Tải bản đầy đủ (.pdf) (112 trang)

Thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy chế biến tinh bột khoai mì Công ty TNHH Tấn Thành, tỉnh tây Ninh với công suất 900m3 ngày.đêm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (920.69 KB, 112 trang )

Mở đầu
MỞ ĐẦU
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Sắn (hay còn gọi là khoai mì) có tên khoa học là Manihot Esculenta là cây
lương thực ưa ẩm, nó phát nguồn từ lưu vực sông Amazone Nam Mỹ. Đến thế kỉ
XVI mới được trồng ở châu Á và Phi. Ở nước ta, khoai mì được trồng ở khắp nơi từ
nam chí bắc nhưng do quá trình sinh trưởng và phát dục của khoai mì kéo dài,
khoai mì giữ đất lâu nên chỉ các tỉnh trung du và thượng du Bắc Bộ như: Phú Thọ,
Tuyên Quang, Hòa Bình … là điều kiện trồng trọt thích hợp hơn cả.
Khoai mì Việt Nam cũng bao gồm nhiều loại giống. Nhân dân ta thường căn
cứ vào kích tấc, màu sắc củ, thân, gân lá và tính chất khoai mì đắng hay ngọt
(quyết đònh bởi hàm lượng axit HCN cao hay thấp) mà tiến hành phân loại. Tuy
nhiên trong công nghệ sản xuất tinh bột người ta phân thành hai loại: khoai mì
đắng và khoai mì ngọt.
Chế biến khoai mì đã được phổ biến ở nước ta từ thế kỷ 16. Những năm gần
đây, do yêu cầu phát triển của ngành chăn nuôi và ngành chế biến thực phẩm từ
khoai mì gia tăng. Sản lượng khoai mì hằng năm đạt khoảng 3 triệu tấn. Việc sản
xuất càng nhiều thì lượng chất thải càng lớn. Ước tính trung bình hằng năm gần
đây ngành chế biến tinh bột khoai mì (bao gồm nhà máy chế biến và hộ gia đình)
đã thải ra môi trường 500.000 tấn thải bã và 15 triệu m
3
nước thải. Thành phần của
các loại chất thải này chủ yếu là các hợp chất hữu cơ, các chất dinh dưỡng khi thải
ra môi trường _ trong điều kiện khí hậu của nước ta - nhanh chóng bò phân hủy gây
ô nhiễm nghiêm trọng đến môi trường đất, nước, không khí, ảnh hưởng đến môi
trường sống của cộng đồng dân cư trong khu vực.
Hiện nay, ở một số nhà máy chế biến tinh bột nồng độ COD trong nước thải
lên đến 13.000 mg/l, vượt gấp trăm lần so với chỉ tiêu cho phép. Điều này cho thấy
ngành tinh bột đang đứng trước nhu cầu phải phát triển nhưng môi trường khu vực
hiện tại và tương lai lại phải đứng trước nguy cơ gánh chòu hậu quả do chất thải
tinh bột mang lại. Trong phạm vi hẹp, em chọn đề tài “ Tính toán thiết kế hệ thống


xử lý nước thải nhà máy chế biến tinh bột khoai mì Công ty TNHH Tấn Thành,
tỉnh Tây Ninh” với mong muốn góp phần vào phát triển bền vững ngành chế biến
tinh bột khoai mì.
1
Mở đầu
II. MỤC TIÊU LUẬN VĂN
Tính toán thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy chế biến tinh bột khoai
mì Công ty TNHH Tấn Thành, tỉnh Tây Ninh trong điều kiện thực tế
III. NỘI DUNG LUẬN VĂN
1. Thu thập số liệu, tài liệu, đánh giá tổng quan về công nghệ sản xuất, khả
năng gây ô nhiễm môi trường và xử lý nước thải trong nghành chế biến tinh bột
khoai mì.
2. Khảo sát, phân tích, thu thập số liệu về nhà máy chế biến tinh bột khoai
mì Công ty TNHH Tấn Thành, tỉnh Tây Ninh.
3. Lựa chọn công nghệ, thiết kế hệ thống xử lý nước thải đáp ứng yêu cầu
kinh tế và điều kiện của nhà máy.
4. Quản lý và vận hành hệ thống xử lý nước thải của công ty.
IV. PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN
1. Điều tra, khảo sát thu thập số liệu, tài liệu, quan sát và lấy mẫu đo đạc
phân tích các chỉ tiêu nước thải, nhà máy chế biến tinh bột khoai mì Công ty
TNHH Tấn Thành, tỉnh Tây Ninh.
2. Phương pháp lựa chọn
- Trên cơ sở động học của các quá trình xử lý cơ bản.
- Tổng hợp số liệu.
- Phân tích khả thi.
- Tính toán kinh tế
2
Chương 1: Tổng quan về CN sản xuất và tác động của ngành chế biến tinh bột khoai mì
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT VÀ TÁC

ĐỘNG CỦA NGÀNH CÔNG NGHIỆP CHẾ BIẾN
TINH BỘT KHOAI MÌ ĐẾN MÔI TRƯỜNG
1.1. TỔNG QUAN VỀ NGÀNH CHẾ BIẾN TINH BỘT KHOAI MÌ
1.1.1 Nguyên liệu sản xuất
1.1.1.1. Phân loại khoai mì
- Dựa theo đặc điểm thực vật của cây (xanh tía, lá 5 cánh, lá 7 cánh).
- Dựa theo đặc điểm củ (khoai mì trắng hay khoai mì vàng).
- Dựa theo hàm lượng độc tố có trong khoai mì (khoai mì đắng hay khoai mì
ngọt, … ). Đây là cách phân loại được sử dụng phổ biến:
 Khoai mì đắng (M. Utilissima) có hàm lượng HCN hơn 50 mg/kg củ. Giống
này thường có lá 7 cánh, cây thấp và nhỏ.
 Khoai mì ngọt (M. Dulcis) có hàm lượng HCN dưới 50 mg/kg củ. Giống này
thường có 5 lá cánh, mũi mác, cây cao, thân to.
1.1.1.2. Cấu trúc nguyên liệu
Củ khoai mì thường có dạng hình trụ, nhỏ dần ở hai đầu (cuống và đuôi).
Kích thước củ tùy thuộc vào chất đất và điều kiện trồng mà dao động trong
khoảng: dài từ 300 – 400 mm, đường kính từ 2 – 10 cm. Cấu tạo gồm 4 phần
chính:
- Vỏ gỗ: là phần bao ngoài của củ, gồm những tế bào xếp sít, thành phần chủ
yếu là cellulose và hemi cellulose, không có tinh bột, giữ vai trò bảo vệ củ khỏi
tác động bên ngoài. Vỏ gỗ mỏng, chiếm khoảng 0,5 – 5% trọng lượng củ, do vỏ gỗ
thường kết dính với các thành phần khác như: cát, đất, sạn và các chất hữu cơ khác
nên khi chế biến cần phải tách càng sạch càng tốt.
- Vỏ cùi: dày hơn vỏ gỗ nhiều, chiếm khoảng 5 – 20% trọng lượng củ. Cấu tạo
gồm các lớp tế bào thành dày, thành tế bào chủ yếu là cellulose, bên trong tế bào
là các hạt tinh bột, các chất chứa nitrogen và dòch bào. Trong dòch bào có tanin,
sắc tố, độc tố, các enzyme … Vì vỏ cùi nhiều tinh bột (5 – 8%) nên khi chế biến
nếu tách đi thì tổn thất tinh bột trong củ, nếu không tách thì nhiều chất dòch bào
làm ảnh hưởng đến màu sắc của tinh bột.
3

