Tải bản đầy đủ (.docx) (78 trang)

(Luận văn tmu) ƣớc lƣợng và dự báo cầu về sản phẩm bếp gas của công ty tnhh taka việt nam trên địa bàn miền bắc đến năm 2020

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (473.01 KB, 78 trang )

TÓM LƯỢC

Trong những năm trở lại đây nền kinh tế Việt Nam đã chuyển hướng theo nền
kinh tế thị trường và có nhiều điểm khởi sắc. Sự chuyển biến tích cực đó đã khiến cho
nền kinh tế Việt Nam có bước nhảy vọt đáng kể tạo điều kiện thúc đẩy nền kinh tế và
nâng cao đời sống người dân. Bên cạnh đó chúng ta có nhiều cơ hội để hợp tác với các
đối tác trong và ngoài khu vực trên nhiều lĩnh vực. Điều này đã mang đến không chỉ
nhiều cơ hội mà cịn đặt ra khơng ít những thách thức trước mắt. Vì vậy lập ra những
chiến lược kinh doanh cụ thể, đường lối đúng đắn là điều không thể thiếu đối với
những doanh nghiệp muốn có chỗ đứng trên thị trường hiện nay.
Từ những kinh nghiệm được đúc kết trong q trình thực tập tại cơng ty TNHH
TAKA Việt Nam và kiến thức sẵn có của bản thân, tác giả đã quyết định nghiên cứu
đề tài: “Ước lượng và dự báo cầu về sản phẩm bếp gas của Công ty TNHH TAKA Việt
Nam trên địa bàn miền Bắc đến năm 2020”
Đề tài dựa trên cơ sở lý thuyết về cầu và ước lượng, dự báo cầu của doanh nghiệp
để làm rõ các nhân tố ảnh hưởng đến cầu sản phẩm bếp gas của doanh nghiệp từ đó
đánh giá thực trạng cầu của doanh nghiệp giai đoạn 2014 – 2016. Tác giả đã xây dựng
mơ hình hàm cầu phù hợp về sản phẩm bếp gas của công ty. Sử dụng phần mềm
Eviews để ước lượng và dự báo cầu về sản phẩm bếp gas trên địa bàn miền Bắc . Trên
cơ sở kết quả thu được tác giả đưa ra một số giả pháp, kiến nghị để giúp công ty kích
cầu sản phẩm bếp gas và thực hiện tốt mục tiêu kinh doanh đã đặt ra.

i


ii


LỜI CÁM ƠN

Trong thời gian thực tập và nghiên cứu tại Cơng ty TNHH TAKA Việt Nam để


thực hiện khóa luận về đề tài: “ Ước lượng và dự báo cầu sản phẩm bếp gas của Công
ty TNHH TAKA Việt Nam trên địa bàn miền Bắc tới năm 2020” tác giả đã nhận được
rất nhiều sự giúp đỡ, đóng góp ý kiến của thầy cô và Công ty TNHH TAKA Việt Nam
để hồn thiện bài khóa luận.
Tác giả xin gửi lời cảm ơn chân thành đến trường Đại học Thương Mại, đến các
thầy, cô trong khoa Kinh tế - Luật và đặc biệt là cô Nguyễn Ngọc Quỳnh đã tận tình
hướng dẫn giúp em có thể hồn thành bài khóa luận này.
Đồng thời tác giả cũng gửi lời cảm ơn đến ban lãnh đạo, các phịng ban trong
Cơng ty TNHH TAKA Việt Nam. Chúc công ty gặp nhiều thuận lợi trong quá trình
hoạt động kinh doanh của mình.

iii


MỤC LỤC

TÓM LƯỢC.................................................................................................................. i
LỜI CÁM ƠN..............................................................................................................ii
MỤC LỤC................................................................................................................... iii
DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ.........................................................v
LỜI MỞ ĐẦU..............................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu......................................................................1
2. Tổng quan các cơng trình nghiên cứu....................................................................2
3. Xác lập và tuyên bố đề tài.......................................................................................3
4. Đối tượng, mục tiêu, phạm vi nghiên cứu..............................................................4
6. Kết cấu đề tài...........................................................................................................6
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÂN TÍCH VÀ DỰ BÁO CẦU..................7
1.1. Cơ sở lý luận về cầu..............................................................................................7
1.1.1. Cầu và một số khái niệm liên quan....................................................................7
1.1.2. Các yếu tố tác động tới cầu.................................................................................9

