung dinh dưỡng.
- Có khả năng thu hồi năng lượng từ khí Methane.
 Bể lọc kò khí(UAF):
SVTH: Nguyễn Thò Tố Uyên Trang 17
Đồ án tốt nghiệp GVHD: Th.S Lâm Vónh Sơn
Bể lọc kò khí dòng hướng lên là một bể chứa vật liệu tiếp xúc để xử lý chất
hữu cơ chứa carbon trong nước thải. Nước thải được dẫn vào bể từ dưới lên hoặc
từ trên xuống, tiếp xúc với lớp vật liệu trên đó có vi sinh vật kò khí sinh trưởng và
phát triển. Vì vi sinh vật được giữ trên bề mặt vật liệu tiếp xúc và không bò rửa
trôi theo nước sau xử lý nên thời gian lưu của tế bào sinh vật rất cao (khoảng 100
ngày).
3.4.2. Quá trình hiếu khí:
 Quá trình xử lý hiếu khí với vi sinh vật sinh trưởng dạng lơ lửng:
Trong quá trình bùn hoạt tính, các chất hữu cơ hòa tan và không hòa tan
chuyển hóa thành bông bùn sinh học – quần thể vi sinh vật hiếu khí – có khả
năng lắng dưới tác dụng của trọng lực. Nước chảy liên tục vào bể Aeroten, trong
đó khí được đưa vào cùng xáo trộn với bùn hoạt tính cung cấp ôxy cho vi sinh vật
phân hủy chất hữu cơ. Dưới điều kiện như thế, vi sinh vật sinh trưởng tăng sinh
khối và kết thành bông bùn. Hỗn hợp bùn và nước thải chảy đến bể lắng đợt 2 và
tại đây bùn hoạt tính lắng xuống đáy. Một lượng lớn bùn hoạt tính (25 – 75% lưu
lượng) tuần hoàn về bể aeroten để giữ ổn đònh mật độ vi khuẩn, tạo điều kiện
SVTH: Nguyễn Thò Tố Uyên Trang 18

Đồ án tốt nghiệp GVHD: Th.S Lâm Vónh Sơn
phân hủy nhanh chất hữu cơ. Lượng sinh khối dư mỗi ngày cùng với lượng bùn
tươi từ bể lắng 1 được dẫn tiếp tục đến công trình xử lý bùn. Một số dạng bể ứng
dụng quá trình bùn hoạt tính lơ lửng như: Bể Aeroten thông thường, bể Aeroten
xáo trộn hoàn chỉnh, mương ôxy hóa, bể hoạt động gián đoạn…
 Bể Aeroten thông thường:
Bùn
Bể lắng 1
Nước chưa
xử lý
Bùn tuần hoàn
Bùn thải
Bể lắng 2
Bể aerotank
Nước thải
sau xử lý
Hình 3.2. Bể aeroten thông thường.
 Bể Aerotank xáo trộn hoàn toàn:
Đòi hỏi chọn hình dạng bể, trang thiết bò sục khí thích hợp. Thiết bò sục khí
cơ khí (motơ và cánh khuấy) hoặc thiết bò khuếch tán khí thường được sử dụng.
 Mương oxy hóa:
Là mương dẫn dạng vòng có sục khí để tạo dòng chảy trong mương có vận
tốc đủ xáo trộn bùn hoạt tính. Vận tốc trong mương thường được thiết kế lớn hơn
3 m/s để tránh cặn lắng. Mương ôxy hóa có thể kết hợp quá trình xử lý nitơ.
 Bể hoạt động gián đoạn (SBR):
Bể hoạt động gián đoạn là hệ thống xử lý nước thải với bùn hoạt tính theo
kiểu làm đầy và xả cạn. Quá trình xảy ra trong bể SBR tương tự như trong bể bùn
hoạt tính hoạt động liên tục, chỉ có điều tất cả quá trình xảy ra trong cùng một bể
và được thực hiện lần lượt theo các bước : (1) làm đầy, (2) phản ứng, (3) lắng, (4)
xả cạn, (5) ngưng.

