Tải bản đầy đủ (.pdf) (44 trang)

nghiên cứu trồng rừng bằng phương pháp tra hạt thẳng cho loài keo tai tượng ở vùng trung tâm bắc bộ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (935.97 KB, 44 trang )


1
































BỘ CÔNG THƯƠNG
TỔNG CÔNG TY GIẤY VIỆT NAM
VIỆN NGHIÊN CỨU CÂY NGUYÊN LIỆU GIẤY








B
B
Á
Á
O
O


C
C
Á
Á
O
O


K

K


T
T


Q
Q
U
U




Đ
Đ




T
T
À
À
I
I


C

C


P
P


B
B




N
N
Ă
Ă
M
M


2
2
0
0
1
1
0
0




TÊN ĐỀ TÀI:
NGHIÊN CỨU, TRỒNG RỪNG
BẰNG PHƯƠNG PHÁP TRA HẠT THẲNG
CHO LOÀI KEO TAI TƯỢNG
Ở VÙNG TRUNG TÂM BẮC BỘ



Cơ quan chủ quản: BỘ CÔNG THƯƠNG
Cơ quan chủ trì: VIỆN NGHIÊN CỨU
CÂY NGUYÊN LIỆU GIẤY
Chủ nhiệm đề tài: K.S Hoàng Ngọc Hải




8685




Phú Thọ, năm 2010

2
M
M



C
C


L
L


C
C


























































































































































































































































T
T
r
r
a
a
n
n
g
g


CÁC TỪ VIẾT TẮT 4
DANH MỤC BẢNG 5
DANH MỤC HÌNH 5
TÓM TẮT BÁO CÁO 6
Phần 1: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 7
1.1. Cơ sở pháp lý 7

1.2. Tính cấp thiết của
đề tài 8
1.3. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài 8
1.4. Nội dung nghiên cứu của đề tài 9
1.5. Đối tượng, địa điểm nghiên cứu 9
1.6. Tình hình nghiên cứu trên thế giới 10
1.7. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam 10
Phần 2: THỰC NGHIỆM 12
2.1. Phương pháp nghiên cứu 12
2.1.1. Điều tra, chọn nơi gieo hạt Keo tai tượng 12
2.1.2. Kiểm tra phẩm chất và xử lý hạt trước khi gieo 12
2.1.3. Nghiên cứu thờ
i điểm gieo hạt 12
2.1.4. Phương thức gieo hạt 12
2.1.5. Bố trí thí nghiệm tra hạt thẳng 13
2.1.6. Phương pháp bảo vệ, chăm sóc, tỉa thưa sau khi gieo 13
2.1.7. Tính toán công đầu tư trồng rừng bằng phương pháp tra hạt thẳng 13
2.1.8. Thu thập số liệu. 13
2.1.9. Tính toán, xử lý số liệu: 14
2.2. Kết quả nghiên cứu và thảo luận 14
2.2.1. Chọn địa điểm tạo rừng bằng ph
ương pháp tra hạt thẳng 14
2.2.1.1. Chọn địa điểm gieo hạt 14

3
2 2.1.2. Kết quả phân tích đất 16
2.2.2. Số lượng hạt gieo, và tra hạt trong thí nghiệm 17
2.2.3. Kiểm tra phẩm chất và xử lý hạt trước khi gieo 17
2.2.4. Thời điểm và các công thức gieo hạt 18
2.2.5. Kiểm tra nảy mầm, sinh trưởng của cây con từ tra hạt 18

2.2.5.1. Kiểm tra nảy mầm sau 30 ngày tuổi 18
2.2.5.2. Nảy mầm sau gieo hạt 45 ngày tuổi 19
2.2.5.3. Nảy mầm sau 60 ngày tuổi 21
2.2.5.4. Sinh trưởng cây sau 9 tháng tuổi (gieo hạt lần 1 tháng 2/2009 ) 22

2.2.5.5. Sinh trưởng sau 7 tháng tuổi (gieo hạt lần 2 tháng 4/2009 ) 24
2.2.5.6. Tính toán công đầu tư năm thứ nhất 24
2.2.6. Sinh trưởng rừng sau khi gieo 22 tháng tuổi (2/2009-11/2010) 26
2.2.6.1. Tổng hợp các chỉ tiêu sinh trưởng 26
2.2.6.2. Sinh trưởng đường kính gốc (D
1,3
) ở các công thức tra hạt thẳng 27
2.2.6.3. Sinh trưởng chiều cao vút ngọn ở các công thức tra hạt thẳng 27
2.2.6.4. Sinh trưởng đường kính tán (m) giữa các công thức tra hạt thẳng 28
2.2.6.5. Hệ số biến động và chỉ số thân cây các công thức tra hạt thẳng 29
2.2.6.6. Chất lượng cây trồng ở các công thức thí nghiệm tra hạt thẳng 30
2.2.7. Mở rộng nghiên cứu tra hạt thẳng năm 2010 31
Phần 3: KẾT LUẬN, TỒN T
ẠI VÀ KIẾN NGHỊ 32
3.1. Kết luận 32
3.2. Tồn tại và kiến nghị 33
TÀI LIỆU THAM KHẢO 34
PHỤ BIỂU 35
MỘT SỐ HÌNH ẢNH TƯ LIỆU 44

4
CÁC TỪ VIẾT TẮT

Từ viết tắt Diễn giải
VKHLN:

Viện khoa học lâm nghiệp Việt Nam
LT97: Lâm trường 97 cũ, nay là công ty cổ phần giống lâm nghiệp
Đông Bắc Bộ
VNLG: Viện nghiên cứu cây nguyên liệu giấy Phù Ninh (Phú Thọ)
HÀ GIANG: Rừng giống tại Quang Bình (Hà Giang)
Hvn: Chiều cao vút ngọn
D
g
:

Đường kính gốc
D
1.3
: Đường kính đo tại vị trí cách mặt đất 1,3m
N: Số cây
W%: Hệ số biến động



























