Tải bản đầy đủ (.pdf) (19 trang)

Nghiên cứu khoa học " Kết quả nghiên cứu sinh khối cây cá lẻ mỡ trồng thuần loài vùng trung tâm Bắc bộ Việt Nam " pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (17.19 MB, 19 trang )


1

Kết quả nghiên cứu sinh khối cây cá lẻ mỡ
trồng thuần loài vùng trung tâm Bắc bộ
Việt Nam

Võ Đại Hải
Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam

I/ Đặt vấn đề
Mỡ (Manglietia conifera Dandy) là cây gỗ lớn cao tới 25-30 m, đường kính ngang
ngực đạt tới 50-60 cm, thân thẳng, tròn, vỏ xám bạc, thịt màu trắng và có mùi thơm nhẹ.
Gỗ mỡ màu sáng hoặc vàng nhạt, mềm nhẹ, tỷ trọng 0,48, gỗ mịn, ít nứt nẻ, mối mọt. Gỗ
mỡ dùng để đóng đồ gia dụng, gỗ dán lạng, gỗ bút chì, gỗ nguyên liệu giấy, gỗ trụ mỏ,…
Ngày nay, với công nghệ tạo ván ghép thanh gỗ Mỡ được dùng để chế tạo ra các đồ mộc
cao cấp xuất khẩu rất có giá trị được khách hàng nước ngoài rất ưa dùng. Với những lý do
đó Mỡ đã được chọn là một trong những loài cây trồng rừng chủ lực vùng Trung tâm Bắc
Bộ và Đông Bắc Việt Nam theo Quyết định số 16/2005/QĐ-BNN ngày 15/3/2005 của Bộ
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Mỡ là loài cây được nghiên cứu tương đối toàn diện về kỹ thuật gây trồng, tăng
trưởng, sinh trưởng, tiểu khí hậu rừng,… tuy nhiên, nghiên cứu về sinh khối chưa được
tiến hành một cách hệ thống và đầy đủ. Cơ chế phát triển sạch (CDM) đang mở ra vận hội
mới cho ngành lâm nghiệp nước ta trong việc bán lượng carbon được hấp thụ bởi rừng để
lấy tiền thì Mỡ là một trong những loài cây trồng rừng rất được chú ý. Để có cơ sở cho

2

việc tính toán lượng carbon hấp thụ và giá trị thương mại carbon mà rừng Mỡ trồng có thể
tạo ra, việc nghiên cứu xác định sinh khối rừng Mỡ là rất cần thiết. Nghiên cứu này được
thực hiện năm 2006 tại 2 tỉnh Tuyên Quang và Phú Thọ, trong khuôn khổ đề tài: “Nghiên


cứu khả năng hấp thụ và giá trị thương mại carbon của một số dạng rừng trồng chủ yếu ở
Việt Nam”.
II/ Nội dung và phương pháp nghiên cứu
1. Nội dung nghiên cứu
Nghiên cứu sinh khối tươi cây cá lẻ và mối quan hệ của nó với các nhân tố điều tra
chủ yếu.
Nghiên cứu sinh khối khô cây cá lẻ và mối quan hệ của nó với các nhân tố điều tra
lâm phần chủ yếu.
Nghiên cứu mối quan hệ sinh khối tươi và sinh khối khô cây cá lẻ.
Nghiên cứu mối quan hệ sinh khối trên mặt đất và dưới mặt đất cây cá lẻ Mỡ
2. Phương pháp nghiên cứu
Lập 48 ÔTC có diện tích 1.000 m
2
(25m x 40m) cho 4 cấp đất rừng Mỡ trồng
thuần loài tại Tuyên Quang và Phú Thọ, mỗi cấp đất lập 12 ÔTC.
Trên mỗi ÔTC, tiến hành đo đếm toàn diện các chỉ tiêu sinh trưởng D
1,3
; Hvn, Dt
từ đó chọn ra cây tiêu chuẩn.
Tiến hành chặt hạ cây tiêu chuẩn và phân thành các bộ phận: lá, cành, thân. đào và
lấy toàn bộ rễ có đường kính lớn hơn 2 mm. Cân các bộ phận ngay tại chỗ được sinh khối
tươi của các bộ phận. Lấy mẫu các bộ phận và đem về sấy ở phòng thí nghiệm ở 105
0
cho
đến khối lượng không đổi để xác định sinh khối khô của từng bộ phận.