SVTH: Nguyễn Thò Tố Uyên Trang 19
Đồ án tốt nghiệp GVHD: Th.S Lâm Vónh Sơn
Thổi khí
Nước
thải
Thu nước
trong
Bùn
hoạt
tính
Hình 3.3. Các pha hoạt động bể SBR.
 Quá trình xử lý hiếu khí với vi sinh vật sinh trưởng dạng dính bám
 Bể lọc sinh học:
Bể lọc sinh học chứa đầy vật liệu tiếp xúc, là giá thể cho vi sinh vật sống
bám. Vật liệu tiếp xúc thường là đá có đường kính trung bình 25 – 100 mm, hoặc
vật liệu nhựa có hình dạng khác nhau, … có chiều cao từ 4 – 12 m. Nước thải được
phân bố đều trên mặt lớp vật liệu bằng hệ thống quay hoặc vòi phun. Quần thể vi
sinh vật sống bám trên giá thể tạo nên màng nhầy sinh học có khả năng hấp phụ
và phân hủy chất hữu cơ chứa trong nước thải. Quần thể vi sinh vật này có thể
bao gồm vi khuẩn hiếu khí, kò khí và tùy tiện, nấm, tảo, và các động vật nguyên
sinh, … trong đó vi khuẩn tùy tiện chiếm ưu thế.
Phần bên ngoài lớp màng nhầy (khoảng 0,1 – 0,2 mm) là loại vi sinh hiếu
khí. Khi vi sinh phát triển, chiều dày lớp màng ngày càng tăng, vi sinh lớp ngoài
tiêu thụ hết lượng ôxy khuếch tán trước khi ôxy thấm vào bên trong. Vì vậy, gần
sát bề mặt giá thể môi trường kò khí hình thành.
Khi lớp màng dày, chất hữu cơ bò phân hủy hoàn toàn ở lớp ngoài, vi sinh
sống gần bề mặt giá thể thiếu nguồn cơ chất, chất dinh dưỡng dẫn đến tình trạng
phân hủy nội bào và mất đi khả năng bám dính. Nước thải sau xử lý được thu qua
hệ thống thu nước đặt bên dưới. Sau khi ra khỏi bể, nước thải vào bể lắng đợt hai
để loại bỏ màng vi sinh tách khỏi giá thể. Nước sau xử lý có thể tuần hoàn để pha

loãng nước thải đầu vào bể lọc sinh học, đồng thời duy trì độ ẩm cho màng nhầy.
SVTH: Nguyễn Thò Tố Uyên Trang 20
Đồ án tốt nghiệp GVHD: Th.S Lâm Vónh Sơn
 Bể Fixed bed Reactor(FBR):
Bể FBR là một công trình nhân tạo, gần giống với một bể lọc sinh học cao
tải nhưng có ưu điểm hơn nhờ vật liệu đệm và cấu tạo đơn giản dễ vận hành và
quản lý
FBR cho phép xử lý nước thải hữu cơ theo các công nghệ yếm khí, thiếu khí,
hiếu khí với tải trọng BOD và khả năng khử Nitơ cao. So với các hệ thống khác
cùng loại, ưu thế hơn hẳn về hiệu quả xử lý BOD, Nitơ, Photpho với cùng điều
kiện đầu vào của nước thải.
Thiết bò làm việc với khoảng biến thiên tải trọng BOD, COD, Nitơ lớn, thích
ứng với điều kiện thay đổi trong chế độ vận hành
 Bể lọc sinh học tiếp xúc quay (RBC):
RBC gồm các đóa tròn Polystyren hoặc Polyvinyl Chloride đặt gần sát nhau.
Đóa nhúng chìm một phần trong nước thải và quay ở tốc độ chậm. Tương tự như
bể lọc sinh học, màng vi sinh hình thành và bám trên bề mặt đóa. Khi đóa quay,
mang sinh khối trên đóa tiếp xúc với chất hữu cơ trong nước thải và sau đó tiếp
xúc với ôxy. Đóa quay tạo điều kiện chuyển hóa ôxy và luôn giữ sinh khối trong
điều kiện hiếu khí. Đồng thời, khi đóa quay tạo nên lực cắt loại bỏ các màng vi
sinh không còn khả năng bám dính và giữ chúng ở dạng lơ lửng để đưa sang bể
lắng đợt hai.
3.4.3. Cánh đồng tưới:
Dẫn nước thải theo hệ thống mương đất trên cánh đồng tưới, dùng bơm và
ống phân phối phun nước thải lên mặt đất. Một phần nước bốc hơi, phần còn lại
thấm vào đất để tạo độ ẩm và cung cấp một phần dinh dưỡng cho cây cỏ sinh
trưởng. Phương pháp này chỉ được dùng hạn chế ở những nơi có khối lượng nước
thải nhỏ, vùng đất khô cằn xa khu dân cư, độ bốc hơi cao và đất luôn thiếu độ ẩm.
SVTH: Nguyễn Thò Tố Uyên Trang 21
Đồ án tốt nghiệp GVHD: Th.S Lâm Vónh Sơn