Chương 1: Tổng quan về CN sản xuất và tác động của ngành chế biến tinh bột khoai mì
- Thòt củ khoai mì: là thành phần chủ yếu trong củ, bao gồm các tế bào nhu
mô thành mỏng với thành phần chủ yếu là cellulose, pentosan. Bên trong tế bào là
các hạt tinh bột, nguyên sinh chất, glucide hòa tan và nhiều nguyên tố vi lượng
khác. Những tế bào xơ bên ngoài thòt củ chứa nhiều tinh bột, càng vào sâu phía
trong hàm lượng tinh bột càng giảm dần. Ngoài các tế bào nhu mô còn có các tế
bào thành cứng không chứa tinh bột, cấu tạo từ cellulose nên cứng như gỗ gọi là
xơ.
- Lõi củ khoai mì: ở trung tâm dọc từ cuống tới chuôi củ, ở cuống lõi to nhất
rồi nhỏ dần tới chuôiû. Thành phần lõi hầu như toàn bộ là cellulose và hemi
cellulose. Lõi chiếm khoảng 0,3 – 1% trọng lượng toàn củ.
1.1.1.3. Thành phần hóa học
Thành phần các chất trong củ khoai mì dao dộng trong khoảng khá lớn tùy
thuộc loại giống, chất đất, điều kiện phát triển của cây và thời gian thu hoạch.
Thành phần hóa học trung bình của củ khoai mì được trình bày trong các bảng sau:
Bảng 1.1: Thành phần hoá học trong củ khoai mì
Thành phần Tỷ trọng (%trọng lượng)
Nước 70,25
Tinh bột 21,45
Chất đạm 1,12
Chất béo 5,13
Chất xơ 5,13
Độc tố (CN
-
) 0,001 – 0,04
(Nguồn: Đoàn Dụ và các cộng sự, 1983)
Bảng 1.2 : Thành phần hóa học của vỏ củ khoai mì và bã mì
Thành phần Vỏ củ mì (mg/100mg) Bã phơi khô (mg/100mg)
Độ ẩm
Tinh bột

Sợi thô
Protein thô
Độ tro
Đường tự do
HCN
Pentosan
Các loại Polysaccharide
10,8 – 11,4
28 – 38
8,2 – 11,2
0,85 – 1,12
1 – 1,45
1 – 1,4
vết
vết
6,6 – 10,2
12,5 – 13
51,8 – 63
12,8 – 14,5
1,5 – 2
0,58 – 0,65
0,37 – 0,43
0,008 – 0,009
1,95 – 2,4
4 – 8,492
(Nguồn: Đoàn Dụ và các cộng sự, 1983)
4
Chương 1: Tổng quan về CN sản xuất và tác động của ngành chế biến tinh bột khoai mì
Đường trong củ khoai mì chủ yếu là glucose và một ít maltose. Khoai càng
già thì hàm lượng đường càng giảm. Trong chế biến, đường hòa tan trong nước thải

thải ra ngoài theo nước dòch.
Chất đạm trong khoai mì cho đến nay vẫn chưa được nguyên cứu kỹ, tuy
nhiên do hàm lượng thấp nên ít ảnh hưởng đến công nghệ sản xuất.
Ngoài những thành phần có giá trò dinh dưỡng, trong củ khoai mì còn chứa
độc tố, tanin, sắc tố và cả hệ enzyme phức tạp. Người ta cho rằng trong số các
enzyme thì polyphenoloxydaza xúc tác quá trình oxy hóa polyphenol thành
orthoquinol sau đó trùng hợp với các chất không có gốc phenol như acid-amine tạo
thành chất có màu. Những chất này gây khó khăn cho chế biến và nếu qui trình
công nghệ không thích hợp sẽ cho sản phẩm có chất lượng kém.
Độc tố trong củ khoai mì là CN, nhưng khi củ chưa đào nhóm này nằm ở
dạng glucozite gọi là phaseolutanin (C
10
H
17
NO
6
). Dưới tác dụng của enzyme hay ở
môi trường acid, chất này bò phân hủy tạo thành glucose, acetone và acid
cyanhydric. Như vậy, sau khi đào củ khoai mì mới xuất hiện HCN tự do vì chỉ sau
khi đào các enzyme trong củ mới bắt đầu hoạt động mạnh và đặc biệt xuất hiện
nhiều trong khi chế biến và sau khi ăn vì trong dạ dày người hay gia súc là môi
trường acid và dòch trong chế biến cũng là môi trường acid.
Phaseolutanin tập trung ở vỏ cùi, dễ tách ra trong quá trình chế biến, hòa
tan tốt trong nước, kém tan trong rượu etylic và metylic, rất ít hòa tan trong
chloroform và hầu như không tan trong ether. Vì hòa tan tốt trong nước nên khi chế
biến, độc tố theo nước dòch ra ngoài, nên mặc dù giống khoai mì đắng có hàm
lượng độc tố CN cao nhưng tinh bột và khoai mì lát chế biến từ khoai mì đắng vẫn
sử dụng làm thức ăn cho người và gia súc tốt. Trong chế biến, nếu không tách dòch
bào nhanh thì có thể ảnh hưởng đến màu sắc của tinh bột do acid cyanhydic tác
dụng với nguyên tố sắc có trong củ tạo thành feroxy cyanate có màu xám. Tùy

thuộc giống và đất nơi trồng mà hàm lượng độc tố trong khoai mì khác nhau.
1.1.1.4. Công dụng của khoai mì
- Khoai mì là loại củ nhiều tinh bột cho nên được dùng làm lương thực, thực
phẩm. Một số nước Châu Phi có số dân khoảng 200 triệu người dùng khoai mì làm
lương thực chính.
- Khoai mì có thể ăn tươi hoặc chế biến dạng lát, phơi khô, bột khô hoặc
tinh bột. Khi dùng khoai mì làm lương thực phải bổ sung thêm nhiều protein và
chất béo mới đáp ứng đủ nhu cầu của con người và gia súc.
- Tinh bột khoai mì dùng làm nguyên liệu trong sản xuất, chế biến các sản
phẩm bánh kẹo, mạch nha, đường glucoza, bột ngọt hay các thực phẩm dưới dạng
tinh bột qua chế biến như bún, miến, …
5
Củ khoai mì
tươi
Lọc
Sấy khô
Hơi nóng
Tinh bột
Gọt vỏ
p bã
Rửa Băm nghiền
Đóng gói Quạt hút
Lắng ly tâm
Băng
tải
Băng
tải
Làm nguội
Chương 1: Tổng quan về CN sản xuất và tác động của ngành chế biến tinh bột khoai mì
1.1.2. Một số dây chuyền công nghệ sản xuất tinh bột khoai mì hiện nay