3

Phân tích và xử lý số liệu: Số liệu thu thập được xử lý trên phần mềm ứng dụng
SPSS. Để xây dựng mối quan hệ giữa các đại lượng, sử dụng phương pháp bình phương

bé nhất, lựa chọn những phương trình có hệ số tương quan cao nhất và sai số bé nhất, đơn
giản nhất (dễ ứng dụng). Các mối quan hệ quan trọng là: Sinh khối tươi (tổng sinh khối,
sinh khối các bộ phận) với đường kính ngang ngực và chiều cao cây. Sinh khối khô (tổng
sinh khối, sinh khối các bộ phận) với đường kính ngang ngực và chiều cao cây. Sinh khối
khô với sinh khối tươi.
III. Kết quả nghiên cứu và thảo luận
1. Sinh khối tươi cây cá lẻ và mối quan hệ của nó với các nhân tố điều tra chủ yếu
Sinh khối tươi cây cá lẻ
Kết quả nghiên cứu về sinh khối cây cá lẻ của 48 OTC được xếp theo các cấp đất I,
II, III, IV và các cấp tuổi 6, 8, 10, 12, 14, 16, 18, trong mỗi cấp tuổi của mỗi cấp đất, số
liệu về sinh khối cây cá lẻ và tỷ lệ % các bộ phận của chúng được tính trung bình cho các
ÔTC.
Sinh khối tươi cây cá lẻ bao gồm sinh khối tươi của thân cây, cành cây, lá cây và
sinh khối bộ rễ cây nằm dưới lòng đất. Kết quả nghiên cứu về cấu trúc sinh khối tươi cây
cá lẻ được thể hiện trong bảng 1.
Bảng 1: Cấu trúc sinh khối tươi cây cá lẻ
Tổng
Cấp đất
Số
OTC
Tuổi
Thân
%
Cành
%

%
Rễ
%
kg %

I 1 6 51 12 9 28 38,5 100

4

1 8 53 12 8 27 45,5 100
6 10 63 8 7 22 65,9 100
2 12 62 7 7 24 93,2 100
2 16 72 4 3 22 272,3 100
3 8 44 13 10 33 34,9 100
2 10 66 6 6 22 63,7 100
6 12 65 6 7 22 88,6 100
II
1 14 68 6 5 21 129,5 100
2 8 49 12 10 29 31,7 100
1 10 66 5 6 23 60,8 100
6 12 64 7 7 22 70,1 100
III
3 14 67 6 6 21 104,3 100
IV 1 10 49 9 8 34 41,7 100

5

1 14 61 9 7 23 68,4 100
6 16 63 9 7 21 75,9 100
4 18 65 9 7 19 85,8 100
Số liệu bảng 1 cho ta thấy: Về sinh khối tươi cây cá lẻ, xét trong cùng một cấp
tuổi, sinh khối cây cá lẻ giảm dần theo từng cấp đất, từ cấp I đến cấp IV. Lấy ví dụ ở tuổi
10, cấp đất I sinh khối cây cá lẻ là 65,9 kg; sang cấp đất II giảm xuống còn 63,7 kg (bằng
96,7% so với cấp I); cấp đất III là 60,8 kg (bằng 92,3% so với cấp I) và cấp đất IV là 41,7
kg (bằng 63,3% cấp đất I). Như vậy, có sự khác biệt lớn về sinh khối cây cá lẻ theo từng

cấp đất. Hình ảnh trực quan về sự thay đổi này được thể hiện qua biểu đồ hình 1. Xét
trong cùng một cấp đất, sinh khối tươi cây cá lẻ tăng lên cùng với sự tăng lên của tuổi
cây, điều đó phản ánh quá trình tích luỹ sinh khối theo thời gian của cây rừng và cũng có
thể nhận thấy giữa sinh khối và sinh trưởng cây cá lẻ có liên hệ chặt chẽ với nhau. Lấy ví
dụ, trong cấp đất II, ở tuổi 8 sinh khối cây cá lẻ là 34,9 kg, đến tuổi 10 là 63,7 kg, tuổi 12
là 88,6 kg và đến tuổi 14 đã tăng lên rất lớn là 129,5 kg. Hình ảnh trực quan về sinh khối
cây cá lẻ theo tuổi ở cấp đất II được thể hiện qua biểu đồ hình 2.
Hình 1: Biểu đồ sinh khối tươi cây cá lẻ
theo cấp đất ở tuổi 10