1.1.3. Độ co dãn của cầu.............................................................................................12
1.2. Ước lượng cầu và các bước ước lượng cầu.......................................................14
1.2.1. Ước lượng cầu..................................................................................................14
1.2.2. Các bước ước lượng cầu...................................................................................14
1.3. Dự báo cầu và các phương pháp dự báo cầu....................................................15
1.3.1. Dự báo cầu........................................................................................................15
1.3.2. Các phương pháp dự báo cầu...........................................................................15
1.4. Kích cầu và các giải pháp kích cầu trong doanh nghiệp..................................16
iv


1.4.1. Kích cầu............................................................................................................16
1.4.2. Các biện pháp kích cầu sản phẩm bếp gas.......................................................17
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÂN TÍCH VÀ DỰ BÁO CẦU VỀ SẢN PHẨM
BẾP GAS CỦA CÔNG TY TNHH TAKA VIỆT NAM TRÊN ĐỊA BÀN MIỀN
BẮC GIAI ĐOẠN 2014 - 2016.................................................................................18
2.1. Tổng quan tình hình và các yếu tố ảnh hưởng đến cầu sản phẩm bếp gas của
công ty TNHH TAKA Việt Nam...............................................................................18
2.1.3. Các nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh của công ty......................21
2.2. Thực trạng cầu sản phẩm bếp gas của công ty TNHH TAKA Việt Nam trên
địa bàn Miền Bắc.......................................................................................................24
2.2.1. Thực trạng cầu về sản phẩm bếp gas của Công ty TNHH TAKA Việt Nam...24
2.2.2. Thực trạng về cầu sản phẩm bếp Gas của Công ty TNHH TAKA Việt Nam
thơng qua phân tích phiếu điều tra............................................................................25
2.2.3. Ước lượng mơ hình hàm cầu căn hộ chung cư trên thị trường Hà Nội giai
đoạn 2013 – 2016........................................................................................................27
2.2.4. Dự báo cầu về mặt hàng bếp Gá của Công ty TNHH TAKA Việt Nam tới năm
2020............................................................................................................................. 30
2.3.3. Kết luận và phát hiện rút ra thông qua nghiên cứu.........................................32
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG TIÊU THỤ SẢN

PHẨM CỦA BẾP GAS CỦA CÔNG TY TAKA VIỆT NAM TỚI NĂM 2020....35
3.1. Định hướng phát triển sản phẩm bếp gas của công ty TAKA tới năm 2020.. 35
3.1.1. Phương hướng phát triển chung của công ty..................................................35
3.1.2 Mục tiêu kinh doanh sản phẩm bếp Gas của TAKA Việt Nam........................36

v


3.2. Đề xuất giải pháp mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm bếp Gas của công ty
TAKA Việt Nam tới năm 2020..................................................................................36
3.2.1. Hồn thiện cơng tác phân tích và nghiên cứu cầu..........................................36
3.2.3. Đẩy mạnh hoạt động quảng bá sản phẩm.......................................................37
3.2.4. Phát triển nâng cao hiệu quả hệ thống kênh phân phối.................................38
3.2.5. Phân tích tốt hành động của đối thủ cạnh tranh, chiếm lĩnh thị trường........38
3.2.6. Nâng cao chất lượng phục vụ và chăm sóc khách hàng, cung ứng đủ cầu thị
trường.......................................................................................................................... 39
3.2.7. Nâng cao uy tín thương hiệu của doanh nghiệp..............................................39
3.3. Một số kiến nghị với cơ quanh nhà nước..........................................................39
3.3.1. Nâng cao hiệu lực quản lý của nhà nước........................................................39
3.3.2. Tạo môi trường cạnh tranh công bằng, lành mạnh........................................40
3.4. Những vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu...................................................40
KẾT LUẬN................................................................................................................42
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

vi


DANH MỤC BẢNG BIỂU, ĐỒ THỊ HÌNH VẼ


DANH MỤC BẢNG BIỂ

Bảng 2.1: Tình hình nguồn vốn của cơng ty TAKA Việt Nam.