5
DANH MỤC BẢNG

Bảng Trang
2.1 Điều kiện lập địa nơi tra hạt thẳng tại Hàm Yên (Tuyên Quang) 15
2.2 Kết quả phân tích đất khu thí nghiệm ở Hàm Yên – Tuyên Quang 17
2.3 Kết quả kiểm nghiệm hạt giống thí nghiệm năm 2009 18
2.4 Tổng hợp của kiểm tra tỷ lệ nảy mầm sau 45 ngày tuổi 19
2.5 Kiểm tra tỷ lệ nảy mầm sau 60 ngày tuổi 21
2.6 Tổng hợp kết quả nảy mầm chung sau các lầ
n đo, đếm 22
2.7 Tổng hợp các chỉ tiêu sinh trưởng cây sau tra hạt 9 tháng 23
2.8 Chi phí tra hạt so sánh với chi phí trồng rừng bằng cây con 25
2.9 Tổng hợp các chỉ tiêu sinh trưởng sau khi gieo 22 tháng tuổi 26
2.10 So sánh sinh trưởng đường kính 27
2.11 So sánh sinh trưởng Hvn 28
2.12 So sánh sinh trưởng đường kính tán 29
2.13 Hệ số biến động trong đường kính (Wd%), chiều cao 29

2.14 Cấp sinh trưởng và độ thẳng thân cây 30
2.15 Mở rộng nghiên cứu tra hạt thẳng năm 2010 42


DANH MỤC HÌNH

Hình Trang

2.1 Ảnh và sơ đồ hiện trường thí nghiệm tra hạt thẳng 16


6
TÓM TẮT BÁO CÁO


Được sự quan tâm giúp đỡ của Bộ Công Thương, Tổng Công ty giấy Việt
Nam, năm 2009, Viện nghiên cứu cây nguyên liệu giấy đã thực hiện nhiệm vụ
nghiên cứu khoa học về việc thực hiện đề tài: “ Nghiên cứu, trồng rừng bằng
phương pháp tra hạt thẳng cho loài keo tai tượng ở vùng trung tâm Bắc Bộ ”.
Mục tiêu của đề tài: Tìm được cách thức gieo hạt thẳng thành công cao nhất đối
vớ
i loài Keo tai tượng ở khu vực Hàm Yên (Tuyên Quang).
Đề tài đã thử nghiệm trên diện tích 1.5 ha, bố trí thí nghiệm gồm 5 công
thức, lặp lại 8 lần ở hai thời điểm tháng 2 và tháng 4 dương lịch.
Kết quả nghiên cứu, đề tài đã đưa ra một số nhận định sau:
- Gieo hạt vào thời điểm tháng 3-4 cho tỷ lệ thành công cao hơn tháng 2.
- Trong thời điểm trên, tra hạt bằng cách xử lý hạt qua nướ
c sôi 1 phút, sau đó
ủ nứt nanh đem gieo cho hiệu quả cao nhất.
- Cùng thời điểm tra hạt trên rừng và tra hạt vào bầu (cây con đủ tiêu chuẩn

đem trồng trên cùng thí nghiệm), sau 22 tháng tuổi cây ở phương pháp tra hạt
thẳng thường cao, tốt hơn so với cây trồng bằng cây con có bầu.
- Năm thứ nhất, trồng rừng bằng phương pháp tra hạt thẳng tiết kiệm được
50% chi phí so với cây trồng bằng cây con có b
ầu.
Tuy nhiên, đề tài mới thử nghiệm trên một địa điểm tại Hàm Yên (Tuyên
Quang) vào hai thời điểm tháng 2 và tháng 4 dương lịch. Những nơi khác cần có
những thử nghiệm tiếp theo.
Cụ thể xin được chứng minh ở phần kết quả nghiên cứu và thảo luận của báo
cáo./.






7
Phần 1: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Cơ sở pháp lý
Đề tài: “ Nghiên cứu, trồng rừng bằng phương pháp tra hạt thẳng cho loài
keo tai tượng ở vùng trung tâm Bắc Bộ ”. là một trong các đề tài, nhiệm vụ khoa
học công nghệ được Bộ Công Thương phê duyệt và giao cho Viện nghiên cứu
cây NLG thực hiện theo "Quyết định về việc giao kế hoạch khoa học và công
nghệ năm 2009 số: 1999/QĐ
-BCT ngày 03 tháng 12 năm 2007”.
Căn cứ "Hợp đồng đặt hàng sản xuất và cung cấp dịch vụ sự nghiệp
nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ số: 11.10RD/HĐ-KHCN" ký ngày
01 tháng 02 năm 2010 giữa Bộ Công Thương và Viện nghiên cứu cây nguyên
liệu giấy.
Căn cứ "Quyết định của Viện trưởng Viện nghiên cứu cây NLG về việc

giao nhiệm vụ nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ s
ố:18/VNC-
QĐ.KHTH" ký ngày 04 tháng 02 năm 2010.
Tuân thủ theo các văn bản về giống lâm nghiệp như: Pháp lệnh giống cây
trồng số 15/2004/PL-UBTVQH11 ngày 24/3/2004 của Uỷ ban thường vụ Quốc
hội nước CHXHCN Việt Nam. Quyết định số 89/2005QĐ-BNN, ngày 29 tháng
12 năm 2005 về việc ban hành quy chế giống cây trồng lâm nghiệp của Bộ
trưởng Bộ NN&PTNT.
Tiêu chuẩn nghành 04 TCN 147 – 2006, kèm theo Quyết định số 4108 /
QĐ BNN – KHCN ngày 29 tháng 12 năm 2006 của Bộ Nông nghi
ệp và Phát
triển Nông thôn
Quy trình kỹ thuật kiểm nghiệm hạt giống và gieo ươm một số loài cây
rừng của Công ty giống và phục vụ trồng rừng (Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà
Nội - 1995). Và căn cứ vào khả năng cung cấp giống và thực trạng về nhu cầu
giống keo tai tượng để trồng rừng nguyên liệu giấy.
Quy phạm kỹ thuật xúc tiến tái sinh tự nhiên rừng Keo (Keo lá tràm, Keo
tai tượng và Keo lai) sau khai thác.
(Dự thảo lần 3, sau hội thảo Đại Lải).