0

20
40
60
80
1

2

3

4

C

ấp

đất







0

50

100
150
Sinh

khối Kg
1

2

3

4

C
ấp
tuổi


Hình 2: Bi
ểu đồ sinh khối cây cá lẻ theo cấp
tuổi ở cấp đất II
Sinh

khối
Kg

6

Về cấu trúc sinh khối tươi cây cá lẻ: Cấu trúc sinh khối các bộ phận thân, cành, lá,
rễ cây cá lẻ Mỡ là rất khác nhau trong cả 4 cấp đất. Sinh khối thân chiếm tỷ lệ cao nhất,
sau đó đến sinh khối rễ, sinh khối cành và chiếm tỷ lệ thấp nhất là sinh khối lá, cụ thể ở
cấp đất I, sinh khối thân chiếm 51-72%; sinh khối rễ chiếm 22-28%; sinh khối cành chiếm
4 - 12%; sinh khối lá chiếm 3 - 9%. Đặc biệt ở tuổi 16, sinh khối thân chiếm tỷ lệ cao
(72%) trong khi sinh khối rễ chiếm tỷ lệ (22%); Ngược lại ở tuổi 6 sinh khối thân chỉ
chiếm tỷ lệ là 51% trong khi sinh khối rễ chiếm tới 28%. Nhìn chung, tổng sinh khối thân
và rễ chiếm tỷ lệ 79-94% tổng sinh khối cây cá lẻ ở cấp đất I. Như vậy, khi tuổi càng tăng
thì tỷ trọng sinh khối thân cũng tăng lên. ở cấp đất II, sinh khối thân chiếm 44-68%; sinh
khối rễ chiếm 21-33%; sinh khối cành chiếm 6-13%; sinh khối lá chiếm 5-10%. Đặc biệt
ở cấp tuổi 8, sinh khối thân chiếm tỷ lệ thấp 44%, trong khi sinh khối rễ chiếm tỷ lệ 33%.
ở cấp đất III, sinh khối thân chiếm 49-67%; sinh khối rễ chiếm 21-29%; sinh khối cành
chiếm 6-10%; sinh khối lá chiếm 5-12%. ở cấp tuổi 8, sinh khối thân chiếm tỷ lệ thấp
(49%) trong khi sinh khối rễ chiếm tỷ lệ khá cao 29%. ở cấp đất IV, sinh khối thân chiếm
49-65%; sinh khối rễ chiếm 19-34%; sinh khối cành chiếm 9%; sinh khối lá chiếm 7-8%.
Cấu trúc sinh khối tươi cây cá lẻ Mỡ nếu tính trung bình cho cả 48 ÔTC thì sẽ là: thân
58%, cành 9%, lá 7% và rễ 26%. Trong từng cấp đất, cùng với sự tăng lên của tuổi thì tỷ
lệ % sinh khối thân cây tăng lên trong khi tỷ lệ này của cành, lá, rễ đều giảm xuống. Điều
này được minh hoạ rõ nét qua biểu đồ sau:


Hình 3: Cấu trúc sinh khối tươi cây cá lẻ
ở cấp tuổi 6, cấp đất I
Hình 4: Cấu trúc sinh khối tươi cây cá lẻ
ở cấp tuổi 16, cấp đất I
Thân
51%

Rễ 28%

Cành
12%
Lá 9%


3% 3%
R
ễ 22%

Thân
71%
Cành
4%

7

Mối quan hệ giữa sinh khối tươi cây cá lẻ với các nhân tố điều tra chủ yếu
Trong thực tiễn kinh doanh rừng, không phải lúc nào cũng có thể chặt hạ các cây
để tính toán sinh khối của chúng, mặt khác việc làm này sẽ vô cùng tốn kém về kinh phí
và thời gian nhất là khi phải tiến hành trên diện rộng cho các điều kiện lập địa khác nhau.