19

Bảng 2.2: Kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty TAKA Việt Nam giai đoạn

20

2014 – 2016.

20

Bảng 2.3: Kết quả hoạt động kinh doanh sản phẩm bếp Gas của công ty TNHH TAKA
Việt Nam.

24

Biểu đồ 2.4:Tỷ trọng doanh thu sản phẩm bếp Gas của Công ty TNHH TAKA Việt
Nam

25

Bảng 2.5: Mức độ hài lòng về sản phẩm bếp Gas của Công ty TNHH TAKA

26

Việt Nam


26

Bảng 2.6: Kết quả ước lượng cầu mặt hàng bếp Gas của Công ty TNHH TAKA Việt
Nam giai đoạn 2013-2016

28

Bảng 2.7: Kết quả ước lượng cầu về mặt hàng bếp Gas của Công ty TNHH TAKA Việt
Nam giai đoạn 2013 – 2016 theo thời gian

30

Bảng 2.7: Kết quả dự báo cầu mặt hàng bếp Gas từ năm 2017 đến 2020

31

DANH MỤC ĐỒ THỊ

DANH MỤC HÌNH VẼ

vii


viii


LỜI MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Nền kinh tế nước ta đang trong thời kỳ kinh tế thị trường theo xu hướng hội nhập

kinh tế quốc và tự do hóa thương mại.Khi nền kinh tế hàng hóa ngày càng phát triển,
sự cạnh tranh trên thị trường ngày càng trở nên gay gắt, quyết liệt. Sự vận hành của cơ
chế thị trường đã mở ra một thời kỳ mới đầy những cơ hội phát triển cũng như thách
thức lớn lao cho các thành phần kinh tế, các doanh nghiệp ở Việt Nam. Mỗi doanh
nghiệp muốn đứng vững và khẳng định vị trí của mình trên thị trường là cực kỳ khó
khăn, vì vậy phải vươn lên nắm thị phần trên thị trường ngày càng lớn hơn.
Cạnh tranh là sự tất yếu trên thị trường bất luận ở lĩnh vực nào, ngành hàng nào
thị trường đều có sự chia cắt bởi các doanh nghiệp trong và ngoài nước. Sự cạnh tranh
ngày càng trở nên gay gắt hơn. Các doanh nghiệp không bao giờ thỏa mãn với phần thị
trường đã chiếm lĩnh được mà ln tìm cách vươn lên, mở rộng thị trường. Khai thác
thị trường theo chiều sâu và mở rộng thị trường là nhiệm vụ cấp thiết của mỗi doanh
nghiệp. Phát triển thị trường sẽ giúp cho doanh nghiệp đấy mạnh tốc độ tiêu thụ sản
phẩm, khai thác triệt để tiềm năng của thị trường. Việc giành lợi thế cạnh tranh là vơ
cùng quan trọng mang tính chất quyết định, đánh mất vị thế cạnh tranh đồng nghĩa với
việc từ bỏ thị trường. Chính vì vậy, việc xây dựng một chiến lược đầu tư và đưa ra
những giải pháp, định hướng đầu tư cho doanh nghiệp chính là cơ sở đảm bảo giúp
doanh nghiệp phát triển trong điều kiện cạnh tranh hết sức gay gắt như hiện nay.
TAKA là một doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực nhập khẩu bếp gas trên
thị trường Việt Nam. TAKA cũng đang phải đối chọi với rất nhiều thách thức của cơ
chế thị trường. Là một công ty chuyên kinh doanh các sản phẩm gia dụng phục vụ thị
1