8
1.2. Tính cấp thiết của đề tài
Đối với trồng rừng nguyên liệu giấy, so với 10 năm trước đây, năng suất
về trữ lượng cây đứng vùng trung tâm đã tăng lên đáng kể, từ 10 – 15 m
3
/ha/năm
lên 17 – 20 m
3
/ha/năm. Cá biệt có những lô đạt sản lượng gỗ nguyên liệu 176,0
m

3
/ha/9 năm, tương đương với 20,0 m
3
/ha/năm về sản lượng hoặc 25,0
m
3
/ha/năm về trữ lượng cây đứng (Tỷ lệ lợi dụng gỗ 79,0 %).
Tuy nhiên, lãi trong trồng rừng không nhiều, chia lợi nhuận sau trồng 8
năm chỉ lãi được 2 – 3 triệu đồng /ha/năm. Nguyên nhân chi phí nhân công cho
trồng rừng lớn và lao động còn ở mức thủ công nên chưa giảm được giá thành
trồng rừng dẫn đến giá nguyên liệu còn cao, giá giấy chưa cạnh tranh được so
với giấy nhập nội.
Một số n
ơi điều kiện trồng rừng khó khăn như độ dốc lớn, ở xa – đi lại
khó khăn dẫn đến công vận chuyển lớn, cây mang lên đồi cao, dốc lớn dễ bị tổn
thương ảnh hưởng không nhỏ đến tỷ lệ sống, năng suất và chất lượng rừng.
Nghiên cứu tra hạt thẳng thành công sẽ góp phần giải quyết những khó
khăn trên.
V
ới lý do trên Viện nghiên cứu cây nguyên liệu giấy đã trình Bộ Công
Thương, được Bộ phê duyệt đề tài: “ Nghiên cứu, trồng rừng bằng phương pháp
tra hạt thẳng cho loài Keo tai tượng ở vùng trung tâm Bắc Bộ ”.
1.3. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
Mục tiêu chung:
Tìm được cách thức tra hạt, thời điểm tra hạt và điều kiện áp dụng thành
công của phương pháp tra hạt thẳng cho loài Keo tai tượng ở vùng trung tâm B
ắc
Bộ.
Mục tiêu năm 2010:
Đánh giá sinh trưởng của cây tra từ hạt so với cây trồng bằng cây con có

bầu gieo từ vườn ươm trong thí nghiệm đã xây dựng năm 2009 tại Hàm Yên
(Tuyên Quang).

9
1.4. Nội dung nghiên cứu của đề tài
Để đạt được mục tiêu trên, ngoài việc chăm sóc, bảo vệ tốt thí nghiệm đã xây
dựng năm 2009, năm 2010 đề tài thực hiện một số nội dung sau:
- Theo dõi, đo đếm định kỳ về các chỉ tiêu sinh trưởng như tỷ lệ sống, đường
kính, chiều cao, chất lượng cây trồng của các công thức trong thí nghiệm đã
xây dựng năm 2009 t
ại Hàm Yên (Tuyên Quang).
- Phân tích, đánh giá tính khả thi việc tạo rừng bằng phương pháp tra hạt thẳng
cho loài Keo tai tượng ở vùng trung tâm Bắc bộ.
1.5. Đối tượng, địa điểm nghiên cứu
1.5.1. Đối tượng nghiên cứu
+ Hạt giống:

Hạt giống để sử dụng trong tạo rừng bằng tra hạt thẳng được dùng từ
nguồn hạt của rừng giống mới được chuyển hóa tại Bắc Quang (Hà Giang). Hạt
giống có tỷ lệ nảy mầm > 90%, thế nảy mầm trung bình 30%.
+ Lựa chọn điều kiện lập địa:

Lập địa tra hạt thẳng được đặt ra trong đề tài là thực hiện ở những nơi khó
thí công hơn so với trồng rừng bằng cây con có bầu như: Cự ly đia làm xa,
độ dốc lớn, nhưng phải đáp ứng điều kiện nảy mầm của hạt giống, không
bị gia súc, các con vật khác phá hoại.
1.5.2. Địa điểm nghiên cứu
Địa điểm gieo hạt tại lô
đất sau khai thác Keo của Trung tâm nghiên cứu
và thực nghiệm cây nguyên liệu giấy ở km 37 – Hàm Yên – Tuyên Quang. Trực

thuộc Viện nghiên cứu cây NLG.
Điểm thử nghiệm có diện tích 1,5 ha, độ dốc 30
o
. Đất feralít màu đỏ vàng,
phát triển trên phiến thạch sét, tầng đất A+B dày > 70 cm.
Lượng mưa trung bình 1800 mm/năm. Nhìn chung điều kiện đất, lượng
mưa ở đây thuận lợi cho việc gieo hạt và trồng cây keo.

10
1.6. Tình hình nghiên cứu trên thế giới
Keo tai tượng (Acacia mangium) là một trong những loài cây mọc nhanh,
đang được gây trồng chủ yếu để cung cấp gỗ nguyên liệu giấy, gỗ xây dựng và
đóng đồ gia dụng…. Chúng có biên độ sinh thái rộng, sinh trưởng nhanh ở độ
cao < 800 m so với mực nước biển, nơi có tầng đất dày và ẩm, lượng mưa từ
1800mm – 4500mm.
Đặc biệt ở rừng sau khai thác trắng, rừng được phát đốt toàn diệ
n, sau đó
gặp mưa, ẩm thì Keo tai tượng có khả năng tự mọc rất mạnh (tái sinh tự nhiên từ
hạt), những nơi độ dốc nhỏ mật độ cây tái sinh dày đặc tới > 100 cây/m
2
.
Trên thế giới đã trồng rừng bằng 3 phương pháp chính như: Trồng rừng
bằng phương pháp gieo hạt thẳng; bằng cây con có bầu; bằng cây phân sinh
(dòng vô tính). Riêng trồng rừng bằng phương pháp gieo hạt thẳng người ta đã
tiến hành từ lâu và kết quả rất đáng ghi nhận ở những nơi vừa mới khai thác, bị
cháy rừng, vùng đất hoang rộng, giao thông đi lại khó khăn, thiếu lao động.
Th
ường tạo rừng gieo hạt thẳng bằng máy bay thì khu gieo phải có diện tích đủ
lớn: không dưới 2500 ha hay một lượt bay ( kinh nghiệm của Trung Quốc). Địa
hình, địa thế thuận tiện cho máy bay hoạt động, đất đai tốt, dày, màu mỡ, xốp ẩm