Ở cánh đồng tưới không được trồng rau xanh và cây thực phẩm vì vi khuẩn,
virút gây bệnh và kim loại nặng trong nước thải chưa được loại bỏ sẽ gây tác hại
cho sức khỏe của người sử dụng các loại rau và cây thực phẩm này.
3.4.4. Xả nước thải vào ao, hồ, sông suối:
Nước thải được xả vào những nơi vận chuyển và chứa nước có sẵn trong tự
nhiên để pha loãng chúng và tận dụng khả năng tự làm sạch của các nguồn nước
tự nhiên.
Khi lưu lượng và tổng hàm lượng chất bẩn trong nước thải nhỏ so với lượng
nước của nguồn tiếp nhận, ôxy hòa tan có trong nước đủ để cấp cho quá trình làm
sạch hiếu khí các chất hữu cơ.
3.4.5. Hồ sinh học: có thể phân loại như sau: Hồ hiếu khí, hồ tùy tiện, hồ kò khí
 Hồ hiếu khí:
Có diện tích rộng, chiều sâu cạn. Chất hữu cơ trong nước thải được xử lý chủ
yếu nhờ sự cộng sinh giữa tảo và vi khuẩn sống ở dạng lơ lửng. Ôxy cung cấp cho
vi khuẩn nhờ sự khuếch tán qua bề mặt và quang hợp của tảo. Chất dinh dưỡng
và CO
2
sinh ra trong quá trình phân hũy chất hữu cơ được tảo sử dụng.
Hồ hiếu khí có hai dạng :
- Có mục đích là tối ưu sản lượng tảo, hồ này có chiều sâu cạn 0,15 – 0,45
m;
- Tối ưu lượng ôxy cung cấp cho vi khuẩn, chiều sâu hồ này khoảng 1,5 m.
Để đạt hiệu quả tốt có thể cung cấp ôxy bằng cách thổi khí nhân tạo.
 Hồ tùy tiện:
Trong hồ tùy tiện tồn tại 03 khu vực:
- Khu vực bề mặt, nơi đó chủ yếu vi khuẩn và tảo sống cộng sinh;
- Khu vực đáy, tích lũy cặn lắng và cặn này bò phân hủy nhờ vi khuẩn kò
khí;
SVTH: Nguyễn Thò Tố Uyên Trang 22
Đồ án tốt nghiệp GVHD: Th.S Lâm Vónh Sơn

- Khu vực trung gian, chất hữu cơ trong nước thải chòu sự phân hủy của vi
khuẩn tùy tiện.
 Hồ kò khí:
Thường được áp dụng cho xử lý nước thải có nồng độ chất hữu cơ cao và cặn
lơ lửng lớn, đồng thời có thể kết hợp phân hủy bùn lắng. Hồ này có chiều sâu lớn,
có thể sâu đến 9 m. Tải trọng thiết kế khoảng 220 – 560 kg BOD
5
/ha.ngày
3.5. XỬ LÝ NƯỚC THẢI MỨC ĐỘ CAO (XỬ LÝ BỔ SUNG):
Được ứng dụng trong các trường hợp yêu cầu giảm thấp nồng độ chất bẩn
(theo chất lơ lửng, BOD, COD, Nitơ, Photpho và các chất khác…) sau khi đã xử lý
sinh học trước khi xả vào nguồn nước. Cần lưu ý rằng nước thải sau khi xử lý ở
mức độ cao có thể sử dụng lại trong các quá trình công nghệ của nhà máy và do
đó giảm được lượng nước thải xả vào nguồn, giảm nhu cầu sử dụng nước cho sản
xuất.
- Để loại bỏ ở mức độ cao các chất lơ lửng, thường ứng dụng các bể lọc cấu
trúc khác nhau, tuyển nổi áp lực hay tuyển nổi khí hòa tan.
- Để loại bỏ các tạp chất khó oxy hoá có thể sử dụng phương pháp keo tụ và
hấp phụ
- Khử Nitơ và Photpho trong nước thải được tiến hành trong những trường
hợp khi xả nước thải vào nguồn nước có khả năng gây ra hiện tượng phú dưỡng
hóa. Sự phú dưỡng hóa nguồn nước là một vấn đề đặc biệt quan trọng đối với
nguồn nước sử dụng cho ăn uống sinh hoạt: Chúng tạo điều kiện thuận lợi cho các
loại tảo độc (tảo lục, tảo lam) phát triển gây nguy hiểm cho con người và động
vật
- Để loại bỏ Nitơ dạng NO
2
-
, NO
3