trường trong nước, nổi trội về sản phẩm bếp gas. Những năm qua công ty TAKA Việt
Nam đã đạt được những thành tựu đáng khen ngợi trong hoạt động kinh doanh của
mình, trong đó hoạt động nhập khẩu và phân phối bếp gas được đánh giá khá tốt. Tuy
nhiên sự phát triển mạnh mẽ của các đối thủ cạnh tranh đã khiến cơng ty đã gặp phải
rất nhiều khó khăn trong hoạt động nhập khẩu bếp gas của mình. Để tiếp tục phát triển
và giữ vững vị thế của mình trên thị trường, cơng ty cần phải nghiên cứu tìm ra một
hướng đi phù hợp để nâng cao sức cạnh tranh của mình. Một trong những việc đặt ra

cho doanh nghiệp trong việc tìm kiếm chiến lược phát triển thị trường của cơng ty
TAKA là phân tích và dự báo cầu thị trường sản phẩm. Chỉ có như vậy, TAKA mới có
thể nâng cao sức cạnh tranh và đứng vững trên thị trường cạnh tranh khốc liệt này.
Bắt đầu từ ý tưởng này, sau một thời gian tìm hiểu về công ty TNHH TAKA Việt
Nam, tác giả đã quyết định lựa chọn đề tài: : “ Phân tích và dự báo cầu sản phẩm bếp
Gas của công ty TNHH TAKA Việt Nam trên địa bàn miền Bắc tới năm 2020”.
2. Tổng quan các cơng trình nghiên cứu
Việc nghiên cứu phân tích cầu là một việc rất quan trọng đối với nền kinh tế, đặc
biệt là với các công ty kinh doanh hiện nay. Do đó, mỗi cơng ty cần có các giải pháp
phù hợp để cải thiện cầu về hàng hóa cũng như doanh thu bán hàng của mình. Trong
q trình nghiên cứu và làm khóa luận, tác giả đã tham khảo một số khóa luận về đề
tài có liên quan để phục vụ cho q trình làm khóa luận của mình:
Tác giả Phạm Thị Cẩm Chi (2008) đã nghiên cứu đề tài: “Phân tích và dự báo
cầu về sản phẩm cà phê hịa tan G7 của cơng ty cổ phần Trung Nguyên trên địa bàn
Hà Nội đến hết năm 2010”. Đối tượng nghiên cứu là cầu về sản phẩm cà phê hịa tan
tại cơng ty cổ phần Trung Ngun. Về phạm vi nghiên cứu, tác giả đã tập trung nghiên

2


cứu tại thị trường Hà Nội trong giai đoạn 2004 – 2007 và đưa ra dự báo nghiên cứu
đến năm 2010. Trong bài tác giả đã trình bày các lý luận cơ bản về cầu, phân tích cầu,
luật cầu và các phương pháp để phân tích và dự báo cầu. Tác giả đã sử dụng phiếu
điều tra để điều tra về nhu cầu tiêu dùng sản phẩm cà phê hòa tan và sử dụng mơ hình
kinh tế lượng để phân tích, dự báo cầu sản phẩm của Cơng ty.
Tác giả Huỳnh Ất Minh (2015) đã nghiên cứu về sản phẩm máy lọc nước thơng
qua đề tài: “Phân tích cầu và một số giải pháp thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm máy lọc
nước tại công ty cổ phần Karofi Việt Nam trên thị trường Hà Nội đến năm 2016”. Đối
tượng nghiên cứu là cầu về sản phẩm máy lọc nước và hoạt động tiêu thụ sản phẩm
máy lọc nước trên thị trường Hà Nội trong giai đoạn 2011-2013. Trong bài, tác giả đã