và tất nhiên yếu tố thời vụ gieo là quan trọng.
1.7. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam
Ở nước ta, gieo hạt thẳng đối với cây lấy gỗ đã được nhân dân ta thự
c hiện
rất nhiều và thành công với các loài cây như: Xoan, Trẩu, Sở, Bồ đề thực tiễn
đã đúc kết: Mùa vụ, biện pháp chăm sóc, bảo vệ sau khi gieo có ý nghĩa quyết
định đến tỷ lệ sống, sự thành công của phương pháp tra hạt thẳng.
Đối với rừng Keo tai tượng, sự tái sinh tự nhiên sau khai thác phát triển rất
mạnh ở nhiều nơi, cây tự mọc sau đốt thực bì lên như gieo mạ. Qua
điều tra
nghiên cứu, Bộ NN&PTNT đã có dự thảo Quy phạm kỹ thuật xúc tiến tái sinh tự
nhiên cho loài Keo (Dự thảo lần 3, sau hội thảo Đại Lải – Vĩnh Phúc).


11
Việc trồng rừng bằng phương pháp gieo hạt thẳng những năm 1990 đã có
thử nghiệm ở Trạm thực nghiệm Hàm Yên nhưng kết quả không cao do nhiều
nguyên nhân chủ quan và khách quan.
Nhìn chung việc tra hạt thẳng có những ưu, nhược điểm sau:
 Những nhược điểm
Tạo rừng bằng phương pháp gieo hạt thẳng: Tốn nhiều hạt giống, tăng số
l
ần và thời gian chăm sóc, tỉa thưa . Hạt khi gieo dễ bị nguy hại bởi chim, kiến,
cỏ dại và điều kiện thời tiết bất lợi.
 Những ưu điểm
- Tạo rừng bằng phương pháp gieo hạt thẳng là phương pháp bắt chước quy luật
tự nhiên vốn có, nó vừa mang tính bản năng duy trì nòi giống, vừa mang tính tự
nhiên phát tán hạt và tự mọc nên cây mọc
được thường rất khoe mạnh, sinh
trưởng nhanh bởi cây lớn lên và thích ứng trong điều kiện hoàn cảnh môi trường.

Trồng rừng bằng phương pháp gieo hạt thẳng rễ không bị ảnh hưởng do tổn
thương cơ giới như cây con có bầu.
- Trồng rừng bằng phương pháp gieo hạt thẳng số lượng cây (hạt) nhiều, nên ta
có cơ hội tuyển chọn cây tốt để lại, loại b
ỏ cây xấu, nên chất lượng rừng trồng
được nâng cao hơn.
- Trồng rừng bằng phương pháp gieo hạt thẳng có thể đẩy nhanh tốc độ trồng
rừng, đỡ tốn công, giá thành trồng rừng hạ, đầu tư ít.
Trong lâm nghiệp nói chung, nguyên liệu giấy nói riêng, mục tiêu đặt ra là làm
sao năng suất rừng của ta ngày một nâng cao, đầu tư ít mà lợi nhuận cao không
ngoài khác là phải luôn cải thiện giống và cải tiến ph
ương pháp bằng mọi cách
để hạ giá thành trồng rừng, cụ thể là ngắn gọn, đơn giản nhưng hiệu quả cao.
Xuất phát từ mục tiêu, đặc tính sinh vật học và những ưu điểm trên, Viện nghiên
cứu cây nguyên liệu giấy đề xuất và được triển khai đề tài “Nghiên cứu, trồng
rừng bằng phương pháp tra hạt thẳng cho loài keo tai tượng ở vùng trung tâm
Bắc Bộ.”.


12
Phần 2: THỰC NGHIỆM

2.1. Phương pháp nghiên cứu
2.1.1. Điều tra, chọn nơi gieo hạt Keo tai tượng
- Chọn nơi gieo, điều kiện khí hậu thủy văn phù hợp:
Địa điểm đặt thí nghiệm tra hạt phải ở những nơi còn tính chất đất rừng, điều
kiện khí hậu thủy văn phù hợp với đặc tính sinh vật học củ
a Keo tai tượng.
Nghiên cứu tra hạt ở nơi có cự ly đi làm xa, độ dốc lớn khó thi công khi trồng
bằng cây con có bầu.

- Điều tra đất: Điều tra về loại đất, độ dày tầng đất, độ ẩm đất, tính chất đất…
2.1.2. Kiểm tra phẩm chất và xử lý hạt trước khi gieo
Trước khi gieo phải kiểm nghiệm hạt giống về trọng lượng hạt,tỷ lệ n
ảy
mầm, thế nảy mầm, Hạt gieo phải đảm bảo tỷ lệ nảy mầm cao, thế nảy mầm
nhanh, đều, chất lượng hạt tốt mới đem gieo ở thí nghiệm.
Các công thức xử lý hạt cho thí nghiệm:
- Công thức I: Xử lý hạt vào nước sôi 1 phút rồi đem gieo luôn.
- Công thức II: Không xử lý hạt, đem gieo trực tiếp trên hiện trường.
- Công thức III: Không xử
lý hạt đem gieo, lấp đất rồi đốt rác bên trên.
- Công thức IV: Xử lý hạt vào nước sôi 1 phút, ủ nứt nanh rồi đem gieo.
- Công thức V: Trồng bằng cây con có bầu như sản xuất (đối chứng).
2.1.3. Nghiên cứu thời điểm gieo hạt
- Đợt 1: Thí nghiệm triển khai từ tháng 2 dương lịch
- Đợt 2: Thí nghiệm triển khai từ tháng 4 dương lịch
2.1.4. Phương thức gieo hạt
Gieo cụ
c bộ theo khóm (hố). Việc thiết kế cự ly và kích cỡ hố, bón phân như
trồng bằng cây con có bầu (Quy trình trồng rừng nguyên liệu giấy).