1.1.2.1. Nhà máy sản xuất tinh bột Phước Long – Xã Bù Nho – Huyện Phước
Long – Tỉnh Bình Phước
Nhà máy Phước Long là một thành viên của công ty cổ phần trách nhiệm
hữu hạn Vedan Việt Nam, được thành lập năm 1996 nhằm phát huy hơn nữa hiệu
quả kinh doanh của công ty Vedan Việt Nam. Sự ra đời của công ty đòi hỏi sự
nguyên cứu toàn diện, công phu về nhiều mặt đặc biệt là công nghệ sản xuất. Sau
đây là công nghệ của nhà máy
Hình 1.1: Sơ đồ sản xuất tinh bột khoai mì ở nhà máy Phước Long
6
Chương 1: Tổng quan về CN sản xuất và tác động của ngành chế biến tinh bột khoai mì
1.1.2.2. Doanh nghiệp tư nhân Hoàng Minh ở Long Phước, Long Thành, Đồng
Nai
Long Phước là doanh nghiệp tư nhân chuyên kinh doanh sản xuất tinh bột từ
củ mì. Sản phẩm của nhà máy là tinh bột thô dùng để cung cấp cho nhà máy sản
xuất bột ngọt Vedan. Sơ đồ công nghệ chế biến tinh bột khoai mì ở hình 2.2:
Hình 1.2: Sơ đồ công nghệ sản xuất tinh bột khoai mì của nhà máy Hoàng Minh
7
Củ tươi
Bóc vỏ
RửaNước
sạch
Mài
Vỏ
Rây nhiều
lần
Nước
sạch
Nươc thải bỏ
Lọc Tháo
mủ

Lắng

Bột tốt
Bột mủ
Phơi
Bột xấu
Tinh bột
Phơi
Chương 1: Tổng quan về CN sản xuất và tác động của ngành chế biến tinh bột khoai mì
1.1.2.3. Các nhà máy ở tỉnh Tây Ninh
Tỉnh Tây Ninh là tỉnh có nhiều nhà máy sản xuất tinh bột khoai mì có công
suất lớn nhất ở các tỉnh phía Nam. Những nhà máy này đều chế biến tinh bột khoai
mì theo công nghệ của Thái Lan, sử dụng nguyên liệu ở đòa phương và tham gia
xuất khẩu sản phẩm. Các công đọan chính trong quy trình sản xuất:
Hình 1.3: Sơ đồ công nghệ chế biến tinh bột khoai mì kiểu Thái Lan
8
Tinh bột ướt
Quậy, pha loãng
Tách tạp chất
Quậy
Ly tâm
Tẩy chua, tẩy trắng
Làm nguội
Đóng gói
Sấy khô
Chương 1: Tổng quan về CN sản xuất và tác động của ngành chế biến tinh bột khoai mì
1.1.2.4. Các cơ sở thủ công và tiểu thủ công nghiệp
 Các cơ sở thủ công
Hình 1.4: Sơ đồ công nghệ chế biến tinh bột khoai mì của cơ sở thủ công
9

Rủa củ
Sàng /tách vỏ
Củ mì tươi
Cắt nghiền
Lọc (lưới rung) tinh
Mương (xây) lắng
Vô bao
Phân bón
đốt bỏ
Lọc (lưới rung) thô
Vỏ cát
Nước thải
Thức ăn gia
súc
Hồ lắng
thấm
Hồ xử lý
Bã mì
Bã mì
Thức ăn gia
súc
mủ

Chương 1: Tổng quan về CN sản xuất và tác động của ngành chế biến tinh bột khoai mì
 Hộ gia đình ở các làng nghề:

Hình 1.5: Công nghệ sản xuất tinh bột khoai mì qui mô hộ gia đình ở các làng nghề
10
Lắng lần 2 Nước
Bột nhất

(loại 1)
Nước thải
Củ mì tươi Gọt vỏ
Xay
(máy mì)
Vỏ củ mì
Bột mì
Lớp trên bể lắng
Lắng lần 1
Nước thải
Chà
(đánh bộ
t)
Nước
Xác mì
Nước
Nước thải
Lắng lần 2Bột mì
Lớp bột lắng
- làm phân hữu cơ
- làm thức ăn cho trâu, bò
- phơi, làm thức
gia súc

ăn gia súc
Chương 1: Tổng quan về CN sản xuất và tác động của ngành chế biến tinh bột khoai mì
1.1.3. Nhận xét
Tùy theo từng mục đích, sản phẩm mỗi nhà máy, mỗi cơ sở sản xuất có
công nghệ sản xuất phù hợp. Nhìn chung, thành phần tính chất nước thải vẫn
không thay đổi nhiều, chỉ khác nhau về lưu lượng và nồng độ. Những nhà máy áp

dụng công nghệ sản xuất sạch thì mức độ ô nhiễm ít hơn và giảm nhẹ việc xử lý.
Các cơ sở thủ cở các làng nghề công nghệ sản xuất vẫn còn thô sơ lạc hậu, sản
lượng thu hồi tinh bột thấp mức độ ô nhiễm rất nghiêm trọng. Vì vậy, để thiết kế
hệ thống xử lý nước thải tinh bột khoai mì, ta phải quan tâm đến qui trình công
nghệ sản xuất.
1.2. KHẢ NĂNG GÂY Ô NHIỄM CỦA NGÀNH CHẾ BIẾN TINH BỘT
KHOAI MÌ
Các chất thải từ công nghệ chế biến tinh bột khoai mì bao gồm: nước thải ,
khí thải, chất thải rắn.
1.2.1. Nước thải
Trong công nghiệp chế biến tinh bột, nước được sử dụng trong quá trình sản
xuất chủ yếu là ở công đoạn rửa củ, ly tâm, sàng loại xơ, khử nước.
Bảng 1.3: Thành phần tính chất nước thải từ sản xuất tinh bột khoai mì
Công đoạn
sản xuất
pH Cặn lơ lửng
(mg/l)
BOD
5
(mg/l)
COD (mg/l) Độ kiềm
(mg/l)
Rửa củ 6,5 995 1350 1687 122
Lọc thô 4,5 660 3850 4812 122
Lọc tinh 4,05 660 3850 4800 122
Hỗn hợp 6,1 1655 5200 6499 140
(Dương Đức Tiến, Trần Hiếu Nhuệ, Nguyễn Kim Thái, 1991)
- Trong công đoạn rửa, nước được sử dụng cho việc rửa củ mì trước khi lột
vỏ để loại bỏ các chất bẩn bám trên bề mặt. Nếu rửa không đầy đủ, bùn bám trên
củ sẽ làm cho tinh bột có màu rất xấu.