sử dụng phương pháp phân tích cầu qua mơ hình kinh tế lượng, kết hợp giữa số lượng
sơ cấp và thứ cấp để phân tích sản phẩm máy lọc nước trên thị trường Hà Nội trong
giai đoạn từ năm 2011-2013. Trong bài khóa luận, tác giả đã phân tích rõ về thực trạng
tiêu thụ sản phẩm và nhân tố tác động đến tiêu thụ cà phê, tác giả đã có những phân
tích chun sâu những yếu tố ảnh hưởng tới sản phẩm của công ty như: Giá sản phẩm
cà phê, thu nhập, dân số của người dân,…đã đưa ra được giải pháp và dự báo cầu đến
năm 2015.
Vấn đề: “Phân tích cầu và một số biện pháp thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm bia
Thanh Mai tại Công ty cổ phần bia Thanh Mai đến năm 2018” của tác giả Nguyễn
Ngọc Lan (2014). Đề tài đã đi nghiên cứu về sản phẩm bia Thanh Mai trên thị trường
tỉnh Sơn La trong giai đoạn 2011-2013. Đề tài này đã nêu rõ cơ sở lý luận về cầu, các
yếu tố tác động đến cầu và lý thuyết, ước lượng cầu. Đã giải quyết vấn đề, từ thực
trạng nghiên cứu đã đưa ra một số vấn đề hạn chế trong Công ty và đưa ra một số giải

3


pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác ước lượng, kích cầu và mở rộng thị trường
tiêu thụ sản phẩm bia chai của Công ty.
Sau khi nghiên cứu tổng quan các cơng trình nghiên cứu trước đây. Xuất phát từ
những ưu, nhược điểm của những cơng trình nghiên cứu đó. Đề tài “Phân tích cầu và
một số giải pháp đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm bếp Gas của công ty TNHH TAKA Việt
Nam trên địa bàn miền Bắc đến năm 2020” tập trung vào cơng tác phân tích, dự báo
và đưa ra giải pháp tiêu thụ sản phẩm bếp gas trên địa bàn miền Bắc Đề tài có một
hướng đi khác và khá mới mẻ hơn so với các đề tài trên. Cả về nội dung và kết cấu
bằng việc sử dụng cách tiếp cận định tính và định lượng để phân tích, phương pháp
phân tích cầu qua mơ hình kinh tế lượng để đánh giá tác động của các nhân tố tới sản
phẩm bếp Gas . Từ đó đưa ra các giải pháp mang tính chất thiết thực nhất nhằm giải
quyết những khó khăn, tồn tại trong q tình hoạt động kinh doanh sản phẩm này của
Công ty trong thời gian qua. Đồng thời đề tài nghiên cứu này cũng mới đối với sản

phẩm bếp Gas của công ty TAKA Việt Nam do từ trước đến nay chưa có nghiên cứu
nào. Do vậy, việc thực hiện đề tài này là thực sự mới và cần thiết đối với Công ty.
3. Xác lập và tuyên bố đề tài
Qua quá trình nghiên cứu về tính cấp thiết và thấy được tầm quan trọng của công
việc nghiên cứu, dự báo cầu thị trường trong việc hoạch định chính sách, dự báo và ra
quyết định đúng đắn trong việc xây dựng chiến lược kinh doanh, tác giả đã quyết định
lựa chọn đề tài: : “Ước lượng và dự báo cầu về sản phẩm bếp gas của Công ty TNHH
TAKA Việt Nam trên địa bàn miền Bắc đến năm 2020”.
Với nhu cầu sử dụng bếp gas ngày càng tăng, các nhà hoạch định chính sách cần
có những nghiên cứu thực nghiệm để hiểu biết và nắm được thị trường bếp gas tại Việt