13
2.1.5. Bố trí thí nghiệm tra hạt thẳng
Cuốc hố 40 x 40 x 40cm, bỏ phân, lấp hố trước khi gieo hạt, đất lấp trên
miệng hố phải nhỏ, tơi. Gieo hạt rồi lấp đất dày từ 1 đến 1,5 cm ( tương tự như
gieo hạt trong bầu ươm ).
Thí nghiệm gieo hạt thẳng được bố trí theo khối, mỗi khối gồm 2 lần lặp lại,
trong lặp bố trí ngẫu nhiên đầy đủ
cho các công thức. Mỗi công thức là một ô
gồm 7 hàng dọc x 4 hố, hoặc 7 hàng dọc x 5 hố, khoảng cách hàng x hố: 3 x

2,5m. Thí nghiệm được bố trí 2 thời điểm (thời vụ) khác nhau trên cùng 1,5 ha.
Mỗi thời điểm được bố trí ngẫu nhiên cho 5 công thức, lặp lại 4 khối.
2.1.6. Phương pháp bảo vệ, chăm sóc, tỉa thưa sau khi gieo
- Bảo vệ: Rào không cho người, gia súc qua lại. Dùng thuốc hoặc hóa chất bảo
vệ h
ạt không bị kiến, mối, chim tha hạt.
- Chăm sóc sau khi gieo: theo dõi không để dây leo, cỏ dại quấn và che bóng,
xói mòn ảnh hưởng cây trồng, chăm sóc 5 lần / 3 năm đầu như QT chăm sóc
thông thường.
- Tỉa thưa sau khi gieo: Khi cây đạt chiều cao 30-40cm và 70-80cm, tùy theo
lập địa, sinh trưởng của cây khi có thể đánh giá cây nào tốt nhất trên số cây trong
hố sẽ để lại, tỉa bỏ những cây xấu.
2.1.7. Tính toán công đầu tư trồng rừng b
ằng phương pháp tra hạt thẳng
Thường xuyên theo dõi chi phí, ghi chép những công việc, thời gian tạo
rừng bằng gieo hạt thẳng. So sánh công và chi phí riêng theo phương pháp đơn
thuần cho cả hai phương pháp, phân tích đưa ra sự chênh lệch.
2.1.8. Thu thập số liệu.

Định kỳ đo đếm sinh trưởng của cây về chiều cao, đường kính gốc, tán, tỷ lệ sống
và chất lượng rừng.


14
2.1.9. Tính toán, xử lý số liệu:
Tính toán các chỉ tiêu, phân tích số liệu, kiểm tra nhờ sự trợ giúp của phần
mềm SPSS 13.0 (Nguyễn Hải Tuất, Ngô Kim Khôi) và chương trình EXCEL 5.0
trong máy tính. Cụ thể như sau:
Số liệu sau khi thu thập, được xử lí và phân tích theo các quy trình ứng dụng
SPSS ( Statistical Products for social Services), một phương pháp xử lý số liệu

đang được ứng dụng rộng rãi trong nghiên cứu lâm nghiệp. Quy trình các bước
thực hiện như sau:
¾ Bước 1: Tạo biểu đồ hộp để thăm dò dữ liệu về luật phân bố: Analyze/ Descriptive
Statistics / Explo…/Ok.
¾ Bước 2: Kiểm định tiêu chuẩn Levene về tính đồng nhất phương sai và phân tích
phương sai ANOVA:
Analyze/Compare…/ One-Way Anova: Khai các biến Hvn, Doo vào biến phụ thuộc và
Công thức vào biến ảnh hưởng.Vào Option / Homogeneity of Variance.
¾ Bước 3: Tìm công thức ảnh hưởng trội nhất:
Analyze/Compare…/ One-Way Anova / Post hoc / BonFerroni / Tukys/ Contune / Ok.

2.2. Kết quả nghiên cứu và thảo luận
2.2.1. Chọn địa điểm tạo rừng bằng phương pháp tra hạt thẳng
2.2.1.1. Chọn địa điểm gieo hạt
Thí nghiệm được thiết lập tại đội lâm nghiệp 37 của Trung tâm nghiên cứu
và thực nghiệm cây nguyên liệu giấy Hàm Yên, Tuyên Quang có toạ độ địa lý
22
o
04

độ vĩ Bắc, 105
o
02

độ kinh Đông, nơi thí nghiệm có độ cao 146,5 m so
với mực nước biển. Nhiệt độ bình quân năm 22,6
o
C, độ ẩm 87,0 %, lượng mưa
bình quân năm 1850 mm. Mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 10 trong năm. Mùa
lạnh từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau, thỉnh thoảng xuất hiện sương muối có thể

làm ngọn cây keo bị thâm đen.

15
Bảng 2.1: Điều kiện lập địa nơi tra hạt thẳng tại Hàm Yên (Tuyên Quang)
1. ĐỊA HÌNH
Độ cao so với mực nước biển (m) 146,5
Độ dốc - hướng dốc nơi tra hạt >30
o
– Đông Nam
2. ĐẤT ĐAI
Đá mẹ Phiến thạch sét
Loại đất Feralit vàng đỏ / trên đá mẹ phiến thạch sét
Độ sâu (A+B) cm >70 cm
Thành phần cơ giới Thịt trung bình
Tỷ lệ đá lẫn 10-15%
Độ chặt Hơi chặt
Đá nổi, đá ngầm Không
Tình hình xói mòn Trung bình
3. THỰC BÌ
Loại thực bì 1b (Ba soi, cỏ chỉ, nứa)
Độ che phủ 30%
Hiện trường sau khai thác Keo tai tượng Năng suất của rừng đã khai thác 25 m
3
/ha/năm.