-
và các muối Ammonia trong nước thải sau
khi xử lý sinh học, thường sử dụng các phương pháp hóa – lý (trao đổi ion, hấp
phụ bằng than hoạt tính sau khi thực hiện chlorua hoá sơ bộ, thẩm thấu ngược…)
hoặc phương pháp sinh học (quá trình Nitrat hóa và khử Nitrat)
SVTH: Nguyễn Thò Tố Uyên Trang 23
Đồ án tốt nghiệp GVHD: Th.S Lâm Vónh Sơn
- Để loại các liên kết Photpho ra khỏi nước thải, thường áp dụng các phương
pháp hóa học (dùng vôi, sunfat Al, sunfat Fe).
3.6. KHỬ TRÙNG NƯỚC THẢI:
Khử trùng nước thải là giai đoạn cuối cùng của công nghệ xử lý nước thải
nhằm loại bỏ vi trùng và virus gây bệnh trước khi xả vào nguồn nước.
Để khử trùng có thể dùng clo và các hợp chất chứa clo, có thể tiến hành khử
trùng bằng Chlorine, Ozôn, tia hồng ngoại, ion bạc,…nhưng cần phải cân nhắc kỹ
về mặt kinh tế.
3.6.1. Khử trùng nước thải bằng Iod:
Là chất khó hòa tan nên Iod được dùng ở dạng dung dòch bảo hòa. Độ hòa
tan của Iod phụ thuộc vào nhiệt độ của nước. Khi độ pH = 7, Iod sử dụng lấy từ
0,3 - 1 mg/l, nếu sử dụng cao hơn 1,2 mg/l sẽ làm cho nước có mùi vò Iod.
3.6.2. Khử trùng nước bằng ozon:
Tác dụng diệt trùng xảy ra mạnh khi Ozon đã hòa tan đủ liều lượng, mạnh
và nhanh gấp 3100 lần so với Clo. thời gian khử trùng xảy ra trong khoảng từ 3 -
8 giây. Lượng Ozon cần để khử trùng nước thải từ 0,2 - 0,5 mg/lít, tùy thuộc vào
chất lượng nước, cường độ khuấy trộn và thời gian tiếp xúc (thường thời gian tiếp
xúc cần thiết 4 - 8 phút). Ưu điểm không có mùi, giảm nhu cầu oxy của nước,
giảm nồng độ chất hữu cơ, giảm nồng độ các chất hoạt tính bề mặt, khử màu,
chất rắn, Nitơ, Phốt pho, Phênol, Cianua Nhược điểm của phương pháp này là
tiêu tốn năng lượng lớn và chi phí đầu tư ban đầu cao.
3.6.3. Khử trùng nước bằng tia tử ngoại:
Dùng các đèn bức xạ tử ngoại, đặt trong dòng chảy của nước, các tia cực tím

sẽ chiếu qua dòng nước và tiêu diệt vi trùng, công nghệ này chủ yếu dùng trong
sinh hoạt.
3.7. XỬ LÝ CẶN CỦA NƯỚC THẢI:
Nhiệm vụ của xử lý cặn là:
SVTH: Nguyễn Thò Tố Uyên Trang 24
Đồ án tốt nghiệp GVHD: Th.S Lâm Vónh Sơn
- Làm giảm thể tích và độ ẩm của cặn
- Ổn đònh cặn
- Khử trùng và sử dụng lại cặn cho các mục đích khác nhau
Tất cả các loại cặn có thể có ở các công trình xử lý gần như được dẫn đến
bể Mêtan. Cặn ra khỏi bể Mêtan có độ ẩm 96% đến 97%. Để giảm thể tích cặn
và làm ráo nước có thể ứng dụng các công trình xử lý trong điều kiện tự nhiên
như: sân phơi bùn, hồ chứa bùn, hoặc trong điều kiện nhân tạo: thiết bò lọc chân
không, thiết bò lọc ép, thiết bò ly tâm cặn…. Độ ẩm của cặn sau xử lý đạt 55% đến
75%.
Để tiếp tục làm giảm thể tích cặn có thể thực hiện sấy bằng nhiệt với nhiều
dạng thiết bò khác nhau: thiết bò sấy dạng khí nén, băng tải… Sau khi sấy, độ ẩm
còn 25% đến 30% và cặn ở dạng hạt dễ dàng vận chuyển.
Đối với các trạm xử lý nước thải công suất nhỏ, việc xử lý cặn có thể tiến
hành đơn giản hơn: nén và sau đó làm ráo nước ở sân phơi cặn trên nền cát
TÓM LẠI:
- Mục đích của các quá trình xử lý nước thải là loại bỏ cặn lơ lửng, các tạp
chất hữu cơ, chất độc hại, vi khuẩn, virus gây bệnh đến nồng độ cho phép
theo quy chuẩn trước khi xả vào nguồn tiếp nhận.
- Tất cả các phương pháp xử lý nước thải có thể chia làm 2 nhóm: Nhóm các
phương pháp phục hồi (phương pháp hóa lý) và nhóm các phương pháp
phân hủy (phương pháp hóa học và sinh học). Gọi là phân hủy vì các chất
bẩn trong nước thải sẽ bò phân hủy chủ yếu theo các phản ứng oxi hóa và
một ít theo các phản ứng khử. Các sản phẩm tạo thành sau khi phân hủy sẽ
được loại khỏi nước thải ở dạng khí, cặn lắng hoặc còn lại trong nước

nhưng không độc.
SVTH: Nguyễn Thò Tố Uyên Trang 25

×