Vì vậy, việc xác định mối quan hệ của sinh khối cây cá lẻ với các nhân tố điều tra lâm
phần dễ xác định là một việc làm rất cần thiết. Kết quả phân tích mối quan hệ giữa tổng
sinh khối, sinh khối thân, cành, lá, rễ cây cá lẻ trong từng cấp đất với các nhân tố điều tra
như Hvn, D
1,3
được thể hiện ở bảng 2.
Bảng 2: Kết quả phân tích mối quan hệ sinh khối tươi cây cá lẻ theo cấp đất với các
nhân tố điều tra
Cấp đất
Bộ
phận
Hàm Hệ số R S
Thân lnPt= -3.8344 + 3.1928.lnD1.3 0,9774 0,1585
Cành Pt = -17.1551 + 9.6752.lnD1.3 0,7879 1,7354
Lá Pt = -7.9251 + 5.3923.lnD1.3 0,8849 0,6515
Rễ lnPt = 0.6772 + 0.1948.D1.3 0,9297 0,2219
I
Tổng lnPt = -2.2690 + 2.7457.lnD1.3 0,9665 0,1675
II Thân lnPt = -2.2261 + 2.4993.lnD1.3 0,9339 0,2392

8

Cành lnPt = 0.8110 + 0.0750.lnD1.3 0,6523 0,2276
Lá lnPt = 0.4567 + 0.1036.D1.3 0,9031 0,1288
Rễ lnPt = 1.8983 + 0.0820.D1.3 0,6673 0,2391
Tổng lnPt = 2.3861 + 0.1678.D1.3 0,9171 0,1906
Thân lnPt = -2.4849 + 2.6349.lnD1.3 0,9489 0,1684
Cành lnPt = 0.5022 + 0.0973.D1.3 0,8868 0,1207
Lá lnPt = 0.3845 + 0.1071.D1.3 0,9572 0,07714
Rễ lnPt = 1.4223 + 0.1202.D1.3 0,8635 0,1672

III
Tổng lnPt=2.3797 + 0.1684D
1.3
0,9446 0,13933
Thân Pt = 23.8027 + 0.0169.D1.3 0,7570 7,5885
Cành Pt = 4.0296+ 0.0020b
1
D
1.3
2
0,6554 1,17741
Lá Pt = 14.9652 - 101.0292/D1.3 0,6004 1,1578
IV
Rễ lnPt = 2.1645 + 0.0557.D1.3 0,6490 0,0559

9

Tổng lnPt = 2.0374 + 0.2115.D1.3 0,8238 0,1248
Ghi chú: Pt - là sinh khối tươi của các bộ phận và tổng sinh khối, S - là sai tiêu
chuẩn của các phương trình
Từ bảng 2 cho thấy, trong mỗi cấp đất thực sự tồn tại mối quan hệ giữa tổng sinh
khối và sinh khối các bộ phận cây cá lẻ với nhân tố điều tra lâm phần D
1,3
. Đặc biệt hệ số
tương quan của tổng sinh khối và sinh khối thân cây cá lẻ ở các cấp đất I, II, III với D
1,3

mức rất chặt (R>0,9). Đối với các bộ phận khác như cành, rễ, lá cũng tồn tại mối quan hệ
ở mức tương đối chặt đến rất chặt. Như vậy, có thể dùng các phương trình trên đây để dự
báo hoặc xác định sinh khối cây cá lẻ Mỡ trồng thuần loài ở các cấp đất khác nhau vùng

Trung tâm Bắc Bộ dựa vào chỉ tiêu dễ đo đếm là đường kính ngang ngực.
2. Sinh khối khô cây cá lẻ và mối quan hệ của nó với các nhân tố điều tra chủ yếu
Sinh khối khô cây cá lẻ
Kết quả tính toán tỷ lệ sinh khối khô từng bộ phận cây cá lẻ của 48 ÔTC trên từng
cấp đất được trình bày ở bảng 3.

