Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Nghiên cứu khoa học " XÉN TÓC TRIRACHYS BILOBULARTUS GRSSITT & RONDON ĐỤC THÂN HẠI CÂY ĐƯỚC RHIZOPHORA APICULATA BLUME RÙNG PHÒNG HỘ CẦN GIỜ, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH " pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (594.29 KB, 7 trang )



1

XÉN TÓC TRIRACHYS BILOBULARTUS GRSSITT & RONDON ĐỤC THÂN HẠI CÂY ĐƯỚC
RHIZOPHORA APICULATA BLUME RÙNG PHÒNG HỘ CẦN GIỜ, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH


Phạm Quang Thu
1
, Lê Văn Bình
1
và Lê Văn Sinh
2

(1 )Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam
(2) Trưởng Ban Quản lý rừng ngập mặn Cần Giờ



TÓM TẮT
Sự thay đổi điều kiện sinh thái đã kéo theo sự xuất hiện của côn trùng gây hại là những lý do chính
làm diện tích rừng ngập mặn Cần Giờ có thể bị thu hẹp. Sâu đục thân thuộc họ Cossidae được xác
định là loài Zeuzera conferta và một loài sâu khác gây u bướu thân, cành cũng thuộc họ Cossidae gây
hại rừng Đước ở các lập địa có điều kiện sinh thái thay đổi này. Những nghiên cứu mới đây cho thấy
rừng Đước trồng trên 20 năm tuổi bị xén tóc gây hại. Loài xén tóc đục thân cây Đước được xác định là
loài Trirachys bilobulartus Gressitt & Rondon (Cerambycidae, Coleoptera). Loài xén tóc này lần đầu
tiên được phát hiện ở Việt Nam, loài cây chủ được ghi nhận là cây Đước Rhizophora apiculata. Xén
tóc trưởng thành có màu đen, cánh trước và râu đầu có những mảng màu nâu đen bất định làm toàn
thân có hình loang lổ. Chân của xén tóc trưởng thành có màu nâu hơi đỏ. Toàn thân được phủ một
lớp lông tơ mịn màu vàng da bò có ánh bạc. Những mảng màu trang trí trên cánh có thể bị thay đổi


màu sắc khi ở các góc nhìn khác nhau. Râu đầu của con đực dài gấp 2 lần chiều dài cơ thể. Sâu non
mới nở gặm vỏ, sâu tuổi 2 đục thẳng vào trong thân, sâu non ngừng ăn để hóa nhộng vào cuối tháng
2. Xén tóc trưởng thành vũ hóa cuối tháng 3 đến giữa tháng 4. Xén tóc trưởng thành cái đục máng đẻ
trứng chiều dài 10-12 mm, sâu 4-6mm, mỗi máng 1 trứng.

Từ khóa: Cây Đước, rừng trồng, sinh thái, xén tóc

MỞ ĐẦU


2

Tổng diện tích Khu dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ là 75.740 ha, trong đó: vùng lõi
4.721 ha, vùng đệm 41.139 ha, và vùng chuyển tiếp 29.880 ha. Diện tích có rừng 30.079 ha, trong đó
có 19.096 ha rừng trồng, chủ yếu là rừng đước Rhizophora apiculata, chiếm 63,5% và rừng tự nhiên là
10.982 ha, chiếm 36,5%. Khu dự trữ sinh quyển này được xem là rừng phòng hộ đặc biệt quan trọng
về mặt môi trường sinh thái cho thành phố Hồ Chí Minh và khu vực. Trong nhiều năm qua, các Sở,
Ban, Ngành của Thành phố Hồ Chí Minh đã đặc biệt quan tâm đến khu rừng phòng hộ này, mang lại
những điều kiện tốt nhất cho cây rừng sinh trưởng và phát triển tốt nhằm phát huy tối đa khả năng
phòng hộ của rừng. Việc điều tra tình hình sâu, bệnh và tìm giải pháp để bảo vệ, chống suy thoái để
rừng ngập mặn và rừng Đước phát triển bền vững đã được quan tâm. Kết quả điều tra về sâu, bệnh
hại rừng Đước tại các tiểu khu thuộc rừng ngập mặn Cần Giờ, thành phố Hồ Chí Minh trong các năm
2006 và 2007 thu được một số kết quả như sau: Tình hình sâu hại đối với cây Đước trên khía cạnh
thành phần loài sâu, bệnh và tỷ lệ, mức độ bị hại phụ thuộc và có quan hệ chặt chẽ với điều kiện sinh
thái và tuổi của lâm phần. Rừng Đước dù ở tuổi nhỏ hay tuổi lớn bị đắp đập, nước biển vào và ra theo
thủy triều không được thường xuyên, bị cản trở, dẫn đến đất bị khô hoặc bị ngập nước biển hoặc nước
mưa lâu ngày. Cây Đước ở những lâm phần này sinh trưởng kém, sâu hại đã xuất hiện và gây hại khá
nghiêm trọng cho các khu rừng này. Kết quả điều tra và giám định sâu hại cho thấy trên các tiểu khu
này các loài sâu hại chủ yếu là sâu vàng Zeuzera conferta đục thân, ngọn cây cây Đước, sâu trắng
Xyleutes sp. gây u bướu thân, cành và trang Đước (Phạm Quang Thu et al, 2006). Tỷ lệ bị hại và mức