- Trong công đoạn ly tâm và sàng loại xơ, nước được sử dụng nhằm mục
đích rửa và tách tinh bột từ bột xơ củ mì.
Ngoài ra, nước còn được sử dụng trong quá trình nghiền củ mì nhưng với
khối lượng không đáng kể.
* Tác động :
Độ pH thấp :
11
Chương 1: Tổng quan về CN sản xuất và tác động của ngành chế biến tinh bột khoai mì
Độ pH của nước thải quá thấp sẽ làm mất khả năng tự làm sạch của nguồn
nước tiếp nhận do các loại vi sinh vật có tự nhiên trong nước bò kìm hãm phát
triển. Ngoài ra, khi nước thải có tính axít sẽ có tính ăn mòn, làm mất cân bằng trao
đổi chất tế bào, ức chế sự phát triển bình thường của quá trình sống.
Hàm lượng chất hữu cơ dễ phân hủy sinh học cao :
Nước thải chế biến tinh bột có hàm lượng chất hữu cơ cao, khi xả vào
nguồn nước sẽ làm suy giảm nồng độ oxy hòa tan trong nước do vi sinh vật sử dụng
ôxy hòa tan để phân hủy các chất hữu cơ. Nồng độ oxy hòa tan dưới 50% bão hòa
có khả năng gây ảnh hưởng tới sự phát triển của tôm, cá. Oxy hòa tan giảm không
chỉ gây suy thoái tài nguyên thủy sản mà còn làm giảm khả năng tự làm sạch của
nguồn nước, dẫn đến giảm chất lượng nước cấp cho sinh hoạt và công nghiệp.
Hàm lượng chất lơ lửng cao :
Các chất rắn lơ lửng làm cho nước đục hoặc có màu, không những làm mất
vẻ mỹ quan mà quan trọng nó hạn chế độ sâu tầng nước được ánh sáng chiếu
xuống, gây ảnh hưởng tới quá trình quang hợp của tảo, rong rêu giảm quá trình
trao đổi oxy và truyền sáng, dẫn nước đến tình trạng kỵ khí. Mặt khác một phần
cặn lắng xuống đáy gây bồi lắng lòng sông, cản trở sự lưu thông nước và tàu bè
đồng thời thực hiện quá trình phân hủy kỵ khí giải phóng ra mùi hôi thối gây ô
nhiễm cho khu vực xung quanh.
Hàm lượng chất dinh dưỡng cao :
Nồng độ các chất nitơ, photpho cao gây ra hiện tượng phát triển bùng nổ các
loài tảo, đến mức độ giới hạn tảo sẽ bò chết và phân hủy gây nên hiện tượng thiếu

oxy. Nếu nồng độ oxy giảm tới 0 gây ra hiện tượng thủy vực chết ảnh hưởng tới
chất lượng nước của thủy vực. Ngoài ra, các loài tảo nổi trên mặt nước tạo thành
lớp màng khiến cho bên dưới không có ánh sáng. Quá trình quang hợp của các
thực vật tầng dưới bò ngưng trệ. Tất cả các hiện tượng trên gây tác động xấu tới
chất lượng nước, ảnh hưởng tới hệ thuỷ sản, du lòch và cấp nước.
Amonia rất độc cho tôm, cá dù ở nồng độ rất nhỏ. Nồng độ làm chết tôm, cá
từ 1,2 – 3 mg/l. Tiêu chuẩn chất lượng nước nuôi trồng thủy sản của nhiều quốc gia
yêu cầu nồng độ Amonia không vượt quá 1mg/l.
1.2.2. Chất thải rắn
Chất thải rắn là nguồn có khả năng gây ô nhiễm môi trường lớn thứ hai cả
về 2 yếu tố: khối lượng và nồng độ chất bẩn. Các loại chất thải phát sinh trong quá
trình chế biến tinh bột khoai mì gồm có:
 Vỏ gỗ củ mì và đất cát khối lượng sinh ra đạt tỷ lệ 3% nguyên liệu:
chứa rất ít nước, khó bò phân huỷ và thường dính đất cát là chủ yếu.
12
Chương 1: Tổng quan về CN sản xuất và tác động của ngành chế biến tinh bột khoai mì
 Vỏ thòt và sơ bã khối lượng sinh ra đạt 24% nguyên liệu: chứa nhiều
nước có độ ẩm 78 – 80%, lượng tinh bột còn lại 5-7%, sản phẩm có
dạng bột nhão và ngậm nước. Lượng tinh bột còn lại trong xơ bã rất
dễ bò phân huỷ gây mùi chua và hôi thối.
* Tác động:
Củ mì tươi (cũng như vỏ củ và bã) có chứa một lượng chất độc dưới dạng
Glycoside linamarin C
10
H
17
O
6
N. Dưới tác dụng củ dòch vò, chất này phân hủy và
tạo thành axít hydrocyanic có hại đối với người :

C
10
H
17
O
6
N + H
2
O C
6
H
12
O
6
+ (CH
3
)
2
+ HCN
Linamarin Glucose Aceton Axit hydrocyanic
Liều có hại đối với người lớn là 20 mg HCN. Liều gây chết người là 1 mg
HCN/1kg thể trọng. Sau khi ăn vài giờ, có thể xuất hiện các hiện tượng ngộ độc
như đau bụng, ói mửa, mất sự kiểm soát cơ bắp, hôn mê, co giật.
Tùy thuộc vào giống mì, điều kiện đất đai, phương thức canh tác, thời gian
thu hoạch, hàm lượng HCN có khác nhau :
- Thời tiết, điều kiện đất cũng ảnh hưởng đến hàm lượng HCN : hạn nhiều,
đất rừng mới khai thác, hàm lượng HCN thường tăng. Đất bón đạm nhiều sẽ làm
tăng HCN, nhưng nếu bón Kali hoặc phân chuồng sẽ làm cho hàm lượng HCN sẽ
giảm.
- Trong cây mì non 3 ÷ 6 tháng tuổi, HCN ít hơn trong củ nhưng nhiều trong

lá. Trong cây mì 11÷18 tháng tuổi, hàm lượng HCN sẽ tăng trong củ và giảm bớt
trong lá.
Các ảnh hưởng khác :
- Trong quá trình sản xuất, bã từ giai đoạn lọc được chất thành đống. Các
đống chất thải này gây mùi khó chòu trong thời gian lưu trữ và phơi khô.
- Nước rỉ từ các đống bã thải gây ô nhiễm lan truyền xuống nguồn nước.
Nếu thời gian trữ bã kéo dài nước rỉ có thể ngấm vào nước ngầm ảnh hưởng đến
chất lượng nguồn nước.
1.2.3. Khí thải
Tuỳ thuộc vào loại nhiên liệu được sử dụng, quy mô công nghệ được sử
dụng, quy mô công nghệ sản xuất, các loại thiết bò được sử dụng, và hoạt động
tổng thể của nhà máy sản xuất, các nguồn ô nhiễm không khí có thể là:
 Khí thải từ nguồn đốt lưu huỳnh (trong công đoạn tẩy trắng bột khoai
mì), thành phần chủ yếu là SO
2
và lưu huỳnh không bò oxy hoá hết.
13
Chương 1: Tổng quan về CN sản xuất và tác động của ngành chế biến tinh bột khoai mì
 Khí thải lò đốt dầu (lấy nhiệt cho vào lò sấy tinh bột) và máy phát
điện. Cả hai thiết bò này điều dùng dầu FO. Khí thải chứa
NO
x
,SO
x
,CO, bụi.
 Mùi hôi thối sinh ra trong quá trình xử lý nước thải bằng phương pháp
ao sinh học, hoặc từ sự phân huỷ các chất thải rắn thu được không kòp
thời, hoặc từ sự lên men chất hữu cơ có trong nước thải.
 Ô nhiễm bụi và tiếng ồn gây ra trong quá trình sản xuất.
 Ngoài ra, việc vận chuyển một khối lượng lớn nguyên liệu để sản