Điểm thử nghiệm có diện tích 1,5 ha, độ dốc lớn > 30
o
. Đặc biệt điểm thí
nghiệm năm cạnh một đập nước, nên độ ẩm đất luôn được đảm bảo. Lượng mưa
trung bình > 1800 mm/năm. Nhìn chung điều kiện đất, lượng mưa ở đây thuận

lợi cho việc gieo hạt và trồng cây keo.
Hạt giống để sử dụng trong trồng rừng được dùng từ nguồn hạt của rừng
giống mới đượ
c chuyển hóa tại Bắc Quang – Hà Giang. Loại hạt này có tỷ lệ nảy
mầm cao > 90%, thế nảy mầm trung bình 30%. Thí nghiệm được bố trí với các
công thức ngẫu nhiên đầy đủ, lặp lại 8 lần/4 khối theo sơ đồ sau:


16


Hình 2.1: Ảnh và sơ đồ hiện trường thí nghiệm tra hạt thẳng

2 2.1.2. Kết quả phân tích đất
Các mẫu đất tại nơi thí nghiệm tra hạt Keo tai tượng được lấy và được
phân tích theo các chỉ tiêu: độ ẩm (%), hàm lượng mùn (%), độ chua (pHKCL),
các chất tổng số (%) như: N, P2O5, K2O, các chất rễ tiêu (mg/100g đất) như:
P2O5, K2O. Kết quả phân tích đất được ghi trong biểu sau:

17
Bảng 2.2: Kết quả phân tích đất khu vực thí nghiệm ở Hàm Yên – Tuyên Quang
Các chất tổng số
(%)
Chất dễ tiêu
(mg/100g đất)
Độ sâu
(cm)
pH
KCL
mùn

(%)
N P
2
O
5
K
2
O P
2
O
5
K
2
O
Độ ẩm
(%)
0 - 20 4.08 5.05 0.45 0.19 1.95 3.38 3.93 36.90
20 - 40 4.03 3.79 0.26 0.14 1.84 3.21 2.76 41.01

Nhìn chung điều kiện đất đại khí hậu nơi thí nghiệm ở Hàm Yên, Tuyên
Quang khá thích hợp với điều kiện sinh thái của Keo tai tượng, tầng đất sâu, hàm
lượng mùn cao. Đây là nơi đã trồng rừng loài Keo tai tượng cho năng suất khá
cao, sau trồng 8 năm khai thác sản lượng gỗ thu được bình quân 20 m
3
/ha/năm.
2.2.2. Số lượng hạt gieo, và tra hạt trong thí nghiệm
Thí nghiệm tra mỗi hố 3 -5 hạt trên. Cách tra hạt: Trước khi tra, dùng rổ
nhựa có lỗ đường kính 0,5 cm sàng đất đều trên mặt hố một lớp đất dày khoảng 2
cm. Sau đó dùng que tre tạo lỗ sâu 1,0-1,5 cm, thả hạt xuống và lấp lại. Mỗi hố
rắc trên mặt hố 3 thìa thuốc chống mối, kiến (thuốc được pha tỷ lệ 3 thìa cà phê

vôi bột + 1 thìa thuốc ch
ống mối).
2.2.3. Kiểm tra phẩm chất và xử lý hạt trước khi gieo
Phương pháp rút mẫu theo quy trình kiểm nghiệm hạt giống của Quy trình kỹ
thuật kiểm nghiệm hạt giống và gieo ươm một số loài cây rừng của Công ty
giống và phục vụ trồng rừng (Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội – 1995).
Kết quả kiểm nghiệm như sau:
Bốn mẫu hạt xử lý cùng thời điểm: Trong cùng điều kiệ
n nhiệt độ nước sôi
ngâm/1 phút vớt ra. Ủ bằng giấy thấm sạch trên cùng loại đĩa thí nghiệm. Mỗi
đĩa 100 hạt. Lô hạt được làm lặp lại 4 lần (4 mẫu). Hàng ngày một lần mở ra đếm
hạt nảy mầm, sau đó rửa chua, đạy lại và bổ sung nước để duy trì độ ẩm. Sau 14
ngày kết quả cho được bảng sau:



18
Bảng 2.3: Kết quả kiểm nghiệm hạt giống thí nghiệm năm 2009
Tên lô
hạt


hiệu
mẫu
Trọng
Lượng
1000
hạt (g)
Số hạt
/kg


Độ
thuần
(%)

Số
hạt/mẫu
kiểm
nghiệm
Tỷ lệ %
nảy
mầm
chung
Số hạt
còn lại
chưa nảy
Thế
nảy
mầm
(%)
HG1 13.0 76923 87 100 96.0 4 30.0
HG2 11.0 90909 91 100 94.0 6 36.0
HG3 12.0 83333 90 100 93.0 7 20.0
Hà Giang


HG4 11.0 90909 92 100 95.0 5 36.0
Trung bình 11.75 85106 87 – 92
100
94.5 5.5 30.5


Thời gian từ khi xử lý đến khi kết thúc nảy mầm 14 ngày. Nhìn chung các
mẫu hạt đem kiểm nghiệm đều có chất lượng tốt, tỷ lệ nảy mầm cao từ 93 –
96%. Thế nảy mầm trung bình 30,5 %. Thuận lợi cho việc tra hạt thẳng.
2.2.4. Thời điểm và các công thức gieo hạt
Đề tài triển khai tra hạt ở hai thời điểm: Đợt 1 gieo vào ngày 24/2/2009; Đợt 2
tháng ngày 12/4/2009 dương lịch. Các công thức thí nghiệm triể
n khai như sau:
- Công thức I: Xử lý hạt vào nước sôi 1 phút rồi đem gieo luôn.
- Công thức II: Không xử lý hạt, đem gieo.
- Công thức III: Không xử lý hạt đem gieo xong đốt rác bên trên.
- Công thức IV: Xử lý hạt vào nước sôi 1 phút, ủ nứt nanh rồi đem gieo.
- Công thức V: Trồng bằng cây con có bầu như sản xuất (đối chứng).
Mỗi công thức gồm 7 hố theo chiều lên, xuống dốc x 5 hố hàng ngang theo
đườ
ng đồng mức ( góc phần tư I và IV ). 7 hố theo chiều lên, xuống dốc x 4 hố
hàng ngang theo đường đồng mức ( góc phần tư II và III).
2.2.5. Kiểm tra nảy mầm, sinh trưởng của cây con từ tra hạt
2.2.5.1. Kiểm tra nảy mầm sau 30 ngày tuổi
Sự nảy mầm ở rừng thường chậm hơn so với tra hạt ở vườn ươm. Nếu như
ở vườn ươm hoặc qua kết quả kiểm nghiệm
ở phần trên thì qua xử lý 3-4 ngày