độ bị hại là khá cao, một số nơi cây đã bị chết như ở tiểu khu 20, tiểu khu 5a, 5b. Các tiểu khu 4, tiểu
khu 9 và tiểu khu 15 không bị đắp đập, thủy triều vào, ra rất đều đặn, điều kiện lập địa hoàn toàn phù
hợp với sự sinh trưởng của cây Đước. Vì vậy, cây Đước tái sinh tự nhiên trên những lâm phần của các
tiểu khu này rất tốt, nhiều cây vươn lên tầng trên của tán rừng, tạo nên khu rừng nhiều tầng, độ tàn che
lớn 0,7 - 0,8. Chính do độ tàn che lớn đã ảnh hưởng trực tiếp đến độ chiếu sáng cho các cây con tái
sinh ở tầng dưới hoặc các cây gần tham gia vào tầng chính của rừng. Các cây này sinh trưởng kém,
cũng xuất hiện sâu đục thân các loài Zeuzera conferta và Xyleutes sp. gây hại.
Một số khu rừng Đước trồng năm 1986, 1988 không bị ảnh hưởng của việc đắp đập, làm
đường hay làm muối, thủy triều vào, ra thường xuyên, nhưng cây Đước bị một loại sâu đục thân khác
gây hại. Đoạn thân từ rễ trên cùng đến độ cao 3-4m có nhiều mùm gỗ do sâu non đùn ra. Kết quả điều
tra trong hai năm 2006, 2007 và kết quả nuôi sâu trong phòng thí nghiệm đã thu được xén tóc trưởng
thành. Xén tóc đã gây hại cho các rừng Đước có tuổi lớn, mật độ dầy và gây hại tương đối khá nghiêm
trọng cho tiểu khu 9 và tiểu khu 15. Trên các ô tiêu chuẩn của hai tiểu khu này tỷ lệ cây bị xén tóc gây
hại trung bình là 53%. Những cây bị xén tóc gây hại sinh trưởng kém, tán lá nhỏ, một số cây đã chết và
đổ gẫy. Đây là một loài sâu hại nguy hiểm đối với rừng Đước Cần Giờ. Trên cơ sở điều tra, thu mẫu và
nuôi sâu trong phòng thí nghiệm, bài báo này trình bày kết quả nghiên cứu về đặc điểm hình thái, kết
quả giám định và một số đặc điểm sinh học và tập tính của loài xén tóc đục thân cây Đước thu được tại
Cần Giờ. Đây là những thông tin ban đầu nhằm định hướng cho những nghiên cứu tiếp theo tiến tới
giảm thiểu ảnh hưởng của xén tóc gây hại đối với rừng Đước tại huyện Cần Giờ, thành phố Hồ Chí
Minh.

NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
Nội dung nghiên cứu:
- Đặc điểm điểm nhận biết các pha phát triển của xén tóc đục thân cây Đước,
- Kết quả giám định loài xén tóc đục thân cây đước ở Cần Giờ
- Đặc điểm sinh học và một số tập tính của loài xén tóc.
Phương pháp nghiên cứu:
- Điều tra thu mẫu được thực hiện trên các tuyến điều tra. Chọn những cây bị sâu đục thân có mùn gỗ
đùn ra ngoài còn mới, chặt hạ, cắt khúc có chiều dài 70-100 cm, vận chuyển về phòng thí nghiệm đặt
trong các lồng lưới đẻ thu xén tóc trưởng thành vũ hóa. Thu thập số liệu về đặc điểm sinh học thông

qua điều tra tại hiện trường và kết quả gây nuôi xén tóc trong phòng thí nghiệm. Tỷ lệ bị hại được xác
định thông qua số liệu điều tra trên ô tiêu chuẩn.