xuất và thành phẩm của nhà máy bằng các phương tiện vận tải cũng
sẽ phát sinh một lượng khí thải tương đối lớn.
1.2.3.1. Ô nhiễm do đốt dầu FO vận hành lò hơi
Trong công nghệ sản xuất của nhà máy, hơi nóng sẽ được sử dụng để sấy
khô bột khoai mì thành phẩm. Lò hơi sử dụng có công suất 1,2 tấn/h. Nhiên liệu sử
dụng là dầu FO với đònh mức tiêu thụ vào năm hoạt động ổn đònh là : 97,5 lít/h
* Tải lượng ô nhiễm :
Bảng 1.4 : Tải lượng và nồng độ các chất ô nhiễm trong khí thải đốt dầu FO
Chất ô nhiễm Tải lượng ô nhiễm
(g/s)
Nồng độ ô nhiễm
(mg/m
3
)
QCVN 19-2009
(mg/m
3
)
Bụi 0,116 178 400
SO
2
1,602 2465 1500
NO
X
0,227 349 1000
CO 0,017 26 1000
Nhận xét :
So sánh nồng độ các chất ô nhiễm trong khí thải với tiêu chuẩn cho thấy các
chỉ tiêu bụi, CO, NO
X

đều nằm trong giới hạn, còn lại nồng độ khí SO
2
vượt quá 1.6
lần.
1.2.3.2. Ô nhiễm do đốt dầu DO vận hành máy phát điện
Trong trường hợp mất điện, nhà máy sẽ sử dụng máy phát điện.
- Công suất MPĐ : 1000 KVA
- Đònh mức tiêu thụ nhiên liệu nhiều nhất khoảng 500 lít DO/ngày (≈25 lít
DO/h).
* Tải lượng ô nhiễm :
14
Chương 1: Tổng quan về CN sản xuất và tác động của ngành chế biến tinh bột khoai mì
Khí thải sinh ra từ quá trình đốt dầu DO bao gồm bụi, SO
2
, NO
X
, CO
Bảng 1.5 : Tải lượng và nồng độ các chất ô nhiễm trong khí thải đốt dầu DO
Chất ô nhiễm Tải lượng ô nhiễm
(g/s)
Nồng độ
(mg/m
3
)
QCVN 19-2009
(mg/m
3
)
Bụi 0,002 8,7 400
SO

2
0,12 521 1500
NO
X
0,017 74 1000
CO 0,004 17 1000
Nhận xét : Nồng độ các chất ô nhiễm khi đốt dầu DO (Bụi, CO, NO
2
, SO
2
)
đều đạt tiêu chuẩn cho phép. Do vậy có thể nói khí thải đốt dầu vận hành máy
phát điện xem như không bò ô nhiễm tới môi trường.
1.2.3.3. Ô nhiễm do khí độc từ buồng đốt lưu huỳnh
Trong công nghệ sản xuất của nhà máy có sử dụng lưu huỳnh qua phản ứng
tạo SO
2
phục vụ cho các công đoạn trích ly theo sơ đồ sau :
Hình 1.6: Công nghệ đốt lưu huỳnh
Đối với nhà máy, lượng lưu huỳnh tiêu thụ vào năm hoạt động ổn đònh là
225.000 kg ≈ 750 kg/ngày. Nhưng thông thường, chỉ có khoảng 80% lưu huỳnh
được hấp thụ. Do vậy, sẽ có một lượng hơi lưu huỳnh dư thải vào không khí.
Lượng lưu huỳnh dư thải vào không khí được ước tính như sau :
750 kg/ngày x 20% = 150 kg/ngày
15
Lưu huỳnh nguyên chất
Lò đốt
Buồng hấp thụ
Nước chứa SO
2

Tham gia vào các
công đoạn trích ly
SO
2
Nước
Chương 1: Tổng quan về CN sản xuất và tác động của ngành chế biến tinh bột khoai mì
1.2.3.4. Ô nhiễm do bụi
* Nguồn phát sinh: Bụi chủ yếu sẽ phát sinh tại khu vực tập kết nguyên liệu
(bụi đất, cát) và từ phòng đóng bao thành phẩm (bụi bột mì).
* Nồng độ: Trên cơ sở tham khảo số liệu đo đạc nồng độ bụi tại hai công
đoạn trên ở một vài nhà máy có loại hình sản xuất tương tự , từ đó có thể dự đoán
được mức độ ô nhiễm của nhà máy. Cụ thể như sau:
Vò trí đo Nhà máy chế biến tinh
bột khoai mì Tân Châu
– Tây Ninh
Cơ sở sản xuất tinh
bột khoai mì Phong
Phú – Đồng Nai
Tại khu vực tập kết nguyên liệu 1,2 mg/m
3
1,6 mg/m
3
Tại khu vực vô bao sản phẩm 6,3 mg/m
3
6,5 mg/m
3
Bảng 1.6 : Nồng độ bụi tại một vài nhà máy chế biến tinh bột khoai mì
(Nguồn : ECO – Tổng hợp từ các báo cáo ĐTM)
1.2.3.5. Ô nhiễm do tiếng ồn, rung
Tiếng ồn có khả năng phát sinh tại một công đoạn như : rửa củ, giã, nghiền,

ly tâm, từ hoạt động của các băng tải liệu,… Ngoài ra, tiếng ồn còn phát sinh do
hoạt động của các phương tiện giao thông vận chuyển nguyên liệu và sản phẩm,
phát sinh do hoạt động của máy phát điện.
Bảng 1.7 : Độ ồn trong phân xưởng của một vài nhà máy có loại hình sản xuất
tương tự.
Vò trí đo
Nhà máy chế biến tinh
bột khoai mì Tân Châu
– Tây Ninh
Cơ sở sản xuất tinh
bột khoai mì Phong
Phú – Đồng Nai
Công đoạn rửa củ 70 dbA 68 dbA
Công đoạn băm, nghiền, mài 79 dbA -
Công đoạn tách tạp chất - 79 dbA
Công đoạn vô bao 72 dbA -
(Nguồn : ECO - Tổng hợp từ các báo cáo ĐTM)
16
Chương 2: Tổng quan về các phương pháp xử lý nước thải khoai mì
CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN VỀ CÁC PHƯƠNG PHÁP
XỬ LÝ NƯỚC THẢI KHOAI MÌ
Nước thải khoai mì chứa hàm lượng chất hữu cơ rất cao (tỉ lệ BOD/COD =
0,87) nên dùng phương pháp sinh học để xử lý là hợp lý.
Xử lý sinh học gồm hai phương pháp:
 Phương pháp xử lý sinh học trong điều kiện tự nhiên.
 Phương pháp xử lý sinh học trong điều kiện nhân tạo.
2.1. PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ SINH HỌC TRONG ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN
Dựa trên khả năng tự làm sạch sinh học trong môi trường đất và hồ nước.
Đây là phương pháp được áp dụng phổ biến ở nhiều nước vì dễ thực hiện, giá