4


Nam. Chỉ có như vậy những nhà kinh doanh bếp gas mới có cơ sở ra quyết định. Xuất
phát từ mục tiêu đó. Tại đây Đề tài tập trung nghiên cứu những vấn đề sau:
Thứ nhất: Phân tích cầu sản phẩm, qua đó thấy được thực trạng cầu về sản phẩm
bếp gas của Công ty TNHH TAKA Việt Nam. Qua đó thấy được thực trạng về sản
phẩm này của cơng ty như thế nào? Các yếu tố và mức độ tác động của cầu sản phẩm
ra sao? Từ đó xây dựng hàm cầu hàm cầu về sản phẩm căn hộ chung cư của cơng ty có
dạng như thế nào?
Thứ hai: Ước lượng và dự báo cầu về sản phẩm bếp Gas của công ty TNHH
TAKA Việt Nam trên địa bàn hà nội đến năm 2020 được thực hiện theo mô hình nào,
sử dụng phương pháp dự báo nào?
Thứ ba: Giải pháp nào để đẩy mạnh cơng tác phân tích và dự báo cầu về sản
phẩm bếp Gas của Công ty TNHH TAKA Việt Nam. Đồng thời cần có những giải
pháp nào để đấy mạnh tiêu thụ trên thị trường miền Bắc.
Qua những kiến thức đã học tại trường Đại học Thương mại và thực tập tại Công
Ty TNHH TAKA Việt Nam. Với hy vọng sẽ đóng góp cho cơng ty một số giải pháp
để giữ vững và phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm của công ty nhiều hơn nữa. Tác

giả quyết định lựa chọn đề tài: “Phân tích và dự báo cầu sản phẩm bếp gas của công
ty TAKA Việt Nam trên địa bàn miền bắc tới năm 2020”.
4. Đối tượng, mục tiêu, phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Thị trường tiêu thụ sản phẩm bếp gas của Công ty TNHH TAKA Việt Nam tại
khu vực Miền Bắc.
4.2. Mục tiêu nghiên cứu

5


Mục tiêu chung:
Phân tích, đánh giá tình hình tiêu thụ sản phẩm bếp gas tại Công ty TNHH
TAKA Việt Nam. Qua đó thấy được điểm mạnh, yếu của Cơng ty trong hoạt động tiêu
thụ sản phẩm để từ đó đưa ra những giải pháp phù hợp để phát triển thị trường.
Mục tiêu cụ thể:
- Phân tích thực trạng kinh doanh sản phẩm bếp gas giai đoạn 2014-2016 nhằm
tìm ra điểm mạnh và điểm yếu.
- Phân tích các yếu tố mơi trường bên ngồi có tác động đến hoạt động kinh
doanh bếp gas, từ đó đưa ra được những cơ hội và thách thức.
- Đưa ra được những giải pháp thiết thực nhất đối với hoạt động tiêu thụ sản
phẩm bếp gas của công ty.
4.3. Phạm vi nghiên cứu
Không gian: Đề tài được nghiên cứu tại Công ty TNHH TAKA Việt Nam, địa
bàn tại các tỉnh miền Bắc.
Thời gian: Thời gian thực hiện đề tài từ 23/2 – 25/4/2017.
Nghiên cứu các số liệu nội bộ công ty giai đoạn 2014 – 2016.
5. Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu này sử dụng kết hợp các phương pháp: phương pháp thu thập dữ
liệu, phương pháp xử lý dữ liệu cùng với đó là nghiên cứu các tài liệu có sẵn, nghiên

cứu định tính và nghiên cứu định lượng.
5.1. Phương pháp thu thập dữ liệu
Sử dụng phương pháp điều tra chọ mẫu để thu thập dữ liệu cần thiết. Sử dụng
phương pháp điều tra chọn mẫu phi ngẫu nhiên với 2 phiếu điều tra phát cho người

6


tiêu dùng. Thơng qua phương pháp này tác giả có thể đưa ra những đánh giá về các
yếu tố tác động đến cầu sản phẩm bếp gas từ đó đưa ra những dự báo về cầu của bếp
Gas của Công ty TNHH TAKA Việt Nam trong tương lai nhờ sử dụng phần mềm
SPSS.
Tiến hành phương pháp này gồm các bước:
Bước 1: Chuẩn bị phiếu điều tra
Nội dung của phiếu điều tra bao gồm 10 câu hỏi. Một số câu hỏi đưa ra định
hướng trả lời cho người tiêu dùng nhằm tìm hiểu thơng tin cá nhân, thu nhập, nhu cầu,
sở thích và thị hiếu của người tiêu dùng. Ngồi ra cịn thu thập các thơng tin của người
tiêu dùng về mức độ sử dụng, hiểu biết của người tiêu dùng về chất lượng sản phẩm
dây điện của công ty.
Bước 2: Xác định đối tượng điều tra
Đối tượng điều tra là các khách hàng của cơng ty, những khách hàng có nhu cầu,
và bộ phận những người tiêu dùng mà công ty đang hướng tới.
Bước 3: Quá trình phát phiếu điều tra
Phát 150 phiếu điều tra cho các đối tượng điều tra. Trong khi phát phiều điều tra
thì cần phải chú ý hướng dẫn họ trả lời các câu hỏi trong phiếu điều tra sao cho hợp lệ.
Bước 4: Thu thập và xử lý phiếu điều tra
Tiến hành thu lại đầy đủ các phiếu điều tra đã phát sau đó tổng hợp kết quả điều
tra thu được vào bảng. Sử dụng phần mềm SPSS để phân tích kết quả điều tra đã thu
được.
5.2. Phương pháp phân tích sử lý số liệu