3

- Mô tả đặc điểm hình thái mẫu thu được, đối chiếu với khóa phân loại và đặc điểm của giống
Trirachys Hope được Gressitt và Rondon mô tả năm 1970. Kết hợp với việc so sánh và đối chiếu mẫu
với bảo tàng côn trùng của Viện Khoa học Lâm nghiệp và lâm sản Nhật Bản, do Tiến sỹ Hiroshi
Nakashima thực hiện tháng 5 năm 2008.


KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Mô tả đặc điểm hình thái và đặc điểm nhận biết loài xén tóc đục thân cây Đước
Triệu chứng và đặc điểm nhận biết cây bị xén tóc gây hại:
Xén tóc trưởng thành cái đẻ trứng vào khe nứt của vỏ cây, thường ở đoạn thân từ rễ trên cùng đến
độ cao 3-4 m. Ngay sau khi nở từ trứng, sâu non đục vào thân tạo thành hang ở trong thân. Đây cũng
là lỗ để sâu non thải phân, mùn gỗ và xác lột ra ngoài (Hình 1). Vì vậy những cây bị xén tóc đục thân là
có thể nhận thấy có phân đùn ra ngoài và rơi xuống đất rất nhiều, xén tóc thường tấn công vào những
cây to, có tán lá bị chèn ép, những cây này bị xén tóc hại có nhiều đường hang trong thân cây làm cây
suy yếu, đổ gẫy và chết (Hình 2).



Hình 1: Sâu non xén tóc đục lỗ nhỏ vào thân cây Hình 2: Rừng bị xén tóc đục thân làm gẫy cây

Xén tóc trưởng thành: Chiều dài cơ thể trung bình 37 mm, chiều rộng trung bình 6 mm. Toàn thân
xén tóc trưởng thành có màu đen, cánh trước và râu đầu có những mảng màu nâu đen bất định làm
toàn thân có hình loang lổ. Toàn thân được phủ một lớp lông tơ mịn màu vàng da bò có ánh bạc.
Những mảng màu trang trí trên cánh có thể bị thay đổi màu sắc khi ở các góc nhìn khác nhau. Bề mặt

bụng của xén tóc cũng có màu bạc và đậm màu hơn so với chân và râu đầu. Đầu nhỏ hơn ngực
trước, có các mấu nhỏ ngay sau mắt. Hai bên má có một hố hơi lõm ở giữa sát với vành mắt. Con cái
có râu đầu ngắn hơn 10% chiều dài cơ thể (Hình 3). Râu đầu của con đực dài gấp 2 lần chiều dài cơ
thể; đốt thứ nhất hơi nhăn, dày hơn các đốt khác; đốt thứ 3 dài hơn nhiều so với đốt thứ nhất và
phồng lên ở phía đầu trên đến 2/5 chiều dài của đốt; đốt thứ 4 hơi ngắn hơn đốt thứ 3, nhẵn, dài hơn
đốt thứ nhất, phồng lên ở phía đỉnh đến ½ chiều dài của đốt; đốt thứ 5 dài bằng đốt thứ 3 nhưng ít
phồng lên ở phía đầu, đốt 6 dài bằng đốt 4 và đốt 5; từ đốt thứ 5 đến đốt thứ 7, mỗi đốt có 1 gai nhỏ ở
phía đỉnh, và hướng vào trong. Ngực trước phía cuối rộng hơn phía sát đầu. Cánh có chiều dài gấp
4,5 lần chiều rộng, cánh cứng phía đầu hẹp hơn phía sau; cuối cánh cứng mỗi cánh có một mấu răng
nhỏ. Bề mặt bụng nhẵn, rất khó thấy các lỗ. Chân của xén tóc trưởng thành có màu nâu hơi đỏ, đặc
điểm đặc trưng nhất đốt chày sau không thẳng; đốt 1 xương cổ chân sau dài nhất và dài hơn đốt thứ 2
+ đốt thứ 3.


4

Sâu non: Sâu mới nở có màu trắng sữa, có 12 đốt, đầu có mảnh sừng, 2 bên thân sâu non có lông
cứng màu xám (Hình 4), sau khoảng 3-6 giờ đục vào thân cây, sâu non lớn dần và tạo thành đường
hang lớn dần, đường hang xén tóc chứa đầy mùn gỗ.
Nhộng: Sau khi sâu non thành thục đục 1 buồng ở cuối đường hang sâu non để hóa nhộng. Nhộng
nằm trong thân cây, là nhộng trần có màu trắng sữa, thời kỳ cuối nhộng thường chuyển sang màu
trắng ngà sau đó màu nâu.