thành thấp, hiệu quả tương đối cao. Phổ biến là các phương pháp:
2.1.1. Hồ sinh học
Ưu điểm: diện tích chiếm nhỏ hơn cánh đồng lọc, có thể nuôi trồng thủy sản,
cung cấp nước cho trồng trọt, chi phí thấp, vận hành và bảo trì đơn giản.
Các quá trình diễn ra trong hồ sinh học tương tự như quá trình tự rửa sạch ở
sông hồ nhưng tốc độ nhanh hơn và hiệu quả hơn.
Quá trình hoạt động trong các hồ sinh học dựa trên quan hệ cộng sinh của
toàn bộ quần thể sinh vật có trong hồ tạo ra. Trong số các chất hữu cơ đưa vào hồ
các chất không tan sẽ bò lắng xuống đáy hồ còn các chất tan sẽ được hòa loãng
trong nước. Dưới đáy hồ sẽ diễn ra quá trình phân giải yếm khí các hợp chất hữu cơ,
sau đó thành NH
3
, H
2
S, CH
4
. Trên vùng yếm khí và vùng yếm khí tùy tiện và hiếu
khí với khu hệ vi sinh rất phong phú gồm các giống Pseudomonas, Bacillus,
Flavobacterium, Achromobacter, . . . vi sinh vật phân giải chất hữu cơ thành nhiều
chất trung gian khác nhau và cuối cùng là CO
2
, đồng thời tạo ra các tế bào mới.
2.1.2. Hồ hiếu khí
Có diện thích rộng, chiều sâu cạn. Chất hữu cơ trong nước thải được xử lý chủ
yếu nhờ sự cộng sinh giữa tảo và vi khuẩn sống ở dạng lơ lửng. Oxy cung cấp cho vi
khuẩn nhờ sự khếch tán qua bề mặt và quang hợp của tảo. Chất dinh dưỡng và CO
2
sinh ra trong quá trình phân hủy chất hữu cơ được tảo sử dụng. Hồ hiếu khí có 2
dạng: (1) có mục đích là tối ưu sản lượng tảo, hồ này có chiều sâu cạn khoảng 0,15
– 0,45 m; (2) tối ưu lượng oxy cung cấp cho vi khuẩn, chiều sâu hồ khoảng 1,5m. Để

17
Chương 2: Tổng quan về các phương pháp xử lý nước thải khoai mì
đạt hiệu quả tốt có thể cung cấp oxy bằng cách thổi khí nhân tạo. Thời gian lưu
nước trong hồ 3-12 ngày là tốt nhất.
2.1.3. Hồ tùy nghi
Trong hồ phân ra làm 3 vùng khác nhau:
Vùng hiếu khí: oxy cung cấp bởi không khí, và từ quá trình quang hợp của
VSV.
Vùng kò khí (dưới đáy hồ): các VSV yếm khí phát triển rất mạnh và phân hủy
rất nhanh các chất hữu cơ lắng xuống, sinh ra khí CH
4
.
Vùng trung gian: giao thoa giữa hiếu khí và yếm khí. Sự phát triển của các
VSV trong vùng này không ổn đònh cả về số lượng, số loài và cả về chiều hướng
phản ứng sinh học.
Hồ sâu từ 1-2m, thích hợp cho sự phát triển của tảo và các VSV tùy nghi.
Ban ngày, khi có ánh sáng mặt trời quá trình xảy ra trong hồ là hiếu khí. Ban
đêm và lớp đáy là kỵ khí. Tải trọng thích hợp dao động trong khoảng 70 – 140
kgBOD
5
/ha ngày.
2.1.4. Hồ kỵ khí
Thường áp dụng cho nước thải có nồng độ chất hữu cơ cao và cặn lơ lửng lớn,
đồng thời có thể kết hợp phân hủy bùn lắng. Hồ có chiều sâu lớn hơn 1.5m, không
cần oxy cho hoạt động của VSV. Ở đây các loài VSV kỵ khí và tùy nghi dùng oxy từ
các hợp chất như nitrat, sulphate để oxy hóa chất hữu cơ tạo thành CH
4
và CO
2
. Hồ

kò khí thường tạo ra mùi rất khó chòu nên cần phải chọn đòa điểm cách xa khu dân cư
1.5-2 km để xây dựng hồ. Tải trọng thiết kế khoảng 220 – 560 kgBOD
5
/ha ngày.
2.2. PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ SINH HỌC TRONG ĐIỀU KIỆN NHÂN TẠO
2.2.1. Điều kiện hiếu khí
2.2.1.1. Quá trình xử lý hiếu khí với vi sinh vật sinh trưởng dạng lơ lửng
 Bể Aerotank thông thường
Đòi hỏi chế độ dòng chảy nút, khi đó chiều dài bể rất lớn so với chiều rộng.
Nước thải vào có thể phân bố nhiều điểm theo chiều dài, bùn hoạt tính tuần hoàn
đưa vào đầu bể. Ở chế độ dòng chảy nút, bông bùn có đặc tính tốt hơn, dễ lắng. Tốc
độ sục khí giảm dần theo chiều dài bể. Quá trình phân hủy nội bào xảy ra ở cuối bể.
Tải trọng thích hợp vào khoảng 0,3 – 0,6 kgBOD
5
/m
3
.ngày với hàm lượng MLSS
1.500 – 3.000 mg/l, thời gian lưu nước từ 4–8 giờ, tỷ số F/M = 0,2 – 0,4; thời gian
lưu bùn từ 5 – 15 ngày.
 Bể Aerotank xáo trộn hoàn toàn
18
Chương 2: Tổng quan về các phương pháp xử lý nước thải khoai mì
Đòi hỏi chọn hình dạng bể, trang thiết bò sục khí thích hợp. Thiết bò sục khí cơ
khí (motour và cánh khuấy) hoặc thiết bò khếch tán khí thường được sử dụng. Bể
này thường có dạng hình tròn hoặc hình vuông, hàm lượng bùn hoạt tính và nhu cầu
oxy đồng nhất trong toàn bộ thể tích bể.
Ưu điểm: chòu được quá tải rất tốt. METCALF and EDDY (1991) đưa ra tải
trọng thiết kế khoảng 0,8 – 2,0 kgBOD
5
/m