Bảng 3: Cấu trúc sinh khối khô cây cá lẻ
Tổng
Cấp đất Số OTC

Tuổi
Thân
%
Cành
%

%
Rễ
%
Kg %
I 1 6 49 14 7 30 12,14 100

10

1 8 59 11 7 23 14,17 100
6 10 68 6 6 19 31,83 100
2 12 67 6 4 23 39,70 100
2 16 69 7 2 22 90,34 100
3 8 45 13 7 36 13,65 100
2 10 72 6 5 17 30,03 100

6 12 71 6 6 17 38,75 100
II
1 14 71 4 4 21 40,34 100
2 8 64 9 5 22 11,69 100
1 10 70 4 4 22 25,56 100
6 12 69 6 7 18 37,58 100
III
3 14 71 4 5 20 39,32 100
IV 1 10 51 10 5 34 12,98 100

11

1 14 70 9 5 16 22,03 100
6 16 65 9 7 19 30,21 100
4 18 62 9 7 22 37,13 100
Qua bảng 3 cho thấy, về sinh khối khô cây cá lẻ cũng giống như đối với sinh khối
tươi, sinh khối khô cây cá lẻ cũng thay đổi theo cấp đất và cấp tuổi. Xét trong cùng một
cấp đất, khi tuổi cây tăng lên thì sinh khối khô cây cá lẻ cũng tăng theo và ngược lại. Lấy
ví dụ ở cấp đất I, sinh khối khô cây cá lẻ ở tuổi 6 là 12,14 kg; sang tuổi 8 là 14,17 kg; đến
tuổi 10 đã tăng lên 31,83 kg; tuổi 12 là 39,7 kg và tuổi 16 là 90,34 kg. Xét trong cùng một
cấp tuổi, cấp đất tốt có sinh khối cao hơn cấp đất xấu. Lấy ví dụ trong cấp tuổi 10: sinh
khối khô ở cấp đất I là cao nhất đạt 31,83 kg; sang cấp đất II giảm xuống còn 30,03 kg,
cấp đất III là 25,56kg và cấp đất IV chỉ còn 12,98 kg.
Về cấu trúc sinh khối khô cây cá lẻ Mỡ, ở cấp đất I: sinh khối thân chiếm tỷ lệ 49-
69% tổng sinh khối; sinh khối rễ chiếm 19-30%; sinh khối cành chiếm 7-14%; sinh khối
lá chiếm 2-7%, ở cấp tuổi 16 sinh khối thân chiếm tỷ lệ cao nhất (69%) trong khi sinh
khối rễ chỉ chiếm 22%; ở cấp tuổi 6 sinh khối thân chỉ chiếm 49% trong khi sinh khối rễ
lại chiếm tới 30%. Cấu trúc sinh khối rễ cây có xu hướng giảm dần theo sự tăng lên của
tuổi cây nhưng không thực sự rõ rệt. Cấp đất II: Sinh khối thân chiếm tỷ lệ 45-71% tổng
sinh khối; sinh khối rễ chiếm tỷ lệ khá lớn 17-36%; sinh khối cành chiếm 4-13% và sinh

khối lá chiếm 4-7%. Tỷ trọng sinh khối thân có xu hướng tăng lên theo tuổi, trong khi tỷ
trọng sinh khối cành và lá lại có xu hướng giảm dần khi tuổi tăng lên. Đặc biệt ở cấp tuổi
6 sinh khối thân chiếm tỷ lệ chỉ có 45%, sinh khối rễ lại chiếm tỷ lệ khá lớn là 36%. Cấp
đất III: sinh khối thân chiếm tỷ lệ 64-71%; sinh khối rễ chiếm tỷ lệ 20-22%; sinh khối
cành chiếm 4-9% và sinh khối lá chiếm 4-7% tổng sinh khối khô cây cá lẻ. Nhìn chung,
sinh khối cành và lá vẫn chiếm tỷ lệ nhỏ. ở cấp đất IV, sinh khối thân chiếm tỷ lệ 51-70%

12

tổng sinh khối; sinh khối rễ chiếm tỷ lệ 16-34%; sinh khối cành chiếm 9-10% và sinh
khối lá chiếm 5-7%.
Mối quan hệ giữa sinh khối cây cá lẻ với các nhân tố điều tra chủ yếu
Việc xác định sinh khối khô cây cá lẻ làm cơ sở để quy đổi, tính toán ra hàm lượng
carbon tích lũy là một việc làm tốn kém và không phải lúc nào cũng thực hiện được. Vì
vậy, việc tìm hiểu mối quan hệ giữa sinh khối khô cây cá lẻ với các nhân tố điều tra lâm
phần là một việc làm có ý nghĩa rất lớn. Kết quả nghiên cứu mối quan hệ đó được thể hiện
trên bảng 4.
Bảng 4: Kết quả phân tích mối quan hệ sinh khối khô cây cá lẻ theo cấp đất
với các nhân tố điều tra lâm phần
Cấp
đất
Bộ
phận
Phương trình Hệ số R S
Thân lnPk = - 4.3126 + 3.0386.lnD1.3 0,918 0,3011
Cành Pk = - 4.0510 + 0.5770.D1.3 0,826 1,1341
Lá lnPk= -3.8996 + 4.6141.lnD1.3 - 2.8447.lnHvn 0,793 0,3429
Rễ lnPk = - 3.6809 + 2.3194.D1.3 0,851 0,3282
I
Tổng lnPk = 1.0387 + 0.2117.D1.3 0,907 0,2830