19
hạt đã bắt đầu nảy 30-40%, sau 7 – 10 ngày nảy rộ nhiều nhất và sau 14-15 ngày
thì kết thúc nảy mầm.
Nhưng ở trên rừng thì sau 10 ngày trở đi, mới có lác đác mầm nhú lên
khỏi mặt đất. Sau 30 ngày tuổi chiều cao mới đạt 2-3 cm, xuất hiện lá giả có từ
2-3 cặp lá kép lông chim. Vì sự nảy mầm không đều ở các công thức và thời gian
nảy mầm kéo dài nên việc đo đếm chủ yếu tiế

n hành theo định kỳ sau gieo 45
ngày và 60 ngày tuổi.
2.2.5.2. Nảy mầm sau gieo hạt 45 ngày tuổi
Sau 45 ngày tuổi tiến hành kiểm tra tỷ lệ nảy mầm, phát triển thành cây
của chúng theo sơ đồ từng cây để theo dõi tiếp ở lần sau.
Bảng 2.4: Tổng hợp của kiểm tra tỷ lệ nảy mầm sau 45 ngày tuổi


Bảng trên, cho thấy, công thức II không xử lý biện pháp gì thì nảy mầm
kém nhất. Cao nhất là công thức IV (xử lý nứt nanh đem gieo), I (xử lý hạt một
phút đem gieo ) và công thức III (Không xử lý hạt đem gieo xong đốt rác bên
trên).

20


Bảng trên cũng tương tự, công thức I xử lý hạt một phút đem gieo và
công thức IV qua xử lý nứt nanh đem gieo, hai công thức này luôn cho tỷ lệ nảy
mầm trên rừng cao nhất.
Tổng hợp theo dõi trên: Nảy mầm cao nhất ở công thức I (xử lý hạt bằng
nước sôi 1’ rồi đem gieo ngay) đạt 36%, công thức III (không xử lý hạt đem gieo
xong đốt rác bên trên) đạt 34% và công thức IV (Xử lý hạt vào nước sôi 1 phút,
ủ nứt nanh rồi đ
em gieo) đạt 28%. Kém nhất ở công thức II, không xử lý chỉ đạt
14 %.
Nhưng đến thời điểm này hạt vẫn còn tiếp tục lác đác nảy ở những hạt còn
lại chưa nảy. Sau gieo 60 ngày, tức là 15 ngày sau đó kiểm tra lại, kết quả như
sau:

21

2.2.5.3. Nảy mầm sau 60 ngày tuổi
Kiểm tra sau khi gieo 60 ngày, số hố nảy mầm đã tăng lên gấp đôi so với
30 ngày tuổi.
Bảng 2.5: Kiểm tra tỷ lệ nảy mầm sau 60 ngày tuổi
Ở góc phần tư quả đồi thứ nhất gồm lặp I và lặp II, sau 60 ngày tuổi vẫn
còn các hạt lác đác đang nảy mầm.




Ghi chú: Trong mỗi lặp có 4 công thức gieo hạt; Số 1 là hố đã có cây mọc, số 0 chưa có hạt
nảy mầm.


22

Bảng 2.6: Tổng hợp kết quả nảy mầm chung sau các lần đo, đếm

Công thức 1 2 3 4
Sau khi gieo 45 ngày tuổi
TL nảy mầm % 35,5 14,3 34,5 28,2
Sau khi gieo 60 ngày tuổi
TL nảy mầm % 64,8 46,4 66,6 56,8

Sau gieo hai tháng (60 ngày) kiểm tra hiện trường cho thấy:
Các công thức: Không xử lý hạt đem gieo xong đốt rác bên trên (công thức
III); Xử lý hạt vào nước sôi 1 phút rồi đem gieo (Công thức I) và Xử lý hạt nứt nanh
rồi đem gieo (Công thức IV). Cho tỷ lệ nảy mầm cao nhất. Kém nhất là Công thức
II: Không xử lý hạt, đem gieo.
Những ngày sau đó vẫn còn có những hố đang nảy mầm. Sự nảy mầm này

không đều, một số hố
bị chết lý do: Độ dốc của đồi quá lớn > 30 độ. Các hố đặt thẳng
hàng nhau nên mỗi khi mưa, đất lại xô xuống làm ảnh hưởng đến sự nảy mầm của
hạt gieo. Có những hố đã mọc lên rất đều cây mầm cao 1 – 2cm thì bị đất xô vùi kín
và chết. Do vậy tỷ lệ sống không cao, đây là rủi ro không lường hết của đề tài.
2.2.5.4. Sinh trưởng cây sau 9 tháng tuổi (gieo hạt lần 1 tháng 2/2009 )
Sau khi gieo 9 tháng, Tỷ lệ sống (TLS%) từ 50 đến 80%, bình quân đạt
73,6%. Tỷ lệ sống này không cao do cuốc hố thẳng hàng nên đất vùi quá dày,
một số cây mầm đã mọc sau đó những trận mưa đầu mùa + độ dốc lớn xói mòn
mạnh đã làm xô đất vùi lấp cây mạ và chết hoặc nảy mầm chậm dẫn đến tỷ lệ
sống bị ảnh hưởng.
Đường kính gốc trung bình của các công thứ
c đạt 1,1cm, hệ số biến động
của đường kính trung bình 37,9%. Chiều cao của cây trung bình của các công
thức 1,169 m, hệ số biến động của chiều cao trung bình 29,1%. Đường kính tán
trung bình của các công thức 54,8 cm, hệ số biến động của chiều cao trung bình
40,9%.