3
.ngày với hàm lượng bùn 2.500 – 4.000
mg/l, tỷ số F/M = 0,2 – 0,6.
 Bể Aerotank mở rộng
Hạn chế lượng bùn dư sinh ra, khi đó tốc độ sinh trưởng thấp, sản lượng bùn
thấp và chất lượng nước ra cao hơn. Thời gian lưu bùn cao hơn so với các bể khác
(20 – 30ngày). Hàm lượng bùn thích hợp trong khoảng 3.000 – 6.000 mg/l.
 Mương oxy hóa
Là mương dẫn dạng vòng có sục khí để tạo dòng chảy trong mương và vận
tốc dòng chảy thường được thiết kế lớn hơn 3 m/s để xáo trộn bùn hoạt tính và tránh
cặn lắng. Mương oxy hóa có thể kết hợp xử lý nitơ. METCALF and EDDY (1991)
đề nghò tải trọng thiết kế 0,1 – 0,25 kg BOD
5
/m
3
.ngày, thời gian lưu nước 8–16 giờ,
hàm lượng MLSS khoảng 3.000 – 6.000 mg/l, thời gian lưu bùn từ 10 – 30 ngày là
thích hợp.
 Bể phản ứng theo mẻ SBR
Đây là loại công nghệ mới đang được sử dụng ở nhiều nước trên thế giới vì
hiệu quả xử lý Nitơ, Phospho rất cao nhờ vào các qui trình hiếu khí, thiếu khí, yếm
khí.
Hoạt động của bể gồm 5 pha:
Pha làm đầy (fill): đưa nước thải vào bể, có thể vận hành theo 3 chế độ: làm
đầy_tónh, làm đầy_khuấy trộn và làm đầy_sục khí. Pha phản ứng (react): ngừng đưa
nước thải vào bể, tiến hành sục khí đều diện tích bể. Thời gian làm thoáng phụ
thuộc vào chất lượng nước thải và yêu cầu mức độ xử lý. Pha ổn đònh (settle): các
thiết bò sục khí ngừng hoạt động, quá trình lắng diễn ra trong môi trường tónh hoàn
toàn. Thời gian lắng thường nhỏ hơn 2h. Pha tháo nước trong (decant): nước đã lắng
trong ở phần trên của bể được tháo ra nguồn tiếp nhận bằng ống khoan lỗ hoặc

máng thu nước trên phao nổi. Pha chờ (idle): thời gian chờ để nạp mẻ mới. Pha này
có thể bỏ qua.
Ưu điểm: hiệu quả khử Nitơ, Phospho cao; tiết kiệm diện tích đất xây dựng vì
không cần xây dựng bể điều hòa, bể lắng I và lắng II; có thể kiểm soát hoạt động
và thay đổi thời gian giữa các pha nhờ bộ điều khiển PLC; pha lắng được thực hiện
trong điều kiện tónh hoàn toàn nên hiệu quả lắng tốt.
19
Chương 2: Tổng quan về các phương pháp xử lý nước thải khoai mì
Khuyết điểm: chi phí của hệ thống cao, người vận hành phải có kỹ năng tốt,
đạt được hiệu quả xử lý cao khi lưu lượng nhỏ hơn 500m
3
/ngày đêm.
2.2.1.2. Quá trình xử lý hiếu khí với vi sinh vật sinh trưởng dạng dính bám
 Bể lọc sinh học
Bể lọc sinh học chứa đầy vật liệu tiếp xúc, là giá thể cho vi sinh vật sống
bám. Vật liệu tiếp xúc thường là nhựa hoặc đá. Nước thải được phân bố điều trên
mặt lớp vật liệu bằng hệ thống quay hoặc vòi phun. Quần thể vi sinh vật sống bám
trên giá thể tạo nên màng nhầy sinh học có khả năng hấp phụ và phân hủy chất hữu
cơ chứa trong nước thải. Quần thể vi sinh vật này có thể bao gồm vi khuẩn hiếu khí,
kỵ khí và tùy tiện. Lớp ngoài cùng của màng nhầy dày khoảng 0,1 – 0,2 mm là vi
sinh vật hiếu khí. Khi vi sinh vật phát triển chiều dày lớp màng ngày càng tăng, vi
sinh vật lớp ngoài tiêu thụ hết lượng oxy khếch tán trước khi oxy thấm vào bên
trong. Vì vậy, gần sát bề mặt giá thể môi trường kỵ khí hình thành.
Hệ thống thu nước đặt dưới đáy bể và có cấu trúc rổ để tạo điều kiện không
khí lưu thông trong bể. Sau khi ra khỏi bể, nước thải vào bể lắng đợt hai để loại bỏ
màng vi sinh tách khỏi giá thể. Nước sau xử lý có thể tuần hoàn để pha loãng nước
thải đầu vào đồng thời duy trì độ ẩm cho màng nhầy.
 Bể lọc sinh học tiếp xúc quay (RBC)
Bể lọc sinh học tiếp xúc quay (RBC – Rotating Biological Contactors) được
áp dụng đầu tiên ở CHLB Đức năm 1960 và hiện nay đã được sử dụng rộng rãi để

xử lý BOD và Nitrat hóa. RBC bao gồm các đóa tròn polystyren hoặc polyvinyl
chloride đặt gần sát nhau. Đóa nhúng chìm khoảng 40% trong nước thải và quay ở
tốc độ chậm. Khi đóa quay, màng sinh khối trên đóa tiếp xúc với chất hữu cơ có trong
nước thải và sau đó tiếp xúc với ôxy. Đóa quay tạo điều kiện chuyển hóa ôxy và
luôn giữ sinh khối trong điều kiện hiếu khí. Đồng thời đóa quay còn tạo nên lực cắt
loại bỏ các màng vi sinh không còn khả năng bám dính và giữ chúng ở dạng lơ lửng
để đưa qua bể lắng đợt II.
Khác với quần thể vi sinh vật ở bùn hoạt tính, thành phần loài và và số lượng
các loài là tương đối ổn đònh. Vi sinh vật trong màng bám trên đóa quay gồm các vi
khuẩn kò khí tùy tiện như: Pseudomonas, Alcaligenes, Flavobacterium, … các vi sinh
vật hiếu khí như: Bacillus (thường thì có ở lớp trên của màng). Khi lượng không khí
cung cấp không đủ thì vi sinh vật tạo thành màng mỏng gồm các chủng vi sinh vật
yếm khí như: Desulfovibrio và một số vi khuẩu sunfua, trong điều kiện yếm khí vi
sinh vật thường tạo mùi khó chòu. Nấm và vi sinh vật hiếu khí phát triển ở màng
trên, và cùng tham gia vào việc phân hủy các chất hữu cơ. Sự đóng góp nấm chỉ
quan trọng trong trường hợp pH nước thải thấp, hoặc các loại nước thải công nghiệp
20
Chương 2: Tổng quan về các phương pháp xử lý nước thải khoai mì
đặc biệt, vì nấm không thể cạnh tranh với các loại vi khuẩn về thức ăn trong điều
kiện bình thường.
2.2.2. Điều kiện kỵ khí
 Bể lọc kò khí
Là loại bể kín, phía trong chứa vật liệu lọc đóng vai trò như giá thể của VSV
dính bám. Nhờ đó, VSV sẽ bám vào và không bò rửa trôi theo dòng chảy.
Vật liệu lọc của bể lọc kò khí là các loại cuội, sỏi, than đá, xỉ, ống nhựa, tấm
nhựa hình dạng khác nhau. Kích thước và chủng loại vật liệu lọc, được xác đònh dựa
vào công suất của công trình, hiệu quả khử COD, tổn thất áp lực nước cho phép,
điều kiện nguyên vật liệu tại chỗ.
Nước thải có thể được cung cấp từ trên xuống hoặc từ dưới lên. Bể lọc kò khí
có khả năng khử được 70÷90% BOD. Nước thải trước khi vào bể lọc cần được lắng