II Thân lnPk = - 4.2903 + 3.0079.lnD1.3 0,885 0,3954

13

Cành Pk = 0.9543 + 0.0087.D1.3 0,691 0,5141
Lá lnPk= -1.4789 + 0.1711.lnD1.3 0,696 0,4618
Rễ Pk = 11.4813 - 55.0299/D1.3 0,639 1,6658
Tổng lnPk = - 2.0078 + 2.2451.lnD1.3 0,886 0,2932
Thân Pk = -81.6389 + 17.1944.D
1.3
- 0.6674.D
1.3
2
0,846 5,2669
Cành Pk = - 8.3074 - 0.0783.D1.3 + 1.8292.D1.3 0,707 0,6237
Lá lnPk= -3.5947 + 6.0156.lnD1.3 - 4.3679.lnHvn 0,892 0,2890
Rễ Pk = 14.1749 - 79.2751/D1.3 0,730 1,7302
III
Tổng Pk = -116.0770 + 24.7006.D
1.3
- 0.9660.D
1.3
2
0,853 7,1452
Thân lnPk = - 4.8697 + 3.2340.lnD1.3 0,749 0,2446
Cành lnPk = - 5.2745 + 2.6474.lnD1.3 0,716 0,2206
Lá lnPk= - 3.2157 + 0.3436.lnD1.3 0,634 0,3592
IV
Rễ Pk = 2.9455 + 0.0022.D1.33 0,609 0,7740


14

Tổng Pk = 80.2801 - 562.3357/D1.3 0,769 4,0881
Ghi chú: Pt - là sinh khối khô của các bộ phận và tổng sinh khối khô; S - là sai tiêu
chuẩn của các phương trình
Qua bảng trên cho thấy, thực sự tồn tại mối quan hệ giữa tổng sinh khối khô và
sinh khối các bộ phận cây cá lẻ với các nhân tố điều tra lâm phần dễ xác định như D1,3,
Hvn trong từng cấp đất. Các quan hệ này ở mức tương đối chặt đến chặt và rất chặt, tuy
nhiên hệ số tương quan R có thấp hơn so với mối quan hệ của sinh khối tươi. Tổng sinh
khối khô toàn cây và sinh khối thân cây có mối quan hệ chặt hơn cả, đối với cấp đất I,
tương quan này ở mức rất chặt. Ngoại trừ mối quan hệ của cành, lá, rễ ở cấp đất II và IV ở
mức tương đối chặt, các mối quan hệ còn lại đều ở mức chặt. Như vậy, có thể sử dụng các
phương trình trên đây để xác định sinh khối khô cây cá lẻ rừng Mỡ thuần loài vùng Trung
Tâm Bắc Bộ.
3. Mối quan hệ giữa sinh khối tươi và sinh khối khô cây cá lẻ
Tỷ lệ % của sinh khối khô so với sinh khối tươi
Tỷ lệ % sinh khối khô so với sinh khối tươi cây cá lẻ được thể hiện ở bảng 5.
Bảng 5: Tỷ lệ % sinh khối khô so với sinh khối tươi cây cá lẻ
Cấp
đất
I II III IV
Cấp
tuổi
6 8 10 12