7


Sau khi thu thập đầy đủ số liệu cần thiết tác giả cần có các phương pháp xử lý và
phân tích số liệu sao cho phù hợp với nội dung đang nghiên cứu. Nghiên cứu này sử
dụng kết hợp các phương pháp: phương pháp thu thập dữ liệu, phương pháp xử lý dữ
liệu cùng với đó là nghiên cứu các tài liệu có sẵn, nghiên cứu định tính và nghiên cứu
định lượng.
a. Phương pháp định tính
- Phương pháp tổng hợp thống kê: Sử dụng phương pháp này để thống kê và
tổng hợp lại các kết quả mà tác giả đã điều tra được.
- Phương pháp phân tích: Phương pháp này giúp tác giả phân tích và đánh giá
các kết quả điều tra thu dược để thấy được thực trạng cầu dây điện trên địa bàn Hà Nội
trong giai đoạn vừa qua như thế nào.
- Phương pháp so sánh: Phương pháp này tác giả sử dụng để so sánh cầu sản
phẩm dây điện của cơng ty qua các năm có thay đổi nhiều khơng, tăng hay giảm và
điều đó là tốt hay xấu để từ đó thấy được những mặt tích cực, hạn chế để tìm giải pháp
khắc phục.

b. Phương pháp định lượng
Phương pháp ước lượng và dự báo: Thông qua phương pháp này tác giả có thể
đưa ra được hàm cầu về sản phẩm dây điện để từ đó ước lượng và dự báo chính xác
hơn về cầu sản phẩm dây điện trong tương lai.
Ngồi phương pháp định tính và phương pháp định lượng tác giả còn sử dụng
một số các phương pháp khác như đồ thị, biểu đồ… để thấy được rõ nét hơn về thực
trạng cầu của sản phẩm bếp gas trong thời gian qua.

8



5.3. Nguồn số liệu và dữ liệu nghiên cứu
Trong đề tài nghiên cứu này tác giả sử dụng nguồn số liệu sơ cấp và số liệu thứ
cấp.
a. Dữ liệu sơ cấp
- Với nghiên cứu định tính: sử dụng phương pháp nghiên cứu bằng cách hỏi các
chuyên gia về phương pháp mà công ty đã áp dụng trong phát triển thị trường tiêu thụ
sản phẩm Gas.
- Với nghiên cứu định lượng: sử dụng hình thức phỏng vấn trực tiếp các hộ sử
dụng gas. Với mục đích nhằm tìm hiểu về nhu cầu sử dụng Gas, những mong muốn về
sản phẩm và dịch vụ trong quá trình sử dụng.
b. Dữ liệu thứ cấp
- Thu thập từ các phịng ban trong cơng ty TNHH TAKA Việt Nam, từ Internet,
báo cáo ngành, các đề tài nghiên cứu trước đây... vì đây là nguồn tài liệu khá phong
phú.
- Phương pháp này sẽ thấy được tình hình kinh doanh của cơng ty và nhu cầu sử
dụng bếp Gas của người dân.
6. Kết cấu đề tài
Đề tài được chia làm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về phân tích và dự báo cầu.
Chương 2: Thực trạng về phân tích và dự báo cầu sản phẩm bếp gas của công ty
TNHH TAKA Việt Nam trên địa bàn miền Bắc giai đoạn 2014 – 2016.
Chương 3: Các đề xuất và kiến nghị nhằm kích cầu sản phẩm bếp gas của công
ty TNHH TAKA Việt Nam tại thị trường miền Bắc tới năm 2020.