sơ bộ.
Ưu điểm: khả năng khử BOD cao, thời gian lọc ngắn, VSV dễ thích nghi với
nước thải, vận hành đơn giản, ít tốn năng lượng, thể tích của hệ thống xử lý nhỏ.
Khuyết điểm: thường hay bò tắc nghẽn, giá thành của vật liệu lọc khá cao,
hàm lượng cặn lơ lửng ra khỏi bể lớn, thời gian đưa công trình vào hoạt động dài.
 Bể lọc ngược qua tầng bùn kò khí UASB
Bể UASB không sử dụng vật liệu dính bám mà sử dụng lớp cặn (có chứa rất
nhiều VSV kò khí) luôn luôn tồn tại lơ lửng trong dung dòch lên men nhờ hệ thống
nước thải chảy từ dưới lên. Sau một thời gian hoạt động, trong hệ thống hình thành 3
lớp; phần bùn đặc ở đáy hệ thống, một lớp thảm bùn ở giữa hệ thống gồm những hạt
bùn kết bông và phần chứa biogas ở trên cùng. Nước thải được nạp vào từ dưới đáy
hệ thống, đi xuyên qua lớp bùn đặc và thảm bùn rồi đi lên trên và ra ngoài. Khi tiếp
xúc với những hạt bùn kết bông ở thảm bùn, vi khuẩn sẽ xử lý chất hữu cơ và chất
rắn sẽ được giữ lại. Các hạt bùn sẽ lắng xuống thảm bùn và đònh kì được xả ra
ngoài.
Ưu điểm: hiệu quả xử lý cao, thời gian lưu nước trong bể ngắn, thu được khí
CH
4
phục vụ cho nhu cầu về năng lượng, cấu tạo bể đơn giản, dễ vận hành, năng
lượng phục vụ vận hành bể ít.
Khuyết điểm: khó kiểm soát trạng thái và kích thước hạt bùn, các hạt bùn
thường không ổn đònh và rất dễ bò phá vỡ khi có sự thay đổi môi trường.
2.3. MỘT SỐ QUI TRÌNH XỬ LÝ NƯỚC THẢI TRONG CÔNG NGHỆ SẢN
XUẤT TINH BỘT KHOAI MÌ
21
Chương 2: Tổng quan về các phương pháp xử lý nước thải khoai mì
Với các dây chuyền công nghệ sản xuất đã nêu ở chương 1, một số nhà máy
đã xây dựng hệ thống xử lý như sau:
2.3.1. Nhà máy sản xuất tinh bột khoai mì Phước Long – xã Bù Nho – huyện
Phước Long – tỉnh Bình Phước

Nhà máy Phước Long có lưu lượng và thành phần nước thải như sau:
Q = 4.800 m
3
/ngày
pH = 4,5 – 6
Chất rắn lơ lửng = 1.500 – 2.000 mg/l
BOD = 3.000 – 4.000 mg/l
Từ lưu lượng và thành phần nước thải như trên, nhà máy Phước Long đã xây
dựng hệ thống xử lý nước thải theo sơ đồ công nghệ:
22
Hình 2.1: Hệ thống xử lý nước thải tại nhà máy Phước Long
Nước thải đã xử lý
Bể phân hủy tự nhiên
Nước thải
Buồng lọc cát
Bể tách protein
Bể yếm khí số 1
Bể yếm khí số 4
Bể yếm khí số 5
Bể yếm khí số 2
Bể yếm khí số 3
Chương 2: Tổng quan về các phương pháp xử lý nước thải khoai mì
 Ưu điểm và khuyết điểm của hệ thống: Nước thải sau khi lọc cát
được tách protein để làm giảm hàm lượng chất lơ lửng trong nước thải. Sau đó, nước
thải được dẫn qua các bể yếm khí và hiếu khí để xử lý bằng phương pháp sinh học.
Ưu điểm: vận hành đơn giản, chi phí vận hành thấp.
Khuyết điểm: chiếm diện tích lớn, dễ phát sinh ra mùi hôi thối, cần phải
chống thấm cho các hồ, tốn kinh phí lớn. Nước thải đầu ra không ổn đònh, có thể
không đạt tiêu chuẩn.
2.3.2. Nhà máy sản xuất tinh bột khoai mì Hoàng Minh


Hình 2.2: Hệ thống xử lý nước thải của nhà máy Hoàng Minh
23
Bể UASB
Bể lắng cát
Máy thổi khíBể Aortank
Nước thải trích ly lọc
Song chắn rác
Bể lắng bột
Nước thải
rửa củ
Song chắn rác
Ngăn trung
hòa
Sân phơi
cát
Bồn NaOH
Bồn Clo
Bể điều
hòa
Bể lắng 2
Sân phơi bùn
Bể nén bùn
Nguồn tiếp
nhận
Nước thải
Nước thải
Ga
Chương 2: Tổng quan về các phương pháp xử lý nước thải khoai mì
 Ưu và khuyết điểm của hệ thống: Nước thải sau khi được trung hòa để

nâng nồng độ pH sẽ được dẫn đến bể điều hòa để điều hòa lưu lượng và nồng độ
đồng thời xử lý một phần chất thải. Sau đó, nước thải sẽ được xử lý kỵ khí bằng
UASB và hiếu khí bằng Aerotank.
Ưu điểm: Hệ thống vận hành đơn giản, không chiếm nhiều diện tích.
Khuyết điểm: Không xử lý triệt để lượng CN trong nước thải khoai mì, để đạt
tiêu chuẩn xả loại A hệ thống phải xử lý với tải lượng lớn dẫn đến khó kiểm soát.
2.3.3. Nhà máy sản xuất tinh bột khoai mì Tân Châu – Tây Ninh
Bảng 2.1 Lưu lượng thành phần nước thải tại nhà máy Tân Châu – Tây Ninh:
Stt Chỉ tiêu Đơn vò Nồng độ Nồng độ trung bình
01 Lưu lượng nước thải m
3
/ngày 1.200 – 1.600 1.520
02 pH 4 – 4,16 4
03 COD
tc
mg/l 26690 – 28655 27.000
04 COD
ht
mg/l 14.323 – 17.764 17.000
05 BOD
5
mg/l 8.858 – 11.005 10.000
06 TDS mg/l 1.758 – 2.120 2.000
07 SS mg/l 1.477 – 2.585 2.200
08 Độ kiềm mg/l 0 0
09 Glucose CaCO
3/l
500 – 800 650
10 Protein mg/l 900 – 1.900 1.400
11 Lipit mg/l 236 – 360 298

12 Tinh bột mg/l 2.400 – 3.200 2.800
13 CN
-
mg/l 5,8 5,8
14 SO
4
2-
mg/l 99 99
(Nguồn : ECO – Tổng hợp từ các báo cáo ĐTM)
Từ lưu lượng và thành phần nước thải như trên nhà máy đã xây dựng hệ
thống xử lý như sau:
24
Chương 2: Tổng quan về các phương pháp xử lý nước thải khoai mì
Hình 2.3: Hệ thống xử lý nước thải của nhà máy Tân Châu – Tây Ninh
25
Bể tùy tiện 2 (hồ 6)
Bể hiếu khí (hồ 7)
Nước thải vào
Song chắn rác
Bể lắng sơ bộ
Bể trung hòa
Bể kỵ khí 1 (hồ 2)
Bể kỵ khí 2 (hồ 3)
Bể kỵ khí 3 (hồ 4)
Bể tùy tiện 1 (hồ 5)
Nguồn tiếp
nhận
Dung dòch xút

×