Hình 3: Trirachys bilobulartus (con cái) Hình 4: Sâu non Trirachys bilobulartus

Kết quả giám định và vị trí phân loại: Đối chiếu với khóa phân loại của Gressitt và Rondon (1970)
loài xén tóc đục thân cây Đước, mẫu thu ở rừng Đước Cần Giờ, Thành phố Hồ Chí Minh được xác
định là Trirachys bilobulartus Gressitt & Rondon. Loài xén tóc này thuộc bộ cánh cứng Coleoptera, họ

Cerambycidae, phân họ Cerambycinae, tộc Cerambycini, giống Trirachys Hope. Hiện nay, giống
Trirachys Hope được mô tả có 4 loài đó là: Trirachys orientalis Hope, Trirachys bilobulartus Gressitt &
Rondon, loài Tryrachis sphaericothorax Gressitt & Rondon và loài Trirachys gloriosus Aur. Loài xén tóc
này lần đầu tiên được mô tả và phát hiện có phân bố tại Việt Nam với đối tượng gây hại là cây Đước
Rhizophora apiculata. Tại Bảo tàng côn trùng của Viện nghiên cứu Lâm nghiệp và Lâm sản Nhật Bản
cũng có lưu trữ 2 cá thể loài Trirachys orientale, một cá thể đề thu mẫu tại Việt Nam và một cá thể khác
đề thu mẫu ở Indonesia.
Sự khác biệt cơ bản giữa loài Trirachys orientalis (Hình 5) và loài Trirachys bilobulartus (Hình
6) dựa trên 3 đặc điểm cơ bản sau: râu đầu của loài T. orientalis dài hơn rất nhiều so với loài T.
bilobulartus. Gai trên râu đầu loài T. orientalis dài và có từ đốt râu thứ 3, gai trên râu đầu loài T.
bilobulartus ngắn và có từ đốt thứ 5. Hai bên ngực trước của loài T. orientalis phình ra, còn loài T.
bilobulartus phẳng.



5




Hình 5: Loài Trirachys orientalis (con cái)
(Mẫu lưu trữ tại bảo tàng côn trùng Viện Nghiên
cứu rừng và lâm sản Nhật Bản)
Hình 6: Loài Trirachys bilobulartus (con đực)
(Mẫu lưu trữ tại Phòng NC bảo vệ thực vật rừng,
Viện KH lâm nghiệp Việt Nam)

Đặc điểm sinh học và tập tính:
Sâu non sau khi nở từ trứng ăn các phần mền từ vỏ cây và lớp tượng tầng, sau khi lột xác, sâu
tuổi hai đục đường hang vào thẳng phần gỗ sát với tâm gỗ, đẩy mùn gỗ ra phía ngoài thành những

đống lớn ở sát gốc cây. Khi sâu non đục thẳng vào phần gỗ lõi của thân cây, khi vào sâu trong thân
cây, sâu non đục đường hang dọc theo thân cây, trên mặt cắt ngang thân cây có 4-5 đường hang của
sâu non xén tóc (Hình 7). Sâu non đục các đường hang trong thân cây có bề ngang của đường hang
rộng 2-4 lần bề ngang của sâu non nhưng chiều cao chỉ tương đương với bề dày của sâu non. Sâu
non sử dụng gỗ làm thức ăn cho đến khi hóa nhộng và thành thục. Sâu non tuổi 3 ngoài việc gặm gỗ
làm thức ăn, sâu còn đục một hang sâu để làm nơi trú ẩn, cuối tuổi 6 sâu non đào thêm 1 hang theo
hướng xiên gần ra đến vỏ cây, khoét rộng đáy, lót mùn gỗ, bịt kín cửa hang và hóa nhộng. Do tập tính
như vậy nên phần gỗ của thân cây có rất nhiều các đường hang (Hình 8). Sâu non ngừng ăn để hóa
nhộng vào cuối tháng 2. Thời gian giai đoạn nhộng khá dài trung bình 30 ngày, từ cuối tháng 2 đến
cuối tháng 3. Thời kỳ xén tóc trưởng thành vũ hóa từ cuối tháng 3 đến giữa tháng 4, rộ nhất từ 25
tháng 3 đến 5 tháng 4. Xén tóc trưởng thành mới vũ hóa còn yếu và thường ẩn nấp ở tán lá, ban đêm
bay ăn bổ sung các chồi non của cây, sau 15 ngày bắt đầu cặp đôi và đẻ trứng. Thời gian hoàn thành
vòng đời của loài xén tóc này trung bình là 12 tháng.
Sau khi xén tóc vũ hóa, nước mưa chảy dọc theo thân cây, theo các lỗ xén tóc vũ hóa kéo theo
các loại nấm gây mục gỗ và đã xảy ra hiện tượng đổ gẫy ở những cây bị xén tóc gây hại.



