Tải bản đầy đủ (.pdf) (2 trang)

Nghiên cứu khoa học " Cây vạng trứng (Endospermum sinensis Benth) " pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (88.78 KB, 2 trang )

Cây vạng trứng (Endospermum sinensis Benth)






Đặc điểm hình thái
Cây vạng trứng (Endospermum sinensis Benth) là một loài cây lá rộng, phân bố
trong các dạng rừng thứ sinh khá phổ biến ở Việt Nam. Gỗ có màu sáng, tỷ trọng
0,51, dùng để xẻ ván, gỗ bóc làm ván dán, diêm, bút chì gỗ không có lõi. Cây gỗ
lớn, có thể cao tới 35m, đường kính đạt tới 90-120cm, thân thẳng tròn thịt vỏ trắng,
vỏ nứt dọc có màu vàng nhạt, tán lá rộng, thoáng.
Cành và cuống lá có phủ lông hình sao.
Lá đơn mọc cách, cuống lá dài bằng lá. Lá non hình tim, dài 10-25cm, màu xanh
vàng, lá già nhỏ hơn, hình trứng gần tròn, về phía đuôi lá ở mặt dưới 2 bên đỉnh
cuống và đuôi các gân bên có tuyến hình mắt cua.
Hoa đơn tính khác gốc, hoa tự chùm, hoa không có cánh tràng. Hoa đực thường
tập trung ở nách lá bắc. Hoa cái mọc lẻ ở nách lá bắc, vòi nhuỵ rất ngắn, đầu nhuỵ
xẻ 2-3 thuỳ hình cầu.
Quả mọng, hình cầu, đường kính 10-15mm, phủ lông màu hung vàng, cuống quả
ngắn. Hạt màu đen, tròn dẹt.
Phân bố địa lý sinh thái
Phân bố rải rác ở độ cao 50-500m, mọc hỗn giao với các loài Re, Xoan đào, Chắp,
Mò, Trám… tái sinh hạt dưới tàn che 0,5-0,6. Vạng trứng phân bố ở các tỉnh
Tuyên Quang, Hà Giang, Yên Bái, Thái Nguyên, Quảng Ninh, Phú Thọ, Hòa Bình,
Sơn La, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, các tỉnh Tây
Nguyên, phân bố những vùng có độ cao từ 800m trở xuống.
Từ những năm 1970, các nhà khoa học đã thử nghiệm thăm dò và đã có kinh
nghiệm gieo, ươm, gây trồng, nhưng chưa có chương trình thí nghiệm và chưa
được trồng trên diện rộng. Lâm trường Ba Rền, Quảng Bình, có trồng thử nghiệm


một diện tích nhỏ, lâm trường Yên Thế-Bắc Giang có trồng một số diện tích để
làm giống, song để có một hệ thống kỹ thuật hoàn chỉnh cần được thực nghiệm để
có các chỉ tiêu cần thiết.


×