16

8 10

12


14

8 10

12

14

10

14

16

1
8

15

% 32 31 48 43

33

39

47

44


31

37

42

54

38

31

32

40

4
3
Qua bảng 5 ta thấy: Tỷ lệ % của sinh khối khô so với sinh khối tươi cây cá lẻ dao
động trong khoảng 31- 47%, trong đó tập trung chủ yếu nhất trong khoảng 31-43%, trung
bình khoảng 40%. Như vậy, trong nhiều trường hợp để xác định nhanh sinh khối khô từ
sinh khối tươi người ta có thể sử dụng các số liệu trên đây. Tuy nhiên, việc xác định như
vậy sẽ không có độ chính xác cao và chỉ nên áp dụng trong một số trường hợp đặc biệt.
Để có độ chính xác cao hơn, đã xây dựng mối quan hệ giữa sinh khối khô với sinh khối
tươi, kết quả thu được ở bảng 6.
Bảng 6: Mối quan hệ giữa sinh khối khô với sinh khối tươi cây cá lẻ
Cấp đất Bộ phận Phương tình R S
Thân Pk = 7,7675 + 0,28883.Pt 0,94425 6,49137
Cành lnPk = -2,0655 + 1,5771.lnPt 0,77427 0,50412
Rễ lnPk = 1,2652 + 0,0302.Pt 0,88793 0,28766

I
Tổng Pk = 9,063 + 0,30459.Pt 0,95723 7,94325
Thân lnPk = -1,6036 + 1,2014.lnPt 0,94605 0,27523 II
Rễ lnPk = 0,8621 + 0,0532.Pt 0,8518 0,18603

16

Tổng lnPk = -1,7703 + 0,01694.lnPt 0,90847 0,2646
Thân lnPk = 1,9666 + 0,0231.Pt 0,74829 0,40351
Lá Pk = 4,0868 + -9,69236/Pt 0,58504 0,80959
Rễ Pk = 11,1779 + -67,7070/Pt 0,64294 1,93884
III
Tổng lnPk = 2,3369+ 0,0151.Pt 0,71951 0,38499
Thân lnPk = 1,7989 + 0,02103.Pt 0,66176 0,27667
Cành Pk = 4,5250 + -10,8332/Pt 0,65849 0,58419
Rễ lnPk = -3,7460 + 1,9847.lnPt 0,83333 0,09677
IV
Tổng lnPk = 2,2783+ 0,0134.Pt 0,67615 0,20413
Kết quả bảng 6 cho thấy, giữa sinh khối khô và sinh khối tươi có mối quan hệ khá
rõ rệt, được biểu thị bằng các phương trình trên đây. Đặc biệt ở cấp đất I và II mối quan
hệ giữa sinh khối thân, rễ và tổng sinh khối khô với sinh khối tươi thân và tổng sinh khối
tươi ở mức rất chặt (với R > 0,9), còn ở cấp đất III và IV thì quan hệ này có giảm đi
nhưng vẫn ở mức từ tương đối chặt (0,5 < R ≤ 0,7 ) ở cấp đất IV đến chặt (0,7<R ≤ 0,9) ở
cấp đất III. đối với các bộ phận cành, lá và rễ thì mối quan hệ cũng ở mức từ tương đối
chặt đến chặt.

17

Như vậy, có thể sử dụng các phương trình trên để biểu diễn mối quan hệ giữa sinh
khối khô với sinh khối tươi cây cá lẻ Mỡ. Từ đó, khi xác định được sinh khối tươi, chúng

ta có thể dự báo một cách nhanh chóng sinh khối khô.
4. Nghiên cứu mối quan hệ giữa sinh khối dưới mặt đất với sinh khối trên mặt đất
cây cá lẻ Mỡ
Sinh khối trên mặt đất của cây cá lẻ bao gồm sinh khối thân cây, cành cây, lá cây;
sinh khối dưới mặt đất là rễ cây. Rễ cây thường nằm sâu dưới lòng đất nên việc xác định
sinh khối rễ cây gặp nhiều khó khăn hơn so với các bộ phận trên mặt đất. Vì vậy, việc
nghiên cứu mối quan hệ giữa sinh khối dưới mặt đất với sinh khối trên mặt đất là việc làm
rất cần thiết nhằm xác định được sinh khối dưới mặt đất khi biết sinh khối trên mặt đất.
Bảng 8. Mối quan hệ giữa sinh khối dưới mặt đất với sinh khối trên mặt đất
Sinh khối Phương trình R S
P
1
= 1,4469 + 0,1987P
2
0,782 2,21253
Tươi
lnP
1
= 1,1682 + 0,0240P
2
0,767 0,28059
P
1
= 2,4543 + 0,2453P
2
0,939 3,36531
Khô
lnP
1
= 2,2429 + 0,0089P