23
Bảng 2.7: Tổng hợp các chỉ tiêu sinh trưởng cây sau tra hạt 9 tháng
Gieo lần 1 ngày 24/2/2009, đo tháng 24/11/2009

Chỉ
tiêu
Công thức

TLS
(%)


Trung
bình
Mean
Sai T.C
Std.
Deviation
HS
biến
động
(S%)
Trị số
nhỏ nhất

Trị số lớn
nhất

XL 1p đem gieo 70 1.2 0.4779 39.0 0.5 2.3
Không xử lý-gieo 50 1.1 0.3979 35.5 0.4 2.2
Không XL-đốt rác 80 1.2 0.3942 33.8 0.3 2.0
XL nut nanh – gieo 78 1.1 0.3979 37.8 0.3 2.0
Trồng=cây con 90 0.9 0.3621 39.5 0.25 2.2
Đường
kính
gốc
(cm)


Total 73.6 1.1 0.4151 37.9 0.25 2.3
XL 1p đem gieo 70 127.8 41.2578 32.3 80 220

Không xử lý-gieo 50 118.6 31.4601 26.5 60 195
Không XL-đốt rác 80 120.0 31.9612 26.6 70 200
XL nứt nanh, gieo 78 117.9 33.7565 28.6 50 210
Trồng = cây con 90 102.0 28.5874 28.0 50 200
Chiều
cao vút
ngọn
(cm)


Total 73.6 116.9 34.0558 29.1 50 220
XL 1p đem gieo 70 59.3 26.9267 45.4 10 130
Không xử lý-gieo 50 57.5 19.8173 34.5 20 100
Không XL-đốt rác 80 57.1 22.9683 40.2 20 130
XL nứt nanh, gieo 78 54.3 19.3205 35.6 20 100
Trồng = cây con 90 46.3 20.7594 44.9 20 120
Đường
kính
tán
(cm)



Total 73.6 54.8 22.3819 40.9 10 130


24
Để tìm các công thức sinh trưởng khác nhau không? công thức nào có ảnh
hưởng trội hơn, phân tích theo tiêu chuẩn Duncan trong SPSS cho thấy, tỷ lệ
sống của công thức tra hạt đốt rác trên mặt hố cho tỷ lệ sống cao nhất 80%, ngoại

trừ trồng bằng cây con có bầu 90%.
Công thức có đường kính kém nhất là trồng bằng cây con có bầu. Các
công thức gieo hạt tại rừng tỏ ra khá hơn vì chúng nảy mầm và lớn lên trực tiếp
trên đất rừ
ng, không bị thay đổi bởi môi trường sống.
Chiều cao cũng tương tự, cây được gieo hạt tại hiện trường luôn cao hơn
cây trồng bằng cây con có bầu, chênh lệch xấp xỉ 20 cm.
Đường kính tán cũng vậy, cây được gieo hạt tại hiện trường luôn có trị số
cao hơn cây trồng bằng cây con có bầu, chênh lệch xấp xỉ 10 cm.
Về chất lượng: Cũng tương tự, cây có đường kính, chiều cao và đường
kính tán lớ
n hơn thì cho tỷ lệ cây cấp 1 nhiều hơn và ngược lại sinh trưởng kém
hơn cho tỷ lệ cây cấp 3 nhiều hơn.
2.2.5.5. Sinh trưởng sau 7 tháng tuổi (gieo hạt lần 2 tháng 4/2009 )
Sau khi gieo 7 tháng, Tỷ lệ sống (TLS%) bình quân đạt 76,8%.
Đường kính gốc trung bình của các công thức đạt 0,9cm, hệ số biến động
của đường kính trung bình 41,8%.
Chiều cao của cây trung bình của các công thức 0,93 m, hệ số biến động
bình quân 32, 5%. Kết quả cho thấy, xử lý đốt rác bên trên t
ỏ ra khá hơn, đường
kính gốc tương đương với trồng bằng cây con 9 tháng tuổi.
Đường kính tán và chất lượng ở các công thức giai đoạn sau khi gieo 7 tháng
tuổi chưa có sự sai khác rõ rệt.
2.2.5.6. Tính toán công đầu tư năm thứ nhất
Thí nghiệm tra hạt thẳng được tiến hành phát dọn thực bì, cuốc, lấp hố
bình thường như trồng rừng bằng cây con có bầu, chỉ khác việc trồng rừng bằng
cây con có bầ
u phải tạo cây con từ gieo hạt ở vườn ươm, chăm sóc 4-6 tháng cây
đủ tiêu chuẩn đem trồng, còn tra hạt thẳng thì tra hạt ngay vào hố ngoài hiện


25
trường trên đất rừng. Nên việc tính công đầu tư chủ yếu chênh lệch ở khâu tạo
cây con (chăm sóc, giám sát). Cụ thể như sau:
Căn cứ nhật ký tra hạt thực tế đã chi phí, định mức sản xuất cây con, định
mức trồng rừng. Loại bỏ các công giống nhau như phát dọn thực bì, cuốc hố, lấp
hố, chăm sóc… , chỉ tính các công khác nhau giữa hai phương pháp tạo rừng, ta
có số
liệu sau:
Bảng 2.8: Chi phí tra hạt so sánh với chi phí trồng rừng bằng cây con
ĐVT: 1,0 ha
A. Chi phí tra hạt thẳng
TT Nội dung ĐVT Số lượng Đơn giá Thành tiền
I Nhân công
 


Tra hạt công 4.33 85,800.00 371,514.00

Công bỏ thuốc mối công 1 85,800.00 85,800.00

Công giám sát

2.5 85,800.00 214,500.00
II Vật tư
 


Hạt giống kg 0.05 1,000,000.00 50,000.00

Thuốc mối, kiến kg 1 30,000.00 30,000.00


Vôi bột kg 3 3,000.00 9,000.00
I+II Tổng cộng
 
760,814.00
B. Trồng bằng cây con có bầu
TT Nội dung ĐVT Số lượng Đơn giá Thành tiền
1 Cây con cây 1333 292 389,236.00
2 Chuyển, bốc cây công 0.5 85,800.00 42,900.00
3 Công trồng 1.5 ha công 9.64 85,800.00 827,112.00
Trồng dặm công 1 85,800.00 85,800.00
4 Phòng trừ sâu bệnh

1 85,800.00 85,800.00
5 Công giám sát

1 85,800.00 85,800.00

Tổng cộng
 
1,516,648.00
Chênh lệch (B – A) 755,834.00
Ghi chú: Đơn giá nhân công năm 2009
Với chi phí bảng trên, bằng phép so sánh thông thường nhận thấy tạo rừng
bằng phương pháp tra hạt thẳng có chi phí năm đầu chỉ bằng 50% so với trồng
rừng bằng cây con có bầu (760,184.0/1,516,648.0*100 = 50,164.0%).

×