9


10



CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÂN TÍCH VÀ DỰ BÁO CẦU

1.1. Cơ sở lý luận về cầu
1.1.1. Cầu và một số khái niệm liên quan
1.1.1.1. Khái niệm cầu
Theo Ngơ Đình Giao (2007): “Cầu là số lượng hàng hóa dịch vụ mà người mua
có khả năng mua và sãn sàng mua ở các mức giá khác nhau trong một thời gian nhất
định, giả định các yếu tố khác là không đổi”
Theo Nguyễn Văn Dần (2007, trang 31) cho rằng: “Cầu là số lượng hàng hóa,
dịch vụ mà người mua có khả năng mua và sẵn sàng mua ở các mức giá khác nhau
trong một khoảng thời gian nhất định, với điều kiện các yếu tố khác là không đổi”
Theo Phan Thế Công và các cộng sự (2015, trang 50): “Cầu (ký hiệu là D) là số
lượng hàng hóa hoặc dịch vụ mà người mua muốn mua và sẵn sàng mua tại các mức
giá khác nhau trong một khoảng thời gian nhất định, giả định các yếu tố khác không
đổi”. Có thể nhận thấy cầu về một loại hàng hóa, dịch vụ phải được xác định bởi hai
yếu tố là mong muốn mua và phải có khả năng thanh tốn tại mọi mức giá. Do đó, cần
phân biệt rõ khái niệm cầu và nhu cầu.
“Nhu cầu là những mong muốn, sở thích của người tiêu dùng, nhưng có thể
khơng có khả năng thanh tốn” (Phan Thế Cơng, 2015, trang 50).
1.1.1.2. Các khái niệm liên quan
a. Lượng cầu
Là lượng hàng hóa hoặc dịch vụ mà người mua sẵn sàng hoặc có khả năng mua ở
các mức giá đã cho trong một khoảng thời gian nhất định với điều kiện các yếu tố khác

11


khơng đổi (Ngơ Đình Giao, 2008, tr33).
Lượng cầu (Q D)là số lượng hàng hóa hoặc dịch vụ cụ thể mà người mua muốn

mua và sẵn sàng mua tại mức giá đã cho trong một khoảng thời gian nhất định (Phan
Thế Cơng, 2015, trang 51).
Ví dụ: Một sinh viên mong muốn có một căn hộ chung cư, nhưng lại khơng có
khả năng thanh tốn để sở hữu căn hộ đó. Như vậy, sinh viên đó có nhu cầu về căn hộ
chung cư, cầu khi đó bằng khơng.
Sự khác nhau cơ bản giữa cầu và lượng cầu là lượng cầu đã xác định rõ số lượng
về hàng hóa dịch vụ mà người mua muốn mua tại một mức giá nhất định, trong thời
gian nhất định, với các yếu tố khác không đổi.

b. Luật cầu
“Luật cầu là số lượng hàng hóa được cầu trong khoảng thời gian đã cho tăng
lên khi giá hàng hóa đó giảm xuống và ngược lại, giả định các yếu tố khác không đổi”
(Phan Thế Công, 2015, trang 51).
Cầu thể hiện mối quan hệ giữa lượng cầu và giá của sản phẩm hàng hóa, dịch vụ
mà người mua sẵn sàng mua tại một thời gian cụ thể, các nhà kinh tế học gọi là luật
cầu.
Như vậy, giữa cầu và luật cầu có mối quan hệ tỷ lệ nghịch: Giá hàng hóa tăng thì
lượng cầu giảm và ngược lại, khi giá hàng hóa giảm lượng cầu về sản phẩm dịch vụ
tăng. Luật cầu sẽ được thể hiện rõ hơn qua đường cầu dưới đây.

12



×