2
0,902 0,15895
Ghi chú: P1 là sinh khối dưới mặt đất; P2 là sinh khối trên mặt đất
Qua bảng trên ta thấy, giữa sinh khối dưới mặt đất và trên mặt đất tồn tại mối quan
hệ rõ rệt với hệ số tương quan từ chặt đến rất chặt. Như vậy, nếu biết sinh khối trên mặt

18

đất có thể tính ra sinh khối dưới mặt đất cây cá lẻ Mỡ một cách nhanh chóng bằng các
phương trình trên đây.
IV. Kết luận
Với những kết quả nghiên cứu thu được, bước đầu có thể khẳng định sinh khối khô
và tươi cây cá lẻ Mỡ trồng thuần loài vùng Trung tâm Bắc Bộ thay đổi theo tuổi và theo
cấp đất. Vì vậy, nghiên cứu sinh khối và năng suất rừng cần tiếp cận theo cấp đất. Cụ thể,
tuổi tăng lên thì sinh khối cũng tăng lên, ở cấp đất tốt thì sinh khối cao hơn ở cấp đất xấu.
Cấu trúc sinh khối cây cá lẻ gồm 4 phần, trong đó sinh khối thân chiếm tỷ lệ lớn nhất, sau
đó đến sinh khối rễ, cành và lá. Giữa sinh khối cây cá lẻ và các nhân tố điều tra lâm phần
dễ xác định như D
1,3
, Hvn tồn tại mối quan hệ chặt chẽ với nhau, mối quan hệ này được
biểu thị bằng các phương trình dạng tuyến tính đơn giản một lớp. Với các kết quả nghiên
cứu thu được, có thể sử dụng để xác định hoặc dự báo nhanh sinh khối cây cá lẻ Mỡ
thông qua chỉ tiêu D
1,3
và Hvn, xác định sinh khối khô thông qua sinh khối tươi, xác định
sinh khối dưới mặt đất thông qua sinh khối trên mặt đất.
Tài liệu tham khảo
1. Bộ NN&PTNT - Vụ Khoa học Công nghệ và CLSP (2003). Biểu điều tra kinh
doanh rừng trồng của 14 loài cây chủ yếu. NXB Nông nghiệp, Hà Nội 2003, 178
trang.

2. Phạm Văn Điển (2004), Phương pháp xác định sinh khối và carbon tích lũy của hệ
sinh thái rừng, tài liệu giảng dạy chuyên môn hóa kỹ thuật lâm sinh, Trường Đại
học Lâm nghiệp.
3. Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam, 2002: Sử dụng cây bản địa vào trồng rừng
ở Việt Nam. Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội 2002, 211 trang.

THE RESULTS OF THE STUDY ON BIOMAS OF INDIVIDUALS OF A SPECIES IN

19

A HOMOGENOUS PLANTATION AT THE CENTRAL REGION OF THE NORTH
OF VIETNAM
The study has been carried out by the Forest Science Institute of Vietnam within the
framework of the research programme "Research on the dioxide carbon sequestration
capacity and commercial value of some key man-made forest types in Vietnam". The
objective of the study is to define in relatively correct maner the phytomass of the
vegetation cover on the basis of the relationship between fresh phytomass of the species
individuals with the other abiotic and biotic factors. It is expected that the quatification of
the relationship will provide a scientific basis for evaluating the phytomass itself and its
derivatives. The aspects related to the biomass of the spcecies individuals to be
considered were: i/- Relationship between the fresh biomass and the main inventory
factor; ii/- Relationship between the fresh biomass and the inventored forest stand; iii/-
Relationship between the fresh and dry biomass; iv/- Relationship between the on- and
under-ground biomass. 48 sampling plots representing 4 soil classes have been
established in the Mo (Manglietia conifera Dandy) man made forest of Tuyen Quang and
Phu Tho provinces. The results show that: i/- Fresh as well as dry phytomass of species
individuals is depending on soil classes according to direct correlation, reducing from the
higher to the lower quantity class. The correlation between fresh biomass and the growth
indicators such as D1,3 is expressed by the general equation lnPt = a + b.lnD1,3. ii/- The
rate of dry to fresh phytomass is about 31-47%. The correlation between dry and fresh as

well as between on and under ground biomass is expressed by the equation lnP1 = a +
b.P2
Keywords: biomass, manglietia conifera, species individual.

×