6



Hình 7: Mặt cắt dọc đường hang của xén tóc Hình 8: Mặt cắt ngang đường hang của xén tóc

KẾT LUẬN:

Các lô rừng trồng năm 1986-1988, thuộc tiểu khu 9 và 15, cây Đước bị xén tóc đục thân gây
nên hiện tượng đổ gẫy, tỷ lệ bị hại ở những khu rừng này là 53%.
Loài xén tóc gây hại rừng Đước Rhizophora apiculata trồng tại Cần Giờ, thành phố Hồ Chí
Minh được xác định là loài Trirachys bilobulartus Gressitt & Rondon. Kết quả nghiên cứu này góp phần

bổ sung về thành phần loài cho khu hệ xén tóc ở Việt Nam.
Sâu non nở từ trứng, cắn vỏ trứng chui ra ngoài và bắt đầu gặm vỏ để chui vào thân cây. Sâu
non đục đường hang dọc theo thân cây, bề ngang của đường hang rộng 2-4 lần bề ngang của sâu non
nhưng chiều cao chỉ tương đương với bề dày của sâu non. Sâu non cuối tuổi 6 đào thêm 1 hang theo
hướng xiên gần ra đến vỏ cây, khoét rộng đáy, lót mùn gỗ, bịt kín cửa hang và hóa nhộng. Sâu non
ngừng ăn để hóa nhộng từ 20 đến cuối tháng 2. Thời gian giai đoạn nhộng khá dài trung bình 30 ngày,
từ cuối tháng 2 đến cuối tháng 3.
Xén tóc trưởng thành vũ hóa vào cuối tháng 3 đến giữa tháng 4, rộ nhất từ 25 tháng 3 đến 5
tháng 4, một năm có một thế hệ. Sau khi xén tóc vũ hóa, nước mưa chảy vào trong thân cây qua các lỗ
vũ hóa, kéo theo các sinh vật gây mục gỗ, dẫn đến hiện tượng cây bị đổ gẫy nhiều trong các khu rừng
bị sâu hại.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
Gressitt J.L. Rondon J.A. and Von Breuning, 1970. Pacific Insects Monograph 24 - Cerambycid-beetles
of Laos. Entomology Department, Bernice P. Bishop Museum, Honolulu, Hawaii, U.S.A.
Phạm Quang Thu, Nguyễn Văn Độ, Lê Văn Bình, Nguyễn Quang Dũng, 2006. Sâu đục thân rừng
Đước Cần Giờ - Thành phố Hồ Chí Minh và những giải pháp bước đầu để quản lý sâu hại. Tạp chí
Khoa học Lâm nghiệp, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam, Số 4/2006, trang 197-200.
Tổng đội I Thanh niên xung phong, Đồn biên phòng 652, hạt Kiểm lâm Cần Giờ và Ban quản lý rừng
phòng hộ Cần Giờ, 2006 Biên bản Kiểm tra tình hình đước chết tại rừng phòng hộ Cần giờ, Báo cáo
nội bộ.


LONGHORNED BEETLE DAMAGES RHIZOPHORA APICULATA PLANTATION IN
MANGROROVE FOREST
IN CAN GIO, HO CHI MINH CITY

Pham Quang Thu, Le Van Binh and Le Van Sinh



7



Summary

Ecological changes, accompanying incursions of pest insects are other reasons for the shrinkage of
Can Gio mangrove forest. Stem borer cossid moth identified as Zeuzera conferta and other cossid
moth forming gall at stems, branches damage Rhizophora apiculata plantations in the changed
ecological sites. In recent surveys, Rhizophora apiculata in over 20 years old plantations are attached
by a longhorned beetle. The longhorned beetle is identified as Trirachys bilobularis Gressitt and
Rondon (Cerambycidae, Coleoptera). This species is for the first time described in Vietnam damaging
Rhizophora apiculata. Adult of the longhorned beetle is black colour, in part tinged with pitchy brown
on antenna and elytron, more reddish brown on legs. Body on large part clothed with thin silvery to
golden buff pubescence, on elytron lying in different directions giving a changing pattern. Antenna of
male are slightly more than 2 times as long as body. Hatched larvae eat bark and second instars
larvae bore straight to stem and stop eating to pupate at the end of February. Adults emerge from the
end of March to middle of April. Female adults make oviposition with 10-12mm in long and 4-6mm in
deep, each egg in one oviposition.

Keys words: Ecological changes, longhorned beetle, Plantation, Rhizophora apiculata

×